Sunday, April 1, 2018

Trời vẫn còn phù hộ dân tộc Hàn khi 2 cựu thù này (Nam và Bắc Hàn) đã thực sự hòa hợp hòa giải dân tộc (ko còn nghi ngờ lẫn nhau) . Không biết chừng nào nhà cầm quyền VN thực sự hòa hợp hòa giải với người Việt hải ngoại ? Hình : lãnh tụ BTT chụp 
chung với đoàn văn nghệ NH .

MỘT SỐ ẢNH VỀ CĂN CỨ PHAN RANG .






MÁY BAY F-4 MỚI ĐẾN ĐANG VÀO CHỖ ĐẬU , LÓT BẰNG VỈ NHÔM AM-2 , KHÔNG PHẢI BẰNG PSP . VÌ PHAN RANG ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ MÁY BAY HẠNG NẶNG ĐÁP XUỐNG , MÀ VỈ SẮT PSP KHÔNG CHỊU NỖI 
CHỖ NÀY CÒN XÀI VỈ PSP 




CHỖ NÀY ĐÃ LÓT BẰNG VỈ NHÔM AM-2







CÁC CÔNG NHÂN LÀM VỆ SINH TRONG SÂN BAY PHAN RANG 





Bản đồ Tam Biên 
ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN Ở PHAN RANG , QUÊ CỦA TT THIỆU .

