Saturday, March 31, 2018


Tưởng Năng Tiến – Đảng & Đạo

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018 | 28.3.18


Nếu kể, dù thật sơ sài, hết các vụ đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, e rằng phải vài ngàn trang sách. - Tâm Thanh

Phong trào Phóng Tay Phát Động Quần Chúng – hồi giữa thế kỷ XX – không chỉ giới hạn vào những cuộc đấu tố hay tiêu diệt địa chủ mà còn mở đầu cho việc tàn phá và hủy hoại chùa, đền, lăng miếu ...

“Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt. Tại ngôi chùa Trang Hà, hàng chục pho tượng đổ ngổn ngang, bị lũ mục đồng ném bùn lấm láp nước sơn. Cái giếng hình bán nguyệt trước cổng chùa đẹp thế mà cũng bị phá phách cầy xới để trồng lúa. Mấy tấm đá ghép cầu bị bê làm hố tiêu. Mấy chiếc bia lớn nhà thờ chánh tổng, cái thì bị đem bắc cầu, cái thì bị bọn mục đồng khiêng đi làm trò chơi rồi ỉa đái vung vãi trên mặt bia... Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đạ bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. NXB Tạp Chí Văn Học: California, 2006).

Đến cuối thế kỷ này, Việt Nam “bước vào thời kỷ đổi mới.” Văn nghệ cũng được tạm thời cởi trói nên nhà văn Nguyễn Khải đã nhanh nhậy cho một quan chức địa phương (nhân vật trong truyện “Người Ở Làng Pháo”) phát biểu đôi lời rất cởi mở và thông thoáng:

“Đình là cái gốc của làng, tôi hô hào dân chúng bỏ tiền ra tu sửa, soạn lại thần phả. Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có Phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng.”

Chuyện thiện/ác, hay hiền lành/tử tế, ở đời (e) không giản dị như trong trí tưởng tượng của ông Nguyễn Khải: cứ “mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại.”

Câu hỏi đặt ra là : “Sư đâu mà mời, trong cả nước và nhất là miền Bắc hiện nay, sự đào tạo tu sĩ vẫn còn hạn chế, khó khăn lắm! Niềm ao ước bức thiết của mọi người - của xã hội ta - bây giờ là có thật nhiều bậc chân tu.” (Phạm Xuân Đài. “ Chùa Là Cái Thiện Của Làng.” Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Cali 1994).

Ủa, đất nước có hằng trăm triệu dân – đa số là tín đồ của đạo Phật –  sao lại thiếu tăng ni vậy cà?  Muốn biết “sao” có thể tìm đọc qua đôi ba tác giả khác:

Vương Trí Nhàn:

Ngày Phật đản... Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận.

Dương Thu Hương:

Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà “sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:

– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!….

Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:

– Mày chết đi…..

Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng “mô phật” như lần trước cô ta ném cho tôi một cáinhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. “Nhân sự” do “bên trên” đưa xuống.

Vậy cái gì là “bên trên” ?

Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở? …. Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. 

Như vậy, cứ theo như lời của nhà phê bình văn học/xã hội Vương Trí Nhàn và nhà văn Dương Thu Hương thì chùa chiền hiện nay toàn là sư hổ mang và ni mái gầm thôi sao? Nhị vị e có quá lời chăng?

Câu trả lời có thể tìm được qua báo Nhân Dân (số ra ngày 14 tháng 3 năm 2018) về tiểu sử của một vị tu sĩ Phật Giáo, vừa “viên tịch” vào ngày 12/3 vừa qua:

“Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thế danh Hoàng Đăng Sam (Soang), Pháp hiệu Viên Minh, sinh năm 1929, tại thôn Đông Bình, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình thuần nông vùng thôn quê thuần túy kính tín Đạo Phật...

Hòa thượng đã nhận được những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Giáo hội: Huân chương Độc lập hạng nhất, ba; Huân chương Kháng chiến hạng nhì; Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng ...
Trước sự kiện này, blogger Phạm Lê Vương Các có nhận xét như sau:

“Từ khi đi theo Đảng rồi vào cửa Phật, đồng chí Hoàng Đăng Sam có pháp danh là Thích Thanh Sam. Trong quá trình tham gia cách mạng và tu luyện Phật pháp, đồng chí-hoà thượng Sam không ngừng rèn luyện phấn đấu, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến năm 1981 khi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời thay thế cho Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, đồng chí được cơ cấu vào nhiều vị trí khác nhau trong Giáo hội.

Trước khi qua đời, đồng chí được Đảng tin tưởng và Giáo hội tín nhiệm giao giữ chức vụ Phó Pháp Chủ, là nhân vật quyền lực số 2 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”

Dương Thu Hương gọi loại người như đồng chí Hoàng Đăng Sam là ... “lợn,” và xác quyết rằng Nhà Nước Việt Nam đã “thả lũ lợn bẩn thỉu” này “vào khắp chùa chiền xứ sở.” Thực ra, giáo đường và thánh thất ở đất nước này cũng chả đâu mà thiếu loại đảng viên/tu sĩ như thế. Và điều này hoàn toàn không mới mẻ gì, cũng không che mắt được ai, dù vẫn được dấu kín như ... mèo dấu cứt.

Theo nhận định của VOA (nghe được vào hôm 16 tháng 3 năm 2018) thì việc “Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng” chỉ là một vụ “lộ tin!”

Bản Báo Cáo Tự Do Tôn giáo Quốc Tế của USCIRF, năm 2017, có đoạn sau:

 Hôm 26/4, trong báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh giá rằng Việt Nam “tiếp tục có tiến bộ về các điều kiện tự do tôn giáo”, nhưng “các vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng nông thôn tại một số tỉnh, thành.”

Hin ti Vit Nam b USCIRF xếp vào Cp 1 (Tier 1), tc là thuCác Quốc gia cần phải Quan tâm Đặc biệt – CPC. Trong tương lai, USCIRF có th đưa Vit Nam vào danh sách Cp 2 (Tier 2), tCác quốc gia và Khu vực cần Theo dõi, nhưng USCIRF nóđiu này còn tùy thuc liu chính ph Vit Nam có thc hin và thc thi lut mi “theo tinh thn bo đm quyn li ca các t chc tôn giáo và các đo hu, đem li s đi x bình đng và công bng cho c nhng nhóm tôn giáo được nhà nước bo tr cũng như nhng nhóm đc lp, các nhóm có đăng ký và không đăng ký.”

Đến tháng 5 năm 2018, theo VOA :“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định 10 quốc gia, trong đó có Myanmar, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên vào danh sách các "Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt"( CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vì đã tham gia hoặc dung túng các vi phạm tự do tôn giáo. Các nước Eritrea, Sudan, Ả-rập Xê-út, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan...”

Việt Nam, tự nhiên, biến mất khỏi danh sách những “quốc gia cần quan tâm” – dù xứ sở này theo chế độ đảng trị và đảng viên vẫn thường xuyên được giao trọng trách “nằm vùng” trong chùa đền, giáo đường, và thánh thất.
F.B Đoàn Bảo Châu đặt câu hỏi: “Bức tranh của xã hội Việt Nam có mầu gì?” Rồi ông tự giải đáp: “Cả xã hội này chỉ là một sân khấu để bọn chúng diễn trò.” “Bọn chúng” (nghĩ cho cùng) không chỉ là cái “đám” cộng sản đang cầm quyền ở VN mà còn phải kể luôn cả ... những ông những bà quan chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nữa.

Tưởng Năng Tiến


(Blog RFA)







Căn cứ Dak Seang 1970 

Bài 1 : http://chientranhvietnam.com/2018/03/19/trai-luc-luong-dac-biet-dak-seang-1970/
Bài 2 : http://chientranhvietnam.com/2018/03/19/can-cu-dak-seang-1970-p2/



Căn cứ Dak Seang 1970 trong chiến tranh Việt Nam - Dak Seang special forces camp in Viet Nam war
Căn cứ Dak Seang 1970 trong chiến tranh Việt Nam - Dak Seang special forces camp in Viet Nam war

Căn cứ Dak Seang – Đăk Seang được Mỹ xây dựng vào tháng 8 năm 1966 do Lực lượng Đặc biệt của Mỹ chỉ huy, nằm án ngự phía Bắc tỉnh Kon Tum và biên giới Việt – Lào nhằm chống lại sự xâm nhập của quân Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam
Ở chiến trực thăng bị bắn rơi, khẩu đại liên M-60 trên trực thăng vẫn còn xử dụng được. Súng đạn các binh sĩ Việt Nam tử thương văng vương vãi trên mặt đất. Bivens đưa cho Summers hai quả lựu đạn, leo trở lại chiếc trực thăng, dùng khẩu đại liên M-60 bắn trả lại địch quân. Lúc đó, sáu quân nhân Việt Nam chạy theo triền đồi, vào trong rừng, bỏ lại năm quân nhân Hoa Kỳ cùng với một xác chết của Trung Sĩ (Montana). Sau đó Bivens chạy tới chỗ Montana nằm chết định lấy máy truyền tin để liên lạc, nhưng máy truyền tin cũng ăn đạn không xử dụng được. Bivens quay trở lại thủ khẩu đại liên trên trực thăng.
Trong khi năm quân nhân Hoa Kỳ kẹt dưới đất, các trực thăng võ trang Cobras bay vòng trên đầu bắn xuống hỏa tiễn cùng với khẩu minigun sáu nòng. Được các trực thăng võ trang yểm trợ, hai trực thăng khác bay vào bãi đáp để đổ quân tiểu đoàn 3/42. Chiếc đầu tiên vào do phi công Don Johnson lái, trúng đạn. Đạn bay xuyên qua kính trước phi cơ, trúng vào áo giáp, viên khác trúng quả lựu đạn khói mà phi công thường đem theo để dùng trong trường hợp khẩn cấp.


