TRẬN BỐ LÁ… MỒ CHÔN GIẶC CỘNG
(Bảo Định Nguyễn Hữu Chế)
Sau chiến thắng Bố Lá, trong một bửa cơm thân mật với các đơn vị trưởng, Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 43 Lê Xuân Hiếu nói với tôi: “Khi quân CSBV tung Trung đoàn 165 đánh chiếm Bố Lá, cắt đứt LTL 1A, tình hình chiến sự trên khắp 4 vùng chiến thuật tương đối yên tĩnh. Quân Dù và TQLC, hai đại đơn vị Tổng Trừ Bị đang rảnh tay, Tổng Thống muốn cho quân Dù vào giải tỏa, nhưng Tướng Nguyễn Văn Minh, TL/QĐIII xin Tổng Thống cho 15 ngày để đơn vị cơ hữu Quân đoàn III của ông đánh. Chiến đoàn 52 của Trung tá Ngô Kỳ Dũng (có Tiểu đoàn 1/43 của Đại úy Nguyễn Hữu Tài tăng phái) được lệnh mở cuộc hành quân. Trận chiến kéo dài sang ngày thứ 6, nhưng vẫn chưa thanh toán xong mục tiêu. Lúc Tiểu Đoàn 2/43 vào trận, đáng lý còn 7 ngày nữa, nhưng ông Tướng chỉ cho cậu 5 ngày, là ông ấy đã bớt đi 2 ngày!”
Vào một ngày cuối năm 1974, trong một dịp nghỉ phép cuối tuần, Thiếu tá Đào, thuộc Lữ đoàn 3 Kỵ binh, đang theo học khóa Thiết giáp Cao cấp tại trường Thiết giáp Long Thành, ghé thăm tôi tại đơn vị, đang dừng quân ở Trảng Bom, Biên Hòa. Trước đây Đào là Đại úy Chi đoàn trưởng, Chi đoàn Thiết quân vận M.113 của Thiết đoàn 5, thường sát cánh cùng với Tiểu đoàn 2/43 của tôi trong mỗi cuộc hành quân nhổ chốt. Đã tạo nhiều chiến thắng lẫy lừng, đó là các cuộc hành quân giải tỏa ngả ba Dầu Giây, Phương Lâm, Cẩm Mỹ,… khi Hiệp định Paris năm 1973 có hiệu lực, mà VC vẫn giành dân lấn đất. Đơn vị của Đào cũng có tham dự trận đánh Bố Lá hồi tháng 8 năm 1973. Đào cho biết khi học bài chiến thuật “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”, phần tài liệu, anh đã được xem phim trận đánh điển hình áp dụng “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”. Đó là trận Bố Lá, mà Bộ Chỉ huy Thiết giáp đã cho diễn tập lại, quay phim, để làm tài liệu huấn luyện.
Vào một ngày cuối năm 1974, trong một dịp nghỉ phép cuối tuần, Thiếu tá Đào, thuộc Lữ đoàn 3 Kỵ binh, đang theo học khóa Thiết giáp Cao cấp tại trường Thiết giáp Long Thành, ghé thăm tôi tại đơn vị, đang dừng quân ở Trảng Bom, Biên Hòa. Trước đây Đào là Đại úy Chi đoàn trưởng, Chi đoàn Thiết quân vận M.113 của Thiết đoàn 5, thường sát cánh cùng với Tiểu đoàn 2/43 của tôi trong mỗi cuộc hành quân nhổ chốt. Đã tạo nhiều chiến thắng lẫy lừng, đó là các cuộc hành quân giải tỏa ngả ba Dầu Giây, Phương Lâm, Cẩm Mỹ,… khi Hiệp định Paris năm 1973 có hiệu lực, mà VC vẫn giành dân lấn đất. Đơn vị của Đào cũng có tham dự trận đánh Bố Lá hồi tháng 8 năm 1973. Đào cho biết khi học bài chiến thuật “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”, phần tài liệu, anh đã được xem phim trận đánh điển hình áp dụng “Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp”. Đó là trận Bố Lá, mà Bộ Chỉ huy Thiết giáp đã cho diễn tập lại, quay phim, để làm tài liệu huấn luyện.
Vào lúc quá trưa ngày N+4, Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18BB của Đại úy Nguyễn Hữu Chế và Chi đoàn 3/15 Thiết kỵ, Thiết đoàn 15 Kỵ Binh, Lữ đoàn III Xung kích của Đại úy Nguyễn Thường Hưởng, đã sẵn sàng vượt tuyến xung phong dứt điểm mục tiêu. Đó là cụm kiềng chốt cuối cùng, rất kiên cố, do một đại đội của Trung đoàn 165/CSBV cố thủ từ nhiều ngày qua. Đơn vị đã đổ nhiều xương máu, nhưng vẫn chưa nhổ được. Hôm nay là ngày thứ 5 của cuộc hành quân giải tỏa, kỳ hạn chót để đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không xong, đơn vị phải lui về tuyến sau để đơn vị khác vào thay thế.
