Monday, February 19, 2018

918. Chốt Cổng trời Cốc Lại (P8)

MỘT số FB cho rằng VN đã bị TC tấn công bất ngờ ; theo tôi thì VN đã biết trước .
Khoảng năm 1978 , anh em tù chính trị chúng tôi đang ở trại tù Phong Quang , thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn , do CA quản lý . Trại này cách Lào Cai chừng vài chục km : anh em tù bị bịnh nặng được đưa về bv Lào Cai . 
Khoảng cuối năm 78 * hay đầu năm 79 gì đó , toàn bộ tù chính trị đều được chuyển về trại Nam Hà , gần Phủ Lý .
Khi đã về trại này chúng tôi biết TC tấn công VN , qua loa phóng thanh của trại giam , và theo lời kể của CA từng ở trại Phong Quang thì TQ đã đánh tới trại này , lúc đó chỉ còn tù hình sự .
* Theo một số tù chính trị (phần lớn là linh mục hay giáo dân nỗi tiếng) bị giam ở trại tù Hà Giang hay trại Cổng Trời , thì khoảng tháng 8/78 , họ được chuyển về trại Thanh Cẩm , Thanh Hóa ; trại HG chỉ còn tù hình sự . Khi TC đánh tới thì trại bị phá tan .
Trại tù Cổng Trời hay Hà Giang :
Phần 1 - 2 : https://www.youtube.com/watch?v=XexIA1H8Ytw
Phần 3 : https://www.rfa.org/…/The-heaven-gate-prison-part-3-mlam-12…
Phần 4-5 : https://www.youtube.com/watch?v=8T84W8oVsdM
Phần 6 : https://www.youtube.com/watch?v=cvb8QJm7Mro
Phần 7 : https://www.rfa.org/…/The-Heaven-Gate-Prison-part-7-1228201…
Phần 8 : https://www.rfa.org/…/the-heaven-gate-prison-part-8-ml-1228…
Phần 9 : https://www.rfa.org/…/the-heaven-gate-prison-part-9-ml-1228…
Phần 10 : https://www.youtube.com/watch?v=Aj0LioC0Zbk

Trại Giam Cổng Trời" (phần 4)

Người tù nào mới lên tới Trại giam Cổng Trời đều có tâm trạng chung là cuộc đời mình đến đây là chấm dứt.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tù binh biệt kích Việt Nam Cộng Hòa bị bắt tại miền Bắc vào những năm 1960-1970. RFA file
Tù binh biệt kích Việt Nam Cộng Hòa bị bắt tại miền Bắc vào những năm 1960-1970. RFA file
RFA file

Một phần bị cán bộ vệ binh áp giải hù dọa, một phần hoàn cảnh thực tế trước mắt khiến người tù cảm thấy một nỗi khiếp sợ đè nặng tâm trí mình. Mời quý vị nghe bài thứ tư trong loạt bài Trại giam Cổng Trời để biết thêm hình ảnh thật của trại giam khét tiếng này qua lời kể từ các nạn nhân của nó. Bài vẫn do Mặc Lâm biên soạn và trình bày sau đây:

