Quân đoàn 2 VNCH đã kiệt quệ ngay từ tháng 6/1974.
Nhờ đọc "Những Nén Hương Thắp Muộn Trên Tiền Đồn 5" của Phạm Tín An Ninh (cựu trưởng ban 3 của trung đoàn 44), tôi biết tiền đồn này ngày 16.7.74 đã thất thủ với tổn thất như sau: đại úy Dương Đình Chính TĐ trưởng của TĐ 1 trung đoàn 44 sd 23 bộ binh , đại úy PB Nguyễn đức Vinh và thiếu úy Nguyễn xuân Quang đại đội trưởng của đại đội 1 đều tử trận. (T.đ. này đã được trực thăng đến tiền đồn ngày 12/7/74 để thay thế t.đ. DPQ đã di tản vào đầu tháng 6/74).
"Sau khi cộng quân tràn ngập, tiền đồn trở thành địa điểm oanh kích tự do. TẤT CẢ TỬ SĨ ĐỀU PHẢI VÙI THÂY NƠI CHIẾN ĐỊA".
Nhờ bài viết, tôi biết dù tiền đồn chỉ cách thị xã Kontum 15 km đường chim bay và cách LTL 5B Kontum đi Quảng Ngải vài km, nhưng QK 2 không thể lấy được xác của tử sĩ và tìm kiếm thương binh do ÁP LỰC CỦA ĐỊCH QUÁ MẠNH (có pháo 120, 122 và 155 ly). Trong khi đó, khoảng 8 tháng sau, ngày 11/3/1975, TĐ 2 trung đoàn 10 sđ 7 của chúng tôi, dù bị thiệt hại nặng nề khi tiếp viện cho đồn Ngã Sáu (nằm trên ranh giới Định Tường và Kiến Phong) với hàng chục sq đại đội trưởng, trung đội trưởng và hsq và bs tử trận, nhưng chỉ vài ngày sau đó, đ.đ. trinh sát 7 ĐÃ VÀO LẤY XÁC và KIẾM THƯƠNG BINH. Họ cho biết, các sq đều bị bắn bể đầu (dù họ đã chết hay có thể bị thương) bởi lính CSBV; trung sĩ nhứt Hùng (quen tôi), ban quân số của TĐ bị chúng bắt và giam dưới hố và được lính TS cứu sống.
Đồn Ngã Sáu, với 2 khẩu 105 ly và bảo vệ bởi một TĐ 450 DPQ đã thất thủ sau khi chống trả dữ dội, vài ngày sau MỘT TIỂU ĐOÀN của trung đoàn 11 của sd 7 đã TÁI CHIẾM đồn nhưng sau đó bị trung đoàn 24 CSBV đánh bật.
NHẬN XÉT: qua thông tin trên, ta thấy ngay từ tháng 7/74, QD 2 gần như đã KIỆT SỨC vì ko còn quân trừ bị cũng như trực thăng để tổ chức hành quân để lấy xác và kiếm thương binh dù tiền đồn 5 chỉ cách tỉnh lỵ của tỉnh Kontum 15 km. Trong khi đó, dù có BA TRUNG ĐOÀN của sđ 8 csbv đánh đồn Ngã Sáu và đánh chận viện binh nhưng SD 7 của tướng Trần văn Hai vẫn có thể thảy đ.đ. trinh sát 7 vào vùng để kiếm xác và một t.đ. của trung đoàn 11 tái chiếm đồn Ngã Sáu dù sau đó bị đánh bật.
Theo tài liệu của CSBV, ba trung đoàn này đều thuộc SD 8 tân lập và đây là trận đánh ĐẦU TIÊN CẤP SD của CSBV tại quân khu 4. Trước đó họ chỉ đánh cấp trung đoàn. Trận đánh này xảy ra cùng lúc với trận Ban Mê Thuột nhằm cầm chân QLVNCH ko thể tiếp cứu lẫn nhau.
No comments:
Post a Comment