Biệt động quân biên phòng cùng binh sĩ lực lượng đặc biệt Mỹ đang xây dựng tuyến phòng thủ ở căn cứ Dak Seang năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam - ARVN rangers and US special forces prepare defence lines in Dak Seang base in 1967 in Viet Nam war
Biệt động quân biên phòng cùng binh sĩ lực lượng đặc biệt Mỹ đang xây dựng tuyến phòng thủ ở căn cứ Dak Seang năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam – ARVN rangers and US special forces prepare defence lines in Dak Seang base in 1967 in Viet Nam war

Trong phi cơ, khói vàng tỏa ra lan tràn đầy phi cơ. Chiếc trực thăng trúng đạn vào nhiều chỗ, đảo qua hướng khác, muốn rơi xuống thung lũng. Trung Úy phi công phụ Larry Leonard cầm cần điều khiển phi cơ lấy lại được thăng bằng rồi bay về đáp khẩn cấp ở Dak To.
Chiếc thứ hai cũng không may mắn gì hơn, trúng đạn, vội đổi hướng bay về Dak To. Trên bầu trời, Đại Úy Gary Knight, phi tuần trưởng trực thăng võ trang Buccaneer nhìn hai chiếc trực thăng đổ quân bay lết về Dak To. Nhận thấy bãi đáp Cam quá nóng (hot, nguy hiểm), ông ta quyết định hủy bỏ chuyến đổ quân. Đoàn trực thăng Hoa Kỳ bay trở về Kontum thả “hành khách” 3/42 xuống phi trường, lấy thêm xăng rồi bay về Pleiku. Trong khi đó, mấy trực thăng khác đang trên đường đến bãi đáp Cam để cứu phi hành đoàn chiếc trực thăng bị rớt.
Lúc đó khoảng 9 giờ sáng, hai trực thăng (chở toán biệt kích), cùng các trực thăng võ trang Cobra khác trong phi đoàn 361st Báo Hồng (Pink Panther) trên đường bay về Dak To, sau khi thả toán biệt kích thuộc Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG). Đoàn trực thăng “biệt kích” được một trực thăng khác cho biết về chiếc trực thăng bị bắn rơi cùng với số phận phi hành đoàn kẹt nơi bãi đáp Cam.
Sau khi đoàn trực thăng “biệt kích” đáp xuống Dak To (đơn vị SOG thiết lập căn cứ hành quân tiền phương FOB ở đây), hai phi công James Lake và William MacDonald chạy vào đơn vị SOG, yêu cầu cho họ đi cứu phi hành đoàn lâm nạn. MacDonald là bạn học với viên phi công lâm nạn Barthelme từ hồi học trung học. Cả hai cùng gia nhập quân đội và cùng học lái trực thăng. MacDonald giải thích thêm cho cấp chỉ huy, rằng không phải chỉ vì tình bạn, anh ta cùng với Barthelme là phi công trực thăng “làm việc” cho đơn vị SOG. Cấp chỉ huy SOG nơi căn cứ hành quân chấp thuận và ra lệnh cho hai trực thăng cấp cứu cùng với hai Cobra hộ tống đi cứu phi công Barthelme cùng với phi hành đoàn nơi bãi đáp Cam. Trước hết, Lake và MacDonald phải bay về Kontum để đón toán Brightlight (toán biệt kích này chuyên môn đi cứu tù binh, cấp cứu phi công bị bắn rơi, kể cả nơi miền Bắc). Toán biệt kích Brightlight sẽ chuẩn bị xong lúc 10 giờ sáng và đợi trong căn cứ SOG (B15, Kontum).
Trong phi trường Pleiku, Đại Úy Knight phi tuần trưởng đoàn trực thăng võ trang được lệnh ở lại trong phi trường. Không lực Hoa Kỳ đã thông báo, phòng Tìm Kiếm và Cấp Cứu (SAR) đang lo chuyện cấp cứu phi hành đoàn nơi bãi đáp Cam.
Trong lúc đó trên không phận bãi đáp Cam, viên phi công trưởng đoàn trực thăng đổ quân Hoffman vẫn bay vòng trên đầu cho những quân nhân Hoa Kỳ ở dưới yên tâm. Anh ta trông thấy một chiếc C-123 bay thấp, cửa sau đã mở ra rồi một nhân viên phi hành đạp xuống một kiện hàng lớn bên trong đựng máy truyền tin, vũ khí đạn dược, dụng cụ cấp cứu, thuốc men cho những người ở dưới. Không may, kiện hàng rơi ra ngoài, xuống thung lũng.
Một trực thăng cấp cứu khác được hai chiếc Cobra hộ tống định “vào” bãi đáp nhưng bị phòng không của địch bắn lên tới tấp, cả ba trực thăng phải quay trở ra. Thêm ba trực thăng loại nhỏ OH6 LOH vào vùng. Họ không liên lạc hàng ngang nên Hoffman không biết họ là ai. Một chiếc “thử thời vận”, bay từ dưới thung lũng vòng lên. Chiếc này cũng ăn đạn, vội bay trở xuống thung lũng.
Một trực thăng đơn độc, cất cánh từ Dak To chở theo một Trung Sĩ LLĐB (không biết danh tánh). Chiếc này bay vào để thả xuống viên Trung Sĩ LLĐB can đảm. Anh ta đem theo máy truyền tin để liên lạc với các đơn vị cấp cứu. Kết qủa, chiếc trực thăng trúng đạn nhiều nơi, viên Trung Sĩ LLĐB bị thương nặng, và hai phi hành đoàn trực thăng bị thương. Chiếc trực thăng phải bay trở về Dak To.
Trong khi đó, tình hình dưới đất trong bãi đáp gần căn cứ Dak Seang cũng không sáng sủa hơn. Summers thủ khẩu M-16 với bốn băng đạn, còn Bivens thủ khảu đại liên M-60 trên trực thăng. Mỗi khi có trực thăng bay ngang qua, tất cả đều đưa tay lên vẫy kể cả Al Barthelme, nằm ngửa trên mặt đất, đã bị thương nặng nơi ngực. Đến gần trưa, Al barthelme đã hết vẫy tay, máu ra nhiều, kiệt sức, nằm chờ chết.
Quân Bắc Việt trên bãi đáp vẫn bắn về hướng Bivens và Summers, cố tình ngăn chặn những chuyến cấp cứu. Đến trưa, Summers đã xử dụng hết hai quả lựu đạn và bắn hết đạn khẩu M-16.
Trong căn cứ hành quân của đơn vị SOG (B15, Kontum), Trung Sĩ Nhất Dennis Neal, trưởng toán biệt kích Montana, Trung Sĩ Nhất Michael V. Kuropas, trưởng toán biệt kích Vermont, tình nguyện tuyển chọn mấy binh sĩ người Thượng để đi cấp cứu (Các toán biệt kích SOG ngòai Đà Nẵng “CCN” và trên Kontum “CCC” có tên những tiểu bang ở Hoa Kỳ như Idaho, Alaska… Các toán SOG ở Ban Mê Thuột “CCS” có tên là những dụng cụ như Hammer, Sickle…). Trong phần thuyết trình, các trưởng toán biệt kích được cho biết, tình hình nơi bãi đáp Cam rất “xấu”, nguy hiểm. Có thể đó là nơi đặt bộ chỉ huy cấp sư đoàn của quân đội Bắc Việt, với hầm hố, công sự chiến đấu. Cả hai đều chấp nhận, cùng với mấy binh sĩ Thượng lên trực thăng do phi công MacDonald lái, bay về hướng căn cứ Dak Seang.
Chiếc trực thăng chở toán biệt kích Brightlight đến không phận căn cứ Dak Seang đúng lúc hai phản lực cơ Phantom từ Pleiku lên thả bom trên những ngọn đồi lân cận bãi đáp Cam. Trước đó đã có bốn khu trục cơ A-1 Skyraider thả bom Napalm. Ngoài ra có hai trực thăng khổng lồ Jolly Green thuộc phi đoàn cấp cứu 37 từ Đà Nẵng vào, đang trên đường tới bãi đáp Cam. Chiếc trực thăng bao vùng thông báo cho hai chiếc Jolly Green biết, bãi đáp rất “nóng”, không thể “vào” một cách bình thường. Tuy vậy hai chiếc trực thăng Jolly Green vẫn dàn đội hình hàng dọc bay vào mục tiêu.
