Friday, March 9, 2018

Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

Bước vào mùa khô 1974 -1975, theo chỉ đạo của Quân ủy Miền, chiến dịch tiến công tổng hợp ở Quân khu 8 chia làm 2 đợt. Khi bước vào đợt 1, địch phát hiện được ý định của ta, chúng điều động quân chủ lực tập trung đối phó mạnh ở khu vực trọng điểm nên kết quả hoạt động của khối chủ lực không cao như dự kiến.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và được sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh (BTL) Miền, Quân khu chủ trương chuyển bộ đội chủ lực Quân khu về tiến công mở màn chiến dịch tổng hợp đợt 2 là vùng Bắc Cái Bè. Với quyết tâm phải giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường Quân khu, vì thế BTL Quân khu sau khi thảo luận và đi đến nhất trí: Nếu giải phóng Vùng 4 Kiến Tường cũng không nhất thiết phải tập trung lực lượng như đợt 1, mà lần này địa bàn chiến dịch được mở ở huyện Cái Bè (Mỹ Tho) và Mỹ An ( Sa Đéc). Trong đó yếu khu Ngã Sáu là mục tiêu then chốt.
Tượng đài ở khu di tích chiến thắng Ngã Sáu Bằng Lăng.
Tượng đài ở khu di tích chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng. Ảnh: Phùng Long
Yếu khu Ngã Sáu nằm trên phần đất xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, (theo địa giới hành chính của địch là quận Giáo Đức giáp với quận Mỹ An (Sa Đéc), trước là căn cứ tiền tiêu của Sư đoàn 7 ngụy, do quân Mỹ hỗ trợ xây dựng năm 1969 hiện tại quân ngụy biến thành yếu khu do Tiểu đoàn bảo an 450 của tỉnh Sa Đéc tăng cường cho tiểu khu Định Tường trấn giữ, quân số trên dưới 250 tên.
Ngoài  trung đội pháo 105 ly, địch còn nhiều hỏa lực khác như 4 DKZ;  khẩu 12 ly 7; 4 đại liên;2 cối 81 ly và 4 cối 60 ly; trung liên; khẩu M 79…Các căn cứ đồn bót có liên quan gồm: Chi khu Mỹ An, Chi khu Giáo Đức, Phân chi khu Thiên Hộ, Phân chi khu Thanh Mỹ…
Về phía ta, việc sử dụng lực lượng được BTL Quân khu quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 24 đánh vào mục tiêu chủ yếu, Trung đoàn 320 chặn viện từ hướng Đông, Trung đoàn 207 được Miền tăng cường đứng chân trên hướng Bắc yếu khu làm nhiệm vụ chặn viện, nếu chúng hành quân bằng tàu từ Hậu Mỹ Bắc xuống.
Trung đoàn 24 sau một thời gian chuẩn bị, đêm 10 - 3, đội hình Trung đoàn đến khu vực tập kết cuối cùng bờ nam Kinh 28, trên hướng chặn viện, đêm 9 rạng 10-3, từ Vùng 4 Kiến Tường,Trung đoàn 320 hành quân về trục kinh Bằng Lăng và về Cái Sơn (Mỹ Thiện).
Trung đoàn 207 cũng đưa đội hình Tiểu đoàn 2 vào chiếm lĩnh trận địa phía đông Kinh Nguyễn Văn Tiếp B đúng vị trí quy định. Đến 4 giờ 30 phút tất cả đều sẵn sàng nổ súng, liên lạc giữa Sở chỉ huy Trung đoàn với Quân khu thông suốt, BTL điện động viên chúc mừng thắng lợi bước đầu của tập thể Trung đoàn 24.
Đúng 5 giờ ngày 11-3, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 ra lệnh tiến công, lập tức các mũi đánh theo hiệp đồng, toàn bộ căn cứ bị rung chuyển và trùm lên một màn khói đen dày đặc, trên hướng tiến công của Đại đội 6 (Tiểu đoàn 5), lô cốt số 1 bị phá sập và 1 tổ của Đại đội 6 đã nhanh chóng chiếm lô cốt 1, lúc này địch phát hiện hướng tiến công của ta chúng đối phó kịp thời, chúng dùng các loại cối bắn chặn đội hình tiến công của ta ngay sát mé bờ kinh 28.
Về phía ta, hỏa lực các loại lúc này phát huy kém tác dụng, riêng ở hướng Đại đội 6 có thuận lợi hơn, 1 tổ của Đại đội 6 chiến đấu rất kiên cường, đánh bại nhiều lần phản kích của địch để giữ vững lô cốt đầu cầu tạo điều kiện phía sau đánh chiếm.
Hơn 10 phút chiến đấu 1 tổ thọc sâu đã chiếm được trận địa pháo, địch dùng hỏa lực ngăn chặn các mũi tiến công của Đại đội 6 rất quyết liệt, ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng mục tiêu, nhiều lần địch phản kích nhưng đều bị chặn đứng. Lúc này quân số địch bị thương vong khá nhiều, không đủ sức phản kích để lấy lại trận địa đã mất.
Hướng Đại đội 8, vừa xung phong ra khỏi vị trí xuất phát tiến công thì bị 2 quả pháo bắn trúng đội hình, hỏa lực ở Phân chi khu Thanh Mỹ phía Tây Ngã Sáu bắn lướt sườn, do đó Đại đội 8 phải dừng lại để củng cố công sự. Cùng thời gian này Đại đội 3, Tiểu đoàn 4 đã tiêu diệt được 2 chốt bảo vệ từ xa trên hướng đông của yếu khu.
