LINH MỤC NGUYỄN LẠC HÓA .
Nguồn : http://anhxua.com/album/cha-nguyen-lac-hoa-va-lang-binh-hung_419.html
Trong một tổ chức, một hội đoàn, một làng xã, hay một nước đang trong thời kỳ thay đổi hoặc đang bị biến cố khủng hoảng, nếu người lãnh đạo là một người có kinh nghiệm, khôn ngoan, biết thế nào là lợi ích cho dân, có uy tín thu hút dân (charisma), và có tài lãnh đạo thì hội đoàn, hoặc tổ chức, hoặc đất nước được phát triển và vương lên. Câu chuyện của album này dạy cho ta một bài học điển hình về sự lãnh đạo của một tu sĩ người Hoa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhờ tài lãnh đạo của người “tu sĩ chiến đấu” (a fighting priest) này mà một làng được dựng lên giữa nơi sình lầy, nằm ngay giữa lãnh thổ của phía thù địch, mà lại phát triển mạnh mẽ. Báo chí Tây Phương đặt tên làng này là “một làng không chịu chết” (a village that refused to die).
Cha Nguyễn Lạc Hóa và Làng Bình Hưng
Cha Augustine Nguyễn Lạc Hóa là một tu sĩ Công Giáo người Hoa gốc Quảng Đông. Cha sinh ngày 18 tháng 8 năm 1908 tại một làng bên nước Trung Hoa gần biên giới Việt Nam và vịnh Bắc Bộ. Tên tiếng Quảng Đông của cha Hóa là Yun Loc Fa, hoặc tiếng Quan Thoại thì gọi là Yuan Lo-Hua. Sau một thời gian tu học tại Penang, Mã Lai Á, cha Hua được thụ phong linh mục tại Hồng Kông vào năm 1935. Khi chiến tranh chống Phát Xít Nhật bùng nổ, cha Hua bị động viên và phải ngưng làm tu sĩ để tham gia chiến tranh với chức Thiếu Úy chỉ huy một toán du kích trong quân đội của Tưởng Giới Thạch. Khi Nhật đầu hàng thì cha Hua được thăng chức Thiếu Tá. Trong cuộc nội chiến giữa phía Cộng Sản dưới Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng dưới Tưởng Giới Thạch, cha Hua được thăng chức Trung Tá, nhưng chưa được chức thực thụ thì phía Quốc Dân Đảng bắt đầu thua cuộc và quân đội tan rã. Cha Hóa lấy cơ hội đó để từ chức và về quê tiếp tục cuộc đời tu sĩ. Sau đó, cha bị phía CS bắt bỏ tù với tội phản động vì lúc đó Mao đã bắt đầu đưa ra chính sách sở hữu hoá các tôn giáo, và muốn ly khai giáo hội Công Giáo ra khỏi Vatican.
Sau một năm tù, cha Hua với sự giúp đở của một số giáo dân đã trốn bằng thuyền tới Hải Ninh, Bắc Việt Nam vào năm 1950. Tại Việt Nam, cha lấy tên Việt là Nguyễn Lạc Hóa và bắt đầu vận động để giúp các tín đồ Công Giáo bên Trung Hoa trốn sang Việt Nam. Sau 6 tháng, cha Hóa đã giúp được tổng cộng 450 gia đình, tức 2174 giáo dân người Hoa tới Việt Nam. Khi nhóm Việt Minh bắt đầu bành trướng và hoạt động mạnh với sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, cha và đa số giáo dân của cha khoảng 2100 người rời Việt Nam sang Cam Bốt và tái định cư tại Snoul, tỉnh Kratie. Sau 7 năm sống tại đó, chính quyền Cam Bốt bắt đầu chính sách trung lập chính trị và công nhận Trung Hoa nằm dưới quyền của Cộng Sản và Mao Trạch Đông. Sợ rằng giáo dân của cha có thể sẽ bị trả về Trung Hoa, cha Hóa bắt đầu tìm đường sang miền Nam Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ vào năm 1958 giữa cha và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do sự dàn xếp của một người bạn tên là Bernard Yoh, TT Diệm quyết định giúp cha Hóa và giáo dân của cha tái định cư.
TT Diệm cho cha Hóa chọn ba chổ để định cư. Cha chọn nơi có nhiều đất trống để khai thác và dễ trồng trọt lúa gạo vì vùng đất phì nhiều và nhiều nước, đó là vùng Cà Mau, tỉnh An Xuyên. Nhưng vùng này cũng được coi là nơi nguy hiểm nhất trong ba chổ để chọn, vì sau khi ký hiệp định Geneve 1954, Việt Minh đã chọn vùng Cà Mau làm nơi tập kết quân du kích và đã lưu trữ nhiều vũ khí và đạn dược tại đó. Với sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn và sau 3 tháng lao động cực khổ ngày đêm đắp đất cho cao để xây làng, cha Hóa và giáo dân đã hoàn tất được 200 căn nhà và đặt tên làng là Bình Hưng, để biểu hiệu sự san bằng đất sình lầy và xây cất một nơi có thể sinh sống. Với kinh nghiệm của một cựu quân nhân đã từng tham chiến, cha Hóa thiết kế làng theo hình vuông để dễ phòng thủ, và xây một lạch nước xuyên qua giữa làng với một cây cầu để dân có thể đi qua đi lại dễ dàng. Cha chia dân làng thành những toán dân tự vệ nhỏ với mỗi toán gồm 5 người canh gát từng khu làng.
Lúc đầu Việt Cộng để yên, nhưng sau khi thấy làng đã xây cất xong và làm lễ khánh thành với cờ vàng ba sọc đỏ, họ bắt đầu gửi những toán nhỏ đến làng để vừa tuyền truyền chiêu dụ vừa quấy nhiễu. Lúc đầu dân làng chỉ có dao và chọc nhọn bằng gỗ, nhưng vẫn đẩy lui được những toán Việt Cộng này vì một số dân làng đã từng có kinh nghiệm đi lính bên Trung Hoa trong thời chống Phát Xít Nhật, và biết cách đánh xáp lá cà dùng dao và chọc nhọn. Sau những vụ quấy nhiễu như thế, chính quyền Sài Gòn bắt đầu cấp vũ khí. Mới đầu là 6 quả lựu đạn và 12 khẩu súng trường củ, rồi sau thêm 50 khẩu súng trường, hai súng trung liên, và 7 súng tiểu liên. Ngoài ra, cha Hóa và dân làng cũng bắt đầu giao tế với các làng người Việt lân cận để vừa tương trợ lẫn nhau và vừa trao đổi tin tức khi bị du kích Việt Cộng tấn công. Trong suốt năm 1960, làng thường bị tấn công và bị bắn tỉa bởi Việt Cộng. Nhưng với tù binh bắt được, làng đã xây một tường đất bao quanh làng với chòi canh gác để giúp bảo vệ làng. Chính quyền Sài Gòn cũng cung cấp thêm 50 súng trường Lebel của Pháp, và 120 khẩu súng Springfield đã tịch thu được từ nhóm Bình Xuyên. Với đạn dược còn thiếu, Bernard Yoh cho cha Hóa một máy ráp đạn cũ mà ông đã thường dùng để làm đạn đi săn bắn, để làng Bình Hưng tạm thời tự làm đạn lấy. Dùng kinh nghiệm chiến đấu, cha Hoá không muốn chờ cho kẻ thù địch tấn công mình, nên đã truyền lịnh dân tự vệ làng phải chia toán đi tuần hành hằng ngày để tìm du kích Việt Cộng rồi tiêu diệt.
