TRẬN BẾN TRANH THÁNG 4/1975 ,
CHIẾN THẮNG LỚN NHỨT VÀ CUỐI CÙNG CỦA QUÂN VÀ DÂN VNCH - ĐƯỢC BÁO CHÍ QUỐC TẾ LOAN TIN
CHIẾN THẮNG LỚN NHỨT VÀ CUỐI CÙNG CỦA QUÂN VÀ DÂN VNCH - ĐƯỢC BÁO CHÍ QUỐC TẾ LOAN TIN
(Dịch từ tuần báo Pháp Paris-Match số 1352 ngày 26/4/1975)
.
. . .
.
. . .
"Quận Bến Tranh
"Mỹ Quới, 150 dân làng đã được tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng châu thổ rạn nứt này, ngoại trừ lững lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt (a perte de vue, le delta craquele, sur lequel flottent de echarpes de brume, est vide). Xa xa, xuất hiện những cụm khói (au loin, des fumées d'explosion), đó là những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của một trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước (s'est fait anéantir la veille).
Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh (la boucle de l'arroyo) chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt (gonfles et noirs).
Cách đây hai ngày, Mỹ Quới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi (aux yeux remplis de frayeur), đang ngồi, được canh gác bởi ba nghĩa quân (trois villageois en armes). "Người này trước đây là chính ủy của trung đoàn "(c'était le commissaire politique du regiment), Đại Tá Thành giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn (trapu), gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi (les traits fermes), Đại Tá Thành đã hành quân (ratisser) vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm: "còn nữa". (il scrute la plaine de boue sèche , quadrillee par les diguettes, et murmure: " Il y en a encore"). Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời: "vùng châu thổ là vậy" (C'est la delta).
Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát cho làng, những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười (pouffent de rire ), những đứa nhỏ ở truồng vừa đuổi nhau vừa la trước mỗi nhà - những ngôi nhà bằng đất với lớp vữa màu xanh (maisons en dur, enduites de crepi bleu). Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát (des gobelets de fer blanc pour boire et s'asperger). Nguời ta vừa lấy những xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế (jusqu'à la nuit prochaine).
Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Việt cộng (châtier les paysans qui ne se plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện. Vùng châu thổ này, với một triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ/phì nhiêu (fertile) nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài Gòn sẽ là một thành phố chết. Do đó mà tại sao Đại Tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, giấu mình trong những ao (trous d'eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.
Người nông dân vùng châu thổ KHÔNG thích Việt cộng. Và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp ¬có nghĩa quân trang bị vũ khí nhẹ. Ở phía bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành một đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhứt của đội quân quyết tử của Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (ranconner) và không biết lội ruộng (ne savent pas marcher dans les rizières). Họ có một danh từ để chỉ những người này: đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emportent les sacs de riz.
Chúng ta đang ở Á châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhứt. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị đại tá khỏe mạnh này đang giữ quận Bến Tranh trong tay cho chính quyền VNCH ở Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền trung.-Tài) và hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.
Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhứt của Sài Gòn, đột nhiên tấn công vùng châu thổ?
Chúng tôi tiếp tục trợt lên trợt xuống (trebucher) trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nám đen. Vẫn còn xuất hiện những nghĩa quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?
Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỗ lớn. Một bà lão đang đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào đại tá.
- "Làng này thì bảo đảm".
Đại Tá nói.
Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.
Tại Sài Gòn, trong một con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát (menue et vive), vừa làm trung gian (interposer) giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng Thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên quốc tế đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba. Ở Washington, Paris, London, và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như một lực lượng để thay thế. Người ta cũng đang theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông là vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn đãi rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân Sài Gòn, mỗi đêm hướng lổ tai về Xuân Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân./."
Ký giả: Francois Caviglioli
Ảnh: tuần báo Paris Match số 1352 có bài phóng sự về chiến thắng Bến Tranh của trung đoàn 12 sđ 7 bộ binh, chỉ huy bởi đại tá Đặng Phương Thành.
No comments:
Post a Comment