Saturday, February 29, 2020

Cũng trong tinh thần đó , tôi nghĩ rằng người dân cũng phải biết chút đỉnh LUẬT (như các bài viết mới đây của tôi) để BẢO VỆ mình để chống lại LẠM QUYỀN (một thứ virus) từ chính quyền
Người dân phải biết TRÁCH NHIỆM và QUYỀN LỢI của mình để BẢO VỆ mình và CHỐNG LẠM QUYỀN từ chính quyền , (tóm tắt từ bài trước) .
I/ Theo điều 35 của điều lịnh nghành , CA chỉ được phép mặc thường phục (TP) trong các TRƯỜNG HỢP sau đây khi xét giấy tờ hay khám xét nhà dân , v.v...
1/ Do yêu cầu công tác , ghi rỏ ở khoản 1 a : (CA phải đưa ra giấy phép cho dân xem) .
2/ Cán bộ , chiến sĩ tạm tuyển : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
3/ Công nhân , viên chức CA : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
4/ Cán bộ , chiến sĩ nữ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi con được 6 tháng tuổi .
5/ Cán bộ , chiến sĩ chưa được cấp trang phục : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
II/ Nếu NGƯỜI NÀO mặc thường phục , TRƯỚC KHI bắt dân hay xông vào phá phách biểu tình , v.v..., mà không đưa giấy phép hay giấy xác nhận nêu trên cho dân xem , thì dân phải :
a/ Yêu cầu người đó xuất trình giấy phép hay giấy xác nhận họ là CA .
b/ Nếu người đó không xuất trình giấy phép hay giấy xác nhận trên đây .
c/ Dân CÓ QUYỀN không thi hành , phản đối (việc bắt dân) và nếu dân đông ngươi (như đang biểu tình) thì khống chế - nhưng không ĐÁNH ĐẬP những người đó , nếu có dây thì trói chúng lại - và chụp hình , quay phim để làm BẰNG CHỨNG về vi phạm điều lệ của nghành CA của chúng . .
III/ Ở Điều 41 viết : ". . . CA không có lời nói XÚC PHẠM , PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ với đối tượng VI PHẠM PHÁP LUẬT ".
Trong bảng Điều Lịnh của nghành CA , tôi hoàn toàn KHÔNG thấy điều khoản nào cho phép CA ĐÁNH dân hay TRA TẤN dân , kể cả người dân đó vi phạm pháp luật . Hơn nữa , theo luật Tố tụng Hình sự , trong thời gian giam giử , việc lấy lời khai của NGHI PHẠM * phải có LS chứng kiến và ký tên vào tờ khai : nếu ko có điều này , lời khai của nghi phạm không có giá trị để buộc tội nghi phạm . Khoảng đầu TN 1980 , tôi thấy tỉnh Long An đã thực hiện điều này vì bạn tôi là LS ở đó . Không biết , điều này nay còn thực hiện không , dù có ghi trong Luật TTHS .
* Nghi phạm chỉ có TỘI sau phán quyết của tòa .

Friday, February 28, 2020

Tại sao tôi nghĩ rằng VN đã TỪNG vay tiền TQ để cầm cự qua ngày ? ; bài đăng 2 năm .
A . Sau đây là các lý do dẫn tới suy nghĩ trên :
1/ Vài tháng sau khi qua TQ lần đầu , ông NTD đã nói 1 câu , 'trong thời gian tới KT Việt nam sẽ khá hơn' . Tôi đã đặt CÂU HỎI LỚN về lời nói này .
2/ Kế đó , bắt đầu công trình khai thác bauxite ở cao nguyên , dù có chống đối quyết liệt của các KT gia hay ông VNG vì ko có lợi ít kinh tế , nhiều nguy cơ về quốc phòng , môi trường (kẻ nào làm chủ cao nguyên sẽ làm chủ VN vì vị trí chiến lược của nó , hồ chứa bùn đỏ nếu bể thì thiệt hại ko lường được - 1 bom NT nổ chậm . . . )
3/ Số người TQ lao động hay buôn bán . . . tại khắp các tỉnh, lập thành các Chinatown . Theo bộ LĐ - TB - XH , đa số họ nhập lậu . . . và đặc biệt là ko chịu bất cứ sự quản lý/giám sát của VN . (Ở Mỹ , các TP lớn đều có Chinatown , có dân nhập lậu sống . Nhưng họ tuân thủ luật pháp của Mỹ , trong khi CAVN không có quyền gì tại các Chinatown này) . Gây thiệt hại về KT , CT , VH , v.v... (chiếm việc làm của ng VN , đạo binh thứ 5 , lấy vợ VN , sinh con đẻ cháu . . .) .
4/ Các tỉnh giáp với TQ , cho Đài Loan và TQ thuê đất trồng rừng trong 50 năm , ở ngay các vị trí chiến lược về QS , ko đếm xỉa đến ý kiến của BCH QS tỉnh .
Và còn nhiều ví dụ khác chứng tỏ các NHƯỢNG BỘ (concession) của VN . Cũng vì là CON NỢ , nên VN im hơi lặng tiếng trước xâm lăng biển đảo theo lối TẦM THỰC (tầm ăn dâu) của TQ . Cả nước giao việc phản đối TQ qua cái miệng của phát ngôn viên BNG . Nước khác phải là TT , BT Ngoại giao hay Quốc phòng .
B . Qua các phát biểu gần đây của CT MTTQVN , bộ QP , v.v... ta càng ngày thấy sự LỆ THUỘC của VN đối với TQ . Rồi cờ TQ có 6 sao , sách GK cho HS mẩu giáo có bản đồ TQ hay VN - nhưng ko có TS-HS . . . kể ra thì rất nhiều . (Chỉ có 70 người kỷ niệm cuộc chiến 1979 mà CP đã cấp tốc dựng khán đài , cho nhảy đầm với nhạc đệm của TQ để phá đám . . .) .
Sự lệ thuộc này còn nặng nề hơn Ukraine đối với Nga . Vì dù cho có LẠM QUYỀN hay THAM NHŨNG , Yanukovich vẫn có tính chính danh vì do dân bầu . Lần bầu cử 2010 , có 3 ứng viên , Yanukovych , Tymoschenko và 1 người nữa , với kết quả lần lượt là 48/100 , 45/100 (sít sao) và 5/100 . Vì ko ai đủ túc số nên bầu lại : nếu ứng viên thứ 3 kêu gọi ng ủng hộ bỏ phiếu cho bà Tymo thì bà đã đắc cử . Trong kỳ bầu cử cử đó , vùng phía Tây ủng hộ Yanukovych và phía Đông (với đa số gốc Nga gồm Crimea) ủng hộ bà Tymo . Lịch sử có lắm trớ triu !
C . Do đó , tôi đã cá cược 100 ăn 1 nếu VN tổ chức bầu cử QH lập hiến và TT theo chuẩn mực thế giới (có giám sát QT) .
Kết luận : ngày xưa , khi gái điếm cự nự tú bà vì 1 lý do nào đó , tú bà trả lời : Má đã lở lấy tiền rồi !
Nay chính sách đối ngoại mờ ám , lấp lửng , coi thường nhân dân của CP VN đối với TQ không khác gì mụ tú bà ngày xưa ./.
TB . Một bằng chứng nhỏ về lệ thuộc vào TQ của VN đã có từ trước 1954 .
Trong buổi diển hành tại HN của đoàn quân chiến thắng ĐBP , ta có thể thấy xe tải và súng cao sạ 37 ly của TQ . Trong CT Đông Dương ng Pháp ko xài cao xạ , súng liên thanh lớn nhứt là đại liên 50 (12,7 ly rất nặng , dùng để bảo vệ đồn bốt) . .https://www.facebook.com/photo.php?fbid=823592280987933&set=a.197514143595753.57573.100000115071295&type=3




CHẲNG LẼ NHỮNG ĐIỀU SAU LÀ MẶC ĐỊNH hay ĐƯƠNG NHIÊN TẠI VN .
- Tôi là người , những gì liên quan đến con ng , đều liên quan với tôi .
1/ Vào BV thì phải hối lộ (HL) nhân viên , y tá và bs của BV để được điều trị đúng cách *. Một bs quen tôi cho biết , muốn làm việc tại bv tại TP.HCM , bs phải HL VÀI TRĂM TRIỆU cho GĐ bịnh viện !?! (Tôi nghĩ là bs mới ra trường và đây là bv công) .
2/ Mọi giao dịch với cơ quan đều phải HL , còn gọi là tiền "trà nước" hay "bôi trơn" để công việc của mình được giải quyết nhanh , trước các ng ko chịu hối lộ .
3/ CA dù mặc THƯỜNG PHỤC vẫn được quyền bắt , đánh và tra tấn ng biểu tình (BT) , dân oan , ng hoạt động cho quyền con ng , v.v...
4/ Hành lý của VK về thăm quê hương bị hải quan hay nhân viên sân bay rọc , lục soát để lấy đồ quí và được bồi thường với giá thấp . Phải HL cho HQ để khỏi bị làm khó dễ khi làm thủ tục HQ , trong khi bọn Tây ko làm điều này .
5/ Muốn làm công chức , dù là cấp nhỏ , cũng phải HL , xảy ra tại Hà Nội .
6/ Mua bán bằng giả tràn lan tại VN , quảng cáo công khai trên FB với số phone .
7/ Và còn nhiều thứ mặc định khác .
* Một CB từng dạy học trong nghành Y TẾ , cách đây mấy năm kể lại trên blog : có lần ông đưa ng nhà bịnh nặng vào bv , gặp 1 bs đàn em , ông quá mừng đến gần hỏi chuyện thì y làm ngơ và bỏ đi chỗ khác . Thế là gđ ông phải hối lộ y tá và bs trong ca trực đó . Mấy hôm sau , ông đến bv định chửi tên bs đàn em và gặp y tại phòng riêng của y tại bv . Y xin lỗi và đưa ông 1 phong bì và nói , tôi xin gửi lại tiền mà gđ của ông đã cho y tá và bs hôm đó . Hôm đó , nếu tôi nhận là cấp dưới cũ của ông , họ ko dám nhận HL và sẽ để ng nhà của ông CHẾT , nên tôi phải nghảnh mặt làm ngơ . Vì mỗi ca mổ như vậy , ng nhà của BN khác phải hối lộ rất nhiều cho bs và y tá . Đó là "LUẬT" có từ lâu (sic) !!!.

Thursday, February 27, 2020


"Bạn thường trở nên buồn rầu bứt rứt/ái ngại khi người  khác không có được những tiêu chuẩn như bạn". (You often become moody* and  brood** when others fail to live up to your standards) -- Trích phần tánh tình của người sanh ngày 16, như tôi, trong quyển Helping Yourself With Numerology, trang 86.
Tôi có nhiều tật xấu nhưng có đặc tính dưới đây mà rất ít người có; thế giới này, đa  số  người ta sống ích  kỷ vì  chỉ  chăm lo hạnh phúc cho bản  thân hay gia đình mà thôi; nếu số người có tánh như     tôi    chiếm    đa    số,   thế   giới  này  sẽ  là  Thiên Đàng
* Moody:   buồn  rầu    (sad,  unhappy,  sorrowful,  depressed).

** Brood:  có hai nghĩa: a/ Nghĩ  xâu  xa về điều gì khiến họ ko vui (think deeply about something that makes one unhappy). b/ (Chim) ấp trứng (of a bird sit on eggs to hatch them).





TÁNH TÌNH , ĐAM MÊ , V.V... CỦA TÔI ĐÃ ĐƯỢC MÔ TẢ TRONG  SÁCH TỬ VI NÀY !


Vì tôi sinh ngày 16-2 nên tôi chịu tác động của số 16 và số 7 (vì 1 + 6 = 7) ; nghĩa là tôi thuộc nhóm số 7 . Sau đây là tính tình của ng thuộc nhóm 7 , đuợc dịch từ trang 239-242 của quyển Linda Goodman's Star Signs (phần chữ trong ngoặc và in nghiêng) . Phần còn lại là cảm nhận , kinh nghiệm của tôi .


LƯU Ý : không phải ai sinh ngày 7 , 16 hay 25 * hay có tên cộng lại bằng 3 số này đều có tất cả những tính chất sau , có thể họ chỉ có vài cái trong khi tôi có TẤT CẢ .


* Vì 16 và 25 khi thu nhỏ đều bằng 7 (16 = 1 +6 = 7 và 25 = 2 + 5 = 7) .


CHÚ Ý : phần in nghiêng là từ sách , phần còn lại là ý kiến của tôi .


Nguời số 7 có khuynh huớng có những giấc mơ đáng chú ý . Tôi thuờng nằm mơ – mà một số báo truớc việc sẽ xảy ra .


Một cách kín đáo , họ có thích thú mãnh liệt về những bí mật thuộc về bí truyền (esoteric) , thần thoại , phi thuyền không gian hay vật lạ bay trong không gian (U.F.O.) . . . và toàn bộ cánh rừng của điều chưa biết (the unknown) “ . Lúc ở Việt Nam tôi mê đọc sách về khảo cổ . . . các nền văn minh đã biến mất như cổ Ai Cập, châu Atlantis . . . những cuộc thăm viếng của nguời ngoài trái đất . . . cảm giác ngoại giác quan (ESP) như thần giao cách cảm . . . tử vi của nguời Da Đỏ Mỹ  , v.v... Qua Mỹ , tôi nghiên cứu Lý Thuyết Số (Numerology) mà bài “Ý nghĩa của số 7 “ là một ví dụ . Tôi có nhiều sách đến độ rất ngại dọn nhà và rất xứng đáng với danh hiệu “mọt sách “(bookworm) .