Ngày 3 tháng giêng năm 1961, một lực lượng Việt Cộng khoảng 400 người tấn công một toán 90 người dân tự vệ của làng Bình Hưng. Trận đánh gồm những cuộc phục kích qua lại giữa hai bên. Sau 3 ngày, lực lượng Việt Cộng đã bị tổn thất với 172 người bị giết. Trong trận đánh này, Chuẩn Tướng Không Quân Mỹ Edward Lansdale có viếng thăm làng Bình Hưng và đã làm một bài tường trình ca ngợi thành tích chiến đấu của dân làng. Sau đó, TT Diệm đã cho phép Mỹ viện trợ thêm quân sự và vật liệu để giúp dân làng củng cố phòng thủ với đầy đủ vũ khí, đạn, thuốc men, và thức phẩm. Tháng 6 năm 1961, dân tự vệ làng Bình Hưng chính thức được chính quyền Sài Gòn chấp nhận là Nhóm Nhân Dân Tự Vệ 1001, và cho hợp vào quân đội VNCH. Cha Hóa từ chối không nhận chức vụ và lương bỗng của một sĩ quan chỉ huy, nhưng cha tình nguyện làm người chỉ huy quân đội vô chức vụ. Cha Hoá cũng đề nghị và TT Diệm đồng ý đổi tên nhóm từ Nhân Dân Tự Vệ 1001 thành lực lượng Hải Yến (Sea Swallow), vì mầu trắng đen của loài chim này tương tự áo đen của tu sĩ với cổ trắng, và loài chim này giúp nhà nông bằng cách ăn những sâu bọ phá mùa màng. Trước khi chấp nhận trách nhiệm chỉ huy quân đội, cha Hoá đã tham khảo ý kiến Bề Trên của cha. Mặc dầu, Đức Giám Mục không cho phép nhưng vì thấy sự sống còn của làng lệ thuộc vào sự lãnh đạo và kinh nghiệm quân sự của cha, Đức Giám Mục làm ngơ để cha Hoá lãnh trách nhiệm này.
Ban đầu vào năm 1959, TT Diệm đã trực tiếp dùng quỹ riêng để trả một ít lương cho lực lượng 180 dân tự vệ, nhưng lương bỗng bắt đầu được trả chính thức cho lực lượng 300 dân tự vệ vào năm 1961 với khoảng $12 đô mỗi người một tháng. Sĩ quan hoặc lính đều được trả lương bằng nhau. Ngoài ra cha Hóa cũng dùng quỹ riêng của cha để trả thêm 40 dân tự vệ khác. Những thành phần mới tham gia lực lượng và còn đang huấn luyện thì chỉ được cung cấp thực phẩm mà thôi. Tổng cộng, lực lượng nhân dân tự vệ Hải Yến của làng Bình Hưng có 340 người, với thêm 80 người mới tham gia và đang học tập. Ngoài ra, để giúp cho dân làng sinh sống và có áo quần để mặc, cha Hóa và người bạn Bernard Yoh đã phải vay nợ cá nhân lên tới hơn $100 ngàn đô vào giữa năm 1961. Sau khi được yểm trợ tài chánh khá hơn, cha Hóa bắt đầu đi khắp miền Nam để chiêu dụ thêm lính cho làng. Mặc dầu cha đã báo trước cuộc sống mới sẽ có nhiều vụ tham chiến, với lương ít ỏi, và có thể nguy hiểm tới tính mạng, khoảng 242 người dân Thượng tình nguyện tham gia cùng với và một đại đội gồm 132 người Nùng. Sau này, theo tài liệu mật thì nhóm người Nùng này thật ra là những cựu chiến binh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Vừa là một người lãnh đạo quân sự mang nón sắt, vừa là một ông cha mang áo dòng, cha Hóa đã dựng lên một lực lượng võ trang chống du kích rất hữu hiệu. Kế hoạch quân sự của cha là trận chiến không thể thắng nếu chỉ thụ động chờ địch thù tới, mà phải mang chiến tranh tới địch thủ của mình. Nhóm Hải Yến đi tuần hành hàng ngày hàng đêm bất cứ thời tiết nào, để tìm Việt Cộng và phục kích. Một hệ thống tình báo với sự giúp đở đưa tin tức của những nhà nông người Việt lân cận và một số gián điệp nằm vùng giúp báo trước những hoạt động và di chuyển của phía Việt Cộng trong vùng.
Với Bernard Yoh vận động không ngừng các hội đoàn từ thiện và chính quyền tại Sài Gòn để giúp đở về quân sự, thuốc men, sửa, bột và dầu nấu ăn, làng đã phát triển gấp 4 lần trong vòng hai năm từ khi được dựng lên, với số dân tị nạn người Hoa và người Việt bắt đầu dọn về để sống dưới sự lãnh đạo của cha Hóa. Đối với một nhà báo nước ngoài tới thăm làng vào tháng giêng năm 1962, cảnh làng và các ấp chung quanh của Biệt Khu Hải Yến nhìn có vẽ khó phòng thủ và thường bị Việt Cộng quấy nhiễu, nhưng cha Hóa lúc nào cũng có tự tin, lính phòng thủ ai cũng vui vẻ mặc dầu phải đương đầu với cái chết hàng ngày bất cứ lúc nào, và dân làng có vẽ mãn nguyện. Những yếu tố này đã làm cho làng Bình Hưng khác hẳn với những làng xã khác trên khắp miền Nam Việt Nam. Với tiếng tăm chiến đấu không sợ chết ngay giữa lòng địch, trực thăng bắt đầu chở các khách quan và nhà báo tới viếng thăm thường xuyên, cha Hóa bắt đầu tạo một nhóm 56 lính vệ binh danh dự để đón khách quan trọng tới thăm làng. Người ngoài được chứng kiến một lực lượng tự vệ chỉ trong vòng một năm đã phát triển từ 340 dân tự vệ nay tới 500 lính mặc đồng phục khaki, rất có kỷ luật, trang bị với súng trường M1 hoặc Carbine. Họ chào nhau bằng cách chào của hướng đạo với ba ngón tay giữa. Ngoài ra có một số nữ ý tá thường đi theo tuần hành với lính Hải Yến. Tất cả đều có tinh thần đồng đội cao và can đảm để chiến đấu. Khi hỏi tại sao những người lính này lại muốn tình nguyện cho một cuộc sống cực khổ và nguy hiểm như thế, cha Hoá trả lời, “Con người sinh ra với mục đích là để làm một cái gì đó” (Man was born to do something).
