thâm cung bí sử ở bct/đcsvn
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2972754506071689&set=pcb.2972685009411972&type=3&__tn__=HH-R-R&eid=ARAlitQ2oq4vHYcenZiLK-_pnkEuzIwlqocxk1lB5gD0P5b27gZK7TX0He3KlIzoClyhp4alcTQdPGOE
Ở Việt Nam, có thể bạn sẽ bất ngờ khi thấy chiếc ví mình đánh rơi trên tàu điện ngầm bỗng nhiên được gửi đến tận nhà, hay nhận lại 2 nghìn đồng tiền thừa ở siêu thị sau khi mua hàng mấy ngày… Nhưng, đây lại là những chuyện rất bình thường ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhật Bản: “Nếu bạn làm mất ví, đừng quá lo lắng vì chúng sẽ tự tìm về thôi!”
Dưới đây là những chia sẻ của du khách từng đến Nhật Bản:
Một du khách Trung Quốc tên là Tiểu Uông (34 tuổi) chia sẻ câu chuyện của mình như sau: Lần đầu tiên anh đến Nhật Bản, sau khi mua hàng ở siêu thị đã để quên ví ở đó. Anh nghĩ rằng siêu thị đông người như vậy sẽ không thể tìm lại được. Tuy vậy, ngày hôm sau anh vẫn đến quầy thu ngân của siêu thị hỏi về ví của mình. Thật bất ngờ, sau khi nghe anh mô tả, nhân viên liền đem trả lại nguyên vẹn chiếc ví đã thất lạc.
Tháng 12/2014, một nữ sinh Đài Loan đến Nhật Bản du lịch và bị mất điện thoại. Cô đã gửi email đến cảnh sát Nhật Bản nhờ giúp đỡ. Không lâu sau, cảnh sát gọi điện báo tin đã tìm lại được điện thoại. Họ xin lỗi cô và nói rằng một người người dân đã nhặt được và đưa vào trung tâm lưu trữ đồ thất lạc. Bởi vì cần hoàn thành một số thủ tục cần thiết nên sẽ mất một tháng điện thoại mới đến tay cô được.
Trả lời phỏng vấn trên truyền thông Nhật Bản, cô cho biết: ”Nhật Bản thật tốt. Tôi đã không nghĩ rằng có thể tìm lại được chiếc điện thoại. Thực sự tôi không biết phải tỏ lòng biết ơn như thế nào.”
Một trong số những “huyền thoại” được biết đến nhiều nhất ở Nhật Bản là: Nếu bạn làm mất ví, đừng quá lo lắng vì chúng sẽ tự tìm về thôi! Điều này liệu có đúng như lời đồn? Rất nhiều người sẽ trả lời là có!
Theo thống kê từ Sở cảnh sát đô thị Tokyo năm 2017, ghi nhận gần 4 triệu tài liệu và vật phẩm đánh rơi được người dân giao cho cảnh sát.
Theo trang Live Japan, tổng số tiền người dân nhặt được và nộp cho cảnh sát trong năm 2017 lên tới 75,5 triệu yên (tương đương 15,7 tỷ đồng)!
Người ta nói, Nhật Bản là nơi bạn có thể lăn ra ngủ ở vỉa hè hay tàu điện sau ngày dài làm việc. Thậm chí, cảnh sát từng “rảnh rỗi” đến mức xử lý luôn các vụ nhỏ nhặt như mất trộm 1 quả nho.
Ngoài ra, Nhật Bản còn nổi tiếng khắp thế giới về hình thức “bán hàng bằng lòng tin”. Tại đây, người dân thường mang nông sản mình trồng được bày tại một gian hàng và đính kèm giá vào mỗi loại mặt hàng. Ai có nhu cầu sẽ đến tự chọn, tự cân và tự cho tiền vào thùng. Cuối ngày chủ cửa hàng sẽ đến thu dọn hàng và kiểm tiền. Thông thường số tiền luôn khớp với số hàng đã bán ra.
Tất nhiên cũng có những trường hợp cá biệt. Có một số người khá khốn khó đã đến lấy đồ ở hàng tự động và để lại lời xin lỗi rất cảm động. Khi người chủ đến, thấy mảnh giấy để lại, không những tha thứ mà còn tự nhủ: “Sao bạn không lấy thêm. Biết vậy tôi đã để thêm đồ cho bạn. Cầu chúc bạn may mắn và chóng đi qua gian nan này”.
Có lẽ, đây là điều mà bất cứ ai cũng vô cùng cảm kích. Nó chứng tỏ nền giáo dục, ý thức, tính kỉ luật và lòng tự trọng của một dân tộc mà bất cứ dân tộc nào cũng khát khao.
Đức: Tiền nên phải tiêu thì một đồng cũng không tiết kiệm nhưng không phải tiền kiếm được thì một xu cũng không lấy
Câu chuyện sau đây được thuật lại bởi một người Việt Nam có ấn tượng vô cùng sâu sắc về nước Đức:
Cách đây không lâu, tôi đến thăm Dresden, thủ phủ của bang Saxony. Cách khách sạn nơi tôi nghỉ không đến 1km có một siêu thị tên là Plus. Tôi đã cùng đồng nghiệp tới đó mua một số đồ dùng sinh hoạt và tiện thể mua một bao thuốc lá. Sau khi chọn xong, tôi đứng xếp hàng chờ tính tiền thanh toán. Sau khi nhân viên quét mã vạch, trên màn hình hiện ra số tiền thanh toán tổng cộng là 6,2 Euro cho hai bao thuốc lá Davidoff. Chúng tôi thanh toán xong rồi ra về.
