Saturday, April 20, 2019

https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/3210524792294658

03 Tháng 3: Nhân ngày Tử trận của Chuẩn uý Nguyễn Thiên Trường _ Đồ Ngu

Chủ Nhật, 03 Tháng Ba 20197:56 CH
03 Tháng 3: Nhân ngày Tử trận của Chuẩn uý Nguyễn Thiên Trường _ Đồ Ngu
vnch001-co-musat
( HNPĐ )
 Đó là năm 1969. Đại đội Trinh sát 46 của tôi vừa đi hành quân dài ngày từ mật khu Hố Bò trở về. 
Đến hậu cứ ( Bộ chỉ huy tiền phương của Trung đoàn 46BB ) ở Chà Rầy, tôi bảo chú hiệu thính viên:
- Nói Trung đội trưởng Viễn thám cho Chuẩn uý Trường lên lấy giấy phép.
Thời điểm đó, sau biến cố Mậu thân 1968, lệnh cấm phép kể cả phép thường niên vẫn còn hiệu lực . .
Trường cầm tờ giấy phép 07 ngày với lý do cưới vợ đang tính chào tôi để ra xe. Tôi vỗ vai Trường rồi đưa cho anh một phong bì:
- Chúc mừng Trường hạnh phúc. Trong này có một tờ giấy phép 3 ngày tặng thêm cho cậu. . .
Trường chào tôi rồi ôm ba lô vội vã lên chiếc xe dodge của đại đội ra Trảng Bàng
Trung uý Mãng, Đại đội phó cười:
- Thêm 3 ngày nữa là 10 ngày, thơm quá. Mười ngày với Tân giai nhân ca sĩ NG.M. nào thấm béo gì. Cha này không trễ phép, ông chặt đầu tôi. . .

7 ngày sau Trung đoàn 46  thành nỗ lực chính của Chiến đoàn 333 được lệnh hành quân tức tốc tràn chiếm Chi-Phu. . .
Đoàn xe của Bộ Chỉ huy có Đại đội Trinh sát  đi đầu, 2 chiếc GMC phía trước chậy đến ngã tư Trảng Bàng thì bỗng dưng chậm hẳn lại đủ cho tôi trông thấy bóng to con của Chuẩn uý Trường nhẩy lên phía trước, rồi anh lần theo khung xe lên phía sau. .
Cái speaker từ máy PRC 25 vang lên:
- Trình thẩm quyển Hải Điểu, thẩm quyền " Tăng Gô" của tôi đi phép trở về.
Tôi rút vội sổ tay, ghi: 
- Đến nơi đóng quân, gọi Trường lên Ban Chỉ huy gấp.
Tôi bỏ quyển sổ tay vào túi áo. Lại thấy có chút gì không ổn. Tôi lấy quyển sổ ra ghi thêm: " Vụ đám cưới"

" Vụ đám cưới" : Trường với NG.M. là một cặp tình nhân lý tưởng trước khi thành thân. Cả 2 người đều say mê âm nhạc. Trước khi bị động viên vào Thủ Đức. Anh đã từng đệm đàn, sau đó còn say mê phối khí cho những bài Ng.M. hát. Những ngày Đại đội Trinh sát về hậu cứ. Ng.M. thường rủ những ca sĩ bạn bè lên để hát cho đồng đội của Trường nghe. . .
Những tiếng hát có hoà âm bằng những tiếng đạn pháo từ xa rung rinh bóng dừa nước làm cả người nghe, người hát có cảm giác như đang hăm hở với tiếng kèn thúc quân. . .

Thế nhưng, tôi phải viết thêm " Vụ đám cưới" là vì, Từ ngày ra trường, tôi vẫn thường phải chứng kiến những tân lang khi trở lại chiến trường. . ." tai nghe tiếng súng trận mà vẫn còn âm ỉ tiếng pháo hồng ngày cưới" đã phải hi sinh vì đạn thù. . .
Tôi đã định đưa Trường về Ban Chỉ huy, rồi cho Trường đi học. . .

. .Khi những đứa con đầu chạm vào những rặng thốt nốt. Tôi biết mình đã vào đất Căm Bốt. . .Tôi nghe tiếng của Đại tá Lều Thọ Cường, Chiến đoàn trưởng 333:
- Sẽ có " thằng 2 của thằng 10" ( Chi đoàn 2/Thiết đoàn 10) đến đón anh. Từ giờ phút này, anh tùng thiết, cẩn thận khi chiếm mục tiêu. . .
Khi cánh quân tiến gần đến chùa NealPuong. Khi những chiếc thiết giáp chồm lên những gò cao để yểm trợ cho những toán viễn thám chiếm khu vực chùa. Bỗng từ 3 phía trước, phải và trái những tiếng đạn cá nhân và cộng đồng của địch bắn ra xối xả...
Chiếc trực thăng của Tướng Đỗ Cao Trí, lảo đảo đáp ngay chỗ Ban chỉ huy của tôi cùng lúc với một lằn đạn mầu xanh của trái B 41 xẹt tới làm nổ tung chiếc thiết vận xa M77 ( loại của Chi đoàn truởng). Bỗng đầu tôi tê dại. " Lại bị thương nưã sao? "  nhưng chỉ một tích tắc sau đó. Tôi biết đó là do cây can của Tướng Trí, kèm theo tiếng quát của ông:
- Mỏng quân ra, thằng thiết giáp không tiến nữa. Lại một cái đánh đầu nữa nhưng lần này dịu hơn kèm theo:
- Chú mày cho một toán Viễn thám đi vòng phía Tây, chiếm ngay gác chuông chính cho moa. . .Đó hoả lực chính và toán bắn sẻ của chúng ở đó đó. . .

Ông nói xong, và mặc cho những lằn đạn bắn cầy đất chung quanh. Ông đủng đỉnh đi về phía sau.Lên máy bay rồi cứ thế chiếc máy bay ấy bay rất thấp quanh gác chuông nhả những tràng đại liên và những chùm M79 vào đấy.
Tôi nghe rõ tiếng chuẩn uý Trường:
- Báo tin vui cho Thẩm quyền, chúng tôi đả làm chủ. . .
Bỗng tiếng anh im bặt...( rồi gần 5 phút im lặng vô tuyến rợn người)
... là tiếng của hiệu thính viên lạc giọng:
- Thẩm quyền tôi " Hai Lần Tư Tưởng" ( tử thuơng) rồi. . 
Đó là buổi chiều đầu tháng 3, năm 1969, gió đã se lạnh.
Đồ Ngu
( HNPĐ )
https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/3210524792294658
Nguyễn văn Hiệp - Ông Đạo Nhỏ 
Viết theo lời kể của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức (18/02/2010)
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.....

.....Buổi chiều nọ, khi tới dự bữa cơm tối tại tư dinh Thiếu Tướng Tư lịnh Quân Đoàn IV tôi thấy ngồi ở đầu bàn là một người còn nhỏ tuổi, quanh đó có mặt các ông Đại tá và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tư lịnh phó lãnh thổ của Quân đoàn. Trong chín ông Đại tá có cả Đại tá Nguyễn văn Ánh là Tư lịnh Sư Đoàn 4 Không Quân (ông nầy sau đó lên Thiếu Tướng và bị tử nạn máy bay).
Khi mọi nguời vào bàn ăn thì được ông Tư lịnh Quân đoàn giới thiệu :“Đây là Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự được mời tới đây để ăn cơm với chúng ta”. Tiếp theo, ông giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng. Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm.

Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ. Đầu tiên là ông Tư lịnh Quân Đoàn Nguyễn Viết Thanh viết một câu hỏi đưa qua, Ông Đạo Nhỏ cầm viết, viết rào rào (nghiã là viết rất nhanh) bằng chữ Quốc Ngữ, xong rồi đưa lại cho ông Thanh. Ông Thanh coi xong bèn úp tờ giấy xuống mặt bàn.

Sau đó là tới lượt ông Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh vì ông và ông Thanh ngồi hai bên Ông Đạo Nhỏ …Ông Đạo Nhỏ viết câu trả lời toàn bằng thơ, tôi ngồi gần nên liếc thấy hầu hết là thơ ngụ ngôn (mỗi câu năm chữ) sau ông Đại tá Ánh, Tư lịnh Sư đoàn 4 KQ là các ông Đại tá khác trong đó có Đại tá Huỳnh văn Lạc Tham mưu trưởng (sau nầy cũng lên Tướng và đang sống ở Sacramento, CA.). Tôi nhường hết cho mọi người chờ đến lượt cuối cùng, tôi viết trong giấy là :“Xin Ông Đạo Nhỏ cho biết tương lai vận mệnh của tôi trong cuộc chiến tranh nầy ?” Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay.

Sau đó, Ông Đạo Nhỏ tỏ ý muốn đi ra đằng sau chơi, ông Tướng đích thân dẫn Ông Đạo Nhỏ ra phía sau hàng ba để Ông đi lại nơi cái bàn có cái ghế và ngồi chơi một mình. Số người còn lại trong nầy chuyền tay nhau những tờ giấy có câu trả lời của Ông Đạo Nhỏ, không ai dấu diếm. Tôi đọc bài thơ của ông Thanhthì câu cuối cùng mà Ông Đạo Nhỏ viết là “Tu mau đi kẻo muộn !”.