Cha Hóa thường nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để chống du kích là tấn công khi địch thủ còn đang tập trung, vì lúc đó địch thủ đang thiếu tổ chức và dễ bị đánh. Cha Hóa khoe rằng những hoạt động của Việt Cộng quanh vùng lân cận của làng đã gần như bị dẹp tắt bởi lính của làng Bình Hưng. Cha cũng nói lực lượng Hải Yến của cha đã lên tới 1 ngàn người, trong số này có 600 người là cựu chiến binh trong phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch với nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống Phát Xít Nhật và Cộng Sản Trung Quốc. Hai năm vừa qua, lực lượng Hải Yến mất chỉ 27 người trong khi phía Việt Cộng có khoảng 500 người bị giết. Đa số những tổn thất của nhóm Hải Yến là do mìn và bẫy chống cá nhân. Cha Hóa rất thỏa mãn khi nghe tin cấp lãnh đạo Cộng Sản đã không hài lòng với hoạt động của Việt Cộng trong vùng và đã quyết định tăng cường lực lượng của họ với những lính du kích từ nơi khác. Ngày hôm trước, lực lượng của cha đã tham chiến với một nhóm từ vùng khác tới, nhưng cha tin rằng nhóm Hải Yến của cha sẽ giết hoặc bắt làm tù binh những nhóm Việt Cộng đó.
Tù binh Việt Cộng được chứa trong một căn nhà dài không có cửa sổ. Với một khu riêng chứa khoảng 40 lính Cộng Sản cứng đầu và nguy hiểm nhất, và số 108 còn lại chỉ dùng căn nhà này để ngủ ban đêm và ban ngày họ phải làm việc ngoài đồng 5 tiếng mỗi ngày và 2 tiếng phải học tập về sự thật của Cộng Sản, thế nào là dân chủ và tự do. Đa số những tù binh này chỉ là những người làm nông không biết gì về chủ nghiã chính trị như Cộng Sản hoặc dân chủ. Khi cha Hóa cảm thấy họ đã thấm nhuần những bài học thì cha thả họ tự do về làng của họ. Mốt số xin tình nguyện tham gia lực lượng Bình Hưng và cha đã cho phép một số nhỏ ở lại định cư trong làng.
Khi làng Bình Hưng và những thôn xã lân cận bắt đầu phát triển và lực lượng tự vệ càng ngày càng lớn mạnh, chính quyền Sài Gòn cho đây là một ví dụ điển hình cho những làng khác noi gương theo, và cha Hóa đã trở thành một người có tiếng trong vùng. Tháng 2 năm 1962, nhóm Hải Yến được nâng lên thành Nhân Dân Tự Vệ Biệt Khu Hải Yến. Một vùng với diện tích khoảng 400km vuông, với 21 làng xã, và 25 ngàn dân. Khi làng Bình Hưng được thiết lập vào năm 1959, cha Hóa ước tính khoảng 90 phần trăm dân trong vùng Hải Yến là thân Cộng hoặc bị Việt Cộng đe dọa nên phải ủng hộ. Nhưng mỗi khi đi tuần hành, lực lượng của cha Hóa càng đi xa vô các chiến khu của địch thủ và bình định hóa những khu đó. Vào cuối năm 1963, lực lượng Hải Yến đã kiểm sóat được khoảng 200km vuông, nghĩa là 50 phần trăm khu Hải Yến và 60% dân số. Hai chiến khu chính Việt Cộng vẫn kiểm soát 40 phần trăm dân và đất trong vùng và phòng thủ bởi khoảng 400 quân du kích.
Trong số 18 ngàn dân dưới sự kiểm soát của nhóm Hải Yến, cha Hóa không phân biệt giữa 3,7 ngàn dân Công Giáo và dân ngoài Công Giáo. Cha Hóa nói, “Trong chiến dịch này chúng ta không thể phân biệt người Phật Giáo với Công Giáo. Nếu chúng ta chiến đấu cho tự do, chúng ta phải tin rằng tất cả mọi người đều phải được tự do”. Trong khi có những chuyện xích mích và bạo động tôn giáo tại các nơi khác trong năm 1963, vùng Biệt Khu Hải Yến lại không xảy ra vấn đề đụng độ giữa các tôn giáo.
Tới đầu năm 1964 thì vùng Hải Yến đã xây xong một phi trường với phi đạo dài khoảng 700m và 1m cao trên vùng sình lầy. Các vùng nông thôn bắt đầu phát triển càng ngày càng xa ra từ làng Bình Hưng vô tới Tân Hưng Tây. Biệt Khu Hải Yến lúc bấy giờ là khu mạnh nhất của chinh quyền Sài Gòn trong vùng Cà Mau về mặt quân sự và chính trị, mặc dầu xưa nay vùng này vốn nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng. Vào giữa năm 1964, chính quyền Sài Gòn gửi 2 Thiếu Tá người Nùng và cũng là bạn của cha Hóa tới Biệt Khu Hải Yến để lãnh trách nhiệm chỉ huy quân sự, và chính quyền yêu cầu cha Hóa nhận chức vụ cha Tuyên Úy và Cố Vấn. Cha Hóa đã chấp nhận và nói, “tôi muốn được thôi những trách nhiệm khó khăn phức tạp và tôi muốn lực lượng tự vệ vẫn được giữ nguyên vẹn, nhưng người tu hành không nên liên hệ với quân sự”.
Rộng lượng đối với các dân tộc và các tôn giáo là lý tưởng mà cha Hóa và dân của cha đã bảo tồn từ khi lập ra làng Bình Hưng. Một lực lượng tự vệ với hơn 1,1 ngàn lính là kết quả của một người tu sĩ tị nạn trong một cuộc đấu tranh cho tự do. Đối với cha Hóa và những người theo cha, những lời cha đã chọn để ghi trên đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong của làng, trích từ một học giả của lịch sử Trung Hoa tên là Wen T’ien-hsiung trước khi bị xử tử, “Kể từ khi con người sinh ra, ai đã thoát khỏi sự chết? Tốt hơn là chết cho một lý tưởng xứng đáng để làm ví dụ cho lịch sử về sau”.
Tháng 8 năm 1964 Manila
Dịch vắn tắt từ website viết về tiểu sử của cha Hóa bởi tổ chức giải thưởng Ramon Magsaysay,
http://www.rmaf.org.ph/Awardees/Biography/BiographyHoaAug.htm
Ghi chú thêm tin tức từ những nguồn khác:
1. Theo nguồn Wikipedia, năm 1961, sau khi Edward Lansdale thăm cha Hóa và làng Bình Hưng rồi trở về Hoa Thịnh Đốn tường trình tình hình, Tổng Thống John Kennedy đã chú ý đặc biệt về cha Nguyễn Lạc Hóa và làng cha đã tạo ra. Thị trấn Newburyport thuộc tiểu bang Massachusetts nhận làng Bình Hưng làm một cộng đồng kết nghĩa (sister community).
2. Năm 1964, cha Hóa được giải thưởng Ramon Magsaysay trong phần phục vụ cộng đồng. Giải Ramon Magsaysay được đặt tên cho vị tổng thống đầu tiên của Phi Luật Tân để nâng cao tinh thần thanh liêm trong chính quyền, can đảm trong việc phục vụ dân, và thực dụng ly tưởng của một xả hội dân chủ. Giải thưởng hàng năm này được tạo ra bởi Quỹ Rockefeller Brothers Fund ở Nữu Ước.