Jolly 27 là chiếc dẫn dầu do Đại Úy Travis Scott lái, phi công phụ là Thiếu Tá Travis Wofford, chuyên viên cơ phi là Jerold Hartzel, và chuyên viên thả dây cấp cứu L. E. Davis. Khi còn cách bãi đáp một phần tư dặm, Jolly 27 báo cáo bị bắn từ hướng mười một giờ, và hướng hai giờ. Vừa báo cáo xong, chiếc trực thăng bị trúng đạn hư hại hệ thống nước, rơi xuống một sườn đồi bốc cháy. Chiếc Jolly 29 bỏ mục tiêu bãi đáp Cam, xuống cứu phi hành đoàn chiếc Jolly 27. Họ lấy được xác Đại Úy Travis Scott, bị chết vì trúng đạn phòng không. Đem về được tất cả mọi người, cả ba người sống sót Wofford, Hartzel và Davis đều bị phỏng nặng. Sau đó Jerold Hartzel chết trong bệnh viện dã chiến 71 Hoa Kỳ. Chiếc trực thăng Jolly 29 quay trở về Pleiku, hết xử dụng được vì trúng đạn quá nhiều.
Hai chiếc trực thăng của MacDonald, Lake cùng với toán biệt kích Brightlight bay thật cao trên không phận bãi đáp gần căn cứ Dak Seang, chứng kiến cuộc giải cứu của đơn vị SAR (Jolly Green) thất bại. Thêm một trực thăng khác với phi hành đoàn mặc áo giáp và lót áo giáp dưới nêm ghế chống đạn bay vào bãi đáp, cũng bị bắn cháy động cơ, phải bay trở ra đáp khẩn xuống một khoảng đất trống về hướng đông nam và được một trực thăng khác đến cứu thoát phi hành đoàn.
Qua sự liên lạc giữa các trực thăng, chưa ai nghĩ ra cách vượt qua màng lưới phòng không của địch để vào bãi đáp cứu phi hành đoàn lâm nạn. Vấn đề thời tiếp làm cho tình hình trở nên xấu hơn, mây đen kéo đến sẽ làm công việc cấp cứu phải đình lại. Lúc đó William (Bill) MacDonald thông báo mình sẽ bay vào.
MacDonald lái chiếc trực thăng, ngồi bên cạnh anh ta là Tom Bennie. Sau khi thông báo cho toán biệt kích Neal, Kuropas mình sẽ bay vào, MacDonald cho trực thăng hạ thấp xuống, rơi thẳng đứng xuống thung lũng phiá dưới. Jim Lake, cùng với phi công phụ John Kenny bay theo. MacDonald điều khiển chiếc trực thăng bay dưới thung lũng rồi bất ngờ lấy lại cao độ bay đến bãi đáp. Ngay tức khắc, chiếc trực thăng trúng đạn phòng không và đủ loại đạn súng tay AK-47, B-40, tuy nhiên MacDonald vẫn lao vào bãi đáp và đáp xuống.
Đằng sau lưng MacDonald, trong lòng chiếc trực thăng, toán biệt kích Brightlight, Neal, Kuropas, cùng binh sĩ Thượng đều nằm chết, đạn bắn xuyên qua thân chiếc trực thăng. Ngay tức khắc Summers, Miller và Davies chạy lại chiếc trực thăng, đằng sau lưng họ, một toán quân Bắc Việt cũng chui ra khỏi khu trú ẩn vừa bắn, vừa đuổi theo. Bivens bắn thêm một loạt đạn M-60 để cản địch quân lại rồi cũng chạy ra chiếc trực thăng thứ hai vừa đáp xuống.
Trong lúc chạy ra trực thăng, Summers lãnh thêm hai viên đạn, một vào lưng, một vào chân trái. Davies cũng trúng nhiều viên đạn, nằm ngất đi trên sàn trực thăng, đạn trúng vào hàm, bàn tay và lưng. Miller may mắn không trúng đạn, anh ta đỡ Davies lên trực thăng rồi chạy lại nắm tay lôi Al Barthelme về phiá trực thăng. Summers lấy một khẩu M-16 từ một binh sĩ Thượng đã chết phụ với người xạ thủ đại liên bắn cản không cho địch quân xông ra chiếc trực thăng.
MacDonald và Bennie vẫn bình tĩnh ngồi chờ cho mọi người lên trực thăng. Đạn AK-47 vẫn nổ dòn xuyên qua trực thăng làm Bennie trúng một loạt đạn vào cả hai chân. Trước khi hạ cánh, MacDonald nhìn đồng hồ vẫn còn 1100 cân Anh nhiên liệu (pounds), lúc đó đồng hồ báo chỉ còn lại 400, chiếc trực thăng đã trúng nhiều đạn, thủng bình xăng. MacDonald vẫn ráng chờ cho đến phút cuối, cho Lake biết anh ta phải rời bãi đáp, gần hết nhiên liệu để bay về và không còn điều khiển được cánh quạt đuôi (trúng đạn). Không còn cách nào hơn, viên phi công can đảm ngóc đầu chiếc trực thăng lên, cố gắng điều khiển chiếc trực thăng “bị thương” lết về căn cứ Dak Seang.
Khi MacDonald cất cánh, Bivens vẫn còn tác xạ khẩu đại liên M-60 để cầm chân địch quân, Roger Miller vẫn chưa ra kịp trực thăng, kẹt lại dưới đất. Trong lòng chiếc trực thăng, Davies nằm bất tỉnh, Summer ngồi cạnh trưởng toán biệt kích Brightlight, chợt nhận ra người bạn Neal, Summers cố gắng làm cho Neal sống lại nhưng đã trễ. Lake lái trực thăng bay theo MacDonald về hướng trại LLĐB Dak Seang, họ không biết căn cứ đã bị địch bao vây. Hai chiếc trực thăng vừa đáp xuống, đạn ở đâu bắn xối xả vào hai chiếc trực thăng. Neal trông thấy, người xạ thủ khẩu đại liên M-60 trúng đạn rơi ra ngoài. Đạn bay tới tấp đập vào kính trước chiếc trực thăng, lính chính quy Bắc Việt dàn hàng ngang đang tiến tới, chỉ còn cách hai chiếc trực thăng khoảng 100 thước.
Summers một cựu Biệt Động Quân Hoa Kỳ, lúc đó đã ăn mấy viên đạn vào người, nhẩy ra khỏi chiếc trực thăng, chạy ra nấp phiá sau. John Kemper, một quân nhân LLĐB đang phục vụ lần tour thứ ba la lớn gọi Summers chạy lại chiếc trực thăng thứ hai (do phi công Lake lái). Sau đó Kemper chạy lại chiếc trực thăng của McDonald vác Davies lên vai chạy về chiếc trực thăng của phi công Lake.
Trên chiếc trực thăng MacDonald cùng với phi công phụ chui ra khỏi phi cơ rồi lăn xuống mộ hố chiến đấu của trại LLĐB. Nhận thức rằng, trực thăng mình đầy người bị thương, Lake vội vàng cất cánh rời căn cứ Dak Seang bay thẳng về bệnh viện dã chiến 71 ở Pleiku. Ra khỏi hỏa ngục Dak Seang, Lake quay lại nhìn những người bị thương, anh ta ngạc nhiên không thấy Al Barthelme, Summers buồn bã trả lời, Barthelme đã chết, Bivens và Miller vẫn còn kẹt trên bãi đáp Cam.
Đến bệnh viện 71, sau khi các binh sĩ bị thương đã được y tá chăm sóc, viên phi công Lake nhất quyết không bỏ bạn bè, bay trở lại bãi đáp Cam. Anh ta nhất định đi cứu Bivens, Miller và đem xác Barthelme về. Khi chiếc trực thăng đến gần căn cứ Dak Seang, trời bắt đầu xập tối trong vùng đồi núi, Lake buộc lòng phải bay về Kontum.
Miller bị bắt sống, đưa ra ngoài bắc, cuối cùng được trả tự do trong dịp trao đổi tù binh (Home Coming) trong tháng Ba năm 1973. Anh ta kể lại rằng, đêm đó cả hai người, anh ta và Bivens vẫn còn sống trên bãi đáp Cam. Đến sáng hôm sau ngày 16 tháng Tư, hai người tìm cách trốn về phiá có quân đội đồng minh chẳng may bị một toán tuần tiểu Bắc Việt bắt. Miller nói thêm, Bivens đã bị thương vào ngực. Khi bị bắt, cả hai đều được y tá trong quân đội Bắc Việt băng bó. Khoảng bốn hôm sau, sĩ quan Bắc Việt cho biết Bivens đã chết vì vết thương quá nặng.
Ngày 29 tháng Tư năm 1970, một toán tìm kiếm quân nhân mất tích Hoa Kỳ vào đến bãi đáp Cam ở căn cứ Dak Seang, đem về được xác Barthelme và Montana. Herndon Bivens đã mất tích hơn 20 năm vẫn chưa tìm ra xác. Tên của anh ta cũng không có trong danh sách tù binh của Henry Kissinger.
Dallas, Texas. March 10th, 2010

