Wednesday, April 25, 2018

CUỘC CHIẾN VẪN TIẾP DIỄN 
SAU NGÀY 30/4/1975

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu
(trích Bình Ngô Đại Cáo)

Miền nam sau khi rơi vào trong tay bọn csVN, bối cảnh vào lúc đó rất hiếm hoi lớp sĩ phu có tiết tháo, can đãm đứng ra cứu nước sau ngày  miền nam VN bị cưởng chiếm bởi những người cộng sản miền Bắc. Ngay từ lúc đó hàng triệu người đã phải rời bõ nơi chôn nhau cắt rún  ra đi  vi không chấp nhận sống chung với loài quỷ đỏ phi nhân. Cũng trong những thời điểm đầu tiên mất miền nam vào trong tay loài vượn xuất thân từ hang Pắc Bó. Miền nam may mắn vẩn còn có những con người kiên cường không khuất phục... đã âm thầm rút vào rừng sâu lập chiến khu để tiếp tục kháng chiến chống lại với loài quỷ đỏ để mưu cầu cho hạnh phúc và tự do. Cuộc chiến đấu trong giai đoạn nầy có sự góp mặt của các chiến sĩ quân lực VNCH. 
 Và h chấp nhận gạt bỏ cuộc sống riêng tư, can-đảm và hiên-ngang, đứng lên chống lại bạo-quyền Việt-cộng để mưu-cầu một tương lai tươi sáng hơn cho dân tộc mặc dầu mọi người đều biết là mình phải bước vào những đoạn đường chông gai đầy máu và nước mắt. Tất cã những khởi đầu đó  trong đấu tranh, tuy bị thất bại vì thiếu thốn phương-tiện chiến-đấu, nhưng những vị đó rất xứng-đáng là những trang anh-hùng, hào-kiệt của dân-tộc, xứng đáng là những hậu-duệ của Bà Trưng, Bà Triệu, của Lê-Lợi, Quang-Trung...Những tổ chức kháng chiến phục quốc được ghi nhận ngay sau ngày 30/4/1975 như sau:

Những tổ chức sớm nhất chống lại bại bạo quyền vc đầu tiên sau ngày 30//1975 phải nói tới Ðại Úy Nguyễn Văn Viên,cựu Tiểu Ðoàn Trường (TÐT) Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù (TÐ5ND) năm 1955,Khoá 6 Võ Bị Ðà Lạt. Sau ngày mất miền nam, ông liền đứng ra tổ chức một lực lượng võ trang hoạt động ngay trong khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Ông liên kết với các lực lượng tôn giáo và tạo được nhiều thành quả như đặt chất nổ phá hoại, trải truyền đơn kêu gọi đồng bào đứng lên chống lại bọn CS cầm quyền. Tổ chức của Ðại Úy Viên liên kết với lực lượng của linh mục Nguyễn Văn Vàng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và nhiều tổ chức khác đã gây được sự chú ý tại quốc nội và hải ngoại ( Nguồn http://batkhuat.net/tl-td5-du.htm)

-Tháng Tám 1975, hai cựu sĩ quan quân đội Miền Nam Trần Học Hiệu  ( LM.Tuyên Uý) và Nguyễn Bá Đề lập "Lực Lượng Nhân Dân Vũ Trang Phục Quốc Việt Nam". Mặc dù với vài chục tay súng, họ đã gây nhiều khốn đốn cho lực lượng cộng sản trú phòng vùng Xuân Lộc. 

11.1975: Ra đời ba mặt trận kháng chiến: 
                           
 *Lực Lượng Bảo Quốc, 
                            
 *Đệ Tam Cộng Hòa, Các chiến sĩ kháng chiến thuộc tổ chức Đệ Tam Cộng                      Hòa đặt chất nổ phá vỡ con rùa tại công trường Duy Tân, Saigon.Vụ này  đưa đến việc bắt bớ hằng trăm nhân vật thức giả Sài Gòn, trong đó có thi sĩ  Vũ Hoàng Chương.- 23.3.1976:                             

