Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Thursday, January 24, 2019
Đối với Trung Hoa, hiệp định hòa bình Paris tháng giêng năm 1973 là một sự đảm bảo chống lại Việt Nam CS bá quyền. Nói chuyện với đại sứ Pháp Etienne Manac’h hồi đầu năm 1973, Chu nhấn mạnh đến một điều có tính cách quan trọng liên hệ đến Bắc Kinh là điều khoản 20 của hiệp định này, điều đó nói rằng phải “rút lui tất cả quân đội ngoại nhập” khỏi lãnh thổ Kampuchia và Lào. Chu nói: “Chúng tôi sẽ không đến đó (Kampuchia) nhưng chúng tôi cũng không muốn bất cứ ai đến đó.”
Năm 1972, Hoa Kỳ được khuyến cáo rằng Bắc Kinh muốn thấy một “Đông Dương bị Balkan hóa”. Đó cũng là đường lối Washington đã làm. Một sự thông cảm làm cho căng thẳng Hoa-Mỹ dịu đi.
Theo một câu chuyện của người Việt Nam sau khi xung đột Hà Nội - Bắc Kinh bùng nổ công khai: Mao khuyên Đồng nên để cho Miền Nam tách riêng ra. Mao nói riêng với Đồng hồi tháng 11/1972, “Người ta không thể quét quá xa nếu cái cán chổi quá ngắn. Đài Loan quá xa nên cái chổi của chúng tôi không với tới được. Đồng chí! Thiệu ở Miền Nam cũng quá xa với tầm chổi của đồng chí. Chúng ta phải trở lại với chính vị trí của chúng ta.” Đồng bảo đảm với chủ tịch Mao rằng cái cán chổi của ông ta rất dài. Không chối bỏ giai thoại đó, sau này Bắc Kinh giải thích rằng, theo sự phán xét của họ, Hà nội phải chờ một thời gian trước khi mở cuộc tấn công để thống nhất Nam Bắc bởi vì khi ấy, Hoa Kỳ không thể can thiệp vào Việt Nam một lần nữa.
Muốn có hai hay ba Việt Nam .
Mặc dù Trung Hoa có thể đóng một vai trò nào đó trong công cuộc thống nhất Việt Nam, Bắc Kinh quyết định xây dựng quan hệ với Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN. Trung Hoa sắp đặt việc viện trợ vũ khí, lương thực, tài chánh cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN qua ngã Kampuchia , không những căn cứ trên lý do an toàn mà còn nhắm mục đích duy trì một đường dây quan hệ trực tiếp với cách mạng Miền Nam. Sau cách mạng Văn hóa Trung Hoa năm 1966-67, Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc phân phối văn hóa phẩm Trung Hoa ở Miền Bắc VN. Tuy nhiên, qua đường dây bí mật, Bắc Kinh vẫn duy trì viện trợ cho bộ phận Cộng sản ở Miền Nam.
Thực ra, theo sự phân tích của Mỹ, khi chiến tranh tiến hành theo phương cách làm cho Hà Nội toại ý và Hoa Kỳ bắt đầu rút quân tác chiến theo học thuyết Nixon, Trung Hoa cố gắng gia tăng liên hệ trực tiếp, không những với Lào, Kampuchia mà cả Miền Nam VN.
Trương Như Tảng, nguyên bộ trưởng Tư pháp chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN (CPLTCHMNVN), đào thoát khỏi VN năm 1979, nói với tôi rằng Trung Hoa đã duy trì quan hệ “hết sức thân hữu” với CPLTCHMNVN. Theo ông ta thì“Ngay từ lúc đầu Trung Hoa cho rằng Miền Bắc đã áp đặt quan điểm của họ xuống Miền Nam. Vì vậy nên họ ủng hộ CPLTCHMNVN. Chính Trung Hoa đòi hỏi quyền tự trị cho Miền Nam tại hội nghị Paris.”
Đưa ra một ví dụ cho thấy việc Trung Hoa tôn trọng chính quyền Miền Nam, Tảng nói rằng trong suốt thời gian thăm viếng Bắc Kinh tháng 2/ 1975, không riêng gì đại biểu CPLTCHMNVN do ông ta dẫn đầu, sinh hoạt riêng trong một nhà quốc khách tách biệt hẳn với phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Miền Bắc) mà Trung Hoa còn tiếp đãi riêng, trang trọng với CPLTCHMNVN nữa. Việc Tảng phân tích thái độ của Trung Hoa (Bấy giờ ông ta rất thỏa mãn) đã đem lại vài điều đáng tin cho bản báo cáo do Francois Missoffe viết. Ông này là một phái viên đặc biệt của bộ Ngoại giao Pháp. Sau chuyến đi Bắc Kinh hồi đầu năm 1976, qua đó ông ta tham dự những buổi họp cấp cao, Missoffe nói rằng: “Dù có hai hay ba Việt Nam cũng chẳng thấy vấn đề gì. Trung Hoa cho rằng không thể chỉ có một Việt Nam.”
