Bản đồ Malaya năm 1963, lúc đó Singapore và Brunei vẫn còn trong liên bang này.
Diện tích: hơn 336.000 km2, lớn hơn VN, dân số 11 triệu. Kinh tế : thiếc (tin), cao su, dầu hỏa, v.v...
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Monday, August 31, 2020
Labels:
malaya,
malaya-cập nhựt ngày se 27 2022,
MALAYSIA,
singapore
Vài biểu đồ (chart) về chiến tranh chống cộng lần 1 * tại Malaysia .
H.1 Oanh tạc cơ Avro Lincohn của Úc ném bom 500 cân Anh xuống phiên quân CS trong rừng núi Mã Lai . * Cuộc chiến kéo dài từ 16-6-1948 tới 12-7-1960 (12 năm , 3 tuần và 5 ngày) . Kết quả phe Liên Hiệp Anh thắng . Chin Peng , lãnh tụ của ĐCS Mã phải trốn khỏi Mã Lai .
H.2 . Các bên tham chiến : bên trái là các nước trong Liên hiệp Anh ; bên phải là ĐCS Mã Lai , QĐ giải phóng dân tộc Mã Lai , đc hổ trợ bởi TQ .
H.3 . Các TL và lãnh tụ 2 bên . Quân số 2 bên :
a/ 250.000 nghĩa quân (home guard) Mã Lai , 40 ngàn quân chính qui , 37 ngàn CS đặc biệt , 24 ngàn CS liên bang . Quân của Liên Hiệp Anh gồm lính Nam Phi , các trung đoàn lính Gurkha .
b/ Khoảng 150 ngàn MIN YUEN (tạm dịch là thân binh) , một tổ chức dân sự nhằm cung cấp tiếp tế và thông tin cho lực lượng MNLA , (a civilian organisation called the Min Yuen supported the MPLA, collecting supplies and information) và 8.000 lính MNLA .
H.3 . Tổn thất : chết , 1346 lính và CS Mã , 519 lính Anh . Bị thương : 2.406 lính và CS Mã và Anh . Thường dân : 2478 chết , 810 mất tích .
Phe Mã cộng : 6.710 chết , 1289 bị thương , bị bắt 1.287 và đầu hàng 2.702
Dịch từ wiki
H.1 Oanh tạc cơ Avro Lincohn của Úc ném bom 500 cân Anh xuống phiên quân CS trong rừng núi Mã Lai . * Cuộc chiến kéo dài từ 16-6-1948 tới 12-7-1960 (12 năm , 3 tuần và 5 ngày) . Kết quả phe Liên Hiệp Anh thắng . Chin Peng , lãnh tụ của ĐCS Mã phải trốn khỏi Mã Lai .
H.2 . Các bên tham chiến : bên trái là các nước trong Liên hiệp Anh ; bên phải là ĐCS Mã Lai , QĐ giải phóng dân tộc Mã Lai , đc hổ trợ bởi TQ .
H.3 . Các TL và lãnh tụ 2 bên . Quân số 2 bên :
a/ 250.000 nghĩa quân (home guard) Mã Lai , 40 ngàn quân chính qui , 37 ngàn CS đặc biệt , 24 ngàn CS liên bang . Quân của Liên Hiệp Anh gồm lính Nam Phi , các trung đoàn lính Gurkha .
b/ Khoảng 150 ngàn MIN YUEN (tạm dịch là thân binh) , một tổ chức dân sự nhằm cung cấp tiếp tế và thông tin cho lực lượng MNLA , (a civilian organisation called the Min Yuen supported the MPLA, collecting supplies and information) và 8.000 lính MNLA .
H.3 . Tổn thất : chết , 1346 lính và CS Mã , 519 lính Anh . Bị thương : 2.406 lính và CS Mã và Anh . Thường dân : 2478 chết , 810 mất tích .
Phe Mã cộng : 6.710 chết , 1289 bị thương , bị bắt 1.287 và đầu hàng 2.702
Dịch từ wiki
Một số ảnh về Malaysia , dựa trên NAT GEO Nov 1963 .
H1 . Múa lân và đốt pháo nhân dịp thủ tướng Lý quang Diệu của Singapore tới khánh thành 1 bịnh xá ở 1 khu chúng cư .