Họ thuờng có khả năng trực giác và tiên tri “ . Tôi đã trải nghiệm về tiên tri (prophesy) và có duyên với số 7 , nhưng xin kể vào dịp khác . (1)


Họ có một phần nào đó sự hấp dẫn làm cho nguời khác cảm thấy dễ chịu/giảm đi sự nóng giận (and a certain quieting , calming magnetism which has a great influence over others) . "Thuờng thuờng , sự xuất hiện đơn thuần của họ cũng có tác dụng làm cho nguời đang bị rối loạn cảm thấy dễ chịu “ . Tôi thuờng xuyên cảm nhận khả năng này .


Nguời số 7 hoặc là sẽ du lịch rất nhiều vào một thời gian nào đó trong cuộc đời hay là đọc rất nhiều sách về những dân tộc và đất nuớc xa lạ “. Truớc khi qua Mỹ (năm 1994) , tôi làm thông dịch cho một nguời Pháp nên đã du lịch nhiều nơi ở VN như Hải Phòng , Hà Nội , v.v... Riêng khoảng TN 1960  tôi mê các nguyệt san của Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đến độ đã ăn cắp tiền của cha mẹ để mua bộ này , phải dùng 1 xe ba gác để chở về nhà . Gồm toàn bộ những số (issue) từ đầu thập niên 1950 , kể cả bản đồ . Thời gian ở tù ,  tôi thường đuợc gọi là tự điển sống cũng là nhờ kiến thức thâu thập từ tạp chí này . Sau khi ra tù , tôi bán gần hết và khi qua Mỹ đã mua lại các số này về VN hay Y khoa , KHKT .


Tuy vậy , họ quan tâm rất ít về sở hữu vật chất hoặc tích lũy nhiều của cải “ . Điều này cũng đúng với tôi .


Họ ban ân/giúp đỡ cho kẻ khác với thiện ý xuất phát từ sự thấu hiểu về tình cảm của họ truớc nỗi đau khổ của kẻ khác (they bless others with the grace of their sympathetic understanding of pain and suffering) , do vậy bạn bè , thân nhân , đồng nghiệp thuờng nhờ họ giải quyết những khó khăn của mình “. Tôi đã giúp đỡ nhiều nguời từ lúc còn ở VN . Những ai cần tiền , nếu bị nguời khác từ chối thì gặp tôi . Như cậu Tâm , Hùng , S. , và một số bạn ở Mỹ . Cũng vì thuơng hại anh chủ nhà nơi tôi thuê phòng mà tôi đã từ chối căn hộ - mà cán sự XH cấp cho tôi . Nhiều nguời gọi tôi là khùng vì vụ này dù lúc đó tôi đang nằm đất ở phòng khách . Tôi thuờng coi nỗi khổ của kẻ khác như nỗi khổ của mình mà danh từ chuyên môn gọi là đồng cảm (empathy) .


Thật ra còn có một số đặc điểm khác của nhóm số 7 , đuợc mô tả chi tiết trong bài “ Ý nghĩa của số 7 “ , cũng giống với những cảm nghiệm mà tôi đã có đuợc . Tuy nhiên , vì bài viết có hạn , tôi chỉ nêu những tuơng đồng nổi bật và quan trọng mà thôi .


San Jose ngày 03/05/2010 lúc 6:23 tối .





(1) : Trước 1975 , tôi phục vụ tại SĐ 7 bộ binh VNCH của các tướng Nguyễn khoa nam và Trần văn Hai ; trước khi ra tù tôi ở đội 7 tại trại tù Nam Hà B . TP San Jose được lập vào năm 1777 . Tôi đã nhà tại góc đường số 7 và Julian . Số nhà là 295 = 2 + 9 + 5 = 16 = 7 . Tôi rất hợp với số 7 trong nhiều ví dụ khác .

NGHE LỜI BỌN DÂN NGU THÌ CHÚNG TA ĂN CÁM CẢ LỦ À !
(truyện cười)
Nghe lén , bằng kỹ thuật cao, từ hai lãnh đạo cao cấp của đảng nói với nhau :
A : Đồng chí nghĩ xem , bão lụt thì năm nào cũng có và chỉ xảy ra ở vài tỉnh , dân đã quen cách đối phó (ai cũng biết bơi kể cả trẻ con MỚI ĐẺ !?!) ; vã lại đang được các tỉnh không bị bão lụt , đặt biệt là TPHCM đang gửi vô số quần áo , mì gói , v.v... . 'Khúc ruột ngàn dặm' cũng đang quyên góp .
Còn chống bạo động và khủng bố là công tác hàng đầu , vì nó liên quan đến sự SỐNG CÒN của đảng . Nếu đảng ko lo cho mình thì ai lo .
B : Đúng vậy .
A : Chúng ta chưa bao giờ CÔ ĐỘC như thế này . Hiện giờ chỉ có TQ hết lòng giúp ta , là chỗ dựa trong quá khứ , hiện tại và tương lai . Thằng Nga giờ là con buôn , ai có tiền là chúng bán hàng . Bọn KPC và Lào , ngày xưa ngoan ngoãn như chó con , giờ đây cũng cứng đầu , coi VN không ra gì , đúng là ăn cháo đái bát . Biết thế, ta nộp thằng Hun Sen cho Pol Pot khi nó chạy sang VN tị nạn !
B : Quá đúng .
A : Trong khi đó , bọn 'phản động' hải ngoại luôn luôn mang tư tưởng phục thù . Còn bọn 'rân chủ' trong nước thì đòi bỏ điều 4 , đòi tam quyền phân lập , v.v...Nghe lời chúng nó thì ăn mày cả lũ à .
Mà bọn dân ngu này đòi hỏi quá đáng : trực thăng là phương tiện đắc tiền , dùng để chở các quan đi thăm dân vùng lụt , hay để chống khủng bố . Chẳng lẽ dùng nó để chở mì gói à , đúng là một lũ ngu ! . Đói thì ăn lục bình , đồng chí ko nhớ , thời chống Mỹ , lắm lúc chúng ta phải ăn lục bình để sống qua ngày !?!
B : Đúng như vậy .
A : Ghe xuồng , thuyền thúng , bè gỗ , sao ko sử dụng ; không biết bám vào một miếng gỗ để nổi à , trực thăng ko rảnh đâu mà cứu chúng mày . Đúng là một lũ ngu !
Từ năm 1945 tới nay , nếu có sự lãnh đạo tài tình của Đảng thì ngày nay VN vẫn là thuộc địa của Pháp , ngày đêm rên siếc duới ách thống trị của chúng mà bác Hồ đã nói rõ trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 ; hay là chư hầu của Mỹ như bọn tay sai Nam triều tiên , Đài loan hay Nhật .
B: Quá đúng .
A : Đúng là bọn vô ơn bạc nghĩa . Ngày nay có được ba bữa cơm no , không đủ sao mà còn nghe lời xúi giục của bọn 'rân chủ' trong nước và 'phản động' hải ngoại .
Thành ra , đồng chí truyền đạt xuống cấp dưới chỉ thị sau : Tập trung mọi nỗ lực , phương tiện tốt nhứt để bảo vệ đảng . Vì còn đảng thì còn mình . Còn dân thì chúng tự biết lo cho chúng , ko chờ đến ta đâu .(Câu này quá đúng . - Tài) .
Vã lại dân ta có truyền thống tin tưởng tuyệt đối vào đảng . Nếu ko , làm sao hàng triệu thanh niên nam nữ đã lăn xả vào chỗ chết , như con thiêu thân .
Đồng chí còn nhớ , trận cổ thành Quảng Trị năm 1972 , dù B-52 , máy bay , pháo từ tàu Mỹ ngoài khơi lẫn pháo binh của quân ngụy ngày đêm oanh kích ; bộ đội theo lịnh của đảng vẫn tử thủ . Mỗi đêm ta tăng viện 1 đại đội , hôm sau chỉ có vài người trở về .
Thế mà có ai phản đối , phàn nàn gì đâu . Nay , làm dân một nước độc lập , tự do , dân chủ , cơm ngày 3 bữa mà cứ đòi hỏi .
Đúng là đựơc voi , đòi tiên ! Nghe lời chúng nó thì bọn ta ăn cám cả lũ à !
Khi CHO PHÉP CA MẶC THƯỜNG PHỤC BẮT và ĐÁNH NGƯỜI , CA đã COI DÂN như RƠM RÁC hay KẺ THÙ (sic) ! Vậy mà phần lớn ng dân hay cả giới LS ko ai lên tiếng hay chống đối điều đó ! Bắt ng đã sai mà đánh ng lại còn sai hơn vì Điều Lệ của CA không cho phép ĐÁNH NGƯỜI trừ trường hợp tội phạm chống trả , gây nguy hiểm cho CA . Còn đưa về đồn TRA TẤN thì sai phạm còn nặng hơn ! Họ nên nhớ , đây là THỜI BÌNH và người dân không mang vũ khí hay chất nổ để giết CA !
Thời gian tôi sống với chế độ CS , từ 1981-94 , chỉ có đội SBC , chuyên săn bắt cướp thì mặc TP và lái xe Honda xoáy nòng chạy lòng vòng ngoài đường phố để săn bắt cướp .
Dưới thời VNCH , có CS đặc biệt và biệt đội Thiên Nga , gồm toàn nữ CS, phải mặc TP để xâm nhập mọi nơi để thu lượm tin tức , để tiếp cận "mục tiêu" dễ dàng , v.v... Để bắt cướp , các cô này cũng lái xe gắn máy vào ban đêm hay đường vắng , giả dạng làm "con mồi" ngây thơ để bọn cướp ra tay . Do vậy , trộm cướp thời đó KHÔNG NHIỀU như bây giờ . Các cô cũng xâm nhập vào vùng CS để thu lượm tin tức . Khi chắc chắc có một CB gộc của CS có mặt tại nhà nào thì CS sắc phục và TP sẽ hành quân để bắt . Nên nhớ , thời ấy , VNCH đang có CHIẾN TRANH , chứ không HÒA BÌNH như bây giờ .
Ở Mỹ , FBI cũng mặc TP để xâm nhập vào thế giới băng đảng , bọn mua bán ma túy , v.v... Họ có thể theo dỏi cả năm rồi chọn ngày thuận lợi tổ chức hành quân CS gồm CS sắc phục và CS thường phục để bắt trọn ổ . TRƯỚC khi bắt người , CS THƯỜNG PHỤC PHẢI ĐƯA HUY HIỆU (badge) , của CS và TRÁT TÒA (warrant) để cho tội phạm thấy * . Như đã nói , không có nước dân chủ nào trên thế giới , nhất là trong THỜI BÌNH , cho phép CS mặc TP bắt hay đánh đập các người tranh đấu cho dân chủ khi họ đang đi ngoài đường hay dân oan biểu tình , v.v... - như CAVN đang làm . * Nếu ko , tội phạm sẽ kiện vì CS ko làm đúng qui trình khi bắt ng .
H.1-3 : Các huy hiệu của CS từng TP hay của LB Mỹ (FBI) . Có thể riêng rẻ hay để chung với ID của CS trong ví da .
H.4-5 : nhờ có CS mặc TP nên mới bắt được 1 sát thủ VC với 10 lựu đạn trong nhà . Các nữ CS của VNCH đang tuyên thệ .




                                               

Wednesday, February 26, 2020

Để tưởng nhớ Phạm Văn Thẩm và Tôn Thất Nguyện
Kỳ 2: TRÊN CHIẾN TRƯỜNG SÔI ĐỘNG


Chiến xa hành quân trong rừng cao su vùng Lộc Ninh

Niên trưởng Thành dẫn tôi qua khỏi ụ đất bên trong, quẹo trái chừng mười bước thì tới căn hầm của bộ chỉ huy đại đội. Một cái hầm nửa nổi nửa chìm, cũng do những thùng đạn pháo binh xếp thành hình vuông, chung quanh vây bởi vài hàng bao cát có chừa ba lỗ châu mai ngang tầm người đứng. Nghe gọi, đại đội trưởng, đang nằm trên chiếc võng nylon cột xéo một góc hầm, choàng dậy bước ra. Làm đúng thủ tục trình diện như lúc còn ở quân trường, tôi vừa quan sát. Dáng người tầm thước, da ngâm đen ở mặt và hai cánh tay, nhưng qua khoảnh hở nơi cổ, nước da không đến nỗi. Cái đen chắc là do dày dạn nắng mưa sương gió. Ông ta mặc áo thun, chân mang đôi dép nhật, trông không khác một anh lính trơn bình thường. Tôi đã được niên trưởng Thành cho biết trước, ông này xuất thân từ hạ sĩ quan, được đi học khóa sĩ quan đặc biệt và leo lên tới chức vụ này. Thường những người như vậy hay có mặc cảm với đám sĩ quan, nhất là sĩ quan hiện dịch, lại còn cái mác CTCT.

