Thursday, April 16, 2020

NGAY CẢ TRỜI CŨNG KHÓC CHO PHƯỚC LONG (even the gods were weeping for Phước Long)
Dịch từ trang 136-37 của quyển Vietnam from Cease-Fire to Capitulation của đại tá William Le Gro .
*** Những người lính này đã chết cho chúng ta sống khi :
- Chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài) chỉ được bảo vệ bởi TĐ 341 ĐPQ , dù bị bao vây và tấn công bởi bộ binh , đặc công , đại liên 12,8 ly, cối 81 ly , đại bác 130 ly và T-54 , đã cầm cự từ 13-26/12/1974 , trước khi bị tràn ngập bởi SĐ 7 CSBV .
- Với trên 5.400 sq và bs của TĐ 2/7 SĐ 5 , hai biệt đội 81 BCD , và bốn TĐ ĐPQ lúc tham chiến , chỉ còn chưa tới 850 người SỐNG SÓT . ĐẶC BIỆT là 2 biệt đội BCD - chỉ còn 85 sống sót - và TĐ 2/7 chỉ còn dưới 200 . Khoảng 3.000 dân gồm Thượng và Kinh - của trên 30.000 dân hay nhiều hơn trước đây sống ở PL - đã về được vùng do VNCH kiểm soát (nghĩa là chưa tới 1/10 - Tài) . Một số ít viên chức tỉnh , quận ,xã , và ấp bị bắt và cuối cùng (summarily) bị xử tử .
========
. . .
"Quân đoàn 301 của CSBV khi tiến hành chiến dịch này tại Phước Long (PL) , đã dùng SĐ 3 CSBV tân lập , SĐ 7 CSBV - từng hoạt động ở phía đông tỉnh Bình Dương , một TĐ tăng T-54 từ trung ương cục miền nam (COSVN) , một trung đoàn pháo và phòng không , và một số đv đặc công và bộ binh địa phương . Đây là một lực lượng đáng sợ (formidable) để tấn công bốn TĐ địa phương quân VNCH đóng rải rác và các trung đội NQ . (Chưa kể ba đại đội TS thuộc SĐ 5 , 18 và 25 VNCH được tăng phái từ đầu tháng 11/74 cho công tác mở đường trong tỉnh -- Tài) .Lần lượt các đồn lũy này bị tấn công và tràn ngập .
Quả đấm đầu tiên vào chi khu ĐÔN LUÂN (tên cũ ĐỒNG XOÀI) , xem bản đồ , vào ngày 13/12/74 . Ngày 14 hai chi khu Đức Phong và Bố Đức Mới bị tấn công đồng loạt và tràn ngập (overrun) trong khi Đôn Luân vẫn GIỮ VỮNG. Kế đó là căn cứ Bunard có 2 trung đội pháo 105 ly. Thiệt hại của địch rất NẶNG tại Bố Đức Mới , nhưng đây chỉ là lực lượng địa phương , ko phải chính qui . Tuy nhiên pháo CSBV đã phá hủy 2 khẩu 105 ly của Bố Đức Mới trước khi tiểu khu PL phản công tái chiếm Bố Đức Mới vào 16/12 . Dù chi khu Phước Bình , gần BCH tiểu khu, bị PHÁO NẶNG , các vị trí của họ có vẻ (appeared) vẫn GIỮ VỮNG . Ba Đ.Đ. trinh sát rất tinh nhuệ thuộc các SĐ 5,18 , và 25 , được gửi tới đây để hỗ trợ việc mở đường (road-clearing operation) trong tháng 11/74, đã gia tăng sự phòng thủ cho TĐ 340 ĐPQ (nhiệm vụ bảo vệ chi khu) , và không quân đã chở 6 đại bác 105 ly , đạn dược , và tiếp liệu khác tới sân bay Sông Bé , đồng thời chở đi người ko chiến đấu và bị thương . Nhưng CSBV ko cho điều này tiếp tục . Pháo 130 ly ngày 21-22/12 đã gây hư nặng một máy bay C-130 vừa đáp xuống và hủy diệt một chiếc C-130 khác . SĐ 3 CSBV , trong khi đó , đã tấn công mạnh lần chót và chiếm Bố Đức Mới .
Trong khi chiến sự ác liệt (raged) chung quanh sân bay Sông Bé và chi khu Bố Đức Mới , TĐ 341 TIẾP TỤC ĐẨY LUI các đợt xung phong liên tục vào Đôn Luân . TĐ mất sân bay nhỏ của chi khu ngày 17 nhưng đã PHẢN CÔNG và CHIẾM LẠI . Tuy nhiên , ở phía bắc , quân VNCH chỉ còn giữ sân bay Sông Bé , chi khu Phước Bình và đỉnh núi (crest) Bà Rá .
. . .
NGÀY 23/12 , TIỂU ĐOÀN 2 TRUNG ĐOÀN 7 SƯ ĐOÀN 5 VNCH đã trực thăng vận đến sân bay Sông Bé . . . Tin tức xấu đã đến BTTM và QĐ III vào NGÀY 26/12 . Tiếp sau 1.000 đạn pháo dọn đường , SĐ 7 CSBV , tiếp sức bởi những tấn công nghi binh vào chi khu Phú Giáo (thuộc tỉnh Bình Dương , phía nam Đôn Luân) , cuối cùng đã TRÀN NGẬP CK ĐÔN LUÂN . (Nghĩa là CK này đã CẦM CỰ trong 13 ngày dù chỉ có TĐ 341 ĐPQ . CK do thiếu tá Phạm Vũ Khoái chỉ huy trong đó có trung úy Đỗ Lệnh Dũng thuộc ban 3 . Cả hai đều bị bắt và giải ra bắc , hiện ở Mỹ và kể lại trong hồi ký "Đỗ Lệnh Dũng" -- Tài) .