Trên hướng thứ yếu, Đại đội 1, Tiểu đoàn 4 cũng đánh chiếm lô cốt đầu cầu số 4, lực lượng địch còn lại co cúm khu chỉ huy và bờ thành phía tây đánh phản kích. Khoảng 6 giờ, kho đạn pháo của địch bị trúng đạn, nổ đến 7giờ 30 phút mới ngưng.
Lúc này hai hướng tiến công của ta tiếp tục phát triển đánh chiếm từng lô cốt, từng hầm ngầm, ta và địch giằng co nhau quyết liệt. Lúc này pháo binh địch các nơi bắn yểm trợ cho yếu khu bắt đầu thưa dần và bắt đầu chuyển làn về hướng bắc và hướng đông cách Ngã Sáu hơn 500m, khả năng chúng sẽ dọn đường cho quân đổ bộ.
Đúng như dự đoán của ta, khoảng 8 giờ 30 phút, ta phát hiện Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 10 của Sư đoàn 7 ngụy đã có mặt tại Cống Trâu, đến 9 giờ một tốp địch đi thẳng vào chính diện Đại đội 7, Tiểu đoàn 2, chúng đi cặp theo kinh Chín Viết, cách Bằng Lăng 1.500m. Đến 9 giờ 30 phút ta phát hiện khoảng 1 Đại đội địch chia làm 2 mũi, 1 mũi đi thằng vào đội hình Đại đội 6, mũi 2 thọc qua phía bắc 5 bụi tre, còn cách bộ phận chặn đầu Đại đội 5 khoảng 1.500 m.
Như vậy địch đã vào đúng phương án của ta. Để bảo đảm hợp vây diệt địch, Ban chỉ huy Trung đoàn 320 cho Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 và bộ phận khóa đuôi Tiểu đoàn 1 ở xa vận động trước, còn Tiểu đoàn 2 vẫn phục kích tại chỗ.
Đến 10 giờ khoảng 1 đại đội địch lại vào chính diện Đại đội 5 và Đại đội 7, còn cách chừng 600m thì chúng dừng lại nấu cơm, có 1 mũi khác cắt chéo về hướng kinh Mới, đại bộ phận phía sau của địch đi vào hướng Tiểu đoàn 2. Lúc 10 giờ 10 phút, qua tin kỹ thuật địch báo là đã phát hiện ta ở kinh Bằng Lăng rất nhiều.
Ban chỉ huy Trung đoàn 320 nhận định: Quân đổ bộ đang nằm tại chỗ chờ pháo dọn đường, lực lượng hành quân bộ đại bộ phận quân địch lọt vào trận địa theo đúng phương án, địch có phát hiện được ta, có đề phòng cảnh giác hơn nhưng chúng chưa phát hiện được ý định của ta phục kích bao vây; ta vẫn giữ được yếu tố bí mật, đang hình thành thế bao vây quân địch. Trên cơ sở đó Ban chỉ huy Trung đoản 320 quyết tâm cơ động lực lượng ta bí mật hình thành thế bao vây và đồng loạt nổ súng xung phong theo phương án.
Với sự phối hợp nhịp nhàng, Trung đoàn 320 đã đánh ngăn chặn và tiêu diệt được lực lượng trên cánh đồng Bằng Lăng. Được tin chiến thắng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 thông báo kịp thời tình hình xuống các đơn vị thuộc quyền và động viên quyết tâm phải tiêu diệt gọn số địch còn lại đang cố thủ trong yếu khu, nhất định quân viện không đến được.
Tin chiến thắng của Trung đoàn 320 đã cổ vũ tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24. Đến 15 giờ, 2 mũi tiến công của Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 bắt tay nhau từng bước dồn địch thu hẹp lại bằng lối đánh gần, đánh chắc, giành giật với địch từng đoạn hào, từng lô cốt; thế của ta càng mạnh hơn, súng đạn của địch ta thu được dùng đủ các loại đánh rất hiệu quả.
Đến 17 giờ, địch chỉ còn lại khu chỉ huy và 3 lô cốt ( 8,9,10), Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 tập trung lực lượng đột phá mạnh vào khu chỉ huy của địch.Tuy cố chống cự nhưng trước sức tiến công của ta, số thương vong của địch càng lớn, chúng kêu pháo binh chi viện yểm trợ.
Đến 17 giờ 30 phút địch rút chạy về hướng tây vượt kinh Nguyễn Văn Tiếp. Như vậy sau nhiều đợt xung phong vào mục tiêu cuối cùng ta đã hoàn toàn làm chủ yếu khu Ngã Sáu lúc 18 giờ ngày 11-3. Cùng thời gian này bọn địch ở Phân chi khu Thanh Mỹ cũng bỏ chạy.
Sau khi làm chủ trận địa, Đại đội 13, Tiểu đoàn 6, được giao lệnh vào yếu khu làm nhiệm vụ chốt sẵn sàng đánh địch bảo vệ cho Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 thu dọn chiến trường. Đến 23 giờ ngày 11-3, đội hình Trung đoàn 24 lại về khu vực xuất phát (gần ngã tư kinh Bằng Lăng - kinh 28)  củng cố lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Rạng sáng 12-3, Đại đội 13, Tiểu đoàn 6 cũng được lệnh rời khỏi yếu khu Ngã Sáu.
