ANTĐ Tôi năm nay 35 tuổi, mỗi sáng tôi rất hay bị đau bụng, đi ngoài. Chỉ cần ăn lạ cái gì thôi là cũng bị. Vậy xin hỏi tôi bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào?
Trả lời: Thông thường, một người bình thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những biểu hiện rối loạn về số lần đại tiện, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn và nôn… là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa.
Trả lời: Thông thường, một người bình thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những biểu hiện rối loạn về số lần đại tiện, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn và nôn… là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa.
Trường hợp đặc biệt, rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đi ngoài ra máu… có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính như: Tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, trĩ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị phù hợp. Còn lại, chủ yếu rối loạn đại tiện thường gặp ở một số bệnh thông thường của đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để hướng tới một số bệnh như sau:
- Hội chứng ruột kích thích: hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng, không có tổn thương tại ruột, thường do thay đổi thói quen ăn uống, sau ăn đồ lạ, sau dùng một số thuốc bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn nhu động của ống tiêu hóa, chủ yếu do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh trong thành ruột.
Khi mắc bệnh, hiện tượng làm tăng - giảm sóng nhu động “bất thường” sẽ làm cho thời gian di chuyển của phân trong ruột già dài ra hoặc ngắn lại, gây ra táo bón hoặc tiêu chảy. Một nguyên nhân khác gây nên căn bệnh này còn là do thay đổi tính nhạy cảm của ruột già hay trực tràng, làm hạ thấp phản xạ đi tiêu, đồng thời gây ra sự rối loạn tâm lý, stress…
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.
- Táo bón: trên 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân táo rắn khó đi, cảm giác đau rát hậu môn sau đại tiện.
- Viêm đại tràng mãn tính: số lần đi ngoài trên 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp…
- Táo bón: trên 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân táo rắn khó đi, cảm giác đau rát hậu môn sau đại tiện.
- Viêm đại tràng mãn tính: số lần đi ngoài trên 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp…
Theo như biểu hiện mà bạn miêu tả, có thể bạn mắc hội chứng ruột kích thích. Quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích khá phức tạp, với rất nhiều bước: tư vấn tâm lý, thực hiện chế độ ăn uống riêng biệt, sử dụng thuốc hỗ trợ. Bạn nên ăn canh lá vông, uống chè tâm sen hay uống mỗi tối 2 viên sen vông để an thần, rất có ích trong trị liệu hội chứng này. Bạn có thể dùng thuốc (Anticholinergic) để giảm sự lưu thông nhanh của thức ăn trong lòng ruột, kháng sinh chống các tác nhân tiêu chảy trong lòng ruột, smecta để bảo vệ tế bào niêm mạc ruột.… bạn cần tránh căng thẳng tâm lý. Bạn cũng nên đến bệnh viện khám, soi đại tràng để loại trừ bệnh viêm đại tràng mãn tính, từ đó có bước điều trị phù hợp.