Sau khi niên trưởng Thành bỏ đi, lúc đó cũng đã hơn năm giờ chiều. trung úy Đình, tên vị đại đội trưởng của tôi, kêu ông thượng sĩ thường vụ đại đội dẫn đến cho tôi một chú “tà lọt”. Đây là danh từ ở ngoài tác chiến chúng tôi thường dùng để chỉ những người lính có nhiệm vụ giúp đỡ các sĩ quan trong công việc lặt vặt hàng ngày như mang đồ ngủ cá nhân, dọn dẹp chỗ ngủ, đào hầm hố vv... Chú lính của tôi còn rất trẻ, Thiềm, không to con lắm nhưng nhìn vẻ lanh lẹ. Hắn đỡ chiếc ba lô từ tay tôi, lặng lặng đi vào hầm giăng ngay cho tôi một cái võng. Đồ cá nhân tôi cũng chả nhiều nhặn gì, một bộ đồ trận để thay đổi, một cái mền nhà binh và một tấm poncho. Hắn gom hết bỏ sang ba lô của hắn. Vừa xong, một anh lính khác bước vào mời ra dùng cơm.
Bữa cơm chiều đầu tiên của tôi tại đơn vị thật thanh đạm. Một nồi cơm lớn được đặt ở giữa, cạnh một nồi canh chua lá bứa nấu với khô gì đó tôi không rõ, cái nắp vung được trưng dụng làm đĩa xếp trên đó ít con khô sặc. Cả một ban chỉ huy đại đội, sau này chúng tôi quen với danh từ BC để chỉ ban chỉ huy, gồm hai ông trưởng phó, thường vụ, ba lính truyền tin, một y tá và hai tà lọt, mỗi người một cái muỗng xúm vào xeo nậy nồi cơm, húp canh và xé khô bằng tay. Bữa cơm chấm dứt cũng khá nhanh, chỉ độ mười phút. Tôi ăn ngon miệng thực tình vì từ 10 giờ sáng, lúc leo lên xe ở hậu cứ tới giờ, tôi đâu có gì bỏ bụng.

Có một câu chuyện nho nhỏ ở đây, sau này qua một thời gian thử lửa, khi thấy tôi không ai chỉ vẽ mà vẫn chứng tỏ khả năng tác chiến vững vàng, tay đại đội trưởng này mới thổ lộ, ông khá thật, chẳng bù cho Đào Hồng trước đây, ăn qua loa lấy lệ xã giao với lính, sau đó hỏi tôi chừng nào mới lên nhà ăn sĩ quan! Không biết hắn có đặt chuyện cho niên trưởng Đào Hồng hay không! Nhưng thử cựa tôi thì hắn đã làm. Mấy tháng sau đó, trong một cuộc hành quân qua vùng rừng tre mênh mông ở Bù Nho, Phước Long, sáng họp các trung đội trưởng phân phối nhiệm vụ, tôi cũng ở cạnh hắn không hề nhắc tới. Sẵn tấm bản đồ, tôi lắng tai nghe mỗi khi hắn điều động trung đội mở đường đi phương giác nào, cứ mỗi trăm bước đôi, tôi vừa đi vừa đếm là vạch trên bản đồ một vạch để có thể tự chấm cho mình một tọa độ. Tôi phòng xa, rủi hắn ngủm củ tỏi bất thình lình, không phải trù ẻo, nhưng chiến trận ai mà biết được, chắc chắn tôi sẽ là người trách nhiệm, phải thủ trước. Một buổi chiều vừa cơm nước xong, hắn cười cười hỏi tôi, tôi đố ông biết mình đang ở đâu? Không ngượng ngập tôi nói ngay điểm đứng đã chấm trên bản đồ.

Cuộc đời tác chiến của tôi bắt đầu từ đây. Sau bữa ăn trời cũng vừa sập tối. Leo lên võng, tiếng léo nhéo vang trong hai cái máy truyền tin PRC25, tiếng trả lời, những tiếng khè khè dán đoạn đưa tôi vào giấc ngủ. Hai tiếng nổ lớn khiến tôi giật mình thức giấc, thêm vài tiếng nữa tôi mới nhận ra đó là tiếng nổ phát ra từ hai khẩu 105 ly đặt sau ụ đất bên trong. Xa xa đâu đó vọng lại những tràng súng nổ... Rồi im lặng trở lại và tôi lại thiếp đi trong giấc ngủ lúc nào không hay.

Tôi trải qua ngày đầu tiên nơi chiến trận giản dị như thế. Nhưng những ngày sau đó hoàn toàn khác hẳn. Chỉ một tuần sau đó, đang đóng quân trong một khu rùng cao su thì đơn vị bạn cách đó khoảng nửa cây số đụng địch. Đại đội ra lệnh báo động, thấy lính tráng chụp vũ khí nhảy vào vị trí tôi cũng vớ vội giây ba chạc đeo vào người, móc khẩu colt lên đạn cái rộp. Mấy thằng đệ tử trong BC và cả tay đại đội trưởng nhìn tôi phá ra cười. Thì ra lần đầu tiên nghe tiếng súng nổ, nhất là trong rừng cao su, tôi chưa nhận định được khoảng cách, nên tưởng rất gần!
Hai ngày sau đó bị thêm một vố nữa. Căn cứ chúng tôi đang nửa đêm bị pháo binh 204 ly của Mỹ pháo lầm. Chỉ có hai trái, lọt vào ngay giữa ụ pháo binh. Hầm đạn với 2.000 trái 105 ly bốc cháy và bắt đầu phát nổ. Từng tiếng nổ dữ dội phát ra, kèm theo với những miểng đạn văng tứ phía khiến căn cứ trở nên náo loạn. Tôi tụt xuống khỏi chiếc võng, xỏ giày, trang bị xong chạy ra khỏi hầm thì chỉ còn một tên đệ tử mang máy truyền tin giữ máy liên lạc với các trung đội. Hai thày trò kéo nhau phóng tới bờ đất phòng thủ ngoài cùng và nằm rạp xuống để tránh những miểng đang bay khắp phía.
Đại đội trưởng không biết đã biến đâu mất. Cái máy truyền tin liên lạc không thấy các trung đội trả lời.
Thằng nhóc truyền tin theo kinh nghiệm đoán rất nhanh và quay sang nhờ tôi:
- Họ qua tần số lớn hết rồi, ông thầy làm ơn vặn dùm em, đổi qua tần số lớn đi.
Hắn đọc ra cái tần số. Ngoài tác chiến, chúng tôi thường xử dụng danh tư máy lớn, máy nhỏ để phân biệt: máy lớn liên lạc với tiểu đoàn, máy nhỏ liên lạc với các trung đội. Mỗi loại máy có một tần số riêng. Tôi ngồi dậy đưa tay vặn hai cái núm tìm con số hắn vừa đọc. Chỉ được vài nấc hai chiếc núm kẹt lại không chịu di chuyển nữa. Chết mẹ, tôi nghĩ thầm, làm sao đây? Thử nghiến răng xoay mạnh cũng vô hiệu. Kiến thức tối thiểu bằng những buổi ngủ gật ở quân trường đã khiến tôi toát mồ hôi hột. Chả lẽ bảo với hắn tôi không biết xài máy PRC25? Đang kiếm cách gỡ rối thì một tiếng nổ bùng lên kèm theo những mảnh bay vụt qua đầu, tôi bỏ máy úp mặt xuống né. Lợi dụng thời cơ, tôi quay sang:
- Tối quá tao không thấy rõ, với lại ở đây nguy hiểm quá, thầy trò mình dọt hàng rào ra ngoài cho đỡ miểng đã rồi tính sau.
Không kịp để hắn phản ứng, tôi chồm dậy phóng mình băng đại qua lớp concertina bên ngoài hường về phía con lộ, hắn cũng theo sát ngay. Cũng may chúng tôi không đạp trúng mìn bẫy lính gài. Sự thực tôi đâu có biết ban đêm lính gài mìn bẫy ở đâu. Ra tới ngoài lộ tôi thoát nạn. Hắn đặt máy xuống đất và tự mình thay đổi tấn số và liên lạc được với đại đội. Ngài đại đội trưởng, kinh nghiệm cùng mình, đã nhanh nhẹn dọt ra ngoài từ ít phút đầu tiên và điều động đại đội ra theo đang bố trí đại đội phía trong con lộ, đối diện căn cứ khoảng hơn trăm thước.Thoát cảnh đạn nổ tôi không mừng lắm, cái chính là thoát được khỏi mất mặt với thuộc hạ vì sự ngu dốt của mình!

Thời gian hơn hai năm ở quân trường mẹ, kiến thức thu thập chỉ là con số không. Tôi hoàn toàn bỡ ngỡ trước hoàn cảnh mới. Để thích ứng và tồn tại, tôi phải tự tìm tòi học hỏi từ đó. Học hỏi kinh nghiệm dầy dặn của tay đại đội trưởng xuất thân từ hàng hạ sĩ quan đi lên mà hắn vì mặc cảm không hề chỉ bảo, học hỏi cách đáp ứng với tình thế của ngay cả những binh sĩ trong đơn vị, học âm thầm vì không thể nói là mình không biết... Cứ như thế, tôi đã trải qua hết trận chiến này đến trận chiến khác Bố Đức, Đồng Xoài, Đức Phong, Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành, Long Nguyên, An Điền, Bến Cát...

Những ngày tháng như thế tiếp diễn liên tục. Bạn bè cùng về một trung đoàn thật ít khi gặp mặt. Mỗi tiểu đoàn phụ trách một vùng trách nhiệm khác nhau. Gặp nhau quả là một tình cờ hú họa.

Với Hoàng, lần gặp đầu tiên, sau 29 ngày đêm tại Snoul, tiểu đoàn tôi rút về Lộc Ninh sau khi TĐ4/7 sang thay thế. Mới về chiều hôm trước, sáng đang lững thững ra chợ, cái chợ chiều dài chưa được trăm thước thì nghe tin “quân ta đã về!”. Cộng quân đã tập trung cả một công trường bao vây, tấn công và phục kích một đoạn đường dài hơn mười cây số từ Snoul về sát biên giới Việt Nam, tiền pháo hậu xung nhằm đè bẹp quân ta với cấp số chỉ một trung đoàn mà sau mấy tháng trời đã mệt mỏi vì hành quân liên tục.

Gặp Hoàng còn nguyên vẹn, tôi mừng thầm cho bạn. Tôi đã học được những bài học vỡ lòng thật quan trọng cho cuộc đời binh nghiệp của tôi sau 29 ngày đêm tại chiến trường này. Nó đã giúp tôi vững vàng, trưởng thành và tồn tại qua cuộc chiến đầy gian nan mà tôi sẽ còn gánh chịu sau này.

Tháng 2-1972, trung đoàn tôi được lệnh hành quân tại vùng biên giới phía bắc An Lộc, mệnh danh là vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu giáp ranh với tỉnh Kratiê của Kampuchia. Sau một tuần trải quân lục soát, chúng tôi phát hiện địch đã ủi những đường lộ khá rộng khoảng 4-5 thước bề ngang với những hệ thống giây điện thoại trải dọc theo đường, suốt từ biên giới chạy dài về Bình Long, băng qua những rừng rậm, suối đồi, những đồn điền cao su mênh mông... Chúng tôi thỉnh thoảng chạm địch nhưng chúng chỉ là những toán nhỏ, có thể giao liên, tiền thám hay công binh, truyền tin gì đó... Thường chúng né tránh bỏ chạy, không hề gặp một đơn vị lớn.

Ba ngày sau, do tin tình báo, chúng tôi được lệnh bằng mọi giá phải kéo về An Lộc gấp trong vòng 24 tiếng. Địch đang tập trung lực lương chuẩn bị tiến chiếm Bìnhh Long với cấp số lớn. Chúng tôi không ước lượng lớn cỡ nào, chỉ nhìn những đường lộ ủi rộng như vậy cũng hiểu chúng phải mang cả công trường là ít. Chúng tôi gần như chạy. Vài lần chạm súng, địch bỏ lại xác và vũ khí chúng tôi cũng được lệnh không cần thu dọn. Chỉ trong một ngày, chúng tôi băng rừng lội suối về tới thị xã. Đại đội tôi được lệnh bố trí chốt tại đồi Đầm Long, án ngữ ngay hướng bắc về phía Lộc Ninh. Tính hình lúc này chưa có gì, chúng tôi còn thả bộ lòng vòng quanh khu chợ. Vẫn còn sinh hoạt náo nhiệt với các quán xá mở cửa, người qua lại đông đúc.

Qua ngày hôm sau, địch bắt đầu mở màn bằng những tiếng pháo từ hướng tây bắc thị xã. Một hai trái đầu tiên khiến dân chúng nhốn nháo hoảng sợ, một số hàng quán đã vội vàng đóng cửa, không khí trở nên nặng nề khó thở, đường phố vắng hẳn. Những ngày tiếp theo cũng vậy, chúng tiếp tục nã đạn lai rai vào thành phố. Đạn rớt lung tung, khi ở chỗ này khi ở chỗ nọ, có lúc bay tuốt đâu đâu! Sau này chúng tôi hiểu được, với sự trợ giúp của mấy tay nội tuyến nằm trong thị xã, chúng đang điều chỉnh tác xạ. Với chúng tôi, pháo kích là chuyện cơm bữa, lính tráng mấy khi được ở thành phố, mấy trái pháo kia làm sao có thể giữ chân họ nổi.

Tôi gặp Nguyện ở đây trong một quán cà phê sáng ngày thứ ba từ khi về thị xã. Nguyện vẫn thuộc đại đội niên trưởng Việt và đang trấn giữ vành đai phía tây thị xã sát cạnh ty Chiêu Hồi. Nguyện đi một mình vì niên trưởng Việt đang mắc họp ở tiểu đoàn. Nguyện đen xạm hẳn đi nhưng có vẻ rắn chắc hơn cái ngày chúng tôi còn nằm chung trong cái bunker ngày nào. Cũng chẳng có trao đổi gì nhiều ngoài sự thăm hỏi tình hình bạn bè và dăm ba chuyện gẫu, chúng tôi lại chia tay sau đó.