Trưa 12-3, địch sử dụng tiểu đoàn 3, Trung đoàn 11 chiếm lại yếu khu Ngã sáu. Quân khu quyết định sử dụng Trung đoàn 207, tiếp tục tiến công giải phóng căn cứ Ngã Sáu lần 2.
Sáng 13-3, cán bộ Trung đoàn 207 cùng cán bộ Tiểu đoàn 1 và các đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 đi trước nghiên cứu nắm tình hình địch và tình hình địa hình, các lực lượng còn lại sẽ hành quân tiếp sau đó.
Để thực hiện yêu cầu của Quân khu là phải giải quyết nhanh trận đánh, Trung đoàn chọn phương án lợi dụng yếu tố bất ngờ, đưa lực lượng thọc sâu vào trung tâm căn cứ, đánh gần, đánh nhanh tiêu diệt địch. Tiểu đoàn với 75 tay súng và Trung đội trinh sát của Quân khu tăng cường làm lực lượng tiến công chủ yếu. Hướng tiến công từ bắc kinh Nguyễn Văn Tiếp B vào thẳng căn cứ địch.
Diễn biến trận đánh: 20 giờ, ngày 13 -3, Tổ trinh sát do đ/c Ruộng ( Quân khu tăng cường) cùng 2 trinh sát Tiểu đoàn 1 vượt kinh Nguyễn Văn Tiếp B bí mật tiếp cận chốt tiền tiêu phía bắc căn cứ bắt 3 tên lính giao cho Trung đoàn khai thác, qua khai thác và động viên 3 tên này cho biết hệ thống bố phòng bên trong khu căn cứ, và  đồng ý dẫn lực lượng ta vào bên trong đánh địch.
Đến khoảng 22 giờ, toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 1 đã vượt qua khỏi chốt gác và áp sát hàng rào cuối cùng của căn cứ, được lệnh tiến công các mũi nhanh chóng tiếp cận các mục tiêu, dùng lựu đạn và tiểu liên diệt địch trong căn cứ. Do bất ngờ, địch không kịp phản ứng và cũng không thể gọi ứng cứu, nên phần lớn bị tiêu diệt tại chỗ.Trung đoàn 207 làm chủ trận địa đến tối ngày 14-3 thì được lệnh rút về kinh Phèn.
Cùng thời điểm này các đơn vị chủ lực Quân khu mở rộng địa bàn trên các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Mỹ An phối hợp với thế trận chiến tranh nhân dân buộc địch phải sử dụng lực lượng cơ động bảo vệ phòng thủ các điểm trọng yếu ven thị trấn, thị xã và lộ 4, từ đây Yếu khu Ngã Sáu hoàn toàn được giải phóng.
Kết quả, qua 4 ngày chiến đấu, ta đánh thiệt hại nặng nề Tiểu đoàn bảo an 450 và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 ngụy, đánh tiêu hao Tiểu đoàn 453, loại khỏi vòng chiến đấu 653 tên, trong đó diệt 285 tên, làm bị thương 313 tên, bắt 55 tên. Ta thu và phát hủy toàn bộ vũ khí trang bị gồm: 2 pháo 105 ly; 4DKZ; 2 khẩu 12 ly 7; 10 đại liên; 3 cối 81 ly; 8 cối 60 ly; 25 M 79; 217 súng AR 15;  37 máy PRC 25; 4 tấn đạn các loại và nhiều đồ dùng quân trang, quân dụng khác. Ta san bằng toàn bộ yếu khu, quá trình tiến công ta phá hủy một kho đạn và lương thực.
Phía ta hy sinh và bị thương 128 đ/c. Tiêu diệt địch ở Ngã Sáu, các Trung đoàn 24, 207 và 320 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BTL Quân khu giao, thực hiện tốt trận đánh then chốt, mở màn đợt 2 chiến dịch, thúc đẩy chiến dịch phát triển thuận lợi, tạo ra một thế mới cho toàn quân khu trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, phối hợp nhịp nhàng với chiến dịch Tây Nguyên và toàn miền Nam.
Sau thắng lợi này, lực lượng vũ trang và nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo… đẩy mạnh tiến công quân sự binh vận, nhổ hàng loạt đồn bót, mở mảng, chuyển vùng thuận lợi hơn, góp phần giải phóng quê hương trong tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
TẤN ĐỜI
Nguồn:
- Đia chí Tiền Giang q.2,
  - Những trận đánh  của LLVTND Tiền Giang tập 5 NXB QĐND 2008,

  - Trung đoàn 24 -  1966 -1979  NXB QĐND  2000.
TÌNH NGƯỜI VÀ SỰ TIN TƯỞNG LẪN NHAU SẼ GIÚP CUỘC ĐỜI DỄ CHỊU HƠN

- Tôi nói đùa với bạn bè, tôi sẽ treo tấm bảng " Phòng Nầy Đã Bị Trộm Hai Lần , Xin Đừng Vào Nữa" .
A . Hồi khoảng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 , tôi coi công trường xây dựng chợ Da Bà Bầu , ở đường Nguyễn tri Phương Sài Gòn .
Lúc đó một thanh niên đến gặp tôi xin việc . Tên này tướng tá khỏe mạnh và ko một tờ giấy lộn trên người ; trước đã ở tù , vì tội gì thì tôi ko biết , tối thì ngủ ngoài đường .