Hướng cụm cứ điểm biên phòng phía Tây sông Poko[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 3, 2 trung đoàn 52 và 64 cùng một tiểu đoàn của trung đoàn 48, sư 320 (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam), đồng loạt tấn công 5 tiền đồn phía Tây sông Pokodo 3 tiểu đoàn Biệt động quân QLVNCH đóng giữ. Tướng Ngô Du điều 2 tiểu đoàn của lữ đoàn dù 2 từ Tân Cảnh về các cứ điểm phía Tây sông Poko để tăng cường phòng thủ, điều trung đoàn 47 đánh ra tăng phái cho 2 đại đội quân địa phương chốt giữ Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bờ Biêng, lập 2 căn cứ hỏa lực đặt tên là "Delta" và "Charlie"[7], trang bị pháo Boforsvà đại liên Vulcan trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh[8] để yểm trợ hỏa lực chống lại sự tấn công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. John Paul Vann cũng cho gọi thêm máy bay cường kích Hoa Kỳ từ Thái Lan đến ném bom xung quanh các cứ điểm này. Do bị lộ trận địa, công tác chỉ huy, phối hợp hiệp đồng pháo binh - bộ binh - phòng không chưa chặt chẽ, thông tin liên lạc kém, bị không quân Mỹ và pháo binh QLVNCH oanh tạc mạnh mẽ, trung đoàn 52 bị thương vong nhiều. Bộ chỉ huy QLVNCH cho rằng "kế hoạch này phối trí tốt đẹp lúc đầu".
Sau khi bổ sung quân số và điều chỉnh lại đội hình, ngày 31 tháng 3, trung đoàn 52 (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) tiếp tục tấn công, chiếm các cứ điểm Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bờ Biêng, cô lập 3 cứ điểm khác ở tây sông Poko.[9].
Từ ngày 3 tháng 4 đến ngày 11 tháng 4, trung đoàn 52 (sư 320A) tiếp tục tấn công cứ điểm "Charlie" (1049), trung đoàn 64 tấn công cứ điểm "Rocket Ridge" (1015). Các cứ điểm khi đó đều đã được tăng viện bằng các tiểu đoàn của Lữ đoàn Dù. Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, bị pháo binh, không quân, đặc biệt là các phi cơ AC-130 Spectre gắn súng máy bắn ngăn chặn suốt ngày đêm, phía quân Giải phóng chỉ có pháo phòng không tầm thấp 12,7 và 14,5 mm nên khả năng ngăn chặn hỏa lực phòng không là khá yếu. Đến lúc 22h30 ngày 11 tháng 4, trung đoàn 52 (sư 320A) chiếm được căn cứ "Charlie". Tiểu đoàn dù 11 (QLVNCH) bị thiệt hại phải rút về Võ Định; tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Bảo bị tử thương.
Cố vấn John Paul Vann yêu cầu sư đoàn 22 QLVNCH phải dụ sư đoàn 320(A) Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào thật sâu để dùng B-52 tiêu diệt. Ngày 14 tháng 4, 9 máy bay B-52 ném bom hủy diệt căn cứ "Charlie" trong khi nhiều thương binh QLVNCH còn đang ở đó và các tử sĩ QLVNCH chưa được chôn cất. Trung đoàn 52 cũng bị thiệt hại do không kịp rút ra phòng tránh.[10].
Ngày 15 tháng 4, trung đoàn 64 Sư 320A đánh chiếm cứ điểm "Rocket Ridge" (1015), đánh tan tiểu đoàn dù 11 (lữ dù 3), bắn rơi 9 máy bay trực thăng. Cùng ngày, trung đoàn 48 (sư 320A) chiếm cứ điểm "Delta" (1338) và phục kích toán quân còn lại của tiểu đoàn dù 11 chạy về đây. Ngày 19 tháng 4, trung đoàn 24 (độc lập) Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công tuyến Plei Cần - Đắc Moi, tiêu diệt 287 quân trong số 350 quân của tiểu đoàn 1, trung đoàn 42 QLVNCH đóng tại đây. Ngày 20 tháng 4, để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị, Bộ Tổng Tham mưu VNCH đã rút Lữ Dù 2 ra khỏi mặt trận này và được không vận ra HuếTrung đoàn 53 (Sư đoàn 23) và Liên đoàn 6 Biệt động quân được đưa vào Kontum để thay thế. Các lực lượng của Sư 320 cũng thiệt hại nặng nề nên cũng không đủ sức phát triển tấn công, đành chuyển sang thế phòng ngự.

