Sunday, May 31, 2020

Tướng Ngô Quang Trưởng

(Bùi Đức Lạc) 

                                                

                                      



                                                 

 Có nhiều tác giả viết vể đề tài này, hôm nay không may cho tôi, phải đọc thêm những dòng chữ viết về ông, không mấy chỉnh cho lắm, ai mà biết được lòng người. Tôi không muốn nêu tên những tác giả này vì không đáng cho người lương thiện, phải đề cập đến họ. Có ông viết Thường Đức nằm trên đường mòn HCM. Chao ôi!
 Năm 1961; tôi là pháo đội phó cho Trung úy Phan văn Phúc, (sau này ông ấy là Chỉ huy trưởng pháo binh SĐ1BB), pháo đội A tiểu đoàn 2 pháo binh, dẫn hai khẩu đội lưu động tại Quảng Ngãi, mỗi lần hành quân như vậy, dọc đường thường là tự bảo vệ,  nhưng đôi khi cũng được đại đội Biệt Động Quân của trung úy Nguyễn thừa Du bảo vệ dọc đường, tới vị trí đóng quân chúng tôi tự phòng thủ, yểm trợ hỏa lực cho cuộc hành quân, đại đội BĐQ của trung úy Du tấn công vào mục tiêu, cuộc hành quân đôi lúc do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh chỉ huy,  có khi do Tiểu Khu Quảng Ngãi chỉ huy, khi chấm dứt hành quân lại kéo súng về rạng nhãn cạnh tòa án Quảng Ngãi nghỉ dưỡng quân. Cứ như vậy, ban ngày tiếp tục ứng trực hành quân, lên đường 15 phút sau khi nhận được lệnh, vì vậy ban ngày súng luôn mắc sau xe, đêm đến hạ súng xuống, để phòng thủ vị trí, vì đêm không có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.
 Sau đó tôi được lệnh làm pháo binh vị trí, nói cho vui là đi đóng đồn, tại những vị trí này không có đơn vị bộ binh bảo vệ, vị trí pháo binh đầu tiên tôi thiết lập trên đồi cầu Cộng Hòa, Nghĩa Hành; tại vị trí này tôi được tướng tư lệnh quân đoàn khen thưởng, Tướng tư lệnh quân đoàn đưa nguyên đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga lên vị trí trên đồi cầu Cộng Hòa trình diễn thưởng cho đơn vị, lúc đó Đại úy Nguyễn văn Thiệu làm tiểu đoàn trưởng, Đại úy Lê văn Thân chỉ huy trưởng pháo binh sư đoàn, Thiếu tá Phan đình Soạn chỉ huy trưởng pháo binh quân đoàn,  sau đó làm vị trí pháo binh đầu tiên cho đồi Minh Long, thuộc quận Minh Long, Quảng Ngãi.
 Ngày 12 tháng 11 năm 1961. Tại đồi Minh Long tôi nhận được lệnh về làm pháo đội trưởng Pháo Đội B /TĐ2PB, do ý của tư lệnh sư đoàn, thay thế nhiệm vụ của Trung úy Trương duy Tài, (K4TĐ) trung úy Tài có lệnh thuyên chuyển đi đơn vị khác. Lúc đó mỗi sư đoàn bộ binh chỉ có một tiểu đoàn pháo binh (12 khẩu súng 105 ly kiểu  M101) mà thôi, như vậy mỗi pháo đội chỉ có 4 khẩu đội. Tiểu đoàn 2 Pháo binh trước năm 1954 là 5me GAVN, sau năm 1954 mới có tên là TĐ2PB và trực thuộc SĐ2BB từ đó, sau năm 1963 được đổi tên là TĐ21PB. Đọc (Nhật ký Hành Quân của đơn vị). Pháo đội B của 5me GAVN năm 1951 bắn về làng tôi, (Xuân Bảng, Xuân Trưởng, Nam Định) thi hành tác xạ theo lệnh của secteur (tiểu khu) Hành Thiện, căn cứ trên báo cáo của tình báo địa phương, địch quân đang đồn trú tại làng tôi một đơn vị lớn, thực tế không có một đơn vị nào của địch, tin tình báo gì lạ vậy, mà chỉ có dân lành nằm chết khắp nơi trong làng! Dưới cơn mưa pháo, mẹ tôi ôm chúng tôi dưới gầm giường, hy vọng che chở mảnh đạn pháo binh không làm hại cho đàn con dại, mẹ Việt Nam vùng quê đơn giản suy nghĩ như vậy đó, thời gian qua mau, không ngờ đúng 10 năm sau tôi lại chỉ huy pháo đội này. 1/2 quân số đơn vị đã tham dự cuộc pháo kích năm 1951, vẫn còn tại hàng.
 Vừa nhận bàn giao xong, sau không đầy một tuần làm quen đơn vị, mùa đông bắt đầu, cái lạnh giá buốt hành hạ, lần đầu tiên trong đời tôi thấy em bé gầy gò khoảng 6 tuổi, cõng một em khoảng 2 tuổi, cả hai không có đủ áo chống lạnh, oái oăm là cả hai cùng ngậm điếu thuốc cì gà rất lớn (Cẩm Lệ), hai điếu thuốc đang bốc khói, trông hai em rất hạnh phúc, cõng nhau đi ngoài trời gió lạnh tại ga xe lửa Tam Kỳ. 