Từ quần đảo Gulag…

Trong bài tựa tác phẩm nổi tiếng thế giới mang tên “Quần Đảo Ngục Tù” văn hào Nga, Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã viết:
Đại lục ngục tù đó nằm trong lãnh thổ Liên bang Xô viết, nằm rải rác như bày trên một bàn cờ khổng lồ, nằm xen kẽ, nằm chen vào giữa các đô tỉnh thị. Chỗ nào cũng có nó, vậy mà dân Nga tối đại đa số, mù tịt, rất nhiều người chỉ nghe nói mù mờ… chỉ những thằng từng ở bên trong mới biết rõ sự thực.
Bọn họ biết hết nhưng dĩ nhiên họ phải câm nín, không hé môi về sự thực bên trong GULAG.
Tác phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng chính kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được chuẩn bị vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính sách theo sát những gì Liên bang Xô viết làm.
Tác phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng chính kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được chuẩn bị vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính sách theo sát những gì Liên bang Xô viết làm.
Đất nước Liên bang Xô Viết bao la và tập trung nhiều sắc tộc cho nên dân số trội hơn Việt Nam nhiều lần và vì vậy số tù nhân cũng cao hơn. Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù nhân thì không khác là bao.
Soltzhenitsyn than thở rằng không mấy người Nga biết được tình trạng nhà tù của Liên bang Xô Viết thì Việt Nam cũng nào có khác. Ngoài những thân nhân người tù, có mấy ai được thông báo rằng ngay bên cạnh nhà mình có một trại giam nhốt đầy những người tù chính trị?
Các nhà giam như Phan Đăng Lưu, Nam Hà, Thanh Cẩm, Hà Tây, Vĩnh Quang, Quảng Ninh, Sơn La, hoặc có những cái tên nghe lạ hơn như Gia Rai, Z30C, Z30D, An Khê, Kannack, Thu Thủy, Plateau, Suối Máu, Long Giao …tất cả những cái tên này dù nghe quen hay không thì ngay cả người dân địa phương khi được hỏi thăm cũng không nhiều người biết nó được xây dựng từ bao giờ.
Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù nhân thì không khác là bao.
Còn nếu nhắc Hỏa Lò, Chợ Ngọc, Yên Bái, Lào Cai, Da Thịnh, Tuyên Quang, Phong Quang, hay là Tân Lập, Phú Thọ, Tân Sơn, 
Hà Giang, đường lên trại Cổng Trời, quanh năm sương mù. Google earth-Chinh Nghia
Hà Giang, đường lên trại Cổng Trời, quanh năm sương mù. Google earth-Chinh Nghia Google earth-Chinh Nghia
Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Trần Nội, Quang Húc, Quyết Tiến…thì ngoại trừ Hỏa Lò người dân miền Nam hoàn toàn xa lạ với những cái tên này mặc dù trong những trại giam khắc nghiệt ấy biết bao người đã bị hành hạ không thương xót.
Tất cả những trại giam này nằm rải rác từ Nam ra Bắc và những trại tại miền Bắc gần như quây quần lại với nhau trong một quần thể khép kín không khác gì quần đảo mang tên Gulag mà văn hào Soltzhenitsyn diễn tả.

…đến trại giam Cổng Trời

Có một trại tù khác rất nhỏ bé và nằm trên cao, xa thăm thẳm với đồng bằng, sở hữu một cái tên nghe rất thơ mộng, đó là trại giam Cổng Trời. Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.
Điểm đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.
Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.
Theo người tù Trần Nhật Kim mô tả trong tác phẩm “Cuộc chiến chưa tàn”  thì từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36 cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số.  Qua đỉnh núi, phía bên kia là biên giới.
Mặt trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao.  Một vùng đất rộng sau trại được dùng làm nghĩa trang mang tên "đồi Bà Then" nơi vùi lấp  những người xấu số.
Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế. Khi người tù Kiều Duy Vĩnh cùng với 70 tù nhân công giáo bước vào đây vào năm 1959 thì trong đấy đã có sẵn một số tù hình sự trọng tội. 
Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại cổng trời.
Người tù Kiều Duy Vĩnh
-Tôi tên là Kiều Duy Vĩnh sinh năm 1931 tại Hà Nội. Tôi học trường Chu Văn An, thế rồi giữa năm 1950 và 1951 tôi học ở trường sĩ quan Đà Lạt khóa 4. Tôi ra trường và đến năm 1954 tôi là đại úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 74 D Việt Nam ở khu 9 Linh Trang thuộc địa phận Hải Phòng.
Vào năm 1954 tôi là con một, tôi không đi di cư và ở lại miền Bắc, tới năm 1959 tôi bị bắt đi tù. Tôi tình nguyện thứ nhất 10 năm từ năm 1959 tới 1969 tại trại Cổng Trời. Ở đó tôi gặp tất cả những người tử tù đặc biệt là 72 người đầu tiên. Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại cổng trời.