Với lòng nhân đạo và sự rộng lượng , tôi đã thuê mướn nó . Mỗi trưa thứ 7 là nó được phát lương nhưng thứ hai thì gặp tôi xin tạm ứng vì đã xài hết trong cuối tuần (nghe bạn nó nói thì nó cho gái) ; và tôi đã giúp nó .
Sau khi xong công trường , tôi nhờ nó kéo một xe ba gác chỡ đồ nghề về nhà tôi ở quận 1 ; tôi về tới nhà đã lâu thì nó mới về . Tôi nghĩ thằng này vẫn còn lương thiện vì nếu nó mang xe này đi bán và trốn biệt thì tôi cũng chịu thua .
Sau nay nó đi làm cho ng khác và thỉnh thoảng đến nhà . Lúc đó , nhà tôi đã dọn về 1 hẻm nhỏ thuộc đường Nguyễn thị Minh Khai , tên cũ là Hồng Thập Tự . Tôi cho nó ngủ trong nhà để sáng đi làm ở công trường của ng khác .
Dì ruột tôi nghe vậy nói , một thằng tứ cố vô thân , ko biết gốc tích mà mày lại cho ngủ trong nhà , có ngày nó GIẾT CẢ NHÀ !
Tôi trả lời , mình quá tử tế như vậy với nó , nở nào nó giết mình .
Tới năm 94 tôi đi Mỹ và em tôi đã dọn nhà đi chỗ khác nên hắn ko còn đến nhà tôi .
B . Khi còn ở địa chỉ cũ thì tôi quen 1 anh bạn láng giềng mê cờ bạc . Hắn thường xuyên mượn tiền , mỗi lần dưới 50 đô , và sau đó 1 tháng mới trả .
Khi hay tin tôi sắp dọn về chổ mới - chỗ tôi đang ở - hắn nói sẽ mượn xe truck (xe tải) để chở và lấy giá bằng ng khác . Lúc đầu tôi nhờ ng khác nhưng giờ chót họ thay đổi nên tôi nhờ hắn .
Thay vì xe truck thì hắn dùng xe du lịch của hắn chỡ đồ . Do có sức mạnh nên hắn dọn 1 mình , ko cần tôi phụ. Lúc đầu hắn nói đi làm 2 chuyến nhưng giờ chót dồn đồ đạc lại đi trong 1 chuyến .
Do vậy , tôi ko thể nào ngồi ghế trước để chỉ đường . Tôi giao chìa khóa PHÒNG và chìa khóa của cổng chúng cư để hắn đến trước .
Tôi và anh S. , láng giềng đi xe bus tới nhà mới , mà hắn cũng chưa tới . Sau đó hắn tới và nói , do ghé nhà ăn cơm trưa nên đến trể ?!?
Bạn bè tôi nghe việc này đều nói , tôi quá tin ng vì thằng này cờ bạc , có thể làm thêm chìa để trộm đồ của tôi .
Tôi trả lời : a/ Hắn ko thể tán tận lương tâm đến như vậy . b/ Lúc tôi giao chìa cho hắn , có anh S. chứng kiến ; nếu nhà tôi bị trộm đồ thì đích thị là hắn .
Vì suy nghĩ như vậy , tôi ko nghĩ rằng hắn sẽ trộm nhà tôi .
Từ ngày về chỗ mới , tôi bị trộm 2 lần :
1/ Lần đầu , cửa chính bị nạy , mọi thùng các-tông đều bị mở và lục tung (mất 3 laptop cũ , 1 màn hình 22 inch mới mua , 1 máy ảnh tốt , 1 máy xay trái cây mới mua , v.v... tất cả còn trong thùng bọc kín vì tôi mới dọn về 1-2 ngày) .
Điều rất lạ , trong 4-5 thùng chưa bị mở thì ko có gì giá trị . Nghĩa là bọn trộm (có lẽ có mắt thần) nên chỉ mở thùng có đồ quí (vì tôi để rải rác trên nhiều thùng) . Đúng là SỐ MẤT CỦA .
2/ Lần thứ hai , do qua phòng kế bên trò chuyện trong vài tiếng vào buổi tối , mà quên khóa cửa phòng . Mất : 1 laptop , 1 desktop , 1 modem/router của internet , 1 phone Samsung mới tinh . . . đồ đạc trong nhà bị lục tung , cả gói giấy đựng đường cũng bị rọc vì nghi chứa tiền . Riêng ví tiền thì mất khoảng 80 đô , giấy tờ nguyên vẹn .
Rất may là tệp tin và hình ảnh đã lưu trong các USB flash drive .
Bạn bè tôi nghe chuyện và nói , anh bạn quí của ông đã làm chuyện này . Tôi trả lời , dù nó là thằng cờ bạc và kể cả nó có chìa khóa , tôi ko thể nghi cho nó vì do tôi quên khóa cửa . Nếu tôi khóa cửa mà bị trộm thì tôi có thể nghi cho nó .
Sau đó một thời gian , khoảng 10 g đêm , tôi nghe tay nắm cửa lắc mạnh , tôi lên tiếng và chạy ra thì trộm đã thoát ra đường bằng cửa Exit kế phòng tôi và nhảy rào qua công viên rất dễ dàng .
(Phòng tôi nằm sát một công viên , thỉnh thoảng ban đêm dân Mễ chơi sì-ke tụ tập dưới 1 cây to , sát hàng rào (rất thấp , ngăn cách công viên và nhà tôi) .