H2 . Sv ngành sinh học tập trung vào kỳ thi cuối khóa tại một phòng thí nghiệm của đh Singapore . Lập năm 1949 , trường có 1.700 sv .
H3. 1 ng thuộc lạc săn đầu ng tại Sarawak tò mò (puzzle) trước bích chương đăng hình các lãnh đạo của Malaysia .
H4 . Ng dân bộ lạc Iban thân thiện , hay Sea Dyak , trong một nhà dài ở sông Rajang thuộc Sarawak lấy rượu đế và bánh mời khách . Từng là chiến sỉ dủng cảm , nay họ đặt chân vào t.kỷ 20 , như ta thấy máy may và radio . Nhưng đàn bà già vẫn để ngực trần , và đàn ông thì xâm mình .
H5 . Siêu thị tại Sarawak cung cấp hàng khắp thế giới , kể cả Mỹ . Chỉ trong chợ như vậy tại Sibu , cảng tấp nập của sông Rajang , cửa hàng này chất hàng trong không gian 30 x 40 bộ Anh . Phụ nữ xem khu bán kẹo gần quầy tính tiền . 1 ng Iban đến làm răng tại nha sỉ Tàu ở Kapit , Sarawak . Ng trong hình mang răng vàng .
H6 . Những căn hộ giá thấp tại Singapore , mỗi căn có ban-công , tượng trưng 1 chiến thắng trong "trận chiến chống nghèo khổ," theo lời TT Lý Quang Diệu của Sing . 1 CT gia cư công cộng đầy tham vọng hoàn thành 1 căn hộ trong 45 phút . Tiền thuê 1 căn 3 phòng giá 20 đô/tháng .
H7 . 1 đường phố tập nập tại Georgetown , 1 cảng tự do trên đảo Penang , nơi du khách mua hàng miễn thuế . Xe hơi , xe đạp , xe ba bánh chen nhau dưới các bảng hiệu quảng cáo bằng tiếng Anh và Hoa .
Khác nhau giữa chiến tranh VN và Mã Lai (Malaya, nay gọi là Malaysia)
Chiến tranh tại Mã Lai và VN đã được nhiều lần so sánh và đã đc các sử gia đặt câu hỏi làm thế nào một lực lượng lính Anh chỉ có 35.000 ng lại thành công trong khi hơn 1/2 triệu lính Mỹ lại thất bạo trên một khu vực nhỏ hơn. Hai cuộc chiến khác nhau ở các điểm sau .
1/ Trong khi MNLA, tên tắt của tên tiếng Anh của Quân đội Dân tộc Giải phóng Mã lai, chỉ có hơn 8.000 du kích, quân CS Bắc Việt có hơn 250.000 người, cộng thêm khoảng 100.000 du kích Việt cộng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của LX và CHND Trung Hoa đã cung cấp một lượng lớn vũ khí mới nhứt, yểm trợ hậu cần, người và huấn luyện cho Bắc VN.
Hơn nữa, Bắc VN, cùng chung biên giới với đồng minh TQ, cho phép sự giúp đỡ và tái tiếp tế liên tục.
Trong khi đó, lực lượng MNLA bị cô lập và ko có sự giúp đỡ từ bên ngoài (external supporter).
Lực lượng này đã cô lập về chính trị với phần lớn người dân. Như đã nói ở trên, đây là một phong trào chính trị hầu như CHỈ CÓ Hoa kiều tham gia; sự hỗ trợ từ người Mã Lai theo Hồi giáo và các bộ lạc nhỏ hơn thì rải rác. Người Mã Lai ủng hộ người Anh vì được hứa sẽ độc lập trong một nhà nước Mã Lai; một chiến thắng của MNLA sẽ bao hàm (imply) một nhà nước khống chế bởi Hoa kiều, và có thể là một nhà nước bù nhìn của Bắc kinh hay Moscow.
Nước Anh chưa bao giờ xem cuộc chiến chống Mã Cộng là chiến tranh qui ước và nhanh chóng thực thi một kế hoạch hữu hiệu gồm: 1/ tình báo (lãnh đạo bởi nghành CS Đặc Biệt của Mã Lai để chống lại nhánh chánh trị của phong trào du kích này) và 2/ "dân vận và chiêu hồi" (hearts and minds).