 Tôi bắt đầu nhập cuộc trở lại. Rồi cũng lại kéo hai khẩu súng đại bác của pháo đội B lưu động tại tỉnh Quảng Nam, ai cũng sợ phải làm nhiệm vụ lưu động, vì sợ phải gần Đại Tá tư lệnh, tôi lại bằng lòng với nhiệm vụ lưu động, vì dù sao tối đến cũng hay được ở thành phố, chính vị tiểu đoàn trưởng Đại úy Nguyễn văn Thiệu, cũng muốn tôi làm nhiệm vụ này, ai cũng muốn được vô sự, tôi luôn mang vô sự đến cho ông. 
 Được lệnh đóng vị trí tại chân núi Bà Nà yểm trợ hỏa lực cho trung đoàn Địa Phương (?) trung đoàn phó là Đại úy Nguyễn văn Ngơi, vì Đại úy Ngơi là trưởng phòng an ninh Quân đội của SĐ5BB, lúc tôi là pháo đội phó pháo đội A tiểu đoàn 5 súng cối, hơn nữa ông hay sang pháo đội uống cà phê nên mới nhớ tên ông, thật sự quên tên vị trung đoàn trưởng, hình như là Đại úy Tất, cuộc hành quân chưa chấm dứt. Nhận lệnh kéo súng về hậu cứ, ngày hôm sau, lại nhận lệnh kéo súng đi Thường Đức, không có hộ tống dọc đường, đóng quân tại Thường Đức, yểm trợ trực tiếp cho Tiểu Đoàn 1, trung đoàn 4 (hay 6 ?) thuộc SĐ 2 BB do Đại Uý Võ Mạnh Đông làm tiểu đoàn trưởng, đơn vị này đang hành quân tại vùng Ben Hiên, Ben Hiên nổi tiếng là vùng nước độc, người ta đồn rằng: Qua suối là rụng hết lông chân, dưới lòng suối nước trong vắt, nhìn thấy từng viên sỏi dưới đáy suối, trông giòng suối thật hiền hòa, nào có ai biết giông bão đang chờ, hôm tiểu đoàn 1 băng qua suối, ba đại đội đầu vượt suối bình yên, nước chỉ tới trên đầu gối một chút mà thôi, không có một hiện tượng gì là nguy hiểm, nên an toàn, vô sự. Lúc đó Thiếu úy Nguyễn văn Lước là sĩ quan tiền sát của tiểu đoàn này, mỗi tiểu đoàn chỉ có một sĩ quan pháo binh đi để điều động hỏa lực pháo binh.
 Đại đội sau cũng vừa bắt đầu băng suối,  chỗ sâu nhất chỉ tới háng mà thôi. thì thình lình nước chảy cuồng loạn, đúng là như thác đổ, cuốn mất một trung đội, mà lúc đó trời đang trong sáng, sau mới biết là do mưa lũ từ thượng nguồn, nước trào dâng, tràn về nhanh như vậy, cuối cùng trung đội này chỉ bị chết đuối mất 2 người.
 Tôi có lội xuống suối thử một lần, thấy không rụng lông chân, mà nhổ lông chân không cảm thấy đau.  Đ/U Đông lúc ra trường về TĐ5ND, rồi luân lưu về SĐ2BB dưới quyền trung đoàn trưởng Thiếu Tá Võ Hữu Thu kiêm tỉnh trưởng Quảng Nam, cả hai ông này đều là anh ruột của anh hùng Võ Đại Tôn. Đó là thời Đại Tá Lâm Văn Phát Tư Lệnh SĐ2BB, ba trung đoàn trưởng kiêm ba tỉnh trưởng Quảng Nam Thiếu Tá Thu, sau này Quảng Tín Đại Uý Thọ, vì năm 1961 chưa có tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi Thiếu Tá Tụ.  Sau đó tôi kéo súng về Bến Giàng phía Tây của Thường Đức, cách Thường Đức khoảng 10 cây số đường chim bay, nhưng  đi đường bộ thì khoảng 14 cây số, rồi lại được lệnh kéo súng về Khâm Đức hướng Tây của Bến Giàng khoảng 10 cây số đường chim bay, đường bộ khoảng 15 cây số.
 Tại đây tôi gặp Đại Uý Vũ văn Giai, chi khu trưởng chi khu Khâm Đức, lại Tây tiến nữa Ngoktavak cách Khâm Đức khoảng 11 cây số đường chim bay, khoảng 16 cây số đường bộ, đây mới là vị trí nằm ngay trên đường mòn HCM. Ngoktavak nơi khỉ ho cò gáy, chúng tôi gặp Đại Đội trưởng Bộ Binh, Thiếu Úy Bùi Đức Cẩn khoá 17 võ bị Đà Lạt, mới ra trường, hiện nay tại San Jose. Lúc đó có Thiếu Úy Ninh (k10TĐ) sĩ quan trong đơn vị tôi; từ Ngoktavak tới ngã ba biên giới khoảng 15 cây số đường bộ. Tại đây tôi thiết lập vị trí pháo binh rất quy mô, vì nó nằm ngay trên đường mòn HCM. Phải rất thận trọng ấm ớ, là (chuối đó cưởng). Vị trí này nếu bay trên trời quí vị chỉ thấy vị trí hai khẩu pháo, trơ trọi trên đỉnh đồi, không thấy các cơ quan khác. Như nhà ở của các pháo thủ, hay hầm đạn đều nằm dưới mặt đất v v. Nhờ vậy tôi được tư lệnh sư đoàn khen thưởng.