Bốn năm sau, Việt Nam tố cáo Bắc Kinh thúc đẩy Hà Nội đừng mở cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon. Lời tố cáo ấy, cũng giống như bao nhiêu lời tố cáo khác sau khi quan hệ giữa
hai nước đổ vỡ, được xem như những lời tuyên truyền. Tuy nhiên, Philippe Richer, người giữ vai trò đại sứ Pháp ở Hà Nội trong khoảng thời gian 1973-75, sau này, ngày 20/4/ 1975, chín ngày trước khi Saigon sụp đổ, ông ta xác nhận quả thật Bắc Kinh đã cảnh cáo Hà Nội sự nguy hiểm nếu “đưa cán chổi đi quá xa”, họ dùng câu tỷ dụ mà Mao đã dùng hồi năm 1972.
Dù sao, không có gì nghi ngờ việc Trung Hoa kiên trì chống Việt Nam trở thành một tiểu bá ở Đông Dương. Quan tâm lâu dài của Trung Hoa là sự cân bằng quyền lực giữa các nước nhỏ
ở ngoại vi của họ. Lo lắng của họ, từ 1954, là đẩy những thế lực thù địch ra khỏi Đông Dương rồi lại phải đối đầu với Hà Nội.
Thái độ của người Việt Nam cũng vậy, thay đổi qua nhiều năm.
Trong khi theo đuổi quyền lợi đất nước, Hồ Chí Minh duy trì một hình thức quan hệ có tính cách truyền thống. Tự tay ông ta viết thư cám ơn Mao và bằng những lời phát biểu công khai nói rằng Việt Nam “đích thực” kính trọng Trung Hoa. Người Việt Nam, ý thức rõ hơn Trung Hoa, tài bồi một mối quan hệ, xem Trung Hoa là người anh lớn và lâu dài. Francois Joyaux, ghi nhận rằng hồi đầu thập niên 1960, những nhà lãnh đạo Việt Nam đã dùng cùng một tiêu đề cho Mao giống như các vị vua Việt Nam trước kia đã dùng với các vị hoàng đế Trung Hoa. Hồ chỉ thị cho các viên chức cao cấp tháp tùng các phái đoàn thượng thặng của Trung Hoa khi họ viếng thăm Việt Nam là phải tiếp tục cung cách triều cống như ngày xưa. Joyaus nói quan điểm xem
Trung Hoa là chúa tể đối với VN “là một hiện tượng lạ kỳ, còn phức tạp hơn thế nữa. Thực ra, người ta có thể nhớ lại một số trường hợp các nhà lãnh đạo Việt Nam tự xem họ là “chư hầu” của Trung Hoa”. Trong khi thách thức với Trung Hoa để bảo vệ quyền lợi đất nước, người Việt Nam lại dùng những phương cách cũ.
Tuy nhiên, phương cách đó dần dần biến mất vì sự xung khắc ngày càng căng thẳng giữa hai bên và đặc biệt là sau chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Nixon đến Trung Hoa. Người
Việt Nam coi đó là sự phản bội. Năm 1972, Liên Xô và Hà Nội công bố mà không
Một nửa sự thật khác về 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản sẽ khiến bạn bất ngờ
Người Tây phương có câu ngạn ngữ rất hay rằng: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Và nếu nói như cố Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin thì, một nửa sự thật chính là điều dối trá to lớn.
Sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã làm cả thế giới chấn động. Sách lịch sử viết, đại ý rằng: Ngày 6 và 9/8, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng. Từ đó những gì chúng ta biết là một Nhật Bản tang thương chết chóc, phải tự vực dậy từ đống tro tàn sau chiến tranh; và một đế quốc Mỹ lạnh lùng hiếu chiến, đã tàn sát hàng triệu người dân thường vô tội.
Nhưng đó có phải toàn bộ sự thật, hay chỉ là một phần của sự thật?
Thực thế là, có một sự thật khác đã không được tiết lộ, mà nếu chúng ta được biết về nó thì lịch sử sẽ khác xa những gì mà ta từng nghĩ.