Nhiều ng Mã Lai đã chiến đấu với người Anh chống lại Nhật trong Thế Chiến 2, gồm Chin Peng, lãnh đạo của MNLA. Tương phản với Đông Dương khi các viên chức Pháp ko chiến đấu chống Nhật, điều này đã kích động người VN theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Pháp. Yếu tố về lòng tin này giữa dân địa phương và đế quốc Anh đã giúp Anh có thuận lợi hơn Pháp và sau này, Mỹ tại VN, đã ko có sự tin tưởng như vậy từ người VN?
Về mặt thuần túy QS, lính Anh nhìn nhận rằng trong một chiến tranh cường độ thấp (low-intensity war), kỹ năng và chịu đựng của cá nhân người lính thì quan trọng hơn là hỏa lực áp đảo (pháo binh, máy bay, v.v...). Dù cho nhiều lính Anh là lính quân dịch (conscripted), kỹ năng và thái độ (attitude) cần thiết lại được dạy thêm ở trường chiến tranh rừng núi, (nơi đây) cũng đã áp dụng những chiến thuật tối ưu dựa trên kinh nghiệm chiến trường.
Tại VN, người và vũ khí đươcc chuyển qua nước thứ 3 như Lào và Cambodia trong khi quân Mỹ ko được phép vào 2 nước này. Điều này cho phép lính CSVN có chỗ núp an toàn đối với mọi tấn công của Mỹ. Phe MNLA chỉ có biên giới Thái, nơi mà họ đã trú ẩn lúc gần kết cuộc chiến.
Dịch từ Wikipedia. Ảnh minh họa từ NAT GEO tháng 11 1963.
Cập nhựt ngày Sep 28 2022
Những giống nhau giữa cuộc chiến tại Mã Lai (Malaya)* và VN
Ngoài việc ném bom và rải thuốc khai quang, còn có 2 điểm tương tự.
1/ CT tái định cư
Nước Anh đã lập chương trình (CT) "tái định cư" đã cung cấp một khuôn mẫu cho CT Ấp Chiến Lược tại VN. Trong cuộc chiến Mã Lai lần đầu, 450 khu tái định cư đc lập và khoảng 470.509 người - gồm 400 ngàn người Hoa - đã ở trong đó. Một biện pháp chiến tranh của Anh là tạo sự trừng phạt tập thể *** đối với làng mà người dân đc cho rằng (deem) giúp đỡ phe nổi dậy. Ở Tanjong Malim tháng 3/1952, Trung Tướng Templer, TL quân Anh ở Malaya thời đó, áp đặt (impose) giới nghiêm 24 giờ**, cấm rời khỏi làng, đóng cửa trường, ngừng dịch vụ xe bus và giảm khẩu phần gạo cho 20 ngàn người. Biện pháp cuối đã khiến Trường Vệ Sinh và Bịnh Nhiệt Đới London viết thư tới VP Thuộc Địa nhận xét rằng "người dân Mã Lai suy dinh dưỡng kinh niên" dẫn đến cái chết. "Biện pháp này ko những chỉ làm gia tăng bịnh tật nhưng cả chết chóc, đặc biệt các bà mẹ và trẻ thơ". Một số người bị phạt vì rời nhà để đi cầu bên ngoài! Một trừng phạt tập thể khác - tại Sengei Pelek vào tháng kế - gồm giới nghiêm, cắt khẩu 40/100 khẩu phần gạo và dựng hàng rào (chain-link) cao 22 yard hay 20,1 m bên ngoài hàng rào kẽm gai (barbed wire) chung quanh làng này. Viên chức giải thích rằng làm như vậy đối với 4.000 dân làng vì "sự tiếp tục tiếp tế lương thực" cho phe nổi dậy và "vì họ ko cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền".
2/ Tìm và diệt .
