Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Sunday, January 13, 2019
nghiệp quả của dân việt
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2259942760686204&set=pcb.2259935457353601&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARBw7csQ2lXJJ8-5M30UpPwEghIAeowIgswTel1t64l_i_keLCDDuTJSTviPlD8nZNpCZh7ltNqOTNR4
Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía công giáo im lặng
Bởi AdminTD - 12/01/2019
FB Dương Quốc Chính
11-1-2019
Việc “mượn” đất sau năm 54 ở HN và sau 75 ở SG là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở HN, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và NN nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh…là nhưng biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia 5 xẻ 7 như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.
Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở HN, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước “cho mượn” lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện “trung ương quản lý”. Chính ngay nhà ông Giáp, ông Duẩn và nhiều biệt thự của các lãnh tụ kiểu như vậy, theo mình biết, thì cũng không hề có sổ đỏ, vẫn thuộc diện do Ban Tài chính quản trị trung ương quản lý, coi như nhà công vụ. Lẽ ra về lý mà nói, lãnh tụ nghỉ hưu, cùng lắm là chết rồi thì con cháu phải trả lại nhà cho nhà nước. Như khu đất nhà ông Giáp, khéo phải tiền nghìn tỷ, anh Vượng có tiền cũng chả mua được! Chả có luật nào cho phép con cháu lãnh tụ thừa kế nhà công vụ. Thế mà chả ai dám thắc mắc.
Trường hợp nữa cũng khá phổ biến, là các nhà giàu bị/được nhà nước mượn nhà. Thực ra nhà nước vác súng vào đuổi chủ nhà thì thô quá, nên hay chơi bài “mượn” hoặc kích động để chủ nhà “hiến tặng”. Nhiều gia đình vì không muốn di cư, nên phải làm thân với chế độ mới, nên cũng phải hiến. Hiến rồi thì chả nói lại làm gì, còn những nhà bị nhà nước mượn thì 99,99% là không ai dám đòi. Sau này có luật Đất đai thì nghiễm nhiên những nhà mượn kiểu đó vĩnh viễn không thể đòi được. Mình nghe nhiều người HN gốc kể những chuyện tương tự, ngày xưa gia đình có mấy cái nhà, sau này còn mấy chục m2, đành ngậm ngùi mà chịu, đó cũng là cái giá của cách mạng. Nhà tư sản Trịnh Văn Bô là ví dụ điển hình nhất. Nhà ấy may còn nhảy dù vào nhà mình được, là do có công với CM, con cháu làm công chức cấp trung và còn có giấy cho mượn nhà.
Trường hợp thứ 3 cũng khá phổ biến, là đất Công giáo cũng bị chính quyền mượn. Hồi sau 54, chính quyền mới không dám cướp đất Công giáo, cũng lại mượn. Mảnh đất quan trọng nhất của Giáo hội Công giáo VN bị nhà nước tịch thu là mảnh đất tòa khâm sứ Vatican ở 42 Nhà Chung. Tòa Tổng Giám mục HN cho rằng đất đó là của Tòa TGM cho Khâm sứ Tòa thánh mượn. Đến năm 59, Tòa Thánh rút về nước, cắt đứt quan hệ với VN, thì lẽ ra đất đó phải trả cho Tòa TGM, nhưng chính quyền lại thu về với lý do đất là của Hội thừa sai Paris đã rút về nước bỏ lại khu đất.
Hay tranh chấp đình đám nữa là khu đất ở cạnh BV Đống Đa, cũng là đất Công giáo cho chính quyền mượn, còn dư 1 mảnh đất trống bị nhà nước cho làm xí nghiệp. Cả 2 khu đều bị giáo dân đòi khi có dự án thương mại ở đó, thế là chính quyền phải chơi bài biến đất đó thành công viên! 1 số mảnh đất khác của Công giáo bị chính quyền mượn, nay khỏi đòi, là các bệnh viện như Saint Paul, Đống Đa…
Thời Pháp thuộc, Công giáo là 1 thế lực lớn, có rất nhiều BĐS. Nhà thờ có nguồn lợi tức từ ruộng đất, có trại tế bần, có trường dòng, có bệnh viện…khéo gần bằng quân đội bây giờ. Sau “giải phóng”, chính quyền mượn nhiều lắm, ở hầu hết các tỉnh đều bị mượn. Coi như giải phóng luôn đất đai từ giáo hội. Công giáo bây giờ mất quyền mở trường dòng, không còn bệnh viện, ruộng đất cũng không còn.
