Thursday, January 31, 2019

ĐẤT NƯỚC CÒN THÌ CÒN TẤT CẢ , ĐẤT NƯỚC MẤT THÌ MẤT TẤT CẢ .
- Cách đây gần 44 năm , Phong trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng của LM Trần Hữu Thanh tổ chức 1 buổi mít-tinh tại nhà thờ LỘC HƯNG để phản đối TT Thiệu tham nhũng - có ba ngàn giáo dân tham dự và phát biểu của PTT Nguyễn cao Kỳ . Có thể có người vừa mất đất mất nhà tại Vườn Rau Lộc Hưng đã tham gia buổi mít-tinh đó . Giờ họ có thể làm được gì với việc cưỡng chiếm đất đai của chính quyền địa phương ? -- Tài .

"Vào ngày 25/4/1975 nói trên, trong một buổi tập họp được Ủy Ban Hành Động Cứu Nước do linh mục Trần Hữu Thanh lãnh đạo đứng ra tổ chức, ông Kỳ đã đến tham dự và phát biểu. Khi ông Kỳ dùng xe jeep đến nhà thờ Lộc Hưng thì nơi đây đã có gần 3 ngàn giáo dân tụ tập sẵn ngoài sân từ bao giờ. Địa phận Lộc Hưng vốn là nơi cư trú của đa số người Công Giáo miền Bắc tỵ nạn Cộng sản di cư về đây từ năm 1954. Trước khi đến đây, ông Kỳ đã nhận trả lời phỏng vấn của những phóng viên ngoại quốc như chúng tôi" .
Nguồn : https://ongvove.wordpress.com/2015/05/16/sai-gon-that-thu-ky-1-ke-o-nguoi-di-va-mot-su-that-binh-thuong/
Đọc thêm : để thấy ko chỉ Phật giáo mà Công giáo cũng đóng góp phần nào trong sự sụp đổ của VNCH với TT cũng là một giáo dân !
https://www.chinhnghia.com/linh-muc-tran-huu-thanh.asp





 Ảnh trên và dưới : chụp hình ba , má tại nhà Nguyễn thị Minh Khai ngày 28/10/94 nhân lễ cháu Phượng dâng trà ông nội xin lấy chồng


Ảnh trên và dưới , chụp ngày tôi lên máy bay đi mỹ tại TSN 
                                                  




Chụp nhân dịp Tết , ko rõ năm .

Đào Vũ Anh Hùng -- Đêm chờ ngưng bắn nhớ An Lộc .
Câu chuyện rất cảm động sau đây nói về các phi công VNCH đã tử trận trong cuộc chiến , trong đó có đại úy Nguyễn Cao Hùng tử trận tại An Lộc năm 1972 . Đẹp trai , xuất thân từ gđ giàu có thế lực , học chương trình Pháp , vào không quân anh lái khu trục cơ AD-6 . Những lúc rảnh rỗi , anh lái xe Renault Floride - một loại xe thể thao đắc tiền vào phi trường . . . và anh đã hy sinh tại An Lộc vì hỏa tiển SA-7 (tan xác vì máy bay nổ tung và anh ko nhảy dù kịp) . -- Tài .
====
“Tưởng niệm Trần Thế Vinh, Nguyễn Cao Hùng, và những cánh chim đã bay cao, không bao giờ hạ cánh.”
Cấm quân gắt gao từ nửa tháng trước Tết, Vụ nổ kho bom đầu tháng mười làm căn phòng tạm trú trong dãy cư xá Sĩ Quan độc thân bên cạnh Phi Đoàn bị xụm tang thương, khiến tôi lêu bêu không chỗ ngủ những đêm cấm trại. Tôi phải xuống phòng Hải mượn tấm nệm dư, mỗi tối vác lên Phi Đoàn trải lên bàn làm chỗ ngả lưng qua đêm. Sáng lại hì hục vác xuống trả.
Hải đùa:
– Sao mà cực khổ vậy? Lao động quá không tiếc sức sao?
– Tốn bao hơi. Mình cũng nên vận động tay chân một chút cho nó khỏe.
Hải nhăn răng cười:
– Chắc cũng không khỏe hơn được chút nào đâu. Đêm nay còn bao nhiêu đạn nó pháo tối đa cho chạy vung vít cả lũ, tha hồ mà khỏe.
Tôi cuốn tấm nệm cho gọn, lăn xuống đất và ngồi lên:
– Tối nay tụi nó chơi nữa là cái chắc.
Đêm qua địch pháo một loạt 122 và 107. Hai giờ sáng hỏa tiễn nổ tung giấc ngủ. Tôi choàng thức khi quả pháo đầu tiên nổ phành dữ dội như ở ngay bên cạnh. Còi hụ ré lên. Tiếng rít của hỏa tiễn bay vút trên đầu. Nổ chới với, nổ lung tung khắp chung quanh và thật gần trong khu vực Không đoàn.
Tôi tỉnh như sáo, vùng dậy nhanh cấp kỳ. Vội vàng mặc áo bay, vội vàng xỏ chân vào đôi giày trận, vớ theo cây súng cá nhân, bước nhanh ra cửa…
Loạt pháo dứt tiếng khi tôi đứng dưới mái hiên trước phòng hành quân Phi Đoàn. Đêm về sáng trong quang và mát lạnh. Đêm pháo kích mang vẻ lạnh lùng dè dặt. Đêm như co mình lại trong tiếng còi báo động liên miên rền rĩ kéo dài từ ngay khi quả nổ đầu tiên chạm đất.
Chung quanh và trong tầm mắt tôi, vắng hoe không một bóng người nhưng tôi nghe như đêm có tiếng thở phập phồng hồi hộp. Tôi nghĩ mọi người đều đang co người trong các hầm tránh pháo hay đang bối rối trong phòng, nằm bẹp dưới chân giường đợi dứt cơn pháo đầu tiên mới phóng chạy tìm nơi trú an toàn.
Tôi chống nạnh nhìn những trái hỏa châu nổ lụp bụp soi sáng vòng đai phòng thủ phi trường và bên Quân Đoàn 3. Hỏa châu như những chiếc đèn lồng sáng rỡ treo ngược bằng những giải khói mỏng manh uốn éo, bay la đà lờ lững trên trời xanh lấm tấm sao.
Một đám khói đen cuồn cuộn bốc lên phía chung cư Mỹ gần cổng Một. Ánh châu soi tỏ bóng cột khói đen ngòm vắt ngang những mái nhà và phi đạo trực thăng. Tôi đợi tiếng nổ của đợt pháo thứ hai nhưng đã qua mấy phút chỉ nghe rên rỉ tiếng còi báo động và tiếng pháo binh ta phản pháo. Không khí của những phút chờ đợi đặc sệt và, đột nhiên, khi đám cháy khu barrack Mỹ bùng cao ngọn lửa, tro than bay tung tóe lên không với tiếng nổ lốp bốp của tôn gỗ bị hỏa thiêu, đêm bỗng náo nhiệt.

