Cộng đồng Mỹ gốc I-ran: Nghề nghiệp và lợi tức.
Cơ quan Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) đã tiến hành một khảo sát cho thấy di dân là một trong 20 nhóm di dân hàng đầu với mức làm chủ cao nhứt cao nhứt, đóng góp đáng kể cho kinh tế Mỹ. Theo khảo sát này, có 33.570 chủ doanh nghiệp Mỹ gốc I-ran đang hoạt động tại Mỹ, với tỉ lệ 21.5/100. Lợi tức trước thuế là 2.56 tỉ đô. Gần như có 1/3 gia đình có lợi tức hàng năm là hơn 100.000 đô (so với 1/5 của toàn quốc). Nhóm Khảo sát I-ran cho biết lý do sự thành công tương đối của cộng đồng này với các cộng đồng khác. Họ cho biết, ko giống các cộng đồng khác rời bỏ quê hương vì KHÓ KHĂN KINH TẾ, dân I-ran ra đi vì lý do xã hội hay chính trị như cách mạng 1979. Khoảng 50/100 những người Mỹ gốc I-ran đang có nghề chuyên môn hay nghề về quản lý, một tỉ lệ cao hơn bất cứ cộng đồng khác tại Mỹ.
Các bác sĩ.
Những bác sĩ ng I-ran sớm nhứt ở Mỹ phần lớn là các du sinh trẻ (young trainee) đang nội trú tại bv. Một số mở phòng mạch tư sau thời gian nội trú. Động cơ để kéo dài thời gian ở lại Mỹ là lý do nghề nghiệp chứ ko phải kinh tế. Theo báo cáo năm 1974 của ĐH John Hopkins, trong năm 1971, số bs tại Mỹ là 1.625. Theo kết quả thăm dò từ 660 bs, lý do chánh để nhập cư mỹ là chế độ quân dịch cưởng bách trong hai năm, lương thấp nếu so với Mỹ, giá nhà cao, và các lý do xã hội chính trị.
Năm 2013, một báo cáo nói rằng, sau cách mạng Hồi giáo, số bs I-ran ra trường tại Mỹ là 5.045. Những ai đến Mỹ sau CM 1979 đi cùng gia đình và có ý ở vĩnh viễn.
. . .
Những nhân vật nỗi tiếng gốc I-ran trong giới kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, v.v... ở Mỹ.
Pierre Omidyar, sáng lập và CEO của eBay. Hamid Biglari là PCT của ngân hàng Citicorp. Bob Miner là đồng sáng lập của hệ thống quản lý căn bản dữ liệu của Oracle. Năm 2006, Anousheh Ansari, đồng sáng lập của Ansari X Prize, trở thành phụ nữ đầu tiên du lịch trong không gian. Các người khác như nhà thiết kế Bijan Pakzad . . . giám đốc Hamid Akhavan, cựu CEO của Unify GmbH & Co. KG (tên cũ Siemens Enterprise Communications), Omid Kordestani của TWITTER và cựu PCT của GOOGLE, Salar Kamangar CEO của YOUTUBE, Sina Tamaddon của APPLE Inc., và Shahram Dabiri nhà sản xuất hàng đầu của game World of Warcraft từ 1999 tới 2007.
LÀM TỪ THIỆN: Năm 2006, trung tâm ung thư mang tên BS Anderson của ĐH Texas đã nhận 10 triệu từ một cặp vc sống ở Houston. ĐH Southern California đã nhận 17 triệu từ một ng Mỹ gốc I-ran, ĐH San Francisco State nhận 10 triệu đô từ một cặp gốc I-ran. BV Swedish Covenant của Chicago nhận 4 triệu, ĐH Porland State 8 triệu và UC Irvine 30 TRIỆU.
. . .
No comments:
Post a Comment