Sau 75, mọi sự lại lặp lại ở SG và toàn miền Nam y như ở HN và miền Bắc năm 54 nhưng phạm vi chắc lớn gấp 10, vì thành phần nợ máu với chế độ mới đông hơn nhiều, nhà cửa ở SG cũng nhiều hơn HN, nhà thờ và nhà giàu cũng nhiều hơn gấp bội. Vì thế mà việc tiếp quản, tịch thu, “mượn”, “hiến tặng” BĐS lại càng phổ biến.
Đất Lộc Hưng không nằm ngoài quy trình “giải phóng” kể trên. Nhưng có 1 vấn đề sai quy trình, vi phạm nguyên tắc và truyền thống xã nghĩa mà chưa chắc chính quyền đã đủ tinh ý để nhận ra.
Đó là, mọi người cứ để ý, thành phần bị tịch thu, mượn BĐS thường là công chức thực dân, chế độ cũ, quan lại, nhà giàu, có đặc điểm chung là lấy tài sản của người giàu để sung công hoặc chia cho người nghèo hay cán bộ. Đấy là nguyên tắc tạo nên bản chất chế độ. Nhưng vụ Lộc Hưng, thì lại ngược lại, dân đang sử dụng đất ở đó đa phần là người nghèo, cho dù nguồn gốc đất cũng có mùi Công giáo.
Vụ này nhiều người thắc mắc là sao phía Công giáo không chính thức lên tiếng? Anh em bò đỏ thì suy diễn là Công giáo thấy sai nên ỉm đi! Anh em ngu lắm! Tòa tổng GM mục SG không lên tiếng chính là 1 giải pháp thông minh nhất. Nếu Tòa TGM đứng ra nhận đó là đất Công giáo, bị nhà nước tịch thu, thì sẽ biến điều đó là đương nhiên, như đã thấy từ năm 54 đến giờ. Công giáo đã từ bỏ ruộng đất (trước đây cho giáo dân thuê để lấy lợi tức cho nhà thờ). DLV sẽ sủa ngay là: “Công giáo là địa chủ sao được, nhà nước tịch thu đúng cmnr”. Tức là tranh chấp sẽ trở thành giữa Công giáo và nhà nước, mà Công giáo sẽ rơi vào thế yếu, vì không thể giữ ruộng đất.
Vụ này phía chính quyền cũng rất ranh mãnh, dùng bài cũ đã làm thành công ở HN khi có tranh chấp đất giữa Công giáo với chính quyền. Đó là 2 vụ Thái Hà và Nhà Chung. Ban đầu 2 khu ấy cũng đã được lập dự án thương mại (TT thương mại ở Nhà Chung và chung cư ở Thái Hà). Nhưng bị giáo dân phản đối quyết liệt nên chính quyền chuyển đổi mục đích sang thành đất công viên. Thế là giáo dân bỏ qua.
Ở Lộc Hưng cũng vậy, ban đầu phía VNPT lập dự án chung cư thương mại. Nhưng bị dân phản đối quyết liệt quá nên TP HCM thu hồi đất, chuyển cho quận Tân Bình xây trường học và vườn hoa. Anh em thấy bài quen chưa? Ở vụ này, báo chí CM cố tình cắt bỏ thông tin khu đất liên quan đến Công giáo, bẻ lái sang chuyện người dân vi phạm pháp luật (xây nhà trái phép, nhảy dù vào đất công). Báo chí bị trễ đến 4-5 ngày sau vụ cưỡng chế chứng tỏ Tuyên giáo phải bàn mưu tính kế khá đau đầu để các báo đồng thanh định hướng.