  *Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Việt Nam. 
- 12.1975: Tổ chức "Dân quân phục quốc" chạm súng với Việt Cộng tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản.  Cuối năm 1978, thủ lãnh cuộc chạm súng nầy, Nguyễn Việt Hưng, bị Việt Cộng xử tử hình tại sân bắn Thủ Đức. Tổ chức kháng chiến nầy   gây chấn động dư luận nhiều nhất khi đó có lẽ là vụ nhóm "Dân Quân Phục Quốc" khởi nghĩa tại Nhà Thờ Vinh Sơn trên đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn. Tổ chức này do ông Nguyễn Việt Hưng, một cựu sĩ quan quân đội Miền Nam cầm đầu. Chỉ vài tuần sau ngày Miền Nam thất thủ, Nhà Thờ Vinh Sơn trở thành căn cứ bí mật của Dân Quân Phục Quốc. Việc bại lộ, an ninh cộng sản vây hãm suốt mấy ngày mới triệt hạ được vài chục tay súng. Thủ lãnh Nguyễn Việt Hưng và vài linh mục đồng bạn bị tử hình, một số khác lãnh án khổ sai chung thân. Đây có thể là cuộc kháng cộng sớm sủa nhất, lớn nhất tại quốc nội
-Tháng Hai 1976, xuất hiện "Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam" với hằng trăm người. Họ cắt đặt chỉ huy ở những cấp sư đoàn, dự định đánh chiếm Sài Gòn và vùng phụ cận cuối năm 1976. Kế hoạch bất thành, thủ lãnh nhóm này là giáo sư Trần Thanh Đình sau đó bị xử tử.
*Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng Phục Quốc do Ông Phạm Trần Anh là Chủ Tịch sáng lập, ông bị bắt ngày 3-7-1977 và bị đưa ra cái gọi là tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xử  ông PTA Chung Thân, Thi sĩ Tú Kếu  tức Trần Đức Uyển 18 năm- đã qua đời vì hậu quả của thời gian tù tội và nhiều chiến hữu nữa. Theo cáo Trạng của cộng sản như sau "Tên PTA là tên cực kỳ phản động, cực kỳ ngoan cố, căm thù sâu sắc giai cấp vô sản, có kinh nghiệm chống phá cách mạng, câu kết với các phần tử phản động trong và ngoài nước để lật đổ chính quyền cách mạng.
Ông Phạm trần Anh, sau hơn 20 năm trong ngục tù cộng sản, ông được Hội Ân Xá Quốc Tế can thiệp và Việt cộng phải trả ông về vào ngày 3.8.1997. Ông hiện định cư ở 
Hoa Kỳ. Hiện ông Phạm Trần Anh là Phó Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo VN tại Hải Ngoại.  
     * Mặt Trận Việt Tiến, với tờ báo Việt Tiến. Hai thủ lãnh của Mặt Trận là giáo sư Đỗ Vạn Lý và mục sư Phan Tần bị tòa án Việt Cộng tại Saigon kết án tử hình (1980).   


      *Mặt Trận Liên Tôn, với chiến khu Phụng Thiên và tờ báo Vì Dân. Thủ lãnh Mặt Trận, linh mục Nguyễn Văn Vàng bị kết án chung thân khổ sai (năm 1979) và hai Tư lệnh quân sự,Nguyễn Văn Viên (em ruột cha Vàng) và Hà Văn Thành (bí danh Hà Tùng Linh) bị kết án tử hình.  

      *Tổ chức Việt Nam Nhân Chủ Cộng Hòa, với Quốc trưởng Bùi Ngọc Phương, bị Việt Cộng bắt và giam tại Chí Hòa, chết vì thiếu dinh dưỡng (năm 1982).   

       * Tuyên ngôn Nhân quyền được các luật sư Trần Danh Sang và Triệu Bá Thiệp, cùng 17 người nữa, tuyên đọc trước nhà thờ Đức Bà Saigon. Toàn bộ bị bắt và hiện vẫn còn bị giam khổ sai tại Pleiku.(?)   

      * Việt Nam Độc Lập Thống Nhứt Trung Lập Hạnh Phúc Đồng Minh Hội. Thủ lãnh Hồ Hữu Tường bị bắt, giam ở nhiều trại liên tiếp, cuối cùng chết vì kiệt sức tại Chí Hòa (tháng 9.1980).   

      * Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Dân Tộc. Thủ lãnh, giáo sư Trần Thanh Đình, bị bắt và bị xử tử hình tại sân bắn Thủ Đức (năm 1980).   

      * Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ.
-Năm 1978 có cuộc khởi nghĩa của "Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc". Đứng đầu là ông Huỳnh Long Sơn, một cựu sĩ quan Miền Nam. Tổ chức này hoạt động trên vùng đồi núi tỉnh Bình Định, hạ sát một số cấp chỉ huy của đảng cộng sản ở địa phương, khiến nhà đương cuộc một phen khốn đốn. 
-Ở Huế năm 1978, có ông Phan Ngọc Lương, người của Đại Việt Cách Mạng Đảng, cũng là cựu sĩ quan VNCH, đã mở cuộc kháng chiến phục quốc tại Chín Hầm, quy tụ hằng trăm người. Khi việc vỡ lỡ, thủ lãnh Phan Ngọc Lương và ít nhất 8 đồng đội bị tử hình; 7 tù chung thân; vài chục người lãnh án nặng nhẹ khác nhau.
- 3.1980: Tòa án Việt Cộng tại Saigon xử các kháng chiến quân thuộc tổ chức Liên Bang    Đông Dương. Hai thủ lãnh, là Thẩm Phan và Nguyễn Minh Sang, bị bắt (và bị xử tử hình năm 1982 tại sân bắn Thủ Đức). Chiến sĩ Nguyễn Văn Thụ bị kết án 20 năm tù và bị đánh nát mặt bên phải, vì hô to trước tòa “Đả đảo cộng sản”. Các chiến sĩ Thái Văn Hết, Hồ Tống, Hứa Hồng Hải bị xử mỗi người 15 năm khổ sai

