Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Friday, May 25, 2018
http://batkhuat.net/van-doidien-tuthan.htm
Tưởng Niệm Một Người Anh - Phạm Tín An Ninh
- Nhập ngũ ngày 23-10-1911
- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 12
- Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23
Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong số những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động”, bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
- Đại Tá!
Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:
- Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?
Tôi đưa cho anh lon guigoz nước rồi nắm lấy tay anh. Anh gầy hơn xưa nhiều, chỉ có nụ cười vẫn vậy, không thay đổi. Chưa kịp hỏi anh ở trại nào và vợ con ra sao, thì tên vệ binh hét: “không được quan hệ linh tinh, khẩn trương về trại”. Tôi phụ đưa bó nứa lên vai anh. Bước đi, anh nói vọng lại một câu:
- Mi nhớ giữ gìn sức khỏe, hỉ!
Có một thời báo chí và nhiều người gọi anh là “Người hùng Ban Mê Thuột”. Điều đó rất xứng đáng. Khi chỉ có trong tay một tiểu đoàn và được tăng cường Đại Đội 23 Trinh Sát tinh nhuệ, nhờ hầm hố công sự vững chắc, anh cùng đơn vị đã phải chiến đấu đơn độc nhưng thật quyết liệt can trường trước nhiều đợt tấn công biển người của địch, giết hằng trăm địch quân và bắn cháy nhiều chiến xa T-54, giữ vững vị trí đến sau khi cả thành phố Ban Mê Thuột đã lọt vào tay giặc gần một tuần trước đó.
Ngày 17.3.75, một lực lượng địch đông đảo có nhiều chiến xa kéo đến bao vây tấn công để bằng mọi giá phải nhổ cái gai làm chúng vô cùng căm tức. Với hàng ngàn quả pháo, chúng muốn san bằng cái cứ điểm cuối cùng mà đơn vị anh đang tử thủ, quyết sống chết trong căn cứ B50 bên cạnh phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 8 cây số về hướng Đông. Anh đã cùng đồng đội vẫn không nao núng, đánh thật đẹp một trận để đời. Một số binh sĩ hết đạn, anh ra lệnh cho thu nhặt súng đạn của địch để đánh lại địch. Rất tiếc, phi vụ tiếp tế thả dù cuối cùng không may rơi ra ngoài vị trí, lương thực và đạn dược đã cạn kiệt. Anh khôn khéo lừa địch, cùng những thuộc cấp sống sót mở đường máu lúc nửa đêm, phân tán thành nhiều toán nhỏ, vài toán rút về hướng Lạc Thiện. Vài toán đi về khu làng Thượng thuộc tỉnh Tuyên Đức, riêng anh cùng một toán trên 20 người đến được Phước An, hai ngày trước khi quân lỵ cuối cùng của tỉnh Darlac này rơi vào tay Cộng sản. Anh và đồng đội đã tạo thêm một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đặc biệt, anh cũng là cấp chỉ huy trực tiếp cuối cùng của tôi vào những giờ thứ 25, trước khi Quân Lực VNCH bị bức tử, để những chiến sĩ anh hùng như anh phải đành đau đớn tức tưởi kết thúc binh nghiệp nửa đường.
Vào đầu tháng 4/75, QĐ II & QK2 lần lượt lọt vào tay giặc, sau những cuộc triệt thoái tồi tệ và bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh. Hầu hết quân nhân các cấp thuộc các Sư Đoàn và Tiểu Khu thống thuộc còn sống sót đã tiếp tục di tản vào Bình Tuy, Vũng Tàu, Sài gòn. Được lệnh của Bộ TTM truyền đi trên các đài phát thanh, truyền hình, kêu gọi “đến trình diện tại Trại Chí Linh, Trung Tâm Huấn Luyện XDNT Vũng Tàu” để sau đó được bổ sung tái lập một sư đoàn duy nhất: Sư Đoàn 22BB với Thiếu Tướng Phan Đình Niệm tiếp tục làm tư lệnh, đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn III.
Không ngờ số lượng đến trình diện thật đông đảo. Đa số là sĩ quan, chỉ có khoảng một phần ba là hạ sĩ quan và binh sĩ. Khi lang thang đi tìm mấy thằng bạn cùng đơn vị cũ, xem ai còn ai mất sau trận chiến Khánh Dương và một số phải di tản theo Tỉnh Lộ 7B oan nghiệt, bỗng tôi nghe trên loa có một giọng Huế quen thuộc gọi tên mình, và yêu cầu đến dãy nhà số 4 gặp Đại Tá Võ Ân. Tiếng gọi quen thuộc ấy cũng chính là tiếng nói của anh.
Tôi tìm đến dãy nhà số 4, nơi đặt BCH Trung Đoàn 47 (tái lập). Vội vàng tìm gặp anh, để xem người hùng của trận chiến Ban Mê Thuột bây giờ ra sao. Anh ngồi trên dãy bàn dài với một vài sĩ quan cấp trung tá, có nhiều vị tôi quen biết. Tôi đưa tay chào, chưa kịp trình diện lời nào, thì anh đã phất tay bảo tôi ngồi:
-Tau được chỉ định tái lập gấp Trung Đoàn 47 này. Mi về đây với tau cho vui. Anh em 23 nhiều lắm. Tụi mình “đánh đấm” tiếp.
Thoáng một chút xúc động. Nghĩ mình là một sĩ quan đàn em cấp thấp, cũng chẳng tài cán gì, chỉ gặp gỡ một vài lần và được anh quí mến. Vậy mà hôm nay, trong cái cảnh chợ chiều, hổn tạp rối ren này, anh vẫn còn nghĩ đến mình.
Ba ngày sau, Trung Đoàn 47 BB được tạm tái lập với một quân số mà quan nhiều hơn lính. Một tiểu đoàn có đến 2 trung tá. Cấp đại đội có 1-2 thiếu tá, có vị đã từng làm tiểu đoàn trưởng hay chi khu phó. Có nhiều trung đội được chỉ huy bởi một đại úy với quân số không quá 25 người, mà 50% là sĩ quan. Chắc chắn trên thế giới không có một đội quân nào với bản cấp số kỳ quặc và “ghê gớm” như thế.
Trong hầu hết những bài viết về các trận chiến cuối cùng của QLVNCH, dường như chưa có ai nói đến sự kiện này. Tại sao những sĩ quan cấp tá, cấp úy lại sẵn sàng nhận lãnh những chức vụ quá nhỏ nhoi như thế, trong lúc tình hình nguy ngập, chiến trường đang từng giờ thu hẹp lại, mà mọi bất lợi, hiểm nguy đang chờ họ đối mặt? Hơn nữa hầu hết đều bỏ lại gia đình ở miền Trung mà bây giờ đã thuộc vùng địch chiếm. Bao nỗi ưu tư canh cánh bên lòng. Nếu không phải là “Tổ Quốc, Danh Dự. Trách Nhiệm”, sứ mạng cao cả mà họ đã tuyên thệ nhận lãnh khi quì xuống vũ đình trường trong ngày mãn khóa?
Ngay tại BCH Trung Đoàn, ngoài Đại tá Võ Ân Trung đoàn trưởng, còn có đến 4, 5 trung tá. Trung tá Nguyễn Thắng Phùng, Chỉ Huy Trưởng TTHL/SĐ 23BB nhận lãnh chức vụ Trưởng Ban 3. Vai trò này anh đã từng làm cách đây trên 10 năm, khi còn mang cấp bậc thiếu úy. Tôi vẫn còn nhớ, khi mới ra trường vài tháng, dắt trung đội biệt phái đến trình diện BCH Trung Đoàn 45BB của Trung tá Võ Văn Cảnh, đóng trại giữa rừng để chỉ huy trận đánh Quảng Nhiêu đang hồi khốc liệt nhất, tôi được gặp Thiếu Úy Nguyễn Thắng Phùng, đang là Trưởng Ban 3 Trung Đoàn. Anh rất vui vẻ, niềm nở hướng dẫn trung đội tôi ra nằm giữ an ninh cho một Pháo Đội Pháo Binh 155 ly, đóng bên cạnh BCH Trung Đoàn. Anh dặn dò chỉ vẽ những điều cần thiết. Chỉ với câp bậc thiêu úy, nhưng tôi nghĩ anh là một Trưởng Ban 3 nhiều kinh nghiệm, khả năng. Tôi có cảm tình với anh kể từ ngày ấy. Anh đã đảm trách chức vụ này từ khi còn thiếu úy, bây giờ mang đến cấp bậc trung tá, anh lại trở về với cái chức vụ hơn 10 năm trước. Vậy mà anh rất vui vẻ, bình dị, thường thân tình đùa cợt với anh em và chu toàn trách nhiệm của mình. Anh bảo:
- Được làm việc với Đại Tá Ân là vui rồi!
Tôi rất nể phục thái độ và tư cách của anh.
Trong BCH Trung Đoàn có một vài vị nguyên là tiểu khu phó, tham mưu trưởng của các tiểu khu. Tôi cũng gặp một anh thiếu tá, nguyên là tiểu đoàn trưởng xuất sắc của một tiểu đoàn ĐPQ tại TK Bình Định. Năm 1971 có một thời tăng phái hành quân cho Trung Đoàn 44 của chúng tôi tại An Khê, còn bây giờ thì anh đang vui vẻ làm đại đội trưởng với quân số chưa tới 80 người.
Tôi được anh Ân thương mến, giao cho một chức vụ cũng không có trong bản cấp số: Sĩ Quan Hành Quân & Tiếp Vận. Thực chất, đó chỉ là một loại “thượng sĩ thường vụ” của Trung Đoàn, chạy ngược chạy xuôi lo đủ thứ việc.
Ngày 17/4/1975, chưa kịp trang bị xong, một số quân nhân chưa có cả súng đạn, Trung Đoàn được lệnh di chuyển xuống Long An, đảm trách hành quân an ninh trong vùng Bến Lức. Ban đêm, từng đoàn xe từ Tổng Kho Long Bình chở vũ khí, quân trang quân dụng xuống để đơn vị vừa hành quân vừa trang bị tiếp. Đạn thì thiếu nhưng súng lại thừa. Một người có thể được trang bị một khầu M16 và thêm một súng Colt 12, nếu muốn.
Ngày 22/4/75 có khoảng 10 tân sĩ quan hai khóa 29 và 30 của Trường VBQGVN vừa tốt nghiệp “non” tại Trường Bộ Binh Long Thành, đến trình diện. Các anh vẫn giữ đúng nề nếp, cử một đại diện chỉ huy trình diện đơn vị trưởng theo đúng lễ nghi quân cách. Nhìn họ mà tất cả chúng tôi ai nấy cũng đều cảm kích, chạnh lòng. Những sinh viên này đã từ bỏ học đường chọn binh nghiệp bảo vệ giang sơn tổ quốc. Bây giờ giang sơn đang như sợi chỉ mành trước gió, tổ quốc lâm nguy, vậy mà họ vẫn đến đây, để chấp nhận một cuộc chiến ở giờ thứ 25, trong một hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi, khi chưa hề có được một ngày kinh nghiệm chiến trường. Trong những đôi mắt nhuốm chút ít ưu tư ấy vẫn tỏa ra đầy khí phách, sẵn sàng nhập cuộc.
Đại Tá Võ Ân đến bắt tay từng người một. Im lặng một lúc, anh lấy giọng:
- Thay mặt đơn vị, anh cám ơn và hoan nghênh các em đã đến trình diện. Các em đã cho chúng tôi một nguồn sinh lực mới, sau thời gian trải qua những mất mát, giao động. Điều đó cũng đã là một góp phần xứng đáng rồi. Anh biết các em chưa nghỉ phép sau khi làm lễ ra trường. Còn đơn vị lại đang trong thời kỳ tái tổ chức. Bây giờ theo thông lệ, anh cấp cho các em giấy nghỉ phép mười ngày, để các em về thăm gia đình. Mong là các em hiểu sự quyết định này của anh.
Hầu hết các tân sĩ quan nhất quyết xin ở lại để chiến đấu cùng đơn vị. Có anh bảo là gia đình ở ngoài Trung, không có ai ở đây. Nhưng tất cả sĩ quan chúng tôi có mặt lúc ấy đều thấy quyết định của ĐạiTá Ân là có cân nhắc và có tình có lý, nên khuyên các anh nên chấp nhận quyết định của Đại tá, nếu anh nào gia đình ở miền Trung có thể về Sai gon tạm nghỉ ngơi chờ lệnh, sau khi hết phép trở lại đơn vị cũng chưa muộn (?)
Ngay chiều hôm ấy, có lệnh bàn giao vị trí cho một đơn vị khác của Quân Đoàn III, chúng tôi khẩn cấp di chuyển đêm xuống giải tỏa áp lực địch tại Quận Cần Giuộc. Theo tin tức, đã có hơn một trung đoàn địch đang trên đường tiến đến uy hiếp khu vực này.
Tất cả chúng tôi đều đến từ Vùng 2, nên không ai biết rành địa thế và tình hình trong khu vực lạ lẫm này. Để tránh chậm trể và nguy hiểm, Trung Đoàn được biệt phái một toán Cảnh Sát do một Thiếu Tá chỉ huy, dẫn đường. Khởi hành từ 10 giờ tối, cho mãi 5 giờ sáng đơn vị mới tới địa điểm. Toán Cảnh sát “hướng lộ” đã dẫn chúng tôi đi sai lộ trình. Rất may là tất cả an toàn, không đụng độ với bất cứ lực lượng nào của địch.
BCH Trung Đoàn đóng tại Trường Trung Học Cần Giuộc. Phía trước là đồng ruộng, sau mùa gặt nên đất đã khô và trơ những gốc rạ. Tổng Kho Long Bình có lệnh phân tán quân trang quân dụng, nên đã đưa xuống đây cả mấy chục chiếc xe GMCvà xe jeep các loại, kèm theo một lệnh miệng: “ Mỗi xe chỉ có đầy bình xăng, xử dụng chiếc nào đến hết xăng là bỏ luôn.” Vừa xe, vừa gạo, và quân trang chất thành những đống cao giữa trời, trên những đám ruộng khô.
Trung Đoàn có ba tiểu đoàn, không có đại đội trinh sát và đại đội chỉ huy công vụ. Một tiểu đoàn đóng chung với BCH Trung Đoàn, làm lực lượng trừ bị, hai tiểu đoàn bung ra xa. Trong đó có một tiểu đoàn hành quân tái chiếm xã Mỹ Lộc, một khu trù phú của quận Cần Giuộc, bị một tiểu đoàn địa phương của địch xâm nhập, truy giết các nhân viên xã ấp và các trung đội nghĩa quân.
Giữa một cuộc chiến không nhìn thấy tương lai, và phải chỉ huy một đơn vị như chiếc áo cũ mục nát, được vá víu bằng những tấm vải đủ màu, nhưng Đại tá Võ Ân cùng tất cả chúng tôi đã sống với nhau thật vui vẻ, chí tình. Với tôi, đó lại là thời gian đáng ghi nhớ nhất trong cả mười một năm binh nghiệp. Cái ranh giới chỉ huy gần như nhỏ lại, để nhường cho cái tình huynh đệ. Điều này có được phần lớn là nhờ vào anh - Đại tá Võ Ân.
Ngày xưa, khi còn chỉ huy các tiểu đoàn, trung đoàn hùng mạnh, tham dự nhiều trận chiến cam go ở Bình Định, Pleiku, Kontum, Quảng Đức, anh vẫn vui vẻ thân tình như hôm nay. Với bạn bè hay đàn em, thuộc cấp lúc nào anh cũng dùng hai chữ “mi, tau”. Sĩ quan trong đơn vị thực sự xem anh như một người anh, hay một ông thầy của thời trung học.
Tháng 11 năm 1973, Phóng viên chiến trường Dương Phục, trong một lần đặc biệt đi theo đơn vị của anh, khi ấy là Trung Đoàn 53 thuộc Sư Đoàn 23BB, đang quần thảo với địch trong một trận chiến vô cùng khốc liệt tại Quảng Đức, đã viết:
“Tôi vác ba lô ra xe và hai tiếng đồng hồ sau có mặt bên cạnh đơn vị có nhiệm vụ tái chiếm hai tiền đồn Bu Prang và Bu Bong đã lọt vào tay địch quân trong cuộc tấn công ngày 4.11 vừa qua.
Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, trông giống một giáo sư hơn là một đơn vị trưởng tác chiến. Cả bộ chiến phục bụi bậm, bẩn thỉu, và khẩu súng lục Colt 12 đeo lủng lẳng bên hông cũng không giúp anh có vẻ ngoài oai hùng của người lính chiến. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là bề ngoài. Sức chịu đựng bền bĩ và ý chí sắt thép của anh Ân được truyền tụng theo chiều hướng huyền thoại hóa trong trung đoàn.
Ân tiếp tôi ngay tại vị trí chiến đấu của Tiểu Đoàn 2/53. Khuôn mặt trẻ trung, nhưng dầy dạn vẻ phong trần, nụ cười chân tình như chỉ những người lính chiến mới biết cười như vậy. Ân bảo tôi:
- Anh đến chậm mất hai ngày.
- Hai ngày sớm hơn đã xảy ra chuyện gì?
- Pháo. Địch pháo như mưa, pháo dội vào các đơn vị chúng tôi. Sau pháo, chúng xung phong.”
Sáng ngày 27 tháng 4 /1975, khoảng 10 giờ sáng. Khi chúng tôi đang ngồi uống cà phê trong một phòng học được dùng làm Trung Tâm Hành Quân, nghe tiếng trực thăng đang đảo thấp một vòng đáp xuống đám ruộng khô phía trước, cách chúng tôi chừng hơn100 mét. Nghĩ là trực thăng CNC đến làm việc cho Trung Đoàn, Đại Tá Ân bảo tôi lấy một chiếc xe jeep mới toanh, không mui, chạy ra đón phi hành đoàn. Vì trời nóng, nên đa số chúng tôi đều mặc áo thun. Tôi không kịp mặc áo lính, lái xe chạy băng qua mấy đám ruộng khô và dừng lại trước chiếc trực thăng vừa đáp xuống. Bỗng bất ngờ, ngạc nhiên khi thấy một người vừa bước xuống, tay cặp chiếc mũ sắt ngụy trang có gắn 3 ngôi sao. Theo sau là một vị trung tá trên tay cầm khẩu M-18. Tôi giật mình, nhận ra đó là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Vội vàng bước xuống xe, tôi đứng nghiêm đưa tay chào. Ông bước tới gần tôi. Trong tiếng cánh quạt trực thăng chưa dừng hẵn, tôi nghe ông hỏi lớn:
- Có Đại Tá Ân trong đó không?
- Trình Trung Tướng, có.
Tôi trả lời và mời ông lên xe, nhưng ông từ chối, bảo là ông muốn đi bộ. Có thể là ông có ý cho tôi chạy vào trước để báo cho đại tá Ân, tôi đoán thế.
Tôi vội vã lái xe chạy vào BCH la lớn cho Đại Tá Ân và mọi người biết: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng tới thăm chứ không phải phi hành đoàn.