Hướng Đăk Tô - Tân Cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Quân VNCH chỉ tổ chức tuyến phòng ngự vòng ngoài ở phía tây đường 14 từ thị trấn Tân Cảnh đến thị xã Plâyku, bảo đảm cho trận địa phòng ngự có chiều sâu ở trên khu vực đó. Như thế là hợp với lô gích quân sự của phương Tây, nhưng VNCH không thể phân tích được cách đánh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, do đó tuyến phòng ngự cơ bản bị bỏ hở, không được che chở ở phía đông.
Trong khi nghiên cứu, phân tích thế trận và cách đánh của địch, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát hiện ra chỗ sơ hở, chỗ yếu nguy hiểm đó. Về hình thái thế trận, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đứng ở góc độ các chiều của thế trận mà nghiên cứu, phân tích tìm ra các đường tuyến cấu thành thế trận của địch và đường tuyến nào là đường tuyến cơ bản của thế trận: "Ta đánh vào đường tuyến nào, đảo lộn được góc cạnh nào, cắt được cái nút nào thì toàn bộ thế trận của VNCH sẽ bị xiêu vẹo, lung lay và đổ vỡ. Ta đã tìm ra chiều ngang và chiều dọc trong thế trận của địch và thấy rằng chiều dọc thế trận của địch là cái rường cột cho toàn bộ thế trận của địch, cũng là một sự bắt buộc đối với địch vì chúng phải chịu sự tác động của quy luật chiến tranh nhân dân của ta. Thế trận chiều dọc bị đánh nhão, bị đập nát thì toàn bộ thế trận của địch sẽ bị lung lay hoặc bị phá vỡ."
Mưu kế chiến dịch của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là thu hút đội dự bị chiến lược của VNCH về phía Kon Tum để sơ hở ở hướng Tân Cảnh. Muốn thu hút hai lữ đoàn dù về phía Kon Tum, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam làm giả hai con đường cơ giới ở phía tây bắc thị xã Kon Tum khoảng 20–30 km buộc sư dù (thiếu) phải ra ngăn chặn và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bố trí Sư đoàn 320 để đánh sư dù đó. Quả nhiên, một lữ đoàn dù ra ngăn chặn, phá đường. Trung đoàn 64 Sư 320 đánh ngay và Sư 320 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng sư dù (thiếu) cùng liên đoàn biệt động quân VNCH số 22 chọi nhau ở đó.
Đến đây coi như QLVNCH đã mắc mưu. Lúc này, Sư đoàn 2 (thiếu), Quân khu 5, do Nguyễn Chơn làm Sư đoàn trưởng, Trung đoàn 66 và tiểu đoàn đặc công B3 cùng các binh chủng pháo binh, pháo cao xạ (đặc biệt có pháo cao xạ tự hành 57 mm) và xe tăng yên ổn tiến vào phía đông Tân Cảnh. VNCH chú ý phía tây Tân Cảnh, Quân Giải phóng miền Nam Việt Namlại bất ngờ cơ động vào phía đông Tân Cảnh, nơi ít đề phòng mà mở mũi tiến công chủ yếu.
Ngày 24 tháng 4, lúc 4g30, quân Giải phóng tấn công vào các căn cứ vành đai của cụm cứ điểm Dakto-Tân Cảnh-Võ Định do 2 Trung đoàn 42 và 47, cùng Bộ Tư lệnh tiền phương của sư đoàn 22. Tham chiến phía quân Giải phóng là đội hình của Sư đoàn 2 (gồm 2 trung đoàn bộ binh là 1 và 141) tăng cường thêm trung đoàn 66 độc lập, tiểu đoàn đặc công 37 và một đại đội xe tăng T-54, cùng một đại đội hỏa tiễn chống tăng AT-3 Sagger (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gọi là B.72) lần đầu tiên có mặt tại chiến trường (Có cả tại Quảng Trị và trận An Lộc). Lúc 8g, căn cứ trung đoàn 47 VNCH cũng bị tấn công.
Đến 11g, căn cứ Sở chỉ huy tiền phương và trung đoàn 42, sư 22 VNCH, đã bị thất thủ. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh sư 22 tử thương. Ngày 23 tháng 4, Sư đoàn 10 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiếm được Dakto và các căn cứ bên ngoài Tân Cảnh. Đúng 15 giờ ngày 23-4-1972, pháo binh quân Giải phóng nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của quân VNCH. 1 giờ sáng 24-4-1972 xe tăng T-54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ. 5 giờ 55 phút ngày 24-4-1972 thị trấn Tân Cảnh thất thủ. Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội.
Mưu kế của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là lừa địch, đánh vào chỗ sơ hở, địch ít đề phòng. Lừa địch ở Kon Tum. Làm đường để địch đối phó ở Kon Tum. QLVNCH đề phòng phía tây Tân Cảnh, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại đánh vào phía đông Tân Cảnh. Do đó chỉ trong một ngày liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiêu diệt xong cứ điểm ở Tân Cảnh.
Ngay khi Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh quân giải phóng mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá phi trường Phượng Hoàng. 8 giờ sáng 24-4-1972, Trung đoàn 1 (sư đoàn 2 QGPMN) đánh thẳng vào Sở Chỉ huy E47 ngay ở phi trường Phượng Hoàng, 4 xe tăng T-54 và một pháo tự hành cấp tốc rời căn cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại căn cứ Dakto 2.
Xe tăng của quân Giải phóng đã tiêu diệt 7 xe tăng VNCH. Bộ đội dần dần làm chủ tình hình. 11 giờ trưa 24-4-1972, trung đoàn 66 hoàn toàn làm chủ căn cứ Tân Cảnh. Theo quân Giải phóng thì họ đã bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe tăng, 20 pháo 105 ly, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện chiến tranh của Việt Nam Cộng Hòa, bắt 429 tù binh. Đại tá Lê Đức Đạt Sư đoàn trưởng 22 tử trận, phần còn lại của sư đoàn rút vào rừng tìm đường về Kontum. Sau khi chiếm được Tân Cảnh và các căn cứ khác dọc đường 14 bắc thị xã KontumQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng bị thiệt hại đáng kể, nhiều xe tăng bị cháy, hậu cần thiếu, đặc biệt là đạn pháo nên 20 ngày sau mới tổ chức tấn công tiếp vào Kontum. Lúc đó phia quân Nam Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, 2 trung đoàn của sư đoàn 23 được đưa lên thay thế sư đoàn 22, Tướng Lý Tòng Bá, tư lệnh sư đoàn 23 được cử làm Tư lệnh mặt trận Kontum, tướng Ngô Du tư lệnh Quân khu II bị thay bằng Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Hướng Kotum[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 4, trung đoàn 28 pháo kích Võ Định phá hủy 9 pháo, 20 xe vận tải và 3 kho đạn của QLVNCH ở Kong Trang Lang Loi. Ngày 10 tháng 4, các lực lượng liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuẩn bị tấn công Đắc Tô - Tân Cảnh đã tập kết xong ở Đông Bắc Tân Cảnh trong khi tướng Ngô Du vẫn cho rằng sư 320(A) sẽ đánh Kontum từ phía Tây.
Ở nam Kon Tum, trung đoàn 95 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức 7 chốt hỏa lực cắt đường 14 ở Chư Thoi. Tướng Ngô Du điều các trung đoàn 45 và 52 (sư 23) và 2 chi đoàn thiết giáp ra giải tỏa nhưng lại bị giam chân ở đây.
Pháo 130 mm của miền Bắc Việt Nam tại mặt trận Kontum
Về lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Kontum gồm các trung đoàn chủ lực của Tây Nguyên: 28, 66, 95, 24B (Sư đoàn 10 - Đoàn Đăktô ngày nay) phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kontum. Ngày 24-4, Sư đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 1 và Trung đoàn 141) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 66, Tiểu đoàn đặc công 37, một đại đội xe tăng và một bộ phận pháo binh, pháo phòng không cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công cứ điểm Dakto- Tân Cảnh.[11]
Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Ðại tá Lý Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Ðông, Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại vật của thiên nhiên là con sông Dakbla, nên giao cho Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm.
Tướng Hoàng Minh Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương khá cao nên đã bắt được tất cả những mật lệnh mà Bộ tư lệnh B3 của ông đã đánh đi. Rút kinh nghiệm, Tướng Thảo không sử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện thoại và người để liên lạc. Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân đoàn II đều ngạc nhiên không thấy đối phương lên máy nữa.
Khi đánh trận then chốt đầu tiên bộ đội đã tiêu diệt cụm phòng ngự Dakto-Tân Cảnh (ngày 24-4-1972), một căn cứ phòng ngự quy mô sư đoàn của VNCH, chiếm được một vùng tương đối rộng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chiến dịch tiến công thị xã Kontum thực hiện trận then chốt quyết định. Lúc này, lực lượng VNCH ở thị xã Kontum rất mỏng và yếu, trong thị xã chỉ có hai tiểu đoàn chủ lực và một số đơn vị Địa Phương Quân. Nhưng lúc đó Bộ tư lệnh chiến dịch lại nhận định: "Tuy địch ở Kontum rất hoang mang, sơ hở và mỏng yếu, nhưng ta chưa có đủ điều kiện để phát triển tiến công một cách nhanh chóng, mạnh mẽ vì đường cơ động chưa làm xong, việc bảo đảm cơ sở vật chất và triển khai binh khí kỹ thuật gặp khó khăn, nên quyết định mở đường để vận chuyển vật chất, đồng thời bổ sung cơ sở vật chất cho các đơn vị chuẩn bị tiến công Kontum."
Trong thời gian trên Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tập trung Trung đoàn 53, Tiểu đoàn 7 Dù cùng lực lượng địa phương tổ chức phòng thủ. Tuyến phòng thủ mới ở bắc thị xã Kontum, lấy lực lượng của Sư đoàn 23 làm nòng cốt, bố trí thành nhiều trận địa phòng ngự nhỏ, dựa vào công sự vững chắc, liên kết với nhau chặt chẽ bằng cả xung lực và hỏa lực, có thể cơ động đội hình để tránh đạn pháo của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam; đồng thời chúng tăng cường các hoạt động của pháo binhkhông quân, đặc biệt là B52 ném bom rải thảm.[12]
Từ đêm 14 đến ngày 15-5, bộ đội sử dụng một số đơn vị tiến công ở ngã ba Trung Tín-Đường Ngang, Côn Tiêu, Lôi Hổ, quân VNCH tập trung 2 Liên Đoàn Biệt Động Quân, một tiểu đoàn Bảo an cùng Trung đoàn 3 Thiết Giáp mở cuộc hành quân "Bắc Bình Vương 7/2" tăng viện cho Kontum, tuy lực lượng này đã bị quân Giải phóng ngăn chặn và phá vỡ nhưng các cứ điểm vòng ngoài của Nam Việt Nam vẫn chưa tiêu diệt được hoàn toàn. Ở thị xã Kontum binh sĩ VNCH vẫn tăng cường được lực lượng, tổ chức phòng ngự liên hoàn, vững chắc do quân miền Bắc không triệt được tiếp tế bằng đường không.
Trung đoàn 64 và Trung đoàn 28 quân Giải phóng tiến đánh Kontum ngày 14-5-1972. Lúc 5 giờ cùng ngày, cả 25 box B-52 do Mỹ thực hiện đồng loạt thả xuống hơn 3.000 quả bom đủ các loại trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Quân giải phóng. Tiếng bom nổ long trời lở đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích rải thảm của 25 box B-52 là 75 km2. Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không Quân bay vào mục tiêu, tiếp tục bắn vào các xe tăng và các khẩu đội phòng không. Trực thăng vũ trang Cobra còn tập hậu bắn vào đội hình của bộ đội.[1]
Ngày 20/5/72, 2 tiểu đoàn đặc công của quân Giải phóng đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục, coi như họ đã chiếm được gần nửa thành phố. Cuộc giao tranh giữa Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu khu với đặc công của quân Giải phóng rất dữ dội. Khu dân chúng và khu Tòa Hành chính vẫn do VNCH chiếm giữ.
Khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của tướng Lý Tòng Bá độ 300 m và một đại đội đặc công đã đánh chiếm và cố thủ ở đó. Quân VNCH sử dụng một đại đội trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên được.
Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn bay lên Kontum. Thiếu tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Ðại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong. Ông cũng ra lệnh phải thanh toán hết đặc công đang cố thủ trong nghĩa trang và sau 1 tiếng thì thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa địa.
Trong khi đặc công tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có gắn 2 khẩu đại liên 12.7 ly bay quan sát vùng Võ Ðịnh (Bắc Kontum 15 km) và thấy nhiều đơn vị quân Giải phóng di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và báo cho Paul Vann biết để sử dụng B52. Ngay hôm đó, Paul Vann đã sử dụng trên 10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch.
Ðại tá Nguyễn Bá Long Tỉnh trưởng Kontum hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự của đặc công trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong khu Tòa Giám mục, đang chống trả với Ðịa Phương Quân. Tướng Toàn liền tăng cường cho Ðại tá Long 5 chiến xa, một Liên đoàn Biệt Ðộng Quân, và chỉ thị nếu cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khu. Tuy có lực lượng áp đảo nhưng phải hai ngày sau, Ðại tá Bá và Ðại tá Long mới thanh toán được lực lượng đặc công trong thành phố.
Cuộc tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum coi như thất bại. Họ trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122 ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn luôn ở trong tìn trạng căng thẳng.