Phan Rang 1975 / Chiến Đoàn 1 Xung Kích

Suốt một đêm không ngũ trọn giấc, Cộng quân với ưu thế pháo binh do các nước quốc tế Cọng Sãn hổ trợ ào ạt, còn bên phe ta QLVNCH thì kể từ năm 1972, các văn thư gởi đi từ Bộ TTM bắt phải gởi về các cấp số đạn pháo 105 ly , 106 ly không giật , cối 81 ly , gọi là đem về đổi , nhưng đạn gởi về thì có , mà đạn đổi lại thì không , Trời ơi , VC thì tha hồ bắn phá ; làm mưa làm gió, còn bên ta phải rút cấp số đạn, trước xin 100 tràn, thậm chí 2,3 trăm tràng có liền , nay phải chờ quyết đinh từ Sư Đoàn , rồi năm sau chờ Quân Đoàn chấp thuận , mà lại giãm xuống chỉ còn 30 tràng , rồi 20, như hồi 1973 tại Trảng Lớn - Tây Ninh .và năm 1974 tại Bình Long - An Lộc ...lý do được viết trong Văn Thư là các loại đạn không an toàn, yêu cầu đơn vị gởi về gấp, số phận của các loại đạn nầy đi về đâu thì tôi không biết, chỉ biết là chiến trường thiếu đạn , Xăng khan hiếm, các cơ phận quân cụ cho máy bay, xe tăng, thiết giáp, GMC,....đều không có trong bảng cấp số. Là một sĩ quan tác chiến hành quân tôi đâu biết gì hơn, nào Hiệp Định Paris , nào Liên Hiệp 4 bên ,....3 bên ...chi chì.... quá ư là rắc rối , tôi không đủ kiến thức trang bị để hiểu về chình trị . Bó tay ! Sáng hôm nay 7-4-75, tôi mượn đở bên Không Quân chiếc Jeep, kêu mấy ông Thuần , Đí và mấy nhân viên Toán như Hoàng Tăng ( Tăng răng vàng ) Trịnh Ngọc Cơ ( Cơ hồi chánh ) Phan Gia Thanh ( Thạnh mập ),T/S Nguyễn Văn Đại lên xe tìm đường ra thị xã Phan Rang tìm chút tươi mát (xin chớ hiểu chữ tươi mát nầy theo nghĩa trong nước bây giờ , ý tôi là tìm ít thức ăn như rau cải , cà mướp .....) ,vì phi trường mấy lâu nay bị vây kín do áp lực của du kích địa phương, nên vị Chuẩn tướng Tư Lệnh SĐ 6 /KQ ra lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập, còn ông Tỉnh Trưởng Phan Rang nghe đâu về SG họp, cơ số lính Điạ phương không ai điều động , nay ông mới trở về, chỉnh đốn các Tiểu Đoàn Điạ phương và an ninh Thị Xã Phan Rang được lặp lại, Ông Tướng cho phép chúng tôi được ra ngoài để tìm mua thức ăn tươi. Khi xe tôi chạy gần đến cổng số 1 thì gặp xe của Đ/u Bé với 6 lính dù trang bị đầy đủ, Bé vẩy tôi lại và nói : Ê, mấy tướng Biệt Kích đi đâu vậy . Tôi nói ra ngoài phố tìm mua thức ăn tươi. Bé nói đi qua Tháp Chàm không được đâu, tụi VC đang ở trong Tháp vừa dùng cối , và đạn bắn tỉa xưống đường , muốn đi thì tụi mầy với tụi tao phối hợp làm 2 mũi tấn công lên Tháp, quân số của tao chia ra sợ không đủ sức yểm trợ cho nhau . Mầy tính sao ? Tôi đang hội ý với Thuần và các anh em mình thì bị Bé chơi xỏ nói giọng khiêu khích : Mà thôi , Lôi Hổ thấy ngại thì để tụi tao xông lên làm thịt mấy thằng Vi Ci , còn bọn mầy cứ ở đây chờ xem Lính Dù tụi tao làm ...Nghe mà phát tức , tôi nói : Đánh lớn là sở trường tụi mầy , còn đánh gọn nhẹ là nghề của tụi tao nghe mầy , để tao lên trước cho. Thế là chúng tôi chia nhau làm 2 tốp , vừa tiến vừa quan sát tình hình . Bé cũng dàn lính thành 2 tổ tiến lên phía Đông. Chúng tôi băng qua đường rầy xe lửa thật nhanh và nép sát theo độ dốc của ngọn đồi, Bên quân của Bé vừa tiến vừa bắn làm nghi binh trước mặt nơi con đường dẫn lên Tháp , chúng tôi lẳng lặng 2 nhóm âm thầm tiến ở mặt sau. Khi gần đến chân ngọn Tháp thì Thạnh dùng M.79 lảy liên tiếp 3 trái vào ô trống của Tháp từ trên xuống dưới, tưởng cũng phải nói Thạnh mập vốn là tay xạ thủ M.79 , súng của hắn đã mài cơ bẩm ,vừa bắn vừa thảy vỏ đạn 1 tay , tay kia nạp đạn là bắn liền 3 quả đạn đi mà nghe đâu như nổ cùng một lúc .Thạnh Zăngô là biệt danh của hắn Hướng trước có nhiều tràng đạn M.16 của lính Dù, Trong Tháp Địch phản ứng yếu ớt , Tôi đưa điếu thuốc đang hút dở chuyền qua Trịnh Ngọc Cơ rồi tung người ném tiếp 2 trái Mini về hướng Tháp, Đại cũng xả súng nhắm vào một tên rồi 2 tên đang bị áp lực của lính Dù đánh phía trước chạy nộp mạng cho chúng tôi. , hướng bên kia Thuần và Tăng răng vàng cũng đang dùng lựu đạn thanh toán mấy tên du kích , Toán của Bé vào Tháp trước , hắn phất tay ra hiệu cho chúng tôi là đã thanh toán xong mục tiêu. Bây giò điếu thuốc cũng chuyền qua tay của Đại và về đến tay tôi .Thế là xong , cái chướng ngại mà mấy anh nghiã quân chưa kịp ra tay đã được Dù và Lôi Hổ phối hợp giãi toã như trò đùa. Bé lấy cây cối 82 ly đưa ra nói : Ông cần cái nầy không , trong đó còn mấy khẩuB.41 nửa. Chúng tôi cười : Lôi Hổ không cần chiến lợi phẩm ,cũng không cần ai nhắc đến tên, hay công trạng gì cả, Chiến Sĩ Vô Danh mà bạn , ông cứ lấy đi . Rồi ra phố kiếm mấy con Tắc Kè Nhông làm một bưã sum họp . Bé tiếc rẻ từ chối vì còn phải đi dẹp mấy cái chốt nữa , chưa xong công việc đâu bạn, ông Tướng gọt đầu tụi tao bây giờ ! Cũng từ đó đến nay tôi không có cơ hội gặp lại bạn ấy nữa,xin chúc mọi sự bình an cho bạn !( Đại úy Nguyễn Văn Bé, con của vị Thượng sĩ già Nhảy Dù , Cựu binh Điện Biên Phủ ) Chúng tôi ra phố tìm được quán nhậu xập xệ , trước cửa treo lũng lẵng mấy con Kè Nhông , Kêu 1 dĩa hắn chém đến 500 đồng Hưng Đạo .thêm một đứa một tô cháo và uống vội vài chai 33. Xong bang ra khu chợ chồm hổm mua mấy bó hành ngò, rau cải, khoai lang và bí rợ, vì trong phi trường mấy bữa cấm cung , ông Trung Tá Không Quân cho phép chúng tôi hạ mấy con bò làm lương thực , bò ăn ngon nhưng nóng quá . Khi đi ngang qua đám mấy người dân tụ tập chúng tôi hỏi thăm tình hình bà con , và được nghe họ kể một chuyện lạ tai : mấy anh biết không , mấy bữa nay không biết sâu róm ở đâu trong rừng cứ bò ra miết, từng đoàn từng đoàn như lính vậy , hết tốp nầy đến tốp khác như đi diễu binh vậy đó . Tôi hỏi : Thưa bác vậy có biết chúng bò đi đâu không ? , Thì cứ nhắm hướng biển mà bò ra , rồi cùng nhào xuớng biển sóng cuốn trôi hết trơn . Thuần xen vào : Hôm qua tôi có nghe anh lính Địa Phương Quân vào kể chuyện nầy, tôi không tin thật , nên bây giờ nhân tiện ra xem cho biết thật hư , Tôi nói không chừng tụi VC dùng lối tuyên truyền xám để gây hoang mang cũng nên . Chị lớn tuổi đúng kế bên bảo : Các ông đa nghi thì thôi , tụi tôi đồng là vợ lính mình cả , không tin thì cứ ra quốc lộ thấy liền . Chúng tôi cám ơn chị rồi lên xe nhắm hướng đường chạy tiếp . Năm phút sau thì quả thật, trên đường xác sâu róm nằm khô queo, xe của dân di tản chạy vào hướng Nam cán lên nát bấy mà chúng cũng cứ bò thản nhiên như không có chuyện gì xãy ra . Tôi muốn lần ra bờ biển xem cho biết ,nhưng T/s Tiến nói thôi đừng đi , ngoài đó chưa an ninh . Chúng tôi quay vào chợ mà lòng ngổn ngang suy nghĩ vẫn vơ.c Câu nói sâu róm đi từng đoàn như lính nhào xuống biển ...., tôi nhắc đi nhắc lại câu : Như lính nhào xuống biển ... Quay lại tìm một quán Cà Phê nhân tiện mua vài gói thuốc lá , thì lại nghe một câu chuyện lạ khác , một anh lính nghĩa quân nói cho chúng tôi nghe là tại làng Thanh Thủy , quê hương của TT Nguyễn Văn Thiệu có Hòn Núi DAO , tự nhiên cục đá Dao trên đỉnh núi sau một cơn mưa đã lăn nhào xuống chân núi , vở làm 2 mãnh , mặt trong của 2 mãnh vở có hình ngoằn ngèo như chữ viết của người CHĂM, Ông Xã Trưỡng cũng có nhờ mấy ông bô lão Chăm Pa ra tìm cách đọc , nhưng hình như không ai đọc được . Chúng tôi cũng hiếu kỳ muốn đi ra đó xem sao , nhưng trên đường xe cộ xuôi Nam quá nhiều , hơn nửa lại còn phải đi vào Phi Trường , sợ Ông Tướng Tư Lệnh cho đóng cổng thì bỏ mẹ. Hồi còn nhỏ tôi được truyền dạy ít kinh nghiệm về Phong Thủy, sau ngày vào lính nghe đâu có kỳ nhân dị sĩ là tôi vội sắm lễ vật đến yết kiến xin thọ giáo, nên tôi vận dụng những điều học được để khảo hạch , Như hồi cuối tháng 3/75 , đang tuần gác doanh trại thì đêm hôm đó trên bầu trời chợt xuất hiện sao Thái Bạch ( Sao Hôm và Sao Mai ) di chuyễn từ Đông sang Tây , nhưng lạc vào cung hắc đạo của vị trí Sửu - Mùi , phạm Trung cung , là Bạch Hổ nhập Trung , lại còn có tiếng khua vang len keng lập bập như đe dọa , Thiên Hổ Trướng Khưu Cơ của Đức Trần Hưng Đạo nói đó lả điềm Binh Tan Tướng Chết , ngày mai lại nghe tin tại BTL/QĐ 3 Tướng Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát , sau đó là cuộc rút quân cao nguyên, bây giờ lại thấy hiện tượng Sâu Róm bò ra biển , đá lăn trên Núi Dao . Thật sự ngọn núi Dao theo phong Thủy là ngọn Bút Kình Thiên, nghe nói mộ tổ của TT Thiệu được an táng phương Đông Nam của ngọn núi nầy, Núi ở Phương Tây Bắc thuộc cung Càn là Thiên Môn , chân mộ hướng Đông Nam là Địa Hộ,chung quanh có cồn cát trải dài làm thế Long Hổ , lấy cửa biển làm Minh Đường tụ thủy . Tôi chưa có dịp đến tham quan . Hôm nay quả có điềm lạ xuất hiện là ứng sự không may cho quân mính, vì TT Thiệu là Nguyên Thủ Quốc Gia , nay lăng miếu bị phạm hung thì dân chúng miền Nam chắc cũng cùng chung số phận . Các bạn tôi thì vẫn tỉnh như ruồi , bàn bạc về món thịt Tắc Kè Nhông của biển cát Phan Rang, hẹn nhau ngày về sẽ ghé vào xơi thêm lần nửa, nhưng đã hết cơ hội rồi bạn ơi. Lòng tôi cứ suy nghĩ miên man, về đàn sâu , về hòn núi đá ....ôi , Phan Rang có thêm những điềm lạ ...(.còn tiếp )..... 
Sức Cùng Lực Kiệt .......
( Lôi Hổ ...Huỳnh Ngọc ........ CĐ 1/XK/SLL/NKT )..
http://chiendoan1.blogspot.com/2012/05/suot-mot-em-khong-ngu-tron-giac-cong.html
8-16.4.1975: Phan Rang Thất Thủ