Tất cả vội vã mặc áo và sửa soạn lại tấm bản đồ lớn được treo trên bảng đen (của lớp học). Tôi xếp mấy chiếc ghế lại cho ngay ngắn. Khi Đại Tá Ân chưa kịp bỏ áo vào trong quần thi Tướng Trưởng đã bước vào phòng. Anh chỉ còn kịp đứng nghiêm hô to: “vào hàng, phắc” rồi đưa tay lên chào.
Tướng Trưởng trông khá mệt mỏi, ánh mắt hình như bị mất ngủ. Ông hỏi với một giọng buồn bã:
- Tình hình thế nào em?
Đại Tá Ân đưa cây que chỉ bảng lên tấm bản đồ, định trình bày tình hình, thì Tướng Trưởng đưa tay ngăn lại. Ông chỉ nói một câu ngắn ngủi:
- Phải cẩn thận. Đừng để hao tốn sinh mạng của anh em một cách vô ích.
Sau khi đưa tay bắt từng người có mặt trong TTHQ, Tướng Trưởng cho biết ông không có nhiều thì giờ vì chỉ mượn được trực thăng trong một thời gian ngắn, và bảo Đại Tá Ân lái xe chở ông sang thăm ông Quận trưởng Cần Giuộc. Tôi gọi toán cận vệ lên một xe jeep khác chạy theo, nhưng Tướng Trưởng khoát tay, bảo không cần. Sau này Đại tá Ân cho biết, anh Trung tá Quận Trưởng này cũng là một thuộc cấp được Tướng Trưởng tin cậy và quí mến, thời Ông còn làm Tư Lệnh QĐIV.
Cả Đại Tá Ân và chúng tôi không biết lúc ấy Tướng Trưởng giữ chức vụ gì. Chỉ biết là ông đến thăm anh Ân và dặn dò đôi điều. Anh Ân cũng cho biết là chưa từng làm việc dưới quyền Tướng Trưởng, có lẽ ông chỉ nghe nói đến anh Ân “người hùng trong trận chiên Ban Mê Thuột”, nên đến thăm và khen ngợi anh như từng khen ngợi những sĩ quan, những đàn em xuất sắc của ông ở Quân Đoàn I, nơi có nhiều cấp chỉ huy lỗi lạc với cái tên chỉ có hai chữ như anh (Võ Ân): Lê Huấn, Võ Toàn, Vĩnh Dác, Hoàng Mão, Nguyễn Hóa, Võ Vàng...
Tôi gặp và biết anh Ân lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1972, khi anh mang cấp bậc trung tá, dắt một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22BB, từ Bình Định lên tăng cường cho Trung Đoàn 44BB chúng tôi, để giải tỏa Trung Nghĩa, một ngôi làng Công giáo, dưới sự chỉ huy của một vị linh mục, quyết tử chiến với Cộng quân, nhưng vì không đủ hỏa lực nên bị một lực lượng địch cấp tiểu đoàn chiếm hơn nửa làng. Một trận chiến phức tạp, khốc liệt, và cuối cùng anh đã chiến thắng ngoạn mục. Bằng một lối đánh giặc rất đặc biệt, xử dụng toàn súng cối 60 ly thay cho Pháo Binh và phi yểm.
Sau nhiều lần tấn công bất thành, do lực lượng địch trú ẩn bám trụ trong các giao thông hào kiên cố và chống trả mãnh liệt. Lệnh của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, tránh tối đa việc xử dụng phi pháo có thể gây thiệt hại cho khu nhà thờ và nhà cửa của dân chúng. Hơn nữa, Pháo Binh khó cận yểm vì khoảng cách giữa địch và dân quá gần, tiền sát viên của ta khó tiếp cận để điều chỉnh cho thật chính xác.
Anh lệnh cho các đại đội tạm rút ra, lựa chọn các binh sĩ trẻ và có năng lực tác chiến, chỉ trang bị súng nhẹ, không mang theo ba lô, chia thành nhiều toán nhỏ, làm lực lượng xâm nhập, tấn công. Các binh sĩ lớn tuổi hay yếu kém theo sau, làm lực lượng tải đạn, tản thương và án ngữ. Anh tâp trung cơ hữu và xin chúng tôi tăng cường thêm cho anh nhiều súng cối 60 ly (ít được các đơn vị xử dụng) với đầy đủ đạn dược, cùng một số xạ thủ có kinh nghiệm về loại vũ khí này. Tôi được Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng 44, chỉ định đảm trách công việc này. Anh và tôi cùng hướng dẫn cấp tốc các tiểu đội trưởng cũng như xạ thủ, điều chỉnh súng cối từng mét một. Khi các tiểu đội bò vào tiếp cận các hầm hố của địch, đích thân anh điều động trên 20 khẩu súng cối 60 ly tác xạ theo sự điều chỉnh của các tiểu đội trưởng. Kết quả thật không ngờ. Địch quân bị tiêu diệt bởi các khẩu súng cối 60 ly này, số còn lại bị thương và bị bắt sống, bên ta không có binh sĩ nào tử thương.
Sau trận chiến, trước khi trở về đơn vị gốc, anh gọi tôi ra ăn bữa cơm chia tay, cùng với vài sĩ quan của anh ngoài tiệm Thiên Nam Phúc. Và có lẽ do chiến công này, chỉ một thời gian ngắn sau đó anh được thuyên chuyển về Sư Đoàn 23 BB để giữ chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 thay Đại Tá Trần Văn Chà. Sau này, tôi cũng được nghe kể lại, anh Ân là người chưa từng giữ cấp “phó” bao giờ.
Anh tốt nghiệp Khóa 12 Thủ Đức, là người thăng cấp trung tá sớm nhất và cũng là người duy nhất của khóa mang cấp bậc đại tá. Hầu hết những sĩ quan giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng dưới quyền, đều là khóa đàn anh, có người xuất thân trường Võ Bị đồng thời với anh. Nhưng tất cả đều nể phục và kính mến anh. Ngày 30-4-75, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi đang quây quần trong phòng học được dùng làm TTHQ. Đại Tá Ân gục đầu xuống bàn. Tất cả im lặng. Cái im lặng thật rợn người. Có lẽ trong đầu mỗi người đang suy nghĩ về một điều gì đó. Tôi bước lại ôm vai anh. Trung Tá Phùng lệnh cho gọi tất cả anh em tập họp trước sân trường để nghe anh Ân ra lệnh lần cuối cùng. Anh cám ơn, bắt tay và ôm từng người, chúc tất cả trở về an toàn và gặp lại gia đình. Anh cũng ra lệnh phá hủy tất cả các loại súng ống trước khi rời vị trí.
Anh bảo tôi tâp trung tất cả tài xế lái các xe GMC khả dụng chở anh em về cầu chữ Y. Không đủ xe, tôi chạy đi mướn thêm hai chiếc xe đò. Tôi nghiệp hai anh tài xế đến giờ này vẫn còn chí tình với lính, tình nguyện chở giúp bọn tôi về đến Sài Gòn. Tôi đưa anh về nhà (chị Ân thuê để cùng các con tạm trú ở đây, sau khi theo đoàn quân di tản từ miền Trung). Anh bắt tay tôi thật chặt, nhìn tôi rồi bỗng nở một nụ cười, như chưa hề có chuyện gì xảy ra:
- Mi về xem vợ con ra sao. Cẩn thận hỉ.
Tôi nhìn anh, chưa biết nói lời gì để an ủi anh, thì lại nghe tiếng anh đùa:
- Que sera sera! Chừ tau chỉ tội nghiệp cho vợ con, còn tau thì phó thác số phận cho ông trời!
Tính anh là vậy đó, lúc nào cũng bất cần, cũng cười đùa, mặc dù trong lòng đang rối như tơ vò.
Chia tay anh, tôi bước đi mà nước mắt lưng tròng. Bước chân nhẹ tênh như không còn cảm giác, và trong lòng bây giờ dường như chỉ là một khoảng trống mênh mông!
Anh bị tù hơn 14 năm. Sang Mỹ cùng gia đình năm 1992 theo diện HO, và chỉ vài năm sau anh qua đời tại Colorado, do bị đột quỵ (tai biến mạch máu não). Có lẽ do hậu quả từ những cơn say và nhiều đêm mất ngủ. Anh dùng rượu để có thể tâm tình với hư vô, với những đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại ở đâu đó trên các chiến trường xưa, và đã ân hận vì không trả được món nợ máu xương này cho họ.
Anh ra đi, nhưng không hề chết. Tên tuổi Võ Ân vẫn còn vang vọng mãi trong tâm khảm của mọi người đã từng quen biết và sống chết cùng anh. Lịch sử dân tộc chắc chắn còn ghi đậm tên anh. Một người lính đã sống hết lòng với đồng đội anh em, và chiến đấu bằng tất cả danh dự cùng cả trái tim mình.
(40 năm sau ngày tan đàn xẻ nghé)
Nguồn Biệt Động Quân
Labels:
đại tá võ ân,
sư đoàn 23,
trận ban mê thuộc,
trung đoàn 53
THẢM KỊCH THÁNG TƯ ĐEN
NHỮNG DIỄN BIẾN MỞ MÀN
- Phước Long trận chiến ngày 1/1/1975 - Gần như đã lãng quên
- Chiến trường Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975. Mặt trận phi trường Phụng Dực- Căn cứ B50 - Lặng lẽ bỏ rơi
- Cuộc triệt thoái Tây Nguyên Pleiku-Kontum - Bỏ rơi ngày 14/3/1975
- Việt Nam Cộng Hòa - Bỏ rơi ngày 30/4/1975
Luchiep tác giả quyển sách “Đất Nước Chúng Ta Lỡ Bỏ Rơi”
Một nhân chứng sống tham dự trực tiếp tại Trung tâm hành quân Trung Đoàn 53/BB
Một nhân chứng sống tham dự trực tiếp tại Trung tâm hành quân Trung Đoàn 53/BB
------------------------
I - Phước Long trận chiến ngày 1/1/1975 - Gần như đã lãng quên
Hồi tưởng lại 40 năm về trước, là một Sĩ quan trẻ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tác giả nhập ngũ theo lệnh tổng động viên của Chánh Phủ VNCH vào cuối năm 1969, sau thời gian thụ huấn ở quân trường, anh ấy ra đơn vị và trở thành một Sĩ quan trẻ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với lòng đầy nhiệt quyết.
Lúc bấy giờ, đơn vị anh ấy là Tiểu đoàn 231Pháo Binh, trấn thủ vùng Tây nguyên Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, nhiệm vụ của đơn vị là yểm trợ trực tiếp cho Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23/BB. Năm 1975, Tiểu đoàn 231/PB đóng quân tại phi trường Phụng Dực cạnh căn cứ B50 Thị xã Ban Mê Thuột.
Tết năm 1975, đơn vị cấm trại và hầu hết mọi quân nhân đều phải có mặt tại đơn vị, thế là họ ăn Tết tại chổ, gọi là ăn Tết chứ thật ra có ăn uống gì đâu, đám Sĩ quan trẻ, độc thân, xa nhà ngồi tán dóc trong đơn vị, đứa nào đứa nấy cũng phì phèo liên tục những điếu thuốc lá “Capstan”, Capstan là nhản hiệu của một loại thuốc lá rất thông dụng lúc bấy giờ, nó có một chuyện tình không biết thật hay giả, gọi là chuyện tình “Capstan”, có thể ai đó đặt ra, thế nhưng câu chuyện phù hợp với tâm trạng của những chàng lính trẻ lúc bấy giờ.
Chuyện tình Capstan bắt đầu từ một anh chàng thư sinh vừa rời ghế nhà trường, nhập ngũ theo lệnh tổng động viên của Chánh Phủ VNCH, người yêu tiếp tục dưới mái trường đại học, “xa mặt thì cách lòng” đó là thường tình tâm lý xã hội thế thôi, thế là cô nàng quen một anh chàng khác, tình cảm vớ vẫn thuở ban đầu đấy mà, nhưng rất sâu đậm. Anh chàng buồn lắm lúc nào cũng than thở với bạn bè, đi đâu vẻ mặt cũng buồn buồn; thế mà càng buồn thì lại càng hút thuốc lá nhiều hơn, và mỗi lần móc bao thuốc lá ra, dĩ nhiên là bao thuốc Capstan, anh chàng nhớ đến chuyện tình Capstan rồi than thở một mình, đọc theo chử “Capstan”, “Chiếc áo phong sương tình anh nặng”, rồi đọc ngược lại, vậy mà em “Níu áo thư sinh phụ áo chàng”, thế rồi thời gian trôi qua, ngày mãn khóa cũng đã đến, tất cả bạn bè phân tán, cuộc chia tay không mấy buồn bã như lúc chia tay người yêu đi nhập ngũ, mà trái lại họ rất phấn khởi, nôn nóng về tương lai một cuộc sống mới, có người thì quen biết, thân thế được về các ngành ít nguy hiểm cho bản than, thời ấy gọi là “Con ông cháu cha” (COCC), riêng tác giả chẳng có quen lớn gì cả nên được xếp vào loại “Con bà phước” và được chuyển ra đơn vị tận miền cao nguyên đất đỏ xa xôi.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời anh chàng được về phép, trong lúc đi dạo phố ở Saigòn, tình cờ gặp lại người yêu củ trên đại lộ Nguyễn Huệ quận nhất, cô nàng đi dạo phố với người bạn mới, họ đi đối diện nhau; anh chàng vừa buồn vừa hận, muốn chạy trốn cái thực tế phủ phàng, thế nhưng không còn kịp nữa, cô nàng đã thấy anh chàng, và khoảng cách hai người dần dần thu ngắn lại cuối cùng họ đối diện nhau. Anh chàng hơi trách móc nhưng hy vọng cô nàng thương hại than thở tiếp; “Chiều ấy phố sầu tình ân nghĩa”, “Nghĩa ân tình sao phụ anh chi”, cô nàng cũng tỉnh bơ, nhoẽn miệng cười thông cảm, anh chàng tức quá trước cảnh bẻ bàng, móc khẩu súng ngắn ra đưa cho cô nàng rồi nói tiếp: “Cho anh phát súng tim anh nát”, thế nhưng anh chợt nghĩ lỡ cô nàng làm thiệt thì uổng đời, nên vội cất đi rồi nói cho đỡ ngượng: “Nhưng anh tin số phận anh còn”.
Trở lại những ngày Tết ở đơn vị năm 1975. Thiếu tá Trần Đạt Khải Tiểu đoàn phó 231 Pháo Binh viết 2 câu đối và treo tại phòng họp của đơn vị:
“Mừng Tết đến Đức Lập, Dack-son, cát bụi mịt mờ thân pháo thủ”
“Đón Xuân về Hàm Rồng, buôn-Black, nắng mưa dầu dãy kiếp đề lô”
Những ngày Tết năm ấy, Thiếu tá Khải kể chuyện về trận đánh vào thị xã Phước Long ngày 1/1/1975 và sau gần một tuần lễ chiến đấu Phước Long đã lọt vào tay quân Cộng Sản, thế nhưng chưa có kế hoạch tái chiếm lại chẳng hiểu vì sao. Ông còn nhắc nhở đám Sĩ quan trẻ VC đang về đây, đang ở trên đỉnh núi xa xa bên ngoài vị trí đóng quân của chúng ta, ông cho lệnh di chuyển phòng “truyền tin” của đơn vị từ vị trí sát cạnh hàng rào của phi trường Phụng Dực, di chuyển vào bên trong nằm giữa căn cứ cho an toàn hơn.
Tuy nhiên, bọn Sĩ quan trẻ của chúng tôi, thật tình lúc bấy giờ chẳng quan tâm nhiều lắm về mặt trận Phước Long, coi như chuyện đó không liên quan gì đến mình, ngoài nhiệm vụ trong đơn vị, chúng tôi thường hay rủ nhau đến những quán cà phê ngồi hết giờ nầy sang giờ khác, tìm cách lân la với mấy cô trong quán, tuổi trẻ, độc thân, lính xa nhà là vậy. Thế rồi mấy tháng sau, chiến trường ban Mê Thuột bùng nổ, Thiếu tá Khải đã nằm lại vĩnh viễn tại phi trường Phụng Dực cùng 5 Sĩ quan tham mưu của Tiểu đoàn 231/PB ngày 10 tháng 3 năm 1975 tại mặt trận phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, tôi vẫn nhớ hình ảnh ấy như mới xảy ra ngày hôm qua!
Thời gian quá nhanh, 40 năm trôi đi cái vèo biết bao nhiêu kỷ niệm của cuộc đời hằng sâu trong tâm trí; tôi nghĩ lại vì sao Chánh Phủ của chúng ta không có kế hoạch tái chiếm lại Phước Long sau khi đã lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt ngày 6 tháng 1 năm 1975.
Trong thời kỳ nầy, dường như Chánh Phủ của chúng ta tại Saigòn không nôn nóng tái chiếm lại Phước Long, không giống như hồi năm Mậu Thân 1968, hay mùa hè đỏ lửa năm 1972; tôi còn nhớ những danh xưng như “Bình Long Anh Dũng”, “Kontum Kiêu Hùng” hay “Trị Thiên Vùng Dậy”; chúng tôi rất tự hào mang trên vai áo cái phù hiệu “Kontum Kiêu Hùng” mỗi khi đi phép về Saigòn; bất cứ nơi nào Cộng quân đánh chiếm, thì lập tức bằng mọi giá QLVNCH đánh trả và chiếm lại cho bằng được.
Thế thì chẳng lẽ Chánh Phủ của chúng ta định bỏ luôn tỉnh lỵ Phước Long cho VC hay sao mà mãi từ tháng 1 năm 1975 cho đến tháng 3 năm 1975 không thấy có một kế hoạch nào của Chánh Phủ nhằm tái chiếm lại vùng đất nầy. Tỉnh lỵ Phước Long thuộc Quân khu III vùng 3 chiến thuật, một vị trí cách Sàigòn vào khoảng 150 cây số, rất gần Thủ Đô của miền Nam nước Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
Dù nghĩ thế nào cũng đành thôi vậy, vì đây là nhiệm vụ của cấp trên, chúng tôi lúc bấy giờ chỉ là lính lác, đồ cắc ké! Tuy nhiên, thời gian sau năm 1975, tại Phước Long, tôi đã có khá nhiều kỷ niệm khó quên trong đời, thứ nhất trong thời gian hơn 4 năm sống trong trại tù Cộng sản “Bùi Gia Mập” mà họ gọi là “trại tập trung cải tạo”, từ con suối đá (Chúng tôi đặt tên cho con suối vì toàn là đá ông) mà mỗi chủ nhật tôi và vài người bạn tù mang cái mùng đi lưới cá lòng tong để có chút thức ăn gọi là “cải thiện cho cuộc sống”; thỉnh thoảng bẩy được một con kỳ đà, chúng tôi chia nhau xẽ thịt trong những ngày đói khổ có nhau trong trại tù CS.
Nhiều đêm hồi tưởng lại đoạn đường đất đỏ không có xe cộ lưu thông, từ ngã ba Minh Hưng vào trại tập trung Bùi Gia Mập, trên 30 cây số đường rừng, cha mẹ tôi đã lặn lội thăm nuôi, bây giờ tất cả chỉ còn là kỷ niệm, kỷ niệm đau lòng và quặn thắt từng cơn; có nhiều lúc tôi muốn quên đi, nhưng quên làm sao được vì mình là con người đâu phải con vật mà không có lương tri.