Tôi nói đùa với bạn , tôi sẽ treo tấm bảng " Phòng Nầy Đã Bị Trộm Hai Lần , Xin Đừng Vào Nữa" .
Từ đó tới nay , ko có gì đã xảy ra nữa . Có lẽ cái KHỔ NẠN này đã qua.
NHỮNG SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ (WEIRD COINCIDENCES) TRONG ĐỜI TÔI .

Những gì xảy ra (bao gồm tình yêu , bạn hay thù , v.v...) đối với chúng ta , đều không ngẫu nhiên ; chúng đã được sắp xếp bởi luật luân hồi nhân quả (đây là kinh nghiệm bản thân) .
Số là , sau khi đến San Jose, California (tháng 6/1994) khoảng hơn một tháng , tôi đã ở chung phòng với một ông cụ , đã quên tên . Phòng còn lại là của vợ chồng cô con gái ; hai đứa cháu ngoại ngủ phòng khách .
Thỉnh thoảng , con gái út của cụ , tên Q. đến thăm cụ . Cô này , đôi khi đi với người bạn trai tên C. ; sau đó , hai người đã kết hôn . Cô Q. mời tôi dự , lúc đầu tôi từ chối vì dù đã 47 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ dự đám cưới/hỏi . Vì cô năn nỉ cũng như sợ ông cụ buồn nên tôi đã đi dự .
Trong tiệc cưới , tôi ngồi cùng bàn với ông cụ ; nhờ vậy tôi biết bà mẹ của chú rể . Khoảng gần 1 năm sau , vợ chồng cô con gái (ở chung với cụ) chuyển sang bang Pennsylvania ; cụ thì sẽ về với một cô con gái khác ở Fremont , bắc San Jose . Cụ nói , anh Tài ở lại và ở chung với người anh kế của cô Q. ; tôi ko đồng ý vì ở đâu tôi cũng muốn được chủ nhà nấu cơm cho mình .
Thế là tôi xem báo 'Thằng Mõ' để tìm phòng và tìm được một phòng cũng ở San Jose : đó là một ngôi nhà gồm 2 bedroom và một master-bedroom (đang có vợ chồng anh H. thuê) ; tôi ở 1 phòng và anh L. chủ nhà ở phòng còn lại .
Khi giúp tôi đưa đồ vào phòng , anh H. nói , trước đây có một bà cụ ở phòng này , sau này đã về ở với người con gái ở đường Mc Kee .
Một thời gian sau , tôi lại thấy anh C. , đã nói ở trên , đến nhà chơi. Thế là tôi biết anh này mới là chủ nhà ; anh L. (cháu kêu bằng cậu) đã thuê lại nhà này ; và bà cụ đã ở phòng tôi trước đây , chính là mẹ của anh C. và là bà ngoại của anh L. .
Thế là , trước đây tôi ở chung phòng với ông cụ bên đàng gái ; sau này lại ở phòng của bà cụ bên đàng trai .
Sau này , có thêm anh S. về ở chung phòng với tôi . (Trước đây ở VN , khoảng năm 1988 , tôi quen cô V. , vợ cũ của anh ta , vì cô này làm việc tại VP của HTX xây dựng , đặt tại nhà tôi . Tôi đã biết cô li dị chồng , nhưng chưa bao giờ biết mặt . Khi qua Mỹ , do giới thiệu , tôi mới biết anh S. ).
Và tới năm 1998, tôi , anh S. và anh L. lại dọn về một căn nhà ở đường Meadowmont cũng ở San Jose . Khi nhìn số nhà , tôi biết tôi sẽ gặp hên vì 2301 = 2 + 3 + 0 + 1 = 6 , là một số rất tốt theo Lý thuyết Số (Numerology) . Năm nó tôi xin tiền bịnh vì đã ở Mỹ 4 năm , mặc dù xin việc nhiều nơi nhưng ko được thuê mướn nên cứ vay G.A. dài dài và lại bị trầm cảm nặng (major depression) . (GA/general assistance là tiền vay của quận hạt giúp ta trả tiền nhà , khi nào đi làm sẽ trả lại) .
Lúc cô cán sự xã hội làm đơn , cô nói tôi sẽ bị bác trong lần đầu , lần hai mới được chấp thuận ; thế mà ngay trong lần đầu tôi đã được chấp thuận . Khi cầm tờ giấy của Sở an sinh gửi về , tôi ko tin nơi mắt mình .
(Tôi quên nói , khi qua Mỹ , tôi mới phát hiện là mình bị TRẦM CẢM . Bịnh này nếu ko chữa trị , có thể dẫn đến TỰ TỬ (suicide) ; bịnh này làm cho tôi CHÁN ĐỜI , chán mọi thứ kể cả ĐÀN BÀ . Tôi có thể đã mắc bịnh từ lúc 14-15 tuổi . Lúc vào QĐ năm 21 tuổi , tôi có nhiều dịp tiếp xúc với phụ nữ , nhất là giai đoạn làm ở Biệt khu Thủ đô và Tòa Đô chánh . Lúc ở BKTĐ , tôi ở kế bên phòng Chính huấn có mấy cô ca sĩ ; cô nào cũng đẹp mà tôi ko ngó ngàn tới dù đang là thiếu úy . Ở tòa Đô chánh , lại tiếp xúc với các cô cũng nhiều nhưng tôi ko để ý đến ai hết . Trước khi đi Mỹ , gần 10 cô , do quen biết hoặc giới thiệu , muốn thành hôn với tôi ; tôi đều từ chối : một phần lớn cũng do lúc đó trong gia đình có nhiều XUNG ĐỘT nội bộ - mà tôi nghĩ rằng còn hơn cả bi kịch của Shakespeare ).