Bút ký chiến trường của Cố Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang



*Cộng quân tấn công căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã
Ngày16/4/1975, Cộng quân đã mở cuộc tấn công cường tập vào vị trí phòng ngự của lực lượng Dù và Địa phương quân vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời pháo kích vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xã Phan Rang.

-Trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang nằm trong tay Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, Trung tướng Nghi, Tư lệnh Tiền Phương Quân đoàn 3, và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán.
-Sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ, Cộng quân cho bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Sang đã bị Cộng quân bắt sau đó.

15 Ngày Tử Thủ Phan Rang


Hồi ký chiến trường của cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân-Nhớ lại suốt hạ tuần tháng 3 năm 1975, sau khi có lệnh bỏ Huế và Đà Nẵng, các đơn vị ta cứ lần lượt tháo lui, làm các tỉnh thành, quận lỵ phải rút theo, tạo ra cảnh đổ vỡ tang thương cho không biết nhiêu gia đình quân nhân cũng như dân chính. Tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ truy đuổi. Các đơn vị VC đến tiếp thu, không bị đánh chận, nên cứ ung dung tiến vào thành phố đã bị bỏ ngỏ.

Đến khi vào tiếp thu Nha Trang, chúng vẫn cứ tin rằng Phan Rang cũng đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các toán tiền thám cứ tiến vào. Ngạc nhiên, và cũng là lần đầu tiên bị ngăn chận trước khi đến Phan Rang, chúng bèn tháo lui về hướng Bắc, vào ẩn nấp trong vùng Ba Ngòi chờ viện binh. Mãi đến ngày 16/4/1975, khi tung ra toàn lực áp đảo, chúng mới vào được Phan Rang. Vào thời điểm các đại đơn vị ta rút lui, mà không có một sự kháng cự đáng kể nào để làm khó khăn và thiệt hại cho đối phương, thì căn cứ Phan Rang đã anh dũng chống cự, và đã làm thiệt hại đáng kể cho quân đội chánh quy Bắc Việt.

Chiến trận tại Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhứt từ ngày 1 đến 3/4/1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với Sư đoàn 6 Không quân và Tiểu đoàn 5 Dù thuộc Lữ đoàn 3 Dù cùng một số đơn vị Địa phương quân còn lại.


Sư đoàn 6 Không quân gồm:
- 3 Phi đoàn A-37, 524, 534, 548
- 1 Phi đội A-1
- 2 Phi đội tản thuơng 259 B và 259 C
- 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235

Lữ đoàn 3 Dù gồm:
- Bộ chỉ huy
- Tiểu đoàn 5

Giai đoạn thứ hai từ ngày 4 đến 12/4/1975, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với Lữ đoàn 2 Dù. Đây là thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.

Lữ đoàn 2 Dù gồm:
- 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11
- 1 Tiểu đoàn Pháo binh
- Các đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận .

Giai đoạn thứ ba từ 13 đến 16/4/1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:

- Liên đoàn 31 Biệt động quân gồm 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52.

Tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền phương: - Toán Thám sát/Nha Kỹ thuật .

Sư đoàn 2 Bộ binh gồm:
- 2 Trung đoàn 4 và 5
- 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly
- 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc

Lực lượng Hải quân gồm:
- Duyên đoàn 27
- 2 Khu trục hạm
- 1 Giang pháo hạm
- 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ .

Trong 2 ngày 13 và 14, Lữ đoàn 2 Dù được lịnh rút về Saigon. Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh ra thay. Vừa thay quân vừa chiến đấu, và phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16/4/1975, bởi 2 sư đoàn VC 325 và 3 Sao vàng, cùng với các đơn vị của Đoàn 968 VC. Trong ngày 14/4/1975, ngoài Duyên đoàn 27 đã có mặt tại Phan Rang, Hải quân Saigon tăng cường khẩn cấp 2 Khu trục hạm, 1 Giang pháo hạm, 1 Hải vận hạm cùng một số tàu yểm trợ.