3. Theo nguồn Taiwan Review, là một kẻ thù đối với chủ nghĩa Cộng Sản, Cha Hóa đã từng viết khoảng 10 lá thư gửi cho Mao Trạch Đông. Một trong những lá thư đó cha có viết, “Ông Mao à, tôi muốn cảm ơn ông vì ông đã dạy cho tôi biết thế nào là ý nghĩa của sự tự do. Bây giờ, tôi là một kẻ thù đời đời của ông. Tôi sẽ thuyết phục càng thêm nhiều người mỗi ngày để họ trở thành địch thủ của ông cho tới khi nào chính ông và những ý tưởng ác độc của ông không còn nữa”. Theo nguồn Taiwan Review, những tù binh và ngay cả cán bộ nồng cốt Việt Cộng đã có ấn tượng tốt đối với cha Hoá, vì họ được cấp giường ngũ, mền, và mùng. Tù binh chỉ phải làm khoảng 6 tiếng mỗi ngày và được nghỉ ngày Chúa Nhật. Họ được ăn mỗi ngày 3 bửa và được thuốc lá với một ít tiền xài vặt. Dân làng rất thân thiện với tù binh và thường hay cung cấp thêm thực phẩm. Có mấy lần Việt Cộng gửi gián điệp và thành phân VC chìm gồm có những cô gái trẻ đẹp vô để thám thính và quấy nhiễu làng, nhưng không được nhiều hiệu quả tốt vì chính những người này cũng quay lại đi theo nhóm Hải Yến một khi họ đã chứng kiến cuộc sống của làng này.
4. Cha Nguy ễn Lạc Hóa đã qua đời vào năm 1989 với tuổi thọ là 81 tuổi.
5. Theo nhiếp ảnh gia Stan Atkinson, với tình thế phức chính trị tại Sài Gòn ngày càng hỗn độn và đồi trụy. Cha Hóa nhận thấy giấc mơ sống tự do sẽ không thành đạt tại Việt Nam. Mặc dầu cha vẫn là một người thanh liêm, nhưng sự tuyên truyền mạnh mẽ của Việt Cộng đã thành công trong việc móc nối tiếng tăm của cha với chính quyền tham nhũng ở Sài Gòn. Cha Hóa cảm thấy cơ hội đạt được sự mong muốn tự do tại Việt Nam càng ngày càng thấp. Chán nản với thời thế, cha rời khỏi làng Bình Hưng và hồi hưu tại một giáo xứ Công Giáo ở Đài Bắc thủ đô nước Đài Loan và đã qua đời tại đó. Theo ông Stan Atkinson, trong suốt cuộc đời làm nhiếp ảnh gia đi khắp nơi trên thế giới, ông chưa gặp một người nào ngay cả những lãnh đạo như cha Hoá, một người mà ông cho là khó quên nhất.
6. Về phía VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đã chỉ đạo tàn sát nhiều người và hãm hiếp, mổ bụng, lấy mật, ăn gan nạn nhân trong thời kỳ là người đứng đầu khu dinh điền Bình Hưng" (nay thuộc tỉnh Cà Mau). Khu dinh điền Bình Hưng được Việt Nam Cộng Hòa lập nên để đưa người của Quốc gia vào các khu căn cứ kháng chiến của những người Cộng sản.
7. Về phiá VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đồ tể" đột lốt thầy tu, đã tàn sát hơn 1600 người với hình thức giết người man rợ. Ngày nay tại khu làng Bình Hưng, Nhà Nước có xây một tượng đài gọi là di tích lịch sử cấp quốc gia để tưởng niệm những liệt sĩ và dân lành đã bị nhóm Hải Yến giết tại đó. Theo Nhà Nước, thi trong thời chiến, làng này có một cây cầu gọi là Cầu Vĩnh Biệt vì tù binh nào đi qua cầu đó là biết sẽ bị tra tấn và giết chết.
Nguồn : http://anhxua.com/album/cha-nguyen-lac-hoa-va-lang-binh-hung_419.html
Trong một tổ chức, một hội đoàn, một làng xã, hay một nước đang trong thời kỳ thay đổi hoặc đang bị biến cố khủng hoảng, nếu người lãnh đạo là một người có kinh nghiệm, khôn ngoan, biết thế nào là lợi ích cho dân, có uy tín thu hút dân (charisma), và có tài lãnh đạo thì hội đoàn, hoặc tổ chức, hoặc đất nước được phát triển và vương lên. Câu chuyện của album này dạy cho ta một bài học điển hình về sự lãnh đạo của một tu sĩ người Hoa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhờ tài lãnh đạo của người “tu sĩ chiến đấu” (a fighting priest) này mà một làng được dựng lên giữa nơi sình lầy, nằm ngay giữa lãnh thổ của phía thù địch, mà lại phát triển mạnh mẽ. Báo chí Tây Phương đặt tên làng này là “một làng không chịu chết” (a village that refused to die).
Cha Nguyễn Lạc Hóa và Làng Bình Hưng
Cha Augustine Nguyễn Lạc Hóa là một tu sĩ Công Giáo người Hoa gốc Quảng Đông. Cha sinh ngày 18 tháng 8 năm 1908 tại một làng bên nước Trung Hoa gần biên giới Việt Nam và vịnh Bắc Bộ. Tên tiếng Quảng Đông của cha Hóa là Yun Loc Fa, hoặc tiếng Quan Thoại thì gọi là Yuan Lo-Hua. Sau một thời gian tu học tại Penang, Mã Lai Á, cha Hua được thụ phong linh mục tại Hồng Kông vào năm 1935. Khi chiến tranh chống Phát Xít Nhật bùng nổ, cha Hua bị động viên và phải ngưng làm tu sĩ để tham gia chiến tranh với chức Thiếu Úy chỉ huy một toán du kích trong quân đội của Tưởng Giới Thạch. Khi Nhật đầu hàng thì cha Hua được thăng chức Thiếu Tá. Trong cuộc nội chiến giữa phía Cộng Sản dưới Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng dưới Tưởng Giới Thạch, cha Hua được thăng chức Trung Tá, nhưng chưa được chức thực thụ thì phía Quốc Dân Đảng bắt đầu thua cuộc và quân đội tan rã. Cha Hóa lấy cơ hội đó để từ chức và về quê tiếp tục cuộc đời tu sĩ. Sau đó, cha bị phía CS bắt bỏ tù với tội phản động vì lúc đó Mao đã bắt đầu đưa ra chính sách sở hữu hoá các tôn giáo, và muốn ly khai giáo hội Công Giáo ra khỏi Vatican.
Sau một năm tù, cha Hua với sự giúp đở của một số giáo dân đã trốn bằng thuyền tới Hải Ninh, Bắc Việt Nam vào năm 1950. Tại Việt Nam, cha lấy tên Việt là Nguyễn Lạc Hóa và bắt đầu vận động để giúp các tín đồ Công Giáo bên Trung Hoa trốn sang Việt Nam. Sau 6 tháng, cha Hóa đã giúp được tổng cộng 450 gia đình, tức 2174 giáo dân người Hoa tới Việt Nam. Khi nhóm Việt Minh bắt đầu bành trướng và hoạt động mạnh với sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, cha và đa số giáo dân của cha khoảng 2100 người rời Việt Nam sang Cam Bốt và tái định cư tại Snoul, tỉnh Kratie. Sau 7 năm sống tại đó, chính quyền Cam Bốt bắt đầu chính sách trung lập chính trị và công nhận Trung Hoa nằm dưới quyền của Cộng Sản và Mao Trạch Đông. Sợ rằng giáo dân của cha có thể sẽ bị trả về Trung Hoa, cha Hóa bắt đầu tìm đường sang miền Nam Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ vào năm 1958 giữa cha và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do sự dàn xếp của một người bạn tên là Bernard Yoh, TT Diệm quyết định giúp cha Hóa và giáo dân của cha tái định cư.