Còn bài thơ của ông Đại tá Ánh, của ông Đại tá Trưởng phòng Nhì cũng viết là “Tu mau đi kẻ muộn !” (cả ba ông đều có một câu kết như nhau). Riêng của ông Hạnh thì Ông Đạo Nhỏ cho một bài thơ Đường luật gồm 8 câu 7 chữ, câu cuối cùng là “Thân bại danh liệt tướng miền Tây” tôi chỉ nhớ câu chót thôi không thể nhớ hết nguyên bài. Mấy người còn lại trong đó có một ông Đại tá người Huế làm bên Tiếp vận Vùng 4 cũng được một bài thơ nhưng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Sau khi bàn luận qua lại một hồi rồi giải tán. Thiếu tướng Thanh nói với tôi là Ông Đạo Nhỏ muốn về nhà của tôi và sau đó nhờ tôi đưa Ông Đạo Nhỏ về Hồng Ngự. (vì tôi có một chiếc trực thăng riêng muốn sử dụng lúc nào cũng được). Tôi chở Ông Đạo Nhỏ về nhà rồi kêu chú lính trực đem một cái ghế bố với đầy đủ mùng mền cho ông nghỉ ngơi ngay tại phòng khách (ban tối, chú lính mở ghế bố ra rồi đến sáng thì thu dọn lại sạch sẽ).

Khi tôi xuống Cần Thơ làm việc, vợ tôi giao cho tôi đứa con gái lớn đang học lớp Bảy nên phải xin chuyển trường cùng với ba đứa con trai nhỏ nhứt (còn mấy đứa lớn đang học ở Saigon) gồm đứa 7 tuổi, 6 tuổi và 5 tuổi. Mỗi ngày, đứa con 7 và 6 tuổi thì đi học còn đứa 5 tuổi vẫn còn ở nhà chơi với Ông Đạo Nhỏ nhưng Ông nầy lại không thích chơi giỡn. Sáng dậy, tôi và Ông Đạo điểm tâm bằng cháo trắng, trong khi tôi ăn với đường hay thịt cá thì Ông ăn ba chén đàng hoàng nhưng với muối. Đặc biệt là dù trời lạnh hay nóng Ông cũng đều thích ra ngồi phiá sau nhà, nơi nầy tôi có che một cây dù nhà binh, ông huớng mắt về phía Nghiã trang Quân Đội ngồi yên, không nói gì cả cho tới trưa khi tôi đi làm về thì vào ăn cơm chay với tôi. Sau bữa ăn cơm tối, tôi viết mấy câu nhắc lại câu hỏi của tôi lúc trước thì Ông trả lời là “hãy đợi đến ngày Rằm” tức là khoảng 7, 8 bữa nữa. Trong thời gian lưu ngụ đó, nhiều khi con tôi đi học về đến nắm tay, nắm chân kéo ra ngoài chơi giỡn nhưng Ông cứ ngồi im thin thít không nói, không rằng và không thích vui đùa như mấy đứa con nít cùng trang lứa.

Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đạo viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện. Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy là :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).Về già, tôi sẽ đảm nhận vai trò giống như ông Khương Tử Nha ngồi câu trên sông Vị thủy chờ Châu văn Vương tới rước làm Đại tướng quân cầm quân đánh vua Trụ chớ không phải như lúc còn trẻ”. Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy. Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”. 

Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa. Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.

Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa). Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp.

Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó. Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. Hồng Kông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi. Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.

Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.

Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994).

Sáng hôm sau ông viết lên giấy đòi về nhà, tôi cho gọi trực thăng tới để đưa ông đi, ông viết cho tôi là “tôi biết ông có đủ khả năng để xây cất một cái Miếu đường cho tôi để tôi có chỗ ở mà thờ phượng”. Tôi trả lời “Được, tôi sẽ giúp ông Đạo nhỏ”, ông cầm tờ giấy đó xếp lại và bỏ vào túi. Tôi đưa ông ra trực thăng bay lên núi Sam (Châu Đốc) kiếm ông Thiếu tá Công binh của tôi đang bắn đá ở đó, tôi gọi Radio trước cho ông nầy nên trực thăng vừa tới là ông leo lên cùng bay về Hồng Ngự với tôi và Ông Đạo Nhỏ. Khi trực thăng đậu ngay sân Chi khu là có sẵn chiếc xe Jeep chờ sẵn chở chúng tôi đến nơi mà Ông Đạo Nhỏ muốn xây cất miếu. Nhà ông ở cũng gần chợ Hồng Ngự, ông viết giấy đưa cho tôi nói đây là đất nhà của ông. Tôi nói với ông Thiếu tá :“Thiếu tá cố gắng giúp Ông Đạo Nhỏ xây cái Miếu ở đây còn phương tiện hay cần vật liệu gì, Thiếu tá cứ viết giấy về Liên đoàn lãnh vật liệu lên làm”, tức là tôi cung cấp toàn bộ và cho các anh em CB gồm cả một tiểu đội để việc xây cất càng nhanh càng tốt. Ông Đạo Nhỏ lấy giấy viết vẽ sơ sơ ra cái nền vuông rồi ngăn vách phân biệt nơi nào để thờ phượng, nơi nào là chỗ ngủ của ông, chỗ để quần áo, nơi thay quần áo, rồi chỗ ở của người tu chung với ông, rồi cái bếp, cái nhà tắm, cầu tiêu… Nơi nào ông cũng có viết chữ trong đó, ông vẽ khéo lắm như một kiến trúc sư vậy. Ông còn cho cả chiều ngang khoảng 12 thước còn chiều xuôi chừng 16-18 thước. Diện tích cũng giống như một căn nhà chớ không nhỏ lắm, còn trên cái nóc thì muốn làm sao cứ làm. Riêng phía trước chỗ phần thờ phượng thì chiếm 1/3 căn nhà có xây một cái trang ở trên, rồi có cửa trước và có cửa ra vô hai bên hông. Công tác nầy do anh em Công Binh hoàn thành khoản 20 ngày dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Hoàng bá Hải (Ông nầy có lẽ là người Nha trang nhưng nói giọng miền Nam, rất lanh lợi, làm Giám đốc hầm đá núi Sam khoảng 7-8 năm). Sau khi hoàn tất, ông Thiếu tá nầy có mời tôi lên ăn Khánh Thành nhưng lúc đó rất bận nên tôi không thể đến dự. Chính ông và Ông Đạo Nhỏ cùng mọi người làm lễ Khánh thành trước khi Ông Đạo Nhỏ dọn vào ở. Còn tên miếu là gì thì tôi không biết.

Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà. Tôi có người bạn là Bác sĩ Nguyễn bá Khả (có người em là Bác sĩ Nguyễn bá Tín), người Bắc di cư năm 1954, cha mẹ vẫn còn sống và đang ở chung với ông ở Cư xá Lữ Gia, Saigon . Ông Bác sĩ nầy rất đàng hoàng và nhân ái. Trước cửa phòng mạch của ông ở đường Gò công, Chợ lớn có dán tờ giấy ghi là “Kẻ nghèo khổ và người tu hành được khám bịnh miễn phí”. Ông làm Tổng trưởng Y tế trong thời gian Nguyễn cao Kỳ là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương. Khi ông đi họp bên Phi luật Tân thì ở bên nhà ông Chánh văn phòng của ông là người miền Nam bị ông Kỳ ra lịnh cho Đại tá Liễu, Giám đốc Cảnh sát bắt đem giam trong khám Chí Hòa. Nhóm trí thức và dân biểu gốc miền Nam chống ông Kỳ về vụ bắt giam nầy, ông Kỳ đổ thừa là Bs. Khả ra lịnh. Ông Khả đang họp ở Phi Luật Tân có người gọi điện thoại báo cho ông, ông liền bỏ họp trở về Việt Nam . Ông vô Văn phòng ông Kỳ mạt sát ông nầy dữ dội :“Ông làm như vầy là sai ! Tại sao Đổng lý Văn Phòng của tôi mà ông ra lịnh bắt, tại sao ông không nhận lại đổ thừa là tôi ra lịnh ?” Sau khi sỉ vả ông Kỳ một hồi rồi đưa thơ từ chức, không làm nữa. Ông còn nói rằng :“Tôi muốn giúp ông để làm việc nước nhưng ông đã làm trái với nguyện vọng của tôi nên tôi không chấp nhận làm việc chung với ông nữa, tôi muốn trở về làm dân”. Sau đó, Bs. Khả trở về nhà và buồn bực lắm. Thấy vậy, tôi mới mời ông tới nhà tôi chơi và cho ông xem quyển sách đó. Ông ngồi với tôi vừa uống nước vừa xem hết 200 bài thơ trong đó. Ông là một Bác sĩ có bằng cấp của Pháp, du học bên Pháp nên thuộc loại Bác sĩ giỏi. Xem xong, ông không nói năng gì và ra về. Trước khi về lại Cần Thơ, tôi đem cuốn sách đó cất vào tủ sắt. (Lúc bấy giờ ông William Colby đang làm Cố vấn cho chương trình Phụng Hoàng).

