Tuesday, March 13, 2018

Paris hậu Đệ Nhị Thế Chiến : Cách mạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt

Nguồn : đài RFI Việt 

Thùy Dương

           
Trong giai đoạn hậu Đệ Nhị Thế Chiến, tỉ lệ sinh nở gia tăng mạnh trong nhiều năm, việc phá hủy các khu nhà cũ nát, lượng người nhập cư và ngoại tỉnh đổ về Paris góp phần vào công cuộc tái thiết thành phố cũng dẫn đến một vấn đề nan giải là quỹ nhà ở vốn đã hạn hẹp, xuống cấp lại càng trở nên khan hiếm trầm trọng. Thậm chí hàng ngàn người ở Paris phải sống trong cảnh « màn trời, chiếu đất ».
Năm 1949, linh mục Pierre thành lập Phong trào Emmaüs để giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là người vô gia cư. Năm 1954, Paris trải qua một mùa đông lạnh giá khác thường, khắc nghiệt nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến, nhiệt độ ở Paris xuống dưới -15oC, nhiều con sông, ao hồ đóng băng, nhiều người vô gia cư chết cóng ngoài trời.
Vào đêm 30/01, rạng sáng 01/02, một phụ nữ đã chết vì lạnh trên đại lộ Sébastopol, Paris ít giờ sau khi bị đuổi khỏi nơi ở trọ. Sáng hôm đó, một nhà báo đã gợi ý linh mục Pierre đưa lời kêu gọi về tình đoàn kết, tương trợ. Lời kêu gọi của cha Pierre được phát trên sóng phát thanh Radio-Luxembourg, mở đầu bằng câu ngắn gọn « Các bạn của tôi, xin hãy cứu giúp … ». Theo cha Pierre, có hơn 2.000 người vô gia cư đang co ro ngoài đường vì giá rét và đói khát.
« Lời kêu gọi của cha Pierre »
Xin hãy nghe tôi : Trong ba giờ, hai khu cứu trợ khẩn cấp đã được dựng lên : một khu ở chân điện Panthéon, phố Sainte Geneviève, khu còn lại ở Courbevoie. Nhưng cả hai đều đã quá tải. Cần phải dựng những khu cứu trợ như vậy ở khắp nơi. Ngay vào tối hôm nay, tại mọi thành phố của nước Pháp, trong mọi khu phố của Paris, cần phải treo các tấm biển dưới ánh đèn sáng, ở cửa vào những nơi có chăn đắp, có trải rơm, có súp, nơi người ta đọc được cái tên : « Trung tâm cứu trợ tình nghĩa », và những chữ đơn giản như sau : « Hỡi những người đang chịu đựng khó khăn, cho dù bạn là ai, hãy vào đây, nằm ngủ, ăn uống và lấy lại hy vọng. Ở đây, bạn được yêu thương ! »
Theo dự báo thời tiết, lạnh giá khắc nghiệt còn kéo dài cả tháng. Vì mùa đông còn kéo dài, các khu cứu trợ còn phải được duy trì để cứu giúp những người trong cảnh khốn cùng, cha Pierre kêu gọi người dân Pháp phát huy lòng trắc ẩn, tình yêu thương, với hy vọng nỗi đau thương mang lại « tâm hồn chung cho nước Pháp » :
« Mỗi người chúng ta đều có thể cứu giúp những người vô gia cư. Vào tối nay, và muộn nhất là tới ngày mai, chúng tôi cần 5.000 cái chăn, 300 lều bạt cỡ lớn, 200 lò sưởi. Hãy khẩn trương mang tới khách sạn Rochester, số 92, phố Boétie. Hãy cử người tình nguyện và xe tải tới thu nhận đồ, tối nay vào lúc 23 giờ, trước khu lều ở đại lộ Sainte Geneviève. Nhờ có các bạn, không một người nào, không một em nhỏ nào đêm nay còn phải ngủ vạ vật trên hè phố Paris. Cám ơn các bạn ! »
"Lời kêu gọi của cha Pierre" đã nhận được sự ủng hộ tích cực ngoài sức tưởng tượng của dân chúng, các dân biểu và giới truyền thông. Nhiều người tình nguyện tham gia công tác cứu trợ, số tiền quyên góp thu được cao khổng lồ với vô vàn vật dụng sinh hoạt cần thiết. Lời kêu gọi của cha Pierre không chỉ đánh thức lòng nhân ái của cộng đồng, mà còn thúc đẩy giới chính trị, lãnh đạo tìm kiếm giải pháp khắc phục nạn thiếu nhà ở nghiêm trọng tại thủ đô Paris thời hậu Đệ Nhị Thế Chiến.