CÁC T CHỨC TỪ HẢI NGOẠI VỀ VN

- 1980 có Chí Nguyện Đoàn và Lực Lượng Dân Quân Yểm Trợ Phục Quốc của cựu Đại Tá QL.VNCH Võ Đại Tôn thành lập ở Úc Châu. Ông vượt biển định cư tại Úc Châu năm 1976, ông Võ Đại Tôn là người đầu tiên từ hải ngoại trở về lại quê hương, qua ngảThái-Miên-Lào để tham gia kháng chiến phục quốc trong Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc.
Ông bị nhà chức trách Lào bắt vào tháng 10 năm 1981 tại biên giới và giao lại cho Hà Nội. Vì không đầu hàng làm theo lời cộng sản trong cuộc họp báo quốc tế do chính quyền tổ chức tại Hà Nội ngày 13 tháng 7 năm 1982, ông Võ Đại Tôn đã bị biệt giam hơn 10 năm tại trại tù Thanh Liệt, Hà Nội.
Sau nhờ áp lực quốc tế, Hà Nội đã trục xuất ông vê lại Úc vào tháng 12 năm 1991. Hiện ông Võ Đại Tôn vẫn tiếp tục dấn thân phục vụ Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam trong tổ chức đấu tranh Liên Minh Quang Phục Việt Nam.
Ông Võ Đại Tôn còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm Thơ Văn viết về quê hương dân tộc, với bút hiệu Hoàng Phong Linh.
Chiến khu đặt tại Lào, được sự hổ trợ của Tướng Vang Pao ( Lào). Tổ chức nầy tìm cách kết hợp với Mặt Trận Liên Tôn của LM Nguyễn văn Vàng. Sau hơn 10 năm bị giam cầm tại Hà Nội, khi được tự do và về lại Úc vào ngày 10.12.1991  http://tsnkt.blogspot.de/2011/01/tuong-lao-tu-do-vang-pao.html

Cụ Võ Đại Tôn ngày hôm nay

Mật Khu Kháng Chiến Lào Tự Do 
của Tướng Vang Pao (1981)

- 12.1984: “Vụ án nhà hát tây Saigon” xử các chiến sĩ thuộc Mặt Trận Thống Nhứt các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.  Đây là một tổ chức kháng chiến từ Pháp về VN để lập chiến khu giải phóng VN. Hàng trăm chiến sĩ của lực lượng nầy đã bị bắt, có ba chiến sĩ Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân bị tử hình ngày 8.1.1985, Đây có thể nói là một tổ chức ở Hải ngoại có tầm vóc quy mô đã từ Hải Ngoai đi về.  http://www.tranvanba.org/vu_an/VA_dientien.htm


 -1982 thành lập "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam" của cựu Đề Đốc Hoàng Cơ Minh.. Năm1981ông đã từ Mỹ về lập căn cứ tại một điểm gần biên giới Thái-Lào thuộc  Buntharích, tỉnh Uđông (Thái Lan), cáchBangkok 500 km về phía Đông Bắc  Trong thời gian ở Thái Lan ông Hoàng Cơ Minh đã mở nhiếu cuộc xâm nhập về VN qua các chiến dịch gọi là Đông Tiến nhưng không thành công. Trong đợt "Đông Tiến một" năm 1987. Ngày  27.8.1987, ông chỉ huy với vài chục tay súng mở đường máu về vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Trong lần xâm nhập nầy Ông Hoàng Cơ Minh và phần lớn đoàn quân xâm nhập này đã hy sinh trong một cuộc chạm súng trên đất Lào. Ông và 3 thành viên khác đã dùng súng tự sát để khỏi lọt vào tay vc. Các cơ sở của MTQGTNGPVN ở hải ngoại đã bưng bít chuyện nầy đến 14 năm sau, ngày 20.7.2001, mới công bố chính thức cái chết của ông Hoàng Cơ Minh và một số thành viên khác

Ảnh từ Blog Phạm Hoàng Tùng
Ba sáng lập viên MTQGTNGPVN.Trái qua phải:
Đỗ Thông Minh, Trần Văn Sơn, Hoàng Cơ Minh
ở Bangkok, Thái Lan (15-21/6/1981)

Muốn biết thêm về MT/ Hoàng Cơ Minh, xin tìm đọc tác phẩm " Hành trình đi cứu nước" của cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng hoặc có thể tham khảo tại : http://phamhoangtung.blogspot.de/p/nguoi-viet-hai-ngoai-khoi-xuong-au_18.html

NHỮNG NGƯỜI LINH MỤC BẤT KHUẤT

Theo vận nước nổi trôi vào tháng tư đen năm 1975, hàng trăm linh mục tuyên úy bị tù đầy, hàng chục linh mục bị gục ngã tức tưởi dưới họng súng của bọn người vô thần khát máu cs. Những linh mục bị chết vì danh Chúa không phải ít. Bị xử bắn có linh mục Trần Học Hiệu, linh mục Nguyễn Hữu Nghị, linh mục Hoàng Quỳnh, linh mục Nguyễn Quang Minh . . Bị chết trong ngục tù cộng sản có linh mục Nguyễn Văn Vàng, Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Nguyễn văn Ban, Dòng Đa Minh, linh mục Trần Công Chức, linh mục Vũ Khánh Tường, linh mục Đinh Bình Định v.v.