Đến tháng sau, tôi trở về Saigon thăm vợ con, tôi mở tủ sắt ra coi lại thì quyển sách của tôi đã bị mất, luôn cả bản đồ vẽ đủ thứ trên đó cũng bị mất. (Tôi nhớ Bs.Nguyễn Bá Khả cũng có coi qua bản đồ nầy !). Tôi hỏi Bác sĩ Khả có nói với ai về quyển sách nầy không, ông trả lời :“Tôi với anh là bạn mà, tôi coi xong rồi thôi, có nói với ai đâu !” Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.

Đến năm 1975 khi tôi sang được Hoa Kỳ, ở thành phố Roseville, CA. thì được ông Colby gởi lời mời lên nhà chơi. Lúc đó, ông đang là Giám đốc CIA của chánh phủ. Khi tôi đến nhà thì được bà vợ ra tiếp đón còn ông thì đi làm, trưa đó mới về gặp tôi. Ông lấy cho tôi một cái Hotel bên ngoài và một tài xế để tôi tiện việc đi chơi đây đó nhứt là đi vòng vòng thăm Hoa Thịnh Đốn cho biết.

Trong lúc ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện về Ông Đạo nhỏ cho ông Colby nghe. Nghe xong, ông Colby chỉ cười và nói ông biết rồi. Tôi hỏi tại sao ông biết. Ông trả lời chính Bs. Khả báo cáo với ông. Hóa ra là Bs. Khả làm việc cho CIA mà tôi đâu có biết ! Colby nói là ông đã cho người lúc ban đêm mở cửa vào nhà tôi và mở tủ sắt lấy hết hồ sơ đó. Tôi hỏi ông lấy để làm gì, ông nói sau khi lấy xong thì cho người mang tay về Hoa kỳ, vì ở CIA có một Ban chuyên môn nghiên cứu về chuyện đó và để tại đây cho họ nghiên cứu. Tôi nói :“Thôi bây giờ đã nghiên cứu xong rồi, cho tôi xin lại dù là bản sao cũng được”. Ông nói: “Không được ! Nó đã thành một văn kiện mật, rất tối mật. Chính Tổng thống Mỹ cũng không được xem chớ đừng nói việc trả lại cho you !” nên tôi đành chịu thôi.

Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ. Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá có vợ ở Hồng ngự, ông là Tiểu Đoàn trưởng, Sư đoàn 9 BB nhưng sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về Hồng Ngự trốn lánh, nhờ bà con chung quanh che chở không ai tố giác thành ra ông không phải đi học tập cải tạo. Nhà bên vợ có một miếng ruộng ở giữa đồng nên vợ chồng ra đó làm ruộng từ năm 1975 đến năm 1977 mà không bị bắt. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết.

Vào một buổi sáng sớm vào năm 1977, trong lúc vợ chồng ông đang nhổ mạ để sửa soạn cấy thì thấy có một người mặc áo dài đen, mặc quần trắng, đầu trần tóc hớt chải coi trẻ lắm và mang dép da từ trong chợ Hồng Ngự đi ra (từ đó cách chợ Hồng Ngự mấy cây số). Sau đó, hai vợ chồng đứng dậy chào vì biết người vừa tới đó là Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo lúc bấy giờ đã 17 tuổi rồi. Thấy hai người đứng dậy chào thì ông chỉ vô thúng xôi (khi họ đi đồng thì thường đem theo một cái thúng trong đó có đựng cơm nếp, muối mè và nước uống…). Ông chồng hiểu ý, lấy một chén xôi rắc muối mè rồi đưa cho ông Đạo, ông Đạo ngồi xuống bờ đất ăn ngon lành. Ăn xong chén xôi, ông chỉ hũ nước. Ông chồng lấy cái chén sạch rót cho một chén nước đưa cho ông. Uống xong, ông đứng lên chắp tay xá một xá rồi băng ngang đồng đi về hướng Cao lãnh. Hai vợ chồng lui cui nhổ mạ để kịp cấy nên lơ là, lúc đó chỉ độ 8 giờ sáng, nên ông Đạo mất dạng lúc nào cũng không ai hay biết. Từ đó, Ông Đạo Nhỏ không còn trở về ngôi miếu của ông nữa.

Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết. Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa. Sư phụ tôi có thể nhịn đói 3, 5 năm mà không chết và có thể chết 100 ngày hay 50 ngày rồi sống lại, ông đã biễu diễn nhiều việc làm tôi phải hết hồn.
Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ông đều biết cả. Tôi đã đưa một ông Đại tá người Đức tới thăm ông, lúc đó ông đang ở trong Chợ lớn được mấy người Tàu cất cho một cái am nho nhỏ để tu hành cùng với một tiểu đồng, khi người Đức tới hỏi tiếng Đức thì ông cũng trả lời ngay bằng tiếng Việt. Lúc trước, tôi có dẫn một đồng bào người Thượng gốc Rhađê biết nói tiếng Việt tới hỏi chuyện với ông bằng tiếng Rhađê thì ông trả lời bằng tiếng Việt liền, người nầy hỏi cái gì ông lền trả lời ngay cái nấy.
Có lần, tôi đem ông Đại úy người Anh đến thì cũng được trả lời rất rành rẽ bằng tiếng Việt, khi ông nghe thì hiểu ngay nhưng không nói được thứ tiếng đó mà trả lời bằng tiếng Việt. Tôi đưa nhiều người ngoại quốc tới gặp ông đều được trả lời bằng tiếng Việt rồi tôi thông dịch lại bằng tiếng Anh và đều được thỏa đáng. Sau đó tôi còn đưa một ông Đại úy Ấn độ tới thì cũng như mấy lần trước nghĩa là khi hỏi bằng tiếng Ấn thì được trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó ông khuyên tôi là đừng mắc công đưa người ngoại quốc tới nữa.
Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Người ta nói gì mặc kệ nhưng ông đọc được tư tưởng của họ nên biết họ muốn hỏi về việc gì vì tư tưởng họ phát ra lời nói ấy. Rõ ràng là Sư phụ tôi đã tu đến cái mức cao thâm rồi. Sư phụ đã chỉ dạy cho tôi cái pháp gọi là “Ngũ hành tương sanh tương khắc” để đỡ đạn, không bị đạn vô trong người. Sư phụ còn cho tôi biết, khi mình khấn vái cái gì mình không cần phải nói ra bằng miệng, mình chỉ nghĩ trong tư tưởng rồi chấp tay làm thinh khấn vái thì cái lời khấn cầu của mình sẽ tới người nghe liền, chỉ nhìn cái tư tưởng của mình là người ta biết ngay chớ không cần phải nói ra bằng lời. Luyện pháp “Ngũ hành tương sanh tương khắc” là để khi đạn bắn vô người thì nó bị trợt ra ngoài, nhưng muốn luyện cái pháp môn nầy phải mất công phu nhiều lắm.
Sư phụ tôi là người không những biết pháp mà còn biết bùa chú nữa. Chẳng hạn như có hôm, đang ngồi nói chuyện trong bàn tròn trước sân am của ông thì có một anh du đãng người Tàu say rượu bước vô nói bậy, nói bạ rồi tự kéo ghế ngồi. Sư phụ tôi nói: “Chú đi ra ngoài chơi !” Nó nói: “Ngộ không có li !” Ông đưa cái tay lên như vầy (giống như tung chưởng ra) tức thì tên nầy bật ngửa ra sau lăn mấy vòng, hoảng hồn chạy tuốt ra ngoài. Còn bên trong am, tôi có cho ông một cái bàn viết bằng sắt của Mỹ với cái ghế còn rất mới, ở phiá sau lưng ông có một cái tượng Phật bằng vàng do người Tàu đem cúng, nặng năm lượng để lộng trong một cái hộp bằng kiếng, khiến ai nhìn cũng ham muốn. Nhiều đứa ăn trộm tới định đánh cắp nhưng khi vừa đưa tay ra thì đứng ngay tại đó luôn cho tới sáng, đợi ông thức dậy xin tha mạng. Ông đưa tay giải bùa cho nó, nó té xỉu xuống đất nằm một hồi rồi tỉnh dậy chạy đi, nên thấy ông Phật bằng vàng mà không ai ăn cắp được.