TT Diệm cho cha Hóa chọn ba chổ để định cư. Cha chọn nơi có nhiều đất trống để khai thác và dễ trồng trọt lúa gạo vì vùng đất phì nhiều và nhiều nước, đó là vùng Cà Mau, tỉnh An Xuyên. Nhưng vùng này cũng được coi là nơi nguy hiểm nhất trong ba chổ để chọn, vì sau khi ký hiệp định Geneve 1954, Việt Minh đã chọn vùng Cà Mau làm nơi tập kết quân du kích và đã lưu trữ nhiều vũ khí và đạn dược tại đó. Với sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn và sau 3 tháng lao động cực khổ ngày đêm đắp đất cho cao để xây làng, cha Hóa và giáo dân đã hoàn tất được 200 căn nhà và đặt tên làng là Bình Hưng, để biểu hiệu sự san bằng đất sình lầy và xây cất một nơi có thể sinh sống. Với kinh nghiệm của một cựu quân nhân đã từng tham chiến, cha Hóa thiết kế làng theo hình vuông để dễ phòng thủ, và xây một lạch nước xuyên qua giữa làng với một cây cầu để dân có thể đi qua đi lại dễ dàng. Cha chia dân làng thành những toán dân tự vệ nhỏ với mỗi toán gồm 5 người canh gát từng khu làng.
Lúc đầu Việt Cộng để yên, nhưng sau khi thấy làng đã xây cất xong và làm lễ khánh thành với cờ vàng ba sọc đỏ, họ bắt đầu gửi những toán nhỏ đến làng để vừa tuyền truyền chiêu dụ vừa quấy nhiễu. Lúc đầu dân làng chỉ có dao và chọc nhọn bằng gỗ, nhưng vẫn đẩy lui được những toán Việt Cộng này vì một số dân làng đã từng có kinh nghiệm đi lính bên Trung Hoa trong thời chống Phát Xít Nhật, và biết cách đánh xáp lá cà dùng dao và chọc nhọn. Sau những vụ quấy nhiễu như thế, chính quyền Sài Gòn bắt đầu cấp vũ khí. Mới đầu là 6 quả lựu đạn và 12 khẩu súng trường củ, rồi sau thêm 50 khẩu súng trường, hai súng trung liên, và 7 súng tiểu liên. Ngoài ra, cha Hóa và dân làng cũng bắt đầu giao tế với các làng người Việt lân cận để vừa tương trợ lẫn nhau và vừa trao đổi tin tức khi bị du kích Việt Cộng tấn công. Trong suốt năm 1960, làng thường bị tấn công và bị bắn tỉa bởi Việt Cộng. Nhưng với tù binh bắt được, làng đã xây một tường đất bao quanh làng với chòi canh gác để giúp bảo vệ làng. Chính quyền Sài Gòn cũng cung cấp thêm 50 súng trường Lebel của Pháp, và 120 khẩu súng Springfield đã tịch thu được từ nhóm Bình Xuyên. Với đạn dược còn thiếu, Bernard Yoh cho cha Hóa một máy ráp đạn cũ mà ông đã thường dùng để làm đạn đi săn bắn, để làng Bình Hưng tạm thời tự làm đạn lấy. Dùng kinh nghiệm chiến đấu, cha Hoá không muốn chờ cho kẻ thù địch tấn công mình, nên đã truyền lịnh dân tự vệ làng phải chia toán đi tuần hành hằng ngày để tìm du kích Việt Cộng rồi tiêu diệt.
Ngày 3 tháng giêng năm 1961, một lực lượng Việt Cộng khoảng 400 người tấn công một toán 90 người dân tự vệ của làng Bình Hưng. Trận đánh gồm những cuộc phục kích qua lại giữa hai bên. Sau 3 ngày, lực lượng Việt Cộng đã bị tổn thất với 172 người bị giết. Trong trận đánh này, Chuẩn Tướng Không Quân Mỹ Edward Lansdale có viếng thăm làng Bình Hưng và đã làm một bài tường trình ca ngợi thành tích chiến đấu của dân làng. Sau đó, TT Diệm đã cho phép Mỹ viện trợ thêm quân sự và vật liệu để giúp dân làng củng cố phòng thủ với đầy đủ vũ khí, đạn, thuốc men, và thức phẩm. Tháng 6 năm 1961, dân tự vệ làng Bình Hưng chính thức được chính quyền Sài Gòn chấp nhận là Nhóm Nhân Dân Tự Vệ 1001, và cho hợp vào quân đội VNCH. Cha Hóa từ chối không nhận chức vụ và lương bỗng của một sĩ quan chỉ huy, nhưng cha tình nguyện làm người chỉ huy quân đội vô chức vụ. Cha Hoá cũng đề nghị và TT Diệm đồng ý đổi tên nhóm từ Nhân Dân Tự Vệ 1001 thành lực lượng Hải Yến (Sea Swallow), vì mầu trắng đen của loài chim này tương tự áo đen của tu sĩ với cổ trắng, và loài chim này giúp nhà nông bằng cách ăn những sâu bọ phá mùa màng. Trước khi chấp nhận trách nhiệm chỉ huy quân đội, cha Hoá đã tham khảo ý kiến Bề Trên của cha. Mặc dầu, Đức Giám Mục không cho phép nhưng vì thấy sự sống còn của làng lệ thuộc vào sự lãnh đạo và kinh nghiệm quân sự của cha, Đức Giám Mục làm ngơ để cha Hoá lãnh trách nhiệm này.
Ban đầu vào năm 1959, TT Diệm đã trực tiếp dùng quỹ riêng để trả một ít lương cho lực lượng 180 dân tự vệ, nhưng lương bỗng bắt đầu được trả chính thức cho lực lượng 300 dân tự vệ vào năm 1961 với khoảng $12 đô mỗi người một tháng. Sĩ quan hoặc lính đều được trả lương bằng nhau. Ngoài ra cha Hóa cũng dùng quỹ riêng của cha để trả thêm 40 dân tự vệ khác. Những thành phần mới tham gia lực lượng và còn đang huấn luyện thì chỉ được cung cấp thực phẩm mà thôi. Tổng cộng, lực lượng nhân dân tự vệ Hải Yến của làng Bình Hưng có 340 người, với thêm 80 người mới tham gia và đang học tập. Ngoài ra, để giúp cho dân làng sinh sống và có áo quần để mặc, cha Hóa và người bạn Bernard Yoh đã phải vay nợ cá nhân lên tới hơn $100 ngàn đô vào giữa năm 1961. Sau khi được yểm trợ tài chánh khá hơn, cha Hóa bắt đầu đi khắp miền Nam để chiêu dụ thêm lính cho làng. Mặc dầu cha đã báo trước cuộc sống mới sẽ có nhiều vụ tham chiến, với lương ít ỏi, và có thể nguy hiểm tới tính mạng, khoảng 242 người dân Thượng tình nguyện tham gia cùng với và một đại đội gồm 132 người Nùng. Sau này, theo tài liệu mật thì nhóm người Nùng này thật ra là những cựu chiến binh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Vừa là một người lãnh đạo quân sự mang nón sắt, vừa là một ông cha mang áo dòng, cha Hóa đã dựng lên một lực lượng võ trang chống du kích rất hữu hiệu. Kế hoạch quân sự của cha là trận chiến không thể thắng nếu chỉ thụ động chờ địch thù tới, mà phải mang chiến tranh tới địch thủ của mình. Nhóm Hải Yến đi tuần hành hàng ngày hàng đêm bất cứ thời tiết nào, để tìm Việt Cộng và phục kích. Một hệ thống tình báo với sự giúp đở đưa tin tức của những nhà nông người Việt lân cận và một số gián điệp nằm vùng giúp báo trước những hoạt động và di chuyển của phía Việt Cộng trong vùng.