Từ sáng sớm, không quân và pháo binh thay nhau đánh phá mục tiêu. Đó là khu rừng chồi sát đường, nối tiếp cánh rừng rậm về hướng Đông, nơi các đơn vị thuộc Trung đoàn 165, Công trường 7/CSBV đang bám trụ. Khi lệnh tấn công bắt đầu, phi cơ chiến đấu chuyển hướng tấn công vào Bộ chỉ huy và cơ sở hậu cần của Cộng quân nằm sâu bên trong. Pháo binh được lệnh tác xạ hủy diệt cụm kiềng chốt trên mặt đường. Khi giờ G tấn công bắt đầu, sẽ chuyển xạ xa dần theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
Đoàn thiết vận xa M.113 dũng mãnh hơn 20 chiếc băng rừng, vừa tiến vừa bắn, gầm rú lao thẳng vào mục tiêu. Theo sau những bánh xe xích là các chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43BB. Những khẩu đại liên 50, 30, đại bác 106ly trên pháo tháp thi nhau nhả đạn, hòa cùng tiếng la hét xung phong rền trời của các chiến sĩ bộ binh. Họ là đơn vị mang khăn quàng màu tím, đơn vị đã từng làm khiếp vía cộng quân trên chiến trường An Lộc hồi mùa hè đỏ lửa 1972. Theo cung từ của nhiều tù binh bắt được tại trận, chúng gọi TĐ2/43 và TĐ3/43 của Thiếu tá Lê Thành Quang (K.16 Võ Bị) là 2 đơn vị tên lửa, vì đã xử dụng nhiều hỏa tiễn M.72 mỗi lần xung trận. Họ là những chiến sĩ QLVNCH anh hùng. Họ xem thường hiểm nguy, một lòng trung trinh báo quốc, ra đi không mong hẹn ngày về, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Nhưng họ không giống như bọn cán binh cộng sản chỉ biết lao vào chỗ chết như những con thiêu thân trước ánh đèn, vì “Bác” vì “Đảng”. Người lính QLVNCH không hy sinh mù quáng. Họ sẵn sàng vì dân trừ bạo, vì nước hy sinh, nhưng với ý thức tự do.
Từ sáng sớm, không quân và pháo binh thay nhau đánh phá mục tiêu. Đó là khu rừng chồi sát đường, nối tiếp cánh rừng rậm về hướng Đông, nơi các đơn vị thuộc Trung đoàn 165, Công trường 7/CSBV đang bám trụ. Khi lệnh tấn công bắt đầu, phi cơ chiến đấu chuyển hướng tấn công vào Bộ chỉ huy và cơ sở hậu cần của Cộng quân nằm sâu bên trong. Pháo binh được lệnh tác xạ hủy diệt cụm kiềng chốt trên mặt đường. Khi giờ G tấn công bắt đầu, sẽ chuyển xạ xa dần theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
Đoàn thiết vận xa M.113 dũng mãnh hơn 20 chiếc băng rừng, vừa tiến vừa bắn, gầm rú lao thẳng vào mục tiêu. Theo sau những bánh xe xích là các chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43BB. Những khẩu đại liên 50, 30, đại bác 106ly trên pháo tháp thi nhau nhả đạn, hòa cùng tiếng la hét xung phong rền trời của các chiến sĩ bộ binh. Họ là đơn vị mang khăn quàng màu tím, đơn vị đã từng làm khiếp vía cộng quân trên chiến trường An Lộc hồi mùa hè đỏ lửa 1972. Theo cung từ của nhiều tù binh bắt được tại trận, chúng gọi TĐ2/43 và TĐ3/43 của Thiếu tá Lê Thành Quang (K.16 Võ Bị) là 2 đơn vị tên lửa, vì đã xử dụng nhiều hỏa tiễn M.72 mỗi lần xung trận. Họ là những chiến sĩ QLVNCH anh hùng. Họ xem thường hiểm nguy, một lòng trung trinh báo quốc, ra đi không mong hẹn ngày về, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Nhưng họ không giống như bọn cán binh cộng sản chỉ biết lao vào chỗ chết như những con thiêu thân trước ánh đèn, vì “Bác” vì “Đảng”. Người lính QLVNCH không hy sinh mù quáng. Họ sẵn sàng vì dân trừ bạo, vì nước hy sinh, nhưng với ý thức tự do.