Nhưng vỏ quít dày có móng tay nhọn. Phía Công giáo lờ tịt vụ này đi, đẩy chính quyền thành kẻ cướp đất của dân nghèo chứ không phải thu hồi hay mượn đất Công giáo (có “chính nghĩa” hơn). Thế là chính quyền bị việt vị, tự mình vi phạm nguyên tắc XHCN là lấy của người giàu chia cho dân nghèo khi thay đổi chế độ. Mình hiểu lý do tại sao từ sau 75, tuy chính quyền tuyên bố khu đất là của Bưu điện nhưng sau mấy chục năm lại không cưỡng chế, đó là họ sợ vi phạm cái nguyên tắc kể trên. Nhưng hiện nay, chắc vì đất đai ngày càng đắt đỏ, lòng tham nổi lên, họ đã rơi vào thế việt vị!
Nếu anh em quan lại SG có đọc stt này. Thì anh em hay cố gắng đàm phán với dân để thoát ra khỏi thế việt vị đó. Nếu vụ này bị đẩy lên cao trào, thì xấu mặt chế độ lắm, dân họ không chịu mất đất đâu.
P/S: Có điểm vô lý ở những dòng bôi đỏ trong ảnh là văn bản mà UBND TP gửi Thanh tra CP. Điều đó cho thấy RẤT CÓ THỂ phía TP HCM ngụy tạo căn cứ.
Tài liệu cho thấy gốc gác đất Công giáo đứng chung với chính quyền QGVN (báo chí đều cắt bỏ đoạn này), nhưng VB này lại cũng cắt cúp thông tin, không hiểu sao lại mọc ra quân đội Pháp sở hữu, rồi đài Viễn tín VNCH sở hữu nữa? Sao đang đất Công giáo lại bị chính quyền VNCH tịch thu? Tại sao năm 55 mà QĐ Pháp lại có đất này? Trình tự thời gian được trình bày lộn xộn chứng tỏ người soạn VB rất dốt lịch sử và cắt cúp thông tin thô thiển. Đúng trình tự phải viết là trước năm 55 thì QGVN và Giáo hội cùng đứng tên chủ đất, từ 55-75 do abc đứng tên, nêu lý do tại sao chuyển đổi chủ sở hữu (đây không nêu, chứng tỏ cố tình cắt bỏ lý do). Sau 75, ai sở hữu…
Nên nhớ là năm 49, khi thành lập Quốc gia VN, thì người Pháp bắt đầu trả đất và BĐS cho QGVN. Chính đất Nam Kỳ được TT Pháp trao trả đầu tiên và dinh Norodom (dinh Độc Lập) được trả cuối cùng vào ngày 7/9/1954. Vậy tại sao quân đội Pháp lại có thể cho Công giáo mượn đất vào năm 1955?
Vụ này nếu không rành lịch sử lề trái thì sẽ không thể bóc phốt cái văn bản trên được. Liệu mấy người bây giờ rành vấn đề này?
Văn bản của UB ND TP HCM gửi Thanh tra CP. Toàn văn ở link này, lề phải nhé.
Bình Luận từ Facebook
VNTB - Đất đai của ông bà mình, nhưng Nhà nước lại có quyền định đoạt ?!?
Thảo Vy (VNTB) Người dân định cư lâu đời – dân cố cựu, họ coi đất đai của gia đình là do tổ tiên, ông cha khai phá và sở hữu hàng trăm năm trước để lại cho họ. Dù có quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì trong lòng người nông dân họ cũng không nghĩ như vậy. Mặt khác trên thực tế, ngay cả với danh nghĩa Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu đất đai, thì sau khi Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cũng không còn giữ quyền định đoạt hoàn toàn đối với phần đất đó nữa.
Vậy tại sao không danh chính ngôn thuận bằng điều luật về quyền sở hữu tư nhân về đất đai?