Buổi chiều chúng tôi được lệnh di chuyển về đóng chốt tại rừng cao su Xa Cam, phía nam thị xã, cách thị xã độ hơn cây số. Đại đội tôi đóng tại đây được một tuần lễ thì địch tiếp cận bao vây. Những ngày đầu, chúng mở vài đợt tấn công nhưng thất bại vì chúng tôi đào hầm hố có nắp khá kiên cố. Chúng tôi cũng học theo cách làm hầm chữ L của bọn chúng, có hai vị trí chiến đấu hai đầu, hầm rất hẹp để tránh pháo kích, trên có nắp bằng những nhánh cao su xếp sát lại và đổ đất cao bên trên, rất chắc chắn. Đạn cỡ 122 ly nổ trên nóc hầm không nhằm nhò, đạn cối chỉ gãi ngứa trừ phi rớt trúng ngay miệng hầm. Tấn công chúng tôi, địch chỉ có cối 61, 82 yểm trợ. Sau những loạt tiền pháo không mấy hiệu quả chúng phóng ra một đợt hậu xung thì mìn Claymore tự động nổ vang và đồng thời lãnh hàng loạt đạn đủ loại của chúng tôi khai hỏa. Chúng co vòi thụt lại. Sau vài lần thử lửa nữa, chúng chỉ kéo thêm xác đồng bọn về.

Có lẽ không xác định được vị trí cũng như số mìn chúng tôi gài, để tránh thiệt hại chúng đổi chiến thuật. Tối ngày sau, chúng tổ chức đánh đặc công! Cũng khoảng nửa đêm, bốn tên đặc công tất cả, hai tên đi trườc chia thành hai cánh song song, cách nhau hai hàng cao su, ở trần mặc xà lỏn, tay cầm K54, bụng cột một chùm bêta bò vào. Hai tên sau, quần áo đầy đủ, mang AK. Một tên loay hoay thế nào không biết đá trúng sợi giây mìn tự động mìn nổ ngay. Vô phúc tên còn lại, tuy không đứng ở vị trí trái mìn nào cả nhưng do hoảng sợ vì tiếng nổ, chạy xéo qua một bên bèn lãnh ngay một trái khác cũng gục tại chỗ. Hai tên bò vào gần tới, không còn thế lùi vì có lùi cũng đâu biết mìn chỗ nào mà né. Chúng liều vùng đứng dậy chạy vào vòng đóng quân của đại đội tôi rút bêta liệng. Vô phúc cho chúng, tôi đã từng trải qua kinh nghiệm xương máu với kỳ đặc công đánh trường năm nào. Lính đã có lệnh, ban đêm, có chuyện xảy ra, tất cả xuống hầm, ai chạy trên mặt đất là địch, bắn xả láng. Chúng tôi khai hỏa, chỉ vỏn vẹn chưa đầy năm phút, im lặng trở lại. Chúng tôi cố thủ tại hầm chờ trời sáng. Kết quả, tờ mờ sáng, hai xác đặc công đang nằm sõng sượt trên mặt đất, một tên người lỗ chỗ cả chục vết đạn, tên kia, một trái M79, cái đầu đạn vàng khè nằm ngay giữa bụng do sức ép chui vào lọt bên trong làm banh bộ lòng ra ngoài nhưng đầu đạn không nổ vì khoảng cách bắn quá gần! Chúng tôi tịch thu hai khẩu K54. Qua liên lạc máy, toán tiền đồn báo về cũng đã lượm thêm hai khẩu AK, một 47 một 50.

Chưa chịu bỏ ý định tính sổ tụi tôi, ngay tối hôm đó, khoảng nửa đêm, chúng vào một cái ấp gần đó lùa bầy trâu của dân đẩy vào phòng tuyến đại đội. Chúng tôi đang ngủ thì liên tiếp những tiếng mìn nổ vang dội chung quanh. Vội vàng xuống hố bố trí, chúng tôi chờ địch xung phong. Cố gắng dõi tầm mắt xuyên qua bóng đêm dầy đặc để quan sát, nín thở để nghe ngóng từng tiếng động. Cả tiếng đồng hồ im lặng trôi qua, không một tiếng động, không có dấu hiệu nào chứng tỏ địch mở đợt tấn công. Tất cả được lệnh chấm dứt báo động ngoại trừ những người có nhiệm vụ canh gác phải cẩn thận hơn.

Tờ mờ sáng, sương mù chưa tan hẳn, chúng tôi nhìn ra hướng mìn nổ, sáu xác trâu nằm rải rác chung quanh vòng đai phòng thủ lẫn lộn trong những nhánh cao su gãy bên cạnh. Cho một toán bò ra lục soát, chúng tôi không thấy gì khác hơn xác những con trâu đã chết vì vướng mìn. Chúng tôi phải gài lại những trái mìn khác thay thế.

Từ đó, chúng từ bỏ ý định tấn công tiêu diệt chúng tôi vì tổn thất quá nhiều. Tất nhiên vị trí đóng quân của đại đôi tôi gây trở ngại cho chúng không ít trong việc chuyển vận vũ khí đạn dược cho những đơn của chúng đang chuẩn bị cho đợt tấn công vào trong thị xã. Chúng vẫn tiếp tục công việc này bằng cách di chuyển chạy, từ gốc cao su này dọt sang gốc cây cao su khác. Thoạt tiên, lính cũng nhắm bắn, nhưng không hiệu quả. Mình thấy địch mới bóp cò đạn chưa tới nơi nó đã dọt sang chỗ khác. Có bắn chận đầu thì cũng chỉ hú họa và chưa chắc đã có kết quả. Ở vào tình trạng bị bao vây cô lập như tụi tôi lúc này, không được tiếp tế, tiết kiệm đạn dược là điều cần phải làm. Vậy là mạnh địch địch chạy, mạnh ta ta ngó!

Tụi việt cộng quả thực tính toán mánh lới. Chúng không tấn công tụi tôi nữa vì nghĩ rằng chỉ cần bao vây cô lập, tụi tôi cũng không còn đường sống. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi tụi tôi đã không còn nước uống. Lợi dụng một tối trời mưa, chúng tôi giăng poncho trên mặt đất trũng lấy nước đổ đầy bình dự trữ. Cũng chẳng được bao nhiêu. Một ít đổ vào những bao gạo sấy vò cho nhuyễn đỡ bao tử, số còn lại để uống tiết kiệm. Chúng tôi đã báo cáo trình trạng này về tiểu đoàn xin chỉ thị nhưng lệnh ban ra vẫn là cố thủ vị trí. Chúng tôi không còn may mắn nữa. Chả có trận mưa nào tái diễn dù là mưa bụi. Tới ngày thứ bảy chúng tôi không còn một giọt nước. Việt cộng không đánh chúng tôi cũng chắc chắn sẽ tiêu. Chúng tôi phải qua tần số hẹn (một tần số liên lạc truyền tin quy định riêng trong nội bộ tiểu đoàn, cấp trên không biết) xin tiểu đoàn trưởng cho rút. Tiểu đoàn trưởng và phó của chúng tôi lúc này là hai ông cùng khóa 20 VBĐL, đại đội trưởng đại đội tôi, trung úy Đạt khóa 23. Hai ông bàn nhau sao đó, đồng ý cho chú đàn em rút dù để bảo toàn lực lượng và dặn dò phải phá bỏ triệt để hầm hố phòng khi cấp trên bắt tái chiếm.

Mặc dù bỏ ý định tấn công chúng tôi nhưng lũ địch không ngơi quan sát. Khi chúng tôi bắt đầu phá bỏ hầm hố, địch hiểu ngay ý định. Chúng tập trung lực lương thật nhanh và khai triển tấn công liền. Cũng may chúng tôi đã trù liệu, để lại một trung đội chận hậu với tất cả mìn dàn sẵn, M72 kéo nòng chờ đợi, rút từng toán nhỏ một, từng đoạn đường một yểm trợ lẫn nhau trong khi lui. Toán địch đầu tiên vừa xung phong là lãnh nguyên nhiều loạt M72, cộng thêm những trái mìn Claymore còn lại cũng được kích hỏa từ những con cóc mìn trong tay những người lính của trung đội chận hậu. Chúng khựng lại một lúc, ép sát mặt đất để né tránh cái hỏa lực mãnh liệt phát ra từ những sinh vật, vì sự sinh tồn, đã bằng mọi nỗ lực hành động tìm cho mình con đường sống. Lợi dụng sự khựng lại của bọn địch, trung đội cuối cùng đã vùng dậy, lao theo lớp đồng đội đi trước. Thấy chúng tôi đã thoát khỏi tầm tấn công, địch đuổi theo bằng mấy viên đạn cối rồi thôi. Tới quốc lộ 13, cách vị trí chúng tôi vừa rời bỏ độ nửa cây số, kiểm điểm lại quân số, chúng tôi còn nguyên nhưng không vẹn, ba chiến sĩ bị thương dù không có gì trầm trọng lắm.
Thị xã An Lộc đổ nát trong mùa hè đỏ lửa 1972


Cả đại đội kéo vào thị xã, vừa qua khỏi cổng Nam thì mấy trái đạn pháo lao tới: 105,130, 122 ly... đủ loại. Trái nổ gần, trái nổ xa, tiếng hú xèo xèo, tiếng nổ ù tai, biết đường nào mà né. Cả đại đội chỉ biết nhào vào hai bên đường nằm xuống, úp mặt có, ngửa mặt có, trời kêu ai nấy dạ, hầm hố đâu mà trú ẩn. Thì ra, tình hình trong tỉnh lỵ còn nặng nề hơn. Địch pháo kích cả ngày lẫn đêm, bất kể giờ giấc từ hai hướng: tây và tây bắc. Những khẩu pháo, theo sự đo đạc ước lượng của chúng tôi, cách thị xã khoảng chừng 30 cây số. Chúng tôi có muốn phản pháo cũng vô hiệu quả vì tầm pháo 105 ly của ta không thể đi xa tới thế, vả lại còn lại trong tỉnh lỵ chỉ có hai khẩu 105 ly với vài chục trái đạn nên phải tiết kiệm dành cho trường hợp tối cần thiết.
Pháo 175 ly chúng ta có nhưng đặt mãi tận căn cứ Lai Khê. Có thể nói, dưới cái hỏa lực pháo tàn bạo của địch, rót xuống một phần đất mà diện tích bao gồm chưa tới một cây số vuông, ngày này qua đêm nọ, ròng rã suốt mấy tháng trời, binh lính trấn đóng tại đây, hầu hết đều bị thương vì đạn pháo. Thậm chí có người bị thương hai ba lần vì không có phương tiện di tản. Yểm trợ cho An Lộc lúc đó chỉ trông chờ vào những phi vụ máy bay oanh tạc của ta và Mỹ từ chiến hạm Mỹ bay vào. Đạn dược, thức ăn, thuốc men có được nhờ vào thả dù tiếp tế. Để tránh pháo và cao xạ, máy bay thả dù phải bay thật cao và thả những kiện hàng xuống, nhiều kiện hàng đã bay lọt ra ngoài phạm vi thị xã.

Mấy tháng trời vây hãm với quân số trội hẳn, hơn ba công trường chính qui: 3, 5 và 7 với xe tăng, pháo hạng nặng, hỏa tiễn..., mở bao đợt tấn công, chúng vẫn không chiếm được một tỉnh lỵ nhỏ bé mà lực lượng phòng thủ chưa tới một sư đoàn! Chúng quên mất một yếu tố quan trọng: bao vây quân ta tứ phía, không chừa một ngõ thoát thân. Con vật nào cũng vậy, khi bị dồn vào chân tường đều phải phản ứng tự vệ tới cùng tìm cho mình một con đường sống. Chúng tôi đã tồn tại như một bản năng. Hơn thế nữa, với sức chịu đựng bến bỉ, với một ý chí kiên cường, chứng kiến tận mắt sự thô bạo của bọn chúng khi sát hại đồng bào vô tội trên quốc lộ 13 khi họ tìm cách trốn chạy về hướng nam, quân ta đã làm nên một kỳ tích cho chiến sử Việt Nam qua chiến thắng An Lộc.

Sau khi vào thị xã, đại đội tôi được điều động bố trí tuyến phòng thủ hướng nam, sát cạnh đồn Cảnh Sát Dã Chiến tỉnh. Mỗi ngày, chúng tôi, ngoài cảnh hứng chịu những đợt pháo kích liên tục từ xa mà nguy hiểm nhất với những trái xuyên phá, không nổ trên mặt đất mà chui sâu dưới mặt đất hai ba thước xoáy thành những lỗ sâu hoắm nhằm phá hủy những hầm hố phòng thủ, chúng tôi còn phải đối phó những đợt bắn khuấy rối của đám việt cộng bên ngoài với đủ loại đạn: bắn sẻ bằng M79 lấy được của phe ta, cối 61, 82, đại bác không giựt 57, 75, AK, đại liên, B40, B41, lựu đạn phóng vào bằng giàn thun, trong đó có cả những lựu đạn cay khiến chúng tôi lúc nào cũng phải kè kè bên mình cái mặt nạ phòng hơi độc.