Phía VNCH ước tính bộ đội còn khả năng tấn công đợt 3 trong vòng 10 ngày tới. Sư đoàn 968 trừ bị của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tính mức độ và cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và sử dụng kế hoạc 100 Box B52 mà tôi đã trình khi Tướng Toàn mới nhận chức. Paul Van có uy tín với Ðại tướng Abrams nên được sử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác.
Ðúng 5g sáng ngày 28/5/72, bộ đội tấn công đợt 3 vào Kontum bằng 3 mũi chính:
- Mũi một từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2.
- Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.
- Mũi 3 từ hướng Nam do lực lượng Sư đoàn 968.
Trong đợt tấn công này quân Giải phóng không dùng chiến xa T54.
Mũi một và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 23BB, đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng thủ đầu nhưng bị đẩy lui. Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không Quân tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân VNCH tại tuyến đầu.
Trực thăng vũ trang với hỏa tiễn TOW ở Pleiku năm 1972
Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa tổn thất do B52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2. Sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên nhiên ngăn chặn không cho họ tiến quân một các dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Ðịa Phương Quânvà Nghĩa Quân ngăn chặn. Paul Vann đã sử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vụ B52 đến trải thảm.
Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Ðại tướng Abrams cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. Hai bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối bộ đội vẫn không chiếm được vị trí nào của VNCH.
Theo tài liệu từ quân Giải phóng thì: Trước tình hình trên, để chiếm được Kontum, Bộ tư lệnh chiến dịch Bắc Việt chủ trương nhanh chóng bổ sung vật chất cho các đơn vị kiên quyết tiến công địch trong thị xã kết hợp với tiêu diệt lực lượng của chúng ở ngoài thị xã. Từ ngày 25-5, quân ta nổ súng tiến công, đã đánh chiếm được một số khu vực, nhưng không phát triển được, đến ngày 26, 27 rạng ngày 28 ta tiếp tục tiến công, ở các hướng đều bị địch ngăn chặn và phản kích, thương vong lớn, sức chiến đấu giảm dần, đến đêm 5-6, ta lui quân.[13]
Mặt trận thứ ba tại Vùng 2 Chiến thuật khai diễn ngày 6/4/1972, nỗ lực chính với 3 Sư đoàn: Sư đoàn 2 của mặt trận B3, Sư đoàn 32O, Sư đoàn Sao Vàng và nhiều Tiểu đoàn biệt lập tấn công Kontum, Dakto, Tân Cảnh, đèo Mang Yang và nhắm cắt đứt quốc lộ một nơi giáp ranh 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh. Với chủ đích tách rời Vùng I khỏi lãnh thổ miền Nam để Mặt trận Giải phóng Miền Nam có đất, có dân và có thế đứng thương thuyết tại Paris.
Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng, nên Ðại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị làm quân Việt Nam Cộng hòa suy yếu rõ rệt.
Ngày 28/4/1972, Quân Giải phóng tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng vũ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia laser tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ. Sau đó quân Việt Nam Cộng hòa rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.
Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22 BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng với chiến xa T-54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạo. Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là hai loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972. T-54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M-48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà phương Tây gọi là AT-3, là loại hoả tiễn chống chiến xa giống như hỏa tiễn TOW của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000 m; hoả tiễn Sagger 2500 m).
Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn Quân Giải phóng áp sát bao vây Tân Cảnh. Trong lúc này, Paul Vann dùng trực thăng bay xuống mặt Bắc Bình Ðịnh cũng rất sôi động. Ðại tá Trần Hiếu Ðức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lệnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài ÂnBồng Sơn và Tam Quan. Sư đoàn 2 Sao Vàng phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, quân Việt Nam Cộng hòa rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn. Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Ðại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Ðại tá Lê Ðức Ðạt.
Ngày 23/4/1972, một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 22 chạm súng với đối phương rất sớm, không quá xa bộ tư lệnh sư đoàn, đồng thời họ bị pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. Chiến xa Việt Nam Cộng hòa gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Thiếu tá Như cùng Ðại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, sử dụng đại liên 12.7 ly để tấn công, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Không quân sử dụng tối đa hỏa lực để yểm trợ cho Ðại tá Ðạt.
Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 km về phía Bắc, do Ðịa Pương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T-54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 Spectre lên tả trái sáng. Lính Việt Nam Cộng hòa trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T-54 của Quân Giải phóng xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa.
Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa Quân Giải phóng đã bao vây căn cứ Tân Cảnh. Ðại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Ðại tá Kaplan cho Ðại tá Ðạt biết và yêu cầu cùng lên trực tăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Ðại tá Ðạt từ chối. Ðại tá Ðạt biết tình hình rất bi đát, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sẽ tràn ngập căn cứ vào khoảng 7g sáng. Ông ra lệnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng.
Ðại tá Lê Ðức Ðạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Ðại tá Kaplan, có lẽ Ðại tá Lê Ðức Ðạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị tràn ngập. Ðó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
Sau khi mặt trận Tân Cảnh bị thảm bại, Tư lệnh Sư đoàn 22 BB chết mất xác tại mặt trận, thành phần bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về Kontum. Sư đoàn 22B tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum coi như không còn nữa. Tòa hành chính tỉnh Kontum với dân số 25.000 người sống trong thị xã đã chuẩn bị tản cư.
Phía Nam Việt Nam không loại bỏ giả thuyết Quân Giải phóng sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân trấn giữ. Họ phải cho tái phối trí lực lượng, điều động 2 trung đoàn bộ binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một trung đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của quân đoàn.
Ðại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận Kontum. Ðường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku - Kontum là Quốc lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Quân Giải phóng chiếm và đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn. Tuy nhiên lúc này quân Việt Nam Cộng hòa đã di chuyển xong. Quân của tướng Hoàng Minh Thảo không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày sau. Như vậy, có thể tin rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T-54 cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân Việt Nam Cộng hòa bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.
Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bệnh nặng nên tại Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Ðại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị Trung tướng và chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.
Quân Giải phóng ở mặt trận Kontum có đến 3 sư đoàn (Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 968), quân Việt Nam Cộng hòa chỉ có một (Sư đoàn 23BB). Trong lúc này Paul Vann nhớ đến Ðại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho Ðại tá Bá tại Bình Dương. Khi đưa Ðại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói: "Ông và tôi phải hết sức yểm trợ Ðại tá Bá vì tôi đã hứa với Ðại tướng Abrams là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn".
Ðầu tháng 5/1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II thay thế Trung tướng Ngô Du. Trước khi nhận nhiệm vụ, Tướng Nguyễn Văn Toàn trình diện Ðại tướng Cao Văn Viên và yêu cầu Ðại tướng thỏa mãn cho ông về những thay đổi nhân sự.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Năm 1972 là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 2 QLVNCH (từ ngày 2/5/1972)
.
Ông chỉ thị cho Ðại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các tổ chống chiến xa bằng súng M-72 Law, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ vào các chiến xa hư của Việt Nam Cộng hòa vào ngày kế để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 Law của Mỹ có thể tiêu diệt được các chiến xa T-54 của Quân Giải phóng. Tướng Toàn còn chỉ thị Trung tá Nguyễn Ðức Dung chỉ huy Lữ đoàn 2 Thiết Giáp với một Liên đoàn Biệt Ðộng Quân tăng cường phải đem các chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc lộ 14bis vòng quanh sau lưng địch để đi. Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng cự của Quân Giải phóng rất mãnh liệt nhưng Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân đã mở được Quốc lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3.
Tướng Toàn đã tăng cường cho Ðại tá Lý Tòng Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Ðộng Quân, trên 20 chiếc xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu và thuốc men mới được không vận từ Sài Gòn lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm cho các đơn vị Việt Nam Cộng hòa tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng.
Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật của Việt Nam Cộng hòa báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lệnh B3 CS đã ra lệnh như sau: "Mũi tấn công hướng Bắc - Sư đoàn 2 - Stop - Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 - Stop - Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 - Stop - Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 - Stop".
Tại hầm chỉ huy Sư đoàn 23, Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể tức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Paul Vann cũng điện đàm với Ðại tướng Abrams tại Sài Gòn khẩn khoản cho ông được sử dụng hết tất cả 25 Box B52. (Mỗi "Box" B-52, bề dài 3 km, bề ngang một km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs) dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đa. Ðề nghị này được Ðại tướng Abrams chấp thuận. Ðêm 13 rạng 14/2/72, kém 5 phút đến 5g, Ðại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng. Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù. Paul Vann ra lịnh cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72. Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng. Diện tích trải thảm của các B52 tổng cộng là 75 km². Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân Việt Nam Cộng hòa bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các chiến xa và các ổ phòng không. Vì bị áp lực quá mạnh của bom, bộ đội phải lui về phía sau, lại bị trực thăng bọc hậu thanh toán rất nhiều.
Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T-54 nằm ngoài khu ném bom của B52 tiếp tục tấn công và bị các chiến xa của Việt Nam Cộng hòa bắn cháy mất 6 chiếc, 3 chiếc còn lại bị bắt sống. Một giờ sau, Tướng Nguyễn Văn Toàn và Paul Vann bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát thì thấy rất nhiều xác của bộ đội trong các hố bom, không thể đếm hết được. Paul Vann thấy một số đang lảo đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán.
Không lực Việt Nam Cộng hòa và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và các ổ phòng không trong vùng suốt ngày 14/5/72. Trong các cuộc oanh kích này, Không quân Việt Nam Cộng hòa bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu. Phòng không đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Phạm Thặng lái khiến ông bị tử thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum.
Kế hoạch trải thảm B52 đã dứt điểm cuộc tấn công đầu tiên của hai sư đoàn vào Kontum. Theo ước tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và 20 chiến xa T-54. Các chiến xa T-54 mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bắt sống được mang về triển lãm tại Sài Gòn. Sau trận đánh này, các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã đặt tên cho Paul Vann là "ông B52".