Kỷ niệm thứ hai là vào khoảng năm 1992, tôi không nhớ chính xác ngày giờ, tôi có lần trở lại vùng đất Bùi Gia Mập trong một dịp dẫn đường một gia đình người bạn tù Trương Tô Há chết trong trại để tìm hài cốt đưa về an nghĩ theo ý muốn của người em trai anh Há từ Canada về nước, những đồi cây mì mênh mông bát ngát ngày trước mà bọn tù chúng tôi khai hoang trồng tỉa nay đã trở thành rừng lồ ô hoang vắng.
Trận chiến Phước Long hình như người ta ít nhắc đến, gần như đã lãng quên; riêng tôi đã có khá nhiều kỷ niệm nơi đây, núi rừng hùng vĩ làm cho tôi liên tưởng đến chiến trường Ban Mê Thuột xảy ra ngày 10 tháng 3 năm 1975 chỉ sau mặt trận Phước Long khoảng 2 tháng. Nơi đây, chúng tôi đã trực tiếp chiến đấu kiên cường suốt 7 ngày đêm nhưng rồi cấp trên cũng bỏ rơi Phi trường Phụng Dực – căn cứ B50 vào tay giặc.
Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, thế nhưng chưa một ai nói lên sự thật của mặt trận nầy một cách tường tận; trong thời gian vừa qua tôi thấy có bài viết của Đại tá Nguyễn Trọng Luật Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac, thế nhưng ông chỉ nói về tình hình xảy ra tại thị xã Ban Mê Thuột trong 2 ngày đầu của trận đánh, bên cạnh đó có bài viết của tác giả Phạm Huấn, Sĩ quan báo chí cận kề Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân đoàn II , thế nhưng phần kết không đúng với những gì đã xảy ra tại mặt trận nầy. Trong sự thật mặt trận phi trường Phụng Dực – căn cứ B50; “VC không hề chiến thắng tại căn cứ B50 suốt 7 ngày đêm chiến đấu, mà trái lại phía QLVNCH đã chủ động trên mặt trận nầy”.
Thật vậy, tôi là một nhân chứng sống, tham dự trực tiếp tại Trung Tâm Hành Quân của Trung đoàn 53 trong những ngày binh lửa đó, tôi viết lại hồi ký trong quyển sách “Đất Nước Chúng Ta Lỡ Bỏ Rơi” và bản tiếng Anh “The Country We Gave Away” với một mục đích nói lên một sự thật để mọi người cùng biết kể cả người Mỹ và cũng để lưu lại cho những thế hệ về sau. Vấn đề ở đây là tại sao cấp trên lại bỏ rơi một đơn vị tiền đồn vững chắc, hay nói trắng ra là hình như đã phản bội lại xương máu của chiến sĩ tại mặt trận nầy để rồi dẫn đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
II – Chiến trường Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975; Mặt trận phi trường Phụng Dực-căn cứ B50 - Lặng lẽ bỏ rơi
Thưa quý vị, Luchiep là danh hiệu của chức vụ Sĩ quan truyền tin Tiểu đoàn 231 Pháo Binh, đơn vị của Luchiep đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột năm 1975, Phi trường Phụng Dực là một vùng ven đô của Thị trấn Ban Mê Thuột vào khoảng 7 cây số về hướng Đông của thành phố, cạnh phi trường Phụng Dực là căn cứ B50, một căn cứ quân sự do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và trú đóng rất kiên cố trước đây. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris ngày 27/3/1975, căn cứ B50 được Trung đoàn 53 xử dụng làm hậu cứ.
Khi chiến cuộc bùng nổ năm 1975, tại căn cứ B50 là Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 53 và một Tiểu đoàn quân trú đóng phòng thủ, đó là Tiểu đoàn 3 của trung đoàn. Đây là một tiền đồn vững chắc, đơn vị nầy đã giữ vững căn cứ suốt 7 ngày đêm và đang ở thế thượng phong của trận đánh. Thế nhưng cấp trên đã bỏ rơi và các chiến sĩ tham dự tại mặt trận đã phải vượt núi rừng trên 100 cây số trong tình trạng hoàn toàn không có lương thực để tìm về vùng đất mẹ; Luchiep là một trong số những người còn may mắn sống sót trong trận đánh nầy, tác giả viết lại một hồi ký rất thật trung thực trong quyển sách “Đất Nước Chúng Ta Lỡ Bỏ Rơi”.
Thưa quý vị, mọi người trong chúng ta đâu có ai muốn bỏ rơi đất nước; nó là quê hương, là máu thịt, là nơi chôn nhau cắt rún khi mới lọt lòng; thế nhưng, đất nước của chúng ta đã lọt vào tay Cộng sản từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, đây là một sự kiện tối hệ trọng của dân tộc Việt Nam mà mọi người trong chúng ta không thể bỏ qua, không thể thờ ơ lãnh đạm, dù có trực tiếp trong cuộc chiến tranh hay không; chính vì vậy, là một chứng nhân tham dự trực tiếp tại mặt trận, tôi cảm thấy đau nhói trong lòng khi nghĩ lại tại sao cấp trên lại bỏ rơi đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi chưa hề thua cuộc, chúng tôi đang ở thế thượng phong của trận đánh, suốt 7 ngày đêm chưa một lần bị bễ tuyến phòng thủ, chúng tôi đã triệt hạ và tịch thâu đại bác của địch (2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài và 2 chiếc Molotova) từ bên ngoài căn cứ và đã kéo tất cả vào bên trong căn cứ, lính của phe ta đỗ xô đi xem như xem hát. Thật không thể hiểu nỗi tại sao cấp trên lại bỏ rơi vào sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975 mà không giữ lại tiền đồn nầy để rồi từ đó làm bàn đạp tái chiếm lại Thị xã Ban Mê Thuột?
Rất tiếc và rất đau lòng, đau lòng lắm khi nhận ra cấp trên đã phản bội, đây không phải là một sự bội ước đơn thuần mà đây chính là sự phản bội lại xương máu của chiến sĩ ngoài mặt trận!
Là một Sĩ Quan Truyền Tin kiêm An Ninh đơn vị của Tiểu Đoàn 231 Pháo Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột. Khi ấy tác giả là một Sĩ quan trẻ, độc thân, lòng đầy nhiệt quyết, tác giả đã trực tiếp nhận tin từ phòng An Ninh Sư Đoàn 23/BB vào xế chiều ngày 9 tháng 3 năm 1975 “Đêm nay VC tấncông” là một quân nhân cấp bậc nhỏ xíu trong quân đội, tác giả còn biết được mật tin “Đêm nay VC tấn công”, huống hồ các cấp chỉ huy Tá, Tướng tôi thiết nghĩ rằng quý vị còn hiểu hơn tôi nhiều lắm; VC tấn công Ban Mê Thuột chúng ta hoàn toàn không bị bất ngờ. Chính vì vậy, ngay đêm hôm ấy theo lệnh Thiếu tá Đào Đắc Đạo Tiểu Đoàn Trưởng 231/PB, Trung úy Nguyễn Cửu Hoạt và tác giả quyển sách, cả 3 người đã vào ứng chiến trong căn cứ B50 để sẳn sàng đối phó theo tin tình báo đêm đó VC sẽ tấn công (Căn cứ B50 nằm cạnh Tiểu đoàn 231/PB tại phi trường Phụng Dực Ban Mê Thuột).
Không sai, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975. Một tiếng nổ vang rền giữa núi rừng Cao Nguyên, VC đã khai hỏa tấn công nhiều nơi tại Thị xã Ban Mê Thuột; tại căn cứ B50 chúng tôi đã sát cánh với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 53/BB trong nhiệm vụ Phối Hợp Hỏa Lực tại Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn và cuộc chiến bắt đầu.
Đây là một trận đánh vô cùng ác liệt, phe ta đã tổn thất khá nặng nề; tuy nhiên suốt bảy ngày đêm chiến đấu, VC chưa một lần đánh bễ tuyến phòng thủ của Trung đoàn 53/BB, mà trái lại vào khoảng ngày thứ năm của trận đánh, QLVNCH đã triệt hạ 2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài, cùng hai chiếc Molotova kéo đại bác của VC, từ bên ngoài vòng tuyến, bằng đại bác 105 ly của phe ta, chính Thiếu tá Đạo là người điều chỉnh và Trung uý Luông tác xạ đã triệt hạ 2 khẩu pháo nầy. Ngay sau đó Trung tá Võ Ân ra lệnh phá vòng vây của địch và đem M113, chi đội phòng thủ Trung đoàn ra tận nơi kéo tất cả vào vị trí của căn cứ cả hai xe Molotova và hai khẩu đại bác của Cộng quân, khi ấy địch đã bỏ chạy vào rừng.
Đây là một chiến công vẽ vang chưa từng có của lịch sử Trung đoàn 53, các quân nhân đang đánh nhau tại phòng tuyến thay phiên nhau đi xem đại bác VC như xem hát; đây là sự thật 100%, tôi khẳng định điều nầy; hiện nay ngoài tôi ra còn có một số cựu quân nhân hiện sống tại Hoa Kỳ, quý vị có thể xác minh một cách rỏ ràng về điều đó. Xét như vậy thì vào lúc bấy giờ tại mặt trận nầy phe ta đang ở thế thượng phong, cho dù địch đang bao vây; chính tôi cũng có mặt trên chiếc Molotova kéo khẩu Sơn pháo nầy, và chính tôi cũng có lấy một số lương khô của Trung Cộng trên xe ăn thử, nó ngọt ngọt mặn mặn được ép từng bánh vào khoảng 2 ngón tay. Bên cạnh đó tôi còn đọc được một tài liệu trong mấy quyển sách nhỏ lấy được trên xe Molotova về đặc tính kỷ thuật của Pháo binh địch “Một vòng tròn chia thành 6200 ly giác trong khi chúng ta đang sử dụng kỷ thuật một vòng tròn là 6400 ly giác”; tôi nói điều nầy để chứng tỏ đây là một sự thật mà đã trên 40 năm chưa có ai tiết lộ.
Lúc bấy giờ chính Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng 53 có ý định kéo quân ra tái chiếm lại Thị Xã Ban Mê Thuột, thế nhưng phe ta chỉ có một Tiểu đoàn quân, trong khi quân số địch hoàn toàn áp đảo, nếu phân tán như thế sợ rằng không bảo toàn được đơn vị đang ở thế thượng phong, vì vậy Trung tá Võ Ân và toàn thể Sĩ quan trong TOC lúc bấy giờ đang nóng lòng chờ đợi quân tiếp viện theo lời Tướng Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II đã nói với Trung tá Võ Ân vào ngày 12 tháng 3 năm 1975, khi ông đang bay trên vùng trời Ban Mê Thuột; thế nhưng sự chờ đợi đã hoàn toàn vô vọng suốt 7 ngày đêm.
Chúng tôi cũng nhận được tin Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang trên đường vào tiếp viện, ngay những ngày đầu của trận đánh, nhưng chờ mãi vẫn không thấy, cuối cùng hay tin Tư lệnh Sư Đoàn 23/ BB Chuẩn Tướng Lê Trung Tường điều động Liên đoàn 21 Biệt Động Quân giữ an ninh bãi đáp và đã cho trực thăng đáp xuống bóc gia đình của ông ấy mà chẳng đếm xỉa gì đến chúng tôi cũng như sự tái chiếm Ban Mê Thuột, Trung Tá Võ Ân lúc đó đã quá tức giận đành phải chửi thề “Đu mệ nó đemtrực thăng chở vợ con nó đi hết rồi” (Trung tá Võ Ân người Huế).
Thưa quý vị, Luchiep là danh hiệu của chức vụ Sĩ quan truyền tin Tiểu đoàn 231 Pháo Binh, đơn vị của Luchiep đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột năm 1975, Phi trường Phụng Dực là một vùng ven đô của Thị trấn Ban Mê Thuột vào khoảng 7 cây số về hướng Đông của thành phố, cạnh phi trường Phụng Dực là căn cứ B50, một căn cứ quân sự do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và trú đóng rất kiên cố trước đây. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris ngày 27/3/1975, căn cứ B50 được Trung đoàn 53 xử dụng làm hậu cứ.
Khi chiến cuộc bùng nổ năm 1975, tại căn cứ B50 là Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 53 và một Tiểu đoàn quân trú đóng phòng thủ, đó là Tiểu đoàn 3 của trung đoàn. Đây là một tiền đồn vững chắc, đơn vị nầy đã giữ vững căn cứ suốt 7 ngày đêm và đang ở thế thượng phong của trận đánh. Thế nhưng cấp trên đã bỏ rơi và các chiến sĩ tham dự tại mặt trận đã phải vượt núi rừng trên 100 cây số trong tình trạng hoàn toàn không có lương thực để tìm về vùng đất mẹ; Luchiep là một trong số những người còn may mắn sống sót trong trận đánh nầy, tác giả viết lại một hồi ký rất thật trung thực trong quyển sách “Đất Nước Chúng Ta Lỡ Bỏ Rơi”.
Thưa quý vị, mọi người trong chúng ta đâu có ai muốn bỏ rơi đất nước; nó là quê hương, là máu thịt, là nơi chôn nhau cắt rún khi mới lọt lòng; thế nhưng, đất nước của chúng ta đã lọt vào tay Cộng sản từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, đây là một sự kiện tối hệ trọng của dân tộc Việt Nam mà mọi người trong chúng ta không thể bỏ qua, không thể thờ ơ lãnh đạm, dù có trực tiếp trong cuộc chiến tranh hay không; chính vì vậy, là một chứng nhân tham dự trực tiếp tại mặt trận, tôi cảm thấy đau nhói trong lòng khi nghĩ lại tại sao cấp trên lại bỏ rơi đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi chưa hề thua cuộc, chúng tôi đang ở thế thượng phong của trận đánh, suốt 7 ngày đêm chưa một lần bị bễ tuyến phòng thủ, chúng tôi đã triệt hạ và tịch thâu đại bác của địch (2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài và 2 chiếc Molotova) từ bên ngoài căn cứ và đã kéo tất cả vào bên trong căn cứ, lính của phe ta đỗ xô đi xem như xem hát. Thật không thể hiểu nỗi tại sao cấp trên lại bỏ rơi vào sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975 mà không giữ lại tiền đồn nầy để rồi từ đó làm bàn đạp tái chiếm lại Thị xã Ban Mê Thuột?
Rất tiếc và rất đau lòng, đau lòng lắm khi nhận ra cấp trên đã phản bội, đây không phải là một sự bội ước đơn thuần mà đây chính là sự phản bội lại xương máu của chiến sĩ ngoài mặt trận!
Là một Sĩ Quan Truyền Tin kiêm An Ninh đơn vị của Tiểu Đoàn 231 Pháo Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột. Khi ấy tác giả là một Sĩ quan trẻ, độc thân, lòng đầy nhiệt quyết, tác giả đã trực tiếp nhận tin từ phòng An Ninh Sư Đoàn 23/BB vào xế chiều ngày 9 tháng 3 năm 1975 “Đêm nay VC tấncông” là một quân nhân cấp bậc nhỏ xíu trong quân đội, tác giả còn biết được mật tin “Đêm nay VC tấn công”, huống hồ các cấp chỉ huy Tá, Tướng tôi thiết nghĩ rằng quý vị còn hiểu hơn tôi nhiều lắm; VC tấn công Ban Mê Thuột chúng ta hoàn toàn không bị bất ngờ. Chính vì vậy, ngay đêm hôm ấy theo lệnh Thiếu tá Đào Đắc Đạo Tiểu Đoàn Trưởng 231/PB, Trung úy Nguyễn Cửu Hoạt và tác giả quyển sách, cả 3 người đã vào ứng chiến trong căn cứ B50 để sẳn sàng đối phó theo tin tình báo đêm đó VC sẽ tấn công (Căn cứ B50 nằm cạnh Tiểu đoàn 231/PB tại phi trường Phụng Dực Ban Mê Thuột).
Không sai, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975. Một tiếng nổ vang rền giữa núi rừng Cao Nguyên, VC đã khai hỏa tấn công nhiều nơi tại Thị xã Ban Mê Thuột; tại căn cứ B50 chúng tôi đã sát cánh với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 53/BB trong nhiệm vụ Phối Hợp Hỏa Lực tại Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn và cuộc chiến bắt đầu.
Đây là một trận đánh vô cùng ác liệt, phe ta đã tổn thất khá nặng nề; tuy nhiên suốt bảy ngày đêm chiến đấu, VC chưa một lần đánh bễ tuyến phòng thủ của Trung đoàn 53/BB, mà trái lại vào khoảng ngày thứ năm của trận đánh, QLVNCH đã triệt hạ 2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài, cùng hai chiếc Molotova kéo đại bác của VC, từ bên ngoài vòng tuyến, bằng đại bác 105 ly của phe ta, chính Thiếu tá Đạo là người điều chỉnh và Trung uý Luông tác xạ đã triệt hạ 2 khẩu pháo nầy. Ngay sau đó Trung tá Võ Ân ra lệnh phá vòng vây của địch và đem M113, chi đội phòng thủ Trung đoàn ra tận nơi kéo tất cả vào vị trí của căn cứ cả hai xe Molotova và hai khẩu đại bác của Cộng quân, khi ấy địch đã bỏ chạy vào rừng.
Đây là một chiến công vẽ vang chưa từng có của lịch sử Trung đoàn 53, các quân nhân đang đánh nhau tại phòng tuyến thay phiên nhau đi xem đại bác VC như xem hát; đây là sự thật 100%, tôi khẳng định điều nầy; hiện nay ngoài tôi ra còn có một số cựu quân nhân hiện sống tại Hoa Kỳ, quý vị có thể xác minh một cách rỏ ràng về điều đó. Xét như vậy thì vào lúc bấy giờ tại mặt trận nầy phe ta đang ở thế thượng phong, cho dù địch đang bao vây; chính tôi cũng có mặt trên chiếc Molotova kéo khẩu Sơn pháo nầy, và chính tôi cũng có lấy một số lương khô của Trung Cộng trên xe ăn thử, nó ngọt ngọt mặn mặn được ép từng bánh vào khoảng 2 ngón tay. Bên cạnh đó tôi còn đọc được một tài liệu trong mấy quyển sách nhỏ lấy được trên xe Molotova về đặc tính kỷ thuật của Pháo binh địch “Một vòng tròn chia thành 6200 ly giác trong khi chúng ta đang sử dụng kỷ thuật một vòng tròn là 6400 ly giác”; tôi nói điều nầy để chứng tỏ đây là một sự thật mà đã trên 40 năm chưa có ai tiết lộ.
Lúc bấy giờ chính Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng 53 có ý định kéo quân ra tái chiếm lại Thị Xã Ban Mê Thuột, thế nhưng phe ta chỉ có một Tiểu đoàn quân, trong khi quân số địch hoàn toàn áp đảo, nếu phân tán như thế sợ rằng không bảo toàn được đơn vị đang ở thế thượng phong, vì vậy Trung tá Võ Ân và toàn thể Sĩ quan trong TOC lúc bấy giờ đang nóng lòng chờ đợi quân tiếp viện theo lời Tướng Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II đã nói với Trung tá Võ Ân vào ngày 12 tháng 3 năm 1975, khi ông đang bay trên vùng trời Ban Mê Thuột; thế nhưng sự chờ đợi đã hoàn toàn vô vọng suốt 7 ngày đêm.