Một buối sáng sớm, trung úy Đạt, đại đội trưởng lợi dụng êm pháo cầm xẻng ra ngoài đi vệ sinh, từ phía rừng cao su hướng nam một trái M79 phóng vào, Đạt ôm quần chạy xuống hầm. Một bên mông đang ứa máu với những miểng nhỏ ghim lỗ chỗ. Hắn gọi máy về tiểu đoàn báo cáo. Ngày hôm sau, Đạt ra cổng nam leo lên trực thăng di tản về Lai Khê. Hắn có lệnh về học khóa Cao đẳng công binh cách đây nửa tháng nhưng tiểu đoàn không cho đi vì tình hình chiến sự. Trực thăng tản thương lúc này cũng đã có trên một đoạn của quốc lộ 13 phía nam thị xã nhờ một lữ đoàn dù được trực thăng vận lên tiếp viện đã trấn giữ một phần hai bên quốc lộ cách tỉnh lỵ khoảng hơn cây số.

Mang tiếng là có trực thăng tản thương nhưng mỗi lần thấy bóng dáng trực thăng bay tới là việt cộng pháo phủ đầu. Nhiều khi máy bay vừa đáp xuống chưa kịp bốc thương binh đã phải vọt bay lên. Những người bị thương nhẹ dễ có cơ hội được bốc hơn, nhất là những anh có thể tự leo lên trực thăng một mình không cần người khiêng hay dìu đỡ.

Đạt thuộc một trong số những người đi tản thương kiểu đó dù chưa được sự ưng thuận của tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng, sau khi biết sự việc, chửi thề đòi báo cáo đưa hắn ra tòa án quân sự. Tiểu đoàn phó can ngăn bảo dầu gì hắn cũng là đàn em, làm vậy sẽ hại cho cuộc đời binh nghiệp của hắn. Thế là sự việc xếp lại và tôi được chỉ định xử lý thường vụ.

Đêm 13/5/1972, việt cộng mở một trận pháo kích khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh. Từ 6 giờ tối đến rạng sáng hôm sau, địch rót vào thị xã hơn mười ngàn trái đạn để chuẩn bị cho đợt tấn công của bộ binh phối hợp với chiến xa ngay sau khi pháo vừa dứt điểm. Tiếng pháo cứ liên tục bung binh không ngớt suốt đêm và vừa ngưng vào rạng sáng hôm sau thì tiếng xích xe tăng rít kèn kẹt vượt qua những lớp kẽm gai ngoài hàng rào phòng thủ đã vang lên. Những chiếc tăng mà lần đầu tiên quân ta trực tiếp đối đầu T54, PT76... đã ập vào tận tuyến phòng thủ. Có những chiếc chạy qua cán dẹp lép những căn hầm tránh pháo kích của ta. Tất cả binh sĩ đã được lệnh lên khỏi hầm nghinh đón bộ binh địch. Không một bóng dáng tên việt cộng nào cả, họ xoay sang tìm cách tiêu diệt xe tăng.

Lần đầu tiên chạm trán, loại súng duy nhất để chống chiến xa ta có chỉ là M72 chống người và phá hủy hầm hố. Lính giương nòng nhắm trực xạ vào những chiếc tăng đang tung hoành ngang dọc. Có vài trái trúng mũi xe, pháo tháp... bay vuột đi mất. Rút kinh nghiệm rất nhanh, họ nhắm vào dãy bánh xích xe bên hông. Những tiếng nổ ùng uỳnh vang lên khắp nơi. Hình như không hiệu quả. Một chiếc rõ ràng đã trúng đạn vẫn hùng hổ lao tới ủi sập một góc nhà trước căn hầm của BC đại đội kẹt ở đó nhưng máy lại càng rú mạnh hơn. Một số binh sĩ thấy coi bộ M72 không công hiệu đã chạy theo xe, bám vào thành xe leo lên tìm chỗ trống thảy lựu đạn vào. Qủa tình phương pháp này hữu hiệu hơn nhiều. Sau tiếng ục ùng vang lên trong thùng xe, chiếc tăng bất động.

Khí thế nổi lên, lính ta ùn ùn rủ nhau đi rượt xe tăng. Cũng nhờ địch, lần đầu áp dụng chiến thuật bộ binh tùng thiết, hoặc giả chúng trục trặc trong việc phối hợp sao đó, lính ta tha hồ rảnh tay diệt tăng mà không sợ bộ binh yểm trợ. Chiếc T54 sau một hồi kẹt ở góc nhà, pháo tháp được đẩy lên, từ trong chui lên một tên bộ đội, hai tay đưa thẳng lên trời, miệng không ngớt kêu xin hàng đừng bắn. Lôi hắn xuống, hắn cho biết còn một tên nữa trong xe. Bọn tôi bảo hắn leo lên pháo tháp gọi tên kia ra. Đó là hai tù binh mà chúng tôi bắt được tại tuyến phòng thủ qua đợt tấn công duy nhất việt cộng có thể tổ chức dù đã chuẩn bị nhiều tháng trời. Thì ra, mặc dù trái M72, không làm xuy xuyển chiếc tăng nhưng với sức nổ, hai tên trong xe đã bị dội ép đến bất tỉnh. Cách thiết kế của xe tăng địch trái ngược với ta. Ga xe khi nhấn mạnh là giảm tốc độ, còn buông ra là xe chạy mạnh hơn. Hèn chi khi tên lái xe ngất đi, cần ga không người điều khiển lại càng hú lên dữ dội khiến chúng tôi tưởng lầm và đã hơi hoảng lúc đầu.

Chúng tôi may mắn giữ vững phòng tuyến nhưng tiểu đoàn bạn 3/7 thì không. Tuyến hướng tây tương đối bằng phẳng, tạo dễ dàng cho địch trong việc tiến công. TĐ3/7 bị chọc thủng phòng tuyến, tan hàng. Đại đội của niên trưởng Việt và Nguyện cùng chung số phận. Hai sĩ quan CTCT đã anh dũng hy sinh đúng như lời thề nguyện ngày nào trên vũ đình trường đem máu xương bảo vệ sơn hà.

Chiều hôm đó tôi nhận lệnh dẫn đại đội đi tái chiếm lại một phần tuyến đã thất thủ của TĐ3/7. Gần 6 giờ chiều chúng tôi mới tới được một dãy nhà cách tuyến phòng thủ cũ của TĐ 3/7 khoảng hơn trăm thước. Trời sắp sập tối. Phía trước, qua ống nhòm tôi thấy thấp thoáng đằng sau dãy nhà đổ nát bóng hai chiếc tăng T54 với họng pháo dài nhô ra bên ngoài bức tường gạch nám màu khói lửa xám xịt. Tôi xin lệnh dừng quân bố trí để mở cuộc tấn chiếm lại vào sáng ngày mai. Buổi tối trước khi ngủ, tôi khấn thầm, mong hương hồn Nguyện linh thiêng phù trợ để tôi có thể tìm tới nơi chỗ xác bạn, lo cho bạn được một chỗ an nghỉ tươm tất trong lòng đất.

Tôi đã không làm được điều đó. Mới năm giờ sáng, một trái đại bác 100 ly trực xạ phát đi từ nòng chiếc tăng T54 trúng ngay bức tường nơi tôi đặt BC đại đội. Anh hạ sĩ gác ngồi trên nóc hầm bị một miểng chém ngang đứt hẳn phần đầu, những miểng còn lại tạt xuống dưới khiến một số bị thương. Tôi bị một miểng xuyên qua gót chân trổ ra bên cạnh mắt cá. Qua làn cát bụi mịt mù, tôi nghe tiếng rên la của chú đệ tử kế bên vì chân trái đã bị một cái miểng đạn chém đứt nhưng còn sợi giây gân dính lại với phần đùi bên trên. Phải chừng nửa phút tôi mới cảm thấy ê ê dưới gót chân, rà bàn tay xuống, gót chân phải của tôi, một phần thịt bầy nhầy. Hai tên mang máy truyền tin may mắn nhất vì căng võng sát trần hầm nên khi miểng chém đứt giây võng, hai đứa té xuống vội vã bỏ hầm chạy đâu mất. Sau khi an ủi chú đệ tử bị thương, dặn nằm đó chờ, tôi nhét khẩu colt vào bụng, đội nón sắt, với chiếc mặt nạ phòng hơi độc đeo vào vai, chân phải xỏ giày cột lại đàng hoàng. Chiếc còn lại không thể mang được, thấy tiếc, tôi xỏ tay trái vào và bò sang cái hầm y tá gần đó. Vừa chui đầu vào một trái pháo nổ tiếp theo, một làn hơi nóng với sức ép xô tôi lọt vào bên trong đồng thời bức tường sập xuống bít chặt miệng hầm lại. Chúng tôi hoàn toàn bị nhốt kín trong căn hầm không có cách gì liên lạc với bên ngoài.

Hai tiếng sau, tiểu đoàn cho đơn vị lên tiếp cứu moi hầm lôi ra. Đại đội tôi được một sĩ quan khác chỉ huy vì tôi hoàn toàn bất khiển dụng từ đây.
Tôi được tiểu đoàn cho một cậu lính theo chăm sóc suốt thời gian còn lại. Hắn cõng tôi vào tòa hành chánh tỉnh, nơi đây tôi được bác sĩ Hùng, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 quân y khâu “sống” cái gót chân nát bấy của tôi, nghĩa là khâu băng kim chỉ mà không có thuốc tê. Cũng chả đau đớn gì mấy vì cái nhức trong xương, lúc này mới phát ra, còn ghê gớm hơn cái đau của mũi kim xuyên qua da thịt gấp trăm lần. Tôi chịu như thế hơn một tháng trời. Nhiều lần, gã đệ tử cõng đi tản thương đều thất bại. Có lần đang đi, pháo tới, hắn quẳng tôi xuống để tìm chỗ núp vì đạn bay quá gần, tiếng xè xè cho biết như vậy. Một hai lần tới được bãi đáp thì không tranh kịp với những người bị thương nhẹ hơn.

Đợi đến khi bộ tư lệnh sư đoàn lập ra một toán phụ trách tản thương, tôi mới được đưa lên trực thăng chuyển về Lai Khê. Lúc đó vết thương đã lành miệng. Cám ơn chú lính chăm sóc cho tôi, mỗi lần máy bay thả dù tiếp tế chú chịu khó lục lọi tìm những ống trụ sinh về chích, nhờ đó vết thương không làm độc. Nhiều người đã phải cưa chân hai ba lần vì vết thương bị nhiễm trùng. Ngồi trên trực thăng, tôi đưa bàn tay sờ xuống sàn, hơi thép mát lạnh tôi có được cảm giác mình còn sống sót. Những người ở lại, vẫn đang tiếp tục những gian khổ tôi từng trải qua, những người đã nằm lại vĩnh viễn, trong đó có bạn tôi Tôn Thất Nguyện, có niên trưởng Lê Bách Việt và bao chiến sĩ vô danh khác nữa...

Sau nửa năm nằm bệnh viện, tôi trở lại đơn vị. Thành Laba lúc này về làm trưởng ban 5. Tiểu đoàn trưởng là ông phó lên thay. Thành mới đổi về, không được lòng mọi người vì cái miệng bô lô bô loa của hắn. Tiểu đoàn trưởng bảo sẽ đưa tôi làm trưởng ban 5 thay cho Thành sẽ ra ngoài đại đội tác chiến. Tôi từ chối nại rằng Thành đủ khả năng để giữ chức vụ này, tôi không muốn mang tiếng tranh dành vị thế của bạn. Một tuần sau, một đại đội trưởng có lệnh thuyên chuyển về cảnh sát, tiểu đoàn trưởng đề nghị tôi giữ chức vụ này và khuyên tôi làm đơn xin xuất ngành. Tôi chính thức trở thành đại đội trưởng cho đến ngày tan hàng.

Một thời gian sau đó, tôi tình cờ gặp Thẩm trong khi về hậu cứ trung đoàn lấy sự vụ lệnh đi học khóa Bộ binh trung cấp. Tiểu đoàn Thẩm đang hoạt động tại Phú Giáo. Đang rảnh rỗi, tôi kéo Thẩm ra quán nhậu mừng rỡ vì bạn bè quá lâu mới gặp. Thẩm hỏi thăm cách thức nộp đơn xin xuất ngành. Tôi khuyến khích sau khi nói sơ cho Thẩm biết những đơn từ cần làm gửi thẳng về Bộ Tổng Tham Mưu thay vì Tổng Cục CTCT để tránh bị phạt. Ít lâu sau đó Thẩm chính thức nắm đại đội.

Sau khi mãn khóa học trở về, tôi còn nhớ rõ, nhận lại đại đội, lúc đó tiểu đoàn tôi đóng tại Lai Khê, tiểu đoàn trưởng đã đổi, thiếu tá Dũng, khóa 16 võ bị từ trinh sát dù về, tôi được lệnh dẫn đại đội tăng phái cho trung đoàn 8, giữ an ninh cho bộ chỉ huy nhẹ trung đoàn đang ở tại khu Lò Than ngay ngã tư Bến Cát. Ngã tư này, cách quốc lộ 13 năm trăm thước về hướng đông. Chạy về tây bắc là ngõ đi lên mật khu Long Nguyên, phía tây nam rẽ vào An Điền Rạch Bắp là nơi chiến sự đang sôi động lúc này. Giữa đường An Điền-Rạch Bắp một chiến đoàn của sư đoàn gồm một số các tiểu đoàn của trung đoàn 8 và 9 phối hợp với thiết đoàn 5 đang quần thảo với một lực lượng khá lớn của địch nhằm cắt đứt quốc lộ 13. Bộ chỉ huy nhẹ chúng tôi đang giữ an ninh là trung tâm điều khiển các cuộc hành quân ở đó. Với nhiệm vụ nhẹ nhàng này, sau khi bố trí, tôi cho đệ tử ra Bến Cát khiêng về hai két 33 để đãi các trung đội trưởng.