Ba tuần sau, Quốc Hội Pháp đã thông qua ngân sách 10 tỷ franc để xây dựng 12.000 căn hộ cho người nghèo thuê với giá thấp. Hai năm sau đó, vào năm 1956, Quốc Hội Pháp lại thông qua luật cấm đuổi người thuê ra khỏi nhà trong mùa đông. Luật này đến nay vẫn còn hiệu lực. Sau này, trong suốt nhiều năm, cha Pierre luôn được bình chọn là nhân vật được dân Pháp yêu quý nhất.
Trở lại với tình trạng nhà ở tại Paris, bên cạnh tình trạng vô gia cư, nhiều hộ gia đình khác sống trong điều kiện tồi tệ. Theo thống kê, 160.000 người phải sống chung với cả gia đình trong một phòng trọ không có thiết bị vệ sinh. Hơn 240.000 gia đình trong cả tỉnh Seine (nay là Paris) có nhu cầu chuyển tới ở trong một căn hộ đảm bảo điều kiện sống hơn.
Ở phía đông và các khu ngoại ô cũ, người dân có cuộc sống khiêm tốn hơn, giải quyết nhu cầu nhà ở cho cư dân là một thách thức lớn cho chính quyền. Việc phá hủy các công sự ở ngoại vi Paris vào những năm 1920 khiến khu vực quân sự « không được phép xây nhà ở » trở thành khu vực sống tạm bợ qua ngày của những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hàng ngàn gia đình, trong có chủ yếu là người nhập cư phải « chui rúc » trong những « khu ổ chuột » ở ngoại ô, những chiếc xe tải đã han gỉ hay trong các lều tạm. Họ trồng rau trong khoảng đất trống bao quanh để có cái ăn qua ngày. Những nghĩa địa xe bus thành nơi chen chúc của những gia đình nghèo khó, trong đó có rất nhiều trẻ em.
Đường lối « phi công nghiệp hóa Paris » dẫn đến việc đóng cửa hầu hết các nhà máy, xí nghiệp nằm trong nội đô, thay vào đó là các xưởng nghề thủ công và các cửa hàng buôn bán nhỏ. Các khu nhà xưởng bỏ trống, chưa được tái quy hoạch tại các quận 19-20 ven ngoại ô cũng trở thành nơi ở của các cư dân nghèo.
Từ năm 1952, kế hoạch đô thị hóa phát triển theo hai cách khác nhau : hoặc cải tạo các tòa nhà cũ, hoặc xây dựng mới hoàn toàn các khu nhà, làm biến đổi 100% bộ mặt nhiều khu phố. Tại khu phố lịch sử Marais, nhiều khách sạn cổ trở thành kho hàng hay xưởng nghề thủ công, phần nhiều tòa nhà cũ không được sửa sang chăm chút xuống cấp mạnh mẽ và đối mặt với nguy cơ bị phá dỡ.
Năm 1969, bộ trưởng Văn Hóa André Malraux muốn bảo tồn các tòa nhà mà ông gọi là « di sản lịch sử của thủ đô ». Khu phố Marais được xếp hạng, bảo tồn và « không thể bị phá dỡ ». Rất nhanh chóng, tầng lớp trung lưu và nhiều nghệ sĩ có tiếng tăm đến sinh sống.
Ở khu trung tâm và mạn tây Paris, những người giàu có, nhất là các công chức cao cấp và những người xuất thân từ tầng lớp quý tộc, tư sản vẫn sống trong các khu phố đẹp đẽ, sang trọng do nam tước, tỉnh trưởng Paris Haussmann quy hoạch dưới thời hoàng đế Napoléon III và trong giai đoạn quy hoạch kế tiếp.
Vào giữa những năm 1960, tại khu phố Couronnes, 2.188 căn hộ tồi tàn đã được phá dỡ để xây 1.754 căn hộ mới. Như vậy là có nhiều nhà mới, rộng rãi, hiện đại hơn nhưng số căn hộ lại giảm, tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều khu vực, chẳng hạn ở Belleville vào năm 1975, khiến giới công nhân không thể tiếp tục thuê nhà trong nội thành mà phải dịch chuyển dần ra các khu đô thị mới ở ngoại ô.