 Tôi nói vòng vo Tam Quốc như vậy để quí vị đọc giả hiểu rõ tác giả, dù ở cấp bậc nào, viết về tướng Trưởng, không biết đọc bản đồ nào,  mà lại viết Thường Đức nằm trên đường mòn HCM, trong khi Thường Đừc nằm cách xa ĐM/HCM, khoảng gần 50Km, tôi không muốn biết tác giả có cấp bậc gì , trình độ nào, nhưng viết như vậy, thì bài viết này khả tín bao nhiêu? Tác giả viết nhiều điều buồn hơn vui, nhưng một điều hơi đè nặng trên vai vị tướng có nhiều điểm tốt hơn điểm xấu, tôi sợ nhiều người hiểu sai, không nên vì hằn học với hiện tại, mà làm mất đi sự cảm mến của hậu thế với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một vị tướng có nhiều điểm tốt hơn xấu mà bị bôi trét như vậy có chỉnh hay không? Ngay con cháu chúng ta, có còn coi trọng chúng ta hay coi thường chúng ta.
 Ôi một vị tướng có điểm cao, mà còn vô trách nhiệm như vậy, vậy các quân nhân khác, sẽ bê tha tới mức nào đây! ! Đó chính là nguyên nhân tôi thấy phải có trách nhiệm viết, có đoạn tác giả viết đại để như thế này:
 (Khi nhận được tin nóng từ máy bay quan sát cho biết từ điểm X một đoàn xe địch rất đông đang từ đó di chuyển về hướng Quân Đoàn II).
Tư Lệnh Quân Đoàn I, lạnh lùng trả lời:
- Hãy để cho nó đi !
 Lời nói nhẹ nhàng! Nhưng nó biểu lộ một sự lựa chọn vô trách nhiệm, nhất là nó phát ra từ lồng ngực của một quân nhân có tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần kỷ luật cao, mà còn vô trách nhiệm như vậy! Ôi!  Có thể như vậy sao? Ông Trời tuy xa vời vợi, khó với tới, nhưng rất dễ cho mọi người cảm nhận được, trời ở nơi nao? Lời văn độc ác trời có thể thấy rất rõ, thấy rất chi tiết, thấy rất công bằng và phán xét rất công minh.
 Ra ngoại quốc ai mà không khắc khoải nhớ về quê hương thân yêu, tôi hoàn toàn chới với giữa giòng đời chen chúc bởi lòng vòng trong ghen tị, ôi chao với kẻ thù cũng có mà với bạn bè cũng khá nhiều, nhưng với bạn thì chan chứa độc ác, phát xuất từ ganh tỵ, cái ta cao chót vót, không dung tha một người nào, càng nhiều danh vọng, càng lắm tên bay, đạn lạc.
 Cả hàng tá tổ chức phục quốc, tôi không biết phải làm gì với sự mong muốn hèn mọn của mình, sau một thời gian suy diễn lung tung, tôi chỉ còn thấy tổ chức của ông Nguyễn ngọc Huy là chỗ dựa tinh thần vừa phải, nên phải bước vào lắng nghe, xem thực hư thế nào, một buổi chiều thứ tư đẹp, tháng tư, năm 1986.
 Thật lòng mà nói, trước năm 1975 tôi nhìn tướng Trưởng với con mắt thật bình thường, không ác cảm, mà cũng không có nhiều cảm mến.
 Trung tá Nguyễn văn Viên người anh quí mến của tôi, năm 1954 là quyền tiểu đoàn trưởng TĐ5ND lúc đó tướng Trưởng mới ra trường là trung đội trưởng, anh Viên rất tốt với ông Trưởng, mời về nhà dùng cơm nhiều lần. Nhưng rồi đường binh nghiệp của anh Viên lắm chuyện không hay, nên anh phải tự chọn con đường giải ngũ......Sau này lúc tướng Trưởng  (1 sao) làm tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, anh Viên bị gọi tái ngũ với cấp bậc Thiếu Tá làm việc tại địa phương, chi khu, dưới quyền tướng Trưởng, anh Viên không muốn gặp ai cả, lại còn mặc cảm thông thường thế nhân, bất ngờ tướng Trưởng tới thăm đơn vị, nên anh Viên đành phải trình diện. Tướng Trưởng nhận ra cấp chỉ huy cũ của mình, nên tướng Trưởng mời gặp tại văn phòng lúc 11:00 ngày hôm sau.
 Anh Viên rất thận trọng, đến trước giờ ấn định, nhưng vẫn không được như ý, anh bắt buộc phải ra về, anh hơi buồn rồi bỏ luôn. Anh nghĩ rằng tướng Trưởng rất khó sắp xếp cho mình, anh rất thông cảm hoàn cảnh éo le, anh không muốn nhờ vả một ai, nếu anh muốn làm việc tại Sài gòn lúc bị gọi tái ngũ, cũng không khó khăn. Không may nay gặp phải tình trạng này, nên anh buộc lòng phải gọi về Sài gòn, gặp bạn cũ, xin về vùng lV, với mục đích chính, xa hẳn ảnh hưởng của tướng Trưởng. Trước khi đáo nhận đơn vị mới anh Viên có cùng chúng tôi hàn huyên tại Sài gòn. Anh không hề nói gì về việc anh xin thuyên chuyển. Mãi sau này khi gặp tướng Chinh tôi mới biết. Tướng Chinh cũng như tướng Giai đều nói, nếu biết anh Viên bị tái ngũ, thì anh Viên muốn về đâu,  hai vị này đều có thể lo cho anh Viên được như ý.
 Anh Viên được như ý, thuyên chuyển về quân đoàn lV,  không may tướng Trưởng lại về vùng lV, lần này may mắn không phải như trước do thời gian ngắn ngủi, nên chưa gặp mặt trực tiếp. Tướng Nam thay thế Tướng Trưởng. Tướng Nam muốn cất nhắc anh Viên. Anh từ chối và xin tướng Nam cho anh được an phận. Anh Viên lên Trung Tá thường niên rồi mất nước.
 Năm 1976 anh Viên xin được một chiếc máy đánh chữ và một chiếc máy quay ronéo, cả hai máy đều đã quá cũ, từ Tướng Đỗ kế Giai, (tướng Giai nổi tiếng như cụ Vương hồng Sển) anh in được một số truyền đơn, rải tại Sài gòn và Bà Rịa, không may bị lộ, Việt Cộng đã xử bắn anh Viên tại bến xe đò Bà Rịa năm 1976 - sau 1 tháng tra tấn dã man.
 Việc trên đây do tướng Đỗ kế Giai kể lại, cho tôi tại San Jose, có bác sĩ Trần lữ Y và Văn văn Của cùng nghe. Tại bàn tướng Giai không uống rượu, còn hai vị bác sĩ thì khỏi phải nói, tôi là bệnh nhân của bác sĩ Trần lữ Y tại Sài gòn, trước năm mất nước.
 Chúng tôi có được buổi gặp mặt, tại tư gia anh NQV, anh NQV là một người bạn tốt, mà còn là một thành viên cốt cán của giáo sư Huy, anh cư trú tại phía nam thành phố San Jose, tôi cố ý đến sớm hơn mọi người, để được nói vài câu chuyện, xa xưa, may mắn được gặp tướng Trưởng tại đây đúng như ý.
 Tôi (Bùi đức Lạc) uống bia, còn tướng Trưởng uống theo sở thích của ông, căn phòng rộng thênh thang, chỉ có hai chúng tôi. Đương nhiên tôi biết ông đã lâu, từ lúc sư đoàn Nhảy Dù thành lập Trung tâm huấn luyện quân sự, lúc đó thì tôi chưa đội nón Đỏ, cũng như chưa có tiểu đoàn Vương mộng Hồng, tinh thần làm việc của ông, tôi không sao có thể so sánh với bất kỳ một ai, riêng sức chịu đựng làm việc thì tôi có thể theo chân ông được. Theo sau thôi!
 Chúng tôi cũng có những câu xã giao với nhau thường lệ, như mọi người. Sức khỏe của ông lúc đó không có gì khác cho lắm, nhưng hình như ông bắt đầu vào thời kỳ suy thoái, là con người ai mà không phải chịu cảnh sinh, lão, bệnh, tử! Tôi nghĩ rằng: Lúc này đất nước còn đang cần những người như ông, tôi biết ông sẵn lòng đóng góp, thật tình không biết tổ chức nào, có sức hấp dẫn với ông.
 Mới đây một người bạn không thân thiết, so sánh tướng Trưởng với tướng Nguyễn chánh Thi, nhưng anh ta nặng đầu óc địa phương quá! Tôi mỉm cười cho qua chuyện, không bao giờ tôi lại đi so sánh hai vị niên trưởng, ở những lúc không cần thiết, tranh luận vô bổ, một người thì bày, một người thì dọn dẹp, một người thì to miệng, một người thì bé mồm; hãy để cho thế nhân bình luận cũng đủ lắm rồi!
 Thưa niên trưởng tôi có một thắc mắc, niên trưởng có thể trả lời, nếu không muốn niên trưởng có thể không trả lời.
 Cái gì mà nghiêm trọng vậy?
 Lúc sắp mất nước, Không Quân quan sát thấy...Tôi vừa nói tới đó, ông dơ tay cắt ngang, ông thở dài chậm rãi nói:
 Tôi hiểu rồi! Tôi tưởng việc gì trọng đại, tôi nghĩ việc này anh phải biết rồi chứ, pháo binh phải hiểu hơn ai hết...... Sau hiệp định Ba Lê quân đội ảnh hưởng nặng nề nhất, pháo binh chỉ được bắn mỗi ngày 20 viên đạn /một khẩu, trước đó bắn không hạn chế. Không phải chỉ có như vậy là thôi đâu, đến cuối năm thì chỉ còn 10 viên, rồi 5 viên...một khẩu..... Không Quân còn bi đát hơn nữa, hạn chế các phi vụ, hạn chế xăng nhớt, hạn chế bom đạn, nếu mình cho đánh bom đạn bừa bãi thì là hành động tự sát. Vì khi các Thành phố, cứ điểm của ta bị tấn công, lấy hỏa lực ở đâu để yểm trợ cho các đơn vị này, chúng ta bó tay, chịu đựng hay sao?
 Vấn đề này Quân đoàn đã tiên liệu từ lâu, nếu có sự kiện xảy ra như vậy, Quân đoàn có nhiệm vụ phải báo cáo ngay cho Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nơi đây có trách nhiệm điều động hỏa lực tiêu diệt lực lượng đich, như vậy việc tiêu diệt địch di chuyển bằng xe hay là di chuyển băng đồng, nếu không có đụng độ trực tiếp với các đơn vị cơ hữu của Quân đoàn, thì đều do sự điều động hỏa lực của  BTTM/QLVNCH. Quân đoàn bó tay, những sự kiện này xảy ra nhiều lúc rất đau đầu, tôi thấy đây cũng chính là một trong những lý do đưa chúng ta đến mất nước, lưu vong như ngày hôm nay. Vì thấy địch mà không được đánh, từ đâu ra nông nỗi này. Nhiều người không hiểu đã ăn nói bừa bãi, gây đau lòng nhau, không ích lợi gì, mà chỉ có lợi cho lòng tự tôn, tự đại của họ mà thôi, tôi thấy thương họ, hơn là oán hận họ, lúc này là giai đoạn cần phải thận trọng, thêm bạn bớt thù, đó mới chính là mục tiêu hàng đầu của chúng ta.
 Đã là con người ai cũng có những lúc lầm lẫn, tôi biết chính tôi đã có những lời nói, việc làm gây tổn thương người khác. Trong thời gian đó trăm ngàn dâu đổ đầu tằm, tôi chỉ còn biết công vụ và công vụ mà thôi; nội công vụ đã làm tôi quên hết mọi việc, gia đình xã hội tôi đều mắc lỗi, lỗi nặng, tôi rất ân hận vô cùng, xin gia đình, xin các chiến hữu hiểu, thông cảm và tha thứ tất cả hành động không vừa ý của tôi đã đối với họ . Tôi xin ngẩng cao đầu chịu tội. Trưởc linh hồn các chiến hữu đã khuất, trước ý chí cương cường các chiến hữu còn nuôi ý định quang phục quê hương, trước gia đình thân yêu của họ và của tôi.
 Cho nên khi Không Quân xin oanh tạc, tôi đành phải cắn răng mà nói, như anh đã nghe. Không lẽ mỗi khi có sự kiện xảy ra đau lòng như vậy! Tôi phải giải thích với từng người; về hoàn cảnh ê chề của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy hay sao? Thú thật tôi không có thì giờ, tôi cô độc lắm. Hoàn cảnh khó khăn, tàn độc mà chúng mình phải chịu chi có những người chung số phận, mới hiểu được, còn những vị chuyên ăn trên ngồi trốc làm sao hiểu được, họ là những người chuyên (ăn tục... nói phét..... Mà thôi! Càng không nên tranh luận với những người này). Lúc đó tôi có trăm ngàn việc phải lo, đâu phải chỉ có những việc đơn giản như vậy đâu! Chúng ta hãnh diện là những quân nhân vào sanh ra tử, không trốn tránh trách nhiệm khi đất nước cần đến sự hy sinh xương máu của chúng ta, không lẽ bây giờ chúng ta lại trốn tránh trách nhiệm với đồng bào ruột thịt của chúng ta, tôi không muốn lên tiếng vì tôi thấy khó chịu khi phải nói chuyện với những chuyên viên như vậy!!! Anh nên cẩn thận khi nói chuyện với họ! Tôi không quên toán tiền trạm năm Mậu Thân, do anh điều động thay anh Lưỡng đã giải tỏa áp lực địch cho tôi.