Đang ngồi nhậu, tôi thấy Thẩm dẫn đại đội đi trên đường hướng về phía Long Nguyên. Tôi đứng dậy giơ cao tay ngoắc ngoắc miệng kêu tên. Thẩm cũng nghe thấy và đưa tay đang cầm tấm bản đồ vẫy lại, chỉ có thế vì đang bận với hai cái ống liên hợp trên tay điều động đơn vị và tiếp tục di chuyển. Tôi ngồi xuống tiếp tục tiệc rượu. Chừng mười lăm phút sau, tôi nghe có tiếng nổ lớn như tiếng mìn về hướng Thẩm đang di chuyển và tiếp theo là nhiều loạt đạn nổ vang. Chắc chắn Thẩm đang chạm địch. Cái máy truyền tin đặt cạnh tôi vang lên những báo cáo không hay. Vì biệt phái nên tôi xài chung một tần số với tất cả các đơn vị phối hợp. BC đại đội của Thẩm đã lọt vào điểm phục kích của địch. Ngay lúc trái mìn và những viên B40, 41 đầu tiên, bộ chỉ huy của Thẩm đã là trọng tâm của cuộc phục kích. Trung đoàn đã trực tiếp điều động các trung đội còn lại của Thẩm phản công vì hai máy truyền tin của đại đội Thẩm không còn lên tiếng. Chỉ sau đó ít phút tôi mới biết rõ Thẩm đã hy sinh. Một người bạn nữa lại ra đi không lời trăn trối. Vĩnh biệt Thẩm.

Đúng 9 giờ tối, tôi được lệnh dẫn đại đội đi gấp vào Rạch Bắp để trám tuyến cho một tiểu đoàn bạn đang rối loạn vì có một số lính bỏ chạy ra ngoài. Trước đó địch đã mở một đợt tấn công tràn ngập tuyến phòng thủ của tiểu đoàn 2/8. Tôi kéo đại đội đi ngay bỏ lại những mìn bẫy còn đang gài ngoài tuyến. Trời đang lất phất mưa khiến con đường đất đỏ dẫn vào trận địa trở nên trơn trượt. Buổi chiều tôi uống hơi nhiều, không biết vì vui khi trở lại đơn vị với những thuộc hạ cũ của mình hay buồn vì một người bạn thân vừa nằm xuống. Tôi xuýt té mấy lần. Dọc đường tôi gặp một số lính nhốn nháo chạy ra ngược chiều cùng với mấy chiếc chiến xa M48. Cũng may, tôi dẫn đại đội tới nới an toàn. Cả tối đó không có động tịnh gì cả. Sáng hôm sau, trung đoàn cho một toán kiểm soát chận bắt tất cả những lính đã tháo chạy trong đêm khuya vì khi nghe tiếng xe M48 của ta di chuyển tưởng lầm chiến xa việt cộng. Chúng tôi được lệnh kéo về. Tới bộ chỉ huy trung đoàn, tôi nhận thêm một tin buồn, niên trưởng Quách Kế Nhơn, tiểu đoàn phó 2/8 vừa hy sinh tối qua trong cuộc đột kích của việt cộng.

Cuối cùng, trong số khóa 2 về trung đoàn 7 chỉ còn Thành, Hoàng và tôi. Chương đi đâu tôi không hề nghe tin tức, chỉ biết hắn bị đì dữ lắm, vẫn còn mang lon thiếu úy.
Những kỷ niệm này, tôi giữ trong lòng từ lâu, vì chẳng có dịp kể cho ai nghe. Gần đây, qua Email, một số các bạn có lên tiếng về cái chết của Nguyện và Thẩm, tôi thấy mình phải có nhiệm vụ nói rõ về chuyện hy sinh của hai người bạn quá cố mà chính tôi là người gần gũi nhất.
Cầu chúc cho tất cả bạn bè chúng ta, những người đã nằm xuống, vì bất cứ lý do gì, yên hưởng thanh bình vĩnh viễn nơi cõi hằng cửu xa xôi nào đó.
Để tưởng nhớ Phạm Văn Thẩm và Tôn Thất Nguyện
Kỳ 1: TRÌNH DIỆN ĐƠN VỊ


Đã 38 năm từ ngày rời mái trường mẹ!
Chúng tôi, khóa 2: 7 người được thuyên chuyển về Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 bộ binh gồm Lý Văn Tài, Phạm Văn Thẩm, Đinh Văn Chương, Tôn Thất Nguyện, Nguyễn Văn Hoàng (Tarzan), Huỳnh Ngọc Thành (Laba) và tôi.

Sau hai tuần lễ ở Bộ tư lệnh Sư đoàn để đi tham quan sinh hoạt tại một số đơn vị cho chúng tôi có một khái niệm về thực tiễn, chúng tôi được cấp sư vụ lệnh về trình diện Trung đoàn.

Sư đoàn 5 Bộ binh, một trong ba sư đoàn chủ lực của Quân đoàn III, ngoài Sư đoàn 18 và 25, phụ trách một vùng trách nhiệm gồm ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long, với những mật khu nổi tiếng Hố Bò, Long Nguyên, Tam giác Sắt... Đây cũng là cứ địa Chiến khu D, sào huyệt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với nhiều ngõ ngách giao liên chằng chịt. Chúng lợi dụng địa thế hiểm trở, rừng núi chập chùng, để chuyển vận binh lính và vũ khí xâm nhập từ Kampuchia vào miền Nam Việt Nam.

Cũng nên nhấn mạnh, Sư đoàn 5 Bộ binh là sư đoàn đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp nhận các sĩ quan CTCT khóa I như một thí điểm xử dụng tại đơn vị tác chiến. Mặc dù có bỡ ngỡ bước đầu, những con chim đầu đàn của trường mẹ đã thích ứng nhanh chóng với chiến trường, tạo những thành tích vẻ vang khiến các đơn vị trưởng đã phải thay đổi cái quan niệm đánh giá về sĩ quan CTCT trước đây. Cho tới ngày mất nước, một số niên trưởng tại SĐ5BB đã anh dũng hy sinh để không làm hổ thẹn mái trường thân yêu đã đào tạo họ như Nguyễn Hữu Cung, Lê Bách Việt, Quách Kế Nhơn...

Có lẽ thời gian đã quá lâu, một số kỷ niệm không còn chính xác lắm. Bảy đứa chúng tôi về trình diện hậu cứ Trung đoàn 7, sau khi thỏa thuận tự gia hạn cho mình thêm một tuần lễ phép, lúc đó còn đóng tại một căn cứ cũ tại Bình Dương, sau chuyển về Phú Giáo. Chỉ huy hậu cứ, Đại úy Mão, một người bề ngang thì có bề dài thì không, nhìn chúng tôi với cặp mắt không mấy thiện cảm, đám sĩ quan vừa mới ra trường đã ba gai, ông chờ chúng mày cả tuần lễ rồi chả thấy đứa nào, vậy là “ba gai tập thể “ đấy. Được rồi, ông ta cất giọng:
- Tôi nhận công điện cả tuần lễ rồi, sao bây giờ các anh mới trình diện?
Im lặng một lúc, thấy không ai lên tiếng tôi đành vả lả:
- Đại úy thông cảm, chúng tôi học ở quân trường quá lâu, mãn khóa chỉ có hai tuần phép, ít quá. Ra đơn vị tác chiến, không biết khi nào mới có dịp nữa...
Có lẽ không muốn mất thì giờ nghe tôi giải thích, ông ta cắt ngang:
- Các anh lên trình bày với Trung đoàn trưởng, bây giờ cho tôi xem căn cước quân nhân.
Nói xong, ông bước lại góc phòng, nơi có đặt một máy liên lạc truyền tin báo về trung đoàn gì đó. Tôi nghĩ ông ta cần căn cước quân nhân để ghi chép các chi tiết vào hồ sơ cá nhân nên móc bóp lấy. Sáu người còn lại cũng vội vàng làm theo. Thu bảy cái căn cước xong, ông ta lấy một sợi giây thun cột chung mấy cái căn cước bỏ vào ngăn kéo và bảo:
- Các anh xuống dãy nhà phía sau kiếm chỗ ngủ. Tôi đã điện lên Trung Tâm Hành Quân, nay mai, khi nào có trực thăng, các anh lên Phước Long.
Một ý nghĩ thoáng nhanh trong đầu, tai sao ông ta không coi căn cước của chúng tôi nếu cần ghi lại những chi tiết gì đó vào hồ sơ cá nhân? Tôi phản ứng ngay:
- Đại úy làm ơn cho chúng tôi xin lại căn cước.
- Không được, lệnh của Trung đoàn trưởng.
Mặc dù không để ý ông ta đã liên lạc với trung đoàn những gì, nhưng tôi suy đoán không thể có cái lệnh đó. Ông ta sợ chúng tôi, với cái tính bai gai cố hữu, có thể dọt bất cứ lúc nào vì trực thăng chưa chắc gì đã có trong vòng vài ngày nữa! Nếu chờ đợi vài ngày không có phương tiện, tụi tôi buồn buồn có thể biến dạng như chơi. Ông ta sẽ trả lời sao với trung đoàn? Nhưng đó là việc của ông ta, chúng tôi cũng cần thể diện. Lịch sự nhưng vẫn dõng dạc, dù chả ai trong nhóm cử tôi làm đại diện, tôi cất tiếng:
- Thưa Đại úy, chúng tôi không phải tân binh quân dịch. Chúng tôi, những sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Đại Học CTCT Đà Lạt, không vì bất cứ lý do gì Đại úy lại giữ căn cước quân nhân của chúng tôi.
- Tôi chỉ làm theo lệnh trung đoàn. Muốn gì các anh lên đó khiếu nại.
Nóng mặt, chả cần suy nghĩ, tôi phạng lại:
- Xin lỗi Đại úy, đã đến đây, chúng tôi cũng muốn nhanh chóng có phương tiện để về đơn vị mới, thời gian với gia đình cũng đã đủ. Nhưng vì Đại úy đã coi chúng tôi giống như những tân binh quân dịch, nên chúng tôi xin báo cho Đại úy biết, chúng tôi sẽ đi thêm một tuần nữa. Đại úy đừng tưởng không có căn cước chúng tôi sẽ không dám đi đâu.
Không cần để ý tới phản ứng của ông Đại úy chỉ huy hậu cứ trung đoàn, tôi quay sang các bạn:
- Chúng mình về chơi thêm. Đúng ngày này tuần sau gặp lại ở đây.
Câu nói của tôi phát ra nhanh quá, các bạn nhìn tôi rồi quay sang nhìn nhau như dọ hỏi ý kiến lẫn nhau. Không để cho họ bày tỏ thái độ trước mặt lão Đại úy, tôi kéo bọn họ ra khỏi phòng. Cái phong cách dõng dạc nhưng không kém phần quyết liệt của tôi có lẽ làm anh em ngạc nhiên phần nào, nhưng trước sự việc đã rồi, họ đành chấp nhận!

Chia tay nhau để rồi sau đúng một tuần chúng tôi lại gặp lại ở đây. Lần này chúng tôi thiếu một người: Lý Văn Tài. Lúc đó tôi chỉ cho rằng Tài còn muốn nghỉ thêm. Sau này được biết Tài đã thu xếp sao đó để được về phục vụ tại một đơn vị Hành chánh tài chánh nào đó.

Ông chỉ huy hậu cứ trung đoàn có lẽ đã quá chán ngán với đám sĩ quan ba gai tụi tôi nên cũng chẳng thèm nói chuyện. Cho một tay trung sĩ xuống bảo tụi tôi chuẩn bị sẵn sàng, sáng hôm sau sẽ có GMC chở bằng đường bộ lên Phước Long thay vì trực thăng bốc như lần trước.

Đúng 6 giờ sáng, còn đang ngái ngủ, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng xe hai chiếc GMC đang nổ máy, tiếng con nít khóc, tiếng léo nhéo của mấy bà vợ lính kêu réo nhau lên xe đi thăm chồng, tiếng chuyển đồ đạc lịch kịch lên xe... Chúng tôi lật đật thu xếp ba lô, làm vệ sinh cá nhân thật nhanh và kéo ra sân. Trong cảnh mờ sáng mờ tối, tôi chỉ kịp nhận thấy hai chiếc xe nhà binh mười tám bánh, một mới một cũ đang nổ máy, khói phun mù mịt, không kịp tan trong sương lạnh vẫn còn dày đặc. Chiếc xe trước, còn mới toanh, gia đình vợ con lính đã leo lên ngồi đầy chặt. Chiếc sau coi thật bệ rạc, chất hàng chuyển lên trung đoàn cũng gần đầy ắp, chúng tôi đành leo lên. Chỉ còn được ba chỗ ngồi. Thẩm, Chương và Nguyện may mắn, còn lại ba đứa đành đứng vịn thành xe!

Đường bộ từ Bình Dương lên Phước Long theo quốc lộ 13 vế phía bắc, ra khỏi châu thành độ mười cây số đến ngã Ba Sở Sao, chạy thẳng thì lên Bến Cát, Lai Khê (Căn cứ Bộ Tư Lệnh SĐ5BB), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh..., tách ra bên phải là Liên tỉnh lộ 13A, đi về Phú Giáo (Hậu cứ trung đoàn 7BB sau này), Đồng Xoài, Bù Nho, Phước Bình, Phước Long, Bù Gia Mập...