Lực lượng địch: Theo tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 địch bị bắt tại đèo Du Long ngày 9/4/1975, các cấp chỉ huy địch ngỡ Phan Rang đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các bộ phận truy đuổi, cứ yên tâm tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi, chúng lui về lẫn trốn vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của 2 Sư đoàn 3 và 325 VC từ phía Bắc đến. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi trường. Đoàn 968 VC vừa ghi nhận có mặt. (xác nhận bởi Đại tá Nguyễn Thu Lương và Trung Tá Phạm Bá Mạo khi bị đơn vị nầy bắt tại mặt trận.) .

I. HÌNH THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ

Kể từ ngày 1/4/1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, căn cứ Phan Rang đương nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào để chờ phi cơ về Saigon. Căn cứ tôi lúc bấy giờ rất là trống trải, vì một số lớn quân nhân Địa Phương Quân canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ. Trong căn cứ, một số quân nhân trẻ nổ súng loạn xạ vì lo sợ vu vơ. Ngoài thị xã, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác, phân vân. Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Saigon, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc.
Tệ hại hơn nữa là Đà Lạt cũng bỏ chạy, và đoàn xe của Trường Võ Bị Đà Lạt đang theo Quốc lộ 11 trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang căn cứ. Lúc nầy thực sự, căn cứ tôi đang trở thành tiền đồn và đang ở trong tình trạng hết sức cô đơn.
Chuẩn bị tìm phương kế giữ an toàn, tôi chỉ thị hạn chế sự ra vào căn cứ để tránh xáo trộn do toán người tháo chạy mang đến. Vì vậy nên khi nghe có đơn vị Dù xin vào căn cứ, tôi liền hỏi xin lệnh Bộ Tư Lệnh KQ. Được biết đó là do Bộ Tư Lệnh Dù yêu cầu để Lữ đoàn III được văo căn cứ như đơn vị tăng phái phối hợp phòng thủ, tôi mới thuận cho đoàn quân của Trung tá Phát vào phi trường. Thật là đúng lúc cần thiết và tôi rất bằng lòng có thêm người để giữ an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngỏ. Tôi phối họp ngay với Trung tá Phát để phối trí việc phòng thủ căn cứ với Không đoàn Yểm Cứ của Trung tá Phạm Bá Mạo và Trung tá Nguyễn Văn Thiệt vì căn cứ mênh mông với vòng đai hình vuông mỗi cạnh 6 km, mà Liên đoàn Phòng Thủ chỉ có khả năng phụ trách canh gác vòng đai gần mà thôi. Dù muốn dù không, căn cứ không quân Phan Rang đã trở thành tiền đồn của Miền Nam mà tôi đang là người có nhiệm vụ phải chống giữ. Tôi chỉ thị Trung tá Diệp Ngọc Châu Phụ tá Nhân Huấn phải theo dõi sát vấn đề nhân viên, để đừng xảy ra tình trạng bung chạy, vì quá hoang mang, giao động trước việc, có thể chiến đấu như bộ binh.

Trung tá Phát sử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và đánh đuổi một vài tên du kích mon men vào Đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của căn cứ. Về phần Không quân, các cấp phi hành và kỹ thuật đê am hiểu tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nỗ lực chiến đấu vì nhu cầu phòng thủ. Vào buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, rời căn cứ bay về Saigon.

Ngày 2/4/1975, Saigon tăng cường một đơn vị Dù. Trung tá Phát liền sử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xã. Lúc 2 giờ chiều, tôi bay xuống Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3. Khi gặp tôi, ông nói sở dĩ muốn gặp tôi tại Phan Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẽ ra cũng đã bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tôi thuyết trình tình hình, Trung tướng Toàn nói:" kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn." Cùng ngày tôi nhận được lệnh Bộ Tổng tham mưu chỉ định tôi phụ trách bảo vệ Phan Rang.

Ngày 3/4/1975, TĐ5 Dù để tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sanh hoạt vẫn còn rụt rè. Trong căn cứ Không đoàn Yểm Cứ đã chấn chỉnh an ninh nội bộ khiến cho căn cứ lần lần lấy lại sinh hoạt bình thường.

Đại tá Lê Văn Thảo Không đoàn trưởng Không Đoàn 92 Chiến Thuật với 3 phi đoàn A-37, 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. đã sát cánh cùng đoàn viên xuất kích đêm ngày rất hữu hiệu. Trung tá Lê Văn Bút Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật với 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C, đã bay thi hành nhiều công tác khó khăn nguy hiễm. Trung tá Đổ Hữu Sung và đoàn kỹ thuật gan dạ, chu toàn mọi công tác sửa chữa và trang bị dưới làn pháo kích ngày đêm của địch.

Theo tin tức của các quân nhân ta từ các nơi ghé xin phương tiện về Saigon, thì VC đang xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Tôi liền cho phi cơ quan sát bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá. Cộng thêm các khó khăn, việc tiếp tế nhiên liệu đang gặp trở ngại vì xe bồn không cung cấp như bình thường, bởi cảng Cam Ranh đã bị địch chiếm. Vì vậy hàng ngày, tôi phải nhận tiếp tế từ Saigon bằng phi cơ C-130, một số lượng nhiên liệu tối thiểu cho hành quân mà thôi. Để tránh hỗn loạn khi bị pháo kích dồn dập, tôi cũng phải cho nửa số phi cơ về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.

Trong ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một số người, tôi liền cử Trung tá Lý Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời trình thuật của Trung tá Bút, tôi để hiểu rõ ràng là trong cấp thời, Mỹ không còn có ý định dính líu gì nữa đến cuộc chiến đang diễn tiến hiện nay.

II. BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG

Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lũng hẹp bao bọc bởi các dải núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ liên tục quan sát bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện. Các đơn vị VC đã tiến quá xa với hậu tuyến của họ. Họ chỉ mới tiếp thu Nha Trang và Cam Ranh. Với mức độ hành quân 10 cây số ngày hoặc gia tăng với phương tiện chiếm được thì không thể tập trung tấn công ngay được. Có thể có những phần tử lẻ tẻ đã xâm nhập và đang ém quân, nhưng ngoài ra Phan Rang chưa có nguy cơ bị tấn công ngay bởi quân chánh quy. Muốn tấn công, có thể chỉ có từ 2 hướng: Một là từ hướng Bắc, theo QL 1 tiến qua đèo Du Long thẳng vào thị xã và hai là từ hướng Tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân Mỹ hướng về thị xã Phan Rang. Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng Nam Tây Nam sát căn cứ KQ hướng về Tân Mỹ có thể chọn để xâm nhập được. Trong lần bay quan sát chiều ngày 14.4.75, tôi thấy một vài thiết vận xa địch trên những đường mòn nầy vào hướng Tây Bắc của căn cứ, cách khoảng 8 km. (Đương nhiên, khi bị phát hiện, chúng đều lẫn trốn trước khi bị oanh tạc.)

Thị xã và Phi trường Phan Rang nằm vào phần Nam của cái thung lũng đó. Quốc lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du long về thị xã, tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua thị xã. Từ thị xã đến Du Long khoảng 15 km với Ba Râu khoảng 9 km và với Cà Đú khoảng 4 km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng. Phi trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6 km, nằm giữa QL 1 và QL 11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xã 5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi măng cốt sắt và 1 bằng vĩ nhôm dài 10.000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở cho kỹ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trâch.

Ngày 4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chánh thức đến Phan Rang cùng với toán truyền tin và chuyên viên, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho biết là đã được Thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn nầy, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ . Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm: " Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xã phối hợp với một số đơn vị Địa phương quân còn lại."

Theo quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cỡ 2 sư đoàn mới có thể trong tạm thời phòng thủ được. Đó là:

**Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xã hoặc vào căn cứ.

**Mặt phía Tây, trên Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.

**Bảo vệ an ninh cho thị xã và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.

Ngày 5.4.1975. Trong ngày, thỉnh thoảng vẫn có vài quân nhân Không quân thất lạc trình diện xin phương tiện về Saigon và luôn xác nhận là vẫn có một số VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói vì có quân Dù của ta ở phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện. Ngoài ra Tướng Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm và nói sẽ sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về tòa đại sứ. Trong mấy ngày qua, tôi đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 KQ. Vô tình tôi đã biến căn cứ Không quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp nầy.

Ngày 6.4.1975, sinh hoạt trong căn cứ không quân đã có sự bình thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ. Thêm một số quân nhân của 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi trường tiếp tục trở về. Quân địch sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh. Toán viễn thám của họ theo đã chạy tiếp thu, có thể đã xâm nhập từ Vườn Dừa, Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống về phía Nam. Các Sư đoàn xâm nhập chưa thấy xuất hiện. Chỉ biết có đơn vị F-10 hoặc 968 đang lẫn núp xâm nhập lẻ tẻ.

Ngày 7.4.1975 là ngày đáng ghi nhớ. Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Phan Rang, vừa trở về với một số công chức, và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân. Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, với 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11 và 1 Tiểu đoàn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt đến căn cứ. Trung tướng Nghi liền giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt Tây. Tập trung lực lượng khi cần để chận không cho địch vượt qua Du Long. Sử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của Trung tá Phát hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường.

Ngày 8.4.1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 Dù đến căn cứ, Đại tá Lương liền điều động giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long, qua các Thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du long, với 2 Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 3. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đuổi địch chạy tán loạn khỏi Ba Tháp và Ba Râu. Địch tổn thất khoảng một đại đội với nhiều vũ khí. Tiểu đoàn 11 được trực thăng của Sư đoàn 6 Không quân, đưa đến chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đi Du Long. Bắt sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngỡ Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm 1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)

Tại phía Tây, phần lớn của Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy. Trong căn cứ, toán Trinh sát Dù cũng lại đuổi khỏi đồn Đại Hàn một số quân nhân địch vừa lén lút xâm nhập. Tiểu đoàn 7 trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ không quân với Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù. Kết quả là trong ngày nầy, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh tháo chạy. Buổi sáng, lúc Trung úy Nguyễn Thành Trung vừa oanh tạc Dinh Độc Lập, thì Bộ Tư Lệnh Không Quân bảo tôi phải cho ngăn cản và bắt đáp, nếu Trung bay qua Phan Rang. Lệnh đã được cấp tốc thi hành, và Trung đã không bay qua đây. Đặc biệt Cha giáo sứ Hồ Diêm, với niềm phấn khởi, đến thăm Trung tướng Nghi để hoan nghênh quân Dù đã giải tỏa được Phan Rang. Điểm đáng đề cao là chính Cha, cùng với lực lượng Nghĩa quân và Nhân dân tự vệ của giáo sứ, đã thành công bảo vệ địa phận mình chống lại các cố gắng len lỏi xâm nhập của địch.

Ngày 9.4.1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng HU với 12 trực thăng Võ trang cơ hữu cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái. Mục đích là để lên Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán còn kẹt lại của Lữ đoàn 3 Dù, gồm 2 Tiểu đoàn 2 và 6 cùng một số quân của Tiểu đoàn 5, lúc Nha Trang rút chạy. Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 3 Dù phụ giúp tìm kiếm, chọn bãi đáp để rước toán thất lạc nầy trở về. Bấy giờ khu vực Khánh Dương đa trở thành vùng địch kiểm soât, nên tôi cho bay theo 2 phi đội A-37 yểm trợ. Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn là quân nhân của các Tiểu đoàn 2 và 6, cùng một số thất lạc của Tiểu đoàn 5 với một số ít dân sự chạy loạn đi theo. Toán nầy vào buổi chiều được chở toàn bộ vào Saigon. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đem về được số quân nhân thất lạc của Lữ đoàn 3 Dù. Thật đúng là một chuyến bốc quân lịch sử. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường.

Trong thị xã, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo nhiều phấn khởi.

Các ngày 10 và 11. 4.1975 có được sự yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang. Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.

Ngày 12.4.75 là ngày khởi đầu có bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.