Linh mục Nguyễn Văn Vàng
Sau cuộc bể dâu 1975, nếu có những linh mục cam tâm làm tay sai cho Cộng Sản để được vinh thân phì gia, thì ngược lại cũng có rất rất nhiều vị kiên trung trong Đức Tin thà chết chứ không làm tôi cho bọn quỷ dữ…Vào năm 1979 Linh mục Nguyễn Văn Vàng " Dòng Chuá Cứu Thế đã thành lập Mặt Trận Liên Tôn,Ông đã cùng với một số sĩ quan QL.VNCH và một số linh mục khác đã thành lập chiến khu ở Phụng Thiên vùng.Gia Kiệm  để tìm đường cứu nước đang lọt vào tay bọn vô thần csVN. Việc bị lộ vì nội tuyến cs lọt vào chiến khu, ông bị kết án chung thân khổ sai bị đưa lưu đầy tại trại giam khắc nghiệt A-20 Xuân Phước. Em ruột Lm Vàng còn có  Bà Bề Trên là Lệ Tiên, cũng bị án tập trung 3 năm vì bị tình nghi liên quan vụ án của Lm Vàng, bị giam tại trại Đại Bình, Lâm Đồng.


Linh Mục Nguyễn văn Vàng, một tấm gương kiên cường bất khuất của những người LM miền nam. Ông đã đi vào lịch sử và đáng được tổ quốc hậu cộng sản ghi ơn. Đêm Giáng sinh cuối cùng của Linh Mục Nguyễn văn Vàng ngày 24-12-1984, Cha Vàng đã cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6. LM đã  qua đời  tháng 4/1985 vì bị cộng sản tra tấn hành hạ trong trại tù A-20. https://groups.google.com/forum/#!msg/hvcsqg/Y_wLpEyRf4M/M2_d6NqJ2m0J
Được biết DCCT , là nơi cung cấp rất nhiều LM cho Nha Tuyên Úy Công Giáo của QL.VNCH từ năm 1955 đến năm 1975, thời gian nào cũng có linh mục DCCT. góp mặt trong quân đội. Sau 30/4/1975 DCCT đã có hơn 200 linh mục tuyên úy đã bị VC bắt đi học tập cải tạo. Sài Gòn có 39 linh mục tuyên úy bị đi học tập cải tạo, sau đó phần lớn đi HO.  Có 5 linh mục đi học tập cải tạo đã được cho về, sau đó đi Mỹ theo diện HO nhưLM Phan Phát Huồn, trung tá tuyên úy, Phó Giám đốc Nha tuyên úy công giáo, giám đốc chương trình Tiếng vọng tình thương của đài phát thanh quân đội, LM Đinh Ngọc Quế, thiếu tá tuyên úy Biệt Khu Thủ Đô, LM Ngô Đình Thỏa, thiếu tá tuyên úy sư đoàn 5 bộ binh, LM Nguyễn Văn Trung, thiếu tá tuyên úy sư đoàn 23 bộ binh. 

Hôm nay người đã vắng bóng nơi DCCT, nhưng hình ảnh người vẩn còn lưu lại trong tâm thức của những con chiên yêu nước không chấp nhận bọn người vô thần đang dày xéo quê hương VN. Ông đã nằm xuống vì sự tự do và hạnh phúc cho Việt tộc. Hàng ngũ hậu duệ VNCH luôn kính nhớ, tri ân LM Nguyễn văn Vàng và tất cã những LM đã thắm máu trên đất mẹ VN vì hạnh phúc của nhân dân miền nam.
Lý Bích Thuỷ 19/5/2015
TÙ NHÂN TRƯƠNG VĂN SƯƠNG .
November 8, 2013 


Bên bờ giếng hai người đàn ông mặc quần xa lỏn chụm đầu vào nhau. Bốn cái đầu gối lồi lên hai bên bả vai. Con mèo nằm nhe răng, mặc cho bốn bàn tay vò vọc, nhổ từng nắm lông. Nó đã chết từ đêm hôm qua, ngay dưới vuông cửa trực của người tù gác đêm Đào đăng Nhẫn. 