Lô trình dài khoảng hơn hai trăm cây số, hai bên là cao su. rừng tre, rừng già... cây cối nhiều đoạn thò ra tận ngoài đường lộ. Đường tráng nhựa chỉ tới được Phú Giáo, Phước Vĩnh, còn lại là đất đỏ, nắng thì bụi mịt mù, mưa thì sình lầy trơn trượt, thật nguy hiểm khi chạy qua những khúc lên đồi xuống dốc, uốn khúc quanh co. Đoàn xe chạy khoảng một tiếng, đang qua ấp Nhà Đỏ, gần cầu Sông Bé, chiếc đầu còn mới nên chạy khá nhanh, bỏ xa xe chúng tôi cả gần cây số vì đường lộ khúc này Mỹ làm rất tốt, thình lình, vì đứng và nhìn về phía trước, tôi thấy chiếc xe trước đảo qua đảo lại rồi lộn tung hai ba vòng lật văng vào lề đường. Qua đám bụi mờ từ xa, tôi thấy bóng đàn bà, con nít tung lên ra khỏi thành xe, rớt xuống, cùng với mớ hành lý bay còn cao hơn!

Khi xe chúng tôi vừa tới, không kịp chờ xe thắng lại hẳn, chúng tôi cùng một số binh sĩ trên xe nhảy vội xuống. Ngoài tài xế bất tỉnh, nhưng người còn lại đều trầy trụa xây sát nhưng cũng may không có ai trầm trọng. Đồ đạc trên xe chúng tôi được vất xuống lấy chỗ khiêng những người bị thương chở về bệnh viện Bình Dương. Còn lại, chúng tôi ngồi bên vệ đường chờ hơn hai tiếng sau, cũng chiếc xe cũ kỹ đó quay lại đón chúng tôi về lại hậu cứ.
Sáng hôm sau nữa, cũng bằng phương tiện GMC, chúng tôi được chở lên Bộ chỉ huy trung đoàn, lúc đó đóng tại một căn cứ dã chiến, sát sân bay Phước Bình, dưới chân núi Bà Rá. Tới nơi đã gần 5 giờ chiều. Ban 1 trung đoàn giao chúng tôi cho hai niên trưởng khóa I: Minh “Móm” và Chiếu “Mù” thuộc khối CTCT trung đoàn tiếp nhận chờ ngày sau trình diện Trung đoàn trưởng.

Lần đầu tiên từ khi ra trường, khóa I có được mấy chú đàn em về tiếp sức, hai niên trưởng Minh và Chiếu tiếp đãi chúng tôi thật ân cần. Sau khi về phòng bỏ tạm hành lý, hai niên trưởng dẫn chúng tôi ra câu lạc bộ dã chiến trung đoàn.

Gọi là phòng cho lịch sự, thật ra đó là dãy những thùng đạn pháo binh được sắp xếp chồng lên nhau, bên ngoài phủ những lớp bao cát để chống pháo kích, diện tích chưa tới năm mét vuông, chỉ vừa kê đủ hai chiếc ghế bố và một cái bàn bằng những thùng đạn pháo binh gá ghép lại!
Câu lạc bộ dã chiến trung đoàn còn thê thảm hơn. Rộng khoảng mười thước vuông, cũng bằng những thùng đạn pháo binh xếp chung quanh, ngoài phủ bao cát, mái là một tấm tăng lớn, chống lên cao nhờ một cây cột ở giữa, tứ phía là những sợi giây để căng tấm bạt cột vào những cọc sắt đóng sát mặt đất. Nhân viên phục vụ chả ai khác hơn ba anh lính thuộc đại đội công vụ trung đoàn dưới sự điều hành của tay Thượng sĩ thường vụ.

Biết chúng tôi đói bụng qua một đoạn đường dài vất vả, hai niên trưởng gọi cho chúng tôi mấy tô mì gói vì hủ tíu chỉ sáng sớm mới có. Qua trao đổi chuyện trò trong lúc ăn, chúng tôi được biết còn một số niên trưởng khác cũng thuộc trung đoàn nhưng đang ở ngoài các tiểu đoàn tác chiến 1, 2, 3 và 4. Niên trưởng Minh trước ở đại đội 7 trinh sát, niên trưởng Chiếu mới được đưa về từ TĐ2/7, niên trưởng Rang TĐ3/7, niên trưởng Việt đã xuất ngành đang giữ chức vụ đại đội trưởng ở TĐ3/7, niên trưởng Vững trưởng ban 5 TĐ4/7, niên trưởng Thiện TĐ1/7 và niên trưởng Thành trưởng ban 5 TĐ2/7, niên trưởng Cung vừa tử trận tại Snoul. Chúng tôi rất yên tâm khi đã có những đàn anh đi trước hướng dẫn tình hình.

Bữa ăn chấm dứt sau đó vì chúng tôi cũng đã mệt với cuộc hành trình một phần, nhưng cũng vì cảnh nghèo nàn thực phẩm của cái câu lạc bộ dã chiến nên xin từ chối phần nhậu kế tiếp. Theo sự sắp xếp của trung đoàn, hai niên trưởng dẫn chúng tôi về một cái bunker nổi kế vọng gác ngoài cổng căn cứ thu xếp chỗ ngủ. Căn hầm đủ rộng cho sáu người trải poncho xuống nằm. Tôi trằn trọc suy nghĩ về những ngày mới lạ đang chờ đón rồi cũng thiếp đi trong giấc ngủ lúc nào không hay.

Bảy giờ sáng hôm sau, niên trưởng Minh đánh thức chúng tôi dậy dẫn lên câu lạc bộ, niên trưởng Chiếu đã có mặt. Chúng tôi ai ăn gì gọi nấy. Nửa tiếng cà phê thuốc lá chưa chấm dứt, một anh trung sĩ bước vào bảo chúng tôi lên trình diện Trung đoàn trưởng. Theo chân anh ta, bước vào phòng, chúng tôi đứng nghiêm chào tay và trình diện tên họ, số quân, cấp bậc từng người. Chờ chúng tôi chấm dứt, Trung tá trung đoàn trưởng Phan Đình Niệm, đanh sắc mặt, phán cho chúng tôi một tràng huấn thị. Đã quá lâu, tôi không còn nhớ được từng chi tiết. Đại khái chúng tôi làm hổ danh sĩ quan hiện dịch, vô kỷ luật, làm sao có thể chỉ huy thuộc cấp sau này... Ông không lớn giọng, không quát tháo nhưng thật thấm thía. Và cuối cùng, để cảnh cáo, dù không muốn phạt trọng cấm, ông ra lệnh nhốt chúng tôi bẩy ngày trước khi phân phối đơn vị.

Cũng anh trung sĩ đưa chúng tôi về lại căn hầm ngoài vọng gác. Lần này, anh ta sau khi đóng cánh cửa, lấy ra một ổ khóa, khóa lại bên ngoài. Chúng tôi chẳng biết làm gì hơn, nằm tán dóc cho qua thời giờ. Mười hai giờ trưa, có tiếng mở cửa, một anh lính đem đến cho chúng tôi những dĩa cơm phần từ câu lạc bộ rồi trở ra khóa cửa lại sau khi dặn sẽ trở lại thu dọn, ai cần mua gì đưa tiền anh sẽ mua hộ. Buổi chiều, đúng năm giờ, cảnh này tái diễn, nhưng lần này có thêm hai niên trưởng Minh, Chiếu xuất hiện. Họ an ủi chúng tôi đừng lo, họ sẽ tìm cách cho chúng tôi ra ngoài ngày mai chứ bữa nay chưa được vì 44 (danh hiệu Trung đoàn trưởng) còn đang nóng giận.

Thực tình mà nói, những anh lính làm nhiệm vụ ở đây, họ rất lễ phép với chúng tôi dù chúng tôi đang bị phạt. Sau này tôi hiểu được, họ phòng xa, lỡ một ngày đẹp trời nào đó... họ bị đì ra các đại đội tác chiến, chắc chắn họ sẽ gặp lại một trong những ông thần đang nằm tại đây!

Quả thực như hai niên trưởng khóa I đã nói, sáng hôm sau, không biết bằng cách nào, đến bảo chúng tôi chuần bị ra ngoài thị xã Phước Long chơi. Chúng tôi leo lên một chiếc xe dodge của toán chính huấn thuộc đại đội 301 CTCT Biên Hòa, đang công tác tại trung đoàn 7BB. Từ căn cứ dã chiến này ra tới thị xã độ khoảng 6, 7 cây số đường đất đỏ, nhà dân rải rác thưa thớt, có những đoạn rất quanh co nguy hiểm. Chính trên con đường này, niên trưởng Rang, TĐ 3/7, đã bị bấm mìn tử nạn chỉ cách căn cứ độ hơn cây số vài tháng sau đó.

Thị Xã Phước Long, chu vi chưa tới vài cây số vuông, dăm ba con lộ chính trải nhựa, còn lại vẫn đất đỏ. Mùa mưa thì lầy lội, nắng bụi bay mù mịt, nhà cửa tiệm tùng lúc nào cũng phủ một màu đỏ đất. Dân số, trừ một ít buôn bán làm ăn lên đây lập nghiệp, đa số là vợ con công chức, quân nhân thuộc tiểu khu, vì vậy rất thưa thớt nếu không kể đến một số đồng bào thượng với nhiều sác dân sống rải rác chung quanh, hàng ngày vẫn tụ họp về thị xã mua bán đổi chác các vật dụng cấn thiết. Ngoài căn chợ nhỏ, sinh hoạt thị xã tóm gọn với những quán ăn, tiệm cà phê nhạc, vài tụ điểm bi da và mấy quán nhậu. Đó là nơi lính tráng thường lui tới để tìm khuây sau những ngày hành quân dài trong rừng rậm, dù những ngày này cũng chẳng được bao nhiêu!

Chúng tôi trải qua một ngày đầu tiên tại vùng đất mới, sau một chầu ăn sáng hủ tíu, mì... Ghé vào một quán cà phê, tiếp đãi không ai khác hơn là một cô gái, con chủ, nhan sắc không sắc sảo lắm, nhưng ở cái tỉnh lỵ nhỏ bé thế này thì cũng được liệt vào hạng hoa khôi rồi. Chả có ai phụ bàn vì có lẽ khách cũng chả lắm khi đông đúc! Được cái cà phê khá ngon vì đưa thẳng từ Ban Mê Thuột về qua đường Quảng Đức rất gần. Đến trưa, chúng tôi ghé vào một quán nhậu cách đó vài căn. Món nhậu ở đây khá phong phú, đũ các loại thịt rừng: nhím, heo, chồn, rắn, trúc... Hai món tôi rất thích là chồn hương nướng và trúc xào lăn. Thịt chồn hương tự nó đã có một mùi thơm khó tả, còn trúc xào lăn, da của nó dòn sần sật cũng thật là độc đáo, nuốt miếng nào khoái khẩu miếng đó! Chúng tôi, đứa nào cũng có một ít tiền thủ túi vì chưa biết chứng nào mới được phát lương, thế là vung vít gọi món ăn với một két bia 33 chai lùn. Vì là ngày thường, quán chỉ có mỗi bàn chúng tôi. Vừa nhậu, chúng tôi vừa hỏi thăm tình hình chiến sự, nhân số các niên trưởng khóa I phân phối về trung đoàn... Ngoại trừ Thành Laba uống cô ca, chúng tôi ai cũng uống bia. Bữa nhậu qua đi thật nhanh nhưng không thể kéo dài. Bốn giờ chiều chúng tôi phải trở về căn cứ, trễ hơn tình hình an ninh không bảo đảm trên đoạn đường xa 6, 7 cây số. Sau khi chia nhau trả tiền chúng tôi theo hai niên trưởng leo lên xe quay về căn cứ.