Chúng tôi cũng nhận được tin Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang trên đường vào tiếp viện, ngay những ngày đầu của trận đánh, nhưng chờ mãi vẫn không thấy, cuối cùng hay tin Tư lệnh Sư Đoàn 23/ BB Chuẩn Tướng Lê Trung Tường điều động Liên đoàn 21 Biệt Động Quân giữ an ninh bãi đáp và đã cho trực thăng đáp xuống bóc gia đình của ông ấy mà chẳng đếm xỉa gì đến chúng tôi cũng như sự tái chiếm Ban Mê Thuột, Trung Tá Võ Ân lúc đó đã quá tức giận đành phải chửi thề “Đu mệ nó đemtrực thăng chở vợ con nó đi hết rồi” (Trung tá Võ Ân người Huế).
Ngày 12/3/1975 Tướng Phú bay trên vùng trời Ban Mê Thuột, trong cuộc điện đàm với Trung tá Võ Ân đã cho biết quân tăng viện Trung đoàn 45 đổ xuống Phước An, chúng tôi hy vọng tràn trề. Chờ đợi mãi vẫn không thấy, đại úy Thư ban 3 Trung đoàn theo lệnhTrung tá Võ Ân liên lạc vớiTướng Tường Tư Lệnh mặt trận Ban Mê Thuột lúc bấy giờ và được trả lời “Trung đoàn 45 chỉ còn cách bạn 4 cây số rưởi”; thế nhưng đã nhiều lần cố gọi máy, nhưng chúng tôi không bắt được liên lạc Trung đoàn 45/BB. Nghi ngờ lời nói của Tướng Tường không đúng và để kiểm chứng sự thật, chúng tôi báo với Tướng Tường địch đang pháo kích chúng tôi rất nặng, xin được phản pháo tự do trong vòng bán kính 5 cây số được không?, không một chút suy nghĩ Lê TrungTường trả lời ngay tức khắc “Phản pháo đi.” Như vậy rỏ ràng trong vòng bán kính 5 cây số không có bất kỳ một đơn vị bạn nào cả, chuyện Trung đoàn 45 cách chúng tôi 4 cây số rưởi chỉ là nói dối. Trung Tá Võ Ân lại một lần nữa chửi thề “Đu mệ nó gạt mình lần nữa”.
Từ những dữ kiện bên trên, chính xác Chuẩn Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB quá tệ, vì hèn nhát hoặc vì một động cơ nào đó, chính ông đã bỏ rơi mặt trận phi trường Phụng Dực – căn cứ B50 trong những ngày đầu của trận đánh. Rồi sau đó ngày 15/3/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Phú rút bỏ Phước An, thế mà Phước An nằm bên dưới Ban Mê Thuột, như vậy coi như Ban Mê Thuột đã đi vào quên lãng của mọi cấp chỉ huy từ lúc ấy. Lặng lẽ bỏ rơi!
Ngày thứ nhất của trận đánh 10/3/1975
Trở lại trận đánh xảy ra vào đêm 9 rạng 10 tháng 3 năm 1975 vào lúc khoảng 3 giờ sáng, một tiếng nổ kinh hồn giữa núi rừng cao nguyên “Ầm” tất cả chúng tôi bật dậy.
Tại căn cứ B50 và phi trường Phụng Dực nơi đóng quânTiểu đoàn 231Pháo Binh; đặc công VC đã lọt vào vị trí, những tiếng bê ta, lựu đạn “Oành-oành”, những loạt đạn của súng trường M16 và AK47 của ta và địch nổ liên hồi “bằng-bằng-bằng, tạch-tạch-tạch”, những đóm lửa chớp nháng bập bùng của pháo địch rót vào vị trí của chúng tôi liên tục; tuy nhiên, quân phòng thủ của chúng ta đã chống trả lãnh liệt; sáng ngày hôm sau phe ta đã hoàn toàn kiểm soát cả hai vị trí phi trường Phụng Dực và căn cứ B50, đặc công địch một số chết, một số vượt qua hàng rào phòng thủ trở ra rừng, nhiều xác chết nằm phơi trên hàng rào kẽm gai “concertina”. Kể từ giây phút ấy phe ta hoàn toàn chủ động trên mặt trận cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1975 phải rời bỏ căn cứ, sau khi nhận được tin chính thức từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Tất nhiên trong cuộc chạm trán đầu tiên cả 2 bên đều có chết và bị thương, riêng tại Tiểu đoàn 231/PB trong ngày đầu có 6 Sĩ quan tham mưu tử trận, trong đó có Thiếu tá Trần Đạt Khải Tiểu đoàn phó 231/PB, Trung úy Trần văn Tiềm sĩ quan quân xa, Trung úy Lưu đức Thành phụ tá ban 3, Trung úy Nguyễn đăng Bình xử lý thường vụ Pháo đội trưởng chỉ huy, Trung úy Tân và Thiếu úy Ân; sáu vị sĩ quan nầy chính tôi đã chuyển công điện về Bộ Chỉ Huy Pháo Binh ở Saigòn ngay sau đó và tất cả họ đã được chôn cất ngay trong vị trí của đơn vị nằm cạnh phi trường Phụng Dực ngày hôm sau trong tình hình đang đánh nhau.
Tại căn cứ B50 Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng bị ù tai quéo tóc vì một quả bê ta của đặc công ném gần miệng hầm trong đêm đầu tiên, tuy nhiên chỉ sơ sài thôi, ông vẫn còn đủ khả năng chỉ huy suốt 7 ngày đêm.
Ngày thứ hai của trận đánh 11/3/1975
Địch pháo kích đủ các loại pháo từ đại bác 130 ly, Hỏa tiển 122 ly và tấn công liên tục bằng xe tăng T54 vào căn cứ, thế nhưng chẳng lung lai tuyến phòng thủ của phe ta. Trung tá Ân thành lập ngay một toán chống tăng di động, toàn bộ là những chiến sĩ trẻ tình nguyện, Trung sĩ Kết ban 3 làm trưởng toán chống tăng, họ di chuyển vòng quanh tuyến phòng thủ và trang bị hỏa tiển cầm tay M72 và XM 202 (loại 4 nòng chuyên dùng chống tăng). Mỗi lần xe tăng T54 địch xuất hiện bất kỳ ở tuyến phòng thủ nào, họ được báo động và đã dũng cảm bò đến đúng vị trí, phục kích sẳn sàng chờ đợi; khi T54 lú đầu xuất hiện lập tức ăn đôi ba quả cùng một lúc.
Thưa quý vị, sắt nào mà không cháy khi trúng phải Hỏa tiển M72 của Mỹ; trong lúc phe ta đang reo hò vang dội thì bộ binh VC núp phía sau xe tăng chạy như một bầy vịt tháo lui trở vào rừng; lúc bấy giờ súng trường M16 và đại liên M60 có dịp lập công, sung nổ vang rền (bằng-bằng-bằng-bằng, còng-còng-còng-còng), chiến trường thật sự như đang xem xinê trong rạp Rex ở Saigòn trước năm 1975.
Trong khi ấy, trên vòm trời Ban Mê Thuột, phi cơ L19 lượn vòng quanh, đây là phi cơ quan sát; một giọng nói rè rè phát ra từ cái loa khuếch đại của chiếc máy liên lạc PRC25 tại Trung Tâm Hành Quân:
Từ những dữ kiện bên trên, chính xác Chuẩn Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB quá tệ, vì hèn nhát hoặc vì một động cơ nào đó, chính ông đã bỏ rơi mặt trận phi trường Phụng Dực – căn cứ B50 trong những ngày đầu của trận đánh. Rồi sau đó ngày 15/3/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Phú rút bỏ Phước An, thế mà Phước An nằm bên dưới Ban Mê Thuột, như vậy coi như Ban Mê Thuột đã đi vào quên lãng của mọi cấp chỉ huy từ lúc ấy. Lặng lẽ bỏ rơi!
Ngày thứ nhất của trận đánh 10/3/1975
Trở lại trận đánh xảy ra vào đêm 9 rạng 10 tháng 3 năm 1975 vào lúc khoảng 3 giờ sáng, một tiếng nổ kinh hồn giữa núi rừng cao nguyên “Ầm” tất cả chúng tôi bật dậy.
Tại căn cứ B50 và phi trường Phụng Dực nơi đóng quânTiểu đoàn 231Pháo Binh; đặc công VC đã lọt vào vị trí, những tiếng bê ta, lựu đạn “Oành-oành”, những loạt đạn của súng trường M16 và AK47 của ta và địch nổ liên hồi “bằng-bằng-bằng, tạch-tạch-tạch”, những đóm lửa chớp nháng bập bùng của pháo địch rót vào vị trí của chúng tôi liên tục; tuy nhiên, quân phòng thủ của chúng ta đã chống trả lãnh liệt; sáng ngày hôm sau phe ta đã hoàn toàn kiểm soát cả hai vị trí phi trường Phụng Dực và căn cứ B50, đặc công địch một số chết, một số vượt qua hàng rào phòng thủ trở ra rừng, nhiều xác chết nằm phơi trên hàng rào kẽm gai “concertina”. Kể từ giây phút ấy phe ta hoàn toàn chủ động trên mặt trận cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1975 phải rời bỏ căn cứ, sau khi nhận được tin chính thức từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Tất nhiên trong cuộc chạm trán đầu tiên cả 2 bên đều có chết và bị thương, riêng tại Tiểu đoàn 231/PB trong ngày đầu có 6 Sĩ quan tham mưu tử trận, trong đó có Thiếu tá Trần Đạt Khải Tiểu đoàn phó 231/PB, Trung úy Trần văn Tiềm sĩ quan quân xa, Trung úy Lưu đức Thành phụ tá ban 3, Trung úy Nguyễn đăng Bình xử lý thường vụ Pháo đội trưởng chỉ huy, Trung úy Tân và Thiếu úy Ân; sáu vị sĩ quan nầy chính tôi đã chuyển công điện về Bộ Chỉ Huy Pháo Binh ở Saigòn ngay sau đó và tất cả họ đã được chôn cất ngay trong vị trí của đơn vị nằm cạnh phi trường Phụng Dực ngày hôm sau trong tình hình đang đánh nhau.
Tại căn cứ B50 Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng bị ù tai quéo tóc vì một quả bê ta của đặc công ném gần miệng hầm trong đêm đầu tiên, tuy nhiên chỉ sơ sài thôi, ông vẫn còn đủ khả năng chỉ huy suốt 7 ngày đêm.
Ngày thứ hai của trận đánh 11/3/1975
Địch pháo kích đủ các loại pháo từ đại bác 130 ly, Hỏa tiển 122 ly và tấn công liên tục bằng xe tăng T54 vào căn cứ, thế nhưng chẳng lung lai tuyến phòng thủ của phe ta. Trung tá Ân thành lập ngay một toán chống tăng di động, toàn bộ là những chiến sĩ trẻ tình nguyện, Trung sĩ Kết ban 3 làm trưởng toán chống tăng, họ di chuyển vòng quanh tuyến phòng thủ và trang bị hỏa tiển cầm tay M72 và XM 202 (loại 4 nòng chuyên dùng chống tăng). Mỗi lần xe tăng T54 địch xuất hiện bất kỳ ở tuyến phòng thủ nào, họ được báo động và đã dũng cảm bò đến đúng vị trí, phục kích sẳn sàng chờ đợi; khi T54 lú đầu xuất hiện lập tức ăn đôi ba quả cùng một lúc.
Thưa quý vị, sắt nào mà không cháy khi trúng phải Hỏa tiển M72 của Mỹ; trong lúc phe ta đang reo hò vang dội thì bộ binh VC núp phía sau xe tăng chạy như một bầy vịt tháo lui trở vào rừng; lúc bấy giờ súng trường M16 và đại liên M60 có dịp lập công, sung nổ vang rền (bằng-bằng-bằng-bằng, còng-còng-còng-còng), chiến trường thật sự như đang xem xinê trong rạp Rex ở Saigòn trước năm 1975.
Trong khi ấy, trên vòm trời Ban Mê Thuột, phi cơ L19 lượn vòng quanh, đây là phi cơ quan sát; một giọng nói rè rè phát ra từ cái loa khuếch đại của chiếc máy liên lạc PRC25 tại Trung Tâm Hành Quân:
- Phi cơ L19: “Chúng tôi phát hiện 1 con cua sắt của “Vịt con” đậu trước cửa Ty Ngân Khố của Thị xã làm thịt được không bạn?”
- Đại úy Thư ban 3 Trung đoàn: “Không trở ngại phe ta làm đi bạn”
- Phi cơ L19: “Tôi xơi tái nó rồi bạn ơi”
Tại Thị xã Ban Mê Thuột, tình hình lúc bấy giờ rất căng thẳng, theo hồi ký “Nhìn lại Trận Đánh Ban Mê Thuột” trong chương “Những giây phút cuối cùng của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng tỉnh Darlac được ghi nhận như sau:
Trích dẫn: “Những giây phút cuối cùng của Bộ Tư lệnh SD 23 BB”
“Khoảng 10 giờ sáng, tiếng pháo địch im tiếng. Nếu ai đã ở trong binh nghiệp thì đều hiểu rõ tâm trạng của những phút giây im lặng này. Nó hoang mang và lo sợ hơn nhiều khi bên tai mình có tiếng súng nổ. Người ta cho là say súng. Mà thật vậy, khi đã làm quen với chiến trận, việc nghe thấy tiếng nổ làm mọi người quên chính mình và chỉ còn một cách duy nhất là chiến đấu. Chiến đấu để sống còn và ít ai còn để ý đến thần chết đang lảng vảng quanh mình. Tôi lại nhảy lên pháo tháp quan sát và thấy những chiếc xe đang chuyển bánh. Tôi nhảy vội xuống và la lớn:”Sẵn sàng ứng chiến!”. Tôi dứng cạnh trưởng xa va căn dặn chỉ được bắn khi chúng tới gần 100 m nhé. Các anh em đều răm rắp tuân lệnh theo và chờ đợi khúc phim nghẹt thở bắt đầu.
Chiến xa địch đầu chầm chậm tiến thẳng vào chiết vận xa M113. May mà ngụy trang khéo léo nên chúng không thấy. Tôi mừng quá và nói thầm trong bụng:”Mày sẽ chết con ạ”... Khói đen từ ống thoát phun ra mù mịt, chiến xa T54 địch, chiếc đầu chầm chậm tiến vào. Chúng vẫn chưa biết có chiếc M113 đang chờ đón nó vào cửa tử, vì được ngụy trang kỹ càng như đã nói trên.
Tiếng máy kêu ầm và các chiến xa đâm thẳng vào cổng Bộ Tư lệnh. Những con cua sắt ì ạch tiến gần cổng 250m, rồi 200m, rồi 100m. Thần kinh tôi như giãn ra. Tất cả anh em chúng tôi hồi hộp, giờ sinh tử bắt đầu. Tôi hét lớn “Bắn!”. Thay vì chúng tôi phải nghe tiếng nổ thật lớn của viên đạn vút ra khỏi nòng súng, thì trái lại cây súng chỉ cho chúng tôi một tiếng khô khan, lãng xẹc:”Cóc!”.
Trích dẫn: “Những giây phút cuối cùng của Bộ Tư lệnh SD 23 BB”
“Khoảng 10 giờ sáng, tiếng pháo địch im tiếng. Nếu ai đã ở trong binh nghiệp thì đều hiểu rõ tâm trạng của những phút giây im lặng này. Nó hoang mang và lo sợ hơn nhiều khi bên tai mình có tiếng súng nổ. Người ta cho là say súng. Mà thật vậy, khi đã làm quen với chiến trận, việc nghe thấy tiếng nổ làm mọi người quên chính mình và chỉ còn một cách duy nhất là chiến đấu. Chiến đấu để sống còn và ít ai còn để ý đến thần chết đang lảng vảng quanh mình. Tôi lại nhảy lên pháo tháp quan sát và thấy những chiếc xe đang chuyển bánh. Tôi nhảy vội xuống và la lớn:”Sẵn sàng ứng chiến!”. Tôi dứng cạnh trưởng xa va căn dặn chỉ được bắn khi chúng tới gần 100 m nhé. Các anh em đều răm rắp tuân lệnh theo và chờ đợi khúc phim nghẹt thở bắt đầu.
Chiến xa địch đầu chầm chậm tiến thẳng vào chiết vận xa M113. May mà ngụy trang khéo léo nên chúng không thấy. Tôi mừng quá và nói thầm trong bụng:”Mày sẽ chết con ạ”... Khói đen từ ống thoát phun ra mù mịt, chiến xa T54 địch, chiếc đầu chầm chậm tiến vào. Chúng vẫn chưa biết có chiếc M113 đang chờ đón nó vào cửa tử, vì được ngụy trang kỹ càng như đã nói trên.
Tiếng máy kêu ầm và các chiến xa đâm thẳng vào cổng Bộ Tư lệnh. Những con cua sắt ì ạch tiến gần cổng 250m, rồi 200m, rồi 100m. Thần kinh tôi như giãn ra. Tất cả anh em chúng tôi hồi hộp, giờ sinh tử bắt đầu. Tôi hét lớn “Bắn!”. Thay vì chúng tôi phải nghe tiếng nổ thật lớn của viên đạn vút ra khỏi nòng súng, thì trái lại cây súng chỉ cho chúng tôi một tiếng khô khan, lãng xẹc:”Cóc!”.
Trong khi mắt mọi người và tôi dán chặt vào những con cua sắt. Tôi gào lên:
-Gì thế! Gìthế!
Xạ thủ trả lời:
-Trở ngại tác xạ, Đại tá!
-Mở “culasse” ra xem?
-Trình Đại tá, “Percuteur” bị gẫy!
-Có “percuteur” thay thế không?
- Thưa... không!
Tiếng “thưa không” làm tôi toát mồ hôi, vì đây là hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự với Cộng quân để chờ viện binh tới. Cây súng đại bác 106 ly không giựt này là phương tiện duy nhất chống trả với T54 của địch mà thôị Các loại súng khác chỉ là trò đùa với những con cua sắt này.
Bây giờ tiêu diệt chiến xa địch bằng phương tiện gì đây? Tôi biết tôi phải rất bình tĩnh mới cứu được anh em và chính mình. À phải rồi, chúng ta còn oanh tạc cơ đang bay lượn trên không. Những chiếc phản lực cơ A37 sẽ xơi tái chúng một cách dễ dàng. Cũng nên biết từ ngày hôm qua cho đến sáng nay, phi cơ của ta chỉ có thể thả bom ở các mục tiêu xa ở ngoài thị xã. Trong thị xã còn 50,000 thường dân chưa được di tản, vì vậy tôi đã trình với Tướng Phú về việc này và ông đã chấp nhận không oanh tạc vào khu đông dân cự Cũng cần ghi nhận, từ trước tới giờ, chưa bao giờ thị xã bị pháo kich của CS hoặc tấn công nên không gia đình nào có hầm trú ẩn... Nay thì chiến xa địch đã lọt vào thị xã thì các oanh tạc cơ cũng không có cơ hội nhào xuống thấp để đánh trúng mục tiêu vì phòng không của Cộng quân quá mạnh. Cứ mỗi lần máy bay quan sát L19 hay oanh tạc cơ bay thấp một chút là phòng không địch đã bắn lên trời như cảnh đốt pháo bông trong ngày Quốc Khánh.