Trong những năm 1930, hàng loạt tòa nhà giá rẻ xây bằng gạch đỏ mọc lên bao quanh Paris ở khu vực vành đai, thì tới những năm 1960, HLM - tạm dịch là « nhà cho thuê với giá thấp » - lại là một phép nhiệm màu để giải quyết nhu cầu nhà ở của những người có thu nhập khiêm tốn.
Trong thập niên 60 -70, mỗi tòa nhà thường có một người, đa phần là phụ nữ, trông coi tòa nhà, nhận thư từ bưu phẩm từ người đưa thư, giao cho các hộ gia đình và phụ trách quét dọn vệ sinh. Họ cũng là người làm nhiệm vụ nhắc nhở, đòi tiền thuê nhà của các hộ gia đình thanh toán tiền muộn. Chính vì thế, họ vừa là người rất gần gũi với cư dân, nhưng cũng thường bị nhiều người tránh né.
Tiện nghi sinh hoạt
Cùng với sự ra đời của các tòa nhà mới, tiện nghi bên trong các căn hộ cũng đạt bước tiến mới và dẫn tới một cuộc cách mạng về thói quen sinh hoạt của người dân Paris.
Các cửa hàng bán than và những người thợ khuân than củi nặng nề trèo lên cầu thang bộ cao phục vụ các gia đình sưởi ấm vào mùa đông giá rét dần biến mất. Lò sưởi đốt bằng than riêng trong từng hộ gia đình được thay thế bằng hệ thống sưởi ấm chung cho cả khu nhà. Thang máy cũng được lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng.
Lavabo, nước nóng - lạnh, bồn tắm … là những thứ không thể thiếu trong các ngôi nhà, căn hộ mới. Đã qua rồi cái thời người Paris mang dầu gội, xà phòng đi tắm gội 1 lần/tuần ở nhà tắm công cộng. Người dân dần có thói quen tắm rửa hàng ngày và tại nhà. Cảnh tượng nhà vệ sinh chung cho cả tầng ướt bẩn nhớp nháp, nước chảy dọc hành lang, tong tỏng xuống cầu thang cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Tại sao VN có nhiều quan tham ? (bài 2) 
- Vì ko có tam quyền phân lập * : đảng viên các cấp tha hồ tham nhũng và lạm quyền , coi thường dư luận , ko sợ gì hết vì đảng nắm quốc hội và tòa án . Đối với họ CÒN ĐẢNG THÌ CÒN MÌNH !!!
- Tôi ko sợ kẻ thù mà chỉ sợ cấp dưới hay thân cận của tôi thấy tôi có sai lầm mà ko dám nói cho tôi biết .-- Hoàng đế Napoléon .
- Sai lầm ko tác hại nặng nề bằng tiếp tục sai lầm mà ko chịu sửa chữa . 
Chính phủ các nước dân chủ trên thế giới , trong đó có VNCH , từ nhiều thập niên trước đây đã coi trọng việc PHẢN HỒI (feedback) . Dưới chế độ VNCH , các đơn vị quân sự từ cấp sư đoàn hay tương đương đều có ban Thông tin Báo chí (Press and Information Office) . Nhiệm vụ của ban này là HÀNG NGÀY đọc các báo trong và ngoài nước , nghe các đài phát thanh như BBC hay VOA , v.v... để xem họ có bài báo hay bản tin nói về chính phủ , quân đội , cảnh sát , các tệ đoan xã hội như mãi dâm , ma túy , cường hào ác bá , lạm quyền hay tham nhũng trong đơn vị , khu vực mà họ quản lý ; nếu có , họ sẽ trình TL . Ở các bộ , Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống cũng có một ban hay sở như vậy .
Chỉ cần 1 tờ báo tại Sài gòn đăng 1 động mãi dâm hay ổ ma túy tại 1 phường nào là họ trình tổng trấn Sài gòn - Gia định (chỉ huy 1 đơn vị cấp SĐ bảo vệ thủ đô) để ông này ra lịnh cho bên CS dẹp ngay chỗ đó . Nếu sau đó vài tuần , báo này lại đăng động mãi dâm hay ổ ma túy vẫn còn hoạt động thì CS phụ trách phường đó sẽ mất chức và CS phụ trách quận đó sẽ bị khiển trách . Vì những tin như vậy có thể vào mắt TT Thiệu hay TT Khiêm .