Cũng như lính Mỹ tại VN, lính Anh cũng thường đốt những làng bị kết tội tiếp tế cho phe nổi dậy, bắt giữ hàng ngàn người tình nghi là cộng tác với nổi dậy, hầu ko còn chỗ cho phe nổi dậy ẩn náo. Nếu khám phá người dân giúp đỡ phe nổi dậy thì lính Anh sẽ giữ và điều tra họ để biết nơi đóng quân của nổi dậy. Phe nổi dậy có nhiều thuận lợi hơn lính Anh; họ sống gần người dân, đôi khi có thân nhân hay bạn thân trong làng, và họ ko ngại dùng bạo động hay tra tấn hay giết các trưởng làng để làm gương cho kẻ khác, buộc người dân phải giúp họ lương thực và thông tin. Vì vậy lính Anh có đe dọa kép: phe nổi dậy và mạng lưới thầm lặng trong làng, dù muốn dù ko, hổ trợ phe nổi dậy. Trong khi phe nổi dậy ít khi đụng độ với lính Anh, họ lại dùng chiến thuật khủng bố để làm dân sợ và phải giúp đỡ vật chất cho họ. Lính Anh thường mô tả sự kinh hãi (terror) khi đi hành quân trong rừng; ngoài việc để ý/canh chừng quân nổi dậy, họ phải di chuyển trên địa thế khó khăn và tránh động vật và côn trùng nguy hiểm. Nhiều toán phải ở trong rừng nhiều ngày, ngay cả nhiều tuần, ko đụng địch và kế đó, trong khoảnh khắc ngắn ngủi lại lọt ổ phục kích. Lính Anh, ko thể phân biệt bạn thù, phải điều chỉnh với nguy cơ thường xuyên bị phe nổi dậy tấn công. Những tình huống này dẫn đến sự kiện ô nhục (infamous incident) tại Batang Kali khi 24 dân làng ko võ trang bị giết bởi lính Anh .
* Hiện nay gọi là Malaysia .
** Áp dụng bên ngoài làng, bên trong làng chỉ giới nghiêm ban đêm.
*** Điều này ko có tại VN. Lính Úc, do có kinh nghiệm chiến đấu ở Mã Lai (vì trong khối Liên hiệp Anh), khi đóng quân ở Phước Tuy đã làm chủ tình hình 100/100. Thời đó tỉnh này là yên nhứt trong các tỉnh ở VN. Họ đánh theo lối du kích, ví dụ: tiến quân vào một làng, sau đó rút lui nhưng "ém" lại một trung đội. Lính CS tưởng rút hết, lò mò trở về thì bị phục kích.
Theo báo Úc, có lần họ đã cột 1 xác lính CS vào sau xe M-113 để cảnh cáo dân làng "nếu ai theo VC sẽ có số phận như vậy".
Cập nhật ngày Sep 28 2022.
Lúc chưa gặp thời
- Lúc gặp thời, nằm ngủ cũng có ng lôi dậy để đưa tiền hay giao việc cho làm; lúc hết thời, chạy rong “như chó đói” vì ko ai đoái hoài/ngó tới hay giao việc. Tôi đã trải qua kinh nghiệm này .
- Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Tôi qua Mỹ một mình vào tháng 6/1994: Giai đoạn đầu ở nhà ng bảo trợ khoảng 15 ngày thì do gđ họ lục đục nên tôi phải dọn sang chỗ khác. Ở đây tôi ở vài ngày tại một phòng làm thêm, nằm ở góc vườn, ko có nước dùng, máy sưởi và toilet (có một bô nhỏ để đi tiểu ban đêm): khi cần thì chạy vào nhà ! Ông Cầu, bạn của ba tôi, thấy vậy đưa tôi về nhà ông ở vài tuần. Sau đó tôi về ở nhà anh H. một cựu tù cải tạo, ở chung phòng với ông già vợ của y. Sau này tôi dọn về nhà xui trai của ông già này (con gái ông lấy anh C. con trai của gđ này). Năm 1998, tôi lại dọn về nhà của anh L. (cháu của anh C.): khi về nhà này, tôi biết mình sẽ hên vì nhà này số 2301, cộng lại bằng 6, RẤT MAY MẮN.
Thật đúng như vậy, chỉ sau vài tháng tôi đã:
1/ Được tiền bịnh sau 4 năm xin việc khắp nơi mà ko ai mướn - vì quá ốm yếu bịnh tật, dù lúc đó tôi chỉ mới 51 tuổi. Nhờ có tiền bịnh tôi được BHYT toàn diện, sau hơn ba năm chỉ được BHYT hạn chế. Những ai có con dưới 18 thì cả gia đình được BHYT toàn diện cho tới khi đứa con út đủ 18, do đó ở Mỹ những ai độc thân hay vợ chồng ko có con rất thiệt thòi!