Tôi liên lạc ngay với L19 và nói chấp nhận sự nguy hiểm để dùng phản lực cơ dội bom thẳng vào các chiến xa đang tiến vào Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 23 BB, và như vậy mới chặn đứng cuộc xung phong của CS. Trong lúc chờ đợi phi cơ làm thịt mấy con “cua sắt”, tôi đi lui đi tới kế cận các chiến sĩ đang ghì tay súng chống trả lại địch quân.
Thình lình, mọi người nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp vang dội cả một góc trời. Cát, đá, bụi tung lên cao cả hàng trăm thước. Thôi hỡi ơi! Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC), nơi đầu não Mặt trận Ban Mê Thuột để chống lại địch quân đã bị Không quân ta đánh trúng.
TOC bị sập và các phương tiện truyền tin thiết trí trong đó đều tiêu tùng theo mây khói. Một số lớn sĩ quan, binh sĩ ở trong TOC bị chết và bị thương. Ai cũng biết, trong trận mạc, truyền tin là huyết mạch chính. Bây giờ không còn để liên lạc với cấp trên và thông tin cho cấp dưới nữa. Không một chút suy nghĩ, tôi chạy về phía sau TOC để bàn với Đại tá Quang. Tôi nói nhanh với Đại tá Quang nhận định của tôi:
Chúng ta không thể cố thủ được nữa vì đầu não của chúng ta là Trung tâm hành quân nay đã sụp đổ. Không có truyền tin, không có chiến xa làm sao chận đứng những chiến xa T54 và bộ binh CS đang tiến vào căn cứ. Trong khi đó chúng ta không có viện binh. Tồi đề nghị chúng ta rút ra khỏi vị trí phòng thủ BTL Sư đoàn ngay để bảo toàn lưc lượng còn lại.
Đại tá Quang đồng ý và ra lịnh rút quân. Chúng tôi vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” - cách BTL Sư đoàn 250m” (Hết trích).
Theo Đại tá Luật, sau 10 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB đã mất liên lạc. Đại tá Luật là một người can đảm phi thường, khi những chiếc xe tăng T54 của VC từ từ tiến về Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB; chiếc tăng đầu chỉ còn cách 100 thước, Đại tá hét lớn “Bắn” nhưng súng bị trở ngại tác xạ.
Trong hoàn cảnh đó mà Đại tá còn bình tỉnh liên lạc với phi cơ L19 cho phản lực A37 ném bom thật vĩ đại. Nếu tôi trong hoàn cảnh súng bị trở ngại tác xạ, chắc chắn tôi đã 3 chân 4 cẳng vọt ngay tức khắc; thật vậy, chạy bộ chưa chắc kịp vì ông đã hét lớn “Bắn” thế nào địch cũng phát hiện, trên xe tăng T54 có một khẩu không giật ghê lắm; tôi hình dung lại cái chết của Trung úy Tân Tiểu đoàn 231 Pháo Binh tại tuyến phòng thủ hướng Bắc của phi trường Phụng Dực ngày 10 tháng 3 năm 1975, Trung úy Tân, anh ấy đã hy sinh mà hình hài đã không còn nguyên vẹn, anh ấy đã lãnh nguyên một quả không giật nầy.
Cũng trong thời gian nầy tại Trung Tâm Hành Quân Trung đoàn 53/BB, phi cơ L19 liên lạc với chúng tôi vì không còn liên lạc được với bất cứ một đơn vị nào dưới đất trong khu vực.
Trong khi đó cùng ngày 11 tháng 3 năm 1975, sau khi ban Mê Thuột gọi là thất thủ. Có lẽ cấp trên đã mất liên lạc với Đại tá Nguyễn Trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh mặt trận Ban Mê Thuột lúc bấy giờ (trong lúc nầy phi cơ L19 vẫn bay lượn trên bầu trời Ban Mê Thuột, vì sao các ông không liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II qua sự tiếp vận của L19), tôi không thể hiểu …Phi cơ L19 là trạm tiếp vận của đơn vị chúng tôi với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II liên tục cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1975.
Trong khi đó thì tại Dinh Độc Lập Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu họp mật đã quyết định cắt bỏ vùng I và vùng II Cao nguyên, chỉ giữ lại vùng III, vùng IV và một phần Bình nguyên của vùng I và vùng II, ông đặt tên là chiến lược “Đầu bé đít to”; trong buổi họp tại Dinh Độc lập có 3 vị Tướng thân cận nhất của ông là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Đặng Văn Quang; theo tài liệu quyển sách “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” của tác giả Nguyễn Tiến Hưng (Chương XVI Cứ Địa Cuối Cùng trang 445).
Theo Nguyễn Tiến Hưng, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH, đã quyết định cắt bỏ Cao Nguyên vì nguồn viện trợ từ Mỹ đã cắt giãm nên không đủ khả năng để phòng thủ toàn bộ lãnh thổ, vì vậy ông đã quyết định cắt bỏ vùng cao nguyên Trung phần, chỉ giữ lại vùng đất đông dân cư và trù phú, trong cuộc họp mật tại Dinh Độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1975, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói lên điều nầy.
Bên cạnh đó, ttheo web site YOUTUBE.COM truyện dài của Phạm Huấn kể về “Cuộc Triệt Thoái Tây Nguyên 1975”, theo đó cuộc họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975 nhằm rút bỏ Pleiku và Kontum là điều mà Tổng Thống Thiệu đã tính từ trước.
Cuộc họp mật gồm có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang và Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Nội dung cuộc họp chính Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Phú bí mật rút toàn bộ quân chủ lực về Nha Trang để phòng thủ vùng Duyên hải; Phú xin ở lại tử thủ Pleiku nhưng Thiệu không cho. Lệnh nầy nhằm bỏ rơi toàn bộ dân quân vùng Cao nguyên cho Cộng sản, thật nhẩn tâm, dân quân VNCH là máu thịt của đất nước VNCH, vì sao ông Thiệu đang làm Tổng Thống lại nỡ bỏ rơi!
Cuộc triệt thoái Tây nguyên đã làm tan tành vùng I và Vùng II chiến thuật, hủy diệt toàn bộ quân trang, quân dụng, luôn cả đạn đại bác tại sân bay Cù Hanh, Pleiku, thuộc Quân đoàn II trị giá không nhỏ, trong khi tình trạng đất nước đang cạn kiệt về viện trợ. Có phải chăng Tổng Thống Thiệu đã góp phần đáng kể trong việc làm tiêu hao lực lượng của QLVNCH rồi bỏ trốn ra nước ngoài để Dương Văn Minh sớm trao Tổ Quốc cho Cộng sản; thật đau lòng!
Một đoạn khác Phạm Huấn viết về lệnh bỏ Phước An của Tổng Thống Thiệu ngày 15 tháng 3 năm 1975
Trích dẫn: “Tướng Phú lệnh cho Phạm Huấn mang trực thăng xuống Phước An truyền lệnh đến Chuẩn Tướng Lê Trung Tường rút bỏ Phước An theo lệnh của Tổng Thống Thiệu, mang quân về phòng thủ Khánh Dương càng sớm càng tốt” (Hết trích)
Phước An nằm cách Thị xã Ban Mê Thuột vào khoảng 30 cây số đường chim bay về hướng Đông, nếu bỏ Phước An có nghĩa là đã bỏ Ban Mê từ trước đó rồi. Như vậy kể từ ngày 15/3/1975 Ban Mê Thuột coi như hoàn toàn đã đi vào quên lãng của mọi cấp chỉ huy trong QLVNCH; trong khi đó tại Mặt trận phi trường Phụng Dực- căn cứ B50, từ Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 53/BB Trung đoàn trưởng Võ Ân đến tất cả Sĩ quan tham mưu Thiếu tá Hiệp ban 3, Đại úy Thư ban 3, Đại úy Thu ban 2 và Sĩ quan phối hợp hỏa lực Pháo Binh Thiếu tá Đạo, Trung úy Hoạt và Luchiep, tất cả những người nầy vẫn hiện hửu; bên ngoài tuyến phòng thủ Thiếu tá Lai tiểu đoàn trưởng và toàn bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 53 vẫn kiên cường chiến đấu dù họ không được tiếp viện, họ chiến đấu trong đơn độc, dù vậy họ đang ở thế thượng phong của trận đánh. Thế thì tại sao các cấp lãnh đạo của chúng ta lại quên lãng đơn vị tiền đồn nầy?
-Gì thế! Gìthế!
Xạ thủ trả lời:
-Trở ngại tác xạ, Đại tá!
-Mở “culasse” ra xem?
-Trình Đại tá, “Percuteur” bị gẫy!
-Có “percuteur” thay thế không?
- Thưa... không!
Tiếng “thưa không” làm tôi toát mồ hôi, vì đây là hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự với Cộng quân để chờ viện binh tới. Cây súng đại bác 106 ly không giựt này là phương tiện duy nhất chống trả với T54 của địch mà thôị Các loại súng khác chỉ là trò đùa với những con cua sắt này.
Bây giờ tiêu diệt chiến xa địch bằng phương tiện gì đây? Tôi biết tôi phải rất bình tĩnh mới cứu được anh em và chính mình. À phải rồi, chúng ta còn oanh tạc cơ đang bay lượn trên không. Những chiếc phản lực cơ A37 sẽ xơi tái chúng một cách dễ dàng. Cũng nên biết từ ngày hôm qua cho đến sáng nay, phi cơ của ta chỉ có thể thả bom ở các mục tiêu xa ở ngoài thị xã. Trong thị xã còn 50,000 thường dân chưa được di tản, vì vậy tôi đã trình với Tướng Phú về việc này và ông đã chấp nhận không oanh tạc vào khu đông dân cự Cũng cần ghi nhận, từ trước tới giờ, chưa bao giờ thị xã bị pháo kich của CS hoặc tấn công nên không gia đình nào có hầm trú ẩn... Nay thì chiến xa địch đã lọt vào thị xã thì các oanh tạc cơ cũng không có cơ hội nhào xuống thấp để đánh trúng mục tiêu vì phòng không của Cộng quân quá mạnh. Cứ mỗi lần máy bay quan sát L19 hay oanh tạc cơ bay thấp một chút là phòng không địch đã bắn lên trời như cảnh đốt pháo bông trong ngày Quốc Khánh.
Tôi liên lạc ngay với L19 và nói chấp nhận sự nguy hiểm để dùng phản lực cơ dội bom thẳng vào các chiến xa đang tiến vào Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 23 BB, và như vậy mới chặn đứng cuộc xung phong của CS. Trong lúc chờ đợi phi cơ làm thịt mấy con “cua sắt”, tôi đi lui đi tới kế cận các chiến sĩ đang ghì tay súng chống trả lại địch quân.
Thình lình, mọi người nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp vang dội cả một góc trời. Cát, đá, bụi tung lên cao cả hàng trăm thước. Thôi hỡi ơi! Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC), nơi đầu não Mặt trận Ban Mê Thuột để chống lại địch quân đã bị Không quân ta đánh trúng.
TOC bị sập và các phương tiện truyền tin thiết trí trong đó đều tiêu tùng theo mây khói. Một số lớn sĩ quan, binh sĩ ở trong TOC bị chết và bị thương. Ai cũng biết, trong trận mạc, truyền tin là huyết mạch chính. Bây giờ không còn để liên lạc với cấp trên và thông tin cho cấp dưới nữa. Không một chút suy nghĩ, tôi chạy về phía sau TOC để bàn với Đại tá Quang. Tôi nói nhanh với Đại tá Quang nhận định của tôi:
Chúng ta không thể cố thủ được nữa vì đầu não của chúng ta là Trung tâm hành quân nay đã sụp đổ. Không có truyền tin, không có chiến xa làm sao chận đứng những chiến xa T54 và bộ binh CS đang tiến vào căn cứ. Trong khi đó chúng ta không có viện binh. Tồi đề nghị chúng ta rút ra khỏi vị trí phòng thủ BTL Sư đoàn ngay để bảo toàn lưc lượng còn lại.
Đại tá Quang đồng ý và ra lịnh rút quân. Chúng tôi vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” - cách BTL Sư đoàn 250m” (Hết trích).
Theo Đại tá Luật, sau 10 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB đã mất liên lạc. Đại tá Luật là một người can đảm phi thường, khi những chiếc xe tăng T54 của VC từ từ tiến về Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23/BB; chiếc tăng đầu chỉ còn cách 100 thước, Đại tá hét lớn “Bắn” nhưng súng bị trở ngại tác xạ.
Trong hoàn cảnh đó mà Đại tá còn bình tỉnh liên lạc với phi cơ L19 cho phản lực A37 ném bom thật vĩ đại. Nếu tôi trong hoàn cảnh súng bị trở ngại tác xạ, chắc chắn tôi đã 3 chân 4 cẳng vọt ngay tức khắc; thật vậy, chạy bộ chưa chắc kịp vì ông đã hét lớn “Bắn” thế nào địch cũng phát hiện, trên xe tăng T54 có một khẩu không giật ghê lắm; tôi hình dung lại cái chết của Trung úy Tân Tiểu đoàn 231 Pháo Binh tại tuyến phòng thủ hướng Bắc của phi trường Phụng Dực ngày 10 tháng 3 năm 1975, Trung úy Tân, anh ấy đã hy sinh mà hình hài đã không còn nguyên vẹn, anh ấy đã lãnh nguyên một quả không giật nầy.
Cũng trong thời gian nầy tại Trung Tâm Hành Quân Trung đoàn 53/BB, phi cơ L19 liên lạc với chúng tôi vì không còn liên lạc được với bất cứ một đơn vị nào dưới đất trong khu vực.
- Phi cơ L19: “Có 2 con cua sắt của Vịt Con đậu trước cửa Bộ Tư Lệnh SD làm thịt được không bạn?”
- Đại úy Thư ban 3 Trung đoàn: “Không trở ngại phe ta làm đi bạn”
- Trung tá Võ Ân: “Ê coi chừng Đại tá Luật”
- Đại úy Thư: Ổng dzu lu rồi”
- Phi cơ L19: “Tôi xơi tái nó rồi bạn ơi”
Trong khi đó cùng ngày 11 tháng 3 năm 1975, sau khi ban Mê Thuột gọi là thất thủ. Có lẽ cấp trên đã mất liên lạc với Đại tá Nguyễn Trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh mặt trận Ban Mê Thuột lúc bấy giờ (trong lúc nầy phi cơ L19 vẫn bay lượn trên bầu trời Ban Mê Thuột, vì sao các ông không liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II qua sự tiếp vận của L19), tôi không thể hiểu …Phi cơ L19 là trạm tiếp vận của đơn vị chúng tôi với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II liên tục cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1975.
Trong khi đó thì tại Dinh Độc Lập Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu họp mật đã quyết định cắt bỏ vùng I và vùng II Cao nguyên, chỉ giữ lại vùng III, vùng IV và một phần Bình nguyên của vùng I và vùng II, ông đặt tên là chiến lược “Đầu bé đít to”; trong buổi họp tại Dinh Độc lập có 3 vị Tướng thân cận nhất của ông là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Đặng Văn Quang; theo tài liệu quyển sách “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” của tác giả Nguyễn Tiến Hưng (Chương XVI Cứ Địa Cuối Cùng trang 445).
Theo Nguyễn Tiến Hưng, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH, đã quyết định cắt bỏ Cao Nguyên vì nguồn viện trợ từ Mỹ đã cắt giãm nên không đủ khả năng để phòng thủ toàn bộ lãnh thổ, vì vậy ông đã quyết định cắt bỏ vùng cao nguyên Trung phần, chỉ giữ lại vùng đất đông dân cư và trù phú, trong cuộc họp mật tại Dinh Độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1975, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói lên điều nầy.
Bên cạnh đó, ttheo web site YOUTUBE.COM truyện dài của Phạm Huấn kể về “Cuộc Triệt Thoái Tây Nguyên 1975”, theo đó cuộc họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975 nhằm rút bỏ Pleiku và Kontum là điều mà Tổng Thống Thiệu đã tính từ trước.
Cuộc họp mật gồm có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang và Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Nội dung cuộc họp chính Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Phú bí mật rút toàn bộ quân chủ lực về Nha Trang để phòng thủ vùng Duyên hải; Phú xin ở lại tử thủ Pleiku nhưng Thiệu không cho. Lệnh nầy nhằm bỏ rơi toàn bộ dân quân vùng Cao nguyên cho Cộng sản, thật nhẩn tâm, dân quân VNCH là máu thịt của đất nước VNCH, vì sao ông Thiệu đang làm Tổng Thống lại nỡ bỏ rơi!
Cuộc triệt thoái Tây nguyên đã làm tan tành vùng I và Vùng II chiến thuật, hủy diệt toàn bộ quân trang, quân dụng, luôn cả đạn đại bác tại sân bay Cù Hanh, Pleiku, thuộc Quân đoàn II trị giá không nhỏ, trong khi tình trạng đất nước đang cạn kiệt về viện trợ. Có phải chăng Tổng Thống Thiệu đã góp phần đáng kể trong việc làm tiêu hao lực lượng của QLVNCH rồi bỏ trốn ra nước ngoài để Dương Văn Minh sớm trao Tổ Quốc cho Cộng sản; thật đau lòng!
Một đoạn khác Phạm Huấn viết về lệnh bỏ Phước An của Tổng Thống Thiệu ngày 15 tháng 3 năm 1975
Trích dẫn: “Tướng Phú lệnh cho Phạm Huấn mang trực thăng xuống Phước An truyền lệnh đến Chuẩn Tướng Lê Trung Tường rút bỏ Phước An theo lệnh của Tổng Thống Thiệu, mang quân về phòng thủ Khánh Dương càng sớm càng tốt” (Hết trích)
Phước An nằm cách Thị xã Ban Mê Thuột vào khoảng 30 cây số đường chim bay về hướng Đông, nếu bỏ Phước An có nghĩa là đã bỏ Ban Mê từ trước đó rồi. Như vậy kể từ ngày 15/3/1975 Ban Mê Thuột coi như hoàn toàn đã đi vào quên lãng của mọi cấp chỉ huy trong QLVNCH; trong khi đó tại Mặt trận phi trường Phụng Dực- căn cứ B50, từ Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 53/BB Trung đoàn trưởng Võ Ân đến tất cả Sĩ quan tham mưu Thiếu tá Hiệp ban 3, Đại úy Thư ban 3, Đại úy Thu ban 2 và Sĩ quan phối hợp hỏa lực Pháo Binh Thiếu tá Đạo, Trung úy Hoạt và Luchiep, tất cả những người nầy vẫn hiện hửu; bên ngoài tuyến phòng thủ Thiếu tá Lai tiểu đoàn trưởng và toàn bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 53 vẫn kiên cường chiến đấu dù họ không được tiếp viện, họ chiến đấu trong đơn độc, dù vậy họ đang ở thế thượng phong của trận đánh. Thế thì tại sao các cấp lãnh đạo của chúng ta lại quên lãng đơn vị tiền đồn nầy?