Còn tiền của ông để hai bên hộc bàn không bao giờ khóa mà không ai dám ăn cắp. Ông chuyên môn chữa bá bịnh, bịnh nào ông chữa cũng hết. Tuy nhiên, bịnh nào không chữa khỏi thì ông nói chữa không được, ông nhìn mặt bịnh nhân là biết chữa được hay không (người Tàu trong Chợ lớn tin ông ghê lắm), bịnh mà mấy Bịnh viện chê đều đem tới cho ông. Tôi đã chứng kiến việc nầy nhiều lần, ông hỏi người bịnh đang nằm ngáp ngáp, ông vừa hỏi vừa lấy tay rờ lên trán rồi ông để hai ngón tay dưới lòng bàn chân bấm vô một lúc là thấy hết ngáp ngáp. Ông nói: “Ngồi dậy !” là bịnh nhân tức thì ngồi dậy. Kế đó, ông hỏi thẳng bịnh nhân bịnh tình thế nào rồi viết cho mấy toa thuốc, căn dặn kỹ lưỡng cách cho uống như thế nào. Nhưng trước khi chữa bịnh, ông thường đặt vần đề tiền, ông bảo đảm bịnh nầy có thể chữa sống hai năm nữa hay sáu tháng nữa hoặc một năm nữa.
Ông thường nói thẳng vấn đề tiền bạc nếu thân chủ đồng ý là ông chữa, tùy theo căn bịnh mà ra giá, có thể là năm trăm ngàn hay tám trăm ngàn hoặc hơn nữa và cũng tùy theo kinh tế của gia đình người đó. Mà hễ khi nói đến tiền là phải chạy ngay về nhà đem tiền đến thì ông mới chịu chữa, thường thì người giàu lấy nhiều còn người nghèo thì lấy ít. Khi nhận tiền, ông không cần đếm lại cứ thẩy vô hai hộc tủ đó. Số tiền nầy ông không xài, ông có một lô đệ tử nghèo khổ đang làm thuê vác mướn, nếu vợ con gặp đau yếu thì tới ông, ông chữa trị giúp cho mà còn đưa tiền để về nhà lo chạy gạo hoặc mua thuốc. Đám nghèo khổ tới chữa bịnh đều được ông cho tiền.
Có một việc ông làm cho tôi sợ là từ năm 1970 đến 1974, mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy là tôi phải đi vô am của ông, đem ông vô nhà sau tắm rửa cho ông. Lúc bấy giờ ông già lắm rồi, người của ông còn chừng hơn hai mươi ký lô còn cái vòng bụng của ông từ đằng trước ra phía sau lưng thì không bằng một gang tay. Thân thể ông chỉ như bộ xương vì từ năm 1970 đến năm 1974 ông không còn ăn gì nữa nhưng đi đứng vẫn bình thường, mỗi ngày chỉ uống mấy tách nước trà vậy thôi.
Mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy từ năm 1970 tới năm 1974 là tôi phải vô tắm cho ông (mỗi năm chỉ tắm một lần). Tôi kỳ rửa bằng sà bông sạch sẽ rồi đưa quần áo cho ông mặc vô, sau đó ông nằm lên “đi-văng” đặt ở phòng khách rồi đắp mền lên người. Ông nằm dài ngay ngắn ra đó thẳng hai tay hai chân rồi niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần, rồi từ từ làm thinh luôn. Ông đã dặn tôi trước đó, là: “Thầy sẽ chết giả 49 ngày”. Việc nầy bắt đầu từ năm 1970, thành ra tôi phải cho người nhà tới canh chừng 24 trên 24 giờ và giữ nhà cho ông. Tôi sợ bị chuột cống lên cắn ông nên phải lấy mùng giăng cho ông trong thời gian nằm đó. Khi ông nằm như vậy một lúc, tôi rờ thử lỗ mũi thì thấy ông đã hết thở, còn thân thể tới chiều thì xám xịt và đến ngày hôm sau là lạnh ngắt như cái xác chết.
Đúng 49 ngày sau lúc 12 giờ trưa thì người trực ở đó cuốn mùng lên, lấy mền ra thì xác ông vẫn nằm nguyên đó, nhưng từ từ tôi thấy mấy ngón tay ngón chân của ông bắt đầu nhúc nhích. Sau đó, ông ngồi bật dậy, lấy hai bàn tay chà lên mặt mấy cái rồi cười “hả hả” trở lại tươi tỉnh bình thường như cũ. Lúc ông chết giả, tôi có đưa Bs. Khả tới thử nghiệm. Ông Khả đem máy móc y khoa tới, ông dùng máy đo áp suất máu (tâm động đồ) thì chỉ thấy một đường chạy ngang tức là tim không còn đập, nhưng khi dùng máy đo Encephalogram kiểm soát bộ óc coi có còn làm việc hay không thì thấy nó chạy bình thường giống như người đang nằm ngủ. (Bác sĩ Khả lúc bấy giờ cũng là đệ tử của ông).


Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước: “ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn cho 12 người Đại đệ tử phải có mặt đầy đủ ở bên ông. Đến chừng đó, tôi mới biết tôi là người Đại đệ tử thứ 12. Ông hẹn 10 giờ mới được gặp mặt, ai tới trước cũng không được vô. Đúng 10 giờ, chúng tôi bước vô thì ông ngồi dậy với tư thế xếp bằng. Ông nhắn nhủ rằng: “Cái đời khổ sắp tới rồi ! Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành”.
Ông còn nói thêm một câu nữa: “Trước khi đi về thế giới khác, các con nên biết là 49 ngày của 4 năm sau cùng nầy, Thầy đã đi về cõi khác (Thầy để cái xác nằm ở đây nhưng linh hồn về cõi khác), đường đi nước bước là Thầy rành lắm, nơi cõi khác đó, nơi thế giới khác đó đều có mặt những vị đã tu thành chánh quả. Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa và cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”. (Khi Thầy tôi nói “trên dưới 30 năm” thì phải hiểu theo Toán học: trên 30 năm là 35 năm, dưới 30 năm là 25 năm, khoảng 10 năm đó là con số “du di” lên xuống cho nó chẵn. Năm nay là 32 năm rồi thì hy vọng 3 năm nữa mới hết cái đại nạn).

Sau khi nói xong câu nầy thì Thầy cho phép đệ tử mỗi người được hỏi một câu hỏi. Bắt đầu là Đại đệ tử thứ nhứt được lên hỏi, mà muốn câu hỏi không cho người khác biết nên phải kê miệng vô lỗ tai ông nói nhỏ rồi kê lỗ tai vô ngay miệng ông để nghe câu trả lời. Người Đại sư huynh của tôi là một ông Lục người Cam-pu-chia, ông ở đâu dưới miền Nam đến khi ông tới đây, tôi mới được biết. Lúc đó ông đã hơn 80 tuổi rồi, vì là người Việt gốc Miên nên nói được tiếng Việt. Sau khi nghe Thầy trả lời, ông chắp tay xá một cái rồi đi xuống ngồi yên lặng ở đó, kế đó, tất cả mọi người tuần tự đi lên. (Bữa đó, Bác sĩ Khả được ông Thầy cho phép nên cũng có mặt. Bác sĩ Khả chỉ là đệ tử người sư huynh của tôi vì cũng muốn học môn nhịn đói).
Tôi là người Đại đệ tử cuối cùng nhưng nhường Bác sĩ Khả lên trước. Ông Khả lên đặt miệng vô lỗ tai ông Thầy hỏi một câu, sau đó định kê lỗ tai vô miệng Thầy để nghe trả lời thì ông Thầy lấy tay đỡ mặt Bs. Khả ra rồi nói lớn lên câu: “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Ông Khả nghe xong quỳ xuống xá một xá rồi đi xuống ngồi yên. Đến lượt tôi lên, tôi hỏi nhỏ: “Thưa Thầy ! Nếu cái chuyện nó xảy ra như Thầy nói, con phải làm sao ?”. Ông nói nhỏ trong lỗ tai tôi rằng: “Con nghĩ sao, con làm vậy.” (có nghiã là lúc cái đại nạn nó tới, tôi nghĩ sao thì tôi làm vậy).

Vì vậy, khi gần tới ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đã cho vợ con tôi lên máy bay đi Mỹ trước theo đám Cố vấn Mỹ mà không cần giấy tờ gì hết, vì lúc đó tôi đang làm Thứ trưởng của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách cứu trợ nạn nhân định cư. Tôi nghĩ, tôi có khả năng nhịn đói cả tháng nên có thể vô rừng ở hoặc đi bộ qua Thái Lan cũng dễ dàng nên quyết định ở lại. Cuối cùng, như một phép lạ tôi được đưa lên trực thăng tại DAO ở Tân sơn Nhứt bay ra hạm đội Mỹ vào giờ thứ 25 với tư cách là một Mục sư Tin lành chớ không phải là một Thiếu tướng của Quân lực VNCH./.

Nguyễn văn Hiệp( Bài do VHP chuyển )
TRẦN VĂN GIÀU TRANH ĐẤU ĐỂ THÊM THỊT CHO TÙ CHÍNH TRỊ TẠI KHÁM LỚN SÀI GÒN .
# Tài Trần : Trần văn Giàu là một nhà trí thức Tây học theo CS , sau này là một trong những lãnh tụ của Việt Minh trong thời chiến tranh chống Pháp 1945-54 .  Thời đó nhóm CS Đệ Tứ Quốc Tế của Phan Văn Hùm , Tạ Thu Thâu , v.v... đã bị CS Đệ Tam QT (của HCM , Trần văn Giàu) thủ tiêu . Dưới đây là câu chuyện về những tranh đấu của ông TVG trong lúc ở tù tại Khám Lớn Sài Gòn . Tài liệu này , dù do cho tuyên huấn CS viết nhưng cũng cho thấy sự ĐÃI NGỘ NHÂN ĐẠO của thực dân Pháp đối với tù chính trị , những kẻ chống đối họ .

