Máy in 3D "đúc" xương hàm cho cụ bà 83 tuổi
Nguồn : https://www.khoahoc.mobi/may-in-3d-duc-xuong-ham-cho-cu-ba-83-tuoi-34348.html
Một cụ bà 83 tuổi người Bỉ vừa được công bố là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được “đúc” toàn bộ bộ hàm mới nhờ máy in xương công nghệ 3D, có thể nhai, nói và thở bình thường trở lại ngay sau phẫu thuật.
Theo News Sientist, bộ hàm bột Titan in laze này giống y hệt bộ hàm cũ. Trước đó, hàm dưới của cụ đã bị hỏng hoàn toàn do chứng viêm xương tủy. Ca phẫu thuật được tiến hành vào tháng 6 năm 2011 nhưng kết quả chỉ vừa được công bố mới đây.
Thành tựu y học này là kết quả cộng tác của các nhà khoa học Bỉ, Hà lan và một xưởng công ty công nghệ sinh học Layerwise ở Bỉ, chuyên về “đúc” các mô cấy chân răng và các mô cấy xương sống và xương mặt.
Cụ bà 83 tuổi người Bỉ là người đầu tiên trên thế giới được cấy
một bộ hàm Titan đúc từ máy in công nghệ 3D. (Ảnh: Gizmag)
Trưởng ca phẫu thuật, bác sỹ Jules Poukens, Viện nghiên cứu Y sinh Biomed thuộc Đại học Hasselt, Bỉ cho biết: “Đây là ca phẫu thuật “trồng” toàn bộ hàm dưới cho riêng một bệnh nhân đầu tiên trên thế giới”.
Để có được bộ hàm mới, các bác sỹ tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI scan) xương hàm ốm của bệnh nhân để lấy hình dạng chuẩn, sau đó họ đưa lát chụp này lên máy đúc laze. Máy in công nghệ 3D nấu chảy các phân tử Titan rồi đổ chúng theo từng lớp tới khi hoàn thành việc tái tạo một bộ khung xương mới. Cuối cùng chiếc xương hàm được tráng một lớp sứ tương thích sinh học.
Poukens giải thích thêm, mẫu xương hàm mới hoàn toàn không có chi tiết thừa; thậm chí nó có cả những chỗ trũng và hố xương giúp xương hàm và cơ miệng tăng gắn kết, đồng thời nó cũng có những ống nhỏ cho phép dây thần kinh hàm dưới luồn qua và nhiều kết cấu phức tạp khác.
Sau khi có khung xương mới, các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cấy ghép vào mặt bệnh nhân. Ca cấy ghép mất 4 tiếng, chỉ bằng 1/5 thời gian thực hiện ca phẫu thuật tái tạo.
Thậm chí, nhóm nghiên cứu đã tỏ ra rất ngạc nhiên với thành công của nó. “Gần như ngay sau khi tỉnh dậy từ ca phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể nói được một số từ, và ngày sau đó đã có thể nói chuyện và nhai nuốt bình thường trở lại”, bác sỹ Poukens cho biết.
Đây chỉ là bước khởi đầu, Giám đốc công ty Layserwise, Peter Mercelis khẳng định. “Phẫu thuật cấy ghép các bộ phận ứng riêng một bệnh nhân có tiềm năng ứng dụng rộng rãi hơn nhiều so với cấy xương thật từ người khác trong tương lai”. Các máy in công nghệ 3D có thể đúc được nhiều lớp vật liệu chỉ dày vài micro mét, và có thể đúc các nội tạng từ bất cứ vật liệu gì.
Hiện các nghiên cứu viên đang tìm hiểu phương pháp in mô da cho các bệnh nhân bị bỏng – và làm thế nào để “đúc” được mọi cơ quan trên cơ thể người chuẩn y hệt từ những tế bào gốc.
Tham khảo thêm
- Máy in 3D "đúc" xương hàm cho cụ bà 83 tuổi
- Bí ẩn bộ xương hàm 1000 tuổi bên bờ biển
- Rùa biển được cấy hàm 3D
- Cụ bà 121 tuổi lập kỷ lục người cao tuổi nhất Việt Nam
- Video: Cách thức hoạt động của máy đùn sợi "Lyman Filament Extruder II
- Autodesk chuẩn bị ra máy in 3D
- Foodini - Máy in 3D giúp bạn "in" thức ăn tươi ngon
- Ông lão 83 tuổi và phát minh in ấn 3D giá rẻ
- Chuyện lạ: Cụ bà Ấn Độ 70 tuổi sinh con đầu lòng
- Phẫu thuật cấy ghép đốt sống cổ bằng công nghệ in 3D đầu tiên đã thành công
Bài viết Công nghệ mới khác
No comments:
Post a Comment