 Thưa Niên trưởng, đó là chuyện bình thường thôi!
 Thưa quí vị,  sở dĩ có việc này là do, Tết  năm Mậu Thân, Cộng quân tấn công vào Huế, vì bất ngờ, nên đặc công đã chọc thủng hàng rào phòng thủ của trại Mang Cá, rồi lần mò vào tới sân cờ của BTL/SĐ1BB. Các đơn vị cơ hữu của SĐ1BB đều không thể điều động được.
 Tướng Trưởng không liên lạc được với Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù, tất cả hệ thống liên lạc chỉ huy của Chiến Đoàn Nhảy Dù, cũng như nhiều hệ thống chỉ huy khác trong vùng đều bị phá, không liên lạc được, bắt đầu từ thời điểm đó, hệ thống liên lạc, cũng như vũ khí, đồ trang bị của địch, hơn hẳn ta!

Nhưng trên hệ thống tác xạ của Pháo Binh, vì máy GRC5 dùng bình điện xe, ăn-ten dù 292 nên công xuất mạnh, nhờ vậy tổng đài của pháo binh vẫn liên lạc tốt, do đó tôi mới làm trung gian (nhận lệnh và chuyển lệnh) toán tiền trạm đã nhận lệnh của Chiến Đoàn Trưởng, do tôi chuyển lệnh, nhờ vậy toán tiền trạm đã có mặt kịp thời trợ giúp cho BTLSĐ1BB, tránh được điều đáng tiếc xảy đến. (xin xem Cơn Uất Hạ Lào. Cùng tác giả )
Tôi nhìn tướng Tưởng mờ mờ qua giòng lệ hiếm hoi, tôi tự thấy mình đã có điểm sai, tôi không còn đủ can đảm hỏi ông điều nào nữa. Chúng tôi như đang ôn lại thế ra cửa máy bay, dấu giầy saut in đậm trên áng mây trắng rất hiền hòa miền Hậu giang, miền Đông..v..v.. Trận mạc đâu còn ý nghĩa gì, hãy quên đi, nhưng thế ra cửa phi cơ phải khắc ghi trong tủy sống. Tiếng thở dài không biết phát xuất từ lồng ngực nào, hãy tha thứ cho họ, hãy vui đi, hãy cười lên, cho dù là nụ cười muộn màng, héo hon. Lúc đó mới.....Chợt nhận ra:
Người làm nhiều điều vô vụ lợi cho tha nhân! Là người ngu đần, dại dột. Người hy sinh nhiều! Là người u mê nhất trần gian.
Người giúp đỡ nhiều người! Là người muốn tự hủy hoại mình.....
Vì hậu quả sẽ nhận lại, chỉ có đắng cay mà thôi, chắc chắn sẽ được bồi hoàn không thiếu một chỉ ! ! ! Đời sống là như vậy đó, càng oán hận lại càng u u minh minh. Người quên ơn, là người bất nghĩa, liệu đường mà đi , không được oán hận, mà phải  đón nhận. Vui cười mà đi.
Đừng buồn chi ! Ai ơi ! ! ! Tôi không đủ can đảm nhìn lại bóng ngày qua .,.
Bùi đức Lạc năm 2018

Saturday, May 30, 2020




Ngoài nhà văn Cao Xuân Huy với “Tháng Ba Gẫy Súng” đã in sách và xuất bản, còn thì mỗi người lính TQLC bị đẩy ra bãi cát Thuận An đều có “cây súng bị gẫy”, nhưng mới chỉ phổ biến trong nội bộ TQLC mà thôi, đó là:

_ Tháng Ba Buồn Hiu của Tiểu Cần, âm thoại viên của Tư Lệnh/TQLC. (1).

_ Những Người Lính Bị Bỏ Rơi của bs TQLC Pạm Vũ Bằng (2)

_ Người Lính Sau Cùng Tuyến Sông Bồ củaTh/Úy Phan Văn Đuông (3)

_TĐ 7/TQLC Từ Cuộc Di Tản 23/3/75 của Th/tá Phạm Cang, TĐT/ TĐ7 (4).

Tuesday, May 26, 2020

Ý nghĩa của số 27
Gậy chỉ huy
Đây là một số xuất sắc, hài hòa, và may mắn của can đảm và quyền lực, với một nét quyến rũ (a touch of enchantment). Số này phù hộ cho người hay thực thể mà nó đại diện với một hứa hẹn về quyền lực và chỉ huy. Nó bảo đảm rằng các phần thưởng lớn sẽ đến từ những công việc hữu ích/có kết quả (productive labor), trí tuệ (intellect), và tưởng tượng, rằng những năng lực (faculty) sáng tạo đã gieo mầm tốt sẽ chắc chắn gặt hái một vụ mùa tốt (reap a rich harvest). Những ai hay thực thể đại diện bởi số 27 sẽ luôn luôn tiến hành những ý nghĩ và dự định riêng của họ, ko bị dọa nạt (intimidate) hay ảnh hưởng bởi ý kiến khác biệt hay chống đối từ kẻ khác. Đây là số do NGHIỆP TỐT, đã đạt được từ nhiều kiếp trước.
Dịch từ trang 261 của sách đã dẫn.

