Wednesday, August 28, 2019

https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/3576580349022432

https://wealthygorilla.com/eddie-murphy-net-worth/?fbclid=IwAR1JTVv54na-Tnc10gw96x96Vwq22vnWGs0eTOcsfyT_BnG99QZSYanVUWA
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3576322912381509&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARCJXZmLB2YwLqSj-2uAIUr8jv4oRkYZqRsbS9cHUK84QlOk-vNnnm5qTL8uWYsy-E6dWuSYSGg85XHe
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3576157159064751&set=pcb.3575528559127611&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARDzsQVXfufjWm2N3V3wlk5DLsYcefqaoypazHf7KO2nMh_UkfQjOvSpgC5-LvsQ7T0E6iVLCgDhNvf2
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=953509924662834&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARDyXncQVsQtRR0NxvXgv2bg06LU1X4l5gDLsIdIGxVqBhNPgjoSnXtZw63VS4GzSxJ7qqj5SWjrf9t8
Viện dưỡng lão bên Tây thế nào? 01/10/2011 10:08
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc cho người già. Nếu như ở phương Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi cao sức yếu sẽ được con cái phụng dưỡng tại nhà, thì ở phương Tây, những người cao niên được đưa vào sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Sở dĩ có điều này là vì trong nếp sống phương Tây, con cái sống độc lập với cha mẹ sau tuổi trưởng thành (18 tuổi) nên người già thường phải tự lo cho bản thân thay vì trông chờ vào sự túc trực, chăm sóc của con cái. Hơn nữa, trong suốt quãng đời lao động, họ đã đóng thuế cao nên khi về già, họ được nhà nước đài thọ khi sống trong các viện dưỡng lão và hưởng dịch vụ y tế.
Viện dưỡng lão bên Tây thế nào?

Tiêu chuẩn theo quy định
Trong viện dưỡng lão, họ được chăm sóc về y tế với chế độ dinh dưỡng đặc biệt mỗi ngày. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà họ được phân thành những khu riêng biệt. Ví dụ như khu dành cho người có sức khỏe khá, khu người già yếu, hay khu cho người có sức khỏe tâm thần kém...
Ở khu vực cho người già yếu, các cụ được ngồi trên xe lăn hoặc các loại ghế bành đặc biệt có bánh xe đẩy và được các điều dưỡng viên túc trực chăm sóc. Tại mỗi giường nằm đều có chuông để gọi điều dưỡng.
Ngoài việc cho người già uống thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ mỗi ngày, các điều dưỡng viên còn giúp đỡ họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Mọi việc khác như giặt giũ quần áo, ra giường, ăn uống, vui chơi giải trí... cũng đều có các nhân viên lo liệu.
Ngoài chế độ chăm sóc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất cũng rất tốt. Các cụ ông, cụ bà được ở trong những căn phòng riêng tươm tất, đầy đủ các tiện nghi cơ bản như giường nệm, bàn ghế, tivi, tủ lạnh.
Họ có những không gian sinh hoạt chung như phòng tiếp khách, nhà cầu nguyện, nhà ăn, phòng giải trí... Hàng ngày, mỗi người đều có thời khóa biểu sinh hoạt riêng như đi bộ ngoài trời, dự buổi lễ cầu nguyện, tập thể dục, chơi trò chơi, loto, tập hát, đọc sách báo...
Bên cạnh đó, viện dưỡng lão cũng là mái nhà chung nơi người già có thể gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi cô đơn vào tuổi xế chiều. Những cụ bà mạnh khỏe có thể ngồi cùng nhau đan lát, vẽ tranh… trong khi các cụ ông được đưa đi chơi games. Những buổi tiệc được tổ chức trong năm (ví dụ như: Lễ Giáng Sinh, với người Việt thì là Tết Nguyên đán, Lễ Vu Lan, rằm Trung Thu…) nhằm quy tụ tất cả người già trong viện và thân nhân của họ đến chung vui, giúp không khí viện dưỡng lão trở nên rộn ràng, ấm áp hơn. Hoặc kể cả những ngày thường, con cái cũng có thể đăng ký vào thăm cha mẹ, ông bà hoặc đón họ về chơi với gia đình rồi quay trở lại.
Khi đảm bảo được những điều trên, viện dưỡng lão sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những người cao niên. Bởi lẽ, nếu như người cao tuổi ở nhà với người thân, con cháu sẽ không thể thường trực chăm sóc do bận phải đi làm, đi học… Kể cả khi thuê người giúp việc, họ cũng không thể chuyên nghiệp như các điều dưỡng viên đã có bằng cấp ở các viện dưỡng lão. Bên cạnh đó, trong khi tại các viện dưỡng lão, người già có nhiều đối tượng cùng thế hệ để giao tiếp, thì ở nhà, khoảng cách thế hệ là rào cản rất lớn để có thể thấu hiểu và sẻ chia.
Tại phòng sinh hoạt chung khu High care của viện dưỡng lão ở North Sunshine (Úc), có một bà cụ treo tấm bảng nhỏ ở bức tường sát cạnh ghế ngồi hàng ngày của bà hàng chữ: “Ngày càng già đi không có nghĩa là mọi thứ trở nên tệ hơn”. Thế nhưng, dẫu sao đó cũng chỉ là những khẩu hiệu nhằm đấu tranh với nỗi cô đơn, tủi thân trong chính bản thân họ.
Viện dưỡng lão bên Tây thế nào?