Gã tù việt kiều tay cầm đóa hoa vạn thọ, ngô nghê bước sát lại gần hai người tù đang nhổ lông con mèo. Con mèo bé tí, vừa bằng cổ tay người tù khổ sai! Cả ba rơi vào những giây thời gian im lặng khó diễn tả! Một tay chỉ huy giang hồ khét tiếng. Một tay thơ phú dạt dào và một tên lưu vong quay về từ bên kia quả đất sau mười năm lang bạt. Ba người đàn ông trọng án cùng nhìn vào một một con mèo trắng ởn đã chết đang bị vặt lông. Con mèo bé bỏng, gầy guộc, cái đầu chỉ nhỉnh hơn quả chanh. 


anh Trương Văn Sương (trái) tiếp Mục Sư Thân Văn Trường đến thăm nhân ngày anh được được nhà tù Nam Hà của VC cho về một năm để chữa bệnh (từ 12/7/2010). Tin tức về anh Trương Văn Sương được kể qua lời tường thuật của nhiều tù nhân chính trị khác: Nhờ sự đấu tranh quyết liệt do anh cầm đầu, ban quản trại Nam Hà đã giảm bớt ăn cắp thực phẩm, phần ăn của tù nhân khi tất cả mấy ngàn tù nhân ở trại này đồng loạt tuyệt thực phản đối. Anh Trương Văn Sương sinh năm 1944, nguyên là trung úy Ðịa Phương Quân Quân Lực VNCH. Khi miền Nam sụp đổ 30/4/1975, anh bị cộng sản bắt đi tù cải tạo từ ngày 1 tháng 5, 1975. Sáu năm sau ra tù, anh vượt biên sang Thái Lan, tham gia nhóm phục quốc của Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh xâm nhập về Việt Nam lập chiến khu thì bị bắt năm 1983, và bị kết án tù chung thân với tội danh gián điệp.
Trong tù, anh nhất định không xin giảm án hay nhận tội dù có thể giảm xuống còn 20 năm tù.
Theo lời nhiều tù chính trị kể lại, anh Trương Văn Sương đã bị biệt giam và bị cùm rất nhiều lần vì tính nết cương nghị, không khuất phục trước các lệnh ngang ngược của quản giáo.

Trại tù buổi trưa lặng im dưới cơn nắng lửa. 

Gã việt kiều bỏ đi khi có tiếng gọi nhỏ của Trương Văn Sương, một người tù mang ba giòng máu Khờme, Việt Nam và Quảng đông. Dưới gốc dừa cao nghễu nghện. Sương để tay trên nắp ấm trà, hỏi. 

- Làm cái chứ?

Gã "việt kiều" ngồi xuống. Con mèo ám ảnh gã nặng nề! Cầm trên tay tách trà không quai hắn hỏi. 

- Ai đang làm thịt mèo vậy anh Sương?

- Thành (tức Nguyễn Thành, cựu sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia) 
Người trẻ hơn là Long. Long Rồng án chính trị bị buộc thành hình sự giết người vì có quất sụm công an trong một vụ vượt ngục ở Hậu Giang Trà Ếch. Cả hai đều chung thân. 

- Chác mấy ảnh không có thăm nuôi?

- … Con bà phước! Như tôi thôi! Anh em cho gì biết nấy... 

Sương cười khẽ, ngúc ngoắc trả lời. 

ảnh Nguyễn Thành chụp ở Lăng Cô - Huế năm 2000 với Thủ Bút anh Nguyễn Thành Huế 28 . 8 . 2014 Kính anh chị/ Đây là hình ảnh chụp khi đứng trên bãi biển Lăng Cô, xa xa phía sau là đèo Hải Vân. Kính chúc chị, anh Út và toàn thể đại gia đình luôn vui vẻ hạnh phúc. Kính, Nguyễn Thành

Tù Chính Trị Trần văn Long trên 1 bản tin của Thông Tin Nhân Quyền Việt Nam 10 tháng 9 năm 2014 (2)
Admin chú thích: trong ảnh là sổ "Hộ Khẩu" của ông Trần văn Long, một loại sổ Liên Gia hay sổ Gia Đình thời quốc gia ở miền nam Việt Nam [một gia đình sinh hoạt -không thường lệ lắm -với 1 loạt các gia đình khác trong khu, xóm dưới quyền của 1 Liên Gia Trưởng, trong đó ghi vắt tắt chi tiết các thành viên của gia đình đó, từ ngữ "chủ hộ" của VC thì thời ấy trong sổ Liên Gia gọi là "Gia Trưởng"].VC đã "cấp" Hộ Khẩu này cho gia đình ông Long vào 28 tháng 4 năm 1997, trong đó, khác với hầu hết các sổ "Hộ Khẩu" bình thường, thì "Hộ Khẩu" của ông Long được ghi các chi tiết rất sơ sài một cách khác thường, chỉ gồm:
-địa chỉ thường trú: Bình Thạnh (tỉnh Gia Định cũ) mà không có số nhà.
-ở dòng "Nơi thường trú trước khi chuyển đến:: thay vì là "nơi" thì cán bộ công an VC chỉ ghi ngày (không nhìn rõ...) /năm 97
-ký chính sổ "Hộ Khẩu" này là tên Thiếu tá VC "phó Công an Quận Bình Thạnh": Nguyễn minh Hoàng.
-trang bên có bút tích của 1 tên VC khác: Hộ gồm (02) hai NK (==> NK tức viết tắt của chữ Nhân Khẩu) và chữ ký với dòng chữ in sẵn: đại úy Trần hữu Chí