Trong khi đó , dân tị nạn đổ vào tỉnh lỵ Sông Bé , và không quân đã cố gắng tiếp tế cho cứ điểm này . Máy bay đã THẢ DÙ MƯỜI LẦN từ đầu năm 1975 nhưng ko kiện hàng lọt vào quân trú phòng . Ít nhứt 16 xe tăng địch bị bắn cháy trong các đợt tấn công trước, nhưng ngày 6/1/75 , hơn 10 chiếc đang tiến gần tỉnh lỵ . NGÀY NÀY , tướng Đống TL QĐ III gửi hai biệt đội cảm tử (toàn lính tình nguyện và thiện chiến) của liên đoàn 81 BCD đến tỉnh lỵ . CŨNG NGÀY NÀY máy bay không thám RF-5 của VNCH đã chụp hình được 7 vị trí phòng không 37-ly chung quanh tỉnh lỵ . Chỉ mới tuần đầu của tháng mà số giờ bay giành cho máy bay này đã sắp hết .
Rất ít bộ binh địch tấn công tỉnh lỵ này . Thay vào đó , các tiểu đội đặc công (squads of sapper) đi theo xe tăng trong khi các chiếc này tác xạ vào vị trí VNCH , để thu dọn chiến trường và làm đầu cầu . Phần lớn tăng bị hư hại hay hủy diệt bởi súng M-72 hay không giật 90 ly của VNCH . Thường do tầm bắn quá ngắn nên hỏa tiển M-72 ko thể nổ (vì chưa đủ vòng xoay-- Tài) và rơi xuống đất sau khi đụng pháo tháp (hull) . Lữ đoàn M-26 thiết giáp CSBV đã hàn thêm (weld) những tấm thép bên hông pháo tháp , và cửa pháo tháp được đóng kín khiến lựu đạn ko thể ném vào .
Pháo CSBV tàn phá mạnh mẽ (devastating) , đặc biệt sau NGÀY 3 THÁNG 1 khi nhịp bắn gia tăng từ 200 viên lên gần 3.000 viên/ngày . Các cấu trúc , công sự , và giao thông hào sụp đổ , và thương vong VNCH tăng cao . Pháo VNCH bị tê liệt bởi tăng , súng ko giật và pháo 130 ly . Cuối cùng NGÀY 6 THÁNG GIÊNG , tỉnh trưởng PL nhận định rằng ko còn pháo binh và truyền tin bị tan nát (shattered) , dưới hỏa lực trực tiếp từ bốn tăng T-54, và bị thương nặng , ông và bộ tham mưu rút khỏi tỉnh lỵ . Thế là tỉnh lỵ ĐẦU TIÊN lọt vào tay CSBV từ ngày ngưng bắn .
Vẫn có một số người sống sót gồm dân và quân từ PL . Những nhóm ng Thượng đau khổ vượt rừng về tỉnh Quảng Đức , và trực thăng đã cứu khoảng 200 ng thuộc liên đoàn 81 BCD , TĐ 2/7 của SĐ 5 BB , và ĐPQ của PL những ngày sau khi mất PL . Không ai thấy ông tỉnh trưởng .(Ông đã chết vì trúng pháo và được chôn cất vội vàng ở gốc cây phía sau dinh bởi trung úy ban 2 TK có biệt danh 5 Charlie và một Th.U. cận vê -- Tài) . Một số lính 81 BCD cuối cùng đã tới tiền đồn Bù Binh trên QL14 thuộc tỉnh Quảng Đức.
THIỆT HẠI CỦA QLVNCH GÂY SỬNG SỐT (STAGGERING)
Với trên 5.400 sq và bs của TĐ 2/7 SĐ 5 , hai biệt đội 81 BCD , và bốn TĐ ĐPQ tham chiến , chưa tới 850 người SỐNG SÓT . ĐẶC BIỆT là 2 biệt đội BCD - chỉ còn 85 sống sót - và TĐ 2/7 chỉ còn dưới 200 . Khoảng 3.000 dân gồm Thượng và Kinh - của trên 30.000 dân hay nhiều hơn trước đây sống ở PL - đã về được vùng do VNCH kiểm soát (nghĩa là chưa tới 1/10 - Tài) . Một số ít viên chức tỉnh , quận ,xã , và ấp bị bắt và cuối cùng (summarily) bị xử tử .
Dù cho bấy giờ là gió mùa đông bắc khô khan , những cơn mưa lớn trái mùa (unseasonably) ướt đẫm Sài Gòn . Ng tài xế VN của tôi đã nhận xét một cách thương tiếc (dolefully) , NGAY CẢ TRỜI CŨNG KHÓC CHO PHƯỚC LONG (even the gods were weeping for Phước Long) .
Ghi chú : các nguồn chánh của các thông tin này từ sq liên lạc của DAO tại Biên Hòa , đã tiếp xúc hàng ngày với BTL QĐ III , phần lớn với ĐT Lê Đạt Công phòng 2 QĐ III . Các báo cáo này rất đầy đủ , tin cậy và cảm nhận được (perceptible) .
Tôi thường xuyên đến Biên Hòa , các ghi chép của tôi được dùng trong chương này . Các báo hàng ngày và tuần của DAO và BTTM là những tham chiếu quan trọng , cũng như các báo cáo khác của ĐSQ Mỹ" .
. . .
Dịch xong lúc 3:45 chiều 16/4/19 .


No comments:

Post a Comment