Tới năm 1998 , ông H. cậu của anh L. ở VN sang . Vài tháng trước đó , tôi đã biết việc này , nên khi hay tin gđ ông này (gồm 8 người) sẽ về ở chung với mình , tôi đã chuẩn bị kiếm chỗ khác mà ở ; vì căn nhà đường Meadowmont này rất nhỏ , chỉ có một restroom cho ba phòng ; nhưng do sự năn nỉ của chị và em của ông H. rằng "nhờ anh Tài giỏi Anh văn , ở lại dạy cho các cháu" nên tôi đã ở lại (tôi kể rất chi tiết trong bài ' Tôi trở thành thày giáo tại Mỹ để trả nợ tiền kiếp' cũng trên blog này) . Sau khi ông H. dọn vào , anh S. đi kiếm chỗ khác ở .
Tôi quên nói , năm 1981 , lúc còn ở VN , tôi có làm cho 1 đội xây dựng trong 1 năm . Tôi đã quen anh Hiển , cựu đại úy công binh VNCH . Khoảng năm 1990-94 , khi làm thông dịch viên cho người Pháp , lại làm quen với chị Vân - cựu hs Marie-Curie . Có một lần đến nhà chị này , gần nhà thờ Ba Chuông , tôi đã gặp lại anh Hiển , hỏi ra mới biết là chồng trước của chị Vân .
Tôi viết bài này để nói rằng , trong đời tôi đã xảy ra nhiều sự trùng hợp (coincidence) kỳ lạ : như ở nhà đàng gái rồi lại sang ở nhà đàng trai , quen chồng trước rồi sau đó lại quen với vợ , hay quen vợ trước rồi sau đó lại quen chồng .
Theo đạo Phật , những người mà ta gặp trong đời này đã từng quen biết với ta trong KIẾP TRƯỚC . Thành ra mới có chuyện gặp nhau lần đầu là đã có cảm tình ; cũng có người , mà ta lại có ÁC CẢM với họ ngay trong lần gặp đầu : vì trước đây , trong kiếp trước ta đã có xung đột hay thù oán gì với họ . Tóm lại , hầu như mọi tình cảm như hỉ nộ ái ố ai cụ dục lạc (1) đều có nguyên nhân từ kiếp trước . Bạn giải thích như thế nào về những sự SỢ HÃI (phobia) rất vô lý mà tâm lý học ko giải thích nỗi ? Tôi thì sợ chuột , S. (em tôi rất to con) nhưng lại sợ dán ; kẻ sợ chỗ chật hẹp , kẻ thì sợ nơi cao , v.v..
(1) Hỉ = mừng , nộ = giận , ái = yêu , ố = ghét , ai = buồn , cụ = sợ , dục = muốn , và lạc = vui .
San Jose ngày 09/29/11 lúc 1131 pm
MONTRÉAL : THỊ TRƯỞNG BỊ BẮT DO NHỮNG CÁO BUỘC VỀ THAM NHŨNG .
(Đăng lại sau khi tin đồn rầm rộ về bồ nhí của "vua" tỉnh Thanh Hóa có hàng chục nhà và xe khủng ) .
Dịch từ nguồn :
http://www.cnn.com/…/canada-montreal-mayor-arres…/index.html
"Ottawa (CNN) . Thị trưởng tạm thời của TP Montréal (Canada) (1) , ông Michael Applebaum , bị bắt và bị buộc tội vào sáng ngày thứ hai 17.6.13 với 14 tội danh bao gồm gian lận (fraud) , vi phạm lòng tin (breach of trust) và đồng lõa (conspiracy) .
(1) Dân số 1,649,519 người , số liệu 2011 , thuộc tỉnh Québec ; đông hàng thứ hai sau TP Toronto thuộc tỉnh Ontario ; Canada có 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ , thủ đô là Ottawa .- Tài) .
Cảnh sát tỉnh Quecbec nói , những cáo buộc này liên quan đến ít nhứt hai sự chuyển nhượng/giao dịch (transaction) về bất động sản tại TP Montreal từ 2006 đến 2011 và hàng trăm ngàn đô-la đã sang tay .
"Những cáo buộc này chủ yếu dựa trên (rest upon) sự cấp phép và hổ trợ về chính trị cho hai dự án về BĐS ," theo Đại úy Andre Boulanger của lực lượng CS tỉnh Quebec . Ông đã ko xác nhận hay phủ nhận những cáo buộc này có liên quan đến hối lộ (bribe) hay có dính líu (tie) đến những băng đảng tội phạm có tổ chức . 
Ông Applebaum nhận chức thị trưởng vào tháng 11 khi người tiền nhiệm , ông Gerald Tremblay từ chức vì những cáo buộc về tham nhũng . Lúc đó , tại tòa thị chính Montreal , ông Applebaum đã hứa "sẽ chấm dứt thời đại của nhếch nhác (sleaze)" .
Từ 2006 tới 2011 , ông này quản lý khu ngoại ô rộng lớn của TP này . Thời gian này , ông cũng phục vụ trong hội đồng TP .
