Monday, June 22, 2020

Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1290)
Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê


53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Trên trang báo này là những hình ảnh cuộc di tản bi thảm tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng trong những ngày giờ cuối cùng của tháng 3 năm 1975 dưới mắt phóng viên Trần Khiêm.

Phóng viên Trần Khiêm, sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, Huế, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật làm hình, làm phim tại Hoa Kỳ, làm việc với hai hãng Truyền Hình ABC và CBS tại vùng I chiến thuật. Là phóng viên duy nhất còn sót lại tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975.

Vào thời điểm này, anh Khiêm làm việc cho Hãng Truyền Hình ABC Trong khi thành phố Đà Nẵng rối loạn với sự tiếp nhận hằng trăm người dân từ hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vào lánh nạn và trong lúc mọi người tìm cách ra đi khỏi thành phố thì anh Trần Khiêm vẫn có mặt trong thành phố, xách máy hình đi khắp nơi ghi lại cảnh rối loạn và đau buồn của người dân và quân đội. Cho đến chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975, anh Khiêm cùng một số Tướng lãnh và quân đội mới lội ra biển Mỹ Khê để lên tàu vào Nam. Trong số 12 tướng lãnh có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Trong bối cảnh của ngày 28 tháng 3, anh Khiêm đã chứng kiến không biết bao cảnh thê lương, những cảnh đau lòng, khi cha mẹ leo lên tàu, thả dây xuống tàu buộc con vào để kéo lên, nhưng không may sợi dây đứt hoặc vì sự chen lấn, tranh nhau lên tàu, con rơi xuống biển..v..v.. cảnh hằng chục chiếc Thiết Vận xa M.113 lao ra biển để làm đầu cầu leo lên tàu, nhưng một số binh sĩ và cả sĩ quan không leo lên tàu được và thiết vận xa chìm dần chìm dần xuống biển sâu.

Phóng viên Trần Khiêm đến Mỹ năm 75, anh tiếp tục học và tốt nghiệp cao học ngành Fine Art (Master Degree of Fine Arts Emphasis in photography) tại trường Golden State University of California, năm 1983. Sau nhiều năm làm nghề hình tại khu Little Saigon, anh Trần Khiêm hiện đã về hưu còn giữ lại gần 1000 tấm hình do anh chụp cảnh đau thương của dân các tỉnh Quảng Trị, thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1975 đến ngày cuối cùng 28 tháng 3 năm 1975.

Nhiều chục ngàn người nằm ngồi chờ đợi ngày đêm tại cảng Đà Nẵng với hy vọng sẽ được tàu Trường Thành chở đi, nhưng chờ đợi mãi số người này bỏ đi tìm nơi khác để rồi khi tàu nhổ neo họ không có mặt trên tàu. Theo phóng viên Trần Khiêm thì cảnh di tản này diễn ra vô cùng đau buồn khi chiếc thương thuyền Trường Thành cập cảng Đà Nẵng từ nhiều tháng trước chờ bốc hàng đã không có hàng, phải neo tại bến và hằng chục ngàn người chen lấn leo lên tàu chờ đợi di tản. Nhưng tàu không có lệnh rời bến. Tuy vậy cuối cùng tàu Trường Thành cũng rời cảng Đà Nẵng vào trưa ngày 28 tháng 3 mang theo khoảng 12, 000 dân tỵ nạn Đà Nẵng về Saigon an toàn, mặc dù trên hải trình dài đã trải qua bao nhiêu sóng gió và thủy thủ đoàn phải tìm mọi cách né tránh sự dòm ngó của Hải Quân CSVN hoạt động mạnh trên biển Đông kể từ tháng 1 năm 1975.









Hồi tưởng cuộc di tản đau thương từ Đà Nẵng, Trần Khiêm cho biết là chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị Tướng khác có mặt tại Đà Nẵng đã họp tại Quân trấn để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong khi ấy thì các Sư Đoàn Dù, Sư đoàn TQTC và sư Đoàn 2 rút khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên và tập trung về Đà Nẵng. Phiên họp tại Quân trấn Đà Nẵng giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 thì mạnh ai nấy tìm cách về nhà đưa vợ con di tản.




Sau khi đã gởi gia đình theo một chuyến bay vào chiều ngày 27 tháng 3 theo kế hoạch di tản của Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng với toán phóng viên Quốc tế tại Trung tâm báo chí Đà Nẵng (Danang Press Center) đặt tại Cổ Viện Chàm, anh Khiêm ở lại theo dõi từng diễn biến của Đà Nẵng. Anh Khiêm kể "Chiều ngày 28 tháng 3, tôi đến Quân cảng Đà Nẵng cầu Trịnh Minh Thế để chờ tàu. Nhưng tại đây một đơn vị pháo 155 ly thuộc sư đoàn Dù do Đại úy Sa chỉ huy được lệnh xuống tàu về Saigon bảo vệ thủ đô. Nhưng theo tôi biết thì đơn vị pháo này không bao giờ xuống tàu vì tàu không cập bến. Những khẩu đại bác 155m/m này sau đó đã lọt vào tay kẻ thù."






Sau khi đơn vị pháo binh chiếm quân cảng và biết chắc không có tàu đến chở đi, anh Khiêm và đại úy Sa tìm cách đến bãi biển Mỹ Khê. Tại đây anh chứng kiến cảnh hổn loạn và đau buồn hằng chục chiếc thiết vận xa M-113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Nhưng không phải những chiếc vận xa nào cũng đều cập vào tàu há mồm được, có những chiếc chìm xuống biển sâu và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê. Theo anh Khiêm thì tại bãi biển Mỹ Khê có đến khoảng 5 sư đoàn quân và 12 vị tướng lãnh chờ đợi tàu đi đến di tản vào Nam trong một cơn hổn loạn đau buồn của tháng 3 năm 1975.

















Cuối cùng, vào khoảng nửa đêm thì Hải Quân cho tàu há mồm vào bốc đi. Thế nhưng chỉ chở được một số. Đa số còn lại không rời được bãi biển Mỹ Khê và họ đã chờ đợi cho đến sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, đa số bị cộng sản vây bắt, một số chết vì bị pháo của Cộng Sản bắn vào khu tập trung quân đội. Đau buồn thay là trong đêm 28 tháng 3 đã có những vụ tự sát tập thể của một số sĩ quan, binh sĩ không muốn lọt vào tay quân thù.









Ký sự hình ảnh của TRẦN KHIÊM

No comments:

Post a Comment