Có thêm tiếng xe cứu hỏa chạy cuống cuồng. Những xe Jeep chở quân phòng thủ phóng vội vã qua khu vực. Tôi nghe những bước chân thình thịch. Rồi tiếng ồn ào và những đầu người nhô lên khỏi lớp bao cát vây bọc quanh cái Trailer phòng nghỉ trực của nhân viên phi hành, cách nơi tôi đứng chừng vài ba bước nhẩy.
Thì ra những ông hoa tiêu trẻ trung của Phi đoàn tôi đã nhanh chân trốn pháo ở đó tự bao giờ. Sự xuất hiện đột ngột của những cái đầu sau ụ cát gần bên khiến tôi bỡ ngỡ. Nhưng cái bỡ ngỡ đó cũng chưa bằng nỗi ngạc nhiên khi tôi nghe ngoài phi đạo trực thăng có tiếng phi cơ quay máy và lần lượt đủ ba chiếc UH-1 đèn chớp sáng lòa ầm ầm nối đuôi nhau cất cánh.
Tôi phải ngạc nhiên, bởi tôi không tưởng tượng nổi bằng phản ứng nhậm lẹ nào, bằng ý thức trách nhiệm nào mà những nhân viên phi hành trực phòng thủ đêm của Phi Đòan tôi lại có thể khi đang say ngủ, nghe tiếng pháo, vùng dậy lấy nón bay, chạy băng băng một quãng đường dài – dưới đợt mưa pháo kích, mở dây cột cánh quạt, bình tĩnh cho nổ máy phi cơ, bình tĩnh ngồi chờ một Phi Hành Đoàn đầy đủ và cất cánh trong vòng không đầy mươi phút kể từ quả pháo đầu tiên phóng vào căn cứ?
Tôi nói với Hải:
– Đêm qua nó pháo, tao tưởng tao nhanh nhất rồi mà vẫn còn thua nhiều đứa. Pilot vậy mà vẫn còn bị chê. “Tây” nó cũng không có mặt trên trời nhanh bằng “Mít” mình đêm qua.
Hải gật đầu:
– Tụi nó ngon lành. Đêm nay mày trực Night Alert, ráng khi nghe pháo thì phóng liền ra tàu nghe cưng. Hay mày đem mùng mền ra phi cơ mà ngủ, giữ tàu luôn. Tụi nó đứa nào cũng khoái đêm nay lên trời hơn nằm dưới đất, pháo kích nhức tim…Dám tối nay có thằng không trực ra giánh phi cơ để bay lắm ạ..
– Tám giờ sáng mai ngưng bắn. Từ giờ tớ tám giờ sáng mai còn bao nhiêu bom đạn, hỏa tiễn khuân ra mời nhau đớp cho bằng thích.
– Nản nhỉ? Những đứa mà đi đong cuộc đời trước giờ ngưng bắn trong đêm nay, một phút trước tám giờ sáng mai, nghĩ mà nản nhỉ?
– Làm như ngưng bắn rồi thì không còn ai chết nữa đấy?
Đột nhiên Hải cao giọng hỏi tôi:
– Khóa mày chết bao nhiêu thằng, nhớ không?
– Nhớ, nhưng không dám đếm. Đếm nhiều chết nhiều, kinh bỏ xừ.
Tôi thở dài, đăm đăm nhìn ngọn đèn điện sáng tỏa căn phòng hẹp. Ngọn sáng làm tôi nhớ cảm giác tê lạnh hãi hùng của phút giây chứng kiến cuộc hóa thân bi thảm của người bạn thiết đang lúc vẫy vùng bay bỗng, bỗng rụng rời gẫy cánh trên vùng đất Tân Khai mịt mù lửa đạn, tháng năm, năm ngoái…
********
Chiếc khu trục thả rơi trái Napalm dữ dội ngay đầu quân địch, xòe đôi cánh sắt, vút lên cao, đột nhiên biến thành một khối lửa cháy bùng, rực sáng, nổ tung trên bốn ngàn độ cao và ngay trước mắt tôi đang bay gần phía Nam. Tôi hãi hùng tưởng như tê liệt trong cái “sát-na” khủng khiếp ấy. Tôi há hốc miệng, không kêu được một tiếng. Tôi mở mắt trợn trừng. Và khối lửa hồng rực rỡ như ngọn pháo bông, như tinh cầu lạc loài tinh thể, lao chớp nhoáng một đường thẳng băng, tóe tung tàn lửa trên đám ruộng khô rồi cháy hiu hiu để lại không gian một sợi khói mỏng manh dần dần tan nhạt.
Con chim sắt đã rơi..Đem theo một đời trai trẻ Phi công mà thịt xương tan nát dính bám vào từng mảnh kim loại vô tri của thân tàu vỡ vụn. Tôi nào biết cánh chim bất hạnh đó là ai? Khổ thân tôi, đến khi biết ra người Phi công tên Nguyễn Cao Hùng, tôi tím lịm cả hồn. Tôi mắt mờ giọt lệ, long đong bay trở lại Lai Khê mà lòng tan nát. Tôi đâu ngờ lại có phút giây sầu thảm chứng kiến cuộc giã từ đời, vĩnh biệt không gian đau đớn và âm thầm tội nghiệp của người bạn thân, thật dễ thương cùng khóa.
********
Một buổi sáng qua Không đoàn 23 họp thuyết trình Quân báo, tôi đến sớm 15 phút, ghé Câu lạc bộ gọi ly cà-fê sữa với đĩa Pâté chaud. Vừa xoay người toan kiếm chỗ ngồi, bỗng một vòng tay quàng lấy cổ khiến tôi giật mình.
– “Hi” Hùng! Bonjour bồ. Lâu quá mới thấy bồ, nhớ bồ quá bồ ơi. Không bay bỗng gì sao mà bò qua đây ăn sáng vậy?
Tôi nhận ra ngay. Lối “bồ bồ tôi tôi”, giọng nói nồng nhiệt thân quen hết sức của Nguyễn Cao Hùng. Hai thằng lâu ngày mới gặp nhau. Hùng nọ vồ vập lấy Hùng kia, tíu tít vui mừng như vớ được người yêu trong mộng. Tôi ôm lấy tay Cao Hùng, vỗ vỗ:
– Bonjour!…Lâu gì, mới gặp nhau đây mà kêu nhớ? nhớ thì hôn đi! Hôn một miếng cho đỡ nhớ!
Cao Hùng cười vang, ghé môi gần má tôi, giả vờ hôn “chụt” một tiếng rồi nheo mắt kêu lên:
– Bồ “đĩ” quá bồ ơi. Nước hoa thơm lừng!
Tôi cũng kêu lên:
– Nhờ cậu tí. Đĩ mà biết cạọ râu? Bồ không có râu bao giờ biết được xê-kỳ nó có cái gọi là after-shave “East Jade”?
Như thế đấy, hai đứa mỗi lần gặp nhau thường vui đùa, giả vờ hôn hít loạn cả lên. Kỷ niệm hồi ở căn cứ Lackland. Hoa Kỳ tổ sư đồng tình luyến ái, lại làm ra vẻ ghê tởm mấy chú “Mít” nắm tay khoác vai nhau diễu phố. Bọn này bèn diễn cảnh Homo trêu ngươi mấy anh bạn đồng minh cho bõ ghét.
Thêm hai tên bạn cùng khóa cười cười tiến lại. Tưởng “khu trục” lừ lừ như chiếc Skyraider đang vào cận tiến hạ cánh. Ẩn chìa bắt tay tôi, siết chặt. Ẩn lùn mà bắt tay như bóp nghiến và cất giọng oang oang bất cần thiên hạ:
– “Hi” Hùng! Ăn gì đi toa? Uống cái chi gọi nó đem ra luôn. Ăn uống “free”, đừng ngại.
Tôi nắm tay Ẩn, tay kia ôm vòng lấy Cao Hùng và Tưởng “khu trục”:
– Xong, xong ngay! Đớp “chùa” mà từ chối thì phụ cả tấm lòng….
Bốn đứa thân mật dính vào nhau, hể hả. Ẩn nói:
– Đại tá đãi bữa ăn sáng trước khi bọn moa biệt phái Đà Nẵng.
– Bao giờ đi?
– Chín gìờ mới có C-123 ghé đón…Mẹ, Quảng Trị đang sôi sục, tụi moa đi chuyến này cũng thấy hơi lạnh cẳng.
Tôi cười:
– Bay ở đây mà không rét à? Mày biết câu hát này không…
“Ta vào An Lộc hay Tân Khai! Phòng không ơi là phòng không!…”
– Đi biết có về hay bỏ mạng sa trường? Khóa mình trận này mất thêm Phan Quang Tuấn, Trần Thế Vinh, buồn ghê há toa?…
Ẩn nhắc đến Tuấn “khùng”, đến Vinh “Tô Tô”, khơi dậy trong tôi nỗi ngậm ngùi xúc động râm ran buốt nhói suốt từ hôm được Thụy Hùng báo tin Vinh gẫy cánh.
Khóa 65A Phi Hành có ba đứa tên Hùng. Thụy Hùng inapte (không) sức khỏe, ra khỏi Không Quân, đi biệt kích Delta một thời gian rồi trở lại Không Quân khi ngành trực thăng bành trướng. Thụy Hùng rất thân và ở chung phòng với Vinh bên cư xá Bắc Tiến.
Tôi nhớ hôm đó là sáng thứ hai 10 tháng 4 năm 1972. Bởi vì Vinh rớt hôm chủ nhật mùng 9 tháng 4. Tôi xách Helmet đi bay, gặp Thụy Hùng ngoài phi đạo. Hùng thắng khựng Vespa ngay trước mặt tôi, mếu máo:
– Hùng ơi, mày biết tin chưa? Thằng Vinh “Tô Tô” nó rớt rồi.
Tôi sửng sốt. Thụy Hùng ngồi lặng trên chiếc Vespa nổ máy, đôi vai run nhẹ, thẫn thờ hướng về phía cuối đường bay, đầm đìa nước mắt trên gò má. Tôi choáng váng. Toàn thân bỗng lạnh. Tay tôi run, lời tôi khàn đục như không phải tiếng tôi hỏi bạn:
– Lấy được xác nó về không?
Hùng cắn môi, đờ đẫn lắc đầu. Tôi phập phồng muốn khóc. Một lát sau, hết nghẹn ngào, tôi mới nói:
– Tao linh cảm được cái chết của Vinh “Tô Tô” ngay từ tối hôm thứ bảy. Coi TV thấy Thiếu tá Hùng Phi đoàn trưởng 518 ca tụng nó quá. Câu nào cũng Đại Úy Trần Thế Vinh chiến đấu xuất sắc.