Với Bernard Yoh vận động không ngừng các hội đoàn từ thiện và chính quyền tại Sài Gòn để giúp đở về quân sự, thuốc men, sửa, bột và dầu nấu ăn, làng đã phát triển gấp 4 lần trong vòng hai năm từ khi được dựng lên, với số dân tị nạn người Hoa và người Việt bắt đầu dọn về để sống dưới sự lãnh đạo của cha Hóa. Đối với một nhà báo nước ngoài tới thăm làng vào tháng giêng năm 1962, cảnh làng và các ấp chung quanh của Biệt Khu Hải Yến nhìn có vẽ khó phòng thủ và thường bị Việt Cộng quấy nhiễu, nhưng cha Hóa lúc nào cũng có tự tin, lính phòng thủ ai cũng vui vẻ mặc dầu phải đương đầu với cái chết hàng ngày bất cứ lúc nào, và dân làng có vẽ mãn nguyện. Những yếu tố này đã làm cho làng Bình Hưng khác hẳn với những làng xã khác trên khắp miền Nam Việt Nam. Với tiếng tăm chiến đấu không sợ chết ngay giữa lòng địch, trực thăng bắt đầu chở các khách quan và nhà báo tới viếng thăm thường xuyên, cha Hóa bắt đầu tạo một nhóm 56 lính vệ binh danh dự để đón khách quan trọng tới thăm làng. Người ngoài được chứng kiến một lực lượng tự vệ chỉ trong vòng một năm đã phát triển từ 340 dân tự vệ nay tới 500 lính mặc đồng phục khaki, rất có kỷ luật, trang bị với súng trường M1 hoặc Carbine. Họ chào nhau bằng cách chào của hướng đạo với ba ngón tay giữa. Ngoài ra có một số nữ ý tá thường đi theo tuần hành với lính Hải Yến. Tất cả đều có tinh thần đồng đội cao và can đảm để chiến đấu. Khi hỏi tại sao những người lính này lại muốn tình nguyện cho một cuộc sống cực khổ và nguy hiểm như thế, cha Hoá trả lời, “Con người sinh ra với mục đích là để làm một cái gì đó” (Man was born to do something).
Cha Hóa thường nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để chống du kích là tấn công khi địch thủ còn đang tập trung, vì lúc đó địch thủ đang thiếu tổ chức và dễ bị đánh. Cha Hóa khoe rằng những hoạt động của Việt Cộng quanh vùng lân cận của làng đã gần như bị dẹp tắt bởi lính của làng Bình Hưng. Cha cũng nói lực lượng Hải Yến của cha đã lên tới 1 ngàn người, trong số này có 600 người là cựu chiến binh trong phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch với nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống Phát Xít Nhật và Cộng Sản Trung Quốc. Hai năm vừa qua, lực lượng Hải Yến mất chỉ 27 người trong khi phía Việt Cộng có khoảng 500 người bị giết. Đa số những tổn thất của nhóm Hải Yến là do mìn và bẫy chống cá nhân. Cha Hóa rất thỏa mãn khi nghe tin cấp lãnh đạo Cộng Sản đã không hài lòng với hoạt động của Việt Cộng trong vùng và đã quyết định tăng cường lực lượng của họ với những lính du kích từ nơi khác. Ngày hôm trước, lực lượng của cha đã tham chiến với một nhóm từ vùng khác tới, nhưng cha tin rằng nhóm Hải Yến của cha sẽ giết hoặc bắt làm tù binh những nhóm Việt Cộng đó.
Tù binh Việt Cộng được chứa trong một căn nhà dài không có cửa sổ. Với một khu riêng chứa khoảng 40 lính Cộng Sản cứng đầu và nguy hiểm nhất, và số 108 còn lại chỉ dùng căn nhà này để ngủ ban đêm và ban ngày họ phải làm việc ngoài đồng 5 tiếng mỗi ngày và 2 tiếng phải học tập về sự thật của Cộng Sản, thế nào là dân chủ và tự do. Đa số những tù binh này chỉ là những người làm nông không biết gì về chủ nghiã chính trị như Cộng Sản hoặc dân chủ. Khi cha Hóa cảm thấy họ đã thấm nhuần những bài học thì cha thả họ tự do về làng của họ. Mốt số xin tình nguyện tham gia lực lượng Bình Hưng và cha đã cho phép một số nhỏ ở lại định cư trong làng.
Khi làng Bình Hưng và những thôn xã lân cận bắt đầu phát triển và lực lượng tự vệ càng ngày càng lớn mạnh, chính quyền Sài Gòn cho đây là một ví dụ điển hình cho những làng khác noi gương theo, và cha Hóa đã trở thành một người có tiếng trong vùng. Tháng 2 năm 1962, nhóm Hải Yến được nâng lên thành Nhân Dân Tự Vệ Biệt Khu Hải Yến. Một vùng với diện tích khoảng 400km vuông, với 21 làng xã, và 25 ngàn dân. Khi làng Bình Hưng được thiết lập vào năm 1959, cha Hóa ước tính khoảng 90 phần trăm dân trong vùng Hải Yến là thân Cộng hoặc bị Việt Cộng đe dọa nên phải ủng hộ. Nhưng mỗi khi đi tuần hành, lực lượng của cha Hóa càng đi xa vô các chiến khu của địch thủ và bình định hóa những khu đó. Vào cuối năm 1963, lực lượng Hải Yến đã kiểm sóat được khoảng 200km vuông, nghĩa là 50 phần trăm khu Hải Yến và 60% dân số. Hai chiến khu chính Việt Cộng vẫn kiểm soát 40 phần trăm dân và đất trong vùng và phòng thủ bởi khoảng 400 quân du kích.
Trong số 18 ngàn dân dưới sự kiểm soát của nhóm Hải Yến, cha Hóa không phân biệt giữa 3,7 ngàn dân Công Giáo và dân ngoài Công Giáo. Cha Hóa nói, “Trong chiến dịch này chúng ta không thể phân biệt người Phật Giáo với Công Giáo. Nếu chúng ta chiến đấu cho tự do, chúng ta phải tin rằng tất cả mọi người đều phải được tự do”. Trong khi có những chuyện xích mích và bạo động tôn giáo tại các nơi khác trong năm 1963, vùng Biệt Khu Hải Yến lại không xảy ra vấn đề đụng độ giữa các tôn giáo.
