Monday, March 30, 2020

SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐẠO PHẬT/BUDDHA RISING (BÀI MỘT).
Tôi đăng lại bài này để mong các bạn tìm được sự an bình (peace of mind) trong lúc cả thế giới bị lạm phát, có lẽ do chiến tranh Nga-Ukraine, khiến đồng tiền nhiều nước mất giá, các đại gia về công nghệ cao sa thải hàng loạt nhân viên, v.v...và nỗi lo âu về Covid-19 ám ảnh ko chỉ nước Mỹ, mà nhiều nước khác.
SJ ngày 23/12/2022, chỉ còn một ngày nữa là lễ Giáng Sinh của những người theo Thiên Chúa Giáo.

=======

Dịch từ: nguyệt san National Geographic tháng 12, 2005 (từ trang 92 – 108).
Tác giả: Perry Garfinkel
Hình ảnh: Steve McCurry
Tứ Diệu Đế của đức Phật: 1/ Cuộc đời đưa đến (entail) đau khổ; 2/ Đau khổ xuất phát từ sự vươn vấn/quyến luyến của ta đối với dục vọng (attachment to desires); 3/ Đau khổ sẽ chấm dứt khi sự vươn vấn/quyến luyến này chấm dứt; 4/ Để vượt qua (transcend) những đau khổ của cuộc đời, hãy theo Bát Chánh Đạo (Eightfold Path). Một thực hành quan trọng là thiền định.
Người đã dạy tôi nhiều nhứt về Phật giáo không phải là một vị sư với cái đầu nhẵn thín. Ông ta đã không nói tiếng Phạn và ông ta đã không sống trong một tu viện ở dãy Hy mã Lạp sơn. Thực tế , ông ta cũng chẳng phải là Phật tử. Ông ta là Carl Taylor, một người sống suốt đời ở San Francisco có dáng dấp ở tuổi gần 50. Lúc đó, ông có vẻ bị lạnh, ngồi thẳng người trên một cái giường kê trong khu vườn của khu dưỡng lão (1) của bịnh viện Laguna Honda (gần San Francisco). Đó là một buổi trưa hè với bầu trời xanh, nhưng ở cái thành phố này nó lại thường lạnh thấu xương. Carl đang sắp chết vì ung thư.
Chú thích:
(1) Hospice, là một loại BV dành cho người ở giai đoạn cuối (terminaly ill) của một bịnh nan y (như ung thư, v.v...) hay những người rất già. Vì hai thành phần này ở chung nên ta có thể gọi là "viện dưỡng lão" hay "sinh chung đường" (nơi trú ngụ cuối cùng trước khi chết của hai thành phần này.
                                              
'
Tay tuy nắm nhưng lại tinh thần lại buông xả, bịnh nhân ung thư Suzanne Lewis-Abed tiếp nhận sự an ủi từ người con gái và ông Robert Chodo Campbell, một tuyên úy Phật giáo, ở một viện dưỡng lão của New York. "Trong đạo Phật ko có sanh hay tử," ông Campbell nói, "chỉ là sự chuyển đổi."


"Tôi đang trải qua một tuần với Chương trình Dưỡng lão Thiền (Zen Hospice Project), một tổ chức Phật giáo mà những thiện nguyện viên của họ đang giúp ban điều hành của khu dưỡng lão (gồm 25 giường) của BV này, đây có lẽ là cơ sở công cộng tại nước Mỹ chuyên chăm sóc dài hạn. Chương trình này, được tích cực noi gương khắp thế giới, sử dụng hai điều giáo huấn cột trụ của đạo Phật – chỉ suy nghĩ đến giờ phút hiện tạilòng thương cảm/từ bi đối với kẻ khác – như là công cụ để giúp tạo ra một mức độ về phẩm cách và tình nhân loại đối với những ai đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Thật ko dễ chịu cho họ khi phải học những bài học này.
Tôi ngồi bên cạnh Carl, giúp chỉnh lại cái áo khoác quá mòn, mà ông đã dùng như cái mền/tấm đắp. Sau khi được chẩn đoán là bịnh ko chữa được, ông đã có thái độ chấp nhận, ung dung tự tại. Tôi đã cố gắng gợi chuyện, nhưng rất khó khăn. Làm sao bạn có thể an ủi một ai đó khi họ ko còn nhiều thời gian để sống và hiểu sự an ủi đó?
“Vậy anh đã làm nghề gì? “
Im lặng rất lâu, ông rít một hơi thuốc lá. Gần như một thế kỷ trôi qua trong lúc chúng tôi nhìn một cụm mây trắng bay ngang bầu trời màu xanh.
“Tôi ko muốn nói về quá khứ của tôi.”
Cũng được. Cảm thấy lúng túng để tiếp tục câu chuyện, tôi lướt qua trong trí danh sách những câu hỏi. Nếu tôi ko thể hỏi về quá khứ và cũng vô lý khi hỏi về tương lai, vậy chỉ còn về hiện tại. Và trong lúc này, tôi đang học một điều, rằng ko cần đặt câu hỏi nào.
Nhưng Carl có vẻ bằng lòng khi có tôi ngồi kế bên, sự có mặt của tôi đã giúp ông giảm bớt phần nào nỗi đau của ông. Một khi tôi đã chấp nhận rằng ko có gì phải làm và ko có nơi nào để đi, tôi đã thư giãn. Carl quay lại nhìn tôi và cười. Cả hai chúng tôi hiểu rằng tôi vừa học một bài học nhỏ. Cả hai đã nhìn một đám mây trắng khác bay qua.
Tuần đó cũng có những bài học khác, lấy ra từ Phật giáo – như bài học về tính vô thường của cuộc đời , về sự lòng tham (attachment), muốn mọi việc phải như ý mình, và sự thất vọng, khi nhiều việc xảy ra ko như ý mình. Như bài học về đau khổ của thể xác và tinh thần và bài học về giá trị, mà đạo Phật gọi là sangha, có nghĩa là “cộng đồng". Nhưng trên tất cả, tôi đã thấy làm thế nào những bài học mà một người đã học tại Ấn độ 2.500 năm trước lại thích ứng với thế giới ngày nay.
Phồng lên vào mỗi sáng và xẹp xuống vào mỗi đêm, Paranirvana - một tượng Phật dài 26 bộ Anh (7.92 m) được triển lãm tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Ohio - tượng trưng cho sự vô thường của cuộc đời, nghệ sĩ Lewis deSoto nói. Tác phẩm này mô tả vị thế của đức Phật khi ngài qua đời và lên Niết Bàn. 
(Còn tiếp)  

                                         

Hình 3: Dân số thế giới năm 2005: 6,5 tỉ (hình dưới) trong đó tín đồ Phật giáo: 379 triệu người hay 6 %. Có 373 triệu (98 %) tín đồ sống tại Á châu. Số 6 triệu người còn lại (2%) sống tại: 3,11 triệu tại Mỹ và Canada, 1,64 triệu tại Âu châu, 0,71 triệu tại Châu mỹ La tinh, 0,5 triệu tại Châu đại dương và 0,15 triệu tại Phi châu (còn tiếp).
Hiệu chỉnh ngày Oct 1, 2020.


No comments:

Post a Comment