Một đêm tối trời của tháng tám năm 1973, CSBV tung Trung đoàn 165 cắt đứt đường LTL.1A, con đường nối liền thị xã Phú Cường của tỉnh Bình Dương đi Đồng Xoài của tỉnh Phước Long. Chúng cho 1 Đại đội (quân số lối 50 hay 60 tên) đóng chốt ngay trên mặt đường, tại một thế đất cao, nơi có chiếc xe be màu vàng chết máy. Chúng bố trí một hệ thống kiềng chốt rất kiên cố với nhiều hầm hố địa đạo.
Từ Phú Cường, tỉnh lỵ Bình Dương, theo QL13 đi Bình Long, ta sẽ gặp con đường LTL.1A đi về hướng Đông, qua khỏi Cua Paris, đến Cua Bảng Xanh (địa danh địa phương), con đường đổi hướng về phía Bắc, đi một quảng ngắn là đến Ấp Bố Lá. Địa thế từ thế bằng phẳng, đi lên đoạn đường dốc. Hai bên là những thửa ruộng nhỏ đã gặt xong. Xa hơn về hướng Đông là rừng rậm, hướng Tây là rừng cao su. Nhờ địa thế trống trải, những tên bộ đội trong hệ thống kiềng chốt có tầm quan sát rất rộng, và một xạ trường tốt. Một khẩu thượng liên 12ly7, một đại bác 75ly, vài khẩu B.40 hay B.41 là có thể khống chế đối phương dù có quân số đông gấp nhiều lần, nhưng thất thế vì tiến lên từ vùng đất thấp và trống trải. Hai bên và đằng sau hệ thống kiềng chốt này là các đơn vị yểm trợ cấp Tiểu đoàn. Điểm nóng nhất là chỗ có chiếc xe be màu vàng.
Ngoài cụm kiềng chốt trên mặt đường như những con chốt thí, sâu vào bên trong là hai tiểu đoàn sẵn sàng tiếp ứng. Chúng ẩn núp trong khu rừng chồi lấn ra đến đường. Chúng quyết “tử thủ”. Hầm hố làm theo hình chữ “A”, dùng gỗ cây cao su chụm lại như mái nhà. Hầm này thông với hầm kia bằng một giao thông hào ngắn, có mái che, trong một thế liên hoàn để có thể yểm trợ và kiểm soát lẫn nhau. Loại “kiềng chốt” này rất khó đánh. Theo Nguyễn Đức Phương, tác giả của “CHIẾN TRANH VIỆT NAM toàn tập”, chiến thuật kiềng chốt này do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Đàm Văn Ngụy sử dụng trong trận đánh Hú Mường (Thượng Lào) năm 1960, tại Dak Tô năm 1967, và Tây Ninh - Dầu Tiếng năm 1968. Sau đó được áp dụng tại Tàu Ô, tỉnh Bình Long năm 1972, khi Đàm Văn Ngụy trở thành Sư trưởng Sư 7.
Trung đoàn 165/CSBV chỉ là một đơn vị tầm thường, không có thành tích nào đáng kể. Khi mở cuộc đánh chiếm Bố Lá, chúng được tăng cường một đơn vị pháo hạng nặng, một đơn vị phòng không, và các đơn vị chủ lực VC địa phương quấy phá khắp nơi để phân tán lực lượng quân bạn.
Về phía quân bạn, Chiến đoàn 52 của Trung tá Ngô Kỳ Dũng, thuộc Sư đoàn 18BB, có căn cứ Hành quân tại Phú Lợi, thuộc tỉnh Bình Dương, được chỉ định mở cuộc Hành quân giải tỏa. Lực lượng cơ hữu gồm có 3 Tiểu đoàn tác chiến, Đại đội trinh sát; và Tiểu đoàn 183 Pháo binh Sư đoàn. Chiến đoàn được tăng phái 1 Chi đoàn chiến xa M 48, 1 Chi đoàn thiết vận xa M.113 và Tiểu đoàn 1/43BB.
DIỄN TIẾN TRẬN ĐÁNH
Ngày N:
Trận chiến khai diễn đã hơn 7 ngày, quân địch vẫn bám trụ và giữ chốt. Chúng cố thủ trong những hầm hố và chiến hào vững chắc. Trận tuyến trải dài cả cây số. Quân bạn đã tận dụng hỏa lực phi pháo, liên tục mở nhiều cuộc tấn công. Nhưng tình hình vẫn không khá. Kỳ hạn 15 ngày phải thanh toán xong mục tiêu đã đi qua gần một nửa.
Trận chiến khai diễn đã hơn 7 ngày, quân địch vẫn bám trụ và giữ chốt. Chúng cố thủ trong những hầm hố và chiến hào vững chắc. Trận tuyến trải dài cả cây số. Quân bạn đã tận dụng hỏa lực phi pháo, liên tục mở nhiều cuộc tấn công. Nhưng tình hình vẫn không khá. Kỳ hạn 15 ngày phải thanh toán xong mục tiêu đã đi qua gần một nửa.