. . . 
"Khám Lớn có nhiều dãy nhà lầu, chia nhiều phòng. Chị em phụ nữ có mấy "salle" 14, 16. Kế bên phòng tử tội có chứa cái máy chém dễ sợ. Có một dãy nhà đặc biệt mới xây, Tây gọi là Bâtiment S - chữ S này là chữ tắt của chữ Spécial có nghĩa là đặc biệt. Vậy Bâtiment S giam những ai?
Hồ sơ còn ghi rõ: Chúa ngục (giám thị trưởng) Khám Lớn Kerjean báo cáo với Thống đốc Nam Kỳ Pagès: "Tổng đại diện tù Trần Văn Giàu tuyên bố tất cả tù chính trị tuyệt thực vì phần thịt không đủ”. Tôi thấy yêu sách đó không có căn cứ vì phần ăn đúng tiêu chuẩn và thịt tốt. Vụ này có thể tên Giàu khởi xướng để huấn luyện các tù mới tới. Tôi đề nghị cô lập tên Giàu càng sớm càng tốt".
Chánh văn phòng Thống đốc Schneider gởi công văn cho kỹ sư trưởng công trình công cộng: “Cần xây chỗ giam mới để cách ly tù chính trị Khám Lớn Sài Gòn, xây càng nhanh càng tốt".
Chủ ngục lên danh sách những tên tù chính trị nguy hiểm cần giam riêng trong Bâtiment S vừa xây xong. Đó là:
Số tù 6826 mpp Trần Văn Giàu; Nghề nghiệp: sinh viên. Bị tòa án Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc ngày 25.6.1935 vì hoạt động lật đổ chính quyền. Ngày được tha: 23.4.1940.
Số tù 6554 mpp Nguyễn Văn Nữ, Nghề nghiệp: thợ nguội. Bị tòa Thượng thẩm Sài Gòn kết án 5 năm tù, 10 năm quản thúc ngày 10.4.1934 vì có âm mưu hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 15.2.1939.
Số tù 7024 mpp Châu Văn Giác; Nghề nghiệp: viết báo, cựu học sinh trường Sư phạm Sài Gòn. Bị kết án 2 năm tù, 10 năm quản thúc. Ngày được tha: 4.12.1937.
Số tù 7204 mpp Nguyễn Hữu Thế; Nghề nghiệp: giáo học. Bị tòa Thượng thẩm kết án 7 năm tù, 1 0 năm quản thúc vì hoạt động có hại cho an ninh công cộng. Ngày được tha: 11.5.1942.
Ngày 26.6.1937, bốn người kể trên thêm hai người nữa là Nguyễn Hoàng Đức, làm ruộng và Lư Sanh Hạnh làm báo, được đưa đi biệt giam tại Bâtiment S vừa cất xong, cũng trong khuôn viên Khám Lớn Sài Gòn.
Vô biệt giam, vẫn đấu tranh
Mười ngày sau - 6.7.1937, Trần Văn Giàu lại viết thư gửi Pagès, Thống đốc Nam Kỳ nội dung như sau : "Hai ngày sau khi bị biệt giam chúng tôi đã gởi công văn cho ông Giám đốc và ông gardien-chef một lá đơn khiếu nại và nêu những yêu cầu của chúng tôi, nhưng các ông ấy không trả lời. Chúng tôi gởi tới ông lần nữa và yêu cầu ông lưu ý đến những đòi hỏi đó:
- Tăng gấp đôi phần thịt cá, có gia vị và nấu tốt, gạo trắng, tráng miệng, bỏ cá khô, một cái bàn ăn.
- Phát chăn và quần áo tù trắng, hai tuần có người cắt tóc dân sự.
- Được phép mua giấy và mực để học, được đặt mua:
a. Vào thứ sáu báo văn nghệ
b. Hàng tháng tạp chí kinh tế
Những yêu cầu của chúng tôi không có gì quá đáng, có thể dễ dàng thực hiện. Vả lại chúng tôi không đông và chúng tôi đã hoàn toàn bị tách ra khỏi những người tù còn lại".
Ngày hôm sau 7.7.1937, toàn thể tù chính trị gửi Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền hai bức thư viết tay nội dung hoàn toàn giống nhau. Bức thư nêu lên 8 yêu cầu:
- Phản đối chính sách nhốt riêng, trả 6 người nhốt riêng lại.
- Toàn xá chính trị phạm và thả những người biểu tình bi bắt.
- Thực hiện chế độ chính trị cho tù chính trị.
- Gỡ ván nơi song sắt, mở rộng sân chơi, chơi hết giờ làm việc.
- Savon (xà phòng) mỗi người 300gr mỗi tháng.
- Bỏ cá khô, thế cá tươi vào.
- Cho mua giấy, viết, mực để học.
- Cho phép vô đơn bên Tòa mỗi bữa sáng thứ bảy để thăm những người còn giam và chống án.
Bẩm quan Toàn quyền, hiện giờ chúng tôi bãi thực để ủng hộ tờ yêu sách này cho tới tay quan Toàn quyền. Chúng tôi đang mong chờ quan Toàn quyền giải quyết cho chúng tôi.
Tù chính trị chúng tôi đồng ký.
Đặc điểm của Bâtiment S
Bâtiment S thuộc loại khám trệt, xi măng cốt thép 4m x 10m, chia ba buồng, mỗi buồng hai người, cao 4m, trần có lỗ thông hơi. Phía sau có cửa sổ song sắt. Trong phòng có thể nghe tiếng động, nhìn ra không thấy vì bị che bằng tấm tôn. Giữa tấm tôn và cửa sổ có khoảng cách, có đóng lưới nhỏ, không thể ném vật gì từ bên trong ra hoặc bên ngoài vào. Tấm cửa sắt phía trước phòng có làm khung 10cm x 20cm để lính gác từ bên ngoài có thể mở quan sát bên trong. Căn nhà như cái hầm, chỉ có mối và gián. Ngoài cửa ra vào, cách ba mét, có xây bức tường cao 4m, chạy dài theo căn nhà như một hành lang có cửa thứ hai ăn thông sân rộng của Khám Lớn.
Chuyện lính đưa cơm cho tù trong Bâtiment S cũng ly kỳ: Mỗi ngày tù được ra hành lang nói trên hai lần. Người mang cơm cho tù ở đây là người Thượng hay Khmer, không biết tiếng Việt. Qua cửa thứ nhất, người mang cơm phải cởi hết quần áo, tới cửa thứ hai - tức là cửa vào hành lang thì để cơm lại đó cho tù ra lấy.
Pháp cẩn thận như vậy không phải sợ tù trốn mà cốt cách ly, sợ sáu anh em trí thức này mở khóa huấn luyện văn hóa và chính trị. Trong sáu anh em có hai giáo viên là anh Thế, anh Giác là giáo sinh Sư phạm, hai anh làm báo là anh Giàu và anh Hạnh.
Đến năm 1939, Pháp đưa anh Hà Huy Tập (hình như là ông ngoại của bà BT Kim Tiến -- Tài)  vào Bâtiment S. Anh Sáu Giàu ở Khám Lớn Sài Gòn và Bâtiment S đúng 5 năm theo bản án, ngày 23.4.1940 mới được thả ra. "
. . . 
Đọc đầy đủ ở : https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-sach-truc-tuyen-nam-bo-nghung-nhan-vat-mot-thoi-vang-bong-b3502/chuong-11-giao-su-tran-van-giau-tu-kham-lon-sai-gon-toi-ta-lai-ti11
https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/2415901231757022
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3209113992435738&set=a.862986513715176&type=3&eid=ARCbtoT0k5dQxnqBddXVPDYnLJpa6pCDUtP-Tmckvzba0YLOsD_yjZ0ZCZulMhekodoSvRpHYVYvpEUw
Trên chiếc phi cơ loại L 20, do phi công Ðài loan lái. Ðại tá Hồ Tiêu, và một Ðại tá Mỹ ngồi băng giửa; băng sau tôi, và Nguyễn thái Kiên; khoang sau là 2 túi dù, đựng hành trang của 2 đứa. Nguyễn thái Kiên mặt mày buồn so. Chắc có lẻ sau hơn 1 năm, từ Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đổi về Sở Liên Lạc, sống gần gia đình. Nên bửa nay xa nhà, nhớ vợ con chăng?
Sau khi tôi học xong khóa 58 B nhảy dù (chỉ có tôi từ Biệt Ðộng Quân về, chưa có bằng dù phải đi học thôi), chúng tôi 5 SQ gồm: Văn thạch Bích, Nguyễn thái Kiên, Nguyễn văn Thụ, Phạm văn Hy và tôi, lên Trung tâm huấn luyện Long-Thành để nắm toán trưởng.