Chuyện của Sài Gòn thời thuộc địa
Nhà báo Mai Bá Kiếm kể câu chuyện về chính dòng tộc của ông liên quan đến đất đai. Năm 1911, hãng Shell (tập đoàn Anh - Hà Lan) đến Nhà Bè đầu tư cảng và kho chứa xăng dầu. Chính quyền Pháp không đứng ra đền bù đất rồi giao cho Shell mà để cho Shell thương lượng trực tiếp với 3 chủ đất tại đây, thuê 100 mẫu, thời hạn 99 năm. Lúc bấy giờ, 3 chủ đất đang cho cả trăm tá điền thuê với mức 10 giạ lúa/1.000m2/năm). Shell đàm phán giá thuê cao gấp 5 lần, lại được lãnh tiền hàng tháng qua chi phiếu.
Chủ đất rất mừng, nhưng Dân luật Giản Yếu 1883 (tham khảo Việt Nam Dân Luật Lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và Khế ước. Tác giả: GS. Vũ Văn Mẫu. Năm xuất bản: 1962. Tải về: http://bit.ly/2Hgt1St) do người Pháp áp dụng ở Nam kỳ sau khi áp đặt chế độ thuộc Pháp lên vùng đất này, đã trao cho các tá điền quyền tiên mãi, tức là được ưu tiên mua cùng giá, mà chủ đất định bán cho người khác; hoặc được ưu tiên thuê cùng giá mà chủ đất định cho người khác thuê với giá cao hơn. Tuy tá điền không thuê nổi theo giá Shell thuê, nhưng họ có quyền không ký giấy khước từ thuê đất. Do đó, chủ đất phải thương lượng cho tá điền được hưởng tiền thuê đất mấy năm đầu mà hãng Shell trả, để tá điền chịu ký tờ khước từ thuê đất.
Tại sao đất đai của ông bà mình, nhưng Nhà nước lại có quyền định đoạt?!?
“Bỗng nhiên, tá điền có một cục tiền, có nhiều tá điền đi vô vùng sâu mua ruộng để làm chủ. Có nhiều tá điền – như ông nội tôi (Mai Bá Điền sinh 1885 chết 1979) quyết bỏ nghề chân lấm tay bùn, xin vào hãng Shell làm cu–li (sai gì làm nấy), đổi đời, lãnh lương tháng, thay vì đến Tết mới gặt lúa, nộp chủ ruộng, còn bao nhiêu trả nợ. Ông nội bỗng dư tiền nuôi ba tôi học hết cấp sơ học (lớp ba), tiếng Tây nói bập bẹ, còn trẻ nên hãng Shell nhận vào đào tạo nghề xăng dầu.
Đến năm 1975, tổng lương xồi (lương chính + phụ cấp thâm niên + phụ cấp đắt đỏ + phụ cấp vợ con) của ba tôi là 94.000 đ/tháng, đóng thuế lợi tức 40.000 đồng (dã man hôn?), thực lãnh là 54.000 đồng vẫn gấp 2 lần lương giáo sư đệ nhị cấp.
Nhờ ông, cha làm làm hãng của Tây xịn, tôi được học miễn phí ở Vườn trẻ Shell (ăn bánh Tây, uống sữa, múa hát). Con em công nhân học cấp 2 trở lên được Hãng Shell, Esso cho xe đưa rước đến các trường ở Sài Gòn (đến năm 1965, Nhà Bè mới có trường trung học). Nhờ là thợ cả, ba tôi được Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè lưu dụng để truyền nghề cho công nhân mới XHCN từ miền Bắc vào. Đến năm 1983, ba tôi về hưu không lãnh một cắt lương hưu. Nhưng, đến năm 2001, Hãng Shell gửi về cho ba tôi (và các nhân viên chưa tới tuổi hưu lúc giải phóng) 6.000 USD gọi là đền bù do hãng chưa kịp trả lương hưu. Vì, Hãng đã vi phạm hợp đồng lao động, do ngày 30/4/1975 đã từ bỏ không điều hành Hãng nữa, mà không thông báo cho công nhân biết trước một tháng!