Bối cảnh cuộc chiến
Trước khi đến với ‘phần còn lại của sự thật’, hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài nét sơ lược về nguyên nhân và bối cảnh cuộc chiến, từ đó dẫn đến quyết định thả bom đầy táo bạo của người Mỹ.
Được coi là “đêm trước” của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đại khủng hoảng 1929 đã khiến các nước phát triển và những nền kinh tế mới nổi chịu tổn thất nặng nề, trong đó có Nhật Bản. Để giải quyết các vấn đề tồn tại, Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt và phát xít giống nước Đức. Bắt đầu từ năm 1940, Nhật Bản ký kết với Đức và Ý thành lập Trục phát xít Âu-Á, gọi tắt là “phe Trục”. Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc, kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân.
Nhưng vì thiếu tài nguyên trầm trọng, người Nhật cho rằng đã đến lúc cần phải giành lại các nước giàu tài nguyên ở châu Á vốn là thuộc địa của Anh và Pháp lúc bấy giờ. Ngoài Triều Tiên và Đài Loan, Nhật Bản nhắm đến các mỏ sắt và than của Mãn Châu, nông nghiệp của Trung Hoa và cao su của Đông Dương. Trước đó, họ đã đưa ra kế hoạch bành trướng gồm bốn bước: Đánh chiếm Mãn Châu, độc chiếm Trung Quốc, làm chủ châu Á và sau cùng là bá chủ toàn cầu.
Rất nhanh chóng, binh lính Nhật đã làm chủ thế cuộc tại nhiều nước châu Á, trong đó có Mãn Châu (1931), Trung Quốc (1937), Đông Dương (1940), Malaysia (1941), v.v. Nhưng vì e sợ rằng việc xâm chiếm các nước thuộc địa ở Đông Nam Á sẽ thúc đẩy Mỹ can dự vào cuộc chiến, Nhật Bản đã đi trước một bước bằng cách bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng với mục đích giữ chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Đối với người Mỹ, việc tấn công mà không hề đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trong khi cả hai nước vẫn đang trong giai đoạn đàm phán hoà bình là một hành động “đánh lén” (sneak attack). Bởi vậy, nỗi nhục ở Trân Châu Cảng, ngược lại, lại trở thành lý do khiến Mỹ phát động chiến tranh tổng lực với Nhật Bản.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trong khi chiến trường châu Âu bị oanh tạc bởi các thế lực như Anh, Đức,… thì tại châu Á, Nhật Bản cũng đang làm chủ thế cờ. Nếu như trước kia, vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó, thì cũng có thể nói rằng khi ấy binh lính Nhật đi đến đâu là gieo rắc kinh hoàng đến chỗ ấy:
Tại Singapore là “thảm sát Túc Thanh”, quân Nhật thực hiện các cuộc ‘thanh lọc’ để lọc ra những người Trung Quốc và các thành phần chống Nhật; những người này sẽ bị đóng dấu tam giác và đưa đến các trung tâm tử thần. Tại Trung Quốc là “thảm sát Nam Kinh” và “hãm hiếp ở Nam Kinh”, khi đó binh lính Nhật không chỉ cưỡng hiếp phụ nữ mà còn ép buộc các nhà sư phải hiếp dâm làm trò vui, hay bắt đàn ông phải hiếp xác chết… Tại Triều Tiên là “phụ nữ giải khuây”, hàng ngàn phụ nữ đã bị bắt làm nô lệ tình dục cho lính Nhật. Tại Philippines là “đường tử thần Bataan” khi tù binh bị lính Nhật đánh đập và bỏ đói trên chặng đường áp giải dài hơn 100 km. Tại Việt Nam là “chính sách bao tải” khiến các cánh đồng lúa biến mất, góp phần dẫn đến nạn đói năm Ất Dậu.
Dĩ nhiên đó chỉ là những lời điểm xuyết sơ lược, và điều tương tự cũng xảy ra tại các nước phương Tây nơi chiến tranh bùng nổ. Khi mức độ tàn bạo và đẫm máu càng leo cao, thì các cuộc chiến tranh lại càng trở nên bế tắc không có hồi kết. Nhật Bản cũng vậy, mặc dù từng giành thế kiểm soát trong những năm đầu, nhưng càng về cuối họ lại càng rơi vào thế thất thủ: cùng lúc phải đối mặt với sự phản công quyết liệt của phe Đồng minh, sự phản kháng của Trung Quốc, và nguy cơ rình rập từ phía Liên Xô. Có thể nói, Nhật Bản đã rơi vào cảnh tứ bề gặp địch. Nhưng “kỵ hổ nan hạ hổ”, Nhật vẫn không muốn đầu hàng.