2/ Được cấp một căn hộ (apartment) lịch sự nhưng tôi ko nhận vì tôi nghĩ rằng tôi chưa cần, dù lúc đó đang ngủ phòng khách của nhà anh L. !
3/ Được yêu cầu dạy học (Toán và Anh văn) cho 5 đứa nhỏ, anh em họ (cousin) của anh L. ở VN mới qua: nhờ đó mà số HS lên tới gần 20 đứa. Lúc đó, mỗi ngày tôi dạy từ 3 g đến 9 g tối vì HS đủ mọi trình độ, về tới phòng là lăn ra ngủ, lúc đó rất khỏe vì chỉ mới 51 tuổi, ko xuống cấp như bây giờ. Tiền mua sách Toán mỗi tháng khoảng 200 đô vì Toán ở Mỹ rất thực dụng khi ở lớp nhỏ đã bắt đầu học về Xác Suất, Thống Kê, v.v... - những môn mà ở VN chỉ dạy ở lớp đệ Nhất (12 bây giờ)!
Tôi nghiệm thấy, chữ THỜI rất quan trọng vì BỐN NĂM ĐẦU ko ai nhờ tôi dạy học dù các chỗ tôi ở đều có trẻ em (vì con em họ ko cần ai dạy vì chúng có cha mẹ kèm cặp, v.v...).
Ảnh: chụp cách đây khoảng 3 năm trong tiệc tiển đưa cô H. một láng giềng, cũng là "khách hàng" về vi tính của tôi, đi bang xa.
- Lúc gặp thời, nằm ngủ cũng có ng lôi dậy để đưa tiền hay giao việc cho làm; lúc hết thời, chạy rong “như chó đói” vì ko ai đoái hoài/ngó tới hay giao việc. Tôi đã trải qua kinh nghiệm này .
- Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Tôi qua Mỹ một mình vào tháng 6/1994: Giai đoạn đầu ở nhà ng bảo trợ khoảng 15 ngày thì do gđ họ lục đục nên tôi phải dọn sang chỗ khác. Ở đây tôi ở vài ngày tại một phòng làm thêm, nằm ở góc vườn, ko có nước dùng, máy sưởi và toilet (có một bô nhỏ để đi tiểu ban đêm): khi cần thì chạy vào nhà ! Ông Cầu, bạn của ba tôi, thấy vậy đưa tôi về nhà ông ở vài tuần. Sau đó tôi về ở nhà anh H. một cựu tù cải tạo, ở chung phòng với ông già vợ của y. Sau này tôi dọn về nhà xui trai của ông già này (con gái ông lấy anh C. con trai của gđ này). Năm 1998, tôi lại dọn về nhà của anh L. (cháu của anh C.): khi về nhà này, tôi biết mình sẽ hên vì nhà này số 2301, cộng lại bằng 6, RẤT MAY MẮN.
Thật đúng như vậy, chỉ sau vài tháng tôi đã:
1/ Được tiền bịnh sau 4 năm xin việc khắp nơi mà ko ai mướn - vì quá ốm yếu bịnh tật, dù lúc đó tôi chỉ mới 51 tuổi. Nhờ có tiền bịnh tôi được BHYT toàn diện, sau hơn ba năm chỉ được BHYT hạn chế. Những ai có con dưới 18 thì cả gia đình được BHYT toàn diện cho tới khi đứa con út đủ 18, do đó ở Mỹ những ai độc thân hay vợ chồng ko có con rất thiệt thòi!
2/ Được cấp một căn hộ (apartment) lịch sự nhưng tôi ko nhận vì tôi nghĩ rằng tôi chưa cần, dù lúc đó đang ngủ phòng khách của nhà anh L. !
3/ Được yêu cầu dạy học (Toán và Anh văn) cho 5 đứa nhỏ, anh em họ (cousin) của anh L. ở VN mới qua: nhờ đó mà số HS lên tới gần 20 đứa. Lúc đó, mỗi ngày tôi dạy từ 3 g đến 9 g tối vì HS đủ mọi trình độ, về tới phòng là lăn ra ngủ, lúc đó rất khỏe vì chỉ mới 51 tuổi, ko xuống cấp như bây giờ. Tiền mua sách Toán mỗi tháng khoảng 200 đô vì Toán ở Mỹ rất thực dụng khi ở lớp nhỏ đã bắt đầu học về Xác Suất, Thống Kê, v.v... - những môn mà ở VN chỉ dạy ở lớp đệ Nhất (12 bây giờ)!