Hai ngày sau, trong lúc gấp quần áo để chuẩn bị đến Đại học Công nghệ Dresden, tôi phát hiện chiếc cà vạt của mình đã bị phai màu. Bất đắc dĩ tôi đành phải đi thật nhanh ra siêu thị Plus chọn một chiếc cà vạt khác. Lần này, mỗi nhân viên bán hàng trước khi quét mã vạch hàng hóa đều cầm một tấm hình chiếu vào mặt khách hàng để đối chiếu. Tôi thầm nghĩ, dùng loại biện pháp này để trợ giúp cục cảnh sát tra tìm tội phạm truy nã thì cũng chỉ là phí công vô ích.
Lúc tôi mang chiếc cà vạt tới, cô nhân viên bán hàng đột nhiên nói với các nhân viên khác “Này, chính là anh này!” Tôi ngay lập tức cảm thấy luống cuống, mở hai tay ra ý nói với họ rằng mình không có làm việc gì trái pháp luật cả. Nửa phút sau, tôi đi đến phòng chờ.
Nhân viên siêu thị mang cho tôi một cốc nước rồi hướng về phía tôi nói lời xin lỗi chân thành. Tôi càng không hiểu gì!
Chưa đầy một phút sau, một nhân viên quản lý tới nói: “Cách đây 2 ngày, anh từng đến siêu thị của chúng tôi mua hai bao thuốc. Lúc đó nhân viên bán hàng đã thu của anh 6,2 Euro. Nhưng lúc 8 giờ tối hôm đó chúng tôi nhận được thông báo của trụ sở là từ 8 giờ 15 phút trở đi, mỗi một bao thuốc sẽ được giảm giá 3 cent. Thời gian tính tiền của anh là 8 giờ 15 phút 17 giây. Nhưng khi ấy máy tính tiền của siêu thị lại bị trục trặc mất 30 giây, nên đã không thể kết nối kịp thời dữ liệu giá tại trụ sở. Chúng tôi thành thật xin lỗi, chúng tôi phải trả lại cho anh số tiền thừa là 6 cent, xin mời anh kiểm tra một chút…”
Sau khi nghe xong, tôi quả thực vô cùng kinh ngạc! Mặc dù chỉ có 6 cent (khoảng 2000 vnđ), nhưng tôi cảm thấy rõ ràng người Đức rất tôn trọng mình, cũng chính bởi 6 cent này, tôi lại càng kính trọng người Đức hơn.
Mỹ: Tin tưởng không cần đến lý do
Câu chuyện nhỏ sau đây được ghi lại từ chia sẻ của một độc giả của Đại Kỷ Nguyên. Khi đọc được câu chuyện này, chính tác giả cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ và khó tin:
Tôi mua một cái váy, làm mất hóa đơn. Khi giặt chiếc váy này, tôi phát hiện màu bị lem và đem lại cửa hàng than phiền.
Người bán hỏi:
– Có áo quần nào khác của chị bị dính màu không?
Tôi trả lời:
– Có, nhưng không đáng kể!
– Chị cứ đem tới và cho biết giá. Chúng tôi sẽ bồi thường!
– Cảm ơn! Tôi chỉ cần lại tiền mua của chiếc váy này mà thôi!
Cả hai bên cùng nhìn nhau và cười.
Vậy đấy, ở Mỹ người ta sẵn sàng đặt niềm tin vào một người hoàn toàn xa lạ mà chẳng cần đến lý do!
Việt Nam: Thùng rác, ghế mây cũ, bình trà đá miễn phí… Cái gì cũng phải khóa!
Hồi cuối năm 2018, báo tuổi trẻ có đăng một bài báo với tựa đề “Thùng rác, ghế mây cũ, bình trà đá miễn phí… cũng phải khóa!”.
Trong đó kể về chia sẻ của chị Nguyễn Thị Nguyệt Nga, công nhân Công ty Dịch vụ Công ích Q.1:
“Mới tháng rồi, quên khóa một thùng đựng rác ở đây, sáng ra là không còn”.
Còn bác Nguyễn Văn Đông (phường 10, quận Tân Bình) thì bức xúc nói :”Bên thoát nước đồng ý cho nhà tôi làm một tấm vỉ thép như thế này đặt lên miệng hố ga để xe máy trong hẻm ra vào an toàn và chặn rác khi trời mưa. Tấm vỉ được khóa kỹ vậy mà tháng Mười vừa rồi bị họ dùng kềm công lực cắt lấy mất. Nay phải làm tấm thứ hai mất thêm cả triệu đồng”.
Dạo quanh một vòng Sài Gòn, dễ dàng nhận thấy mọi thứ trên đường phố hầu như khóa. Từ cái thùng rác, tấm vỉ thép chắn rác xuống hố ga cho đến bình trà đá miễn phí, cuộn dây điện, chiếc ghế mây cũ… tất cả đều phải khóa.
Quả thực, đạo đức kinh doanh và đạo đức làm người đều giống nhau ở chữ “Chân” – trung thực. Nếu như tổ tiên người Việt có câu “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà” thì chữ “Chân” của người Trung Quốc xưa còn liên quan đến sinh tử: “Thiếu một lượng thì giảm phúc, thiếu hai lượng thì giảm lộc, thiếu ba lượng thì giảm thọ.”
Cũng có câu “Ngôn tất tín, hành tất quả” (Lời nói nhất định phải thành thật, làm nhất định có kết quả). Một người khi đã đánh mất lòng tin ở người khác sẽ rất khó khăn để xây dựng lại danh dự của mình. Bất kể làm việc gì cũng không thể thành công. Không chỉ cá nhân, mà cả các đơn vị, công ty, cho đến cả dân tộc đều như vậy.
Trần Phong (tổng hợp)