Khi bình luận về cuộc họp báo vào ngày thứ hai của CS , người chỉ huy đội chống tham nhũng tỉnh Quebec , ông Robert LaFreniere nói , " Chúng ta không thể dung thứ những hành động đáng khiển trách (reprehensible) đã gây phương hại đối với việc điều hành những định chế công cộng của chúng ta . Những tiêu chuẩn (values) về đạo đức và liêm chính (integrity) phải được duy trì như NỀN TÃNG của mọi công tác - thực hiện bởi các viên chức dân cử của chúng ta . "
Các CS nói , cuộc điều tra đã bắt đầu vào tháng Ba sau khi họ nhận được điều - mà họ mô tả là bằng chứng "vững chắc" từ người dân . CS tỉnh Quebec nói , cuộc điều tra đang tiếp tục và ko loại trừ việc bắt thêm người .
Đây là một cáo buộc gây bùng nổ và mới nhứt làm rung chuyển TP Montreal vì những chi tiết của một scandal quỷ quyệt (insidious) về tham nhũng đã được vạch trần từ một cuộc điều tra toàn tỉnh . Bằng chứng có được từ cuộc điều tra này cho thấy những cáo buộc về tham nhũng rộng khắp và quan hệ gần gũi giửa các viên chức dân cử , nhân viên tòa thị chính , nhà thầu và ngay cả tội phạm có tổ chức .
Ông Applebaum bác bỏ mọi cáo buộc ./. "
NHẬN XÉT :
1/Vụ này cho thấy , ngay cả ở một NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN đích thực như Canada mà tham nhũng ở qui mô như vậy vẫn có đất sống , huống hồ gì ở một nước không có NNPQ đích thực như VN . Việc làm của ông thị trưởng này trước nhứt đã VI PHẠM ĐẾN LÒNG TIN (của người dân đã bầu ông làm thị trưởng) khi nhận hối lộ để cấp phép cho dự án BĐS , v.v... Không thấy nói ông này có THÂM LẠM CÔNG QUỸ , v.v...
2/Điều quan trọng hơn : Lực lượng CS và ngành tư pháp tỉnh Quebec đã không bị mua chuộc bởi thị trưởng này ; ngoài ra , BÁO CHÍ tự do và nghành LẬP PHÁP độc lập với hành pháp cũng phần nào giúp đưa vụ này ra ánh sáng : vì nếu thư tố cáo cũa dân bị CS (tỉnh Quebec) dấu nhẹm thì người dân sẽ gửi tới báo chí và các đại diện cũa họ ở quốc hội của tỉnh Quebec .
Tinh thần Thượng tôn Luật pháp ở miền Nam VN trước 1975 .
Khoảng thập niên 1960 , ba tôi có mua 1 căn nhà mặt tiền 1 từng tại một đường nhỏ , lâu quá tôi quên tên , ở vùng Tân Định , quận 1 Sài Gòn . Ba tôi cho thuê căn nhà này .
Một thời gian sau đó , ông muốn lấy lại vì người thuê thường xuyên không trả tiền nhà đúng ngày và lại còn làm hư hỏng nhà ; nhưng người thuê nhà không chịu ra đi . Vì đây là tranh chấp dân sự nên chính quyền không can thiệp nên ba tôi thuê luật sư đại diện cho mình để đuổi (trục xuất) gia đình này ra khỏi nhà mình , người thuê nhà cũng nhờ LS đại diện quyền lợi cho mình .
Tòa án xử nhiều lần nhưng không thuận lợi cho bên nguyên cáo (ba tôi) vì người thuê nhà viện cớ các con còn nhỏ ; đã vậy , dưới chế độ cũ , chính quyền và báo chí thường (ngấm ngầm) BINH VỰC người thuê nhà , còn được gọi là dân ABC .
Vụ này kéo dài tới ngày 30.4.75 . Sau ngày này , ba tôi không dám đụng tới phụ nữ này vì ba tôi là thành phần tư sản mại bản , còn y là thành phần nghèo , là vô sản thời đó .
Mãi tới khi gia đình y đi Mỹ theo diện con lai (vì y có nuôi con lai) khoảng đầu thập niên 1990 ; y đến nhà năn nỉ ba tôi làm một giấy tay xác nhận đã bán nhà cho y để y hợp thức hóa nhà đất trước khi đi Mỹ ; y đưa cho ba tôi ba lượng vàng .
NHẬN XÉT : Dù người thuê nhà có lỗi (ko trả tiền đúng ngày , làm hư nhà) nhưng ba tôi không thể nhờ cảnh sát trục xuất người thuê nhà mà phải nhờ luật sư đại diện quyền lợi để trục xuất y ; bà này cũng nhờ LS thay mặt mình .
Trong khi ở VN ngày nay , nhà đầu tư đã kết hợp với chính quyền trục xuất người dân ra khỏi mảnh đất của mình , với lý do "đã bồi thường thỏa đáng mà dân ngoan cố , đòi thêm , không chịu đến khu định cư mới , v.v..."
Hiện nay , tất cả mọi đau khổ của dân phần lớn là từ việc họ đã bị trục xuất ra khỏi mảnh vườn/ruộng của mình mà ko được bồi thường thỏa đáng . Và các tỉ phú như Trịnh văn Quyết FLC đều làm giàu nhờ cấu kết với CQ địa phương mua đất của dân với giá rẻ mạt sau đó bán lại cho các nhà đầu tư khác với giá cao hàng chục lần .
Ràng buộc của người VN khi mua nhà tại Mỹ ; bài cũ đăng lại .