Cổng Trời, đi hoài không tới

Trại giam Cổng Trời chứa rất nhiều loại tù nhân, hơn phân nửa là tù hình sự có án từ 15 năm trở lên, có cả tử tù chờ ngày hành quyết. Tù chính trị chỉ bằng phân nửa của tù hình sự nhưng cũng đủ để cho cán bộ quản lý phải lo âu vì họ luôn tuyên bố rằng tù chính trị là loại tù nguy hiểm, chống phá Nhà nước cách mạng cần phải loại trừ.
LM Nguyễn Hữu Lễ cho biết xuất xứ của biệt danh Cổng Trời như sau:
Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa
-Cái trại "cổng trời" là nick name thôi, tên thật sự của nó là trại Quyết Tiến. Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa nên được gọi là cổng trời. Nguyên cái chữ cổng trời thôi thì người ta đã thấy hình tượng nó rất là ghê gớm rồi.
Cái tên mà LM Nguyễn Hữu Lễ cho là ghê gớm ấy được nhiều người tù lý giải theo cách nghĩ của mình và đôi khi rất thực tế và không kém khôi hài. Người tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại kinh nghiệm về cái tên Cổng Trời như sau:
-Đoàn tù binh chúng tôi được di chuyển tới rất nhiều trại, trong thời gian đi các trại đó thì có một lần chúng tôi đến cái trại để 
Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Source Đỗ Hiếu RFA
Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Source Đỗ Hiếu RFASource Đỗ Hiếu RFA
làm láng. Khi chúng tôi khiêng tre về thì cái trại ấy trên cao lắm cho nên chúng tôi rất mệt, tôi than mệt thì người giữ chúng tôi mới nói, các anh không biết chỗ này người ta gọi là cổng trời ơi à? Lên tới đây thì phải kêu trời! từ đó tôi biết địa danh đây là trại Cổng Trời!
Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn thì sống mà dại thì chết.
Người tù Hoàng Đình Mỹ
Cái tiếng kêu trời đứt ruột đó không biết người tù tại đây phải kêu lên bao nhiêu lần trong suốt chiều dài ngày tháng ở tù của mình. Người tù Hoàng Đình Mỹ, một biệt kích có số năm ở tù khó có ai sánh nổi: 32 năm trời trong nhiều trại giam mà trại Cổng Trời là một, ông nói về Cổng Trời như sau:
-Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn thì sống mà dại thì chết. Đã vào đây phải tuân theo lệnh của Nhà nước mà không tuân theo thì chỉ có chết thôi. 

Nguyễn Hữu Đang và Cổng Trời

Người tù nổi tiếng nhất miền Bắc là ông Nguyễn Hữu Đang, người từng lãnh trọng trách tổ chức buổi lễ tuyên bố độc lập cho chính phủ Hồ Chí Minh. Ông cũng là con chim đầu đàn của phong trào Nhân Vân Giai Phẩm, bị bắt khi phong trào này đòi quyền tự do sáng tác, nhưng đã phải chịu nhục hình trong nhiều năm tại Cổng Trời. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Đức Heinz Schütte, Nguyễn Hữu Đang cho biết:
-Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.
Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo
Người tù Nguyễn Hữu Đang
Những thông tin về trại giam Cổng Trời từ chính những người trong cuộc có lẽ đã nói lên được phần nào cái diện mạo của nó. Nếu ta muốn biết sâu hơn một chút thì ông Kiều Duy Vĩnh, người bạn tù của Nguyễn Hữu Đang từ những ngày đầu lên Cổng Trời có lẽ là người có đủ thẩm quyền nhất để mô tả nó ở khía cạnh khác, khía cạnh quản lý nó từ công an trại giam, hay còn gọi là trại lao cải. Người tù Kiều Duy Vĩnh miêu tả chính xác cái địa danh này theo cách gọi của Cục Lao Cải:
-Trại cổng trời là cái tên một địa danh mà dân gian đặt ra vì ở đấy nó là một cái dốc cổng trời. Còn địa danh do Bộ Công an, Cục Lao cải thì tên chính thức của nó là C65 HE công trường 75A Hà Nội. Không ai biết địa điểm của nó ở đâu, người ta muốn hỏi trại Cổng trời ở đâu thì đến Hà Nội, hỏi Bộ Công an, và Bộ công an thì ..đấy địa chỉ đấy...
Trước năm 1959 tôi với anh Đang lên thì hầu như không có đường. Người ta chở chúng tôi tới Hà Giang rồi đi một đoạn nữa, rồi đi một đoạn nữa...cứ thế. Lúc ấy tôi đã là một sỹ quan rất biết địa hình lắm mà vẫn không biết vị trí thật của nó ở chỗ nào!
Tôi ở đấy 10 năm từ 1959 cho tới 1969 thì tôi được thả về.