Từ Bàu Cá thuộc tỉnh Long Khánh, Tiểu đoàn 2/43 của Đại úy Nguyễn Hữu Chế được lệnh tăng phái Chiến đoàn 52. Trong khi đưa đơn vị vào vùng, Đại úy Chế được Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn cho kỳ hạn trong 5 ngày để dứt điểm mục tiêu.
Đơn vị đổ quân tại cua Bảng Xanh, gần Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Không khí chiến tranh hiện rõ nét. Trên bầu trời, các chiến đấu cơ thay nhau dội bom lên mục tiêu. Các pháo thủ 105ly, 155ly bận rộn trong các ụ súng. Thương binh và tử sĩ được dìu về tuyến sau. Đâu đâu cũng thấy lính và lính. Dân chúng đã tản cư ra xa vùng chiến trận.
Tiểu đoàn được lệnh vào thay Tiểu đoàn 1/52 của Đại úy Cam Phú, đơn vị trực diện đối đầu với quân địch, có nhiệm vụ nhổ chốt. Việc thay quân không phải là dễ dàng trong lúc ta và địch đang ở thế mặt đối mặt, có vị trí trong thế cài răng lược.
Đại đội 1/2 của Trung úy Nguyễn Văn Hào và Đại đội 2/2 của Trung úy Võ Kim Thạch thay quân ở cánh phải con đường. Đại đội 3/2, Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn và các Trung đội Biệt kích tăng phái (các Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn được lệnh thành lập ngoài cấp số, từ khi Tướng Đảo về làm tư lệnh. Những trung đội này thường có quân số trên 40 quân nhân, được chọn lựa trong số những chiến binh can trường nhất và được gởi đi học khóa Viễn thám và Rừng Núi Sình Lầy ngoài Dục Mỹ), thay quân ở cánh trái của con đường. Đây là địa thế trống trải, dễ bị ăn pháo. Trước mặt là những thửa ruộng lúa thấp chỉ còn trơ những gốc rạ vàng úa. Xa hơn về phía Bắc là khu rừng chồi với nhiều hầm hố và chiến hào của cộng quân.
Để thăm dò phản ứng địch, ngay sau khi hoàn tất việc thay quân, các đơn vị được lệnh mở những cuộc tấn công nhỏ. Dù chỉ là những trận đánh thăm dò, cộng quân đã phản ứng dữ dội. Pháo địch đủ loại, từ cối 61, 82 đến cối 120ly từ xa tới tấp rót vào đội hình của đơn vị. Nhưng hỏa lực mạnh nhất là từ cánh rừng phía Đông. Ở khu rừng chồi phía Tây địch phản ứng yếu ớt. Khu rừng chồi không lớn. Qua khỏi khu rừng chồi là rừng cao su.
Ngày N+1:
Sau một đêm dài không ngủ, bị đánh thức bởi những loạt đạn pháo địch, và những cuộc chạm súng lẻ tẻ từ các toán tiền đồn và phục kích.
Sau một đêm dài không ngủ, bị đánh thức bởi những loạt đạn pháo địch, và những cuộc chạm súng lẻ tẻ từ các toán tiền đồn và phục kích.
Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn được điều động thay thế vị trí Đại đội 2/2 của Trung úy Thạch, để cùng với Đại đội 1/2 của Trung úy Hào trách nhiệm giữ trận tuyến ở phía Đông. Hai đơn vị này có nhiệm vụ cầm chân địch, bám giữ vị trí, và liên tục mở những cuộc tấn công giả. Toàn bộ Tiểu đoàn còn lại, được tăng phái 1 Chi đoàn Thiết quân vận, mở cuộc tấn công khu rừng chồi cánh trái, cố gắng bắt tay Tiểu đoàn của Đại úy Hậu thuộc Chiến đoàn 52 đang án ngữ tại khu rừng cao su ở hướng Bắc. Không quân và pháo binh thay nhau trút bom đạn lên đầu giặc, đánh tê liệt mục tiêu. Quân bộ chiến có thiết giáp yểm trợ, vượt nhanh qua cánh đồng, tiến vào khu rừng chồi. Trận chiến diễn ra khốc liệt. Sau một ngày đánh vùi, chịu một số tổn thất, quân bạn đã bám được bìa rừng, tiêu diệt được nhiều VC trong các hầm hố. Đám VC này hầu hết bị trói chân lại với nhau bằng những giây điện thoại Trung Cộng, nên phải chịu chết. Một số cởi được giây trói, tung hầm bỏ chạy về hướng Đông. Nhưng dù sao đơn vị cũng đã thiết lập được đầu cầu. Quân bạn bố trí ngay trên những hầm hố và chiến hào địch vừa chiếm được. Pháo địch không ngớt rót vào quân bạn, đã gây cho ta một số tổn thất. Trước khi trời tối, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn lùi về tuyến sau, tạm đặt trong vòng rào phòng thủ của một đồn Nghĩa quân, cách tuyến đầu lối vài trăm mét. Trong những ngày lửa đạn, các chiến sĩ Nghĩa Quân vẫn kiên trì giữ đồn, sát ngay tuyến địch mà không hề nao núng. Không hổ danh là những “chiến sĩ áo đen anh hùng!”.