Trong tình thế ấy, vì để đánh gục hẳn sức chiến đấu của phe Phát xít đồng thời chấm dứt cuộc chiến dai dẳng này, Mỹ đã quyết định dùng đến phương án cuối cùng: bom nguyên tử.
Một phần khác của sự thật
Những gì viết trong sách lịch sử dễ khiến chúng ta cho rằng Mỹ là kẻ gây chiến lạnh lùng và hiếu sát, nhưng thực tế là, trước khi thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, Mỹ đã nhiều lần cảnh báo và kêu gọi Nhật đầu hàng.
Ngày 26/7/1945, Tổng thống Truman và các lãnh tụ phe Đồng minh ra Tuyên bố Postdam, trong đó đã báo trước về một cuộc hủy diệt kinh hoàng:
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức cho toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật, và đưa ra sự đảm bảo thích đáng và đầy đủ đối với thiện ý của họ trong hành động như vậy. Sự lựa chọn khác cho Nhật Bản là sự hủy diệt toàn bộ và ngay lập tức.”
Nhiều ngày trước khi chính thức thả bom nguyên tử, phi cơ Mỹ đã rải hơn 63 triệu truyền đơn trên khắp nước Nhật, được gọi là “LeMay leaflet”. Theo tài liệu của Josette H. Williams được công bố trên trang web chính thức của CIA, sau khi đọc truyền đơn rất nhiều người Nhật đã rời khỏi các thành phố lớn, tuy nhiên việc làm này dẫn đến sự quan ngại và chính phủ Nhật đã ra lệnh bắt giữ bất cứ ai lưu giữ truyền đơn.
Có rất nhiều phiên bản truyền đơn khác nhau, có loại được thiết kế như một tờ báo, lại có loại có in mặt đồng tiền để thu hút sự chú ý. Trên một truyền đơn viết:
Hãy đọc thật kỹ vì có thể cứu sống bạn hay mạng sống của thân nhân và bạn bè của bạn.
Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ.
Những thành phố này đang sở hữu các hãng xưởng và nhà máy thiết bị quân sự. Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị mà các phe quân sự sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng tiếc là, quả bom không có mắt.
Vì vậy, theo các chính sách nhân đạo của Mỹ và Không quân Mỹ, chúng tôi không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo bạn hãy di tản khỏi những thành phố đã được liệt kê để cứu lấy mạng sống của mình.
Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà là chống lại các thế lực quân sự đang lợi dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát người dân khỏi sự áp bức của quân đội Nhật, đồng thời cũng mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn.
Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra lãnh đạo mới có tài năng, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh.
Chúng tôi không thể hứa rằng những thành phố [đã được liệt kê] này nằm trong danh sách bị tấn công, nhưng ít nhất sẽ có 4 thành phố bị phá hủy. Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!
Tuy nhiên, bom nguyên tử vẫn là bí mật quân sự của Mỹ, và thông tin về thứ vũ khí này đã không được tiết lộ trong các truyền đơn hay những cảnh báo trước đó. Điều người Nhật biết chỉ là nguy cơ sẽ bị bom đánh phá, trong khi điều họ không ngờ tới chính là thứ vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng.
Sau quả bom đầu tiên thả xuống Hiroshima vào ngày 6/8, Không quân Mỹ tiếp tục rải nhiều truyền đơn khác, đồng thời phát sóng radio từ đảo Saipan, cứ 15 phút một lần, với mục đích kêu gọi dân chúng di tản và cảnh báo về các cuộc tấn công tiếp theo nếu như Nhật cương quyết không đầu hàng.
Sau ngày 6/8, mặc dù đã biết về vụ nổ ở Hiroshima nhưng tướng Nhật Soemu Toyoda vẫn lạc quan cho rằng với thứ vũ khí mới này, phía Mỹ cùng lắm chỉ có thể nắm giữ thêm một hoặc hai quả nữa. Bởi vậy, chính phủ Nhật vẫn quyết định thà có thêm vụ nổ chứ không chịu đầu hàng.
Trước sự ngoan cố của Nhật Bản, Mỹ quyết định sẽ thả tiếp quả bom thứ hai. Và hậu quả là một trái bom nữa đã xóa sổ thành phố Nagasaki vào ngày 9/8 mà chúng ta đã biết.
Và một phần còn lại của sự thật
Sau khi Nhật đầu hàng, ngày 30/8/1945 tướng MacArthur dẫn đầu quân đội Mỹ đặt chân lên Nhật Bản và bắt đầu chính sách cai trị. Lúc ấy với người dân Nhật Bản, Mỹ chính là kẻ đã khiến họ phải đổ máu, khiến dân tộc họ phải mất nước, và trong lòng họ có lẽ không còn gì ngoài hai chữ ‘hận thù’.