Họ là ai?

Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm. Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trị ngay cả những người sinh trưởng tại miền Bắc được cho là nguy hiểm cũng bị bắt vào đây. Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ cho biết công tác chính của một biệt kích để ta có thể hình dung sự nguy hiểm của họ đối với chế độ miền Bắc như thế nào, ông nói:
-Gián điệp, biệt kích ra ngoài ấy thám sát đường mòn Hồ Chí Minh, phá các công trình, những kho tàng rồi báo trong này để ra oanh tạc. Rồi bắt cóc rồi huấn luyện cán bộ những vùng mình hoạt động.
Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm. Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trị
Tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại việc ông và những tù binh khác làm những cái láng trong trại giam Cổng Trời cho người đến sau, những láng trại này hứa hẹn sẽ nhốt rất nhiều tù nhân khi chiến tranh kết thúc, ông nói:
Tôi bị bắt vào cuối năm 1973 họ xếp vào dạng tù binh chiến tranh. Đến năm 76 trong thời gian tôi ở Bắc thì cũng có khoảng 500 tù binh đa số là sỹ quan họ tập trung hết lại. Cùng năm 76 khi miền Nam bị mất thì số tù binh ấy được cho về miền Nam trên dưới 200 người, số còn lại chúng tôi nhận được công tác, giao cho chúng tôi đi xây dựng những cái láng để" chuẩn bị cho bạn bè của các anh từ miền Nam ra đây học tập".
Họ nói chúng tôi làm xong công tác ấy thì họ trả chúng tôi về vì hòa bình rồi giữ các anh làm chi! Sau đó chúng tôi được đi các nơi để xây dựng chỗ ở cho anh em miền Nam. Chúng tôi làm những cái láng rất đơn sơ, chỉ là những cái sạp nằm có mái che tượng trưng rồi sau đó anh em ra sẽ tự củng cố lại chỗ ăn ở...

Định mệnh trùng hợp

Trong lời nói đầu của tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù, có một đoạn làm cho người Việt Nam nhiều thế hệ sau khi nghe đến cái tên trại giam Cổng Trời cần phải để ý:
Vì một tình cờ trớ trêu của lịch sử, một phần sự thực được phép công bố, dù chỉ một phần nhỏ nhoi, có nghĩa. Những bàn tay mới đây còn nắm cứng tay chúng tôi để xiết còng cho chặt thêm… chính những bàn tay ấy giờ đây chia ra hoà giải: “Thôi dĩ vãng đã qua để nó qua luôn… gợi nhớ làm chi? Cứ nhìn về quá khứ hoài dám mất một mắt!”. Đồng ý. Tuy nhiên tục ngữ đất nước chúng tôi lại có câu: “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt”.
Sự trớ trêu của lịch sử trong thời kỳ Soltzhenitsyn  sống có khác gì với tình trạng Việt Nam trong thời gian qua? Công khai những điều mà chính nạn nhân của nó muốn giấu đối với xã hội, với lịch sử thì người bị bách hại sẽ được những gì?
Những tù nhân này không còn sợ hãi nhưng bị ám ảnh bởi một ký ức đau thương đã nghẹn lời họ. Và rồi sống chung với những lời ngọt ngào khuyên rằng hãy quên đi quá khứ vì chính quá khứ sẽ làm đau đớn, đã góp phần làm cho họ trầm tư hơn trước những kỷ niệm đầy máu và nứơc mắt.