Friday, May 22, 2020

Hố chôn người ám ảnh – hồi ký của Trần Đức Thạch

Hồi ký của Trần Đức Thạch
LTS: Nhà thơ, nhà văn Trần Đức Thạch, nay 68 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ngày 23 Tháng Tư, 2020, tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông bị vu cho tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…” theo Điều 109 Bộ Luật Hình Sự CSVN với bản án có thể từ 12 năm đến tử hình.
Ông từng bị kết án tù hai lần vào các năm 2000 (án 15 năm sau giảm xuống còn 8 năm, tội “xâm phạm an ninh quốc gia”) và 2009 (án tù 3 năm, tội “Tuyên truyền chống nhà nước”). Ông viết blog và sau này có trang Facebook Trần Đức Thạch đăng tải những suy nghĩ của mình hoặc chia sẻ bài viết của những người khác về các vấn đề thời sự. Vì vậy, ông đã bị thẩm vấn, sách nhiễu, đe dọa rất nhiều lần.
Nhiều năm trước, ông cho phổ biến hồi ký “Hố Chôn Người Ám Ảnh” kể lại tội ác của CSVN đã giết hàng trăm người dân vô tội tại một ấp trong tỉnh Long Khánh ngay sau khi CSVN nhuộm đỏ được miền Nam Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975. Lúc đó, ông mới 23 tuổi, là “phân đội trưởng trinh sát, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341.” Hồi ký này được đăng tải lại trên nhiều trang mạng khác nhau như một tài liệu lịch sử tội ác của Cộng Sản đối với người dân Việt Nam.
Tháng Tư, 1975, đơn vị chúng tôi (Sư Đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu Đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiếp viện cũng như rút lui.
Phải công nhận là Sư Đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính Sư Đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung tóe giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi.
Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thủy binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
…Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
-Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát Tiểu Đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
-Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
-Anh ơi! Đây là lệnh…
-Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
-Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót.” Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
-Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy năm người con gái và năm người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
-Ai bắn đấy?
-Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
Ông Trần Đức Thạch mới bị bắt giam ngày 23 Tháng Tư, 2020, vì bị vu cho tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền….” (Hình: Facebook Trần Đức Thạch).
Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ, ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ Ngụy ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
-Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
-Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
-Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy.
Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình bằng mọi nỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào.
Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buồn rầu nói với tôi:
-Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
-Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
***
…Đã mấy chục năm qua, khi hằng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30 Tháng Tư thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình trung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác.
Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tủy câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhòa được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do đảng và nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phóng miền Nam 30 Tháng Tư, 1975, tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
-Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
Thời gian trôi. Tôi, từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy.” Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho đảng, cho nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Trần Đức Thạch, cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341, Quân Đoàn 4

Wednesday, May 20, 2020

https://www.walmart.com/ip/LG-34-UltraWide-QHD-3440x1440-21-9-IPS-HDR10-Monitor-with-FreeSync-34WN750-B/436753969?fbclid=IwAR0HktmLh40uoeQuQULRRGT5n5Ih0lTMcwxXcolI7bb0W0jgHbEJJoKsOXE

Is the LG Ultra Wide 38 inch monitor worth the hype? What you can expect

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4522961581050966&set=pcb.4522975481049576&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARDvK9V9ZrAWc0dcVAwwCHyJm11Dt5edQBKCrYXPdSN0MC7fT0B4G-i8JNwp9M9HUj2rYBIrmT7_wUGT
Trần Lệ Xuân (22 August 1924 – 24 April 2011).

Trần = 4 2 1 5 = 12 = 3
Lệ = 3 5 = 8
Xuân = 5 6 1 5 = 17 = 8
Cộng lại: 3 8 8 = 19
NGUYỄN = 536155 =
A1 B2 C3 D4 E5 F8 G3 H5
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4515730445107413&set=pcb.4515690421778082&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARASzCzAbFyesysbTRMStvHDEuHMMIdYY6HQGAlgagqkkAVD0RQuyaqik5ZAFaCWViM2yFiueKBRWPUe
Muốn truy cập FB dù đã quên username hay mật mã .
CÁCH THỨ NHỨT .
1/ Vào trang Facebook login và nhấp Forgot password ?
2/ Điền vào form (mẫu) để nhận dạng account (tài khoản) của bạn .
3/ Nhìn vào danh sách các địa chỉ email liệt kê trên account của bạn . Nếu bạn ko thể truy cập vào các email này , nhấp No longer have access to these ?
4/ Theo các chỉ dẫn để trả lời câu hỏi về an ninh hay nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè (xem cách thứ 2) hay tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ email .
Một khi bạn đã vào được account , bạn có thể dùng email (mà bạn thích) để login (đăng nhập) bằng cách chỉnh ở account settings .
CÁCH THỨ HAI .
1/ Nhấp vào Forgot Password ? ở trang login .
2/ Kế đó , tìm account của bạn bằng cách nhập email , phone , username hay tên đầy đủ và nhấp search .
3/ Nhìn vào danh sách các địa chỉ email liệt kê trên account của bạn . Nếu bạn ko thể truy cập vào các địa chỉ email này , nhấp No longer have access to these ?
4/ Nhập vào một địa chỉ email hay số phone mà bạn có thể truy cập và nhấp Continue .
5/ Nhấp Reveal My Trusted Contacts và nhập đầy đủ một trong các tên bạn bè mà bạn thân biết .
6/ Bạn sẽ thấy 1 loạt các chỉ dẫn bao gồm 1 URL . URL này chứa một mật mã đặc biệt mà chỉ có người bạn này có thể truy cập . Gọi cho ng này và cho họ URL để họ có thể mở link này và cho bạn biết mật mã .
7/ Dùng mật mã này để truy cập vào account của bạn .
Dịch từ : Facebook/Help .