Không như chốn thiên đường
Alice Oshatz – một cụ già 85 tuổi tại Mỹ – muốn tìm kiếm một viện dưỡng lão tốt để cậy nhờ bởi ở độ tuổi này bà không còn đủ khả năng chăm sóc cho bản thân; tuy nhiên, bà cũng không muốn chuyển đến ở với con cái. “Con gái tôi sẵn lòng nuôi và chăm sóc tôi nhưng sức khỏe tôi càng ngày càng suy yếu và tôi sẽ trở thành gánh nặng cho nó” – bà nói.
Thế nhưng vào viện dưỡng lão theo bà Alice cũng chính là nỗi sợ hãi của hơn một nửa số người già tại Mỹ. 38% người cao niên tại Mỹ sẽ cố nán lại ở nhà chừng nào có thể, kể cả khi phải xoay sở mọi thứ một mình (vì ở tách biệt với con cái).
Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 36 triệu người già trên 65 và cho tới năm 2050, con số các cụ cao niên sẽ tăng cỡ 86,7 triệu. Với số lượng người già cao như vậy, nhu cầu đòi hỏi thêm các viện dưỡng lão có dịch vụ chăm sóc y tế thường trực là điều tất yếu.
Tuy nhiên, việc chăm sóc người cao tuổi rất vất vả, đòi hỏi không chỉ chuyên môn cao mà quan trọng nhất là chữ “tâm” do hoạt động ở các viện dưỡng lão chủ yếu vẫn mang tính nhân đạo. Chính vì thế, nguồn nhân lực tình nguyện làm việc ở các viện dưỡng lão luôn trong tình trạng khan hiếm, dẫn đến việc khó có thể khắt khe trong quá trình tuyển dụng.
Nhà nước có thể giám sát các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ nhân lực và quy trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các viện dưỡng lão. Tuy nhiên, họ khó lòng kiểm soát được tình yêu thương và trách nhiệm của các điều dưỡng viên đối với người cao niên tại đây.
Theo một bài báo cáo về sự ngược đãi trong Viện dưỡng lão của phóng viên Vince Gonzales, đài CBS thì người Mỹ rất sợ phải vào viện dưỡng lão. Đó là nơi cuối cùng mà bất đắc dĩ họ phải đi vào. Hơn 1/4 số viện dưỡng lão tại Mỹ bị chỉ trích là làm gia tăng bệnh và tỷ lệ tử vong ở người cao niên. Ở bang California, chỉ có khoảng 2% các viện dưỡng lão được tin tưởng về khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.
Năm 2009, Bruce Love – con trai của một quân nhân người Mỹ – đã phát hiện ra người mẹ 75 tuổi của mình là Helen Love bị điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão bạo hành đến mức cơ thể bầm tím, chệch xương cổ và gãy cổ tay. Điều đáng nói là việc này bị viện dưỡng lão che giấu trong một thời gian dài; hơn nữa, điều dưỡng viên Tim Saelee được cấp chứng chỉ hành nghề và vẫn được tuyển dụng mặc dù trước đây từng dính líu vào một vụ bạo hành ở một viện dưỡng lão khác. Không lâu sau ca phẫu thuật, Helen qua đời. Hai người con trai Bruce và Gary từ đó luôn sống trong sự dày vò, ân hận. “Tôi luôn thấy mình tội lỗi, chính vì chúng tôi mà bà phải chịu đựng nỗi đau đớn như vậy.” – Bruce nói.
Việc bê bối của các Viện dưỡng lão không phải là vấn đề riêng của Mỹ mà nó cũng xảy ra ở các nước khác như Canada và Úc. Viện nghiên cứu thông tin y tế Canada cũng có những báo cáo cho biết, trong số những người già của Canada sống lâu dài tại viện dưỡng lão, có tới 44% mắc chứng trầm cảm, tình trạng thể chất và chất lượng cuộc sống đều không tốt đẹp.
Viện dưỡng lão bên Tây thế nào?
Rõ ràng viện dưỡng lão tại các nước phát triển phương Tây có thể cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản và quy trình chăm sóc sức khỏe được nghiên cứu kỹ lưỡng; tuy nhiên, những điều ấy chưa hẳn đã đủ để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Trên hết, nó đòi hỏi một trái tim nhân hậu, lòng biết ơn thế hệ đi trước của những người làm công tác điều dưỡng và quản lý các viện dưỡng lão, các trung tâm chăm sóc sức khỏe người già.
Hàng ngày, dọc hành lang lối đi ở các viện dưỡng lão, người ta đều dễ dàng bắt gặp rất nhiều cụ còng lưng trên chiếc xe lăn ngồi hóng gió với nỗi cô đơn của tuổi già. Đây là nơi yêu thích nhất của các cụ, bởi lẽ đó là vị trí dễ nhìn thấy các con nhất nếu chúng lỡ có đến thăm.
Hồng Đào