* * *


Tôi biết Long từ hôm ấy. 
Buổi chiều bàn ăn của Long, Nguyễn Thành và Lê Văn Thụ có bát thịt mèo vàng lừm. Bàn ăn là chiếc bàn gỗ thấp dưới đầu gối, ngang độ ba gang tay, dài chừng gần thước. Bàn kê sát cửa ra vào của căn nhà được gọi là nhà bếp của nhà 3a, trại tù A20, năm 1993. 
Bước qua hẳn bàn của Long là bàn của trực sinh Bảo Giang /Lê văn Triệu. Giang người Bến Tre, án chung thân, cựu sinh viên luật trước 1975. Bàn này cũng thuộc diện "con bà phước", trên bàn ngày nào cũng chỉ lỏng chỏng mấy cọng rau, lâu lâu thấy vài xâu nhái được đám tù "làm rộng" (*) mang về cột ở chân bàn, nhảy loạn xạ trong sợi dây chuối mỗi khi có người bước qua. 
Sau bàn của Giang là bàn Bình Nam / Trương Nhật Tân, thủ lĩnh vụ án Mặt Trận Phục Hồi Nhân Quyền VN xử ở Thuận Hải năm 1980. 
Sau bàn Trương Nhật Tân là là bàn nhóm tôi, trong góc do Đỗ Bạch Thố chủ trì. Bàn có tôi và Phạm anh Dũng nên anh em có vẻ sung túc hơn, bữa nào hẻo thì cũng có cá khô. Khác hẳn đa phần các bàn còn lại, chỉ có rau và cá bác hồ (1). Nhóm tôi qui tụ thượng vàng hạ cám, hình sự, chính trị, vượt biên …đủ cả, có lúc ngồi đến hơn chục người. Sau giờ ăn là mấy đứa hình sự bò cả ra bàn vừa rít thuốc rê vừa hì hục đuổi con bệnh mù chữ. 

… Chưa bao giờ anh em các bàn khác nhìn sang mâm ăn của chúng tôi. Chưa bào giờ bất cứ ai mở miệng xin tôi bất kỳ một sự chia sẻ nào, mặc dù tôi rất muốn đươc chia sẻ. 

Tất cả còn là quá mới. Đám tù hải ngoại vừa vào trại hơn tháng. Những xáo động không hay cũng đã xảy ra. Những bữa tiệc bia ê hề đã làm tăng khoảng cách xa vời giữa những người được gọi là tù việt kiều và tù quốc nội. Những xốn xang cũng đã làm tách ra thành hai ba nhóm trong đám "tù việt kiều". 

"Đêm gọi ánh mặt trời" - tháng 6/1992, 1 trong những sáng tác tại A20 của nhạc sĩ Lê văn Thụ (vụ án Thẩm Phan 1979), lúc ấy, trong tù anh lấy bút danh là Đặng Quốc Sầu

Rất khó tôi mới làm thân được với Trần văn Long. Long có ngón đờn ghi-ta khá ngọt. Những buổi trưa hy hiếm, nơi chiếc bàn này Lê Thụ và cựu Trung uý trực thăng tên là Bích, người Huế án 18 năm... có những bài song tấu rất đắt đỏ. Lê văn Thụ người bắc di cư, trưởng thành ở Đà Lạt, cựu trung úy Thiết Giáp 1975, chống lệnh cải tạo, lập ổ kháng cự, án chung thân do vụ án Thẩm Phan 1979 bị bể tại Sài Gòn. Đây là một khuôn mặt du ca đặc biệt của 1975 và A20 sau này... 


* * *

Thân nhau đâu chừng 3 tháng, tôi bàn với Long. 

- Phải có người chạy vòng ngoài. Phải ra được đội chăn bò. 

Long bảo Long có thể ra, nhưng tiền mua chân ấy không hề rẻ, vì án Long còn khá cao. 

"Giấy thả tù" vụ bắt lại 1999 của Tù Chính Trị Trần văn Long, đã thụ án 20 năm tại trại A20 Xuân Phước và Z30A Xuân Lộc. Mãn án tù 1997. Bị bắt lại (12/1999) vì đã phối hợp cùng các ông Cựu Trung Úy Không Quân Sư đoàn 2 Đà Nẵng Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Ngọc Vàng và Phan văn Lợi (thường gọi là Bảy Lợi, - án 18 năm - khoảng 7, 8 năm ở A20) tổ chức thăm tù cho những gia đình tù chính trị miền Nam không có khả năng ra Bắc thăm nuôi thân nhân. Viện Kiểm Sát Tối Cao của VC đã buộc phải đình chỉ điều tra vụ bắt lại này và trả tự do cho 4 người sau 17 ngày giam giữ (1999)

Long nổi tiếng lỳ lợm, liều lĩnh. Án Long từ chính trị bị buộc danh hình sự là do từ một vụ vươt ngục. Long giật súng quản tù, đứng lại bắn cản đường cho anh em chính trị vượt thoát. Hành động ấy đưa đến án tử hình của Long. Khi ra sân bắn, chẳng hiều lý do gì Long lại được hủy án bắn khi cái chết chỉ còn trong gang tấc. 
Anh em chính trị thương Long vì Long ngay thẳng, can trường. Phía cán bộ cũng gờm tay «vượt ngục máu lạnh» này. Long bị bao vây tứ bề khi vụ nổi loạn A20 /1994 xảy ra, nhưng cái đầu mưu mô ấy cũng đã chuẩn bị đủ để xoay xở trong những tình thế xấu nhất. Tính cách ấy, khó mà không thể không kính trọng. 