Ngày N+2:
Hai đơn vị phía Đông vẫn nằm tại chỗ, giữ vững trận tuyến. Nhiệm vụ của hai đơn vị này vẫn là tổ chức những cuộc tấn công giả hầu đánh lạc hướng và cầm chân địch.
Bước qua ngày thứ ba của trận chiến, Tiểu đoàn được tăng cường thêm 2 Chi đội M.48. Từ sáng sớm, đơn vị đã tổ chức đội hình tấn công. Trận chiến lại diễn ra khốc liệt trong khu rừng chồi. Nhưng VC vẫn lì đòn. Đám nào bị đánh chiếm thì chịu chết, hay tung hầm bỏ chạy. Đám nào chưa bị phát hiện thì vẫn nằm im, hay bắn yểm trợ bằng B.40 hay B.41. Đánh nhau với chúng suốt ngày, vẫn chưa làm chủ được khu rừng, để bắt tay với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu. Cụm kiềng chốt của địch ở trên đường và khu rừng hướng Đông vẫn chưa đụng tới. Tiểu đoàn chỉ xử dụng phi pháo đánh tê liệt mà thôi.
Hai đơn vị phía Đông vẫn nằm tại chỗ, giữ vững trận tuyến. Nhiệm vụ của hai đơn vị này vẫn là tổ chức những cuộc tấn công giả hầu đánh lạc hướng và cầm chân địch.
Bước qua ngày thứ ba của trận chiến, Tiểu đoàn được tăng cường thêm 2 Chi đội M.48. Từ sáng sớm, đơn vị đã tổ chức đội hình tấn công. Trận chiến lại diễn ra khốc liệt trong khu rừng chồi. Nhưng VC vẫn lì đòn. Đám nào bị đánh chiếm thì chịu chết, hay tung hầm bỏ chạy. Đám nào chưa bị phát hiện thì vẫn nằm im, hay bắn yểm trợ bằng B.40 hay B.41. Đánh nhau với chúng suốt ngày, vẫn chưa làm chủ được khu rừng, để bắt tay với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu. Cụm kiềng chốt của địch ở trên đường và khu rừng hướng Đông vẫn chưa đụng tới. Tiểu đoàn chỉ xử dụng phi pháo đánh tê liệt mà thôi.
Ngày N+3:
Tiểu đoàn tiếp tục tổ chức đội hình tấn công. Cường độ pháo của địch vẫn dữ dội, đã gây khá nhiều thương vong cho quân bạn. Đến lúc quá trưa thì quân bạn đã hoàn toàn làm chủ khu rừng. Địch rút chạy về hướng Đông. Đơn vị đã bắt tay được với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu ở hướng Bắc. Nhưng sau ba ngày đánh vùi với VC, quân sĩ quá mệt mỏi. Cần được nghỉ ngơi. Nhưng kỳ hạn 5 ngày sắp hết. Mục tiêu vẫn chưa thanh toán được. Cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc và khu rừng sát đường thì rất kiên cố. Liệu đơn vị có hoàn thành nhiệm vụ được giao phó?
Tiểu đoàn tiếp tục tổ chức đội hình tấn công. Cường độ pháo của địch vẫn dữ dội, đã gây khá nhiều thương vong cho quân bạn. Đến lúc quá trưa thì quân bạn đã hoàn toàn làm chủ khu rừng. Địch rút chạy về hướng Đông. Đơn vị đã bắt tay được với Tiểu đoàn của Đại úy Hậu ở hướng Bắc. Nhưng sau ba ngày đánh vùi với VC, quân sĩ quá mệt mỏi. Cần được nghỉ ngơi. Nhưng kỳ hạn 5 ngày sắp hết. Mục tiêu vẫn chưa thanh toán được. Cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc và khu rừng sát đường thì rất kiên cố. Liệu đơn vị có hoàn thành nhiệm vụ được giao phó?