Có 1 lần , một người lính nghĩa quân gác cầu ngủ gục, 1 phóng viên Mỹ chụp ảnh này đăng báo : các ban thông tin báo chí cấp SĐ , cấp bộ , tại Phủ TT , Phủ tổng thống trình cho ông Thiệu . Ông đã khiển trách nặng vị Tỉnh trưởng quản lý cầu đó . 
Sau một cuộc HQ lớn vào vùng nào , sau đó ít lâu , SĐ cử ng đến thăm dò để xem dân có than phiền về việc lính tráng phá phách hay hà hiếp dân . Nếu có sẽ bảo tiểu đoàn trưởng giáo dục BS hay TĐT có thể mất chức , v.v... 
Cũng nhờ đó , các tệ đoan xã hội , các điều trái tai gai mắt , v.v... rất ít và không dai dẵng như hiện nay . / . 
* Thời trước , VNCH đã áp dụng tam quyền phân lập dù vẫn còn hạn chế do chiến tranh ác liệt . Ba quyền đã cân bằng và giám sát lẫn nhau cộng với sự có mặt của báo chí tư nhân : do vậy nếu có cấp lãnh đạo nào , từ cấp xã đến trung ương , bị tố tham nhũng hay lạm quyền , CP phải tiếp thu và chỉnh đốn ngay . Đầu năm 1975 , trong cảnh dầu sôi lửa bỏng của chiến sự , Tướng Toàn , TL quân khu 2 bị quốc hội tố cáo tham nhũng , TT Thiệu phải thay bằng tướng Phú , khả năng chỉ huy kém hơn và hậu quả như các bạn đã biết . 
(Trong mùa hè đỏ lửa 1972 , nếu ko có tài chỉ huy và dũng cảm của tướng Toàn , quân khu 2 đã mất rồi) . 
Trong khi đó , ngày nay , các ông Trọng , Phúc , Quang , các bộ trưởng , các chủ tịch tỉnh/huyện , v.v... gần như ông nào cũng bị báo chí lề trái và lề phải tố giác lạm quyền và tham nhũng mà phần lớn các ông này đều IM LẶNG , KHÔNG PHẢN ỨNG GÌ HẾT . Họ coi thường dư luận cũng phải thôi vì Đảng chỉ huy quốc hội và tòa án , họ còn sợ ai !!!
Vì CÒN ĐẢNG THÌ CÒN MÌNH !!!!
Lời dạy của nhà thơ La-Mã Horace 
(65 trước CN - 8 trước CN)  gửi tới 
chúng ta.
- Hãy nhớ  rằng ngày nào cũng đều 
có thể là ngày cuối  cùng  của  bạn.
- Đi  sau  tội  ác  là  sự  trừng  phạt.
- Hãy chừng  mực  trong  mọi   thứ.
- Không ai bằng lòng với đời mình,
 ai   cũng   ganh   tỵ  với  phần  của 
người khác. 
Đây cũng là bài học cho mọi người.

Giáo hội Miền Bắc dưới thời cộng sản từ 1954 đến nay (kỳ II)

Thứ Năm, 07-07-2016 | 08:59:54
2. Dấu ấn của một thời
a. Những ký ức buồn thảm
Giáo hội Miền Bắc kiệt quệ không chỉ vì cuộc di cư lớn lao năm 1954.
Với số lượng giáo dân ít ỏi còn ở lại, kể từ đây, Giáo hội Công giáo Miền Bắc bắt đầu phải đối diện với những khó khăn từ chính sách thù nghịch Công giáo của người cộng sản.
Theo Stephen Denney, vì luôn coi Giáo hội Công giáo là “lực lượng cạnh tranh với chế độ mới” nên ngay khi nắm chính quyền, những người cộng sản, một mặt tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của Giáo hội, mặt khác tìm cách biến Giáo hội thành một thứ “công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ”.