Sau vụ nổi loạn, chúng tôi ra bắc hầu hết, lạc lõng Trần văn Long và Đào Đang Nhẫn xuôi nam. 

Năm 1998 tôi bị trục xuất về Pháp, Đào Đăng Nhẫn cũng mãn án tù, Long gần chết được đưa vào bệnh viện Biên Hòa, rôi sau đó thoát lưỡi hái tử thần và tự do, lập gia đình. Long thay đổi nhiều nơi cư trú và lang bạt sang tận Lào. 

Giờ này, đã mấy năm Long và vợ con lang bạt trên đất Thái. Lạc lõng, cô đơn!

Xót đau rất nhiều, nhưng biết nói gì hơn bây giờ. Cuộc chơi nào cũng có cái giá của nó. Con đường chông gai hôm nay, phải được chuẩn bị đi trong đau đớn, chấp nhận xẻ thịt phơi máu…mới có thể đi đến đích được, dù năm năm hay hai mươi năm. Dù vài tháng hay cả một cuộc đời. 

Trong chúng ta, một khi đã có sự tính toán cân đong, ắt sẽ có ngày đứt gánh giữa đàng. 



Paris, một đêm trống vắng. 
8/11/2013
Phạm Văn Thành 


(*) Chú thích của Adminlàm rộng: một "thuật ngữ" đặc biệt trong nhà tù Việt cộng nếu không chú thích rõ, có thể bạn đọc sẽ nghĩ đây là lỗi đánh máy (ruộng chứ không phải rộng!). Thật ra là làm rộng. Chữ này nhằm chỉ một thứ "quy chế" (do bọn cai tù VC nghĩ ra) có vẻ nhẹ, thoáng hơn dành cho những người tù đã sắp mãn án (còn trên dưới 1 năm...). Thường ngày, tù nhân phải làm việc lao động khổ sai trong trại dưới sự canh gác của cảnh vệ kè kè với súng ống thường trực. Nhưng những người được cho đi "làm rộng" thì được đi làm ở những thửa ruộng "của" trại tù nhưng nằm ngoài phạm vi trại. Tù nhân đi làm rộng được khoán việc ở những thửa ruộng bên ngoài đó mà không có cảnh vệ ôm súng đi theo canh gác họ. Họ tự giác đi, tự giác về vì bọn cai tù tin rằng án sắp mãn cho nên họ sẽ không tìm cách vượt ngục cho dù được đi ra ngoài lao động mà không có ai canh gác. Người tù đi làm rộng còn được "hưởng" một tình trạng quý báu với tù nhân: được giao tiếp xã hội, trao đổi tin tức, chuyện trò... với đồng bào ở bên ngoài, nơi những khu dân cư ở lân cận trại mà đa số đồng bào ở quanh đấy cũng đều là nông dân phải hàng ngày làm việc đồng áng của riêng họ.



1 - Cá rô phi nuôi bằng phân tù, từ các ao cá tù nhân đào đắp chung quanh trại, được gọi là "ao cá bác hồ". Vừa nuôi cá, vừa xây dựng quy hoạch địa hình chống vượt ngục. 

2 - Bản tin của Thông Tin Nhân Quyền Việt Nam:

Multi-lingual Vietnam Human Rights News : Việt ngữ - English - Français - Deutsch - polski - Čeština - Nederlands - 中文

Việt ngữ

Bản án nào dành cho một cựu tù nhân chính trị Việt Nam ?

Ông Trần Văn Long sinh năm 1958 tại Vĩnh Long, thuộc gia đình Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa, là một trong những người bị nhà cầm quyền Việt Nam liên tục gây hại tới đường cùng nên phải rời quê hương để tỵ nạn tại nước ngoài.

Ông bị bỏ tù lần đầu năm 1977 vì tham gia phong trào chống cộng sản của tổ chức Dân Quân Phục Quốc. Trong cuộc giành giật vũ khí của quản tù cho đồng đội vượt ngục, một công an tử vong, ông Long bị kết án chung thân với tội danh "giết người". Kể từ đó, người thanh niên 19 tuổi bị đầy ải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt như Trà Ếch, Z30A - Hàm Tân, A20 - Phú Yên (còn được gọi là "Thung lũng tử thần").