Họ cố ý hay vô tình? Vô tình thì không phải vì hằng ngày đều có phi cơ quan sát L19 lên vùng và chính phi cơ L19 là trạm tiếp vận thường xuyên của đơn vị chúng ta với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II. Tóm lại chính Tổng Thống Thiệu đã bỏ rơi mặt trận phi trường Phụng Dực và căn cứ B50.
Và sau đây là một đoạn trên Facebook của Hướng Việt Thẳng Tiến posts ngày 16 tháng 3 năm 2015.
Trích dẫn: “Và câu chuyện tiếu lâm mà người tù nghe được là Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh Sư Đoàn 23/ BB xin không ra mặt trận nữa, Ông xin từ chức Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ vì trên đường từ Chi Khu Khánh Dương về Nha Trang, trực thăng của ông bị cộng quân bắn tỉa, vào khoảng 2 giờ chiều ngày 16 tháng 3 năm 1975, ông bị thương nhẹ, nhưng đã vào Quân Y Viện Nha Trang điều trị, và lấy cớ này để xin từ chức với Tư Lệnh Quân Đoàn . Tướng Phú đã tá hỏa tam tinh tìm người thay thế, trong khi mặt trận Ban Mê Thuột còn trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng” (Hết trích)
Bên cạnh đó một nguồn tin khác viết từ Phạm Huấn, một sĩ quan báo chí theo sát Tướng Phú Tư Lệnh Quân đoàn II trong những ngày nầy. Thiếu tá Phạm Huấn viết:
Trích dẫn: “13 giờ ngày 16 tháng 3 năm 1975 Tướng Tường bị thương sơ sài ở cầu 31 và sau đó trực thăng chở về Quân y viện Nha Trang.
14 giờ cùng ngày Tướng Phú bay lên chỉ huy Sư đoàn 23, gặp Tướng Tường, Tường hòa lên khóc như trẻ con: “Em chết mất Thiếu Tướng ơi! Thiếu Tướng thương em”
Tướng Phú nạt TướngTường: “Làm Tướng không khóc, tôi muốn nghe tình hình, thật nhục nhã!” (Hết trích)
Tệ thật, Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh tệ thật; hết ý kiến!
Cũng theo tài liệu của Phạm Huấn trong đoạn kết Phạm Huấn viết:
Trích dẫn: “Nhưng hôm nay, 17/03/1975, sẽ là ngày… dài nhất trong cuộc đời lính chiến của họ!
7 giờ 40 sáng, khi rừng núi Cao Nguyên vẫn còn ngủ yên với những tầng sương mù phủ kín. Thì hàng trăm hàng ngàn đạn pháo của Bắc quân dội vào những chiến hào của Trung Đoàn 53 BB. Cỏ cây rạp xuống, những cột đất đỏ tung cao. Trận địa pháo kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Tiếp theo sau là tiếng loa kêu gọi đầu hàng, tiếng hò reo như sóng vỡ của biển người. Và rồi tiếng gầm rú của hàng đoàn chiến xa T.54 trên khắp ngả tiến vào cày nát phi đạo phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột!
Hôm nay là ngày đầu của cuộc rút quân của Quân Đoàn II. Sư Đoàn 316 CSBV quyết “khai tử” Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH. Quyết nhổ đi “cái gai” cuối cùng của Mặt Trận Ban Mê Thuột, của Chiến Trưởng Cao Nguyên để mở đường tiến về Duyên Hải!
8 giờ 30 sáng, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, vị Tướng lớn nhất của Quân Đội, gọi yêu cầu được tường trình đặc biệt về Mặt Trận Phi Trường Phụng Dực, và… số phận các Chiến Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh.
Đây cũng là một vinh dự, một hãnh diện cuối cùng dành cho những”Dũng Sĩ” tại mặt trận này! Nhưng Đại Tướng Viên chỉ được báo cáo, qua nguồn tin không chính xác, của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Hành Quân ở Phước An: Trung Đoàn 53 Bộ Binh đang bị đánh rất nặng, Bắc quân đã tràn ngập vị trí phòng thủ của họ! (Báo cáo láo)
Đạn hết, lương thực hết, không còn cấp chỉ huy, không còn được yểm trợ, không còn máy móc để liên lạc, để… kêu cứu; những chiến sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh gục ngã từng người, từng tổ, từng Tiểu Đội trong những chiến hào cho đến người cuối cùng!
11 giờ 30 sáng 17/03 Tiếng súng im bặt. Bắc quân cắm ngọn cờ đỏ trên đài kiểm soát không lưu của phi trường Phụng Dực và thu dọn chiến trường.
Không có tù binh, không có cả những người lính bị thương. Những Dũng Sĩ của Trung Đoàn 53 Bộ Binh không còn chiến đấu nữa. Họ đã tan ra, đã nát ra… từng mảnh vụn và trộn lẫn vào đất đỏ của miền Cao Nguyên hùng vĩ!
Ngày 17/03/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH bị Bắc quân xóa tên. Đó cũng là một ngày bi tráng và đau buồn! Lần đầu tiên trong 21 năm chiến đấu chống Cộng và giữ Nước, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II triệt thoái khỏi Cao Nguyên!
Nhưng không! đó vẫn chưa phải là những giòng chữ cuối cùng viết về các Dũng Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh! Bởi vì, vẫn còn những anh hùng của QLVNCH mang phù hiệu cũa Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 BB trên vai áo!
Hai ngày sau, khi Bắc quân tràn ngập phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, một nhóm quân nhân của đơn vị này đả “về” được Phước An và tiếp tục chiến đấu tại mặt trận Quốc Lộ 21. Một tuần lễ sau nữa, ngày 24/03/1975, ba “người anh hùng” khác, sau 7 ngày 7 đêm vượt cả trăm cây số đường rừng núi “sống với cỏ cây, thiên nhiên”, từ Ban Mê Thuột đã lên tới buôn Thượng Dam Rong, Đà Lạt! Họ là những quân nhân bất tử của Trung Đoàn 53 Bộ Binh! Họ thật vĩ đại và thật phi thường!
Và đó là một trong những huyền thoại của chiến tranh Việt Nam, trong những trận quyết tử Nam-Bắc sau cùng 1975”
(Hết trích)
Và sau đây là một đoạn trên Facebook của Hướng Việt Thẳng Tiến posts ngày 16 tháng 3 năm 2015.
Trích dẫn: “Và câu chuyện tiếu lâm mà người tù nghe được là Tướng Lê Trung Tường Tư Lệnh Sư Đoàn 23/ BB xin không ra mặt trận nữa, Ông xin từ chức Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ vì trên đường từ Chi Khu Khánh Dương về Nha Trang, trực thăng của ông bị cộng quân bắn tỉa, vào khoảng 2 giờ chiều ngày 16 tháng 3 năm 1975, ông bị thương nhẹ, nhưng đã vào Quân Y Viện Nha Trang điều trị, và lấy cớ này để xin từ chức với Tư Lệnh Quân Đoàn . Tướng Phú đã tá hỏa tam tinh tìm người thay thế, trong khi mặt trận Ban Mê Thuột còn trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng” (Hết trích)
Bên cạnh đó một nguồn tin khác viết từ Phạm Huấn, một sĩ quan báo chí theo sát Tướng Phú Tư Lệnh Quân đoàn II trong những ngày nầy. Thiếu tá Phạm Huấn viết:
Trích dẫn: “13 giờ ngày 16 tháng 3 năm 1975 Tướng Tường bị thương sơ sài ở cầu 31 và sau đó trực thăng chở về Quân y viện Nha Trang.
14 giờ cùng ngày Tướng Phú bay lên chỉ huy Sư đoàn 23, gặp Tướng Tường, Tường hòa lên khóc như trẻ con: “Em chết mất Thiếu Tướng ơi! Thiếu Tướng thương em”
Tướng Phú nạt TướngTường: “Làm Tướng không khóc, tôi muốn nghe tình hình, thật nhục nhã!” (Hết trích)
Tệ thật, Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh tệ thật; hết ý kiến!
Cũng theo tài liệu của Phạm Huấn trong đoạn kết Phạm Huấn viết:
Trích dẫn: “Nhưng hôm nay, 17/03/1975, sẽ là ngày… dài nhất trong cuộc đời lính chiến của họ!
7 giờ 40 sáng, khi rừng núi Cao Nguyên vẫn còn ngủ yên với những tầng sương mù phủ kín. Thì hàng trăm hàng ngàn đạn pháo của Bắc quân dội vào những chiến hào của Trung Đoàn 53 BB. Cỏ cây rạp xuống, những cột đất đỏ tung cao. Trận địa pháo kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Tiếp theo sau là tiếng loa kêu gọi đầu hàng, tiếng hò reo như sóng vỡ của biển người. Và rồi tiếng gầm rú của hàng đoàn chiến xa T.54 trên khắp ngả tiến vào cày nát phi đạo phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột!
Hôm nay là ngày đầu của cuộc rút quân của Quân Đoàn II. Sư Đoàn 316 CSBV quyết “khai tử” Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH. Quyết nhổ đi “cái gai” cuối cùng của Mặt Trận Ban Mê Thuột, của Chiến Trưởng Cao Nguyên để mở đường tiến về Duyên Hải!
8 giờ 30 sáng, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, vị Tướng lớn nhất của Quân Đội, gọi yêu cầu được tường trình đặc biệt về Mặt Trận Phi Trường Phụng Dực, và… số phận các Chiến Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh.
Đây cũng là một vinh dự, một hãnh diện cuối cùng dành cho những”Dũng Sĩ” tại mặt trận này! Nhưng Đại Tướng Viên chỉ được báo cáo, qua nguồn tin không chính xác, của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Hành Quân ở Phước An: Trung Đoàn 53 Bộ Binh đang bị đánh rất nặng, Bắc quân đã tràn ngập vị trí phòng thủ của họ! (Báo cáo láo)
Đạn hết, lương thực hết, không còn cấp chỉ huy, không còn được yểm trợ, không còn máy móc để liên lạc, để… kêu cứu; những chiến sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh gục ngã từng người, từng tổ, từng Tiểu Đội trong những chiến hào cho đến người cuối cùng!
11 giờ 30 sáng 17/03 Tiếng súng im bặt. Bắc quân cắm ngọn cờ đỏ trên đài kiểm soát không lưu của phi trường Phụng Dực và thu dọn chiến trường.
Không có tù binh, không có cả những người lính bị thương. Những Dũng Sĩ của Trung Đoàn 53 Bộ Binh không còn chiến đấu nữa. Họ đã tan ra, đã nát ra… từng mảnh vụn và trộn lẫn vào đất đỏ của miền Cao Nguyên hùng vĩ!
Ngày 17/03/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh/ QLVNCH bị Bắc quân xóa tên. Đó cũng là một ngày bi tráng và đau buồn! Lần đầu tiên trong 21 năm chiến đấu chống Cộng và giữ Nước, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II triệt thoái khỏi Cao Nguyên!
Nhưng không! đó vẫn chưa phải là những giòng chữ cuối cùng viết về các Dũng Sĩ Trung Đoàn 53 Bộ Binh! Bởi vì, vẫn còn những anh hùng của QLVNCH mang phù hiệu cũa Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 BB trên vai áo!
Hai ngày sau, khi Bắc quân tràn ngập phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, một nhóm quân nhân của đơn vị này đả “về” được Phước An và tiếp tục chiến đấu tại mặt trận Quốc Lộ 21. Một tuần lễ sau nữa, ngày 24/03/1975, ba “người anh hùng” khác, sau 7 ngày 7 đêm vượt cả trăm cây số đường rừng núi “sống với cỏ cây, thiên nhiên”, từ Ban Mê Thuột đã lên tới buôn Thượng Dam Rong, Đà Lạt! Họ là những quân nhân bất tử của Trung Đoàn 53 Bộ Binh! Họ thật vĩ đại và thật phi thường!
Và đó là một trong những huyền thoại của chiến tranh Việt Nam, trong những trận quyết tử Nam-Bắc sau cùng 1975”
(Hết trích)
Đoạn nầy Phạm Huấn viết rất hay nhưng không đúng 100%. Là một Thiếu úy tham dự trực tiếp tại Trung Tâm Hành Quân Trung Đoàn 53/BB từ những giây phút đầu tiên cho đến những giây phút sau cùng, tôi có thể xác nhận rằng:
Sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975, khi phi cơ L19 lên vùng đã trực tiếp, tiếp vận cuộc nói chuyện của Trung tá Võ Ân với phòng 3 Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II. Giới chức từ phòng 3 Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II nói chuyện với Nguyễn Huệ tức Trung tá Võ Ân: “………không có kinh kỳ hồng hà gì cho Nguyễn Huệ hết, Nguyễn Huệ tự liệu lấy” (Nguyễn Huệ là danh hiệu của Trung tá Võ Ân lúc bấy giờ); tôi nhấn mạnh vào thời điểm nầy phe ta vẫn đang ở thế thượng phong của mặt trận. Bên cạnh đó đài kiểm báo phi trường Phụng Dực đã bị sập rồi, còn đâu nữa mà VC cắm cờ trên đài kiểm báo không lưu, sai hoàn toàn, Phạm Huấn viết theo sự suy đoán thế thôi. Chính Trung tá Võ Ân cho lệnh triệt hạ đài kiểm báo không lưu, bởi vì VC đã chiếm đài kiểm báo từ ngày đầu của trận đánh, và đã đặt khẩu đại bác không giật trên đó, chính khẩu đại bác nầy đã bắn trực xạ vào vị trí Tiểu đoàn 231/PB làm toàn bộ chiến sĩ bị thương trong đêm đầu tiên tập trung về đây chờ tản thương chết sạch trong đó có Thiếu uý Ân. Chính vì vậy Thiếu tá Đạo Tiểu đoàn trưởng 231/PB lệnh cho chúng tôi san bằng đài kiểm báo nầy, và chính Trung uý Cổ Văn Phong, Sĩ quan tác xạ Pháo đội C đóng tại phi trường Phụng Dực đã trực xạ 2 quả san bằng đài kiểm báo không lưu, từ đó khẩu đại bác không giật của VC đã yên lặng.
Trở lại sau cuộc điện đàm với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Trung tá VÕ Ân quay qua nói với chúng tôi: “Chúng nó bỏ mình rồi hè, thôi chuẩn bị đi”; sau một lúc chuẩn bị, lực lượng phe ta đánh bễ vòng vây địch và ra rừng.
Trung Tâm Hành Quân Trung Đoàn 53/BB khi ấy vẫn còn nguyên vẹn, từ Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Hiệp Trưởng Ban 3, Đại úy Thư Ban 3, Đại úy Thu Ban 2 và Pháo Binh gốm có Thiếu tá Đào Đắc Đạo, Tiểu đoàn trưởng 231/PB Trung úy Hoạt và tôi là Sĩ quan Phối Hợp Hỏa Lực của Trung Tâm Hành Quân; ngoài vòng tuyến Thiếu tá Võ Phước Lai, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 và toàn thể quân nhân tham chiến tại căn cứ B50, tất cả chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn đâu có ai chết hay bị thương gì đâu, một số chúng tôi vẫn còn liên lạc đến ngày hôm nay, dù đã hơn 40 năm trôi qua.
Chúng tôi chiến đấu suốt 7 ngày đêm nhưng cấp trên đã bỏ rơi và sau khi ra rừng nhìn lại căn cứ, mọi người ai cũng đều rơi lệ, (Trung tá Võ Ân, Thiếu tá Đạo đôi mắt đỏ hoe), không một cá nhân nào có thể ngờ rằng cấp trên đã bỏ rơi!; vậy mà đây là một sự thật.
Có phải đây là vở tuồng mở màn cho thảm kịch ngày 30 tháng 4 năm 1975 do đạo diễn Nguyễn Văn Thiệu và lon ton (nimble foot) Lê Trung Tường, chắc chắn thảm kịch phải còn có thêm chuyên viên âm thanh, ánh sáng như Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, hay Trung tướng Đặng Văn Quang và nhất là thành phần quảng cáo của những quân nhân có sẳn phương tiện trong tay vọt trước ngày 30/4/1975, giúp cho kép chánh Dương Văn Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trao trọn miền Nam VN cho Cộng sản Bắc Việt.
Sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975, khi phi cơ L19 lên vùng đã trực tiếp, tiếp vận cuộc nói chuyện của Trung tá Võ Ân với phòng 3 Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II. Giới chức từ phòng 3 Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II nói chuyện với Nguyễn Huệ tức Trung tá Võ Ân: “………không có kinh kỳ hồng hà gì cho Nguyễn Huệ hết, Nguyễn Huệ tự liệu lấy” (Nguyễn Huệ là danh hiệu của Trung tá Võ Ân lúc bấy giờ); tôi nhấn mạnh vào thời điểm nầy phe ta vẫn đang ở thế thượng phong của mặt trận. Bên cạnh đó đài kiểm báo phi trường Phụng Dực đã bị sập rồi, còn đâu nữa mà VC cắm cờ trên đài kiểm báo không lưu, sai hoàn toàn, Phạm Huấn viết theo sự suy đoán thế thôi. Chính Trung tá Võ Ân cho lệnh triệt hạ đài kiểm báo không lưu, bởi vì VC đã chiếm đài kiểm báo từ ngày đầu của trận đánh, và đã đặt khẩu đại bác không giật trên đó, chính khẩu đại bác nầy đã bắn trực xạ vào vị trí Tiểu đoàn 231/PB làm toàn bộ chiến sĩ bị thương trong đêm đầu tiên tập trung về đây chờ tản thương chết sạch trong đó có Thiếu uý Ân. Chính vì vậy Thiếu tá Đạo Tiểu đoàn trưởng 231/PB lệnh cho chúng tôi san bằng đài kiểm báo nầy, và chính Trung uý Cổ Văn Phong, Sĩ quan tác xạ Pháo đội C đóng tại phi trường Phụng Dực đã trực xạ 2 quả san bằng đài kiểm báo không lưu, từ đó khẩu đại bác không giật của VC đã yên lặng.
Trở lại sau cuộc điện đàm với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Trung tá VÕ Ân quay qua nói với chúng tôi: “Chúng nó bỏ mình rồi hè, thôi chuẩn bị đi”; sau một lúc chuẩn bị, lực lượng phe ta đánh bễ vòng vây địch và ra rừng.
Trung Tâm Hành Quân Trung Đoàn 53/BB khi ấy vẫn còn nguyên vẹn, từ Trung tá Võ Ân Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Hiệp Trưởng Ban 3, Đại úy Thư Ban 3, Đại úy Thu Ban 2 và Pháo Binh gốm có Thiếu tá Đào Đắc Đạo, Tiểu đoàn trưởng 231/PB Trung úy Hoạt và tôi là Sĩ quan Phối Hợp Hỏa Lực của Trung Tâm Hành Quân; ngoài vòng tuyến Thiếu tá Võ Phước Lai, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 và toàn thể quân nhân tham chiến tại căn cứ B50, tất cả chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn đâu có ai chết hay bị thương gì đâu, một số chúng tôi vẫn còn liên lạc đến ngày hôm nay, dù đã hơn 40 năm trôi qua.