Đại úy Vinh hạ xe tăng Cộng Sản nhiều nhất. Thứ hai này Đại úy Vinh sẽ về Sàigòn, lên TV nói chuyện với đồng bào….Tao nghe, vừa khoái thằng Vinh, vừa hãnh diện, vừa sợ.
Tao hỏi vợ tao, em nhớ Vinh “Tô Tô” không? Vợ tao bảo nhớ. Tao nói đấy đấy ông Hùng “Tây Lai” vừa nói bốc thơm nó đấy. Nhưng anh nghi quá em ơi. Phải làm sao kéo nó về sớm chứ bốc nó nổi quá, khó sống. Nó say máu, bay hoài thế nào cũng “dính”. Phòng không Việt cộng đâu có ít? Tao nghĩ vậy thôi, đâu ngờ nó chết thật. Nhảm quá.
Suốt ngày hôm đó đi bay, tôi như đứa mất hồn. Vinh bô trai, dễ thương, bay giỏi và tư cách, chết đi thật uổng phí. Gặp Huỳnh Hạnh Kim Hồng ở Lai Khê, Hồng nói Xê kể nghe phút cuối anh hùng của Vinh:
– Nó nói, “Mẹ kiếp phòng không thì đứa nào chẳng sợ. Nhưng cậu bay trên quốc lộ thấy dân chạy loạn lếch thếch mà còn bị tụi nó bắn giết dã man, cậu sì-nẹc. Nó bắn mình hả? Thì mình dội bom lên đầu nó, chết bỏ?
Thế là Vinh hùng hục đi bay. Thời tiết xấu tàn nhẫn. Trần mây 500 bộ. Nó bay rase-motte trên mặt biển, tới cửa Việt rẽ vào Đông Hà. Đại bác trên xe tăng bên này sông bên kia sông câu lẫn nhau, Vinh nó chui dưới hai lằn đạn, ngóc lên, bổ nhào xuống. Nó đánh bom thật trúng. Một Napalm là một tăng bốc cháy. Tiếp theo là loạt đại bác, bộ binh tùng thiết VC ngã la liệt. Mỗi pass đánh xong nó chui tọt lên mây tránh phòng không, rồi lại rình rình nhào xuống…
Xê với Định bảo Vinh Tô Tô đánh đẹp và lì, chưa từng thấy ai bay đẹp và lì như nó trong khi thời tiết xấu chỉ sợ hai phi tuần đụng nhau. Cuối cùng Vinh rơi tan xác với con tàu trúng đạn phòng không bắn trực xạ ở cao độ thấp.
Buổi chiều từ mặt trận An Lộc về, tôi mua tờ báo Sóng Thần. Thấy ảnh Vinh, nụ cười má lúm “tí ti đồng tiền”, dáng hiên ngang, tôi nhớ Vinh muốn khóc. Nhớ ngày Vinh mới nộp đơn gia nhập Không Quân, rất sữa. Vinh cao cồ, mặc áo ca rô ngắn tay màu vàng, quần ka ki xám. Khám tổng quát bên Trung Tâm Giám định Y khoa, vì huyết áp cao, cu cậu chui vào phòng tắm xối nước lạnh cho hạ tension. Ai ngờ trúng gió bị rút gân cổ, đầu Vinh tự nhiên ngoẹo một bên, cứng ngắc đến vài phút.
Rốt cuộc Vinh cũng thành Phi công khu trục. Mà là một phi công khu trục tuyệt vời nữa. Một lần gặp Vinh đang học bay ở Randolph qua Lackland chơi, tôi đùa hỏi:
– Ê Vinh, nếu đang bay formation (đội hình) , đầu mày ngoẹo như hôm khám sức khỏe thì làm sao?
– Sao mày hay bới móc đời tư cậu thế? Cậu lại “vật” cho một trận bây giờ.
Vinh to con và khỏe, tính tình đàng hoàng, rất tốt với bạn bè và có tư cách, có tướng chỉ huy. Ngày ở quân trường, Vinh được đề cử làm trưởng toán, làm SVSQ cán bộ và là một trong mấy đứa cao lớn hầu kỳ trong các buổi lễ hay diễn hành. Những ngày đó Vinh dẫn khóa đi học, đi ăn, chạy phạt .v.v..bằng tiếng hô đếm bước dõng dạc và bắt giọng cho chúng tôi vừa di chuyển vừa hát những khúc quân hành. Có bao giờ Vinh ngờ được mình là một Phi công “danh tiếng”, cái chết trở thành huyền sử cánh chim tự do hào quang sáng rỡ?
Về cái hỗn danh Vinh “Tô Tô”, tôi muốn nhắc với các bạn 65A nhớ đến xuất xứ của nó. Ấy là cái hỗn danh do Đỗ Phụng Hoàng đặt cho Vinh khi thấy Vinh làm dáng, viết tên mình theo lối Mỹ:
Vinh . – Vinh T2 hay Vinh, Trần Thế – với hai dấu chấm sau mỗi chữ T viết tắt như hai chữ “O” nhỏ và Hoàng “Tôbia” gọi đầu tiên là “Vinh Tô Tô”….
Cao Hùng thủ thỉ nói với tôi:
– Vinh “Tô Tô” chết uổng ha bồ? Nó bay “nghề” nhất phi đoàn, tư cách không ai hơn. Bữa nào rảnh bồ nên viết về nó một bài.
Tôi gật đầu cười, nói tôi cũng định hôm nào rảnh sẽ viết cho Vinh một bài tưởng niệm. Tôi là bạn thân của Vinh, thật tình hãnh diện vì Vinh đã chết anh hùng, thật tình thuơng tiếc bạn tôi bất ngờ gẩy cánh. Vinh bây giờ đã là người của cả nước, là thần tượng hào quang chói lọi. Việc làm của Vinh và cái chết của Vinh ngời ngợi hai tiếng “anh hùng”, không cần đến ai đánh bóng.
Không cần phải dựng đứng lên rằng “Vinh mãn khóa hoa tiêu quan sát tại Nha Trang, được du học khóa T28 tại Hoa Kỳ và đậu thủ khoa..” mới xứng đáng với công nghiệp.
Trần Thế Vinh dâng cho Tổ Quốc? Đâu cần phải đậu thủ khoa, phải học Cessna mới thành anh hùng khu trục hạ 21 xe tăng địch?
Tôi muốn Trần Thế Vinh là Trần Thế Vinh nguyên vẹn, là Vinh “Tô Tô” thân mến của chúng tôi đã bay cao, không bao giờ hạ cánh. Cao Hùng nhắc đi nhắc lại hoài, bắt tôi phải hứa viết bài tưởng niệm Trần Thế Vinh trước phút Hùng chia tay tôi lên đường biệt phái.
Tôi vui với sự nồng nàn thân mến của Hùng, đồng thời tôi bỗng rờn rợn âu lo cho chuyến biệt phái hành quân vùng địa đầu giới tuyến của bọn Hùng. Người vừa nằm xuống đã có người vội vã bước lên thay nơi tuyến đầu máu lửa.
Tôi quyến luyến không muốn rời gương mặt trắng hồng như con gái của Nguyễn Cao Hùng. “Baby” Hùng môi hồng, răng ngọc, má lúm đồng tiền, tóc mềm lả lơi nghệ sĩ. Tôi vẫn đùa gọi Cao Hùng là “Tây con” hay “Babilac”.
Hùng nhà giàu thế lực, học trường tây, cốt cách phong lưu quý phái. Hồi đó tôi cứ tiếc cho Hùng sao vào Không quân bỏ dở việc học. Hùng có nỗi khổ tâm riêng về tình cảm gia đình, tôi loáng thoáng biết nhưng không bao giờ hỏi han và càng thương quý bạn.
Những ngày Cao Hùng đi biệt phái, tôi vẩn vơ lo lắng hồi hộp chờ tin bạn. Chưa bao giờ tôi lại nghĩ ngợi đến nỗi an nguy của Cao Hùng nhiều như vậy. Nhớ hôm từ giã, Hùng với Ẩn dặn tôi bay cẩn thận, chúc tôi may mắn. Nhớ đôi má bầu bĩnh có lúm đồng tiền sâu hoắm của Hùng, nhìn gần đầy những tàn nhang và lông măng phơi phới. Cao Hùng thật dễ thương. Ngày tôi lên lon, Hùng lấy dao găm cắt bỏ cặp mai Trung úy trên vai áo bay tôi, bảo mua tặng tôi một cặp lon Đại úy.
– Bồ đeo Trung úy hơn 4 năm rồi còn gì. Bây giờ mang cái lon Đại úy cho “gồ ghề”, đàn em nó khó giỡn mặt.
Mấy ngày sau, Hùng nhờ Văn thư đánh máy và thị thực cho tôi mười mấy bản sao quyết định thăng cấp Đại úy thực thụ, đem qua tận Phi đoàn cho tôi, đùa:
– Đeo lon mới, Quân cảnh hỏi, bồ lấy cái này dán vào mắt nó cho đui luôn….
Cao Hùng biệt phái lần đó về vô sự. Tôi gặp Hùng lần cuối cùng là hôm Hùng lái chiếc xe Floride mui trần, mặc đồ bay đen, thấy tôi, cười vẫy vẫy. Tôi cũng đưa tay vẫy lại rồi vội công việc, đi luôn.
********
Hôm 20 tháng 5, tôi bay quần quần phía đông Tân Khai chờ bốn phi tuần khu trục săn hạ hai chiếc xe tăng VC trốn lẫn dưới gầm cầu xe lửa và khóa họng những ổ phòng không dọn đường cho tôi dẫn hợp đoàn vào đáp.
Tôi bay trên năm ngàn bộ, theo dõi từng chiếc Skyraider nhanh nhẹn luân phiên đâm bổ xuống mục tiêu, say sưa hào hứng.
Bỗng một chiếc AD-6 vừa thả xong hai trái Nalpalm, vút ngược lên cao…Tôi thấy một tia khói cuộn lên từ bụi cây bên bờ con suối cạn. Chiếc phi cơ bỗng phát nổ. Ngay trước mắt tôi, thấp hơn cao độ phi cơ tôi một chút. Và thật rõ ràng kinh khủng, tôi thấy một khối lửa chói lòa rực rỡ như quả pháo bông, vun vút rơi thẳng băng xuống đất…
Tôi trợn tròn đôi mắt. Miệng há hốc không kêu được tiếng nào. Khối lửa bắn tung tóe và đang cháy hiu hiu trên mặt ruộng, để lại không gian một sợi khói đen theo đường rơi của chiếc phi cơ xấu số. Tôi không thấy một cánh dù bung nở. Như là hoa mắt. Như ảo tưởng trong mơ. Tôi nhói điếng ở tim khi nhìn thấy ba chiếc khu trục cơ còn lại gầm rú điên cuồng bay lượn trên vùng trời phi cơ rớt.
Tôi gọi máy báo với toán liên lạc Điều không: 17 giờ 25, SA7 Cộng Sản bắn rơi một phi tuần khu trục tại Tân Khai. Tọa độ XT..không thấy hoa tiêu nhảy dù. Nghĩ thế nào, tôi lại hỏi thêm:
– “Panther” cho “Charlie One” biết ai bay chiếc Skyraider vừa bị rớt?
Một giọng đầy kích động trong máy UHF, như mũi dao nhọn hoắt xói giữa tim tôi:
– Đại úy Nguyễn Cao Hùng, Phi đoàn 518…
Giọng Trung tá Hoàng Thanh Nhã.
*******
Tôi bùi ngùi nói với Hải:
– Đứa bạn nào của mình nằm xuống cũng đều đáng thương và tiếc nhớ. Nhưng cái chết của Hùng “Babilac” khiến tao đau đớn nhất bởi vì tao thấy tận mắt và Cao Hùng nó dễ thương thật là dễ thương.
nguồn :




https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2012/05/19/dao-vu-anh-hung-dem-cho-ngung-ban-nho-an-loc/
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3013159492031190&set=pcb.3013161878697618&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARAzKzJU6nEEMHIjo0qYcq9p6NUzq_qRPPFcs2Yfv1VPHr0pN4uVk0ini_OOyIp-UdvSXbmu1UQ25iPn
PHẠM KIM VINH - CÁI CHẾT CỦA NAM VIỆT NAM 

 - Không có những trung đoàn tồi mà chỉ có những đại tá tồi và trong chiến tranh , tinh thần cần thiết hơn vũ khí theo tỉ lệ 4/1 -- Hoàng đế Pháp Napoléon .

Ghi chú : do ko thể copy nên tôi đã chụp lại màn hình phần pdf của sách trên tại :
https://phanba.files.wordpress.com/2018/03/caichetcuanamvietnam-nhungtrandanhcuoicung-phamkimvinh.pdf
Phỏng vấn * sau của phóng viên - cựu quân nhân nhảy dù Pháp Pierre Darcourt , từng là chiến hữu vào năm 1952 của tướng Nguyễn khoa Nam và Phạm văn Phú . * Đã đăng lại trong sách "Vietnam: Qu'as-tu fait de tes fils ?"


        máy chiến tranh bao quanh ông ta . Trong tiếng cười ròn            rã , ông ta bảo tôi :
      - Thế nào , anh tìm tôi để biết những gì mà những tên khốn        nạn kia của bộ tham mưu ko muốn cho anh biết phải ko ?





      chính trị , hãy nói vài điều chính xác kỹ thuật : người ta chờ đợi cuộc tấn công này từ nhiều tuần rồi . Vì thiếu tin tình báo  về sự chuyển quân của địch trong rừng rậm, Phú có lý để tin CS sẽ nhắm vào Kontum và Pleiku nên ông ta 




 




........

Wednesday, January 30, 2019

https://onggiaolang.com/chinh-sach-cua-bac-ngong/?fbclid=IwAR3bYQ1OnLXcIXZyfH9FZCzAcnj3zMzyCq9I9kbYSznO66DB6U_PZ19x9OM

Tuesday, January 29, 2019

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3008831719130634&set=pcb.3008834435797029&type=3&__tn__=HH-R-R-R-R-R&eid=ARC-M4PcnJZwzjx5ElTFaaj9ypBSWccLHet3taKAjuh76n1YsOcx2QDbGXbwfJQaTdyRIWnWhoBdM3Kp
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3008778439135962&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARBSZElV1Z--LnbkjJ8SVj9_GdfOIHXZbrOHv9rY9MBdTDPGCVJHDy_uV6UbwY0PYt8EdAT99avIfzKR
Dốt nát là sức mạnh , chiến tranh là hòa bình , tự do 
là  nô  lệ -- Ba  khẩu  hiệu  của  nước  Oceania  trong 
sách  "1984"  của  văn sĩ Anh George  Orwell  (1903-
1950) rất đúng với  tình hình Việt Nam ngày nay .     

Phan văn Song - Lời Yêu Cầu Cuối Năm cùng các bạn.

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019 | 30.1.19



Giữ Một Tiếng Việt Trong Sáng : Một Giải Pháp Để Thoát Trung Thoát Cộng và Giữ Vững Không Gian Sanh Tồn Dân Tộc Việt

Tiếng nói mới - Novlangue - Newspeak là ngôn ngữ – tiếng nói quốc gia chánh thức của quốc gia, xứ Océania, do tác giả George Orwell tưởng tượng ra trong cuốn tiểu thuyết “1984” xuất bản năm 1949.