Từ trại A20, ông tham gia vào việc bí mật chuyển tin ra bên ngoài về chế độ tù đầy hà khắc và vô nhân đạo. Nhờ các thông tin đó mà từ 20 tới 26 tháng 10 năm 1994, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã có chuyến thị sát 4 nhà tù tiêu biểu tại Việt Nam. Tuy vậy, giám thị trại A20 đã đánh lừa đoàn thị sát bằng cách dồn tù nhân chính trị vào các khu cách biệt, chỉ cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tiếp xúc tù thường phạm tại một lán trại riêng. Ngay hôm sau, hơn một trăm tù nhân chính trị đã đồng loạt nổi dậy, hô to "Nhân Quyền cho Việt Nam", "Tự Do cho Việt Nam" liên tục trong 3 ngày, từ 26 tới 28 tháng 10 năm 1994, bất chấp sự đàn áp khốc liệt và tinh vi của quản giáo. Sự kiện này vượt ra ngoài biên bản quan sát của Liên Hiệp Quốc và chỉ được ghi nhận không chính thức.

An ninh trung ương đã khống chế đoàn tù chính trị và lưu đày họ ra ba trại tù phía bắc là Thanh Cẩm, Trại 5 Thanh Hóa và Phủ Lý Nam Hà, nhằm trừng phạt và cách ly với thân nhân vốn nghèo túng của họ ở miền Nam xa xôi. Ông Trần Văn Long bị đưa vào trại Z30A Xuân Lộc giam giữ với chế độ cách ly đặc biệt hà khắc. Ông đã kiệt lực sau gần hai năm sống trong điều kiện giam cầm theo chế độ hành hạ để trả thù. Tháng 4 năm 1996, ông được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Biên Hòa. Nhờ sự can thiệp của Quốc tế Nhân Quyền, ông được trả tự do sau 9 tháng nằm viện, vào ngày 28 tháng 1 năm 1997, sau đúng 20 năm tù cấm cố và khổ sai.

Tháng 9 năm 1999, ông Trần Văn Long thay mặt Hiệp Hội Tranh Ðấu Nhân Quyền Việt Nam (có trụ sở tại Paris) phối hợp cùng các ông Lê Ngọc Vàng (cựu tù 20 năm) và Nguyễn Trọng Nghĩa (người Việt tại Pháp) tổ chức cho những gia đình tù nhân miền Nam vượt hơn ngàn cây số để cùng đi thăm thân nhân đang thụ án tại Trại Giam Số 5 Tỉnh Thanh Hóa, gồm các tù nhân Vũ Đình Thụy (thụ án từ năm 1975), Dương Văn Sĩ (án chung thân), Trần Văn Lương (án tử hình xuống chung thân). Khi đoàn xe thăm tù về đến Sài Gòn, các ông Trần Văn Long, Phan Văn Lợi (cựu tù 18 năm) và Lê Ngọc Vàng bị bắt giam tại Bộ Công An B34. Nhờ cuộc điều trần đặc biệt của Hiệp Hội Tranh Ðấu Nhân Quyền Việt Nam với Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Liên Bang Úc giữa tháng 10 năm 1999 mà những người này được cứu thoát ra khỏi nhà giam.

Năm 2002, ông Long bị bắt lần thứ ba sau cuộc tiếp xúc với linh mục Chân Tín để chuyển giao một số phương tiện hoạt động cho Câu Lạc Bộ Sinh Viên Sài Gòn. Vì không hợp tác khai báo mà gia đình ông bị truất quyền cư trú tại Sài Gòn. Suốt các năm sau đó ông Long bị theo dõi gắt gao, mọi quan hệ xã hội, kinh tế, sinh nhai đều bị bẻ gãy. Bạn tù cũ của ông từ nước ngoài gửi tiền quà giúp làm hàng quán cà phê, tạp hóa đều bị an ninh cộng sản tịch thu với lý do là nhận tiền từ người Việt nam ở nước ngoài. Ông buộc lòng cùng vợ con vượt biên giới để tới Băng Cốc – Thái Lan xin tỵ nạn chính trị vào ngày 5 tháng 3 năm 2011.

Nhưng vì án danh "giết người" mà nhà cầm quyền đã buộc cho ông, gia đình ông bị văn phòng Cao ủy Liên Hiệp quốc tại Thái Lan từ chối cấp quy chế tỵ nạn. Ba năm qua và cho tới ngày hôm nay, ông cùng vợ và con trai phải chịu cuộc sống lẩn trốn tại Thái Lan. Gia đình ông phải lao công cực nhọc mà mức lương chỉ bằng phân nửa của người bản xứ. Cuộc sống khốn khó đã khiến vợ ông kiệt sức, hiện đang phải điều trị bệnh lao phổi tại bệnh viện với sự gom góp trợ giúp viện phí của những đồng hương qua tổ chức thiện nguyện BPSOS.

Ông Trần Văn Long là nạn nhân điển hình của chủ trương «đuổi cùng giết tận» được nhà cầm quyền thực hiện đối với những người kiên cường hành động chống lại chế độ cường quyền cộng sản Việt Nam.

10 tháng 9 năm 2014
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com