Kết thúc[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chiến Kontum kéo dài 3 tháng (3, 4, 5/72) khiến bộ đội bị thiệt mất một số quân khá lớn. Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đánh kéo dài này, mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30 chiến xa T54 và nhiều đại pháophòng không bị thiêu hủy.
Ngày 31/5/72, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc Chuẩn tướng cho Ðại tá Lý Tòng Bá.

Các cuộc chiến đấu Đắc Tô - Tân Cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng chủ công Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Đắc Tô - Tân Cảnh gồm trung đoàn 66, tiểu đoàn 37 đặc công, đại đội 7 xe tăng, đại đội 53 cao xạ tự hành "ZSU-57-2[14]".(Trinh sát đường không của QLVNCH cho rằng "ZSU-57-2" là xe tăng), đại đội 29 tên lửa chống tăng B-72, 4 đại đội cối 81 và 120. Trung đoàn 675 pháo binh chiến dịch có nhiệm vụ pháo kích mở màn và yểm hộ tấn công. Bộ tư lệnh Mặt trận B3 sử dụng trung đoàn 141 để tấn công quận lỵ Đắc Tô, trung đoàn 1 tấn công Đắc Tô 2. Trung đoàn 40 pháo binh yểm hộ hướng này.
Cứ điểm Đắc Tô (bắc Tân Cảnh) gồm quận lỵ Đắc Tô, chốt Ngọc Tu, có các tiểu đoàn 4, 8 (trung đoàn 47), tiểu đoàn 9 (lữ đoàn dù 3) và 1 chi đội xe tăng bảo vệ. Cứ điểm Tân Cảnh của QLVNCH có trung đoàn 42 (sư 22) gồm 3 tiểu đoàn 1, 2, 4; thiết đoàn 14 (20 xe tăng M-41, 21 xe bọc thép M-113); 1 tiểu đoàn pháo (4 khẩu 155 mm, 6 khẩu 105 mm); 1 đại đội vệ binh; 1 đại đội trinh sát; 1 đại đội công binh, bố trí thành 13 khu phòng thủ.
Sáng 24 tháng 4, tiểu đoàn 8, trung đoàn 47, sư đoàn 22 QLVNCH bất ngờ chạm súng với các đơn vị đi đầu của trung đoàn 141 sư đoàn 2 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang chiếm lĩnh vị trí xuất phát. Trung đoàn 675 pháo binh (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) được lệnh khai hỏa, pháo kích tất cả các vị trí của cụm phòng ngự Đắc Tô - Tân Cảnh bằng pháo 122 mm và hỏa tiễn H12. Đại tá Lê Đức Đạt điều 10 xe tăng ra phản kích thì bị tên lửa B-72 bắn cháy 8 chiếc, đứt xích 2 chiếc (trước ngày này, QLVNCH ở Kon tum chưa biết đến B-72 mà cho rằng đây chỉ là loại đạn chống tăng B-41.
Lúc 10h30 sáng ngày 24 tháng 3, sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 22 QLVNCH tại Tân Cảnh bị pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắn trúng, 20 sĩ quan QLVNCH chết và bị thương, các phương tiện thông tin liên lạc bị phá hủy. Tân Cảnh mất liên lạc với Kon Tum và không thể chỉ huy được các đơn vị thuộc quyền. Các chi đội thiết giáp 1 và 2 (thiết đoàn 14 QLVNCH) đang phòng ngự Bến Hét xin đại tá Đạt cho rút về phòng ngự Tân Cảnh nhưng liên lạc bị đứt, hai đơn vị này tự rút về Tân Cảnh. Chi đội 1 bị tiểu đoàn 7, trung đoàn 24 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phục kích ở cầu Đắc Mốt, 5 xe tăng M-41 bị phá hỏng, chi đội trưởng (thiếu úy Nguyễn Thi) và các binh sĩ dưới quyền bị bắt. Chiều 24 tháng 3, thêm 12 xe thiết giáp của QLVNCH bị diệt trong đó có 2 chiếc M-41 bị 2 chiếc T-54 hạ tại Đắc Tô. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mất 3 xe tăng PT-76 ở Đắc B'Rung do trúng tên lửa TOW từ máy bay AH-1 Cobra. Tuy nhiên, 15 chiếc T-54 và PT-76 còn lại vẫn tiếp tục tấn công. Lúc 17 giờ chiều 24 tháng 4, Sư đoàn 2 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiếm được cứ điểm Đắc Moi và quận lỵ Đắc Tô (Đắc Tô I). Các trung đoàn 41, 47, 2 chi đội thiết giáp (1 và 14), một tiểu đoàn của trung đoàn 42, tiểu đoàn 9 (lữ dù 3), 2 tiểu đoàn pháo binh QLVNCH mất sức chiến đấu và tan rã[6]. Đại tá Lê Đức Đạt, sư đoàn trưởng sư đoàn 22 và 1 cố vấn Mỹ tử thương[15]. Sư đoàn phó Vi Văn Bình và khoảng 1.000 binh sĩ QLVNCH bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt sống.[16] Cùng ngày, trung đoàn đặc công 400 (chủ lực khu 5) phối hợp với trung đoàn 28 tấn công Võ Định, buộc sở chỉ huy lữ dù 3 (QLVNCH) phải rút về Kon Tum.
Tướng Ngô Du và ban tham mưu quân đoàn 2 không thể tăng viện cho Đắc Tô - Tân Cảnh vì đường 14 đã bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cắt đức ở Diên Bình. Căn cứ Võ Định, tiền đồn phía Bắc của Kon Tum đã bị mất. Lúc này, sư đoàn 22 QLVNCH chỉ còn lại trung đoàn 42 (thiếu) đang phòng thủ Bình Định, Quân đoàn 2 (QLVNCH) chỉ còn sư đoàn 23 để phòng thủ Kon Tum. Ngày 27 tháng 4, Đại tá Lý Tòng Bá tư lệnh sư 23 được chỉ định làm tư lệnh mặt trận Kon Tum. Tướng Ngô Du bị lên cơn đau tim cấp, không chỉ huy được. Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên đề nghị một số Trung tướng ở Sài Gòn lên thay nhưng không ai chịu lên. Cuối cùng tổng thống Thiệu chọn thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn. Tướng Toàn hứa với Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên sẽ tử thủ tại Kon Tum. John Paul Vann cử Rhotenberry là cố vấn trưởng cho sư 23. Để chống lại xe tăng T-54 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Lý Tòng Bá lệnh cho các tiểu đoàn lập các tổ chống tăng và tập bắn súng M72 LAW vào các xe tăng M-41 đã bị cháy. Ngày 30 tháng 4, tướng Toàn tăng viện cho sư 23 thêm 1 trung đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 20 xe tăng M-48 và nhiều phương tiện, đạn dược... Cố vấn John Paul Vann hứa cấp đủ 100 box B-52 (300 lần chiếc) yểm hộ từ trên không.[17].