Sau Shell, Esso (tên thương mại của ExxonMobil -- Tài) và CalTex (chi nhánh về dầu khí của Chevron Corporation -- Tài) đến tiếp tục thuê đất của địa chủ làm hãng dầu, mà bây giờ thành Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Nhờ thực dân Pháp, địa chủ cho thuê đất giá cao, nên nộp thuế hoa lợi cho Pháp cao hơn. Khoảng 400 tá điền đổi đời thành công nhân làm việc cho Tây, có tiền cho con ăn học làm bác sĩ, kỹ sư, giáo viên lứa đầu tiên ở Nhà Bè.
Bây giờ, nhớ lại năm 1991, UBND huyện Nhà Bè đứng ra làm “cò” giải tỏa 300 ha đất nông nghiệp để giao Đài Loan làm khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. Với giá đền bù 11.000 đồng/m2, nông dân bị giải tỏa trắng tay (đến ông Sáu Món – phó chủ tịch Hội nông dân huyện, cũng phản đối đếch nhận tiền đền bù), không đủ tiền vào vùng sâu mua ruộng canh tác, mà cũng không có tay nghề để được vào làm KCX, càng không có có tiền cho con học làm kỹ sư, bác sĩ để đổi đời.
Cách nhau 80 năm, cũng lần đầu có các hãng nước ngoài vào Nhà Bè đầu tư, tại sao nông dân Nhà Bè năm 1911 thì lên đời, mà nông dân Nhà Bè năm 1991 lại xuống đời? Khốn nạn quá!”. Nhà báo Mai Bá Kiếm chua sót.
“Phải ‘cãi’ để con cháu mình có cái nhà của nó là của nó, không phải của Nhà nước”
Bạn của người viết, luật sư Trần Thành từ Sài Gòn xuống Kiên Giang mở chi nhánh văn phòng tư vấn, tiếp lời nhà báo Mai Bá Kiếm, rằng sở dĩ hồi đó tụi Tây có thể làm được như vậy chắc là nhờ các viên chức cai trị được giáo dục tử tế, không tham chia bè phái, lợi ích nhóm.
“Nhiều đại gia từ miền Bắc ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Ai cũng nhận ra sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi. Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó...”. Luật sư Trần Thành nhận xét.
Luật sư Thành nhìn nhận trong giới luật sư của ông hiện nay nằm trong tốp mà mấy ông quản lý Nhà nước vừa ghét, vừa thù mà có lẽ cũng vừa sợ.
Ảnh: boxitvn
“Bây giờ, Nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do Nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo, và luật sư còn sẵn sàng “cãi chùa”, soạn đơn từ miễn phí cho dân oan bị thu hồi đất. Nhưng rồi đâu cũng vào đó. Chưa thấy gì sáng sủa. Nhưng hôm nay mình phải nói mạnh hơn để cố gắng chục năm sau con cháu mình nó có cái nhà của nó là của nó, không phải của Nhà nước. Nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi bằng cái giá rẻ mạt như lâu nay. Vả lại đất của ông bà dòng tộc để lại, sao ông Nhà nước cứ nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để thu hồi?”. Luật sư Trần Thành chia sẻ.
Bên lề câu chuyện nói trên, cả nhà báo lẫn ông luật sư đều tấm tắc khen ngợi rằng Đảng và Nhà nước ta thật khôn ngoan. Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia, từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. Bởi theo luật quốc tế, người ta thường quy trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ…
Nguồn : http://www.vietnamthoibao.org/2018/04/vntb-at-ai-cua-ong-ba-minh-nhung-nha.html
Thảo Vy (VNTB) Người dân định cư lâu đời – dân cố cựu, họ coi đất đai của gia đình là do tổ tiên, ông cha khai phá và sở hữu hàng trăm năm trước để lại cho họ. Dù có quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì trong lòng người nông dân họ cũng không nghĩ như vậy. Mặt khác trên thực tế, ngay cả với danh nghĩa Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu đất đai, thì sau khi Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cũng không còn giữ quyền định đoạt hoàn toàn đối với phần đất đó nữa.
