Lịch sử của câu nói này .
Hoàng đế La Mã Vespasian , cai trị từ năm 69-79 sau công nguyên , là người đầu tiên dùng câu này .
Ông đã đánh thuế nước tiểu (vectigal urinae) vào sự phân phối nước tiểu từ các nhà tiểu công cộng thuộc hệ thống nước thải của La Mã . (Tiện dân hay dân nghèo tại La Mã đái vào sô sau đó đổ vào hố xí (cesspool) . Nước tiểu thu thập từ nhà tiểu công cộng đã được bán như hóa chất . Nó được dùng để thuộc da (tanning) , và cũng được dùng bởi tiệm giặt ủi như nguồn a-mo-nhác (amonia) để làm sạch (clean) và làm trắng áo choàng làm bằng len (woolen togas) . Người mua nước tiểu trả thuế này .
Sử gia La Mã Suetonius viết rằng khi con trai Titus của Vespasian phàn nàn về tính chất ghê tởm (disgust) của thuế này , ông đã cầm 1 đồng tiền vàng và đã hỏi rằng con ông có bị xúc phạm (offend) bởi mùi của đồng tiền không ? Khi Titus nói "Không" , ông trả lời , "Tuy vậy nó đến từ nước tiểu" (Atqui ex lotio est) .
Câu nói 'Pecunia non olet' vẫn được dùng ngày nay để nói rằng giá trị của đồng tiền ko bị hôi thúi/có mùi (taint) bởi nguồn gốc của nó . Tên của Vespasian vẫn còn dùng để chỉ nhà tiểu tại Pháp (vespasienne) , tại Ý (vespasiani) , và Romania (vespasienne) .
Dịch từ báo mạng .
No comments:
Post a Comment