Tới đầu năm 1964 thì vùng Hải Yến đã xây xong một phi trường với phi đạo dài khoảng 700m và 1m cao trên vùng sình lầy. Các vùng nông thôn bắt đầu phát triển càng ngày càng xa ra từ làng Bình Hưng vô tới Tân Hưng Tây. Biệt Khu Hải Yến lúc bấy giờ là khu mạnh nhất của chinh quyền Sài Gòn trong vùng Cà Mau về mặt quân sự và chính trị, mặc dầu xưa nay vùng này vốn nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng. Vào giữa năm 1964, chính quyền Sài Gòn gửi 2 Thiếu Tá người Nùng và cũng là bạn của cha Hóa tới Biệt Khu Hải Yến để lãnh trách nhiệm chỉ huy quân sự, và chính quyền yêu cầu cha Hóa nhận chức vụ cha Tuyên Úy và Cố Vấn. Cha Hóa đã chấp nhận và nói, “tôi muốn được thôi những trách nhiệm khó khăn phức tạp và tôi muốn lực lượng tự vệ vẫn được giữ nguyên vẹn, nhưng người tu hành không nên liên hệ với quân sự”.
Rộng lượng đối với các dân tộc và các tôn giáo là lý tưởng mà cha Hóa và dân của cha đã bảo tồn từ khi lập ra làng Bình Hưng. Một lực lượng tự vệ với hơn 1,1 ngàn lính là kết quả của một người tu sĩ tị nạn trong một cuộc đấu tranh cho tự do. Đối với cha Hóa và những người theo cha, những lời cha đã chọn để ghi trên đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong của làng, trích từ một học giả của lịch sử Trung Hoa tên là Wen T’ien-hsiung trước khi bị xử tử, “Kể từ khi con người sinh ra, ai đã thoát khỏi sự chết? Tốt hơn là chết cho một lý tưởng xứng đáng để làm ví dụ cho lịch sử về sau”.
Tháng 8 năm 1964 Manila
Dịch vắn tắt từ website viết về tiểu sử của cha Hóa bởi tổ chức giải thưởng Ramon Magsaysay,
http://www.rmaf.org.ph/Awardees/Biography/BiographyHoaAug.htm
Ghi chú thêm tin tức từ những nguồn khác:
1. Theo nguồn Wikipedia, năm 1961, sau khi Edward Lansdale thăm cha Hóa và làng Bình Hưng rồi trở về Hoa Thịnh Đốn tường trình tình hình, Tổng Thống John Kennedy đã chú ý đặc biệt về cha Nguyễn Lạc Hóa và làng cha đã tạo ra. Thị trấn Newburyport thuộc tiểu bang Massachusetts nhận làng Bình Hưng làm một cộng đồng kết nghĩa (sister community).
2. Năm 1964, cha Hóa được giải thưởng Ramon Magsaysay trong phần phục vụ cộng đồng. Giải Ramon Magsaysay được đặt tên cho vị tổng thống đầu tiên của Phi Luật Tân để nâng cao tinh thần thanh liêm trong chính quyền, can đảm trong việc phục vụ dân, và thực dụng ly tưởng của một xả hội dân chủ. Giải thưởng hàng năm này được tạo ra bởi Quỹ Rockefeller Brothers Fund ở Nữu Ước.
3. Theo nguồn Taiwan Review, là một kẻ thù đối với chủ nghĩa Cộng Sản, Cha Hóa đã từng viết khoảng 10 lá thư gửi cho Mao Trạch Đông. Một trong những lá thư đó cha có viết, “Ông Mao à, tôi muốn cảm ơn ông vì ông đã dạy cho tôi biết thế nào là ý nghĩa của sự tự do. Bây giờ, tôi là một kẻ thù đời đời của ông. Tôi sẽ thuyết phục càng thêm nhiều người mỗi ngày để họ trở thành địch thủ của ông cho tới khi nào chính ông và những ý tưởng ác độc của ông không còn nữa”. Theo nguồn Taiwan Review, những tù binh và ngay cả cán bộ nồng cốt Việt Cộng đã có ấn tượng tốt đối với cha Hoá, vì họ được cấp giường ngũ, mền, và mùng. Tù binh chỉ phải làm khoảng 6 tiếng mỗi ngày và được nghỉ ngày Chúa Nhật. Họ được ăn mỗi ngày 3 bửa và được thuốc lá với một ít tiền xài vặt. Dân làng rất thân thiện với tù binh và thường hay cung cấp thêm thực phẩm. Có mấy lần Việt Cộng gửi gián điệp và thành phân VC chìm gồm có những cô gái trẻ đẹp vô để thám thính và quấy nhiễu làng, nhưng không được nhiều hiệu quả tốt vì chính những người này cũng quay lại đi theo nhóm Hải Yến một khi họ đã chứng kiến cuộc sống của làng này.
4. Cha Nguy ễn Lạc Hóa đã qua đời vào năm 1989 với tuổi thọ là 81 tuổi.
5. Theo nhiếp ảnh gia Stan Atkinson, với tình thế phức chính trị tại Sài Gòn ngày càng hỗn độn và đồi trụy. Cha Hóa nhận thấy giấc mơ sống tự do sẽ không thành đạt tại Việt Nam. Mặc dầu cha vẫn là một người thanh liêm, nhưng sự tuyên truyền mạnh mẽ của Việt Cộng đã thành công trong việc móc nối tiếng tăm của cha với chính quyền tham nhũng ở Sài Gòn. Cha Hóa cảm thấy cơ hội đạt được sự mong muốn tự do tại Việt Nam càng ngày càng thấp. Chán nản với thời thế, cha rời khỏi làng Bình Hưng và hồi hưu tại một giáo xứ Công Giáo ở Đài Bắc thủ đô nước Đài Loan và đã qua đời tại đó. Theo ông Stan Atkinson, trong suốt cuộc đời làm nhiếp ảnh gia đi khắp nơi trên thế giới, ông chưa gặp một người nào ngay cả những lãnh đạo như cha Hoá, một người mà ông cho là khó quên nhất.
6. Về phía VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đã chỉ đạo tàn sát nhiều người và hãm hiếp, mổ bụng, lấy mật, ăn gan nạn nhân trong thời kỳ là người đứng đầu khu dinh điền Bình Hưng" (nay thuộc tỉnh Cà Mau). Khu dinh điền Bình Hưng được Việt Nam Cộng Hòa lập nên để đưa người của Quốc gia vào các khu căn cứ kháng chiến của những người Cộng sản.
7. Về phiá VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đồ tể" đột lốt thầy tu, đã tàn sát hơn 1600 người với hình thức giết người man rợ. Ngày nay tại khu làng Bình Hưng, Nhà Nước có xây một tượng đài gọi là di tích lịch sử cấp quốc gia để tưởng niệm những liệt sĩ và dân lành đã bị nhóm Hải Yến giết tại đó. Theo Nhà Nước, thi trong thời chiến, làng này có một cây cầu gọi là Cầu Vĩnh Biệt vì tù binh nào đi qua cầu đó là biết sẽ bị tra tấn và giết chết.