Thực tế, trong lúc Hiệp định Geneva ký kết còn chưa ráo mực, cuộc di cư hai miền Nam – Bắc còn đang tiến hành, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cấp tốc thành lập cái gọi là “Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu nước và yêu hòa bình”, nhằm “tuyên truyền chính sách của chính quyền đối với người Công giáo và động viên các tín hữu ủng hộ chế độ Cộng sản”.
Hội nghị đầu tiên của Ủy ban được nhóm họp lần đầu tại Hà Nội từ ngày 8-11/3/1955, với 191 đại biểu trong đó có 46 linh mục, 8 tu sĩ và 137 các vị đứng đầu ban hành giáo các giáo xứ. Hội nghị bầu ra một ủy ban chấp hành, đứng đầu là một nhóm nhỏ các linh mục ủng hộ Việt Minh gồm có Cha Vũ Xuân Kỷ (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Nam Định) làm chủ tịch, Cha Hồ Thành Biên (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Sóc Trăng) làm phó chủ tịch. Các linh mục khác đảm nhiệm các vai trò nổi bật trong ủy ban gồm có Cha Nguyễn Thế Vịnh (tỉnh Ninh Bình) và một người miền Nam tập kết, Cha Võ Thành Trinh (người em của ông này là sq VNCH ở tù cùng buồng với tôi tại trại Nam Hà.-- Tài) . Mục tiêu của ủy ban này, như được hội nghị dự kiến, là giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhằm “giải thoát người Công giáo Việt Nam khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa đế quốc ngõ hầu phục hồi tư cách xứng đáng cho Mặt trận Tổ Quốc và quốc gia”. Một xuất bản phẩm hằng tuần, tờ Chính Nghĩa, được Ủy ban thành lập, truyền thông suốt ba thập niên sau đó các quan điểm của người Công giáo “tiến bộ” và chỉ trích các giám mục và linh mục bị phán đoán là quá bảo thủ. (x. Pedro Ramet… “Catholicism and Politics in Communist Societies – Công Giáo Và Đời Sống Chính Trị Trong Các Xã Hội Cộng Sản”, pp. 270-295).
Ông Hồ Chí Minh với các đại biểu dự cái gọi là Đại hội đại biểu những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3/1955
Ông Hồ Chí Minh với các đại biểu dự cái gọi là Đại hội đại biểu những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3/1955
Việc thành lập cái gọi là Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu nước, mà di chứng và những hậu quả của nó để lại còn lâu mới xóa nhòa trong ký ức của người Công giáo Việt Nam, thực ra, mới chỉ là khúc dạo đầu trong chính sách hạn chế sự phát triển của Công giáo tại Miền Bắc của nhà nước cộng sản.
Theo Stephen Denney, cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất” mà cộng sản áp dụng từ năm 1953 và đỉnh cao là năm 1956, cùng với chiến dịch “Cải tạo Công Thương nghiệp” sau đó, mới là cú đánh kinh hồn gây chia rẽ giữa một bộ phận giáo dân Công giáo và các chủ chăn của họ. Trong giai đoạn này, nhiều linh mục đã bị bắt giam. Các giáo dân nhiệt thành cũng chịu chung số phận với các chủ chăn của họ. Nhiều cơ sở tôn giáo bị cướp đoạt cách trắng trợn. Chủng viện bị đóng cửa. Đất đai, tài sản của Giáo hội bị tịch thu, chỉ riêng tại thành phố Hà Nội đã có khoảng gần 100 cơ sở bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm cách trái pháp luật (x. Ibid.).
Song song với việc cưỡng chiếm tài sản hợp pháp của Giáo hội, chính quyền cộng sản, ngay từ những năm 1954, đã bắt đầu chiến dịch tuyên truyền đả kích Giáo hội, nhiều nhà văn, nhà thơ được huy động làm bồi bút cho chế độ và đích nhắm là đánh phá Giáo hội Công giáo. Những câu nói như: “Vì đạo mà mất nước”, “theo đạo là theo Tây”, “theo đạo là phản động”, “đạo Công giáo vứt bỏ bàn thờ ông bà”… là những câu nói cửa miệng của những cán bộ tuyên huấn và ngay cả những người được gọi là trí thức của chế độ đang giảng dạy tại các trường đại học. Nhiều tác phẩm văn học công kích Giáo hội Công giáo như Bão Biển của Chu Văn hay Vỡ đê của Nguyễn Khải… được đưa vào sách giáo khoa tại các trường phổ thông trung học. Có thể nói, chế độ cộng sản đã huy động một hệ thống tuyên truyền đồ sộ, với các loại hình khác nhau, từ rỉ tai tuyên truyền tới công khai thách thức, từ sách vở báo chí, cho tới phim ảnh truyền hình, bằng những ngón nghề xảo quyệt, vẽ lên hình ảnh Giáo hội Chúa Kitô ở Việt Nam là “phản động”, cần phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Và họ đã thành công khi tạo ra được trong con mắt người dân Việt Nam nói chung một cái nhìn thiếu thiện cảm đối với đạo Công giáo.