Lời Yêu Cầu Cuối Năm cùng các bạn. Hình minh họa


Tác giả George Orwell, tên thật là Eric Arthur Blair, 1903-1950, là một nhà văn, nhà báo người Anh. Tiểu thuyết “1948” kể rằng thế giới được chia làm ba vùng chuyên tranh chấp chiến tranh lẫn nhau: Océania, Eurasia và Estasia. Océania là một xứ độc tài, với một chế độ độc đảng, Đảng trưởng (Chủ tịch – Tổng Bí Thư?) được gọi là Đại Ca - Big Brother! Quản trị hành chánh rất giản dị: Gồm chỉ 4 Tổng Bộ: “Sự Thật – Vérité” ; “Hòa Bình – Paix” ; “Tình Yêu – Amour” ; “Sự Dồi Dào– Abondance”. Điều hành với 3 chỉ tiêu, tóm tắt bằng 3 khẩu hiệu: «Chiến Tranh LÀ Hòa Bình – La Guerre C’EST La Paix” ; “Tự Do LÀ Nô Lệ – La liberté C’EST L’Esclavage” ; “ Dốt Nát LÀ Sức Mạnh – L’ignorance C’EST La Force”.

Qua tác phẩm ấy, nhà văn George Orwell muốn nói rõ rằng chế độ độc tài sử dụng ngôn ngữ, văn hóa như là một vũ khí. Ngôn ngữ mới, tiếng nói mới- La Novlangue, được Độc Đảng Cầm quyền dùng làm phương tiện quản trị. Với tiếng nói mới, với ngôn ngữ mới, với những từ ngữ mới, với những ý nghĩa mới, Đảng cầm quyền thay đổi toàn bộ não trạng của người dân, dùng giá trị của chữ nghĩa thay đổi văn hóa, tập tục và văn minh của người dân. Thoạt đầu, tuy có gặp những khó khăn do từ ngữ mới thiếu thốn, không giải quyết đủ tầm phát biểu, nhưng phải sử dụng vì bắt buộc. dần dần sử dụng vì sợ, sử dụng vì những từ ngữ “nghĩa đúng không cần thiết” nữa, và cái chức năng và cái không gian của từ ngữ mới - novlangue đang sử dụng biến thành «từ ngữ bao giàn hợp với không khí chánh trị” nên xài trường hợp nào cũng được. Thí dụ điển hình là cái từ ngữ “đăng ký” được sử dụng ngay những ngày Miền Nam bị chiếm. Ngày nay, “đăng ký” được “bao giàn” sử dụng cho mọi trường hợp, thay thế cho: ghi danh, giữ chổ, đăng bạ, ghi tên … Dùng một “từ ngữ chung” để chỉ mọi trường hợp là làm nghèo não trạng của một dân tộc … Chúng ta người Miền Nam Việt Nam, vài ngày sau cuộc xâm chiếm của quân đội Cộng Sản Bắc Việt đã bị tẩy não bằng cái novlangue nầy, tiếng nói mới nầy. Ngày mai, Bùi Hiền và chữ viết mới dùng âm thanh mới cố tình lẫn lộn những tr với ch, s với x… ( thí dụ truyện = sách – truyện ngắn vs chuyện = nói chuyện, câu chuyện, không thể lẫn lộn dược) sẽ tạo một loại việt ngữ mới với những người việt mới, một loại người robot, người máy dễ sai dễ bảo! Vì với loại chữ mới, sẽ xóa chữ quốc ngữ đương dùng của chúng ta và như vậy sẽ xóa bỏ những chuẩn, những ký âm, ký hiệu, những kỷ niệm lịch sử của những trang sử Việt Nam hiện đại!

Hiện tượng độc tài, độc tôn, độc đảng, nay là một sự “quá khích – thái quá” ngày mai sẽ biến thành một cái “hiện tượng tự nhiên – un fait naturel”. Lúc đó những quan niệm như đa nguyên, dân chủ, nhơn quyền sẽ là những “đòi hỏi không tự nhiên”. Tiếng nói mới-novlangue biến thành dụng cụ văn hóa – và nguy hiểm hơn nữa vũ khí văn hóa. Những từ ngữ, giọng văn khẩu hiệu, sẽ là những cái chuẩn của tư tưởng? Thử phân tách những bài nói chuyện, diễn văn của các lãnh đạo Cộng Sản ngày nay xem, quý vị sẽ thấy rõ.… Một thí du: Khi dùng một từ như “chất lượng” để thay thế cái từ ngữ “phẩm chất”, chúng ta thấy rõ cái khó khăn của cả một não trạng của những con người sợ cái “phẩm”. “Lượng” thấy được, đo lường được, kiểm soát được. “Phẩm” – khó quá, làm sao đây? Định nghĩa thế nào? Đo lường thế nào đây?

Ngày mai, và đây sẽ là cái khổ tâm, của những con người Việt Nam tương lai. Chất lượng = bằng cấp, tay nghề… dễ đo lường, có thể tìm ra. Nhưng “cái phẩm”? = đạo đức, trung thực, thật thà … một “gentleman”, một “gentilhomme”, một “honnête homme”, một người “đàng hoàng, tử tế”, một “kẻ sĩ”? Định nghĩa nào? Đo lường sao?

Do đó với một novlangue, Đảng có thể hạn chế, kiểm soát mọi chỉ trích. Vì thiếu từ ngữ chỉ nói chung chung,.. “hư, sai” … không nói rõ được căn bản, nội trạng. Tiếng nói phản kháng do đó, cũng thiếu từ ngữ để chỉ trích. Ngày nay, chỉ biết chưởi chung chung vậy thôi! Những tiếng tục tỉu...Đ.M. Đ.B... xưa chỉ nói, nay đã đưa vào văn viết… Giá trị văn hóa bị lẫn lộn… Ở ngay Hà nội, xưa nổi tiếng ngàn năm văn hóa, ngày nay đã có những tiệm “Phở chưởi”, khách vào ăn nghe tiếng chưởi...vì tiếng chưởi đã biến thành là cái “hiện tượng tự nhiên”…

Ba khẩu hiệu của Océania trong sách “1984” là:

1/ “Chiến Tranh LÀ Hòa Bình – La guerre C’EST La Paix”… Tại Việt Nam, thiên hạ ngày nay sống trong tình trạng chiến tranh, chiến tranh trong miếng ăn hằng ngày, đấu tranh giữ chổ, giành chổ, … mánh mun, giữ kẻ, ngó trước, nhìn sau… coi chừng, kiểm và tự kiểm, giữ mổm giữ miệng... cả nước sống trong tình trạng chiến tranh, đấu tranh để sanh tồn – struggle for life - nhờ đó, do đó nước Việt Nam và người sống Hòa Bình trong bao năm nay? Nhờ Công An trị! Có Hòa Bình, nhưng người dân sống trong tình trạng chiến tranh, luôn luôn giành giựt, luôn bị đàn áp …

2/ Khẩu hiệu thứ hai cũng thế: “Tự Do LÀ Nô Lệ - La liberté C’EST L’Esclavage”. Người Dân Việt Nam nay sống trong căn nhà Tù lớn, nhưng nước Việt Nam được cho là Tự Do, du khách tấp nập. Đảng Cộng Sản Tự Do, dân Việt Nam Nô Lệ. Nếu dân Việt Nam thật sự có Tự Do tại sao ai cũng muốn BỎ nước ra đi cả?

3/ Và Khẩu hiệu thứ ba của tác phẩm lại tuyệt diệu hơn cả. Áp dụng rất đúng cho mọi quốc gia độc tài “Dốt Nát LÀ Sức Mạnh – L’ignorance C’EST La Force” Miễn bàn, quá rõ!

Với ngôn ngữ mới, Nhà cầm quyền độc tài có đủ sức mạnh để cai trị. Nói đúng, nói sai mặc, việc đúng, việc sai, chả sao! Dân chúng im miệng, nhận lệnh, chấp hành. Nói đúng, nhưng làm sai, cũng không sao – no star where! “Nhà nước sai? Nhà Nước sẽ sửa sai”, nhưng nhứt thời “dân phải chấp hành”. Đó thôi, That’s – it! Khổ thay của người dân nào, muốn phản kháng, muốn chỉ trích, muốn sửa sai, LẠI PHẢI dùng từ ngữ, và văn hóa của Nhà cầm quyền. Sử dụng novlangue. Sử dụng Novlangue là sử dụng cái não trạng, sử dụng cái nghèo nàn của văn hóa Novlangue. Do đó, hiện nay trong nước, đấu tranh Dân Chủ Nhơn Quyền rất hạn chế, vì Định nghĩa Nhơn quyền của Cộng Sản rất hạn chế, rất quy định, nên những đòi hỏi Nhơn quyền cũng bị hạn chế, với những cái quy định của NovLangue Cộng Sản đó thôi!

Chỉ có những bất mãn do xâm phạm quyền lợi cụ thể như: Cướp đất, bồi thường đất đai thiếu, bất công, …đã được thể hiện bằng những biểu tình phản đối! May quá nhờ các trang mạng, nhờ các Blogger … các hạn chế cấm đoán phần nào đều được vượt qua!… Luật An Ninh Mạng sẽ là một chiến trường mới… vì đụng chạm đến Quyền ăn nói, quyền Ngôn Luận… Hy vọng trong cuộc chiến mới, qua Luật An Ninh Mạng sẽ NỞ ra một bầu trời mới cho một cuộc Chiến tranh mới, Chiến Tranh cho Quyền Ngôn Luận… Mà Ngôn luận là phản ánh của Tư Tưởng, mà dụng cụ là Truyền Thông, là Báo Chí… Ngôn luận là quyền phán xét, đo lường, là Chỉ trích, Đóng góp.. VÀ Phản đối, là Đối Lập… và quyền Lập Đảng, là quyền Lật Đổ, là quyến đòi hỏi Cải tổ, Canh tân, và nếu cần làm Cách Mạng, VÀ là Thay Thế … Một quy trình dài như một con đường dài Dân chủ để dắt dân tộc Việt Nam thoát khỏi cái hầm tăm tối đã nhốt một nửa dân tộc Việt Nam 70 năm nay và toàn thể trên 40 năm nay!

Và tiếng Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam sẽ trong sáng trở lại, đầy đủ hơn, sáng tạo hơn. Bổn phận của mỗi người Việt chúng ta PHẢI cố gắng viết nói với những từ ngữ đúng đắn, đa nguyên, với những từ ngữ địa phương, cấu tạo văn phạm trong sách...xài đúng từ, đúng chữ… Có như vậy chúng ta mói chống được cái Văn Hóa Lai căng Tàu Cộng, xóa bỏ những từ ngữ nghèo nàn… chung chung.

Muốn Thoát Trung, Chống Hán Hóa, Chống Bắc Thuộc phải chống ngôn ngữ văn hóa Cộng Sản Việt Nam. Chống Văn Hóa Việt Cộng là lât đổ Việt Cộng.

Thay thế não trạng Việt Cộng. Trở về với dân tộc Đại Việt thế thôi.