Nguồn : khudothimoi.com
Qua Mỹ mua nhà không còn là chuyện lạ lẫm, nhất là từ khi nền kinh tế Mỹ bước vào suy thoái hai năm trước, nhiều người thất nghiệp không còn khả năng trả nợ mua nhà phải giao lại cho ngân hàng để nơi này bán tháo thu hồi tiền cho vay.
Số liệu chính thức của nước này cho thấy, khoảng ba triệu căn nhà đã bị ngân hàng tịch thu, biến thị trường địa ốc Mỹ thành nơi hấp dẫn cho những ai có tiền xem đây là cơ hội đầu tư, trong đó kể cả những người Việt Nam (và nhất là Trung Quốc) có con du học. Số người này ban đầu còn ít nhưng nay thì ngày càng nhiều.
Ai có con cái du học ở Mỹ đều biết tiền ký túc xá khá cao, nếu mua được một căn nhà ở Mỹ thì con mình có chỗ ở, lại có tiền chi tiêu nếu cho thuê được một vài phòng trong căn nhà. Một số người kinh doanh nhà đất chuyên nghiệp trong nước cũng tìm thấy ở thị trường Mỹ một thời cơ và họ lên kế hoạch dài hạn đầu tư vào lĩnh vực này. Và cũng không loại trừ đây là cách rửa tiền của các quan tham muốn chuyển dần của cải sang đất Mỹ.
Báo chí trong nước cũng như ở nước ngoài từng đề cập nhiều về các tour du lịch kết hợp với việc săn tìm nhà giá rẻ, đã tạo ra những đợt mua nhà của người Việt ở Mỹ.
[Nhận QC tại đây]
Mặc dù giá nhà thấp vì ngân hàng có nhu cầu thu hồi tiền sớm, nhưng thị trường nhà ở Mỹ lại mang tính cạnh tranh cao do nhiều người Việt Nam có khả năng trả tiền mặt để giành những căn nhà tốt. Đặc biệt những vùng có nhiều người Việt như Garden Grove, Westminster (California), trường hợp trả tiền mặt như vậy không phải là hiếm. Các nhà phân tích thị trường ở Mỹ cho rằng, sự có mặt của những khách hàng người Việt trong chừng mực góp phần làm cho giá nhà không còn rơi tự do như thời kỳ đầu, đặc biệt là đối với nhà có hơn hai phòng ngủ vốn được người Việt Nam ưa chuộng hơn cả.
Thế nhưng, việc mua nhà ở Mỹ không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà vướng mắc lớn nhất là phương thức thanh toán, vì luật pháp Mỹ buộc các khoản tiền mặt trên 10.000 USD phải chứng minh nguồn gốc. Và cho dù vượt qua được trở ngại này thì việc chuyển tiền từ Việt Nam sang Mỹ với số lượng lớn càng không dễ, khi quy định của Ngân hàng Nhà nước không cho phép người xuất cảnh mang theo quá 7.000 USD. Muốn chuyển những khoản tiền lớn phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép với lý do đầu tư ra nước ngoài hoặc chuyển tiền cho con du học (với những khoản tiền nhỏ hơn).
Do những ràng buộc ngặt nghèo từ cả hai phía, hầu hết người mua nhà đã chọn phương thức chuyển ngân lậu khá phổ biến: những khoản tiền Việt kiều gửi về giúp thân nhân được giao ở Mỹ và nhận tại Việt Nam qua một cú điện thoại hay một thư xác nhận. Một con đường khác đưa tiền ra nước ngoài khá an toàn là qua hệ thống thẻ tín dụng của ngân hàng nước ngoài. (Thành phần nào làm được việc này , nếu ko phải là con cháu cái các quan tham VN .-Tài) . Đây là một kẽ hở được dân làm ăn địa ốc khai thác, số lượng không lớn nhưng "tích tiểu thành đại".
Không ít người Việt Nam đã nhờ người thân có đủ điều kiện đứng tên vay tiền ngân hàng. Thông thường, người mua nhà ở Mỹ được ngân hàng bảo lãnh có thể trả mức tối thiểu 10% trị giá nhà, số tiền còn lại trả góp, chia đều trong 15 - 30 năm. Và theo tính toán của những người am hiểu, cứ mua một căn nhà trên dưới 100.000 USD thì phải trả khoảng 485 USD/tháng. Khoản tiền này không mấy khó khăn chuyển sang Mỹ nếu biết tận dụng các quy định.
Tất nhiên, phía chúng ta không khuyến khích người trong nước mua nhà ở Mỹ vì điều này làm cho nguồn ngoại tệ vốn không dồi dào lại phải vơi đi, ảnh hưởng đến chính sách quản lý và điều hành ngoại tệ, nhưng nếu bảo cấm thì cũng chưa có quy định nào cụ thể.
Phía Mỹ thì chính sách thuế áp dụng cho nhà ở rất nặng nhằm chống đầu cơ. Đây là khoản thuế đánh trên giá trị bất động sản đang sở hữu với mức từ 1% đến 3% tùy theo tiểu bang. Vì vậy, đối với những người mua nhà với ý định đầu tư thì cần cẩn trọng, bởi nếu mua một căn nhà giá khoảng 300.000 USD thì chỉ riêng tiền thuế, mỗi năm chủ nhân phải đóng từ 3.000 - 9.000 USD, một con số không nhỏ.
KhuDoThiMoi.Com - Theo PNO