Đối với những người Công giáo, trước những tuyên truyền của chế độ, phần đông các tín hữu tại giáo tỉnh Miền Bắc mang nơi mình thứ mặc cảm về niềm tin của mình mà di lụy của nó còn kéo dài cho tới tận hôm nay, khi nhiều người vẫn không dám tự tin nhận mình là tín hữu Công giáo ở những nơi công cộng hay khi gặp gỡ bạn bè. Có lẽ, phải còn lâu lắm, Giáo hội Công giáo Miền Bắc mới có thể xóa nhòa được những hệ quả khủng khiếp mà chính quyền cộng sản đã gây ra cho xã hội Việt nam nói chung và Giáo hội Chúa ở Miền Bắc nói riêng.
Sau khi đã thành công trong chiến dịch tuyên truyền đả phá Giáo hội, chính quyền cộng sản đã không dừng lại, Trái lại, họ tìm cách cô lập những người công giáo, biến những làng công giáo sau di cư thành những “làng lương” trong đó người công giáo chỉ còn là thiểu số. Những làng công giáo ít người di cư, nhà cầm quyền dùng chính sách “đi kinh tế mới” đẩy họ tới các tỉnh biên giới nơi không có bất cứ bóng dáng của những giáo đường. Người công giáo bị xếp vào thành phần “những công dân hạng hai” trong xã hội, những thành phần cần thiết phải bị lưu đầy.
Mặt khác, với quyền lực trong tay, chính quyền cộng sản còn tìm mọi cách “luật hóa” những sinh hoạt của Giáo hội bằng những thứ nghị định, nghị quyết hay pháp lệnh, với những thứ phép tắc mà thực chất là những cấm đoán bất kể điều đó có vi phạm tới tự do tôn giáo của người dân hay không. Có thể thấy rõ, những lãnh vực mục vụ trước đây vốn thuộc về thế mạnh của Giáo hội như giáo dục, y tế, bác ái thì bị cấm đoán. Nhiều chức vụ xã hội, người Công giáo cho tới tận hôm nay, vẫn không thể bước chân vào nếu không tuyên bố bỏ đạo, như ngành công an, ngoại giao…
Bên cạnh những thứ gọi là “văn bản luật”, chính quyền cộng sản đã ngang nhiên tìm đủ mọi cách ngăn chặn các Giám mục, linh mục tới phục vụ con chiên ngay trong địa hạt quản lý mà Giám mục giáo phận ủy thác cho họ. Thực tế, tại Giáo phận Hưng Hóa, mãi tới năm 1987, lần đầu tiên, Đức Giám mục Giáo phận Hưng Hóa mới được phép đến thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho một giáo xứ tại tỉnh Phú Thọ, mà linh mục chính xứ khi đó đang là ủy viên hội đồng nhân dân tỉnh. Câu chuyện Đức Giám mục Vinhsơn Phạm Văn Dụ, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, phải 19 năm sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa năm 1960, trên đường chạy loạn cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), mới được Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng, phong chức “Giám mục chui” tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Bắc Ninh, là minh chứng hùng hồn cho chính sách “siết chặt” mà nhà cầm quyền Hà Nội áp đặt lên Giáo hội Công giáo Miền Bắc.
Thái Hà, ngày 5 tháng 7 năm 2016
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R
(còn tiếp)
Nguồn : http://chuacuuthe.com/giao-hoi-mien-bac-duoi-thoi-cong-san-tu-1954-den-nay-ky-ii/
Đọc thêm kỳ 1 ở :http://chuacuuthe.com/thoang-nhin-ve-su-hien-dien-day-kho-khan-cua-giao-hoi-mien-bac-duoi-thoi-cong-san-tu-1954-den-nay-ky-i/