Ngày N+4:
Hạn kỳ 5 ngày sắp hết. Nhưng Đại úy Chế vẫn tin tưởng đơn vị mình sẽ hoàn tất nhiệm vụ. Đám VC đóng kiềng chốt trên đường, bây giờ đang ở trong thế bị gọng kìm. Chúng chỉ còn lại một hướng thoát thân là khu rừng rậm bất tận ở hướng Đông. Vị Tiểu đoàn trưởng cho mở cuộc hội ý chớp nhoáng với các Đại đội trưởng và Đại úy Hưởng, Chi đoàn trưởng Thiết kỵ. Đại úy Hưởng được yêu cầu cho thiết giáp dàn đội hình hàng ngang (trên 20 chiếc M.113). Bộ binh tiến đàng sau hai bánh xe xích, sẽ được thiết giáp che chở, tránh được các loại đạn bắn thẳng. Khi có lệnh tấn công, tất cả vừa bắn vừa tiến nhanh đến mục tiêu. Không được dừng lại hay co cụm mỗi lần có ai bị thương vong hay xe bị bắn cháy. Đại đội Chỉ huy và Công vụ Tiểu đoàn sẽ lo công việc tản thương. Tất cả vẫn tiếp tục tiến cho đến khi thanh toán xong mục tiêu. Khi máy bay ngưng ném bom thì đoàn quân bắt đầu tiến. Pháo binh sẽ chuyển xạ xa dần theo mức độ của cuộc tiến công. Hai Chi đội M.48 do một Đại úy chỉ huy đậu trên đường, có nhiệm vụ yểm trở cho cánh quân ở phía Đông, sẵn sàng chống trả nếu địch phản công từ khu rừng, không cho chúng đánh cạnh sườn mũi tiến công của ta. Nhiệm vụ chủ yếu của những chiếc M.48 này là sử dụng những khẩu đại bác nòng dài trên pháo tháp trực xạ vào cụm kiềng chốt trước mặt, và cũng chuyển xạ dần dần về hướng Đông theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
Từ sáng sớm phi pháo vẫn liên tục trút bom đạn lên đầu giặc, đặc biệt là cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc, nơi có chiếc xe be màu vàng chết máy.
Hạn kỳ 5 ngày sắp hết. Nhưng Đại úy Chế vẫn tin tưởng đơn vị mình sẽ hoàn tất nhiệm vụ. Đám VC đóng kiềng chốt trên đường, bây giờ đang ở trong thế bị gọng kìm. Chúng chỉ còn lại một hướng thoát thân là khu rừng rậm bất tận ở hướng Đông. Vị Tiểu đoàn trưởng cho mở cuộc hội ý chớp nhoáng với các Đại đội trưởng và Đại úy Hưởng, Chi đoàn trưởng Thiết kỵ. Đại úy Hưởng được yêu cầu cho thiết giáp dàn đội hình hàng ngang (trên 20 chiếc M.113). Bộ binh tiến đàng sau hai bánh xe xích, sẽ được thiết giáp che chở, tránh được các loại đạn bắn thẳng. Khi có lệnh tấn công, tất cả vừa bắn vừa tiến nhanh đến mục tiêu. Không được dừng lại hay co cụm mỗi lần có ai bị thương vong hay xe bị bắn cháy. Đại đội Chỉ huy và Công vụ Tiểu đoàn sẽ lo công việc tản thương. Tất cả vẫn tiếp tục tiến cho đến khi thanh toán xong mục tiêu. Khi máy bay ngưng ném bom thì đoàn quân bắt đầu tiến. Pháo binh sẽ chuyển xạ xa dần theo mức độ của cuộc tiến công. Hai Chi đội M.48 do một Đại úy chỉ huy đậu trên đường, có nhiệm vụ yểm trở cho cánh quân ở phía Đông, sẵn sàng chống trả nếu địch phản công từ khu rừng, không cho chúng đánh cạnh sườn mũi tiến công của ta. Nhiệm vụ chủ yếu của những chiếc M.48 này là sử dụng những khẩu đại bác nòng dài trên pháo tháp trực xạ vào cụm kiềng chốt trước mặt, và cũng chuyển xạ dần dần về hướng Đông theo nhịp độ tiến quân của quân bộ chiến.
Từ sáng sớm phi pháo vẫn liên tục trút bom đạn lên đầu giặc, đặc biệt là cụm kiềng chốt trên đoạn đường dốc, nơi có chiếc xe be màu vàng chết máy.