Chúng tôi chiến đấu suốt 7 ngày đêm nhưng cấp trên đã bỏ rơi và sau khi ra rừng nhìn lại căn cứ, mọi người ai cũng đều rơi lệ, (Trung tá Võ Ân, Thiếu tá Đạo đôi mắt đỏ hoe), không một cá nhân nào có thể ngờ rằng cấp trên đã bỏ rơi!; vậy mà đây là một sự thật.
Có phải đây là vở tuồng mở màn cho thảm kịch ngày 30 tháng 4 năm 1975 do đạo diễn Nguyễn Văn Thiệu và lon ton (nimble foot) Lê Trung Tường, chắc chắn thảm kịch phải còn có thêm chuyên viên âm thanh, ánh sáng như Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, hay Trung tướng Đặng Văn Quang và nhất là thành phần quảng cáo của những quân nhân có sẳn phương tiện trong tay vọt trước ngày 30/4/1975, giúp cho kép chánh Dương Văn Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trao trọn miền Nam VN cho Cộng sản Bắc Việt.
Thế rồi từ đó chúng tôi vượt núi rừng trong tình trạng hoàn toàn không có lương thực, trong khi địch truy đuổi phía sau, chúng tôi phải phân tán ra nhiều toán nhỏ để tránh sự truy đuổi và tìm về vùng đất mẹ; nhóm của chúng tôi gồm 16 quân nhân, chúng tôi vượt núi rừng về Đà Lạt, sau 12 ngày đêm đói khát và bị phục kích đôi lần, cuối cùng Hạ sĩ Sắc, một quân nhân Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 53 và tôi về đến Đà Lạt ngày 29 tháng 3 năm 1975, Sắc đã bị thương nơi cánh tay phải, tôi may mắn hơn anh không bị trúng đạn trong lần phục kích sau cùng. Sắc theo tôi vào hậu cứ Tiểu đoàn 231/PB đóng trên đồi “Peak Robin”. Ngay sau đó Thiếu úy Hòa chỉ huy hậu cứ Tiểu đoàn 231/PB và tôi đưa Hạ sĩ Sắc vào bệnh viện Đà Lạt để điều trị và chúng tôi chia tay nhau chiều hôm ấy; tôi trở về đơn vị tiếp tục trong nhiệm vụ mới. Kể từ khi chia tay đến nay tôi không có dịp gặp lại người chiến hửu năm xưa đã sát cánh với tôi 12 ngày đêm băng rừng vượt suối từ Ban Mê Thuột về Đà Lạt, nguyện cầu cho anh được bình yên!
Gia đình chúng tôi đến Mỹ khá trễ, ngày 26 tháng 9 năm 1995 theo chương trình HO 36. Trong một dịp tình cờ tôi liên lạc được Thiếu tá Lai; tôi biết anh Lai từ lúc mới ra đơn vị, tôi đi đề lô và anh Lai là Tiểu đoàn trưởng, khi ấy anh còn mang cấp bậc Đại úy. Anh được trực thăng đưa vào vùng hành quân thay thế cho Thiếu tá Thạch trong cuộc hành quân vào đỉnh núi Pleimeron gần căn cứ Pleime năm 1972. Anh Lai hiện sống ở Bang Colorado; và mãi sau nầy được biết anh có quan hệ thân thiết với Trung tá Võ Ân cũng định cư tại Bang Colorado, bây giờ Trung tá Võ Ân đã trở thành người thiên cổ.
Năm 1975 anh Lai là Tiểu đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung đoàn 53/BB; đây là Tiểu đoàn duy nhất phòng thủ căn cứ B50, anh vừa tiếp nhận Tiểu Đoàn 3 khoảng 10 ngày thôi. Trước đó anh là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 53, Tiểu đoàn của anh khi ấy đóng quân tại ngã ba Daksong, trên đường đi Quảng Đức. anh được lệnh bàn giao Tiểu đoàn 2 cho Đại úy Tiên, Tiểu đoàn phó lên thay và về căn cứ B50 chỉ huy Tiểu đoàn 3 thay thế cho Thiếu tá Cao Mạnh Nhẫn Tiểu Đoàn Trưởng, anh Nhẫn vừa lên Trung Tá và được cử đi làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23/BB.
Tôi và anh Lai, anh Nhẫn biết nhau từ lúc mới ra đơn vị và tôi cũng thường đi đề lô với Tiểu Đoàn của anh Lai, anh Nhẫn thế nên chúng tôi quen thân với nhau, ngoài tình huynh đệ chi binh anh Lai còn xem tôi như người em, hiện tại chúng tôi vẫn thường liên lạc với nhau. Ngoài ra Đại úy Thư ban 3 của Trung Đoàn, nhân vật sát cánh với Trung tá Võ Ân trong suốt 7 ngày đêm chiến đấu tại căn cứ B50 chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên. Những người cố thủ tại căn cứ B50 ngày nào, chúng tôi quên làm sao được …, cái nổi đau tận cùng của những người lính chiến mà một thời trấn thủ Tây Nguyên đã bị cấp trên phản bội bỏ rơi!
Thiếu tá Đạo và Trung úy Hoạt, Pháo thủ Tiểu đoàn 231/PB nghe đâu cũng ở Mỹ, nhưng chưa liên lạc được; bên cạnh đó Đại tá Trần Văn Chà là vị Trung Đoàn Trưởng 53, người tiền nhiệm trước khi Trung tá Võ Ân về thay, hiện sống tại Bang Kansas, ông là vị Trung đoàn trưởng trong khoảng thời gian Hiệp Định Paris ngừng bắn năm 1973. Trung tá Cao Mạnh Nhẫn, người tiền nhiệm Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 53, một thời giầy sô áo trận giẫm nát núi rừng Cao Nguyên, hôm nay đã trở thành Mục sư Hội Thánh Tin Lành Nguyên Thủy, cư ngụ tại Bang Oklahoma; tôi cũng không quên vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư đoàn 23, Trung tá Đặng Nguyên Phả, hiện sống ở Bang California, ông là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trước khi Thiếu tá Đạo về nắm Tiểu đoàn trưởng 231/PB.
Tất cả chúng tôi mỗi người sống một nơi nhưng liên lạc qua mail thường xuyên trong tình chiến hửu như anh em vậy; tình huynh đệ chi binh ngày nào trên vùng Cao nguyên đất đỏ thật sự khắng khít làm sao; Kontum, Pleiku,Ban Mê Thuột nhớ lắm quê tôi một thời trấn giữ.
Gia đình chúng tôi đến Mỹ khá trễ, ngày 26 tháng 9 năm 1995 theo chương trình HO 36. Trong một dịp tình cờ tôi liên lạc được Thiếu tá Lai; tôi biết anh Lai từ lúc mới ra đơn vị, tôi đi đề lô và anh Lai là Tiểu đoàn trưởng, khi ấy anh còn mang cấp bậc Đại úy. Anh được trực thăng đưa vào vùng hành quân thay thế cho Thiếu tá Thạch trong cuộc hành quân vào đỉnh núi Pleimeron gần căn cứ Pleime năm 1972. Anh Lai hiện sống ở Bang Colorado; và mãi sau nầy được biết anh có quan hệ thân thiết với Trung tá Võ Ân cũng định cư tại Bang Colorado, bây giờ Trung tá Võ Ân đã trở thành người thiên cổ.
Năm 1975 anh Lai là Tiểu đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung đoàn 53/BB; đây là Tiểu đoàn duy nhất phòng thủ căn cứ B50, anh vừa tiếp nhận Tiểu Đoàn 3 khoảng 10 ngày thôi. Trước đó anh là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 53, Tiểu đoàn của anh khi ấy đóng quân tại ngã ba Daksong, trên đường đi Quảng Đức. anh được lệnh bàn giao Tiểu đoàn 2 cho Đại úy Tiên, Tiểu đoàn phó lên thay và về căn cứ B50 chỉ huy Tiểu đoàn 3 thay thế cho Thiếu tá Cao Mạnh Nhẫn Tiểu Đoàn Trưởng, anh Nhẫn vừa lên Trung Tá và được cử đi làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23/BB.
Tôi và anh Lai, anh Nhẫn biết nhau từ lúc mới ra đơn vị và tôi cũng thường đi đề lô với Tiểu Đoàn của anh Lai, anh Nhẫn thế nên chúng tôi quen thân với nhau, ngoài tình huynh đệ chi binh anh Lai còn xem tôi như người em, hiện tại chúng tôi vẫn thường liên lạc với nhau. Ngoài ra Đại úy Thư ban 3 của Trung Đoàn, nhân vật sát cánh với Trung tá Võ Ân trong suốt 7 ngày đêm chiến đấu tại căn cứ B50 chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên. Những người cố thủ tại căn cứ B50 ngày nào, chúng tôi quên làm sao được …, cái nổi đau tận cùng của những người lính chiến mà một thời trấn thủ Tây Nguyên đã bị cấp trên phản bội bỏ rơi!
Thiếu tá Đạo và Trung úy Hoạt, Pháo thủ Tiểu đoàn 231/PB nghe đâu cũng ở Mỹ, nhưng chưa liên lạc được; bên cạnh đó Đại tá Trần Văn Chà là vị Trung Đoàn Trưởng 53, người tiền nhiệm trước khi Trung tá Võ Ân về thay, hiện sống tại Bang Kansas, ông là vị Trung đoàn trưởng trong khoảng thời gian Hiệp Định Paris ngừng bắn năm 1973. Trung tá Cao Mạnh Nhẫn, người tiền nhiệm Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 53, một thời giầy sô áo trận giẫm nát núi rừng Cao Nguyên, hôm nay đã trở thành Mục sư Hội Thánh Tin Lành Nguyên Thủy, cư ngụ tại Bang Oklahoma; tôi cũng không quên vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư đoàn 23, Trung tá Đặng Nguyên Phả, hiện sống ở Bang California, ông là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trước khi Thiếu tá Đạo về nắm Tiểu đoàn trưởng 231/PB.
Tất cả chúng tôi mỗi người sống một nơi nhưng liên lạc qua mail thường xuyên trong tình chiến hửu như anh em vậy; tình huynh đệ chi binh ngày nào trên vùng Cao nguyên đất đỏ thật sự khắng khít làm sao; Kontum, Pleiku,Ban Mê Thuột nhớ lắm quê tôi một thời trấn giữ.
TÌNH BAN MÊ (Thân gởi chiến hửu Sư đoàn 23)
Ban Mê mới thuở nào Chiến hửu giờ chốn nào
Chiến trường rộn binh đao Tha hương lắm lao đao
Quê em trời xanh thẳm Xuân về trên đất lạ
Huynh đệ mình thương nhau Mây mù khuất núi cao
Rồi bốn mươi năm sau Đêm đêm thấy máu đào
Lưu lạc gặp lại nhau Tuôn chảy lúc binh đao
Tình cờ trên đất khách Bao phen lòng thổn thức
Huynh đệ lòng rạc rào Thức giấc còn nghẹn ngào
Thế đủ chưa Ban Mê
Sớm muộn ta cũng về
Thư nầy lưu luyến gởi
Tình ta cho Ban Mê
Ban Mê mới thuở nào Chiến hửu giờ chốn nào
Chiến trường rộn binh đao Tha hương lắm lao đao
Quê em trời xanh thẳm Xuân về trên đất lạ
Huynh đệ mình thương nhau Mây mù khuất núi cao
Rồi bốn mươi năm sau Đêm đêm thấy máu đào
Lưu lạc gặp lại nhau Tuôn chảy lúc binh đao
Tình cờ trên đất khách Bao phen lòng thổn thức
Huynh đệ lòng rạc rào Thức giấc còn nghẹn ngào
Thế đủ chưa Ban Mê
Sớm muộn ta cũng về
Thư nầy lưu luyến gởi
Tình ta cho Ban Mê
III – Cuộc triệt thoái Tây Nguyên Pleiku-Kontum - Bỏ rơi ngày 14/3/1975
Theo Phạm Huấn, một sĩ quan báo chí sát cánh Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II
1 - Cuộc họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Bạch Dinh gồm có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao văn Viên và Trung Tướng Đặng Văn Quang; tổng cộng thời gian họp 117 phút gần 2 tiếng đồng hồ.
Theo cuộc họp chính Tổng Thống Thiệu lệnh cho Tướng Phú phải triệt thoái toàn bộ quân chủ lực, xe tang, đại bác, phi cơ từ Kontum – Pleiku về phòng thủ Duyên hải; lệnh nầy phải giữ bí mật, từ cấpTỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng trở xuống không được tiết lộ. Cuộc họp được ghi nhận qua truyện kể về “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của Phạm Huấn như sau:
Ngày 14/3/1975 – Lúc 11:32 giờ, 5 Tướng bước vào phòng họp gồm có Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, cao Văn Viên, Đặng Văn Quang và Phạm Văn Phú.
- Thiệu hỏi ngay: “Tình hình nặng lắm phải không Thiếu tướng Phú”
- Tướng Phú đáp: “Thưa Tổng Thống nặng rất nặng” Thiếu tướng Phú đang trình bày …
- Thiệu tiếp: “ Tôi muốn anh trình bày Ban Mê Thuột trước nhất và phải thật chính xác”
- Phú trình bày: “Ngày 10/3/1975 Cộng quân tiến chiếm Ban Mê Thuột 2 Sư đoàn F10 và 320 và có cả Trung đoàn chiến xa, đại pháo 130 ly, hỏa tiển 122 ly, nhưng tin mới nhất Sư đoàn 316 cũng vào trận địa ngày hôm sau 11/3/1975.
- Thiệu ngạc nhiên: “Thằng 316 cũng vào Ban Mê Thuột”
- Phú quả quyết: “Sư 316 vào ngày thứ hai của trận đánh 11/3/1975”
- Thiệu hỏi Viên: “Tôi nghe thằng 316 tháng trước còn ngoài Bắc”
- Viên: “Dạ phải”
- Phú: “316 vô Nam khoảng giữa tháng 2/1975 theo tù binh bắt được khai ra tại mặt trận phi trường Phụng Dực – căn cứ B50.
- Thiệu: “Còn thằng F10 …”
- Phú: “Nó kéo thẳng xuống Ban Mê Thuột”
- Thiệu: “Anh định đối phó ra sao”
- Phú: “Tôi quyết định bằng mọi giá đưa gia đình tử thủ Pleiku”
- Thiệu: “Anh nghĩ sau Ban Mê Thuột nó đánh Pleiku”
- Phú: “Tôi tin chắc như vậy”
- Thiệu: “Nếu Cộng sản đánh Pleiku như Ban Mê Thuột với 2, 3 Sư đoàn liệu anh chịu nỏi không”
- Phú: “Tôi quyết tử thủ Pleiku, nếu cấn tôi bỏ luôn Kontum, tôi tin sẽ giữ được Pleiku”
- Thiệu nhìn đồng hồ lúc bấy giờ là 12:35 giờ. Thiệu trình bày viện trợ Mỹ giãm dần từ 2 tỷ xuống còn 1 tỷ, rồi dưới 1 tỷ trong khi Bắc Việt được viện trợ tăng gấp bội.
- Thiệu: “Tôi muốn tái phối trí lại lực lượng”. Thiệu hỏi Phú: “Nếu anh được lệnh mang toàn bộ quân chủ lực, xe tăng, đại bác và không quân về phòng thủ duyên hải anh tổ chức cuộc triệt thoái ra sao”
- Phú: “Thưa Tổng Thống cho tôi tử thủ Pleiku”
- Thiệu: “Với quân số vũ khí hiện có liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng sản”
- Phú: “Thưa Tổng Thống 40 tới 60 ngày”
- Thiệu: “Rồi sao nữa”
- Phú tiếp: “Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn lương thực nữa”
- Khiêm chen vào: “Anh Phú Tổng Thống đã quyết định”
- Phú liều lĩnh nói giọng lớn hơn: “Thưa Tổng Thống, thưa quý vị Tướng lãnh, nếu rút quân năm nay thì một cuộc tấn công khác vào năm tới ở duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến hửu của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở saigòn năm tới”
- Thiệu: “Tôi ra lệnh cho anh mang quân chủ lực, xe tăng , đại bác và không quân về phòng thủ duyên hải và tổ chức tái chiếm ban Mê Thuột”
- Phú: “Thưa Tổng Thống như vậy không có nghĩa là rút bỏ cao nguyên, thưa Tổng Thống lệnh nầy từ cấp Tỉnh trưởng Tiểu khu trưởng không được biết, các lực lượng Địa Phương Quân các lực lượng hành chánh 3 Tỉnh Pleiku, Kontum, Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc như thường lệ”
- Phú tiếp: “Thưa Tổng Thống nếu chủ lực quân, Thiết Giáp, Biệt Động Quân rút đi làm sao Địa Phương Quân chống đỡ khi CS đánh, hơn nữa 100 ngàn dân 2 tỉnh Pleiku và Kontum cùng gia đình anh em binh sĩ bị kẹt lại ….”
- Thiệu: “Thì cho thằng CS số dân đó, với tình hình hiện tại mình phải lo phòng thủ giữ được vùng đông dân cư đất đai mầu mỡ đỡ hơn vùng cao nguyên”. Đây cũng là quyết định của Hội Đồng Tướng Lãnh, hôm qua tôi đã lệnh cho Tướng Trưởng ở Vùng I”
Tá Tướng như ông chẳng ích gì
Non sông điêu đứng ngoãnh mặt đi
Quân dân cả nước giờ ly biệt
Giặc Bắc lan tràn khắp lối đi!
Giặc Bắc lan tràn khắp lối đi!
Vào Nam vơ vét chẳng còn chi
Non sông xơ xác vì Cộng phỉ
Tá Tướng như ông chẳng ích gì!
2 - Lệnh bỏ Phước An của Tổng Thống Thiệu ngày 15/3/1975
Tổng Thống Thiệu vừa lệnh cho Tướng Phú tái chiếm Ban Mê Thuột ngày 14/3/1975 trong cuộc họp tại Cam Ranh, qua ngày hôm sau 15/3/1975 Thiệu lệnh cho Phú bỏ Phước An rút quân về phòng thủ Khánh Dương càng sớm càng tốt; được biết Phước An cách Thị xã Ban Mê Thuột vào khoảng 30 cây số về hướng Đông. Nếu rút bỏ Phước An có nghĩa là Ban Mê Thuột đã bỏ rơi từ lâu. Trong lúc nầy Bộ chỉ huyTrung đoàn 53/BB tại căn cứ B50 đang ở thế thượng phong của trận đánh, vừa tịch thu 2 khẩu Sơn Pháo 85 ly nòng dài của VC. Đau chưa! Toàn bộ Sĩ quan tham mưu trong TOC căn cứ B50 và 1 Tiểu đoàn quân chủ lực, chúng tôi chiến đấu với Cộng Sản từ ngày 10/3/1975 đến giờ phút nầy chưa hề nao núng, đây là một tiền đồn chủ lực, vì sao tất cả các cấp lãnh đạo lãng quên? Đã trên 40 năm trôi qua chưa một ai nhắc đến sự thật nầy, quý vị không biết hay cố tình lãng quên, nói rằng không biết thì vô lý vì chúng tôi vẫn liên lạc với Quân đoàn II mỗi khi L19 lên vùng cho đến trưa ngày 17/3/1975 và chúng tôi đã rời khỏi căn cứ B50 sau khi nhận được lệnh trực tiếp từ Quân đoàn II: “Không có kinh kỳ hồng hà gì cho Nguyễn Huệ hết, Nguyễn Huệ tự liệu lấy” (đây là original message).