Cha Nguyễn Lạc Hóa. Một tu sĩ Công Giáo người Quảng Đông. Cha sinh năm 1908 tại Trung Hoa với tên Yuan Lo-Hua và được thụ phong linh mục năm 1935 tại Hồng Kông. Cha đã bị động viên và từng làm sĩ quan trong quân đội của Tưởng Giới Thạch chống Phát Xít Nhật và chống lực lượng Cộng Sản của Mao Trạch Đông.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng lập ra bởi cha Nguyễn Lạc Hóa và khoảng 2 ngàn giáo dân Công Giáo người Hoa tại vùng Cà Mau gần Tân Hưng Tây.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Tháng 4 năm 1962, tướng Lyman Lemnitzer chỉ huy quân đội Mỹ viếng thăm làng Bình Hưng với cha Nguyễn Lạc Hóa.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cha Nguyễn Lạc Hóa tại Biệt Khu Hải Yến. Hình chụp bởi Life Magazine năm 1962.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cha Nguyễn Lạc Hoá là một biểu hiệu cho sự đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng Sản. Hình chụp bởi Stan Atkinson.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cha Nguyễn Lạc Hóa, vưà là một tu sĩ Công Giáo người Hoa vừa là một du kích chống chủ nghĩa Cộng Sản.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Dân làng Bình Hưng sống chết có nhau.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Phụ nữ giúp xây đường băng tại làng Bình Hưng (Ping Hsing).
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Phóng viên Đài Bắc Su Yu-Chen (thứ ba từ bên trái) thăm chị em nhóm Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Nhóm Hải Yến đang đợi phục kích.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Nhiếp ảnh gia Stan Atkinson đang nói chuyện với một cựu tù binh Cộng Sản mà cha Hóa đã "cải hoá".
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Thánh giá giữa kênh làng nhắc nhở người Ping Hsing (Bình Hưng) về đức tin của họ.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Hai người lính Hải Yến khoe cờ Việt Cộng mới tịch thu. Lực lượng Hải Yến thường mang đồng phục mầu khaki.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Hình cha Nguyễn Lạc Hóa chụp bởi nhiếp ảnh gia Stan Atkinson. Ông Atkinson từng nói trong những chuyến đi công tác chụp hình ông đã gặp nhiều người, kể cả các nhà lãnh đạo, nhưng cha Hóa là người ông khó quên nhất.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Trên kênh của làng Bình Hưng năm 1962. Hình chụp bởi nữ nhiếp ảnh gia Dickey Chapelle. Bà Dickey Chapelle chết vì mìn vào năm 1965 tại Việt Nam.
Nguồn Wisconsin Historical Society
Posted by Admin ĐN
Nguồn Wisconsin Historical Society
Posted by Admin ĐN
Vệ binh danh dự của nhóm Hải Yến đang đứng chào quan khách tại làng Bình Hưng.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Cha Hóa và Đại Úy Jim Perryman thuộc TQLC Mỹ vào năm 1962, trong chuyến thăm của người sĩ quan Mỹ này tại làng Bình Hưng.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Huy hiệu của lực lượng Hải Yến. Hình chụp năm 1962.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng vào năm 1962. Làng có treo hình TT Ngô Đình Diệm.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Cha Nguyễn Lạc Hoá và một sĩ quan Mỹ đang cầm huy hiệu của nhóm Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Tượng Chúa Giê Su giữa làng Bình Hưng kỷ niệm ngày thành lập làng, 17-3-1959.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng (Ping Hsing) trong biệt khu Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng (Ping Hsing) trong biệt khu Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng (Ping Hsing) trong biệt khu Hải Yến. Trên bảng hiệu có đề "Ngô Tổng Thống Muôn Năm".
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Kênh làng Bình Hưng (Ping Hsing) trong biệt khu Hải Yến.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng (Ping Hsing) trong biệt khu Hải Yến.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nhiếp ảnh gia Dickey Chapelle, một trong những người đã làm cha Hóa và làng Bình Hưng nỗi tiếng với những hình ảnh về cha và làng này được đăng trên báo Mỹ. Bà là một nhà báo chống cộng và đã tử thương vì mìn tại Việt Nam vào tháng 11 năm 1965 khi đi theo một nhóm lính TQLC Mỹ để chụp hình.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, nhóm vệ binh danh dự của cha Hóa tại làng Bình Hưng (Ping Hsing).
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, lính Hải Yến đang được trực thăng chở tới các làng xã trong Biệt Khu Hải Yến để bảo vệ dân chống lại VC.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, làng Bình Hưng (Ping Hsing) tại Cà Mau.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, một đứa bé làng Bình Hưng đang chào một người lính TQLC Mỹ.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, cha Hóa với những vũ khí đã tịch thu được.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, đồ vật liệu tiếp tế cho những làng xã của cha Hoá.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Tháng 6 năm 1962, một tượng Đức Mẹ Sầu Bi đang chờ trực thăng vận chuyển từ Sóc Trăng tới làng Bình Hưng.
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Nguồn popasmoke.com
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng tại Cà Mau.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng với một cái cầu băng ngang kênh giữa làng. Bên kia kênh là một nhà thờ, bên này kênh là tượng của một thiên thần.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng với một cái cầu băng ngang kênh giữa làng. Bên kia kênh là một nhà thờ, bên này kênh là tượng của một thiên thần.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Dân làng Bình Hưng dùng kênh để đi lại và chuyên chở hàng hóa. Kênh này do dân làng tạo ra lúc làng này được thành lập vào cuối thập niên 50.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cảnh sống của làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Thuyền ghe của lính dùng để trong việc phòng thủ, trên kênh làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng (Ping Hsing).
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cảnh sống của làng Bình Hưng (Ping Hsing).
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Phi cơ De Havilland L-20 Beaver của Không Quân VN đang đáp xuống phi đạo gần làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cổng vào Biệt Khu Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Cầu băng ngang qua kênh của Làng Bình Hưng. Bên kia cầu là một nhà thờ, bên này cầu là tượng thiên thần Mi-Ca-E (Michael).
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Phi cơ De Havilland L-20 Beaver của Không Quân VNCH trên phi đạo gần làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Các em bé làng Bình Hưng đứng chụp với tượng thiên thần Mi-Ca-E (Michael). Hình chụp từ cầu băng ngang qua kênh.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Kênh làng Bình Hưng được xây lúc làng đang được dựng lên vào cuối thập niên 1950.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Một đường vô Biệt Khu Hải Yến.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Ngày 12-26-1972, MTGP tại Cái Nước tấn công hai đồn Quản Phú và Thứ Vãi bảo vệ khu Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Hình chụp ngày nay. Theo phía CHXHCNVN thì cột cầu còn lại là của một cầu gọi là cầu "vĩnh biệt", vì ai bì lính biệt khu Hải Yến dẫn qua đó là sẽ bị tra tấn và xử tử.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
Ngày nay. tượng đài đựợc dựng lên bởi chính quyền Cà Mau của phía CHXHCNVN, để tưởng niệm hơn 1,600 người mà chính quyền Cà Mau gọi là "lính MTGPMN và dân lành" đã bị lính biệt khu Hải Yến giết trong 14 năm tồn tại của làng Bình Hưng.
Posted by Admin ĐN
Posted by Admin ĐN
No comments:
Post a Comment