Trước giờ tấn công, lúc đó là quá trưa ngày N+4, Chiến đoàn điều động Tiểu đoàn của Hậu di chuyển về hướng Nam. Cả khu rừng đầy nghẹt lính, nên là cơ hôi tốt cho VC bắn pháo. Hậu đến bắt tay TĐT 2/43 đang ngồi trên một chiếc M113, đồng thời trao đổi vài tin tức. Vừa lúc đó, một trận mưa pháo dữ dội khởi đi từ khu rừng hướng Đông, bắn vào đội hình tấn công của đơn vị. Pháo đủ loại, nổ dồn dập trên toàn trận tuyến. Vài trái đạn nổ gần, gây một số thương vong, trong đó có Hậu và vị TĐT. Hậu bị một mảnh đạn ghim vào tay, máu chảy lênh láng, phải tản thương ngay. Đại úy Chế bị xây xát nhẹ, vết thương rỉ máu, nhưng vẫn có thể tiếp tục chiến đấu. Đợi cho đoàn quân của Hậu qua khỏi, lệnh tấn công bắt đầu. Lúc này máy bay đã chuyển mục tiêu ra khu rừng phía Đông. Pháo binh vẫn tiếp tục, nhưng chuyển xạ dần dần vào khu rừng trước mặt. Trong lúc đó, các chiến xa M.48 đậu trên đường, bắt đầu tác xạ vào mục tiêu. Súng nổ dồn dập: M.16 của bộ binh, đại liên 30, 50, đại bác 106ly của thiết vận xa, đại bác nòng dài của chiến xa, pháo binh từ xa liên tục rót lên đầu giặc. Địch không dám ngóc đầu dậy. Hầu hết súng của chúng bắn lên bầu trời xanh! Chỉ một ít dám bắn thẳng vào quân bạn. Nhưng không một tên nào bỏ chạy! Chúng không sợ chết? Thật ra thì chúng không thể nào chạy được. Không bỏ chạy không phải vì tính anh hùng can đảm, mà vì tất cả bọn chúng đều bị trói chân lại với nhau, và buộc vào thành hầm! Chúng phải nằm chết tại chỗ, vì “Bác Hồ” và “Đảng Cộng sản” ác ôn của chúng. Những cán binh cộng sản trước khi nhắm mắt lìa đời đều thốt lên: “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất”.
Từ tuyến xuất phát đến mục tiêu, khoảng cách chỉ vài trăm mét. Mục tiêu ở ngay trước mặt. Những tay xạ thủ B.40 và B.41 của địch quân chỉ kịp bắn được một phát đạn, chưa kịp lắp viên đạn thứ hai thì xe thiết giáp đã đậu ngay trên đầu. Tiếng xe gầm rú, bánh xích cà qua, cà lại trên nóc hầm. Các chiến sĩ TĐ2/43 nhanh chóng tung lựu đạn xuống hầm. Tiếng nổ chát chúa của lựu đạn M.26, âm thanh giòn giã của M.16, hòa cùng tiếng gầm rú của thiết giáp, làm hưng phấn quân bạn. VC không có lối thoát đành phải chết dí thảm thiết. Có trên 10 hầm hố, bên trên mỗi hầm là một chiếc M.113 đậu ngay trên nóc. Những chiến binh không có nhiệm vụ nhổ chốt, dưới sự yểm trợ hỏa lực trực tiếp của thiết giáp, tiến sâu vào cánh rừng trước mặt, tiếp tục truy kích bọn tàn quân trong cụm rừng đang tháo chạy. Chúng như đàn ong vở tổ, chạy bán sống bán chết, hớt ha hớt hãi, lủi sâu vào khu rừng phía Đông. Nhưng trước mặt chúng là hàng rào hỏa lực của pháo binh đang dồn dập bắn chặn. Đại đội 1 và Trung đội Biệt kích Tiểu đoàn bố trí ở tuyến hướng Đông cũng rời chiến hào, thừa thắng xông lên truy kích địch. Trước khi trời tối, đơn vị tấn công đã hoàn toàn làm chủ trận địa. Xác địch la liệt, vũ khí ngổn ngang khắp khu rừng hoang lạnh. Tại điểm nóng trên đường, nơi có 4 cụm chốt, gồm hơn 10 hầm đang được các chiến sĩ Tiểu đoàn 2/43 đào xới. Tất cả bọn chúng đều bị trói chân, dính chùm vào nhau bằng những sợi dây điện thoại Trung cộng. Sau một hồi khai quật, đã đếm được hơn 50 xác “Bội đội cụ Hồ”, hầu hết có xâm hàng chữ trên cánh tay “Sinh Bắc Tử Nam”. Thương thay một thế hệ trẻ miền Bắc đang bị bọn cầm quyền Bắc Bộ Phủ tàn bạo, hiếu chiến, xua vào những lò thiêu thân ở miền Nam. “Mẹ Việt Nam rất đau buồn khi có những đứa con “Sinh Bắc tử Nam”.
Lúc đó là 5 giờ chiều ngày N+4, tức là vừa đúng 5 ngày mà Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo hạn định cho đơn vị phải hoàn tất nhiệm vụ:
“Trình Hằng Minh, con đường đã được khai thông kể từ giờ phút này”.