3 - Cuộc rút quân bị thiệt hại nặng nề. (Theo Phạm Huấn):
- Gây nên làn sóng di tản ồ ạt của quân dân từ vùng I và vùng II.
- Cuộc di tản không còn kiểm soát nổi bởi lực lượng giữ an ninh của từng địa phương.
- Hậu quả trong việc rút bỏ vùng I và vùng II đã làm tiêu tan phân nữa lãnh thổ của miền Nam lúc bấy gờ.
IV - Việt Nam Cộng Hòa - Bỏ rơi ngày 30/4/1975
Dương văn Minh, Tổng Thống tạm thời Việt Nam Cộng Hòa, ông làm Tổng Thống chưa đầy 48 giờ đồng hồ vào thời điểm cuối tháng 4 năm 1975; ông đã tuyên bố trên đài phát thanh vào sáng ngày 30/4/1975 “Tất cả quân đội miền Nam ngưng bắn, ở đâu ở đó để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”, lời tuyên bố của ông quả là một sự bỏ rơi Tổ Quốc, phản bội trắng trợn lại xương máu của chiến sĩ, phản bội lại toàn dân Việt Nam. Tôi thật sự không còn từ ngữ nói về ông!
Những sự kiện bên trên đã từng bước dẫn đến ngày 30/4/1975, ngày đất nước đã thật sự rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt, ngoài 2 nhân vật chủ yếu là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh, tập đoàn Tướng lãnh cao cấp Quân Lực VNCH và toàn thể quý vị đã bỏ đất nước ra đi trước giờ Dương Văn Minh tuyên bố. Tất cả các nhân tố trên đã góp phần trong việc mất nước, mà hậu quả trên 40 năm nay đã để lại cho toàn thể người dân Miền Nam vô cùng khổ sở; chúng ta có thể kể bắt đầu từ việc tập trung Sĩ Quan và Viên Chức Chánh Quyền của Miền Nam vào tù mà VC gọi là “Học tập cải tạo”, cho đến việc đánh tư sản rồi đổi tiền liên tục, bần cùng hóa nhân dân Miền Nam bằng thiều thủ đoạn, từ việc ép buộc người dân Saigòn đi vùng kinh tế mới cho đến tịch thu ruộng đất người dân ở miền quê và đưa vào hợp tác xã. Khắp nơi, ai ai cũng tìm đường vượt biên ra nước ngoài để trốn khỏi chế độ độc tài CS, trong số họ đã chết nhiều lắm dưới lòng biển Thái Bình, những ai may mắn còn sống sót đã phải sống cuộc đời lưu vong khắp nơi trên thế giới; Cộng Sản đã gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân tộc VN nói chung và Miền Nam VN sau ngày 30/4/1975 nói riêng, tôi ngậm ngùi không nói nên lời!
Luchiep
Dương văn Minh, Tổng Thống tạm thời Việt Nam Cộng Hòa, ông làm Tổng Thống chưa đầy 48 giờ đồng hồ vào thời điểm cuối tháng 4 năm 1975; ông đã tuyên bố trên đài phát thanh vào sáng ngày 30/4/1975 “Tất cả quân đội miền Nam ngưng bắn, ở đâu ở đó để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”, lời tuyên bố của ông quả là một sự bỏ rơi Tổ Quốc, phản bội trắng trợn lại xương máu của chiến sĩ, phản bội lại toàn dân Việt Nam. Tôi thật sự không còn từ ngữ nói về ông!
Những sự kiện bên trên đã từng bước dẫn đến ngày 30/4/1975, ngày đất nước đã thật sự rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt, ngoài 2 nhân vật chủ yếu là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh, tập đoàn Tướng lãnh cao cấp Quân Lực VNCH và toàn thể quý vị đã bỏ đất nước ra đi trước giờ Dương Văn Minh tuyên bố. Tất cả các nhân tố trên đã góp phần trong việc mất nước, mà hậu quả trên 40 năm nay đã để lại cho toàn thể người dân Miền Nam vô cùng khổ sở; chúng ta có thể kể bắt đầu từ việc tập trung Sĩ Quan và Viên Chức Chánh Quyền của Miền Nam vào tù mà VC gọi là “Học tập cải tạo”, cho đến việc đánh tư sản rồi đổi tiền liên tục, bần cùng hóa nhân dân Miền Nam bằng thiều thủ đoạn, từ việc ép buộc người dân Saigòn đi vùng kinh tế mới cho đến tịch thu ruộng đất người dân ở miền quê và đưa vào hợp tác xã. Khắp nơi, ai ai cũng tìm đường vượt biên ra nước ngoài để trốn khỏi chế độ độc tài CS, trong số họ đã chết nhiều lắm dưới lòng biển Thái Bình, những ai may mắn còn sống sót đã phải sống cuộc đời lưu vong khắp nơi trên thế giới; Cộng Sản đã gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân tộc VN nói chung và Miền Nam VN sau ngày 30/4/1975 nói riêng, tôi ngậm ngùi không nói nên lời!
Luchiep
TÌNH BAN MÊ
(THÂN GỞI CHIẾN HỬU SƯ ĐOÀN 23)
Ban Mê mới thuở nào Chiến hửu giờ chốn nào
Chiến trường rộn binh đao Tha hương lắm lao đao
Quê em trời xanh thẳm Xuân về trên đất lạ
Tình huynh đệ như nhau Mây mù khuất núi cao
Rồi bốn mươi năm sau Đêm đêm thấy máu đào
Lưu lạc gặp lại nhau Tuôn chảy lúc binh đao
Tình cờ trên đất khách Bao phen lòng thổn thức
Huynh đệ lòng rạc rào Thức giấc còn nghẹn ngào
Thế đủ chưa Ban Mê
Sớm muộn ta cũng về
Thư nầy lưu luyến gởi
Tình ta cho Ban Mê
Luchiep 2016
BUỒN ĐỜI
(NỖI LÒNG NGƯỜI CHIẾN SĨ 23)
Buồn đời viết tạm mấy vần thơ Quân dân hồn phách bay lững lơ
Gởi đến non sông kẻo đợi chờ Bao năm chinh chiến bổng dại khờ
Ban Mê chiến cuộc chưa hồi kết Bao nhiêu xương máu tan thành khói
Sao nỡ lòng đành để bơ vơ Giặc chiếm quê mình nay xác xơ
Sao nỡ lòng đành để bơ vơ Giặc chiếm quê mình nay xác xơ
Suốt bảy ngày đêm mỏi mòn chờ Anh đi từ lúc sáng tinh mơ
Bao nhiêu thời khắc bao xương máu Quân dân cả nước nào hay biết
Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Mọi người ngơ ngác, tỉnh hay mơ
Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Mọi người ngơ ngác, tỉnh hay mơ
Uổng công trông đợi, uổng công chờ Quê hương nặng trĩu áng mây mờ
Ban Mê chiến trận giờ phải đánh Chiến sĩ sa trường ghìm tay súng
Dẫu biết rằng, anh đã làm ngơ Chờ anh sát cánh, thật ngu ngơ
Dẫu biết rằng, anh đã làm ngơ Chờ anh sát cánh, thật ngu ngơ
Anh bỏ cao nguyên tự bao giờ Khói lửa chiến tranh vẫn mịt mờ
Anh lệnh Quân Đoàn Tư Lệnh Phú Tin như sét đánh, danh hàng Tướng
Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Mọi người rúng động tỉnh cơn mơ
Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Mọi người rúng động tỉnh cơn mơ
Sông Hương núi Ngự, cũng thẩn thờ Nối gót theo anh chẳng chần chờ
Tướng Trưởng điên đầu anh có thấu Quê hương đành bỏ, ly hương tận
Quân dân hồn phách bay lững lơ Miền đất xa xôi, sống nhuốc nhơ!
Luchiep 2016
Gởi đến non sông kẻo đợi chờ Bao năm chinh chiến bổng dại khờ
Ban Mê chiến cuộc chưa hồi kết Bao nhiêu xương máu tan thành khói
Sao nỡ lòng đành để bơ vơ Giặc chiếm quê mình nay xác xơ
Sao nỡ lòng đành để bơ vơ Giặc chiếm quê mình nay xác xơ
Suốt bảy ngày đêm mỏi mòn chờ Anh đi từ lúc sáng tinh mơ
Bao nhiêu thời khắc bao xương máu Quân dân cả nước nào hay biết
Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Mọi người ngơ ngác, tỉnh hay mơ
Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Mọi người ngơ ngác, tỉnh hay mơ
Uổng công trông đợi, uổng công chờ Quê hương nặng trĩu áng mây mờ
Ban Mê chiến trận giờ phải đánh Chiến sĩ sa trường ghìm tay súng
Dẫu biết rằng, anh đã làm ngơ Chờ anh sát cánh, thật ngu ngơ
Dẫu biết rằng, anh đã làm ngơ Chờ anh sát cánh, thật ngu ngơ
Anh bỏ cao nguyên tự bao giờ Khói lửa chiến tranh vẫn mịt mờ
Anh lệnh Quân Đoàn Tư Lệnh Phú Tin như sét đánh, danh hàng Tướng
Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Mọi người rúng động tỉnh cơn mơ
Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Mọi người rúng động tỉnh cơn mơ
Sông Hương núi Ngự, cũng thẩn thờ Nối gót theo anh chẳng chần chờ
Tướng Trưởng điên đầu anh có thấu Quê hương đành bỏ, ly hương tận
Quân dân hồn phách bay lững lơ Miền đất xa xôi, sống nhuốc nhơ!
Luchiep 2016
BÀI THƠ HỒI ĐÁP
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh”
của cô giáo Tran T. Lam
của cô giáo Tran T. Lam
Nước mình ngộ quá, hết chiến tranh
Nhà tù lao xá mọc thật nhanh
Người người vượt biển tìm lẽ sống
Vùì thây đất lạ cũng cam đành
Nước mình lạ quá hết chiến tranh
Bà mẹ anh hùng được vinh danh
Bao năm che dấu quân du kích
Bổng chốc, dân oan chốn thị thành
Nước mình buồn quá hết chiến tranh
Non cao biển cả giữa trời xanh
Ra khơi thấp thỏm bao tàu lạ
Ngư trường truyền thống đã tan tành
Nước mình thương quá hết chiến tranh
Sao nghe thoang thoảng mùi máu tanh
Phảng phất đâu đây quân Tàu khựa
Cút đi, đừng để chúng lộng hành
Nước mình rồi sẽ về đâu anh
Tiếng cuốc não nùng suốt năm canh
Chính là oan nghiệt hồn tử sĩ
Vọng thấu trời xanh, ước nguyện thành
Hảy tin số kiếp dòng Lạc Việt
Muôn thuở còn ghi chép rành rành
April 30, 2016
Luchiep
LẦM TƯỞNG
Những tưởng ta là đấng trượng phu Năm tháng dần trôi nén hận thù
Chung quanh tất cả mọi người ngu Nhưng đời nghiệt ngã lắm cái ngu
Vênh vênh cặp mắt lươn ti hí Tự đắc luôn mồm xưng tá tướng
Chễm chệ cho rằng ta phong lưu Chỉ tay năm ngón chốn sa trường
Chễm chệ cho rằng ta phong lưu Chỉ tay năm ngón chốn sa trường
Quên sao năm tháng chốn lao tù Đúng là đồ dzõm xạo hết phương
Ai bỏ sơn hà đang nguy biến Ăn bám dân sinh đồ rác rưởi
Dìu dắt thê nhi trốn kẻ thù Chính anh là kẻ đáng khinh thường
Dìu dắt thê nhi trốn kẻ thù Chính anh là kẻ đáng khinh thường
Nay đà vĩnh viễn chốn thiên thu Về nhà rửa chén vợ con thương
Chiến hửu năm xưa giờ ly biệt Sống cho hết kiếp đời ô nhục
Năm tháng dần trôi nén hận thù Hậu thế may còn chút vấn vương!
Luchiep Tết 2016
REFLECTION … BY BAN ME THUOT BATTLEFIELD MAP OF 1975
SECTION 1
I accidentally was born in the war-zone
The enemy came to cause much pain Ban Me, many people died, so deep in grief Shelling all day and night, without mercy-on us Goodbye the beloved neighborhood Away from hometown was very painful Heaven decides my fate so must separate Fortunately, my life did not wound |
Fortunately, my life did not wound
After overcoming a hail of fire full Nightly, I prayed to River and Mountain Spirits Conducts for me all the way to be peaceful Hunger and cold did not mind to me Mountain River souls feel pity for me One evening, I fainted in a wild banana forest Dreamed of a shining halo very beautiful |
REFLECTION … BY BAN ME THUOT BATTLEFIELD MAP OF 1975
SECTION 2
Alone between the chasm mountains
The soldier’s heart was transcendent Regardless of how risky the danger Protected me to be perfection Suddenly, a beast guy on the hillside Ambushed me while I was an infant Bang-bang, bang-bang several gunshots This time may break-up mother with children |
This time may break-up mother with children
Decide to survive by Black-Eagle Combatants Across the mountains that never were afraid They did not coward and heart was consistent Heavy on shoulders still holding the baby Truly love he kept me for perfection Da Lat pine hill in a sunny afternoon Too much love hugged tightly a little infant |
Too much love hugged tightly a little infant
As petite lover when passionately in love How much danger now terminated My heart still remained to my nation Next time I would return to my mother’s town Reconnect former country for implementation Ban Me although many years far away I am still me, my heart was consistent Luchiep |
REFLECTION … BY BAN ME THUOT BATTLEFIELD MAP OF 1975
SECTION 3
Time has elapsed remembering motherland
Hiding behind the garden, I was an orphan Lying quietly stopped moving underground Languishing waiting when the sunset Night by night breezed River Mountain Soul Float waving, freezing cold by lasting rain Such as separately sorrow plaintive soul How much starlight how in my loving |
How much starlight how in my loving
He left since the early morning Throughout four autumns nowhere to be seen National birds cry all the nights be very sorrowing I was barely alive, despite the termites Hollowing out all day and night so damaging In prison camps, he was a young soldier By the youth’s mettle, he still was unyielding |
By the youth’s mettle, he still was unyielding
He despised the severe suffering Country had misfortune so separated His life was endured with frost-icy winds The former little girl has been tattered Return day, he was pitiful and waning Many years immersed in prison camps I willingly with him at all walk of living Luchiep |
REFLECTION … BY BAN ME THUOT BATTLEFIELD MAP OF 1975
SECTION 4
I willingly with him at all walk of living
It doesn’t mind even though the life suffering Suddenly, I got the bad news, my broken heart Some brutal guys who shot him On the way across the border to Cambodia My heart was writhe in agony Yet, it was a predestinate relationship He still proudly remained disregarding |
He still proudly remained disregarding
In jail 3 years for repayment really wonderful Accusingly for that, they called him “Treason” Heartbroken, his honor has been wounded Twenty years of living underground I silently prayed all over welkin For him to get off because of an abused case Rather had wandered in exile living |
Rather had wandered in exile living
Anywhere we also have the human love Even know that leaving like separated Break up relative really heartbreaking In the afternoon I am hidden in the baggage Follow suit with him across Pacific Ocean Living beside him for over forty years Hope one day to restore my homeland Luchiep |
REFLECTION … BY BAN ME THUOT BATTLEFIELD MAP OF 1975
CONCLUSION
Hope one day to restore my homeland
Villages has ended in a tragic scene People who behave in a kindness He and I will revisit the native land Burning some incense sticks for the war dead They risked one’s life for the homeland The soul of war dead wafted doleful feeling Unjustness! Thousands of generations still involving Luchiep |
VIVIAN DYER
LITERATURE PROFESSOR
- The thoughts and feelings of our people are embedded in the Ban Me Thuot map. We share the story for all to understand the hardships and losses that our country and people have endured during this war.
ĐOẠN TRƯỜNG
(KÍNH TẶNG NGƯỜI HÙNG CHIẾN TRƯỜNG BAN MÊ THUỘT)
TRUNG TÁ VÕ ÂN, THIẾU TÁ Đ Đ Đ, THIẾU TÁ V P L
TẤT CẢ CHIẾN SĨ THAM DỰ MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤNG DỰC-CĂN CỨ B50
-----------------------
Đoạn trường viết tạm mấy vần thơ
Gởi đến non sông dạ thẩn thờ Ban Mê chiến cuộc chưa hồi kết Sao nỡ lòng đành bỏ bơ vơ Sao nỡ lòng đành bỏ bơ vơ Suốt bảy ngày đêm mỏi mòn chờ Bao nhiêu thời khắc bao xương máu Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Chiến đấu đêm ngày, anh thờ ơ Uổng công trông đợi uổng công chờ Chiến sĩ quên mình gìn giữ tuyến Sao anh đành lặng lẽ làm ngơ Sao anh đành lặng lẽ làm ngơ Cao nguyên đất mẹ từ bao giờ Nay lệnh Quân Đoàn Tư Lệnh Phú Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Rời bỏ vùng trời đang xanh lơ Kontum Phú Bổn chết lặng tờ Sinh mạng con người nào cây c ỏ Quân dân hồn phách bay lững lơ Luchiep 2016 |
Quân dân hồn phách bay lững lơ
Bao năm chinh chiến bổng dại khờ Bao nhiêu xương máu tan thành khói Giặc chiếm quê mình giờ xác xơ! Giặc chiếm quê mình giờ xác xơ! Anh đi từ lúc sáng tinh mơ Quân dân cả nước nào hay biết Mọi người ngơ ngác tỉnh như mơ Mọi người ngơ ngác tỉnh như mơ Quê hương nặng trĩu áng mây mờ Chiến sĩ sa trường ghìm tay súng Chờ anh sát cánh đúng trẻ thơ Chờ anh sát cánh đúng trẻ thơ Khói lửa chiến tranh vẫn mịt mờ Bổng tin sét đánh, Dương hàng Tướng Trời đất quay cuồng, mặt láo lơ Trời đất quay cuồng, mặt láo lơ Trơ trẽn, nhẵn nhụi, chẳng nhuốc nhơ Tổ quốc lâm nguy … bỏ trốn tận Miền đất xa xôi. Cuộc đời nhơ! |
NHỚ QUÊ
Cái thuở di cư đến xứ người Đêm về thao thức lệ tuôn rơi Nước non cách trở muôn nghìn dặm Nắm ruột chia lìa đành thế thôi! Cảnh củ người xưa mất cả rồi Quê hương yêu dấu vận nỗi trôi Bao nhiêu xương máu bao chiến sĩ Vung đắp tràn đầy đất nước tôi! Luchiep231.com |
Subscribe to:
Posts (Atom)