Sáng hôm sau, niên trưởng Minh sắp xếp cho chúng tôi đi một vòng ngoạn cảnh với toán Chính Huấn của Đại đội 301 CTCT. Toán trưởng, một Thiếu úy đón chúng tôi bằng chiếc xe Dodge cơ hữu, phụ tá là một trung sĩ với một hạ sĩ tài xế, tôi đã quên tên tất cả vì đã quá lâu. Sau khi ăn sáng, uống cà phê ở một tiệm hủ tíu mì, chúng tôi lên xe đi thăm thác Đức Mẹ cách thị xã khoảng 4 cây số theo lộ trình đi Bù Gia Mập, về hướng đông bắc. Lúc đó độ khoảng hơn 10 giờ, xe chạy phon phon vì giao thông rất vắng, đường lại đang đổ dốc. Tay thiếu úy ngồi phía trước cạnh tài xế. Sáu đứa chúng tôi chia nhau hai hàng ghế phía sau với anh trung sĩ phụ tá ngồi sát trên cùng ngay sau lưng tài xế.
Thình lình, chúng tôi nghe tiếng đạp thắng gấp và cảm thấy chiếc xe trợt bằng bốn bánh trên lớp sỏi, lao khá nhanh xuống dốc. Chỉ quan sát được phía đàng sau chiếc xe, tôi thấy cát bụi cuộn lên mù mịt hút ngược lên thùng xe chỗ chúng tôi ngồi và rồi chiếc xe lộn đi mấy vòng không biết nữa, chúng tôi bị quẳng ra khỏi xe la liệt trên mặt đất. Tôi may mắn ngồi ngoài, cuối cùng nên văng ra khỏi xe đầu tiên. Vừa định hồn đứng dậy, tôi thấy bóng Chương mờ mờ, vì cặp kính cận đã văng đâu mất, đang kẹt dưới một bánh xe phía sau của chiếc Dodge, phản ứng không suy nghĩ, tôi lao lại nắm hai chân lôi ra trước khi cái trớn dốc có thể đẩy chiếc xe lùi lại đè Chương bẹp dí! Một vài phút sau tỉnh táo, dáo dác đảo mắt tìm được cái kính đeo vào, kiểm điểm tình hình, tôi mới nhận ra chúng tôi còn quá may mắn! Anh tài xế lái khá nhanh, gặp khúc quanh hơi gấp nên thắng bớt, không ngờ đường đổ dốc, bánh xe không lăn mà cứ thế trượt trên những lớp sỏi sạn của đường núi đất đỏ và bị hất tung ra khỏi con đường.
Cái may tôi muốn nói ở đây, nhờ cái xe tuột quá nhanh nên bị hất văng vào một bãi đất trống cạnh thác Đức Mẹ. Chỉ cần chậm hơn một chút cả chiếc xe đã lao xuống vực thẳm của thác và chắc chắn chúng tôi không có mạng nào nguyên vẹn. Chúng tôi, ngoại trừ Chương bị choáng váng còn năm yên trên mặt đất, những người khác chỉ xây sát nhẹ. Toán chính huấn không may mắn như vậy. Trưởng toán bị kính phía trước bể khiến đầu và mặt nhiều chỗ trầy trụa. Anh tài xế bị tay lái ép mạnh vào lồng ngực còn đang bất tỉnh. Anh trung sĩ phụ tá là người xấu số nhất, bị một thanh gỗ ngang trên nóc xe gẫy, khi xe lộn mấy vòng, đâm sâu vào đầu đã tử nạn tại chỗ.

Khoảng mười lăm phút sau, một chiếc Honda từ hướng Bùi Gia Mập chạy qua. Chúng tôi chận lại nhờ ghé qua bệnh viện tiểu khu báo tin xin xe cứu cấp. Chờ thêm nửa tiếng nữa xe cứu thương mới xuất hiện. Cùng với nạn nhân chúng tôi cũng leo lên xe theo về thị trấn. Tới sân bệnh viện tiểu khu, hai niên trưởng Minh, Chiếu đã có mặt cùng với thiếu tá Tăng, trưởng ban 3 trung đoàn. Chương được đưa vào phòng cấp cứu cùng với tay thiếu úy trưởng toán chính huấn.
Mười phút sau Chương trở ra, không có gì nghiêm trọng. Không biết ông thiếu tá trưởng ban 3 bàn nhỏ gì với hai niên trưởng khóa I, niên trưởng Minh quay sang dặn tụi tôi coi như không có chuyện gì xảy ra và bảo tụi tôi lên xe về căn cứ ngay sau đó.
Thì ra, các sĩ quan ban tham mưu trung đoàn cũng thông cảm với chúng tôi, dấu Trung đoàn trưởng, để chúng tôi lén ra ngoài thoải mái ít ngày trước khi được bổ nhiệm đơn vị chính thức. Nào ngờ tai nạn xảy ra. Các ngài phải dấu nhẹm và đồng thời dặn chúng tôi không được hó hé! Có lẽ vì thế, sáng hôm sau, còn đang ngồi nhâm nhi cà phê tại câu lạc bộ, chúng tôi được gọi lên văn phòng nhận lệnh bổ nhiệm. Thẩm về TĐ1/7, Nguyện và Chương TĐ3/7, Thành Laba, Hoàng Tarzan TĐ4/7, tôi TĐ2/7.

Tất cả ba tiểu đoàn kia đang hoạt động tại Phước Long. Riêng TĐ2/7 tăng phái cho chiến đoàn 8 (Trung đoàn 8, SĐ5BB cộng thêm thiết giáp, pháo binh...) đang hành quân tại Snoul, Kampuchia. Thẩm may mắn nhất, về làm đại đội phó cho một thiếu úy trẻ gốc người Nùng, tên Châu Cẩm Sáng, đại đội này đang giữ an ninh vòng đai phi trường Phước Bình ngay sau lưng căn cứ dã chiến trung đoàn. Sở dĩ tôi còn nhớ được tên họ của tay đại đội trưởng này vì cái họ khá đặc biệt.
Sau này tôi mới rõ, SĐ5BB từ khi thành lập, đã có rất nhiều binh sĩ người Nùng gia nhập vì họ thù cộng sản. Do đó tinh thần chiến đấu của họ rất cao, cộng thêm sự gan dạ, sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ của dân tộc miền sơn cước, Sư đoàn 5 Bộ Binh đã khiến cộng quân phải gờm mặt sau nhiều lần đụng độ. Sáng lái xe đón Thẩm về đại đội chỉ mười lăm phút sau khi bổ nhiệm.
Buổi trưa, TĐ3/7 cho người về đón Chương và Nguyện. Trên xe Jeep bước xuống một trung úy trẻ măng, dây ba chạc mang trên người nhưng để lỏng không cài, nón sắt với một lớp vải ngụy trang bằng vải rằn ri, bó lại bởi một sợi thun dẹp màu xanh cùng với một hộp chữ nhật nhỏ phía trong, hộp băng cứu thương cá nhân. Cặp chiếc nón sắt dưới nách ông trung úy trẻ bước lại gần chúng tôi, miệng cười cười tự giới thiệu:
- Tôi, Lê Bách Việt, khoá I...
Chúng tôi cùng một lúc khép mạnh hai chân, giơ tay lên chào vị niên trưởng thứ ba mà chúng tôi gặp tại trung đoàn. Sau một lúc trò chuyện, chúng tôi được biết niên trưởng Việt đang giữ chức vụ đại đội trưởng tại TĐ3/7. Chương và Nguyện đưa mắt nhìn nhau. Biết ý, niên trưởng Việt quay sang họ bảo:
- Hai anh đều là đàn em. Tôi không muốn thiên vị, vả lại tôi cũng không biết riêng gì hai anh trước đây nên đã trình tiểu đoàn trưởng để ông ấy quyết định. Kết quả là anh Nguyện về làm đại đội phó cho tôi, đại đội 9, còn Chương về đại đội 10. Tiểu đoàn còn một niên trưởng nữa, niên trưởng Rạng, đang làm trưởng ban 5. Tiểu đoàn đang đóng ở Bù gia mập, cách đây hai chục cây số.
Thêm một lúc hỏi han chuyện vãn, niên trưởng Việt cáo từ hẹn có dịp sẽ gặp sau vì đường về khá xa, dẫn theo Chương và Nguyện.

Khoảng hơn một tiếng sau, TĐ4/7 cho xe tới đón Thành và Hoàng. Tiểu đoàn này đang đóng tại Bù Nho, phía nam quận Phước Bình khoảng 8 cây số. Người đón là một thượng sĩ ban 1. Sau khi dọ hỏi chúng tôi được biết tiểu đoàn này cũng có một niên trưởng khóa I: Vương Trọng Thiện, trưởng ban 5.

Mọi người đi hết, tôi nằm lại một mình trong cái bunker cạnh cổng chờ đợi có trực thăng bốc về đơn vị mới. Ba ngày ròng rã trôi qua, chả thấy ai réo gọi. Ban ngày, tôi leo lên xe lam chở khách ra thị xã, lang thang cho đỡ buồn, vì hai niên trưởng Minh, Chiếu đều có công việc của họ. Tối kéo nhau ra câu lạc bộ hoài cũng nhàm chán. Buổi tối, nằm vắt tay lên trán suy nghĩ miên man. Những ngày đám khóa 2 tụi tôi tụ họp ở đây thật ngắn ngủi, chưa biết khi nào có dịp gặp lại nhau tuy cùng chung một trung đoàn. Những ngày ngắn ngủi này cho tôi một ấn tượng về từng người một. Chương lầm lì ít khi mở miệng, tính khí có vẻ cọc cằn, khó thân cận. Thành Laba, miệng lúc nào cũng oang oang, cái gì cũng biết, nhưng có lẽ trăm voi không được bát nước xáo! Nguyện hơi bộp chộp, gần như nhanh nhẩu đoảng, nhưng thẳng thắn tốt bụng. Hoàng Tarzan, có lẽ cái biệt danh anh em trên trường đặt cũng khá chính xác. Hoàng rất nóng tính, có lẽ bản chất thật thà bộc trực của người nam bộ, nhưng sức chịu đựng thì rất khá. Bằng cớ là hôm bị lật xe, Thành la bai bải, Nguyện nhăn nhăn nhó nhó, Chương luôn miệng kêu đau. Tôi nghĩ Thẩm, Hoàng và tôi không có gì. Tối về Hoàng vén áo, chỉ cho tôi thấy, nguyên một mảng da lưng bị trầy trụa khá nặng! Riêng Thẩm, một mẫu người khá đặc biệt. Da ngăm ngăm đen, đôi môi hơi thâm giống như dân hút thuốc phiện lâu đời, nhưng miệng lúc nào cũng chúm chím mở nụ cười, thêm vào hàm răng không đều đặn lắm nhưng lại làm lộ cái răng khểnh khá có duyên. Có thể nói, Thẩm là tay tẩm ngẩm tầm ngầm chết voi. Không biết có em gái nào ở vùng hoạt động của chúng tôi chết vào tay Thẩm chưa, vì thực tình, tuy chung một trung đoàn, hầu như rất ít khi chúng tôi có dịp gặp nhau sau đó.

Hai hôm sau nữa, quá buồn, tôi ra thị xã, ghé trạm hàng không Air Việt Nam mua vé leo lên máy bay vù về Sàigon chơi thêm một tuần. Ngày tôi lên hậu cứ tiểu đoàn, một chiếc GMC về lấy đồ tiếp liệu cho tiểu đoàn, tôi tháp tùng theo. Trên xe, tôi gặp một niên trưởng nữa, niên trưởng Thành. Niên trưởng Thành, trưởng ban 5 tiểu đoàn, người trắng trẻo, tròn trịa tính tình vui vẻ. Hèn chi các niên trưởng ở đây gọi là Thành sữa. Sữa chỉ là vẻ bên ngoài, sống và tồn tại ở một đơn vị tác chiến hai năm trời không dễ dàng. Vả lại không phải tự dưng mà về làm trưởng ban 5. Niên trưởng Thành cũng đã từng có thời gian dài lặn lội ngoài các đại đội tác chiến. Sau khi trình diện tiểu đoàn trưởng, ở đây tất cả mọi người đều gọi bằng danh hiệu 92, mặc dù sau lưng cũng có một biệt danh “Cù lũ” Giảng. Nếu có bạn nào từng binh xập xám, chắc thừa hiểu cù lũ chỉ có thua mậu binh! Có lẽ ông tiểu đoàn trưởng này cũng thuộc loại có cựa.

Đó là một Đại úy, người to lớn bệ vệ, đầu gần như hói. Ông tiếp tôi trong căn hầm chỉ huy tuy không lớn lắm, nhưng dù ngồi, đầu ông cũng gần đụng tới nóc. Có lẽ trong thời gian vừa qua tiểu đoàn đụng địch liên miên. Tình hình chiến sự bên đây rất sôi động. Ta vừa phải bung quân lục soát, vừa phải giữ các yếu điểm, rải mỏng quân giữ trục lộ từ biên giới tới đây hơn chục cây số. Địch thì rình, đợi ta sơ hở tập trung lực lượng tập kích, lấy đông đánh ít. Sự tổn thất không thể tránh khỏi. Mới hai tuần trước khi tôi về đây, một niên trưởng đã ra đi vĩnh viễn: Nguyễn Hữu Cung. Tiểu đoàn trưởng, hỏi tôi vài câu lấy lệ, công điện từ trung đoàn đã đến từ lâu. Tôi cũng không phải là sĩ quan CTCT đầu tiên về đơn vị. Sau khi khuyên tôi cố gắng để nhanh chóng thích ứng, ông cho tôi về làm đại đội phó đại đội 7. Nhờ niên trưởng Thành dẫn tôi ra đại đội, ông với đưa cho tôi lệnh phạt 15 ngày trọng cấm của Trung đoàn trưởng!

Tôi theo niên trưởng Thành ra ngoài vành đai căn cứ, nơi đại đội tôi đang làm nhiệm vụ giữ an ninh. Cái căn cứ này rất nhỏ. Chu vi chưa tới 100 mét vuông, được xe công binh ủi thành hai vòng tròn đồng tâm, vách đất cao chừng hai mét, cách nhau độ hơn mười thước. Vòng trong là bộ chỉ huy tiểu đoàn, một trung đội pháo binh 105 ly với hai khẩu súng và một hầm đạn nổi chứa khoảng hai ngàn trái pháo. Vòng ngoài được tô điểm với những lô cốt nổi, cấu tạo bởi những thùng đạn pháo binh và bao cát, đó cũng là nơi lính trú ngụ. Phía ngoài là vài hàng concertina thả vòng quanh căn cứ. Xa chút nữa, trong khoảng chu vi hơn hai trăm thước, đất trống trải nhờ xe ủi đã san bằng để phe ta dễ dàng quan sát nếu địch dám bén mảng tiếp cận.

(Tiếp theo kỳ tới: Trên Chiến Trường Sôi Động)
NT2 Đinh Hồng Lân