Nhưng trái với suy nghĩ của phần đông người Nhật, người Mỹ đến đây không phải để đàn áp, cướp bóc hay vơ vét, mà họ đến vì chính nghĩa và vì một thiện chí hòa bình.
Lúc ấy Nhật Bản đang kiệt quệ sau chiến tranh, tình cảnh ảm đạm thê lương và cái đói bao trùm khắp nơi. Trước tình hình ấy, tướng MacArthur đã gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải khẩn cấp viện trợ, kết quả là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỉ Mỹ kim được gửi đến Nhật Bản.
Cũng trong những năm làm tư lệnh tối cao tại Nhật, MacArthur đã miễn tội cho Nhật hoàng Hirohito và không truy xét đến những tội ác đã gây ra trong chiến tranh. Ông tự coi mình là người đến để ‘mở cửa Nhật Bản lần thứ hai’, chứ không phải để cai trị quốc gia này.
Và đúng là như vậy, MacArthur đã thay đổi cách người Nhật nhìn nhận về nước Mỹ.
Trong 5 năm rưỡi với vai trò Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng minh tại Nhật, MacArthur và tổng hành dinh của ông đã đề ra nhiều chính sách tái thiết nước Nhật, trong đó có việc thành lập chính phủ nghị viện; soạn thảo hiến pháp, nhấn mạnh quyền lợi công dân và xem đó là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”; thực hiện cải cách ruộng đất mà không đổ một giọt máu một mạng người, nông dân ai nấy đều có một phần đất cho mình.
Thủ tướng Yoshida của Nhật từng nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng. Chính ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình. Tình cảm ly biệt mà nhân dân Nhật dành cho ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Nếu như bom nguyên tử chỉ có thể tàn phá chứ không thể khiến Nhật Bản khuất phục, thì chính hành xử của Mỹ mà đại diện là tướng MacArthur đã chinh phục được trái tim người Nhật. Người ta gọi MacArthur là “nhà độc tài thần thánh” (Godlike dictator), nhưng nhà độc tài ấy lại được dân chúng tôn kính với lòng biết ơn sâu sắc.
Ngày ông trở về Mỹ, hàng trăm nghìn người Nhật kéo nhau ra đường đưa tiễn, hô vang “Đại nguyên soái”, nhiều người hai hàng lệ ướt nhòa. Thiên hoàng Hirohito cũng đích thân đến sứ quán đưa tiễn, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng.
Hồi ký của cựu thủ tướng Nhật Kiichi Miyazawa có đoạn viết: “Ngày 16/4/1951, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở SCAP tới sân bay Haneda. (…) Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to: ‘MacArthur muôn năm!’ Thế là tất cả mọi người đều giơ tay hô theo: ‘Muôn năm!’”.
Thay cho lời kết
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh hai trái bom nguyên tử và những tờ truyền đơn: Rằng có thực sự cần thiết phải thả bom nguyên tử để kết thúc cuôc chiến hay không, rằng Hiroshima và Nagasaki có nằm trong danh sách mục tiêu hay không, và rằng người dân hai thành phố ấy có thực sự được cảnh báo trước khi vụ nổ diễn ra hay không…? Nhưng mặc dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những nỗ lực của Mỹ để giảm thiểu thương vong tới dân thường.
Lại có người nói: ‘Sao có thể lấy những tờ truyền đơn làm lý lẽ bào chữa cho tội ác của Mỹ cơ chứ? Nếu là một người Nhật, bạn có tin những gì kẻ thù của mình tuyên truyền hay không? Chỉ một tờ truyền đơn và dăm ba câu phát thanh là có thể dụ dỗ người ta rời đi hay sao?’. Nhưng nếu ở vị trí của người Mỹ khi ấy, phải đối diện với sự hận thù sâu sắc của người Nhật, có lẽ rải truyền đơn và phát sóng truyền thanh là cách duy nhất họ có thể làm.
Và tất nhiên, không một lời biện hộ nào có thể bào chữa cho “chiến tranh”. Tội ác vẫn là tội ác, dù đóng vai kẻ chiến thắng hay bên thua cuộc thì những gì còn lại đều là nỗi thương đau. Giống như câu nói của MacArthur: “Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính họ là người phải chịu đựng và mang vết sẹo chiến tranh nặng nề nhất”. Khi số phận biến họ trở thành những kẻ sát nhân đẫm máu, thì chẳng phải ai khác, chính họ cũng trở thành những nạn nhân.