Tôi nghiệm thấy, chữ THỜI rất quan trọng vì BỐN NĂM ĐẦU ko ai nhờ tôi dạy học dù các chỗ tôi ở đều có trẻ em (vì con em họ ko cần ai dạy vì chúng có cha mẹ kèm cặp, v.v...).
Ảnh: chụp cách đây khoảng 3 năm trong tiệc tiển đưa cô H. một láng giềng, cũng là "khách hàng" về vi tính của tôi, đi bang xa.
Người Việt Gốc Mỹ
Nguyễn Thế Thăng
April 23, 20130 Bình Luận
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện về một người bạn cựu chiến binh Mỹ tự xưng là “người Việt gốc Mỹ”.
Tôi biết Mike khoảng hai năm sau ngày đặt chân lên đất Hoa Kỳ. Dù hành trang sẵn có chút ít tiếng Anh từ trước 1975, tôi vẫn phải vất vả hội nhập vào xã hội mới bằng những bước chân chập chững, e dè trong độ tuổi “bất hoặc”.
Thật may mắn, tôi tình cờ được gặp và quen biết Mike. Anh đã cho tôi một cái nhìn khá bao quát nước Mỹ từ phong tục tập quán đến văn hóa xã hội lẫn chính trị. Mike đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả vật chất tinh thần để tôi có được một nghị lực, niềm tự tin, sự phấn khởi tràn trề khi bắt đầu nửa cuộc đời còn lại nơi tha phương, đất khách.
Trong buổi họp mặt cựu Chiến Binh nhân dịp Memorial Day của State Guards Association of U.S (SGAUS), bàn của tụi tôi rất ồn ào với đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất, vui nhất là những chuyện tiếu lâm xoay quanh đời sống thường nhật của người Mỹ, đặc biệt lớp tuổi về hưu phải đương đầu với nhà dưỡng lão, bệnh tật, nhất là bệnh lãng trí Alzheimer…
Hôm ấy, tôi kể chuyện một đôi vợ chồng già, Bác Sĩ nói với người vợ: tôi thấy sức khỏe ông nhà ngày càng khá hơn khi ông tìm được niềm vui nơi Thượng Đế, tin tưởng nhiều hơn vào Chúa Quan Phòng, đến nỗi, ông nghĩ Chúa đang theo giúp đỡ ông trong mọi việc, trong từng bước chân đi. Ông nói với tôi, đêm qua, khi ông vừa mở cửa nhà vệ sinh để đi tiểu thì Chúa bật đèn lên cho ông liền…
Bà vợ la lên, ngắt lời Bác Sĩ:
– Ôi lạy Chúa tôi, ổng lại đái vào tủ lạnh của tôi rồi!!!
Cả bọn cười bò lê bò càng. Cười lớn nhất là một chàng cao lớn, tóc vàng tên là Mike.
Anh vỗ vai tôi:
– Ê, bạn người gốc nước nào?
– Việt Nam.
Mike bật đứng dậy, bàn tay như hộ pháp chụp lên đầu tôi, nói thật lớn, nguyên văn bằng tiếng Việt đặc sệt giọng miền nam:
– Đ.M. nãy giờ sao hổng nói?
– Ủa, anh biết tiếng Việt hả?
Mike vênh mặt lên, tay phải vỗ bồm bộp vào cái ngực đang ưỡn, vẫn dùng tiếng Việt:
– Hai lần công tác Việt Nam, đem về Mỹ một cô giáo dạy tiếng Việt tại gia từ 1972, học và nói tiếng Việt từ hồi đó đến giờ, bộ ngu lắm sao mà không biết, biết rành quá đi chứ!!
Không ngờ trong bàn lại có một số cựu chiến binh Việt Nam khác, đua nhau xổ ra những câu tiếng Việt họ còn nhớ lõm bõm:
– Chòi đắt ui (trời đất ơi)
– chào cắc Ong, mành giỏi? (chào các Ông, mạnh giỏi)
– Con gái Viết Nàmdde.p lám (con gái VN đẹp lắm)
– Ngùi Viết Nàmtót lám, đi đi mao, đin – kí đàu (người VN tốt lắm, đi đi mau, điên cái đầu !)…
Riêng Mike nói tiếng Việt rất lưu loát, không hề sai một âm nào (giống như ca sĩ Delena hát tiếng Việt vậy), kể cả cách dùng chữ rất trí thức, đôi khi dí dỏm, có lúc thật tiếu lâm.