Giữ Vững Văn Hóa Quốc Gia Việt Nam, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa, Văn Hóa Việt Nam Tự Do là Giữ Vững cái Hồn Đại Việt:

Chúng tôi, những người Việt tỵ nạn Cộng Sản sống ở Hải ngoại, đất người , sanh hoạt trong văn hóa, văn minh xứ người, giữ được hồn việt ấy là nhờ những bài hát cũ, những chồng sách cũ của thời Việt Nam Quốc Gia, Thời Việt Nam Cộng Hòa. Phải biết ơn chế độ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa, trong suốt 26 năm lấy lại độc lập từ tay Pháp, tứ năm 1949 đến năm 1975 luôn luôn giữ linh hồn Việt. Nhớ thời sau Hiệp Ước Genève, Nam Việt Nam chỉ còn nửa nước, với 20 triệu dân, vừa đánh giặc Cộng giữ nước, vừa xây dựng. Từ thể chế chánh trị, đến quản trị hành chánh ; kinh tế nuôi dân, với bao khó khăn, với bao trăn trở, thế mà tại sao biết bao sanh khí văn hóa nở rộ? Biết bao nhiêu tờ nhựt báo, bao nhiêu tập san, bao nhiêu bài nhạc… văn, thơ, nhạc, kịch…? Trong một thời kỳ mà tiền tuyến, thì mặc tiền tuyến, tiền tuyến cứ hành quân giết giặc, hậu phương vẫn cứ phồn vinh, tiếp tục sống trong Hòa Bình, mạnh dạn sống trong xây dựng… chợ búa sáng nhóm chiều tan, thiên hạ nờm nợp làm ăn, con trẻ tung tăn dắt nhau đi học … Những buổi tối ở Sài gòn, ở Huế, Nha Tranh Đalat vẫn đầy ánh đè, tiệm ăn, hí viện, vũ trường… may mà có thiết quân luật bắt về nhà ngủ sớm nếu không dân Sài gòn vẫn chơi dài dài... Đó là nghịch lý của Quốc gia Việt Nam, đó là nghịch lý của Việt Nam Cộng Hòa … Chiến tranh và Xây dựng song song… Tiền tuyến be bờ chống Cộng giữ nước, Hâu phưong vẫn làm ăn, vẫn xây dựng, trong một bầu không khí văn hóa náo nhiệt, nào ciné, nào kịch, nào cải lương, nào đại nhạc hội …vũ trường, tiệm ăn, quán ngày, quán đêm... Nếu các đồng minh thật tình tiếp tục chống Cộng, chúng ta cũng sẽ tiếp tục vừa tiền tuyến đánh giặc be bờ, vừa xây dựng hâu phương… các Trường Đại học sẽ tiếp tục mở thêm, các xí nghiệp sẽ tiếp tục dựng thêm… Cái Tết của năm cuối cùng năm 1975, chợ búa vẫn tưng bừng… dân dân vẫn ăn tết đàng hoàng, huy hoàng như mọi năm …



Chúng tôi luôn luôn biết ơn và trân quý những bài hát, những hình ảnh, những câu chuyện, của Việt Nam thời xưa, của Sài gòn thuở ấy, thuở trước ngày 30 tháng Tư 1975, do quý thân hữu, quý chiến hữu, bà con gởi tặng. Chúng tôi xin cám ơn tất cả các anh chị em đã có công suy tầm những ca khúc, những hình ảnh cũ ấy, để giúp chúng tôi tìm lại được những ngày tháng chúng tôi sống trong một đất nước "thực sự" Việt Nam của chúng tôi, của chúng ta.

Thật sự Việt Nam! Quý thân hữu thân! Quý vị có thể thử tưởng tượng xem ngày nay, ở xứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có thể nào có một nhà thơ, như nhà thơ Linh Phương làm một bài thơ như “Kỷ Vật cho em” không? Quý vị có thể tưởng tượng được ngày nay tại Việt Nam – một Việt Nam hoàn toàn hòa bình không chiến tranh - có một nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc, để biến bài thơ ấy (Kỷ Vật cho em” thành "một hiện tượng " được ca hát, diển tả trong các phòng trà, vũ trường? Hỏi tức là trả lời!

Và cuộc chiến những năm tháng ấy không phải nội chiến huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt như tuyên truyền Nhà Nước Cộng Sản Hà nội thường nói. Mà đây là một cuộc chiến của dân chúng người Việt Miền Nam chúng tôi, chúng ta, tự vệ chống cuộc xâm lăng do Đảng Cộng Sản Đệ Tam quốc tế xúi bọn tay sai người Việt Miền Bắc, để giữ "một không gian sanh tồn của dân tộc Việt":

Giữ Vững Không Gian Sanh Tồn Của Dân Tộc Việt:

Một không gian cho phép người công dân Việt sống thoải mái, yêu tự do sanh hoạt, yêu tự do tư tưởng, tự do sáng tạo. Thơ văn nhạc chúng tôi không bị gò bó, phải ca tụng lãnh tụ, ca tụng quân đội - Trái lại miền Bắc - còn đâu những Văn Cao, những Phan Khôi,... kể cả những người trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, sau Nhân Văn Giai Phẩm...?

Miền Bắc tuyên truyền, Đảng Cộng Sản đương quyền thời bấy giờ miền Bắc tuyên bố tự biện hộ, bảo rằng cai trị miền Bắc phải độc tài vì tự vệ, vì chiến tranh phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước. Thế thì miển Nam chúng tôi? Lúc bấy giờ, miền Nam chúng tôi là một chiến trường, dân Nam đâu có vượt Trường Sơn ra Bắc đâu? Chníg dân miền Bắc, xâm phạm, vượt Trường Sơn, vượt tuyến vào miền Nam, đánh nhau với chúng tôi trên lãnh thổ của chúng tôi, dân miền Nam. Nhưng chúng tôi vẫn yêu, vẫn tiếp tục giữ tự do tư tưởng, chúng tôi yêu và bảo vệ tư do văn hoá, yêu tự do nghệ thuật: báo chí đầy rẩy thậm chí có cả những báo gọi là chống đối chánh phủ – do chúng tôi bầu lên - (lâu lâu cũng bị ốp vì chưởi quá đà, nhưng luật báo chí giúp đở, với những “tự ý đục bỏ để khỏi bị ốp báo mất tiền: Còn gì nhơn đạo bằng, còn gì dân chủ bằng: khi có chữ “tự ý đục bỏ” thì độc giả vẫn "tưởng tượng" được những cái không bằng lòng của tác giả, nhưng báo vẫn được bán, và nhờ vậy vẫn sống... thế mà người ta vẫn gọi độc tài.) Mâu thuẩn thay, chính những tên hưởng chế độ tự do báo chí, lại là những tên dùng báo chí chưởi chế độ. Do đó miền Nam, đầy những tên phản chiến, đâm sau lưng chiến sĩ, trốn lính, lính kiểng, phản chiến, thành phần thứ ba … đủ loại!!

Miền Nam chúng tôi, bị xâm lược đấy, bị chiến tranh đấy, nhưng các trường học vẫn có đầy con em đi học, các trường sư phạm, đại học, chuyên khoa vẫn có đầy sanh viên - Con đường Duy Tân “vẫn” cây dài bóng mát....-. Hầu hết các tỉnh lớn đều có trường Đại học: Sài gòn nhiều lắm, đủ tất cả các bộ môn, khỏi phải nói rồi ; Huế cũng thế, nhưng nào Cần Thơ, Đà Lạt, An Giang, kể cả Tây Ninh. Chẳng những Đại học Công lập của nhà nước còn có cả các Đại học Tư nữa (như Đại học Minh Trí của nhóm anh em Đại Việt chúng tôi).. lại còn có những Đại học do những Tôn giáo lập ra; Thiên Chúa Giáo (Minh Đức - Chánh trị Kinh Doanh Dalat ) Phật Giáo (Vạn Hạnh) Cao Đài, Hòa Hảo..... Ngày nay, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với trên 40 năm sống trong hoà bình có bao nhiêu Đại học Tư? Bao nhiêu Đại học Tôn giáo...? Đó là Không gian sanh tồn Dân tộc Việt của chúng tôi, đó cũng là Không gian sanh tồn của nhơn dân Miền Nam Việt Nam trước ngày Quốc Hận!

Khi chúng tôi nói vậy, quý vị sẽ cho chúng tôi quá khích, nhưng tôi xin dẫn chứng:

Khi quân đội của chế độ miền Bắc thắng trận, chiếm Miền Nam, quân Bắc Việt sợ cái nhơn sanh quan dân miền Nam nên đàn áp mạnh, việc ấy khỏi kể, quý vị cũng biết rồi.
Tôi tự hỏi:" Suốt từ 1960 đến 1975, chiến tranh tàn khốc đến đổi nhà thơ Linh Phương đã tả cảnh kể - nào là " anh trở về bại tường cụt chân,..trên chiếc băng ca.."; nào là "người yêu cài khăn tang...", chưa kể những nhà thơ, nhà nhạc khác lãi nhãi đến những cảnh nào " anh lên lon giữa hai ngọn nến"...và nào "tôi có người yêu chết ở Ku Prong..; chết nghẹn ngào "... Cả Sài gòn sống trong cảnh bom đạn - " Người phu quét đường dừng nghe tìếng đại bác..."… Thế nhưng trong không khí ghê rợn chết chóc ấy, không có ai vượt biên cả - đi vượt biên cũng dễ thôi - đường bộ qua Campuchia, qua Lào, qua Thái vân.. vân..

Nhưng sau ngay ngày sau 30/04/ 75, thời Hòa bình đã đến, hết chết hết chóc, lại vượt biên.. Vượt biên đâu phải chống cộng hay diễn biến hoà bình gì - vì VC bảo ra ngoại quốc chỉ có làm bồi và làm điếm thôi! - Nhưng vượt biên là vì từ nay không gian sanh tồn dân tộc Việt mất rồi, phải đi tìm một không gian sanh tồn mới: thà chết trên biển nhưng được không gian sanh tồn mới, thà làm bồi làm điếm còn hơn … nô lệ với Cộng Sản quốc tế Hà nội!

Dân tộc Việt của chúng ta ở Việt Nam ngày nay đã mất linh hồn Việt rồi! Bằng chứng ngày nay, dân Tàu tràn đầy đất Việt, tiền Tàu, được sử dụng trên đất Việt… Bùi Hiền đề nghị đổi chử Quốc Ngữ sang một loại chữ mới… với một tiếng nói mới, một ngôn ngữ mới! Thì than ôi đâu là Dân tộc Việt, đâu là Sanh thái người Việt, đâu là linh hồn người Việt?

Nhà thơ Linh Phương tự hào làm bài thơ Lao công đào binh thời Việt Nam Cộng Hòa ta. Quý thân hữu có biết đâu là miền Bắc thời Việt Cộng cũng rất nhiều lao công, mà họ gọi là dân quân. Họ họp cả làng lại hốt các thanh niên thanh nữ buộc phải đi B (vào Nam). Thanh niên, đi bộ đội, sanh Bắc tử Nam. Thanh nữ, ngày lao công xẻ núi đắp đường Trường Sơn Đông, xây đường Trường Sơn Tây mở đường xâm lược Miền Nam, đêm các cô nào có tý nhan sắc sẽ “bị - được” xung công làm hộ lý – giúp đở các cán bộ cao cấp vượt những thèm muốn sanh lý.