Trần Nhật Kim, người bạn tù mệt mỏi

Bước vào trại Cổng Trời, người tù nào cũng được chiếu cố kỷ lưỡng bởi các giám thị trước khi nhận lãnh những hình phạt từ thiên nhiên, con người trong suốt nhiều năm trời. Người tù biệt kích Trần Nhật Kim trải qua các trại giam như Phan Đăng Lưu, Gia Rai, Nam Hà rồi Cổng Trời, Thanh Cẩm nhưng không nơi nào để lại vết tích đau đớn như tại Cổng Trời. Những ngày đầu tiên của ông khi bước chân vào trại vẫn còn ám ảnh ông mãi đến bây giờ:
Các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo cho anh em biết là cái trại này chưa có một ai trốn ra mà thành công cả. Các anh có hai con đường, một con đường các anh đã vào trại thì các anh đã vào rồi. Còn con đường thứ hai các anh đi là cửa sau để lên đồi Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa trang....
- Khi chúng tôi tới Cổng Trời sau một đêm thì hôm sau tôi gặp một cán bộ. Anh cán bộ này bảo rằng đây là chỗ ở cuối cùng của tôi, và tôi đừng nghĩ gì tới gia đình cũng như đừng hy vọng gì trở về với gia đình nữa. Ngày hôm sau tôi gặp thiếu úy Tố là người coi về giáo dục.
Thiếu úy Tố bảo với anh em chúng tôi rằng các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo cho anh em biết là cái trại này chưa có một ai trốn ra mà thành công cả. Các anh có hai con đường, một con đường các anh đã vào trại thì các anh đã vào rồi. Còn con đường thứ hai các anh đi là cửa sau để lên đồi Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa trang để chôn những người tới trứơc chúng tôi. Đó là một đòn tâm lý đối với anh em tù miền Nam.
Đồi Bà Then mà người tù Trần Nhật Kim cho biết mở ra một câu chuyện lớn hơn phía sau trại giam mang tên Cổng Trời mà lương tâm loài người khó thể chịu nổi. Phải chăng nơi ấy chỉ là một nghĩa trang cho tù nhân hay còn những gì khủng khiếp hơn cái chết nhưng chưa được công bố? Mời quý thính giả tiếp tục theo dõi bài kế tiếp với những lời kể của những tù nhân thế kỷ về đời sống kinh hoàng của họ trong nhà tù này.

Screwgrab™ removes screws, nuts, and cap screws [Handyman Demos]