Cũng nên nói rỏ là: các toán viên đã được huấn luyện thuần thuộc rồi. Mổi toán có 3 quân nhân Mỹ, 9 Việt nam (hoằc Nùng). Các toán dùng tên các Tiểu bang Mỹ để đặt. Nhưng chúng tôi dùng tên toán 1, 2, 3, 4, 5 vân vân. Mấy tuần sau Thiếu uý Phan nhựt Văn lên nắm toán 6. Tôi nắm toán 5.
Về huấn luyện, chúng tôi chỉ cần học kỹ thêm về các loại mìn bẩy, và phá hoại; cùng xữ dụng các loại vũ khí của nước khối cộng-sản. Học điều không tiền tuyến, hướng dẩn phi cơ, chỉ điểm oanh kích. Câu dây trực thăng. Riêng về các bài học liên quan đến thám sát, thì cũng không có gì đặc biệt; như thủ lệnh, xóa bỏ dấu vết, vân vân; thì căn bản cũng giống như các bài học chiến thuật, dạy tại các quân trường.
Riêng phần tôi đã qua 2 khóa : Căn-bản Biệt động quân, và Hành-quân Biệt-động-Rừng Núi Sình Lầy rồi, thì khóa Thám sát này, coi như học ôn lại thôi .
Chúng tôi cũng được thực tập hành quân vùng sông Lá buông, mổi chuyến 7 ngày, để các thành phần trong toán ăn khớp với nhau. Về đi hình di chuyển hay vị trí, và xữ dụng vũ khí của mổi người trong toán, thì chúng tôi cùng đồng ý, không có ý kiến gì dị biệt giửa các cố vấn toán. Nhưng theo tổ chức cuả Mỹ, thì 3 cố vấn Mỹ: được gọi là one-zero ( Team-Leader ) one-one ; one-two.
Ðội hình nếu hành quân 6 người thì toán trưởng đi thứ hai, sau tiền đạo; nếu hành quân 12 người thì toán trưởng đi thứ ba sau 2 tiền đạo. Ðiều này cũng không trở ngại, vì mấy chuyến thực tập, tôi vẩn ở vị trí như vừa nêu. Các toán trưởng khác cũng làm như thế, nhưng có điều khi liên lạc với phi cơ, thì one-zero của toán liên lạc. Ðiều này cũng dể hiểu thôi, vì không có người VN ngồi tiền-không-sát. Nghiểm nhiên người cầm ống liên hợp, điều khiển và chỉ huy luôn. Và lấn cấn bắt đầu từ đây. Phe ta muốn được quyền chỉ huy, phiá Mỹ thì muốn nắm quyền điều động.
Công bằng mà nói: chúng tôi lên Long thành, từ chổ ăn, chổ ngũ, cũng có người lo, quân trang quân dụng đều do phía Mỹ lo hết. Bây giờ họ không được quyền chỉ huy, thì họ đâu có chiụ. Thật sự thì các cố vấn của toán rất tốt, nhưng những cố vấn ở các phòng ban, thì thật khó ưa. Làm như những gì trại phát cho toán, là của riêng cuả nó cho vậy. Tôi nhớ lại lúc ở Biệt-động-quân, mấy tên cố vấn dể thương kể gì. Sợ sỉ quan chúng tôi ra phết. Ở đây nhìn chung mọi người hình như rất nể tụi Mỹ. Các toán trưởng chúng tôi đưa vấn đề này lên Trung-úy Trần-thụy-Ly, sỉ quan liên lạc, hướng dẩn, để trình bày lên thượng cấp. Không biết phải do vấn đề nêu trên không, mà vài ngày sau, tất cả chúng tôi được lệnh rút về. Và kết quả là bây giờ, tôi và Nguyễn thái Kiên đang ngôi trên phi cơ tháp tùng với Ðai-tá Hồ-Tiêu để đi qua Lào .
Ðược biết Sở-liên-lạc có nhận yểm trợ cho Phân khu Tchépone, nơi này có 1 Tiểu đoàn của Hoàng-gia Lào. Không biết tôi và thằng Kiên qua Lào làm trò gì đây? Lúc ở phi trường Tân sơn nhất, tôi có nghe Ðại tá Hồ Tiêu nói chuyện với phi hành đoàn, là phi cơ sẻ ghé Ðà nẳng, để cho vị Ðại tá Mỹ xuống, và đổ xăng luôn. Xong, ra Ðông hà đón 1 sỉ quan Lào, sau đó phi cơ sẻ đáp ở Khe-sanh, và vị sỉ quan Lào này sẻ hướng dẩn phái đoàn qua Tchépone.
Phi cơ theo bờ biển bay về hướng bắc, vì bay thấp nên chúng tôi nhìn thấy nước biển trong xanh, tàu thuyền qua lại rất rỏ. Tiếng phi cơ rì rì êm tai, nên tôi thấy Nguyễn thái Kiên đang ngáy kho kho. Hai ông Ðai-tá vẩn rì rầm nói chuyện. Lúc này tôi bổng nhớ lại đơn vị BÐQ xưa quá. Ðường đi Lào chắc còn xa, vậy quý vị cho tôi nhớ về đơn vị củ mt chút nhé!
Lúc tôi nhận được công điện của Bộ Tổng Tham Mưu về Sở Liên Lạc. Tôi nghỉ chắc có lẻ do ông NQT, tham mưu trưởng SÐ dù xin đây. Thôi thì phen này, sẻ giả từ vũ khí, về đi liên lạc thôi. Năm 1964 các đại đội biệt lập BÐQ tuy là đã sát nhập lại thành Tiểu đoàn rồi. Nhưng các đại đôi vẩn còn biệt phái cho Tiểu khu, Chi khu, ít khi nào gom lại hành quân chung cấp Tiểu đoàn. Tiểu đoàn chưa đưa sỉ quan xuống bàn giao. Nên tôi vẩn phải chờ khoảng gần tháng sau khi nhận được lệnh thuyên chuyển. Tiểu đoàn tôi bị một trận phục kích, thiệt hại rất nặng. Tiểu đoàn mở đường từ Bình long xuống Lai-khê. Ðại đôi tôi vừa ra khỏi quận Chơn thành hơn 1 cây số thì bị phục kích. Các đại đi đang đóng ở Tân Khai, Tàu ô, vi đi tiếp viện, liền bị chiến thuật ’công đồn đã viện’ của địch. Kết quả Tiểu đoàn trưởng bị bắt, cố vấn Tiểu khu chết; tiểu đoàn chết mất 5 sỉ quan, đại đôi tôi, 1 SQ chết 1 SQ bị thương; phần binh sỉ chết và bị thương rất nhiều. Ðại đi tôi sau trận này, quân số khiển dụng chưa được 60 người. Không có sỉ quan xuống bàn giao thay thế. Suốt ngày nghe vợ con binh sỉ khóc than, chồng vừa chết, đại đi như còn chưa ổn định tinh than. Ở hoàn cảnh này, tôi bỏ đi sao đành. Ðại đi trưởng bị thương, Thiếu úy Tùng trung đi trưởng trung đi 1 chết. Ðại đi chỉ còn tôi là sỉ quan; nên kiêm luôn Ðại đi trưởng. Do đó tôi về trình diện SLL trể hơn 3 tháng. Một phần tôi dùng dằng không muốn rời đại đội, vì đại đội này, là đơn vị đầu tiên, tôi phục vụ khi mới ra trường sỉ quan. Và trận bị phục kích vừa rồi, 1 đệ tử ruột của tôi bị chết: Binh nhất Chắt. Tôi nhớ đêm đầu tiên ở hậu cứ đại đội, vì lạ chổ, tôi trằn trọc đến khuya, cũng chưa ngũ được. Bổng nghe tiếng ca vọng cổ rất to ngoài vọng gác: Khoan khoan bớ Nguyệt thu Nga tên em 6 năm qua đã đơm bông nở nhụy trong quả tim này .. .. ..sau đó, là vô vọng cổ môt đoạn dài. Suốt đêm hể lúc nào tôi thức giấc đều nghe quen thuc có bấy nhiêu câu hát đó. Sáng hôm sau tôi hỏi Thượng sỉ Khiêm, thường vụ, xem ai hát, mà sau hát hoài suốt đêm cũng chỉ có 1 câu đó thôi. Ðược biết đó là binh I Chắc, sở dỉ hát suốt đêm, là vì các binh sỉ khác vì muốn gần vợ con, nên mướn hạ sỉ Chắt gác thế. Nó người Sông-ông-Ðốc, (Càmau), tướng tá vạm vở; nhưng hiền lành chẩt phác. Trong đại đội nó tải đạn cho súng trung liên. Tôi để ý, đạn nó giử luôn sạch sẻ, balô ngoài đạn trung liên ra, chỉ có võng; một cái khăn rằng lớn, vừa dùng để làm mền, vừa, dùng để làm khăn tắm; còn lại toàn gạo xấy. Tuy nó không phải ‘tà lọt’, nhưng mổi lần đóng quân, tôi đều gọi nó đến gần, chia sớt đồ ăn cho nó. Một kỹ niệm khác mà tôi suốt đời chẳng bao giờ quên. Buổi chiều hôm đó sau khi đi mở đường về hậu cứ, tôi đang ngồi đọc báo, thì thấy nó đi qua, đi lại, nhiều lần như muốn hỏi điều gì. Tôi bèn gọi hỏi xem nó cần gì. Chù chừ mãi một hồi lâu nó mới mở miệng:
Thiếu-úy, Phải con gái tụi nó có 2 lổ,1 lổ tiểu, và một lổ lửa. Nếu không biết…nhằm vào lổ lửa thì phỏng …cu phải không ?
Tôi định cười thật to, vì sự khù khờ của nó, vi kềm lại được, bèn hỏi: Ai nói với Anh như thế .
Nó đáp Thượng sỉ Khiêm. Tôi bảo Thượng sỉ Khiêm gạt anh đó. Mà mổi lần đại đội về Bình-long, sao anh không đến Hàng-keo, đi chơi cho biết. Tôi nghỉ hôm nào đai-đội về Bình-long chắc tôi phải dẩn nó đi một chuyến quá. Tôi bèn giải thích thật cặn kẻ cho nó biết.
Khoảng vài tháng sau, nó cho biết là nó sắp lấy vợ. Nó cưới con Lài, có gánh bán bánh canh; trước một tiệm hũ tiếu duy nhứt ở quận Chơn thành. Con Lài con nhà lao động, mà nước da trắng bóc, thân hình nẩy nở, thật cân đối. Tôi thấy các HSQ Biệt-động-quân, HSQ Chi khu, có cả một vài SQ chi khu, cũng thường tán tỉnh. Nhưng lù-khù có ông Cù độ mạng. Nó lại thương thằng Chắt mới lạ. Và từ đó mổi chiều, nếu đại đội không hành quân xa, thì nó ra nhà con Lài giúp đở, những gì nó làm được. Nhìn nó 2 tay xách 2 thùng nước chạy, chớ không phải đi, thì phải biết nó khoẻ như thế nào. Ngày cưới Ông gìa nó từ Càmau lên, xách theo 2 con vịt xiêm thật to. Ðàng trai duy nhứt chỉ có Ba nó, và đại đi 2 chúng tôi. Quần áo của tôi đưa, nó chỉ mặc vừa được cái áo, mà gài nút còn không muốn được. Ðành phải quần ‘treilli’, giày ‘bốt-đờ-sô’. Ðám cưới thật vui, nhậu hơn 10 lít rượu đế . Tôi thấy con Lài mặt mày hớn hở, chạy tới chạy lui, mời mọc mọi người, còn thằng Chắt chỉ biết đứng cười. Dì hai của con Lài cảm động, thỉnh thoảng đưa khăn chậm nước mắt .
Thế mà, 2 tuần sau, thắng Chắt bị tử trận. Con Lài muốn chôn thằng Chắt tại Chơn-thành, không đưa về Càmau. Sáu chiếc hòm được quàn trong hậu cứ. Các bà vợ tử sỉ khác, lăn lộn khóc lóc, tôi thấy con Lài ngồi bất động, mắt nhìn vào khoảng không hàng 15, 20 phút. Tôi nghỉ, cử chỉ này, chứng tỏ một niềm đau thương rất sâu đậm. Tội nghiệp thằng Chắt, hay những tuổi trẻ VN ở nông thôn như nó. Chiến tranh đã cướp mất đi tuổi thơ. Chưa từng có người yêu, dẩn đi dạo phố. Chưa từng có một thời làm học trò, biết ghi lưu bút ngày xanh … . Còn, còn rất nhiều mất mát thiệt thòi khác nửa. Chả bù với chúng tôi, lớp thanh niên thành phố. Nứt mắt 16, 17 tuổi đã là thân chủ thường xuyên, của chị Dậu chị Tình, ở xóm mới Gò vấp từ khuya rồi.
Xin lổi, đã làm quý vị vài giây dao động, xin quay lại theo tôi qua thăm xứ Lào.
Phi cơ đáp phi trường Khe-sanh, sau khi đón vị sỉ quan Lào tai Ðông hà, đã thấy Trung uý Trần thụy Ly, qua trước đó mấy hôm, đang chờ sẳn rồi. Khe sanh cách Ðông hà không xa, mà thời tiết, và cảnh vật thật là cách biệt. Cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ, tuy mới quá trưa, mà không gian bao trùm một màn sương mỏng. Không khí thật dể chịu. Phi trường Khe sanh cũng là phi trường cuả trại LLÐB. Khe sanh nằm trong quận Hương hoá, nơi đây trồng rất nhiều càphê. Từ trại theo quốc l 9, qua quận Hương hoá, qua Lao bảo (nơi này có 1 trại tù Chính trị thời Pháp thuộc) qua Làng vây; rồi mới đến biên giới 2 nước .
Ðại tá Hồ Tiêu được vị Ðại tá Lào phân khu Tchépone niềm nở đón tiếp, và đưa vào phòng thuyết trình. Doanh trại đều là nhà tranh, vách đất, phòng thủ sơ sài. Vị sỉ quan ban 3 thuyết trình bằng tiếng Pháp. Tôi phải lôi vốn liếng Pháp văn, từ lúc học trường Lycée Franco-Chinoise ra để theo dỏi buổi thuyết trình. Về tình hình địch, thì cũng không có đơn-vị địch nào xuất hiện gần. Về tình hình bạn, thì chỉ có duy nhất Tiểu đoàn 33 này mà thôi .
Xong buổi thuyết trình. Ðại tá Hồ Tiêu quay về Khe sanh, và trở về Sàigòn cùng buổi chiều hôm đó. Buổi tối, không biết là có dịp lể nào cuả Lào không, nhưng họ nói là có buổi tiếp tân tiếp đón phái đoàn. Máy phát điện được chạy lên sáng khắp doanh trại. Tôi thấy có làm 1 con bò. Và cư dân Lào quanh vùng tập trung về tham dự rất đông. Nghe nói có người ở sát biên giới cũng về tham dự.
Có điều rất ngạc nhiên là 7, 8 chục phần trăm là các cô. Quần áo đều rất tươm tất, loại áo quần bó sát, mà ta thường trông thấy qua những hình ảnh nước Lào. Trang sức nữ trang bằng bạc. Các cô tuổi khoảng từ 17, 18 hoặc quá 25 là cùng. Sắc đẹp thì trên trung bình; chỉ có các bà vợ cuả các sỉ quan, và binh sỉ ,thì da dẻ trông trắng trẻo , có lẻ họ là người thành phố, vì ít lao động chăng. Các cô ở điạ phương, thì phần nhiều mập, và lùn. Chắc đã có chỉ thị, nên các cô vây quanh chúng tôi mời mọc, ăn uống. Có mt món như là bê thui. Chắm mt thứ nước gì sền sệt bỏ vào muổng, rồi khum người lại mời chúng tôi ăn, vừa ngậm miệng lại, chúng tôi không dám nhai, cũng không dám nuốt; bèn bước lui ra ngoài hè nhà để nhổ.
Món nước chấm này, là phần bên trong rut non cuả bò, pha với mt loại nước mắm của Lào, do đó để không bị các cô mời, tôi phải có mt món khác ngậm trong miệng, để các cô thấy, khỏi mời. Sau buổi tiệc là khiêu vũ. Ðiệu nhảy cũng giống như vũ điệu của Thái-lan và Cao-miên. Các cô cũng lôi chúng tôi ra. Có điều chỉ bước tới, đi ngang, 2 tay cứ xoay xoay, cũng dể. Không biết có phải phong tục Lào theo mẩu hệ hay không, mà các cô tự do vui chơi đến sáng.
Thời tiết lạnh lạnh, không khí thật dể chịu. Mặc dù hôm qua trải qua một chặng đường xa, sáng nay dậy chúng tôi thấy thật khỏe, không thấy mệt. Trung-úy Ly cho biết, nhiệm vụ cuả chúng tôi là nằm ở một tiền đồn, với binh sỉ hoàng gia Lào, để quan sát 1 đoạn đường xâm nhập cuả địch bằng quân xa mổi đêm (Thời gian này quân xa địch chưa dám chạy ban ngày). Phát hiện báo cáo, số lượng, và mức độ xâm nhập cuả địch mổi đêm. Tuy nhiên cách nay 4 hôm, đoạn đường này vừa bị phi cơ Mỹ oanh-kích dử di. Không còn nghe tiếng xe địch hằng đêm nửa. Chúng tôi chờ lúc nào địch hoạt động trở lại ,thì chúng tôi thi hành công tác. Toán chúng tôi gồm Trung-úy Ly, Kiên, tôi và 2 HSQ truyền tin. Nhưng mổi lần gửi công điện cần quay đầu bò (B phận phát điện) bên phía Lào, đều tăng phái 2 binh sỉ qua làm công tác này. Hai nhân viên truyền tin của ta ngồi chơi khoẻ ru. Mổi buổi sáng, bên Bộ-chỉ-huy Tiểu-đoàn Lào đều mang qua cho bên Việt-nam, một rổ xôi. Xôi họ thổi khô, nhưng rất mềm, và dẻo. Nơi đây không có chợ búa gì cả. Ngày nào ngán xôi, thì mấy HSQ truyền tin rang cơm nguội ,ăn với cá mòi Sumaco. Buồn qúa, tôi rủ thằng Kiên ra ngoài làng chơi. Nó không chiụ đi, cứ ngồi chửi là nó bị ‘Ðì ’,nên đày nó qua đây. Vì lúc cả nhóm đòi phải được quyền chỉ huy, nếu không được; tôi và nó, xin được trở về đơn vị cũ. Tôi không cho là điều nó nghỉ là đúng. Tánh thằng Kiên là vậy; nó nóng nảy nhưng trực tính, việc gì nó cho là không đúng, là nó chưởi toáng cả lên. Bất kể là quan lớn, hay bé. Phần tôi có việc gì nó không đồng ý là nó chữi ‘’Số ngày mày đi lính, không bằng ngày tao bị lậu ‘’.