Cá nhơn thằng tôi, người viết bài đây, năm 1979 cũng đi lao công chiến trường KamPuChia. Từ XuayRieng trở đi hướng về NeakLuong, anh em lao công tù nhơn chúng tôi thay nhau dò gở mìn để đoàn xe chở lính đi. Ba Toán ABC dò mìn đánh dấu, tháo gở, phá hủy … từng nhóm tuần tự thay nhau, nay A bắt đầu, mai B, mốt C.. trước sau gì cũng có ngày bị nổ chết thôi... Cá nhơn thằng tôi may mắn làm nhà bếp nên chỉ gánh cơm, rửa rau … thôi, tuy có vất vã như không chết. Chiến trường KPC đặc biệt khốc liệt cho các con em miền Nam, vì là con em các gia đình có cha anh đi tù Cộng Sản – nên phải đi “nghĩa vụ quân sự” để chuộc tội cho cha anh, để cha anh về sớm? - tất cả thuộc Sư đoàn Gia Định kể cả tù lao công tụi tui - không đủ phương tiện săn sóc khi chẳng may bị thương, nên chết rất nhiều -. Tôi không trách gì cả, tôi có Đức Tin, tất cả do Ơn Trên định đoạt. Mình là kẻ thua trận, người ta làm gì thì làm. Ấy là quan niệm tôi đối với Cộng sản Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa anh đào binh là anh đào ngũ trong thời chiến, theo quân luật, tử hình. Quân luật Việt Nam Công Hòa không tử hình, được cho ra giúp quân đôi chống ngoại xâm, phục hồi danh dự công dân, đòi hỏi gì nữa? Còn chúng tôi lúc ấy (năm 79) là tù hình sự,... vượt biên, bán chợ trời, làm kinh tế không giống “Kinh tế Xã hội chủ nghĩa”...thì họ gọi là “tư sản mại bản” (?) - chữ nầy ngày nay tôi vẫn chưa hiểu. Kinh tế dịch vụ mua đi bán lại là mại bản rồi - Cái thí dụ điển hình nhứt là tiệm Tạp hóa đầu ngõ.

Tôi xin cám ơn nhà thơ Linh Phương đã có một thời kỳ đóng góp cho cái phong phú của một không khí tư tưởng tự do và phóng khoáng của Miền Nam mình. Xin mở một dấu ngoặc, để diễn tả cái tư tưởng phóng khoáng, đầy nhơn bản và dân chủ của thời Việt Nam Cộng Hoà: (Trong một cuộc biểu tình chống chế độ, chẳng may một cô gái bị lạc đạn (?) - ai bắn, cảnh sát bắn, hay người xúi dục biểu tình bắn - nhưng cô bé chết. Chế độ, chánh quyền ViệtNam Cộng Hòa lấy tên cô bé biểu tình chống mình chết đặt tên một Công trường: Công trường Quách Thị Trang. Quảng đại chưa? Phóng khoáng chưa? Nói theo giọng người Miền Nam chúng tôi Chịu chơi chưa? ). Xin đóng dấu ngoặc.

Vì vậy xin cám ơn tất cả những bài hát do các bạn sưu tầm. Xin cám ơn những mẫu chuyện xưa.... nhưng please, đừng comment theo điệu đâm sau lưng chiến sĩ. Tội nghiệp người dân Miền Nam Việt Nam tụi tui? Nhờ đó mà ngày nay tụi tui - và nếu quý vị ở cùng chiến tuyến, thì xin phép gọi nhau là “tụi mình”, cho ấm lòng ty tý - đang tìm được một chút không gian sanh tồn nơi đất người, đang tìm được tí dân tộc Việt nơi đất người,.Cám ơn tất cả quý vị đã nhẫn nại nghe tôi trình bày.

Hồi Nhơn Sơn, những ngày cuối năm con Chó



Phan Văn Song

* Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3008535372493602&set=pcb.3008524135828059&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARB1EGyb_e0EHShK3oX7ym9nJwImY5KSkwZk_jIVBdqLXiWbrsLBFmEV19HK73ctQnkePlxieIHsIKZF
Khơ-rut-xôp là một tay khôn ngoan. 
"Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xốp ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khơ-rut-xốp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền.
Vì sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khơ-rut-xôp cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! ... Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả.
Khơ-rut-xôp nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay".
Nguồn : Lưu Á Châu : bàn về niềm tin và đạo đức .

Monday, January 28, 2019

http://www.flickriver.com/photos/13476480@N07/sets/72157672488261293/
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3006900969323709&set=pcb.3006902939323512&type=3&__tn__=HH-R-R&eid=ARBHojLdLHORxD2Ocxk1-YBaXp7JaGbvU08MGuCIoFJIZ-3fUp8zCz7WjnweOQLrmHOtdRtvrTCZDIYO