Lệnh từ Quân đoàn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào ngày 13.4.1975, và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn, và Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 trung đoàn, cùng 2 Chi đội Pháo và Chi đội Thiết vận xa. Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghỉ dưỡng quân, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng. Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngãi, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hãy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo cùng với các trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.

Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang. Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân nầy. Trung tướng Minh nói để căn cứ không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chữa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân và còn đang chờ đợi bổ sung quân số. Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.

III. TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH

Ngày 13.4.1975 là ngày đánh dấu nhiều việc không may xảy đến cho tuyến phòng thủ Phan Rang. Trong ngày, liên tục toán kiểm thính Phòng 7 TTM báo cáo có sự hoạt động bất thường của các đơn vị Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 Bắc Việt. Tướng Times của Tòa Đại sứ Mỹ hấp tấp bay đến, dẫn theo Ông Lewis, chuyên viên truyền tin, để chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc địch dồn dập tấn công.

Sau mấy ngày ém quân, địch bắt đầu chuyển quân từ khu ém quân và khởi sự pháo kích văo căn cứ không quân. Các đơn vị địch đang tìm cách tấn công các điểm cao ở vùng đồ Du Long và phía Đông Ba Râu. Đơn vị địch 968 cũng bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía Tây của căn cứ không quân, phối họp với từng đợt pháo kích. Tiếc thay, trong tình thế như vậy mà cơ cấu phòng thủ phải thi hành lệnh thay quân đang chiến đấu tốt, bằng 2 đơn vị vừa mới được bổ sung sau khi bị tổn thất nhiều về trang bị và tinh thần. Trong khi bộ phận lớn của Lữ đoàn 2 Dù, gồm Tiểu đoàn 7 với các bộ phần nặng và Tiểu đoăn 5 của Lữ đoăn 3 Dù rời căn cứ, thì Đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 3 tiểu đoàn 31, 36 và 52 cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên đoàn gồm khoảng 1.000 người. Các đơn vị liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân của Tiểu đoăn 11 Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cá Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị. Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch. Cùng lúc, Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ mặt Tây căn cứ và bảo vệ phi trường thay cho Tiểu đoàn 5 Dù vừa rời căn cứ.

Theo khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu trưởng Sư đoàn 6 Không quân được nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tân Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho Sư đoàn.

Ngày 14.4.1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng Trung đoàn 5 vừa đến với khoảng 450 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn 2 Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao với Trung đoàn 4 hôm qua. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105 ly hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An Phước, phía Nam phi trường lối 10 km. Thị xã được phòng vệ bởi khoảng 1 tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giữ chức vụ tỉnh trưởng thay Đại tá Trần Văn Tự. Cũng để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến, một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân cho Bộ Tư lệnh Hành quân.

Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội từ khu ém quân, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị nầy đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía Bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, và cùng với trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy. Kết quả địch rút chạy, bỏ lại gần 100 tên bị hạ với khoảng 80 vũ khí đủ loại, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 khẩu đại bác không giựt 75 ly. Ta chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh và 1 thiết vận xa phòng thủ phi trường bị cháy. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh cho các quân nhân hữu công. Khoảng trưa, Tướng Nghi và tôi cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long Tướng Nghi có tập họp và trấn an số Nghĩa quân có mặt tại đây.

Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận vẫn đứng vững như những ngày qua. . Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xã, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt. Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.

Quả nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh v.v… Chúng vượt đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua phòng tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt động quân mà tiến nhanh về hướng Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chỗ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch vượt được qua. Tại Ba Râu, Ba Tháp và Cá Đú, từ địa điểm đóng quân chờ di chuyển về hậu cứ, từ 2 giờ sáng trở đi, Tiểu đoàn 11 Dù trừ và Tiểu đoàn 3 Dù, cùng với Tiểu đoàn 36 Biệt động quân vừa trám chỗ, chạm địch ác liệt, làm chậm sức tấn công ồ ạt của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống đợt oanh tạc ngăn chăn, nhưng vì không đủ phương tiện soi sáng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận nầy Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của Phi đoàn 530 . Tôi cùng Trung tá Lưu Đức Thanh Phụ tá Hành quân Sư đoàn 6 KQ đích thân theo dõi trận đánh suốt đêm. Chúng tôi liên tục đốc thúc phần tham gia của không quân, kể từ lúc các đơn vị bộ binh chạm súng, liên tục báo cáo địch đang sử dụng hàng đoàn xe để đến sáng chạy từ Du Long tràn xuống. Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, và chiếm thị xã lúc 7 giờ sáng ngày 16.4.1975.

Tại Bộ chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo dõi trận chiến suốt đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 Biệt động quân sau 3 giờ sáng. (Sau nầy, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 36 Biệt động quân và Thiếu tá Nguyễn Văn Tú Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ chỉ huy. Sở dĩ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân, cứ liên miên đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Đến sáng, khu vực trách nhiệm vẫn yên tịnh như sau những lần chạm súng. Trên đường vẫn an toàn nhưng nhìn vào phi trường thấy đang bị pháo kích.)

Ngày 16.4.1975, lúc vừa sáng, địch lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tây. Đến khi phòng không chúng, bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân, phải trở lại đâp khẩn cấp, thì đồng thời chúng gia tăng số lượng pháo kích. Lúc bấy giờ mới khoảng gần 8 giờ sáng. Đại tá Biết bỗng báo cáo là Du long bị mất và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi. Cùng lúc, Chuẩn tướng Nhựt vừa đặt văn phòng cạnh Văn phòng Trung tướng Nghi, liền được mời tham gia vào việc duyệt xét tình hình. Sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị mình .

Trong khi Trung đoàn 4 Bộ Binh đang án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường và Trung đoàn 5 đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xã, thì bên trong căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.

**Khoảng hơn 9 giơ sáng, khi trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. Trung đoàn 4 báo cáo đang chạm địch. Toán Dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực Bộ Tư lệnh Tiền phương. Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ.

**Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tôi để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó, nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và đi cùng Trung đoàn 5.

**Khoảng 10,30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lịnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, Ông Lewis chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 Không quân, Lữ đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên đoàn 3I Biệt động quân lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam.

Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với Trung đoàn 5 về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa. Trên đường rút khỏi Ba Tháp, Tiểu đoàn 3 Dù lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng Nam và không còn
thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ chiếc tàu nào khác tại cảng Ninh Chữ. Đến một bãi cát xa hơn về hướng Nam của thị xã, đơn vị Dù nầy, gặp và kháng cự với một toán quân địch khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, Tiểu đoàn 3 Dù được một đoàn trực thăng, bốc về an toàn. (Đoàn trực thăng cấp cứu nầy, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới bốc được toán Dù trên.). Tiểu đoàn 11 Dù còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở Thôn Phú Qúy về được an toàn. Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh với một ít đơn vị cố gắng di chuyển về Nam lại chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, trên đường rút về An Phước nơi có Trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp địch đã đóng làm nút chận tại đây rồi .

Tại phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3 VC cùng Đoàn 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 11,30 giờ trưa. Thiệt hại của Sư đoàn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.

Hải quân ta chỉ có một số ít Giang thuyền bị chìm và một chiến hạm bị pháo.

Tại Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Đại tá Lương cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để xuống bốc. Lúc bấy giờ, với số gần 700 quân nhân và thân nhân nên khó bóc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự, chắc chắn sẽ tạo hỗn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lịnh toán cứu cấp đó không nên đáp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía Nam.

Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Ông Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 chúng tôi ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tôi thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thiểu, lang thang đi ngược trở về. Tôi bỗng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành. Ở tại Đồn điền Yersin 2 ngày, chúng đưa chúng tôi ra Đà Nẵng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22/4/1975 chúng đem phi cơ chở chúng tôi ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ. Chúng thả Ông Lewis vào tháng 8.1975, Trung tướng Nghi vào năm 1988 và tôi năm 1992.

IV. KẾT LUẬN

Sư đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 16/3/1975 đến tạm trú tại Nha Trang. Ngày 22.3.1975 được lịnh đến căn cứ Phan Rang đồn trú. Chưa kịp thích nghi với sanh hoạt địa phương thì phải đương đầu với nhiều nỗi ưu lự kể từ lúc Nha Trang rút bỏ. Liên tiếp trong 16 ngày, toàn thể quân nhân Sư doăn 6 Không quân đã khắc phục bao khó khăn, trong một hoàn cảnh khác thường của một căn cứ Không quân bỗng trở thành một tiền đồn, vừa thi hành các phi vụ, vừa tham gia chiến đấu như bộ binh.

**Địa phương quân và Nghĩa quân Phan Rang có những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đáng khen, như việc bảo vệ Giáo sứ Hồ Diêm được an toàn là một thí dụ.

**Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 Trung đoàn 4 và 5, tuy có một số lớn quân nhân hãy còn hoang mang, dao động vì lo lắng cho thân nhân còn kẹt lại khi đơn vị vội vã rút lui, nhưng cũng đã cố gắng tham dự.

**Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52, chứng minh được tinh thần của người chiến sĩ mũ nâu, mặc dầu sau những trận đánh ác liệt tại Chơn Thành được điều động thẳng ra Phan Rang, không có một ngày nghỉ dưỡng quân, cũng như không được bổ sung quân số, tái trang bị đầy đủ.

**Lữ đoàn 2 Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 cùng Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù đã chiến đấu rất tích cực và tạo được sự tin tưởng của nhiều người, quả xứng đáng là những đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Với những đơn vị như trên cộng thêm Phan Rang có vị trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, đáng lý Phan Rang không thể bị chiếm quá nhanh như thế được. Chiếm được Phan Rang, địch mới có lý do tung ra kế hoạch Tổng công kích, mà đáng lý ra theo dự trù, chúng chỉ có thể tung ra vào năm 1976 thay vì năm 1975. Tướng VC Văn Tiến Dũng, sau chiến thắng, đê tuyên bố tại Cuba: " Khi chiếm được Phan Rang thì coi như chiếm được miền Nam." Lời tuyên bố nầy chứng minh được việc chọn phòng tuyến Phan Rang là một quyết định đứng đắn của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Việc mất Phan Rang quả đúng là một tổn thất quá lớn cho công cuộc bảo vệ Miền Nam vậy.
Đã hơn 25 năm, chắc chắn tôi không thể còn nhớ đầy đủ các diễn biến liên quan đến việc phòng thủ Phan Rang. Tôi đã tham khảo một vài tài liệu và tiếp xúc một vài thân hữu. Cộng với ký ức, tôi đã cố gắng ghi lại trong bài viết nầy mọi hiểu biết có thể có và đương nhiên chắc phải có nhiều thiếu sót.

Viết xong ngày 15 tháng 1 năm 2002
Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang
Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân






Câu chuyện về quá trình bị ‘Trung Quốc hóa’ của Campuchia

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018 | 1.4.18


Đó là một ngày nóng, trời quang mây tạnh. Cách đây vài tháng, bãi biển này của Campuchia đã được đầy ắp khách du lịch, thường mua bia hay nước dừa tươi chỉ với 1 USD. Giờ đây, bãi biển gần như bị bỏ hoang.

The New MGM, một sòng bạc Trung Quốc ở Sihanoukville, Campuchia. (Ảnh: Anna Fifield / The Washington Post)
Những người phụ nữ Campuchia thì đi lang thang với khay tôm hùm tươi để cân bằng trên đầu hoặc mang theo dụng cụ để làm móng tay, chào mời khách hàng nhưng vô ích. Trong khi đó, những người đàn ông bản địa thì ngồi trong các nhà hàng của họ, nơi cung cấp thịt nướng xay và cà ri tại địa phương.

“Chúng tôi sẽ không thể nuôi nổi bản thân mình nữa. Công việc kinh doanh của chúng tôi đang chết dần”, Doung Sokly, một phụ nữ 30 tuổi, đã có 8 năm trời ròng rã bán đồ uống, đồ ăn nhẹ và thuốc lá từ một chiếc xe tải trên bãi biển Independence Beach.

Tuy nhiên, kinh doanh sòng bạc đang trở nên bùng nổ, mặc dù chỉ mới xuất hiện trong những tháng gần đây. Có những sòng bạc nổi tiếng như New Macau và New MGM, nhưng chúng chỉ dành riêng cho du khách Trung Quốc. Người Campuchia bị cấm cờ bạc.