Driver's Test & DMV Test Tips - Road Test Tips



Xin coi từ phút 4:25 về các lời khuyên quan trọng khi thi lái xe ở Cali .
Nước mắt chúng sanh còn nhiều hơn đại dương .
- Muốn biết kiếp trước tạo nhân gì , hảy xem kiếp này hưởng quả gì .
Muốn biết kiếp sau hưởng quả gì , hảy xem kiếp này tạo nhân gì .-- Kinh Phật .
Tôi còn nhớ , lúc khoảng 13-14 tuổi , gia sư (précepteur) dạy tiếng Pháp đã nói về luân hồi nhân quả . Tôi đã cực lực cải lại vì "nếu có kiếp trước , tại sao tôi lại ko nhớ , v.v..." .
Sau đó , ảnh hưởng bởi cơn sốt cao trước đó 1-2 năm , sức khỏe tôi ngày càng suy sụp , việc học hành ko được thường xuyên vì tôi hay nghỉ bịnh , v.v... Do vậy , tôi đã học Nhị (lớp 11 bây giờ) BA năm mới thi đậu tú Tài 1 . Năm 1968 , đang học đệ Nhứt thì xảy ra trận Mậu Thân nên tôi phải nhập ngũ để trở thành sĩ quan .
Thời gian phục vụ tại Sài Gòn , tôi hay nghe diễn thuyết tại Hội Thông Thiên Học đường Phan Thanh Giản ; tôi đã nghe nhiều bài về luân hồi nhân quả nhưng quyển sách ảnh hưởng mạnh đến cuộc đời tôi là quyển "Những bí ẩn của cuộc đời" của Nguyễn Hửu Kiệt , một hội viên của hội này . Dù sách dày mấy trăm trang nhưng có thể tóm tắt như sau : tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nguyên nhân từ kiếp trước ; nếu các kiếp trước ta đã tạo nhân tốt thì kiếp này hưởng quả tốt , nếu ta đã tạo nhân xấu thì kiếp này ta hưởng quả xấu .
Sau đó tôi phục vụ ở 1 đơn vị tác chiến tới tháng 4/75 .
Trong thời gian ở quân đội , từ 1968-75 , tôi đã nếm đủ mọi vinh quang và cai đắng , nghĩa là "lên voi xuống chó" . Để vượt qua và quên đi đau khổ , tôi ko ngừng tự học tiếng Anh và đọc nhiều sách báo về nhiều lãnh vực khác nhau , nhưng nhiều nhứt vẫn là KHKT .
. . . Ra tù năm 1981 , đi làm nghề xây dựng , có bao nhiêu tiền , tôi mua sách vở . Tới năm 1986 , nhân dự buổi lễ cầu siêu tại chùa , tôi đọc 1 đoạn kinh "trong số thân nhân , bà con của ngươi , có kẻ KIẾP TRƯỚC là kẻ thù của ngươi . . . " . Lúc đầu tôi ko tin lắm , nhưng sau này , thấy những chuyện gây gổ , đôi khi đánh nhau , ngay trong gia đình mình và láng giềng , tôi mới thấy đoạn kinh đó là sự thật .
Với vốn liếng KHKT từ VN , có lẻ tích lủy từ nhiều KIẾP TRƯỚC , tôi đã dễ dàng dạy Toán và Anh văn tại tư gia tại Mỹ cho các HS mới qua từ VN . (Dù từ lúc đi học đến lúc dạy học , tôi cho bao giờ làm thày giáo và học hành rất yếu kém) . Cũng với vốn liếng đó , tôi đã dễ dàng đi vào con đường điện tử và máy tính .
Viết như vậy để các bạn thấy rằng tôi là người TÔN THỜ KHKT chứ không phải là một kẻ tin vào dị đoan , bói toán , đồng bóng như thờ Thánh Mẫu , v.v... Và tôi cũng không dùng Facebook để cổ vỏ cho Phật giáo dù gia đình tôi là Phật tử từ nhiều đời : hiện tôi ở kế bên 1 ngôi chùa từ gần 7 năm , rất đông khách thập phương , mà tôi chưa bao giờ qua lễ Phật ; tôi quan niệm "Phật tại tâm , tâm lành tức Phật tại" .
Tôi chỉ dùng FB để nói về những ví dụ tai nghe mắt thấy , ng thật việc thật về những đau khổ của những người sống quanh tôi hay quen biết với tôi ; nguyên nhân nào đã khiến họ đau khổ và những giải pháp để giảm đau khổ ; còn tiếp .
con người và thú dữ , ai ác hơn ?