Tôi đã gặp một nhân viên Bộ Ngoại Giao rành tiếng Việt đến nỗi khi tôi đùa hỏi “Anh người gì mà nói tiếng Việt ngon lành vậy” Anh trả lời tỉnh bơ “Tôi người Bắc !”.
Tôi cũng đã gặp một số người Mỹ chính gốc, thuộc giáo phái Mormon, họ thảo luận Kinh Thánh, đi truyền đạo Tin Lành bằng tiếng Việt thật trôi chảy, nhưng đó là nghề của họ.
Còn Mike, anh nói tiếng Việt bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Micheal, tên Việt của tôi là Mai, theo giọng Việt Nam có nghĩa là hên, là may mắn, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung (?) có nghĩa là hoa mai, một loài hoa rực rỡ mùa xuân!
Vợ tôi vẫn thích kêu tôi là Mai Cồ, hay Anh Cồ, hoặc Cồ ơi chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước Đại Cồ Việt mà! Một ông thày bói VN nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì cả đời tôi không thích mặc áo..vv và vv … tôi há hốc miệng ngồi nghe một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính ngôn ngữ của tôi !!!
Một đêm hội ngộ tuyệt vời, vui như chưa từng thấy từ ngày sống kiếp lưu vong.
Một tuần sau, Mike điện thoại mời tôi đến nhà.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: gia đình Mike gồm vợ chồng và 2 con hoàn toàn sinh hoạt theo truyền thống Việt Nam và tự nhận là người VN. Mike nói: đúng ra tôi là người Việt gốc Mỹ! Người bản xứ khi nghe tôi giới thiệu là người VN, nói tiếng VN thì họ vui lắm, vài người lúc đầu cứ tưởng nước VN ở đâu đó bên Đông Âu nên mới tóc vàng, mắt xanh!
Người gốc VN lại tưởng tôi là Mỹ lai, càng vui hơn, gần gũi hơn vì có 50% máu Việt Nam trong người mà, ai cũng vui. Mike dùng chữ “vui cả làng”!
Cả gia đình dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính.
Sống trên đất Mỹ, Mike tâm sự, nói tiếng Anh là việc đương nhiên, thế mà nhiều gia đình VN từ vợ chồng con cái đều ra vẻ hãnh diện với mớ tiếng Mỹ đôi khi trật giọng, sai văn phạm….hoặc nói đệm, câu nào cũng chêm thêm chữ Mỹ vào, trong khi cố tình lơ lớ tiếng mẹ đẻ của mình, dễ mất gốc quá, tủi hổ ông bà tổ tiên quá, uổng phí quá.
Lại có cả vài người viết văn, nhiều chữ thông thường không biết, hay giả vờ không biết, lại phải dùng tiếng Anh mới thấy dổm làm sao.
Tôi rất khâm phục những gia đình còn giữ vững truyền thống tốt đẹp VN. Tôi thấy những em bé VN thật dễ thương với tiếng Việt líu lo như chim hót nhưng tôi nhìn các em với cặp mắt bình thường nếu các em nói tiếng Anh, thật bình thường vì đây là nước Mỹ, sau này khi lớn lên phải học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, họ sẽ hối hận. Tiếc quá, Mike chặt lưỡi, lập đi lập lại, tiếc quá !!
Anh có biết “bà lang kẹt” là ai không? Thế mà một ông VN đã tuyên bố tự nhiên như người Sàigòn, vào mỗi mùa Đông, trên giường của ông phải có ít nhất hai bà lang kẹt ngủ mới đã, mới đủ ấm !?!?
Mai Liên, vợ anh, một sinh viên Đại Học Cần Thơ sinh quán Sóc Trăng.
Hai người quen nhau khi Mai Liên đi học thêm Anh ngữ trong một lớp do chính Mike phụ trách phần đàm thoại và luyện giọng. Thế rồi hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân vì gia đình hai bên đều không tán thành.