Vậy tại sao không danh chính ngôn thuận bằng điều luật về quyền sở hữu tư nhân về đất đai?
Chuyện của Sài Gòn thời thuộc địa
Nhà báo Mai Bá Kiếm kể câu chuyện về chính dòng tộc của ông liên quan đến đất đai. Năm 1911, hãng Shell (tập đoàn Anh - Hà Lan) đến Nhà Bè đầu tư cảng và kho chứa xăng dầu. Chính quyền Pháp không đứng ra đền bù đất rồi giao cho Shell mà để cho Shell thương lượng trực tiếp với 3 chủ đất tại đây, thuê 100 mẫu, thời hạn 99 năm. Lúc bấy giờ, 3 chủ đất đang cho cả trăm tá điền thuê với mức 10 giạ lúa/1.000m2/năm). Shell đàm phán giá thuê cao gấp 5 lần, lại được lãnh tiền hàng tháng qua chi phiếu.
Chủ đất rất mừng, nhưng Dân luật Giản Yếu 1883 (tham khảo Việt Nam Dân Luật Lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và Khế ước. Tác giả: GS. Vũ Văn Mẫu. Năm xuất bản: 1962. Tải về: http://bit.ly/2Hgt1St) do người Pháp áp dụng ở Nam kỳ sau khi áp đặt chế độ thuộc Pháp lên vùng đất này, đã trao cho các tá điền quyền tiên mãi, tức là được ưu tiên mua cùng giá, mà chủ đất định bán cho người khác; hoặc được ưu tiên thuê cùng giá mà chủ đất định cho người khác thuê với giá cao hơn. Tuy tá điền không thuê nổi theo giá Shell thuê, nhưng họ có quyền không ký giấy khước từ thuê đất. Do đó, chủ đất phải thương lượng cho tá điền được hưởng tiền thuê đất mấy năm đầu mà hãng Shell trả, để tá điền chịu ký tờ khước từ thuê đất.
Tại sao đất đai của ông bà mình, nhưng Nhà nước lại có quyền định đoạt?!?
“Bỗng nhiên, tá điền có một cục tiền, có nhiều tá điền đi vô vùng sâu mua ruộng để làm chủ. Có nhiều tá điền – như ông nội tôi (Mai Bá Điền sinh 1885 chết 1979) quyết bỏ nghề chân lấm tay bùn, xin vào hãng Shell làm cu–li (sai gì làm nấy), đổi đời, lãnh lương tháng, thay vì đến Tết mới gặt lúa, nộp chủ ruộng, còn bao nhiêu trả nợ. Ông nội bỗng dư tiền nuôi ba tôi học hết cấp sơ học (lớp ba), tiếng Tây nói bập bẹ, còn trẻ nên hãng Shell nhận vào đào tạo nghề xăng dầu.
Đến năm 1975, tổng lương xồi (lương chính + phụ cấp thâm niên + phụ cấp đắt đỏ + phụ cấp vợ con) của ba tôi là 94.000 đ/tháng, đóng thuế lợi tức 40.000 đồng (dã man hôn?), thực lãnh là 54.000 đồng vẫn gấp 2 lần lương giáo sư đệ nhị cấp.
Nhờ ông, cha làm làm hãng của Tây xịn, tôi được học miễn phí ở Vườn trẻ Shell (ăn bánh Tây, uống sữa, múa hát). Con em công nhân học cấp 2 trở lên được Hãng Shell, Esso cho xe đưa rước đến các trường ở Sài Gòn (đến năm 1965, Nhà Bè mới có trường trung học). Nhờ là thợ cả, ba tôi được Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè lưu dụng để truyền nghề cho công nhân mới XHCN từ miền Bắc vào. Đến năm 1983, ba tôi về hưu không lãnh một cắt lương hưu. Nhưng, đến năm 2001, Hãng Shell gửi về cho ba tôi (và các nhân viên chưa tới tuổi hưu lúc giải phóng) 6.000 USD gọi là đền bù do hãng chưa kịp trả lương hưu. Vì, Hãng đã vi phạm hợp đồng lao động, do ngày 30/4/1975 đã từ bỏ không điều hành Hãng nữa, mà không thông báo cho công nhân biết trước một tháng!