Mà sự thật: Năm 1954 nó có tham dự trận Ðiện biên phủ. Những người cùng thời với nó bây giờ, đều mang lon ‘quan ba ‘ ‘quan bốn ‘, còn nó vẫn làm ‘ quan một ‘dài dài. Với nó, mà đem chuyện ‘’thi hành trước,khiếu nại sau ‘’thì còn khuya, nó mới làm. Vì tính khí nó như thế, nên sau này nó bị đổi ra bộ binh, làm việc ở Phòng 2 , Quân đoàn I . Thỉnh thoảng có đi công tác về Ðànẳng, tôi có ghé khu phòng vãng lai Sỉ Quan độc thân thăm nó. Bây giờ nó bất mản còn dữ nữa. Cho là đuổi nó ra khỏi ‘nhảy dù’ là làm nhục nó. Thời gian sau, nghe nói nó tình nguyện vào Sở Bắc. Kinh-Kha lúc sang Tần, là thanh niên trai tráng. Còn thằng Kiên thì một vợ 4 , 5 con rồi. Mà nghỉ cũng lạ, thanh niên trai trẻ tình nguyện thiếu gì. Sao lại chọn nó làm chiến sỉ vô danh. Biết rằng, ra đi sẻ không có ngày trở lại. Bị tù gần 20 năm. Vượt biên qua Mỹ, đang lo thủ tục bão lãnh vợ con. Chưa qua được Mỹ đoàn tụ với nó, thì vợ nó đã mất ở Việt-nam. Các bạn nào chưa quen biết nó, mà thấy nó hơi hơi chạm điện, thì hảy thông cảm. Chúng ta mà va vào trường hợp như nó, sợ bây giờ chắc đã theo ông bà, ông vải từ lâu. Rồi thì Ông Trời cũng có mắt. Sau này nó cũng có ở với một bà. Bà sau này, chìu chung, và lo cho nó hết mình. Ðền bù lại những ngày tù đày của nó. Con gái riêng của bà, cũng kính trọng thằng Kiên như cha ruột. Chắc bà sau này, kiếp trước còn mắc nợ nó bây giờ phải trả đây. Giờ thì tính nóng của nó cũng giảm được 5 , 7 phần rồi.
Kiên ơi ! Nếu mày có đọc tới đây, thì tụi mình bây giờ, còn gì nữa đâu :‘’Chiều xuống êm đềm’’nghe Kiên .
Thằng Kiên không đi thì tôi đi môt mình. Làng Husane chỉ cách trại khoảng 1 cây số ,,nằm cạnh sông Tchépone, dưới bóng rợp mát của của những tàng dừa. Ðường làng thật sạch sẻ, phần nhiều là nhà sàn, khác với người Miên và người Thượng, họ không nuôi trâu bò, và gia súc dưới sàn. Dân làng thật cởi mở, hiếu khách, vui vẽ, mời tôi leo thang, lên nhà uống nước. Phần đông việc đồng áng do thanh niên, con gái đều ở nhà; làm việc nhà, hay dệt vải. Khung dệt được đặt dưới sàn nhà. Các cô quỳ, và dùng tay để phóng con thoi qua lại. Phần nhiều mọi nhà đều tự dệt vải để dùng. Vải dệt có những hình hoa văn rất đẹp. Ngồi nhìn các cô dệt suốt buổi, chỉ biết cười, và làm điệu bộ ra dấu thôi, có biết tiếng Lào đâu mà nói. Buổi chiều tôi theo mấy HSQ truyền tin đi tắm sông. Ðoạn sông Tchépone chảy ngang qua làng không sâu, và bờ sông lài lài, nên rất dể dàng lên xuống. Các cô cũng không e then, khi tắm chung với người khác phái. Có điều theo phong tục, họ phải đứng trên dòng nước chảy. Khi các cô muốn xuống nước, thì họ đi từ từ, bên trong cạn, ra sâu, rồi ngồi hụp xuống thật nhanh, cùng động tác, nâng khăn lên, và ném khăn vào bờ. Có nhanh mấy đi nửa, thì tụi tôi cũng nhìn thấy đũ hết rồi. Có thể đến gần, miển là vẩn ở dưới dòng, nước sông không trong lắm, nhưng những gì mình muốn thấy, thì vẫn thấy rỏ rang. Họ đùa giởn thật vô tư. Khi muốn lên bờ, thì một cô quay người ngược về chúng tôi, chạy nhanh lên bờ, choàng khăn xong, từ đó ném khăn xuống cho các bạn. Mấy thuở mà nhìn được một lần 5, 7 sơn nữ Phà-ca cùng tắm sông một lúc, phải không các bạn .
Chưa có công tác, vẩn ngồi chờ. Tôi và thằng Kiên qua Khe-sanh chơi. Quốc l 9 đoạn này còn rất tốt, chưa bị chiến tranh tàn phá. Rừng cây cổ thụ cao, to, 2 bên đường, khiến con đường mát lạnh. Dân khai thác lâm sản, thấy rừng cây cổ thụ 2, 3 người dang tay ôm không hết này, thì mê kể gì. Nếu đường sá thông thương, thì giờ này làm gì còn. Cũng trên đoạn đường này lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy chim trỉ. Lúc nhỏ xem hát bi, thấy đào kép có giắt lông trỉ trên mảo, giờ đây mới thấy tận mắt. Nó thường đi từng cặp. Thấy xe đến gần ,nó chỉ bay tới một đoạn ngắn, rồi đáp xuống cây, đợi xe chúng tôi đến gần mới bay, suốt một đoạn đường dài như vậy. Nếu chúng tôi dừng xe, đứng nhìn, thì con trống xù lông điệu bộ rất đẹp. Thỉnh thoảng cũng thấy một loại chim như con công, nhưng không to và đẹp bằng .
Quận Hương-hóa chỉ có 1 con đường đc đạo. Cũng có mt vài tiệm tạp hóa, kiêm luôn bán càphê. Hàng hóa khá đắt, vì phải thồ từ Ðông hà lên. Vì là nơi sản xuất nhiều càphê, nên tôi có hỏi về càphê cứt chồn. Ông chủ quán cho biết là: để đi nhặt những hạt càphê do chồn ăn rồi bài tiết ra thì biết bao lâu mới được 1 ký. Riêng ông thì, vì có trồng càphê, những cây gần nhà, ông cứ để cho thật chín ,rụng xuống đất .Chờ thời gian phần thịt bên ngoài hạt càphê vữa đi , nhặt những hạt này về rửa sạch phơi khô. Vì có cùng một độ già, độ chín, giống nhau, nên hương vị khác hơn những loại khác. Thỉnh thoảng qua Khe-sanh chúng tôi cũng mua được thịt rừng. Buổi cơm chiều đó chúng tôi được bồi dưởng thịt tươi .
Hơn 2 tuần không có việc gì làm, bắt đầu thấy buồn; thì có công điện, 2 đứa chúng tôi phải về trình diện SLL ngay. Thằng Kiên nó mừng kể gì. Chiều ngày hôm sau, là chúng tôi có mặt ở Phòng 3 SLL rồi. Ðược biết là chúng tôi trở lên lại Long-thành, các anh Bích , Thụ và Hy đã lên trước rồi.
Hai tuần vừa qua, xem như vừa được đi du lịch. Cám ơn dân làng Husane, cám ơn Tchépone, cám ơn những sơn nữ Phà-ca, đã cho tôi 2 tuần lể khó quên.
Chúng tôi lại trở về toán củ. Bây giờ, sau khi đã được bàn cải ở cấp cao, giửa 2 bên Mỹ-Việt. Tiếng Counterpart được thay thế tiếng Advisor. Nghiã là không có ai chỉ huy ai. Hai bên quyền hạng như nhau. Chúng tôi bắt đầu nhận công tác hành quân. Bắt đầu những chuyến đi, mà ‘ mười lần đi ,có đôi ba lần không trở lại ‘.
Năm 1969 tôi có dịp hành quân trở lại vùng này .Những hố bom B 52 chi chít. Ðường quốc l 9 đã bị cày nát nhiều đọan. Làng mạc tiêu điều. Thật kinh khủng. Không biết những Sơn nữ Phà Ca xưa, nay còn hay mất. Trôi lạc phương trời nào.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3207195555960915&set=pcb.3207036182643519&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARDa4xRu6KXn6OQ-uJy5emuSjBWP6eRdSmIafEkpLKYGDAkMy6X1UJUAGTBUm1nbjaK2qHjzeowwQVnI