TRẬN BỐ LÁ… MỒ CHÔN GIẶC CỘNG

(Bảo Định Nguyễn Hữu Chế)
Sau chiến thắng Bố Lá, trong một bửa cơm thân mật với các đơn vị trưởng, Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 43 Lê Xuân Hiếu nói với tôi: “Khi quân CSBV tung Trung đoàn 165 đánh chiếm Bố Lá, cắt đứt LTL 1A, tình hình chiến sự trên khắp 4 vùng chiến thuật tương đối yên tĩnh. Quân Dù và TQLC, hai đại đơn vị Tổng Trừ Bị đang rảnh tay, Tổng Thống muốn cho quân Dù vào giải tỏa, nhưng Tướng Nguyễn Văn Minh, TL/QĐIII xin Tổng Thống cho 15 ngày để đơn vị cơ hữu Quân đoàn III của ông đánh. Chiến đoàn 52 của Trung tá Ngô Kỳ Dũng (có Tiểu đoàn 1/43 của Đại úy Nguyễn Hữu Tài tăng phái) được lệnh mở cuộc hành quân. Trận chiến kéo dài sang ngày thứ 6, nhưng vẫn chưa thanh toán xong mục tiêu. Lúc Tiểu Đoàn 2/43 vào trận, đáng lý còn 7 ngày nữa, nhưng ông Tướng chỉ cho cậu 5 ngày, là ông ấy đã bớt đi 2 ngày!”
Vào một ngày cuối năm 1974, trong một dịp nghỉ phép cuối tuần, Thiếu tá Đào, thuộc Lữ đoàn 3 Kỵ binh, đang theo học khóa Thiết giáp Cao cấp tại trường Thiết giáp Long Thành, ghé thăm tôi tại đơn vị, đang dừng quân ở Trảng Bom, Biên Hòa. Trước đây Đào là Đại úy Chi đoàn trưởng, Chi đoàn Thiết quân vận M.113 của Thiết đoàn 5, thường sát cánh cùng với Tiểu đoàn 2/43 của tôi trong mỗi cuộc hành quân nhổ chốt. Đã tạo nhiều chiến thắng lẫy lừng, đó là các cuộc hành quân giải tỏa ngả ba Dầu Giây, Phương Lâm, Cẩm Mỹ,… khi Hiệp định Paris năm 1973 có hiệu lực, mà VC vẫn giành dân lấn đất. Đơn vị của Đào cũng có tham dự trận đánh Bố Lá hồi tháng 8 năm 1973. Đào cho biết khi học bài chiến thuật “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”, phần tài liệu, anh đã được xem phim trận đánh điển hình áp dụng “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”. Đó là trận Bố Lá, mà Bộ Chỉ huy Thiết giáp đã cho diễn tập lại, quay phim, để làm tài liệu huấn luyện.
Vào lúc quá trưa ngày N+4, Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18BB của Đại úy Nguyễn Hữu Chế và Chi đoàn 3/15 Thiết kỵ, Thiết đoàn 15 Kỵ Binh, Lữ đoàn III Xung kích của Đại úy Nguyễn Thường Hưởng, đã sẵn sàng vượt tuyến xung phong dứt điểm mục tiêu. Đó là cụm kiềng chốt cuối cùng, rất kiên cố, do một đại đội của Trung đoàn 165/CSBV cố thủ từ nhiều ngày qua. Đơn vị đã đổ nhiều xương máu, nhưng vẫn chưa nhổ được. Hôm nay là ngày thứ 5 của cuộc hành quân giải tỏa, kỳ hạn chót để đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không xong, đơn vị phải lui về tuyến sau để đơn vị khác vào thay thế.
Từ sáng sớm, không quân và pháo binh thay nhau đánh phá mục tiêu. Đó là khu rừng chồi sát đường, nối tiếp cánh rừng rậm về hướng Đông, nơi các đơn vị thuộc Trung đoàn 165, Công trường 7/CSBV đang bám trụ. Khi lệnh tấn công bắt đầu, phi cơ chiến đấu chuyển hướng tấn công vào Bộ chỉ huy và cơ sở hậu cần của Cộng quân nằm sâu bên trong. Pháo binh được lệnh tác xạ hủy diệt cụm kiềng chốt trên mặt đường. Khi giờ G tấn công bắt đầu, sẽ chuyển xạ xa dần theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
Đoàn thiết vận xa M.113 dũng mãnh hơn 20 chiếc băng rừng, vừa tiến vừa bắn, gầm rú lao thẳng vào mục tiêu. Theo sau những bánh xe xích là các chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43BB. Những khẩu đại liên 50, 30, đại bác 106ly trên pháo tháp thi nhau nhả đạn, hòa cùng tiếng la hét xung phong rền trời của các chiến sĩ bộ binh. Họ là đơn vị mang khăn quàng màu tím, đơn vị đã từng làm khiếp vía cộng quân trên chiến trường An Lộc hồi mùa hè đỏ lửa 1972. Theo cung từ của nhiều tù binh bắt được tại trận, chúng gọi TĐ2/43 và TĐ3/43 của Thiếu tá Lê Thành Quang (K.16 Võ Bị) là 2 đơn vị tên lửa, vì đã xử dụng nhiều hỏa tiễn M.72 mỗi lần xung trận. Họ là những chiến sĩ QLVNCH anh hùng. Họ xem thường hiểm nguy, một lòng trung trinh báo quốc, ra đi không mong hẹn ngày về, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Nhưng họ không giống như bọn cán binh cộng sản chỉ biết lao vào chỗ chết như những con thiêu thân trước ánh đèn, vì “Bác” vì “Đảng”. Người lính QLVNCH không hy sinh mù quáng. Họ sẵn sàng vì dân trừ bạo, vì nước hy sinh, nhưng với ý thức tự do.
Một đêm tối trời của tháng tám năm 1973, CSBV tung Trung đoàn 165 cắt đứt đường LTL.1A, con đường nối liền thị xã Phú Cường của tỉnh Bình Dương đi Đồng Xoài của tỉnh Phước Long. Chúng cho 1 Đại đội (quân số lối 50 hay 60 tên) đóng chốt ngay trên mặt đường, tại một thế đất cao, nơi có chiếc xe be màu vàng chết máy. Chúng bố trí một hệ thống kiềng chốt rất kiên cố với nhiều hầm hố địa đạo.
Từ Phú Cường, tỉnh lỵ Bình Dương, theo QL13 đi Bình Long, ta sẽ gặp con đường LTL.1A đi về hướng Đông, qua khỏi Cua Paris, đến Cua Bảng Xanh (địa danh địa phương), con đường đổi hướng về phía Bắc, đi một quảng ngắn là đến Ấp Bố Lá. Địa thế từ thế bằng phẳng, đi lên đoạn đường dốc. Hai bên là những thửa ruộng nhỏ đã gặt xong. Xa hơn về hướng Đông là rừng rậm, hướng Tây là rừng cao su. Nhờ địa thế trống trải, những tên bộ đội trong hệ thống kiềng chốt có tầm quan sát rất rộng, và một xạ trường tốt. Một khẩu thượng liên 12ly7, một đại bác 75ly, vài khẩu B.40 hay B.41 là có thể khống chế đối phương dù có quân số đông gấp nhiều lần, nhưng thất thế vì tiến lên từ vùng đất thấp và trống trải. Hai bên và đằng sau hệ thống kiềng chốt này là các đơn vị yểm trợ cấp Tiểu đoàn. Điểm nóng nhất là chỗ có chiếc xe be màu vàng.
Ngoài cụm kiềng chốt trên mặt đường như những con chốt thí, sâu vào bên trong là hai tiểu đoàn sẵn sàng tiếp ứng. Chúng ẩn núp trong khu rừng chồi lấn ra đến đường. Chúng quyết “tử thủ”. Hầm hố làm theo hình chữ “A”, dùng gỗ cây cao su chụm lại như mái nhà. Hầm này thông với hầm kia bằng một giao thông hào ngắn, có mái che, trong một thế liên hoàn để có thể yểm trợ và kiểm soát lẫn nhau. Loại “kiềng chốt” này rất khó đánh. Theo Nguyễn Đức Phương, tác giả của “CHIẾN TRANH VIỆT NAM toàn tập”, chiến thuật kiềng chốt này do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Đàm Văn Ngụy sử dụng trong trận đánh Hú Mường (Thượng Lào) năm 1960, tại Dak Tô năm 1967, và Tây Ninh - Dầu Tiếng năm 1968. Sau đó được áp dụng tại Tàu Ô, tỉnh Bình Long năm 1972, khi Đàm Văn Ngụy trở thành Sư trưởng Sư 7.
Trung đoàn 165/CSBV chỉ là một đơn vị tầm thường, không có thành tích nào đáng kể. Khi mở cuộc đánh chiếm Bố Lá, chúng được tăng cường một đơn vị pháo hạng nặng, một đơn vị phòng không, và các đơn vị chủ lực VC địa phương quấy phá khắp nơi để phân tán lực lượng quân bạn.
Về phía quân bạn, Chiến đoàn 52 của Trung tá Ngô Kỳ Dũng, thuộc Sư đoàn 18BB, có căn cứ Hành quân tại Phú Lợi, thuộc tỉnh Bình Dương, được chỉ định mở cuộc Hành quân giải tỏa. Lực lượng cơ hữu gồm có 3 Tiểu đoàn tác chiến, Đại đội trinh sát; và Tiểu đoàn 183 Pháo binh Sư đoàn. Chiến đoàn được tăng phái 1 Chi đoàn chiến xa M 48, 1 Chi đoàn thiết vận xa M.113 và Tiểu đoàn 1/43BB.
DIỄN TIẾN TRẬN ĐÁNH
Ngày N:
Trận chiến khai diễn đã hơn 7 ngày, quân địch vẫn bám trụ và giữ chốt. Chúng cố thủ trong những hầm hố và chiến hào vững chắc. Trận tuyến trải dài cả cây số. Quân bạn đã tận dụng hỏa lực phi pháo, liên tục mở nhiều cuộc tấn công. Nhưng tình hình vẫn không khá. Kỳ hạn 15 ngày phải thanh toán xong mục tiêu đã đi qua gần một nửa.
Từ Bàu Cá thuộc tỉnh Long Khánh, Tiểu đoàn 2/43 của Đại úy Nguyễn Hữu Chế được lệnh tăng phái Chiến đoàn 52. Trong khi đưa đơn vị vào vùng, Đại úy Chế được Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn cho kỳ hạn trong 5 ngày để dứt điểm mục tiêu.
Đơn vị đổ quân tại cua Bảng Xanh, gần Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Không khí chiến tranh hiện rõ nét. Trên bầu trời, các chiến đấu cơ thay nhau dội bom lên mục tiêu. Các pháo thủ 105ly, 155ly bận rộn trong các ụ súng. Thương binh và tử sĩ được dìu về tuyến sau. Đâu đâu cũng thấy lính và lính. Dân chúng đã tản cư ra xa vùng chiến trận.
Tiểu đoàn được lệnh vào thay Tiểu đoàn 1/52 của Đại úy Cam Phú, đơn vị trực diện đối đầu với quân địch, có nhiệm vụ nhổ chốt. Việc thay quân không phải là dễ dàng trong lúc ta và địch đang ở thế mặt đối mặt, có vị trí trong thế cài răng lược.
Đại đội 1/2 của Trung úy Nguyễn Văn Hào và Đại đội 2/2 của Trung úy Võ Kim Thạch thay quân ở cánh phải con đường. Đại đội 3/2, Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn và các Trung đội Biệt kích tăng phái (các Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn được lệnh thành lập ngoài cấp số, từ khi Tướng Đảo về làm tư lệnh. Những trung đội này thường có quân số trên 40 quân nhân, được chọn lựa trong số những chiến binh can trường nhất và được gởi đi học khóa Viễn thám và Rừng Núi Sình Lầy ngoài Dục Mỹ), thay quân ở cánh trái của con đường. Đây là địa thế trống trải, dễ bị ăn pháo. Trước mặt là những thửa ruộng lúa thấp chỉ còn trơ những gốc rạ vàng úa. Xa hơn về phía Bắc là khu rừng chồi với nhiều hầm hố và chiến hào của cộng quân.
Để thăm dò phản ứng địch, ngay sau khi hoàn tất việc thay quân, các đơn vị được lệnh mở những cuộc tấn công nhỏ. Dù chỉ là những trận đánh thăm dò, cộng quân đã phản ứng dữ dội. Pháo địch đủ loại, từ cối 61, 82 đến cối 120ly từ xa tới tấp rót vào đội hình của đơn vị. Nhưng hỏa lực mạnh nhất là từ cánh rừng phía Đông. Ở khu rừng chồi phía Tây địch phản ứng yếu ớt. Khu rừng chồi không lớn. Qua khỏi khu rừng chồi là rừng cao su.
Ngày N+1:
 Sau một đêm dài không ngủ, bị đánh thức bởi những loạt đạn pháo địch, và những cuộc chạm súng lẻ tẻ từ các toán tiền đồn và phục kích.
Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn được điều động thay thế vị trí Đại đội 2/2 của Trung úy Thạch, để cùng với Đại đội 1/2 của Trung úy Hào trách nhiệm giữ trận tuyến ở phía Đông. Hai đơn vị này có nhiệm vụ cầm chân địch, bám giữ vị trí, và liên tục mở những cuộc tấn công giả. Toàn bộ Tiểu đoàn còn lại, được tăng phái 1 Chi đoàn Thiết quân vận, mở cuộc tấn công khu rừng chồi cánh trái, cố gắng bắt tay Tiểu đoàn của Đại úy Hậu thuộc Chiến đoàn 52 đang án ngữ tại khu rừng cao su ở hướng Bắc. Không quân và pháo binh thay nhau trút bom đạn lên đầu giặc, đánh tê liệt mục tiêu. Quân bộ chiến có thiết giáp yểm trợ, vượt nhanh qua cánh đồng, tiến vào khu rừng chồi. Trận chiến diễn ra khốc liệt. Sau một ngày đánh vùi, chịu một số tổn thất, quân bạn đã bám được bìa rừng, tiêu diệt được nhiều VC trong các hầm hố. Đám VC này hầu hết bị trói chân lại với nhau bằng những giây điện thoại Trung Cộng, nên phải chịu chết. Một số cởi được giây trói, tung hầm bỏ chạy về hướng Đông. Nhưng dù sao đơn vị cũng đã thiết lập được đầu cầu. Quân bạn bố trí ngay trên những hầm hố và chiến hào địch vừa chiếm được. Pháo địch không ngớt rót vào quân bạn, đã gây cho ta một số tổn thất. Trước khi trời tối, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn lùi về tuyến sau, tạm đặt trong vòng rào phòng thủ của một đồn Nghĩa quân, cách tuyến đầu lối vài trăm mét. Trong những ngày lửa đạn, các chiến sĩ Nghĩa Quân vẫn kiên trì giữ đồn, sát ngay tuyến địch mà không hề nao núng. Không hổ danh là những “chiến sĩ áo đen anh hùng!”.
Ngày N+2:
Hai đơn vị phía Đông vẫn nằm tại chỗ, giữ vững trận tuyến. Nhiệm vụ của hai đơn vị này vẫn là tổ chức những cuộc tấn công giả hầu đánh lạc hướng và cầm chân địch.
Bước qua ngày thứ ba của trận chiến, Tiểu đoàn được tăng cường thêm 2 Chi đội M.48. Từ sáng sớm, đơn vị đã tổ chức đội hình tấn công. Trận chiến lại diễn ra khốc liệt trong khu rừng chồi. Nhưng VC vẫn lì đòn. Đám nào bị đánh chiếm thì chịu chết, hay tung hầm bỏ chạy. Đám nào chưa bị phát hiện thì vẫn nằm im, hay bắn yểm trợ bằng B.40 hay B.41. Đánh nhau với chúng suốt ngày, vẫn chưa làm chủ được khu rừng, để bắt tay với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu. Cụm kiềng chốt của địch ở trên đường và khu rừng hướng Đông vẫn chưa đụng tới. Tiểu đoàn chỉ xử dụng phi pháo đánh tê liệt mà thôi.
Ngày N+3:
Tiểu đoàn tiếp tục tổ chức đội hình tấn công. Cường độ pháo của địch vẫn dữ dội, đã gây khá nhiều thương vong cho quân bạn. Đến lúc quá trưa thì quân bạn đã hoàn toàn làm chủ khu rừng. Địch rút chạy về hướng Đông. Đơn vị đã bắt tay được với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu ở hướng Bắc. Nhưng sau ba ngày đánh vùi với VC, quân sĩ quá mệt mỏi. Cần được nghỉ ngơi. Nhưng kỳ hạn 5 ngày sắp hết. Mục tiêu vẫn chưa thanh toán được. Cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc và khu rừng sát đường thì rất kiên cố. Liệu đơn vị có hoàn thành nhiệm vụ được giao phó?
Ngày N+4:
Hạn kỳ 5 ngày sắp hết. Nhưng Đại úy Chế vẫn tin tưởng đơn vị mình sẽ hoàn tất nhiệm vụ. Đám VC đóng kiềng chốt trên đường, bây giờ đang ở trong thế bị gọng kìm. Chúng chỉ còn lại một hướng thoát thân là khu rừng rậm bất tận ở hướng Đông. Vị Tiểu đoàn trưởng cho mở cuộc hội ý chớp nhoáng với các Đại đội trưởng và Đại úy Hưởng, Chi đoàn trưởng Thiết kỵ. Đại úy Hưởng được yêu cầu cho thiết giáp dàn đội hình hàng ngang (trên 20 chiếc M.113). Bộ binh tiến đàng sau hai bánh xe xích, sẽ được thiết giáp che chở, tránh được các loại đạn bắn thẳng. Khi có lệnh tấn công, tất cả vừa bắn vừa tiến nhanh đến mục tiêu. Không được dừng lại hay co cụm mỗi lần có ai bị thương vong hay xe bị bắn cháy. Đại đội Chỉ huy và Công vụ Tiểu đoàn sẽ lo công việc tản thương. Tất cả vẫn tiếp tục tiến cho đến khi thanh toán xong mục tiêu. Khi máy bay ngưng ném bom thì đoàn quân bắt đầu tiến. Pháo binh sẽ chuyển xạ xa dần theo mức độ của cuộc tiến công. Hai Chi đội M.48 do một Đại úy chỉ huy đậu trên đường, có nhiệm vụ yểm trở cho cánh quân ở phía Đông, sẵn sàng chống trả nếu địch phản công từ khu rừng, không cho chúng đánh cạnh sườn mũi tiến công của ta. Nhiệm vụ chủ yếu của những chiếc M.48 này là sử dụng những khẩu đại bác nòng dài trên pháo tháp trực xạ vào cụm kiềng chốt trước mặt, và cũng chuyển xạ dần dần về hướng Đông theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
 Từ sáng sớm phi pháo vẫn liên tục trút bom đạn lên đầu giặc, đặc biệt là cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc, nơi có chiếc xe be màu vàng chết máy.
Trước giờ tấn công, lúc đó là quá trưa ngày N+4, Chiến đoàn điều động Tiểu đoàn của Hậu di chuyển về hướng Nam. Cả khu rừng đầy nghẹt lính, nên là cơ hôi tốt cho VC bắn pháo. Hậu đến bắt tay TĐT 2/43 đang ngồi trên một chiếc M113, đồng thời trao đổi vài tin tức. Vừa lúc đó, một trận mưa pháo dữ dội khởi đi từ khu rừng hướng Đông, bắn vào đội hình tấn công của đơn vị. Pháo đủ loại, nổ dồn dập trên toàn trận tuyến. Vài trái đạn nổ gần, gây một số thương vong, trong đó có Hậu và vị TĐT. Hậu bị một mảnh đạn ghim vào tay, máu chảy lênh láng, phải tản thương ngay. Đại úy Chế bị xây xát nhẹ, vết thương rỉ máu, nhưng vẫn có thể tiếp tục chiến đấu. Đợi cho đoàn quân của Hậu qua khỏi, lệnh tấn công bắt đầu. Lúc này máy bay đã chuyển mục tiêu ra khu rừng phía Đông. Pháo binh vẫn tiếp tục, nhưng chuyển xạ dần dần vào khu rừng trước mặt. Trong lúc đó, các chiến xa M.48 đậu trên đường, bắt đầu tác xạ vào mục tiêu. Súng nổ dồn dập: M.16 của bộ binh, đại liên 30, 50, đại bác 106ly của thiết vận xa, đại bác nòng dài của chiến xa, pháo binh từ xa liên tục rót lên đầu giặc. Địch không dám ngóc đầu dậy. Hầu hết súng của chúng bắn lên bầu trời xanh! Chỉ một ít dám bắn thẳng vào quân bạn. Nhưng không một tên nào bỏ chạy! Chúng không sợ chết? Thật ra thì chúng không thể nào chạy được. Không bỏ chạy không phải vì tính anh hùng can đảm, mà vì tất cả bọn chúng đều bị trói chân lại với nhau, và buộc vào thành hầm! Chúng phải nằm chết tại chỗ, vì “Bác Hồ” và “Đảng Cộng sản” ác ôn của chúng. Những cán binh cộng sản trước khi nhắm mắt lìa đời đều thốt lên: “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất”.
Từ tuyến xuất phát đến mục tiêu, khoảng cách chỉ vài trăm mét. Mục tiêu ở ngay trước mặt. Những tay xạ thủ B.40 và B.41 của địch quân chỉ kịp bắn được một phát đạn, chưa kịp lắp viên đạn thứ hai thì xe thiết giáp đã đậu ngay trên đầu. Tiếng xe gầm rú, bánh xích cà qua, cà lại trên nóc hầm. Các chiến sĩ TĐ2/43 nhanh chóng tung lựu đạn xuống hầm. Tiếng nổ chát chúa của lựu đạn M.26, âm thanh giòn giã của M.16, hòa cùng tiếng gầm rú của thiết giáp, làm hưng phấn quân bạn. VC không có lối thoát đành phải chết dí thảm thiết. Có trên 10 hầm hố, bên trên mỗi hầm là một chiếc M.113 đậu ngay trên nóc. Những chiến binh không có nhiệm vụ nhổ chốt, dưới sự yểm trợ hỏa lực trực tiếp của thiết giáp, tiến sâu vào cánh rừng trước mặt, tiếp tục truy kích bọn tàn quân trong cụm rừng đang tháo chạy. Chúng như đàn ong vở tổ, chạy bán sống bán chết, hớt ha hớt hãi, lủi sâu vào khu rừng phía Đông. Nhưng trước mặt chúng là hàng rào hỏa lực của pháo binh đang dồn dập bắn chặn. Đại đội 1 và Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn bố trí ở tuyến hướng Đông cũng rời chiến hào, thừa thắng xông lên truy kích địch. Trước khi trời tối, đơn vị tấn công đã hoàn toàn làm chủ trận địa. Xác địch la liệt, vũ khí ngổn ngang khắp khu rừng hoang lạnh. Tại điểm nóng trên đường, nơi có 4 cụm chốt, gồm hơn 10 hầm đang được các chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43 đào xới. Tất cả bọn chúng đều bị trói chân, dính chùm vào nhau bằng những sợi dây điện thoại Trung cộng. Sau một hồi khai quật, đã đếm được hơn 50 xác “Bội đội cụ Hồ”, hầu hết có xâm hàng chữ trên cánh tay “Sinh Bắc Tử Nam”. Thương thay một thế hệ trẻ miền Bắc đang bị bọn cầm quyền Bắc Bộ Phủ tàn bạo, hiếu chiến, xua vào những lò thiêu thân ở miền Nam. “Mẹ Việt Nam rất đau buồn khi có những đứa con “Sinh Bắc tử Nam”.
Lúc đó là 5 giờ chiều ngày N+4, tức là vừa đúng 5 ngày mà Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo hạn định cho đơn vị phải hoàn tất nhiệm vụ:
“Trình Hằng Minh, con đường đã được khai thông kể từ giờ phút này”.
Được tin thắng trận, Trung tá Chiến đoàn trưởng 52 Ngô Kỳ Dũng và Bộ tham mưu của ông tức tốc đến ngay điểm nóng, nơi mà chỉ nửa giờ trước đây còn là cụm kiềng chốt kiên cố của cộng quân. Ngay sáng sớm ngày hôm sau, Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã bay đến thăm đơn vị. Vừa từ trực thăng buớc xuống, ông liền ôm chầm Đại úy Chế, vỗ về và cho lệnh:
“Lối một tiếng nữa sẽ có đoàn xe đến đưa Tiểu đoàn 2/43 ra Long Hải. Tôi cho Tiểu đoàn chú tham dự khóa Huấn luyện Bổ túc Đơn vị. Nhưng thật ra là cho đơn vị chú có thời gian nghỉ ngơi. Lệnh cho Ban 1 lập danh sách các quân nhân hữu công. Riêng chú, được thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên cấp Thiếu tá.”
Trung đoàn 165/CSBV hoàn toàn thảm bại. Chúng đã thua. Chúng không thể ngoan cố “chịu đấm ăn xôi” mãi được nữa. Chúng đành phải rút sâu vào rừng, vào mật khu. Chúng cần một thời gian “rèn cán chỉnh quân”. Lối nửa năm sau, khi vừa “tái xuất giang hồ”, chúng lại đụng phải Tiểu đoàn 2/43 tại mặt trận Thái Hưng. Cũng như lần đầu gặp gỡ , lần thứ hai này chúng cũng đại bại, sau hơn một tuần lễ xâm nhập và chiếm đóng xã Thái Hưng thuộc quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa. Có lẽ tên thủ trưởng đơn vị này phải ngâm nga câu thơ của cụ Nguyễn Du:
“Người đâu gặp gỡ làm chi”
để rồi:
“Đánh nhau chẵng đặng, đành chuồn về rừng sâu!”
Lần tái xuất giang hồ trước khi cuộc chiến chấm dứt, Trung đoàn 165, cùng với Trung đoàn 141 và 209 của Sư đoàn 7/CSBV thuộc Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm, trách nhiệm mũi tấn công vào Xuân Lộc từ hướng Đông. Đơn vị này được yểm trợ bởi 8 xe tăng T.54, nhưng mũi tiến công của chúng đã bị chận đứng ngay từ vòng ngoài của tuyến phòng ngự. Những chiếc tăng T.54 bị trúng mìn chống chiến xa, hay bị lún sình. Một vài toán bộ đội phá được hàng rào kẽm gai tiến vào, chúng đã đụng phải các chiến binh Chiến đoàn 43 của Đại tá Lê Xuân Hiếu chờ sẵn. Một lần nữa, Trung đoàn này lại thảm bại. Nhưng chúng ở trong phe thắng trận, và quân sử của chúng tha hồ mà vẽ rắn thêm chân. Lịch sử là lịch sử được viết lại theo cách nhìn của kẻ thắng trận!
Con đường đã được giải tỏa, đoạn đường huyết mạch đi Phú Giáo, Đồng Xoài và Phước Long đã được khai thông. Ngay lần ra quân đầu tiên để mở đầu cho chiến dịch Thu – Đông của quân CSBV đã bị bẻ gãy. Người dân tại lãnh thổ Vùng 3 Chiến thuật tạm thời được sống yên ổn. Nhưng rồi cuộc chiến vẫn tiếp tục với mức độ mỗi ngày một tàn khốc hơn, mặc dù Hiệp định đình chiến Paris 1973 đã được chúng long trọng ký kết mới hơn nửa năm.
“Đừng nghe những gì Việt cộng nói,
  Hãy nhìn những gì Việt cộng làm!”
(Lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)
Michigan, Mùa tuyết rơi năm Canh Dần 2010.
BẢO ĐỊNH