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2316257555054724&set=pcb.2316256425054837&type=3
- The people to fear are not those who disagree with you, but those who disagree with you and are too cowardly to let you know. Tạm dịch: Người đáng sợ ko phải là những người ko đồng ý với bạn, mà là những người ko đồng ý với bạn và quá hèn nhát để cho bạn biết điều này. -- Napoléon, hoàng đế Pháp.
Sau đây là vài châm ngôn khác cũa ông. 
- A picture is worth a thousand words. Tạm dịch: Một bức hình bằng 1000 lời nói. 
- Men are more easily governed through their vices than through their virtues. Tạm dịch: Dễ dàng khống chế (chi phối) một người bằng dựa trên những thói hư, tật xấu của y hơn là dựa trên những tính tốt cũa y. 
- As a rule it is circumstances that make men. Tạm dịch: Như là quy luật: thời thế tạo anh hùng.
CHÍNH TA , CHỨ KHÔNG PHẬT HAY CHÚA , TẠO PHÚC HAY HỌA CHO TA . Nếu các ngài có quyền lực VÔ BIÊN , thì chỉ cần ta cầu khẩn các ngài , mọi tai họa sẽ ra đi . Bên Phật giáo quan niệm , ta QUYẾT ĐỊNH vận mạng của ta , Phật chỉ hướng dẩn ta con đường đi , chứ ngài ko là Thượng Đế hay Đấng Sáng Tạo của ta .
(Bài dưới đây để nghiên cứu về đau khổ của con người và nguyên nhân của đau khổ để chúng ta cùng nhau học hỏi ; chứ ko nhằm mục đích bêu riếu hay nói xấu những người trong cuộc - vì họ là những ng đáng thương hại) . 
Tối nay ko ngủ được vì lại làm 'social worker' , trung gian hòa giải cho 1 cặp vc xô xát lẫn nhau . Đến nơi thì thấy chẳng ai có thương tích , chỉ xô đẩy mà thôi . Hai ng đã quen 15 năm trước khi cưới nhau . Khi qua tới Mỹ , chỉ ở 3 tuần , anh ta bỏ vợ con đi xa BA năm (và mới về lại chừng 1 năm) . Do có kinh nghiệm , từ lâu , tôi đã nói thằng bé 13 t và mẹ nó bị TRẦM CẢM : cô ta cải lại nói , 'chú nói sai , nó còn nhỏ sao bị được' ! Đi bs tâm thần thì họ trách , 'tại sao để nó lâu như vậy mới đến khám (sic)' . Cô này cũng được bs cho thuốc trầm cảm .
Tôi nói với vc này : tụi cháu thường xuyên gây lộn , chửi bới , láng giềng đều biết và họ cũng bất lực dù khuyên răn nhiều . Do vậy , 2 cháu nên ra tòa ly dị để tòa phán quyết . . . Chứ sống chung mà thường cải nhau , v.v... có ngày sẽ ÁN MẠNG . Hơn nữa , thằng nhỏ bị trầm cảm nặng , về tới nhà là ôm máy tính , bỏ ăn , bỏ tắm , ko chơi với ai , mấy hôm nay định bỏ học , v.v...
Tôi nói thêm , nếu còn cải nhau , láng giềng báo CS thì CP sẽ điều tra , có thể giao thằng nhỏ cho 'foster parent' (cha mẹ nuôi) giử : họ lựa gđ đàng hoàng , cho tiền nuôi đứa nhỏ , hàng tháng 'worker' sẽ đến thăm thằng nhỏ . Nó sẽ sống tốt đẹp hơn là (sống với) cha mẹ giống như ĐỊA NGỤC này . Anh chồng nói , chú nói quá đúng (sic) . 
Từ lâu tôi nói với cô này , cháu ko thể 'control' cuộc đời cháu vì có những cái mình ko biết trước . Như chú đây , ko biết giờ nào vô bv vì bị 'stroke' , dù thời gian qua chú vô bv hàng tháng vì 'tension headache' (nhức đầu do căng thẳng) .
Tôi nói , theo Phật giáo , KIẾP TRƯỚC cháu làm khổ thằng này nên kiếp này nó gặp cháu để trả thù ; nên dù là vc (quen nhau 15 năm trước khi lấy nhau , chứ đâu phải cuộc tình MỘT ĐÊM) nhưng cải nhau , chửi bới suốt ngày , đôi khi xô xát . 
Láng giềng nói , trung bình mỗi tuần họ cải nhau 1 lần . 
Tôi cũng quá mệt mõi với gđ này vì thỉnh thoảng phải chạy lên phòng họ can gián (vì cô ta gọi phone cầu cứu) . 
Tôi đã giúp đở nhiều homeless chỗ ở , từng cho 1 người mượn 600 đô để mua xe . . . nhưng chưa thấy có một gđ giống ĐỊA NGỤC như vậy , dù đây là 1 gđ công giáo - trong khi tôi là Phật tử nhưng ít đi chùa . 
Qua vụ này , tôi lập lại câu nói : CHÍNH CHÚNG TA , CHỨ KHÔNG PHẬT HAY CHÚA , TẠO PHÚC HAY HỌA CHO TA . Nếu các ngài có quyền lực VÔ BIÊN , thì chỉ cần 1 lời cầu khẩn của ta , mọi tai họa sẽ ra đi . Bên Phật giáo quan niệm , ta QUYẾT ĐỊNH vận mạng của ta , Phật chỉ hướng dẩn cho ta con đường đi , chứ ngài ko là Thượng Đế hay Đấng Sáng Tạo của ta .
19/2/2016 .