Saturday, May 16, 2020

Vợ Lính viết về Lính
Cố Hải-Quân Trung Tá HỒ QUANG MINH
Một Sĩ Quan Can Trường, Đảm Lược của Các Đơn Vị Tác Chiến
H.Q./ V.N.C.H.
Tác giả : ĐIỆP MỸ LINH
Thủy Thủ không số quân
Viết về Cố Hải-Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, tôi xin được viết về một HỒ QUANG Minh với những nét hào hùng, đức tính gan dạ, cũng như lòng thương Lính của một sĩ quan chỉ huy.
image121
Từ khi mãn khóa 8 Sĩ Quan Hải-Quân Nha Trang cho đến ngày cuối của cuộc chiến, Hồ Quang Minh chỉ đảm nhận những đơn vị tác chiến. Không có gì trân quý bằng viết về những trận chiến của một người Lính mà tôi có dịp tháp tùng. Vì sao tôi được tháp tùng? Xin thưa, tôi là vợ của người Lính Hồ Quang Minh.
Đơn vị đầu tiên mà tôi biết là Duyên Đoàn 26, đóng tại Bình Ba, trong vịnh Cam Ranh.
image124
Duyên Đoàn là một đơn vị của Hải-Quân, có nhiệm vụ bảo vệ những làng xã dọc theo bờ biển Nam Việt-Nam và trà trộn vào dân làng để tìm các nguồn tin tình báo ngõ hầu khám phá và ngăn chận những chuyến chuyển vũ khí của đối phương từ Bắc vào Nam.
Khi mới thành lập, phương tiện hành quân và di chuyển của Duyên Đoàn là ghe Chủ Lực và ghe Di Cư. Ghe Di Cư chạy bằng buồm màu nâu; ghe Chủ Lực chạy bằng máy. Nhân viên mặc bà ba đen và đều tự nguyện xâm vào lồng ngực bên trái hai chữ “Sát Cộng”.
Thời gian Minh chỉ huy Duyên Đoàn 26, gia đình tôi ngụ tầng trên của một trong mấy căn nhà lầu; tầng trệt làm văn phòng. Các sĩ quan khác, hạ sĩ quan và đoàn viên chia nhau mấy ngôi nhà lầu do Pháp để lại. Mỗi ngày, ngoại trừ Thứ Bảy, Chủ Nhật, tôi đi bộ xuống làng Bình Ba để dạy các em học sinh – miễn phí. Hè và những ngày Lễ, tôi theo đoàn ghe đi kích hoặc hành quân.
Duyên Đoàn 26 thường có những đụng độ nhỏ với du kích Việt Cộng trong vùng trách nhiệm. Ít nhất là hai lần, Duyên Đoàn 26 bắt được hai ghe loại lớn của Trung Cộng giả ghe đánh cá nhưng dưới lòng ghe toàn là vũ khí. Hai chiếc ghe được neo trong vịnh Bình Ba một thời gian ngắn để điều tra rồi được dẫn độ về Nha Trang, giao cho Duyên Khu II khai thác thêm. Duyên Khu II – về sau được đổi thành Vùng II Duyên Hải – dưới quyền chỉ huy của Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại.
Tôi không nhớ ngày tháng và giờ nhưng tôi nhớ dường như năm 1964, Duyên Đoàn 26 mở cuộc tấn công vào Vĩnh Hy – một “ổ” Việt Cộng. Trên chiếc Chủ Lực, Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại đứng một bên, Hải-Quân Trung Úy Hồ Quang Minh đứng giữa và Hải-Quân Đại Úy cố vấn Graham đứng một bên. Cả ba sĩ quan đều không mặc áo giáp, không đội nón sắt và đứng gần mũi ghe Chủ Lực khi đạn của Việt Cộng từ sườn núi bắn xối xả ra đoàn ghe. Đoàn ghe vừa ủi bãi tấn công vừa bắn trả dữ đội. Bất ngờ Đai Úy cố vấn Graham trúng đạn, quỵ xuống trong khi Thiếu Tá Thoại và Trung Úy Minh vẫn đứng thẳng để chỉ huy. Khi nhận ra Đại Úy Cố Vấn Graham bị thương, Thiếu Tá Thoại chỉ thị Minh cho lệnh ghe Chủ Lực rút lui để tản thương.
Thời gian đang là Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 23 Xung Phong tại Vĩnh Long, Minh được lệnh về Saigon thành lập Giang Đoàng 30 Xung Phong; hậu cứ trong Trại Cữu Long, Thị Nghè. Chỉ sau một thời gian ngắn được thành lập, Giang Đoàn 30 Xung Phong trở thành một trong những đơn vị tác chiến Hải-Quân tạo được nhiều chiến công trên sông rạch – nhất là Cuộc Hành Quân Tam Giác Sắt.
Địa thế Tam Giác Sắt là sự nối liền của xã An Điền, xã An Tây và xã An Phú, thuộc tỉnh Bình Dương. Tam Giác Sắt là chiến khu D – còn gọi là chiến khu Dương Minh Châu của Việt Cộng.
Hành Quân Tam Giác Sắt là những cuộc hành quân hỗn hợp, quy mô và được chia ra nhiều đợt khác nhau. Giang Đoàn 30 Xung Phong tham dự cuộc Hành Quân Tam Giác Sắt thứ II, khởi động ngày 09 tháng 01 năm 1967.
Lực lượng Hải-Quân sau đây được đặt dưới sự chỉ huy của sĩ quan thâm niên hiện diện – Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh:
Giang Đoàn 30 Xung Phong, Chỉ Huy Trưởng là Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh.
10 chiến đỉnh và một sĩ quan do Giang Đoàn 24 Xung Phong tăng phái
8 giang đỉnh và một sĩ quan do Đại Đội Tuần Giang tăng phái

Các đơn vị Hoa-Kỳ tham chiến:
Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 1
Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 25
Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù
Thiết Đoàn 11
Với sự tham dự của pháo đài bay B-52. (1)