Các cuộc chiến đấu trong thị xã Kon Tum[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, các trung đoàn 28 (độc lập), 1 và 3 (sư đoàn 320A) đánh thiệt hại nặng liên đoàn 6 biệt động quân QLVNCH ở căn cứ Biển Hồ, hình thành thế vây ép cụm phòng ngự Kon Tum từ hướng Đông Bắc. Trung đoàn 95 (độc lập) chốt chặn đường 14 ở Chư Thoi, đánh tan 4 đại đội bộ binh QLVNCH thuộc các trung đoàn 45 và 53 nhưng không chặn được các trung đoàn 44, 45 và 53 (sư 23 QLVNCH) tăng viện cho Kon Tum. Trung đoàn 52 (320A) đánh chiếm cứ điểm K'Leng, diệt tiểu đoàn 62 biệt động quân QLVNCH áp sát phía Tây Kon Tum. Riêng Trung đoàn 66 do chủ quan, khinh địch, hiệp đồng lỏng lẻo, cán bộ không sâu sát, báo cáo sai tình hình... nên khi đánh tiểu khu Plei Cần bị thiệt hại nặng, phải rút ra củng cố.[18]
Từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 5, trung đoàn 54 pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam liên tục bắn phá thị xã Kon Tum bằng pháo 130 mm, 122 mm và hỏa tiễn H12. Mục tiêu đánh nhiều nhất là sân bay Phượng Hoàng (TX Kon Tum), gây khó khăn cho tiếp vận hậu cần của QLVNCH. Ngày 13 tháng 5, mạng lưới do thám điện đài (SIGINT) của Mỹ chặn bắt được bức điện của Bộ Tư lệnh B3: "Mũi tấn công hướng Bắc - Sư đoàn 2 - stop - hướng Tây Bắc - sư đoàn 320 - stop - Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 - stop - G - 05h00 - stop - N - 14-5 - stop". Cũng trong ngày 13 tháng 5, tướng Nguyễn Văn Toàn bố trí lại lực lượng phòng thủ Kon Tum với 3 trung đoàn 44, 45 và 53 được tăng viện nhưng cũng bị Sái Gòn rút lữ đoàn dù ném ra mặt trận Trị Thiên-Huế. Đại tá Lý Tòng Bá được lệnh đưa trung đoàn 53 giữ hướng bắc, đông và nam dọc sông Đắc B'La; trung đoàn 44 giữ ngã ba Trung Tín-Đường Ngang ở Tây Bắc. Trung đoàn 45 giữ căn cứ Lôi Hổ làm lực lượng dự bị. Thiết đoàn 14 mới được phục hồi làm lực lượng cơ động tăng cường cho hướng bị uy hiếp mạnh nhất. Số quân còn lại của liên đoàn 6 biệt động quân phòng thủ vòng trong thị xã. Tướng Toàn và đại tá Bá lệnh cho các đơn vị phòng thủ không được ra khỏi hầm khi đối phương nổ súng tấn công để B-52 ném bom rải thảm vào đội hình của họ.
17h ngày 13 tháng 5, 75 lần chiếc B-52 và hơn 100 lần chiếc cường kích A-37 Dragonfly và AD-6 của sư đoàn 6 không quân QLVNCH ném hơn 3.000 quả bom từ 50 kg đến 250 kg vào khu vực Bắc Kon Tum, đánh đòn phản chuẩn bị từ trên không vào đội hình sư đoàn 320 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Không quân VHCH bị mất một chiếc AD-6.[19] Tuy không rõ số thương vong cụ thể nhưng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải tạm dừng kế hoạch tấn công. Tướng Hoàng Minh Thảo ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền niêm phong tất cả các điện đài, chuyển sang sử dụng điện thoại hữu tuyến và liên lạc viên. Bộ tư lệnh B3 phải điều chỉnh lại kế hoạch đánh Kon Tum, chia làm hai bước: Bước 1: bóc các tuyến phòng ngự vòng ngoài; bước 2: tiến đánh các mục tiêu trong thị xã.
Từ ngày 15 đến ngày 23 tháng 5, trung đoàn 3, sư 320A có 1 đại đội xe tăng yểm hộ đánh thiệt hai nặng trung đoàn 44 ở Trung Tín nhưng bị máy bay B-52 ném bom ngăn chặn, không giữ được trận địa. Trung đoàn 1 tấn công căn cứ Lôi Hổ cũng bị QLVNCH có không quân yểm hộ đẩy lùi, thương vong lớn. Hai trung đoàn 28 và 141 (sư đoàn 2 QLVNCH) đánh chiếm được hai cứ điểm Kon Tiêu và Kon Kơ Pát nhưng bị trung đoàn 53 dùng chiến thuật phòng ngự phân tán và vận động chiến cầm chân. Ở phía Nam, các trung đoàn 95 và 24 tập trung lực lượng cắt đứt hẳn đường 14 ở ba đoạn: Chư Thoi, Chư Pao và Tân Phú. Kon Tum hoàn toàn bị cô lập bằng đường bộ, QLVNCH phải tổ chức cầu hàng không đường ngắn, dùng trực thăng vận tải CH-47 Chinook của sư đoàn 6 không quân từ sân bay Plei Ku tiếp tế cho Kon Tum.[20]
Ngày 23 tháng 5, Quân đoàn 2 QLVNCH điều 2 liên đoàn biệt động quân (2, 6), 1 tiểu đoàn biệt động biên phòng, 1 chi đoàn thiết giáp, có pháo và không quân yểm hộ mở cuộc hành quân "Bắc Bình Vương 72" đánh ra phía Nam Kon Tum nhưng không mở thông được đường 14, 1.000 quân bị thương vong, trong đó có phó tư lệnh sư đoàn 23 Tạ Đình Liên và chi đoàn trưởng chi đoàn thiết giáp Diêm Phú Hưng. QLVNCH mất 62 xe, (trong đó có 2 xe M-48 và 11 xe M-113, 4 pháo 105 mm.[21]
Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 5, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng công kích TX Kon Tum. Các tiểu đoàn 3 (trung đoàn 3), 6 (trung đoàn 141), 1 trung đoàn 1 và đại đội 209 đặc công vượt sông Đắc B'La đánh sân bay, khu cơ giới và dinh tỉnh trưởng và trụ lại đánh QLVNCH phản kích. Đại tá Nguyễn Bá Long, tỉnh trưởng Kon Tum phải rút sang sở chỉ huy sư đoàn 23. Trung đoàn 1, sư đoàn 2 có xe tăng yểm hộ đánh chiếm sở chỉ huy trung đoàn 53 (QLVNCH) ở Ngọc Hồi, chiếm khu kho 41 và bệnh viện dã chiến ở bắc Biệt khu 24. Ngày 25/5, QLVNCH phản kích chiếm lại 1/3 sân bay, 1/2 khu cơ giới, dùng 1 đại đội trinh sát quân báo của sư đoàn 23 tấn công đại đội đặc công 209 liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam-Quân đội Nhân dân Việt Nam trụ ở nghĩa địa nhưng không thành công, QLVNCH mất 2 xe tăng. Sở chỉ huy sư đoàn 23 phải rời về Nam thị xã, sở chỉ huy trung đoàn 44 phải lui về trận địa của tiểu đoàn pháo 43.
Đài tưởng niệm liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tây Nguyên
Trong ngày, Không lực Hoa Kỳ sử dụng 10 box B-52 (30 lần chiếc) ném bom vào đội hình tấn công của trung đoàn 3 và trung đoàn 52. Hai đơn vị này bị tổn thất, không đột phá được trận địa phòng ngự của trung đoàn 44 QLVNCH ở ngã ba Trung Tín. Các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã vào được thị xã bị máy bay cường kích của Không lực Hoa Kỳ và các máy bay A-37 Dragonfly, UH-1 Iroquois của sư đoàn 6 không quân liên tục ném bom, bắn phá gây thương vong nặng. Để chi viện cho mặt trận Kon Tum, Bộ tư lệnh B3 sử dụng 1 đại đội đặc công địa phương đánh sân bay Plei Ku, phá hủy 3 máy bay vận tải C-130, đốt cháy 1 kho xăng, phá nổ 1 kho đạn.[9]
Ngày 6 tháng 6, xét thấy không còn khả năng đánh chiếm thị xã Kon Tum do quân số thương vong lớn, gạo thiếu, đạn dược không đủ, Bộ tư lệnh B3 tung trung đoàn 66 là lực lượng dự bị cuối cùng vào trận, yểm hộ cho các đơn vị đã vào trong thị xã rút ra ngoài.
Ngày 9 tháng 6, trên đường bay thị sát căn cứ của sư đoàn 23 trở về Plei Ku, chiếc UH-1 chở cố vấn Hoa Kỳ John Paul Vann bị trúng đạn phòng không của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và rơi. John Paul Vann chết ở khu B1-Gia Lai.[5]
Chiến dịch Bắc Tây nguyên 1972 kết thúc. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giữ được cụm cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh chiếm được từ đầu chiến dịch. QLVNCH giữ được thị xã Kon Tum.