Được tin thắng trận, Trung tá Chiến đoàn trưởng 52 Ngô Kỳ Dũng và Bộ tham mưu của ông tức tốc đến ngay điểm nóng, nơi mà chỉ nửa giờ trước đây còn là cụm kiềng chốt kiên cố của cộng quân. Ngay sáng sớm ngày hôm sau, Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã bay đến thăm đơn vị. Vừa từ trực thăng buớc xuống, ông liền ôm chầm Đại úy Chế, vỗ về và cho lệnh:
“Lối một tiếng nữa sẽ có đoàn xe đến đưa Tiểu đoàn 2/43 ra Long Hải. Tôi cho Tiểu đoàn chú tham dự khóa Huấn luyện Bổ túc Đơn vị. Nhưng thật ra là cho đơn vị chú có thời gian nghỉ ngơi. Lệnh cho Ban 1 lập danh sách các quân nhân hữu công. Riêng chú, được thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên cấp Thiếu tá.”
“Lối một tiếng nữa sẽ có đoàn xe đến đưa Tiểu đoàn 2/43 ra Long Hải. Tôi cho Tiểu đoàn chú tham dự khóa Huấn luyện Bổ túc Đơn vị. Nhưng thật ra là cho đơn vị chú có thời gian nghỉ ngơi. Lệnh cho Ban 1 lập danh sách các quân nhân hữu công. Riêng chú, được thăng cấp đặc cách tại mặt trận lên cấp Thiếu tá.”
Trung đoàn 165/CSBV hoàn toàn thảm bại. Chúng đã thua. Chúng không thể ngoan cố “chịu đấm ăn xôi” mãi được nữa. Chúng đành phải rút sâu vào rừng, vào mật khu. Chúng cần một thời gian “rèn cán chỉnh quân”. Lối nửa năm sau, khi vừa “tái xuất giang hồ”, chúng lại đụng phải Tiểu đoàn 2/43 tại mặt trận Thái Hưng. Cũng như lần đầu gặp gỡ , lần thứ hai này chúng cũng đại bại, sau hơn một tuần lễ xâm nhập và chiếm đóng xã Thái Hưng thuộc quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa. Có lẽ tên thủ trưởng đơn vị này phải ngâm nga câu thơ của cụ Nguyễn Du:
“Người đâu gặp gỡ làm chi”
để rồi:
“Đánh nhau chẵng đặng, đành chuồn về rừng sâu!”
“Người đâu gặp gỡ làm chi”
để rồi:
“Đánh nhau chẵng đặng, đành chuồn về rừng sâu!”
Lần tái xuất giang hồ trước khi cuộc chiến chấm dứt, Trung đoàn 165, cùng với Trung đoàn 141 và 209 của Sư đoàn 7/CSBV thuộc Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm, trách nhiệm mũi tấn công vào Xuân Lộc từ hướng Đông. Đơn vị này được yểm trợ bởi 8 xe tăng T.54, nhưng mũi tiến công của chúng đã bị chận đứng ngay từ vòng ngoài của tuyến phòng ngự. Những chiếc tăng T.54 bị trúng mìn chống chiến xa, hay bị lún sình. Một vài toán bộ đội phá được hàng rào kẽm gai tiến vào, chúng đã đụng phải các chiến binh Chiến đoàn 43 của Đại tá Lê Xuân Hiếu chờ sẵn. Một lần nữa, Trung đoàn này lại thảm bại. Nhưng chúng ở trong phe thắng trận, và quân sử của chúng tha hồ mà vẽ rắn thêm chân. Lịch sử là lịch sử được viết lại theo cách nhìn của kẻ thắng trận!
Con đường đã được giải tỏa, đoạn đường huyết mạch đi Phú Giáo, Đồng Xoài và Phước Long đã được khai thông. Ngay lần ra quân đầu tiên để mở đầu cho chiến dịch Thu – Đông của quân CSBV đã bị bẻ gãy. Người dân tại lãnh thổ Vùng 3 Chiến thuật tạm thời được sống yên ổn. Nhưng rồi cuộc chiến vẫn tiếp tục với mức độ mỗi ngày một tàn khốc hơn, mặc dù Hiệp định đình chiến Paris 1973 đã được chúng long trọng ký kết mới hơn nửa năm.
“Đừng nghe những gì Việt cộng nói,
Hãy nhìn những gì Việt cộng làm!”
(Lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)
Hãy nhìn những gì Việt cộng làm!”
(Lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)
Michigan, Mùa tuyết rơi năm Canh Dần 2010.
BẢO ĐỊNH
BẢO ĐỊNH
No comments:
Post a Comment