Việt Cộng có ưu thế hơn quân V.N.C.H. vì địa đạo hiểm trở và bờ sông cao hơn mặt nước rất nhiều. Chính từ những bờ sông quá cao này, Việt Cộng bắn ra đoàn giang đỉnh một cách thuận lợi trong khi những nòng súng cối trên chiếc Combat (chiến đấu đỉnh) hoặc trên chiếc Commandement (soái đỉnh) và Fom (truy kích đỉnh) không thể ngẫng cao hơn để bắn cầu vòng!
Thế nhưng, bằng sự quyền biến và liều lĩnh đầy mưu lược của một sĩ quan ngành chỉ huy, Minh đã chuyển đơn vị Hải-Quân từ thế thủ sang thế công và đem chiến thắng vẻ vang về cho quân bạn và Giang Đoàn 30 Xung Phong.
Sau chiến thắng Hành Quân Tam Giác Sắt II, đích thân Tổng Thống V.N.C.H. Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm, ủy lạo và gắn huy chương cho binh sĩ Giang Đoàn 30 Xung Phong cũng như binh sĩ của 10 chiến đỉnh thuộc Giang Đoàn 24 và binh sĩ của 8 giang đỉnh của Đại Đội Tuần Giang. Riêng Minh được gắn Bảo Quốc Huân Chương – một huy chương cao quý nhất của Q.L./V.N.C.H. Từ đó Minh được tặng danh xưng “Người Hùng Tam Giác Sắt” (2)
Khi anh Nguyễn Công An đọc điếu văn đến đoạn trên, tôi chợt nhớ lúc đó Minh bảo mấy anh Lính khiêng chiếc xa-lông một chỗ ngồi, từ phòng khách nhà tôi, đem xuống chiếc Commandement để Tổng Thống Thiệu ngồi.
Sau lễ gắn huy chương, Minh được đài phát thanh Quân Đội phỏng vấn. Minh đáp lời nữ xướng ngôn viên: “Việt Cộng chết đếm không xuể. Xác nổi lềnh bềnh. Phải khó khăn lắm, khi di chuyển, đoàn chiến đỉnh mới không đụng vào xác người!”
Qua những giờ phút mừng vui chiến thắng, Minh và tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thuộc Giang Đoàn 30 Xung Phong phải trực diện với nỗi buồn chung của đơn vị. Đó là vấn đề lo hậu sự cho những quân nhân đã đền nợ nước.
Để thể hiện tình đồng đội, Minh ra lệnh tất cả quân nhân thuộc Giang Đoàn 30 Xung Phong phải cạo đầu để tang cho những chiến hữu đã hy sinh trong Cuộc Hành Quân Tam Giác Sắt. Ngày cử hành tang lễ, nhân viên Giang Đoàn 30 Xung Phong đều không đội mũ, ngồi trên mấy chiếc GMC đến viếng quan tài các bạn đồng đội. Đến địa điểm hành lễ, mọi người tham dự đám tang và gia đình tử sĩ đều xúc động, bồi hồi khi thấy một đoàn dài quân nhân Hải-Quân đầu cạo nhẵn và nghe Chỉ Huy Trưởng Hồ Quang Minh – đầu cũng cạo nhẵn – đọc điếu văn và xác định rằng tất cả quân nhân thuộc Giang Đoàn 30 Xung Phong đều cạo đầu, để tang cho những quân nhân đã gục ngã trong Cuộc Hành Quân Tam Giác Sắt!
Những quân nhân từng phục vụ cùng đơn vị với Minh không ai có thể phủ nhận lòng thương Lính của Minh. (1)
**
Năm Mậu Thân, 1968, Giang Đoàn 30 Xung Phong tăng cường cho quận Bảy, giữ an ninh thủy lộ và yểm trợ Biệt Động Quân trong vùng Bình Điền, Bình Chánh và Chợ Lớn. Thời gian này Giang Đoàn 30 cũng có những đụng độ với Việt Cộng; nhưng những đụng độ này không đủ tầm cỡ để thỏa mãn tính năng động của Minh.
Mãi cho đến khi thuyên chuyển về Giang Đoàn 26 Xung Phong, hậu cứ tại Long Xuyên, Minh mới có cơ hội “vẫy vùng” trở lại trên những dòng sông quyện phù sa và máu – máu của thanh niên hai miền Nam Bắc Việt-Nam – tại Vùng IV Sông Ngòi.
Chính tại Vùng IV Sông Ngòi tôi mới thấy rõ lòng quý mến và tin tưởng của quân nhân Địa Phương Quân đồn trú trong các đồn rải rác dọc những bờ sông hoang vắng dành cho quân nhân thuộc các đơn vị tác chiến Hải-Quân. Tình cảm của Địa Phương Quân cộng với tinh thần “huynh đệ chi binh” và lòng quả cảm của Minh đã thúc đẩy Minh – đôi khi – bất chấp cả lệnh của Tỉnh Trưởng, tự động đưa đoàn giang đỉnh đến giải cứu các đồn Nghĩa Quân khi nghe lời kêu cứu của họ!
Trong khi đoàn chiến đỉnh giang hành đến đồn đang kêu cứu, Minh tiên liệu trước, và ra lệnh những khẩu đại pháo trên Monitor, Commandement 01 và fom sẵn sàng – hễ địch quân khai hỏa là tất cả hỏa lực của chiến đỉnh đáp trả ngay.
Những khi đạn của hai bên xé không gian và đạn của địch rơi quanh đoàn chiến đỉnh, tôi thấy Minh vẫn trầm tĩnh đứng thẳng – không áo giáp, không nón sắt – gần mũi chiếc Commandement 01 để chỉ điểm và ra lệnh cho đoàn chiến đỉnh phản công. Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất và in đậm nét trong tâm tưởng tôi là mấy chiếc fom hoặc PBR (River Patrol Boat – Giang Tốc Đỉnh) – khi Minh là Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn Tuần Thám hoặc Liên Giang Đoàn Ngăn Chận – từ cuối đoàn chiến đỉnh, rẻ nước, vượt nhanh lên, vừa lướt “vèo vèo” trên mặt sông vừa thi hành khẩu lệnh của Minh: “Cho ‘gà cồ’ của mày ‘gáy’ hướng 3 giờ” Hoặc “Cho ‘gà cồ’ của mày ‘gáy’ hướng 10 giờ”, v. v…
Nhân viên Giang Đoàn 26 thường bảo nhau: “Đi hành quân tụi mình đừng đứng gần ổng. Mạng ổng lớn, mình đứng gần ổng, đạn ‘né’ ổng là tụi mình lảnh đủ!” Tôi không hiểu nhận xét của mấy anh Lính đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng tại kinh Trèm Trẹm, buổi chiều, Minh rời vùng hành quân, giao đơn vị cho Chỉ Huy Phó là Đại Úy Trần Kim Hoàn thì tối đó chiếc Commandement 01 bị người nhái Việt Cộng gài mìn, nổ, chìm, mang vào lòng sông những người Lính đã từng sống chết với Minh!
Nhận được tin chiếc Commandement 01 bị chìm, Minh tức tốc trở lại vùng hành quân bằng đường bộ.
Vài hôm sau, tôi thấy Người Nhái Hải-Quân lặn xuống, vớt lên những xác người đã phồng to, căn cứng trong quân phục Hải-Quân! Tôi khóc! Và tôi thấy Minh mím môi, nét mặt của Minh đanh lại và ánh mắt của Minh trông hoang vắng lạ thường!
Thời gian Giang Đoàn 26 Xung Phong được lệnh chuyển vùng hành quân về quận Gò Quau, Chương Thiện, tôi phải trở về Saigon lo việc gia đình. Minh điện thoại cho tôi hay rằng Minh đã gặp Thiếu Tá Phép, Quận Trưởng quận Gò Quau và Phó Quận Hành Chánh mà tôi không nhớ tên. Khi nói chuyện, ông Phó Quận Hành Chánh hỏi Minh rằng có phải tên thật của Điệp Mỹ Linh là Thanh Điệp hay không? Nếu đúng thì ngày trước ông Phó Quận Hành Chánh cùng học với tôi tại trường trung học Võ Tánh Nha Trang và ông Phó Quận Hành Chánh biết tôi chơi đàn Accordéon. Vậy là hai ông yêu cầu Minh bảo tôi đem Accordéon theo khi tôi trở lại vùng hành quân để chung vui với dân làng và mọi người trong dịp Tết.
Chiều 30 Tết, dân làng tề tựu tại vuôn sân rộng ngay trước Quận Đường để thưởng thức văn nghệ “cây nhà lá vườn” thì Việt Cộng pháo kích ào ạt! Mọi người chạy tán loạn. Kẻ chạy về làng, người trở về vị trí phòng thủ, kẻ trở ra giang đỉnh. Minh cho lệnh đoàn giang đỉnh phân tán mỏng để tránh tổn thất và cũng để tìm vị trí của địch mà phản công.
Khi bị hỏa lực hùng hậu của Giang Đoàn 26 phản pháo, Việt Cộng ngưng pháo kích để khỏi lộ mục tiêu.
Lúc giang hành trở lại văn phòng quận Gò Quau, Minh hỏi các chiến đỉnh xem “Thủy Thủ không số quân” đang ở trên chiếc nào? Không ai thấy tôi cả! Thấy Minh có vẻ lo, anh truyền tin pha trò để Minh cười cho vui: “Chắc Thủy Thủ của Chỉ Huy Trưởng…đào ngũ rồi!” Minh cười gượng: “Mẹ, Bả mà đào ngũ, ai nuôi con tao, mày!” Rồi Minh liên lạc vô tuyến với Thiếu Tá Phép để hỏi về tổn thất nhân mạng và cũng để tìm tôi. Thiếu Tá Phép cho biết “tụi nó pháo trật lất” và “Thủy Thủ không số quân” bình yên, đang ngồi trên nền xi-măng vì không nỡ bỏ cây đàn Accordéon!
Sự việc kể trên cho thấy, khi đụng trận, Minh lo cho đơn vị và thuộc cấp trước!
Trong thời gian hành quân dài hạn tại Kinh Ngang để yểm trợ cho Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Giang Đoàn 26 Xung Phong thường bị phục kích từ hai bên bờ sông. Mỗi khi bị phục kích, Giang Đoàn vừa bắn trả vừa ủi thẳng vào nơi xuất phát tiếng súng của địch quân. Trước hỏa lực như vũ bão của Giang Đoàn, địch quân đành “chém vè”. Những cuộc đụng độ này tuy không lớn như những cuộc chạm súng tại kinh Trèm Trẹm, Neak Loeung – biên giới Miên Việt – hoặc xã Hộ Phòng, quân Gia Rai, Bạc Liêu (3) nhưng an ninh vùng Kinh Ngang được bảo đảm tối đa. Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh – Chuẩn Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi – rất hài lòng.
Một buổi trưa, cũng tại King Ngang, tin từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Minh biết, tối đó, Sư Đoàn 21 sẽ làm lễ mừng Chuẩn Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được vinh thăng Thiếu Tướng. Ban tổ chức mời Minh, vài sĩ quan và tôi đến tham dự.
Tối đó, khi được yêu cầu một tiết mục văn nghệ, tôi hát tình khúc Only You; vì tôi biết, nếu hát nhạc Việt, không thể nào tôi “qua mặt” được những ca sĩ nhà nghề như Elvis Phương, Giao Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, v. v… đang giúp vui hôm đó.
Sáng sớm hôm sau, trên đường trở lại vùng hành quân, Minh được tin một chiếc LCM (Langding Craft Mechanized – Quân Vận Đỉnh) của Giang Đoàn 26 vừa trúng thủy lôi, chìm! Minh bảo tài xế tăng tốc độ tối đa và Minh chỉ thị cặp fom đón Minh tại một bờ sông mà tôi không nhớ tên!
Trong khi cặp fom đưa trở lại vùng hành quân, tôi cũng thấy Minh mím môi, nét mặt đanh lại và ánh mắt của Minh cũng hoang vắn lạ thường!
Tôi không nhớ khi chiếc Commandement 01 và chiếc LCM bị chìm, Minh có ra lệnh cho toàn nhân viên Giang Đoàn 26 Xung Phong cạo đầu hay không. Nhưng tôi nhớ, mỗi khi “quá giang” các giang đoàn khác để vào vùng hành quân của Giang Đoàn 26, tôi – dù đang mặc quân phục Thủy Thủ – cũng “bị” Chỉ Huy Trưởng hoặc Thuyền Trưởng của đơn vị đó bắt ngồi bên trong chiến đỉnh.
Đến vùng hành quân, sau khi từ chiến đỉnh của Giang Đoàn bạn bước sang chiến đỉnh của Giang Đoàn 26, nếu thấy Minh, tôi đứng nghiêm, đưa tay chào: “Thủy Thủ không số quân Điệp Mỹ Linh ‘trình diện’ Chỉ Huy Trưởng!” Minh cười lớn, nói với bất cứ quân nhân nào thấy cảnh này: “Bả trình diện tao! Mày thấy tao ‘ngon’ không, mày?” Rồi mọi người cười vang.
Những kỷ niệm về sự “trình diện” của “Thủy Thủ không số quân” tưởng đã chìm sâu trong quá khứ; vì tôi hoàn toàn không nhớ được. Nhưng, trong tang lễ của Minh, khi các cựu quân nhân thuộc Hội Hải-Quân Houston, mặc quân phục đại lễ, đến chào tiễn biệt Minh và trao lá cờ Việt-Nam Cộng Hòa cho tôi thì những kỷ niệm xưa cuồn cuộn dâng trào trong hồn tôi! Tôi khóc nhiều và nhận ra những kỷ niệm đó tươi đẹp, trắng xóa và sôi nổi không khác chi những lượn sóng do những chiếc fom hoặc PBR rẻ nước, lướt “vèo vèo” trên những dòng sông xưa, tạo nên.
Vì hồn tôi đang dậy sóng, cho nên, khi cảm tạ Hội Hải-Quân Houston và quan khách, tôi đã quá xúc động, đứng nghiêm trước di ảnh của Minh và tức tửi lập lại câu nói xưa – chỉ thay đổi động từ: “Thủy Thủ không số quân Điệp Mỹ Linh xin chào vĩnh biệt Chỉ Huy Trưởng Hồ Quang Minh!” Sau đó, anh Võ Công Mạnh, cựu sĩ quan thuộc Giang Đoàn 30 Xung Phong nói với tôi: “Thấy chị chào vĩnh biệt Ổng, tôi khóc!”Anh Lưu Đức Huyến, trong Hội Hải-Quân Houston, cũng bảo: “Thấy chị chào ảnh anh Minh, tôi chịu không được! Tôi muốn khóc!”
Tôi nhìn Minh ở khía cạnh tốt đẹp nhất của một sĩ quan tác chiến. Dù Minh có khuyết điểm – đã là người, ai không có khuyết điểm – thì những khuyết điểm đó, xin quý vị nam giới cũng nên tự hỏi, đã có vị nào, dù ít hay nhiều, không vướng phải?
Điều quan trọng nhất là: Khi nước nhà nguy biến, Quân Lực cần những sĩ quan gan dạ, liều lĩnh, mưu lược và biết quý trọng mạng sống của thuộc cấp – như Cố Hải-Quân Trung Tá Hồ Quang Minh – để chỉ huy chứ Quân Lực không cần và cũng không muốn đưa những nhà hiền triết hoặc tu sĩ ra chiến trận!
Viết đến đây, lòng tôi không còn những rung động lãng mạn như thời mới lớn để ru hồn bằng thơ của Hàn Mạc Tử:
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!
Nhưng, kể từ hôm Minh qua đời đến nay, lúc nào trong tâm thức tôi cũng văng vẳng tiếng hát xưa: “… Về đâu, tâm hồn này bềnh bồng. Về đâu, thân này mòn mỏi trông! Về sau và nhiều năm sau nữa, có buồn nhưng sẽ không bao giờ bằng hôm nay!...”(4)