Trong khi các bãi biển vắng hoe, thì các sòng bạc lại đầy ăm ắp các du khách Trung Quốc hút thuốc lá và sẵn sàng chi tiêu ít nhất 100 USD để đánh bạc. Trong sòng bạc, mọi người đều để ý những giám sát viên người Trung Quốc lạnh lùng, và những cô gái trẻ địa phương người Campuchia trong bộ váy ngắn và đôi lông mi dài.

Trung Quốc đang cố gắng truyền bá ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt thông qua việc đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến Vành đai và Con đường do Bắc Kinh khởi xướng. Và Campuchia đang cố gắng phát triển nền kinh tế của mình, bất chấp tất cả các yêu cầu về nhân quyền mà phương Tây thường nhấn mạnh.

Điển hình là tại Sihanoukville, một thành phố cảng trên Vịnh Thái Lan, được đặt tên theo vị vua cuối cùng của dân tộc Campuchia, nhân vật vẫn được tôn kính như người cha già kính yêu của đất nước Campuchia hiện đại. Ở đây, đã xảy ra nhiều sự kiện minh chứng sự tiếp đón nồng nhiệt mà Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã dành cho Trung Quốc, một cách rõ ràng nhất.

“Sihanoukville là một tấm áp phích tiêu biểu về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Campuchia”, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á, làm việc tại Học viện Quốc phòng Úc, và cũng là Cựu Cố vấn của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, cho biết, trong khi đang đàm luận về các biện pháp kinh tế của Trung Quốc, “Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng để thay thế Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, và họ đã thành công một cách đáng kinh ngạc”.

Đối với Thủ tướng Hun Sen, người đã nắm quyền trong 33 năm và đang tiến hành các bước đi, để đảm bảo ông sẽ được thắng cử trong cuộc bỏ phiếu dự kiến ​​vào cuối tháng 7, hành động dựa vào các khoản đầu tư từ Trung Quốc sẽ giúp ông có thể tự mãn về những tiến bộ kinh tế, bất chấp mọi phản đối trên các lĩnh vực dân chủ – xã hội.

Chính phủ Campuchia đã đồng ý với các khoản đầu tư từ Trung Quốc một cách rất bất thường: 30 sòng bạc đã được hoàn thiện, và 70 sòng bạc khác đang được xây dựng.

Số lượng du khách Trung Quốc đến thăm Sihanoukville, một thành phố cảng của Campuchia với dân số là 90.000 người, đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016 – 2017, nghĩa lên tới 120.000 du khách vào năm ngoái. Các nhà hàng, ngân hàng, phòng trọ, tiệm cầm đồ, cửa hàng miễn thuế, siêu thị và khách sạn, đều có ghi bảng hiệu và các thông tin khác bằng tiếng Trung Quốc.

Một du khách Trung Quốc đang được một người Campuchia massage chân trên bãi biển tại Sihanoukville, Campuchia. (Ảnh: KI Media)
Nhưng ngoại trừ những người Campuchia đang làm việc trong các khách sạn và sòng bạc, phần lớn những người Campuchia khác, có thu nhập bình quân là 1.100 USD/năm, ít được hưởng lợi từ các khoản đầu tư của Trung Quốc. Và sự oán giận trong dân chúng Campuchia đang gia tăng.

“Doanh thu của tôi đã giảm đi một nửa”, Chhim Phin, người chủ của một nhà hàng hải sản tại Independence Beach kể từ năm 2003, cho biết. “Trước kia, chúng tôi thường có nhiều du khách phương Tây đến đây, những người thích thử các món ăn bản địa của chúng tôi. Nhưng du khách Trung Quốc thường không muốn ăn thực phẩm Khmer và trải nghiệm các phong tục địa phương. Họ thích thức ăn Trung Quốc của họ. Du khách Trung Quốc muốn ở trong cái bong bóng của họ”.

Nhưng khi các du khách Trung Quốc đến nhà hàng của mình, Chhim Phin vẫn không cảm thấy hứng thú. “Tôi không biết tiếng Trung, vì vậy rất khó để giao tiếp với họ”, anh nói. “Thành thật mà nói, tôi đã có những trải nghiệm rất tệ với du khách Trung Quốc. Họ rất thô lỗ”.

Doung Sokly, một người bán hàng, cũng không thích tiếp xúc với những du khách Trung Quốc. “Du khách phương Tây thường không mặc cả, bởi vì họ muốn trải nghiệm những điều độc đáo của địa phương. Tuy nhiên, du khách Trung Quốc thường thực sự cố gắng mặc cả”, bà nói.

Người dân địa phương cũng lo lắng về các loại hình tội phạm có tổ chức, hậu quả từ các sòng bạc, và các vụ vi phạm phát luật ngày càng gia tăng, bắt nguồn từ việc say rượu và đánh đấm bạo lực.

Koeun Sao, 29 tuổi, ước tính thu nhập của mình từ công việc lái xe tuk-tuk đã giảm 70% trong vòng 3 tháng trở lại đây. “Người Trung Quốc thích xe ô tô chứ không phải xe tuk-tuk”.

“Tất cả những toà nhà họ đang xây dựng chỉ có lợi cho người Trung Quốc”, Koeun Sao nói. “Tốt cho chủ đất, nhưng không tốt cho những người dân bình thường như chúng tôi”.

Khu kinh tế đặc biệt Sihanoukville, một khu công nghiệp rộng 4,4 dặm vuông, với 104 trong số 121 công ty là của Trung Quốc, có thể được xem là một biểu tượng của Trung Quốc tại Campuchia. Trung Quốc và Campuchia cam kết sẽ tăng hơn gấp đôi lượng khách du lịch Trung Quốc đến thăm Campuchia, lên tới 2 triệu du khách trong vòng 2 năm tới, và đẩy mạnh thương mại song phương lên 6 tỷ USD.

“Chúng tôi sẽ cố gắng bám trụ tại đây”, Doung Sokly nói, “Chúng ta cần phải xem mọi thứ đang diễn ra như thế nào”.

(Theo ĐKN)