Sau Shell, Esso (tên thương mại của ExxonMobil -- Tài) và CalTex (chi nhánh về dầu khí của Chevron Corporation -- Tài) đến tiếp tục thuê đất của địa chủ làm hãng dầu, mà bây giờ thành Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Nhờ thực dân Pháp, địa chủ cho thuê đất giá cao, nên nộp thuế hoa lợi cho Pháp cao hơn. Khoảng 400 tá điền đổi đời thành công nhân làm việc cho Tây, có tiền cho con ăn học làm bác sĩ, kỹ sư, giáo viên lứa đầu tiên ở Nhà Bè.
Bây giờ, nhớ lại năm 1991, UBND huyện Nhà Bè đứng ra làm “cò” giải tỏa 300 ha đất nông nghiệp để giao Đài Loan làm khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. Với giá đền bù 11.000 đồng/m2, nông dân bị giải tỏa trắng tay (đến ông Sáu Món – phó chủ tịch Hội nông dân huyện, cũng phản đối đếch nhận tiền đền bù), không đủ tiền vào vùng sâu mua ruộng canh tác, mà cũng không có tay nghề để được vào làm KCX, càng không có có tiền cho con học làm kỹ sư, bác sĩ để đổi đời.
Cách nhau 80 năm, cũng lần đầu có các hãng nước ngoài vào Nhà Bè đầu tư, tại sao nông dân Nhà Bè năm 1911 thì lên đời, mà nông dân Nhà Bè năm 1991 lại xuống đời? Khốn nạn quá!”. Nhà báo Mai Bá Kiếm chua sót.
“Phải ‘cãi’ để con cháu mình có cái nhà của nó là của nó, không phải của Nhà nước”
Bạn của người viết, luật sư Trần Thành từ Sài Gòn xuống Kiên Giang mở chi nhánh văn phòng tư vấn, tiếp lời nhà báo Mai Bá Kiếm, rằng sở dĩ hồi đó tụi Tây có thể làm được như vậy chắc là nhờ các viên chức cai trị được giáo dục tử tế, không tham chia bè phái, lợi ích nhóm.
“Nhiều đại gia từ miền Bắc ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Ai cũng nhận ra sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi. Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó...”. Luật sư Trần Thành nhận xét.
Luật sư Thành nhìn nhận trong giới luật sư của ông hiện nay nằm trong tốp mà mấy ông quản lý Nhà nước vừa ghét, vừa thù mà có lẽ cũng vừa sợ.
Ảnh: boxitvn
“Bây giờ, Nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do Nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo, và luật sư còn sẵn sàng “cãi chùa”, soạn đơn từ miễn phí cho dân oan bị thu hồi đất. Nhưng rồi đâu cũng vào đó. Chưa thấy gì sáng sủa. Nhưng hôm nay mình phải nói mạnh hơn để cố gắng chục năm sau con cháu mình nó có cái nhà của nó là của nó, không phải của Nhà nước. Nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi bằng cái giá rẻ mạt như lâu nay. Vả lại đất của ông bà dòng tộc để lại, sao ông Nhà nước cứ nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để thu hồi?”. Luật sư Trần Thành chia sẻ.
Bên lề câu chuyện nói trên, cả nhà báo lẫn ông luật sư đều tấm tắc khen ngợi rằng Đảng và Nhà nước ta thật khôn ngoan. Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia, từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. Bởi theo luật quốc tế, người ta thường quy trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ…
Nguồn : http://www.vietnamthoibao.org/2018/04/vntb-at-ai-cua-ong-ba-minh-nhung-nha.html
Subscribe to:
Posts (Atom)