Friday, May 15, 2020

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2454931807853964&set=pcb.2454926284521183&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARCdbJ_lVRBS6p8n1aJTirp5xrstUQ_JmFLXgwigQTzU9KO_7PxfxEMa88VTcrVf2O0lX2K1nqQecbvl
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2455116277835517&set=pcb.2455114174502394&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARCG3DsoTMpd-8KpLKGKj4FHB86IcvwmXFiH-Ul2DbSIgOpJDgS2278AjEb3K5S6PmTU72QaaRfv8MkO

Wednesday, May 13, 2020

The 4 and 8 Combination


Linda Goodman talks about the unfortunate combination of 4 and 8 birth numbers in her widely acclaimed book 'Star Signs' and talks in detail about karmic debt. A person born on these dates (4th, 13th, 22nd, and 31st) and whose birth number adds up to 4 is said to be born with heavy karmic debts to be paid in the current incarnation.

In one's past lives, a person may have procrastinated for too long or may have delayed doing what was necessary. This leads to the 4th numerological birth number acting as a medium to let the neutralization of karma to attain peace. The soul continues to attempt, to seek what was once delayed. Hard work and effort are written in the destiny of the native with birth number as 4. The same is true of those born with 8 as their birth numbers. Your birth number is 8 if your birth date happens to be any one of these - 8th, 17th, and 26th. In the case of the 8 birth number, the karmic duties are even more pronounced. Sacrifices may be necessary and the person may already be leading a life of self-sacrifice for the betterment of others.

Those born with 4 as the birth number must look for the presence of this number in their lives. It is considered to be unfortunate. Check your telephone numbers, addresses, pins, etc. and see if they add up to 4. For some reason, 4 people attract the numbers 4 and 8 in friends, relatives, personal numbers, etc. Check out how many friends you have with 4 and 8 as the birth numbers. Astroyogi.com astrologers agree that the natural attraction is unavoidable, even though it brings heartache and disappointments.

By keeping 4 and 8 numbers close to you, you intensify the negative impact of the numbers. It may lead to losses and bad luck. Friends and family cannot be chosen but your mobile number can be and decision making in these dates need to be avoided - 4, 13, 22 and 31. The same applies for those ruled by 8. Avoid taking important decisions during these dates - 8, 17 and 26.

In love and marriage, the combination of 4 and 8 can prove to be fatalistic. Fate may bring disappointment your way and test you in ways you were not ready for. Intense situations are likely. Couples deeply in love can work their way out of this mess by displaying a rare strength of character and proving their devotion for each other, but it will take sacrifice and will not be an easy path to tread. 4 at times may prove to be exactly what the 8th born needs. It may rescue the 8 from destruction and may end up losing oneself in this process. The attraction, however, will be too hard to resist. These two numbers are drawn to each other like twin souls and may end up being together against all odds.