Mike phải xin trở lại Việt Nam lần thứ hai, kiên trì thuyết phục cha mẹ Mai Liên bằng chính tiếng Việt anh đã học được từ người tình. Cuối cùng không những cha mẹ, anh chị em của Mai Liên mà cả bà con xóm giềng cũng hài lòng với “thằng Cồ” vui tánh dễ thương lúc nào, nơi nào cũng pha trò được.
Riêng gia đình Mike lúc đầu vẫn chưa mấy thiện cảm với người dâu dị tộc. Hai vợ chồng son cố gắng sống hòa hợp với mọi người, không tỏ ra khó chịu mà còn thấy vui vui với cái tên Liên vài người cố tình đọc trại thành Alien (=người lạ).
Chẳng bao lâu sau tình thế hoàn toàn đảo ngược. Khi cha mẹ Mike dọn vô nhà dưỡng lão chỉ có vợ chồng Mike thăm viếng thường xuyên.
Ông bà rất cảm động, thỉnh thoảng lại công khai ngỏ lời xin lỗi Mai Liên và giới thiệu với mọi người Liên là đứa con gái yêu quý nhất.
Bốn gia đình anh chị của Mike tan vỡ hết ba, sự kiện phổ thông với trên 60% gia đình Mỹ bị rắc rối trong hôn nhân. Cứ một lần li dị lại một lần chia gia tài, riết giống như chuyện thường tình. Tuy nhiên, có điều lạ là sau khi chia tay, họ vẫn liên lạc qua lại với nhau, coi nhau như bạn, không ai ghen tuông gì hết.
“Tạ ơn trời đất (Mike không dùng chữ Chúa) tôi có được một bà vợ tuyệt vời. Liên lo lắng chăm sóc tôi kỹ lắm từ mọi sinh hoạt đến từng miếng ăn hàng ngày. Tôi đã quen và rất thích thức ăn Việt Nam. Rất hợp lý nếu ta không biết kiêng cữ, cứ ăn tầm bậy là đưa đủ thứ bệnh tật vào thân thể mình thôi. Anh ăn cái gì anh sẽ như thứ ấy.
Ăn nhiều rau, đậu, trái cây tươi, da thịt anh sẽ tươi. Anh ăn mỡ, cơ thể anh sẽ phải đeo mỡ.
Tốt nhứt nên ăn chay. Gia đình tôi ăn chay mỗi tuần một lần, nhiều nhất là các loại rau. Đồ chay Liên làm ngon lắm. Món nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe vì Liên chỉ dùng dầu olive thay cho mỡ động vật, không mặn lắm, không ngọt quá như đồ ăn Mỹ, nhất là hoàn toàn không dùng bột ngọt. Đặc biệt nước mắm ăn riết rồi mê luôn nhưng điều cần thiết nước mắm mua ở chợ về phải đem nấu cho sôi lên rồi đổ lại vô chai xài vì trong nước mắm có thể có nhiều siêu vi trùng, nhất là siêu vi bệnh gan, các loại mắm cũng vậy.
Chế độ ăn uống như thế làm sao bị phát phì như ba phần tư dân Mỹ hiện nay. Đến như con nít trên 6 tuổi thì phân nửa đã vượt quá trọng lượng được coi là mập rồi. Còn về thẩm mỹ, Anh thấy không, thông thường da người Mỹ trắng lại quá trắng, trắng nhễ nhại (?!)trắng như Bạch Tuyết nên trông có vẻ yếu đuối, bệnh tật, vì vậy họ phải đi phơi nắng ngoài biển hay vô các phòng nhuộm da trong các tanning clubs để cho da họ có màu đồng nâu hay màu bánh mật, nhìn rất khỏe mạnh, thể thao hơn, mốt thời thượng mà! Bà xã tôi được Trời Đất thương cho cái màu tự nhiên đó từ bé nên Ông Bà Ngoại sắp nhỏ mới đặt cho cái tên Mai Liên, anh đọc lái lại coi?!”
Nghe đến đây chính tôi đã phải kêu lên: chu choa mệ tổ ơi, mần răng mà cái chi mô anh cũng biết hết rứa chừ hết biết luôn.
Mike hiện nguyên hình một “chú Sam” há hốc miệng “Wh…what? What d’you say?”
Ngay sau khi dành thắng lợi đem được Mai Liên về Mỹ, Mike giải ngũ. Liên đi làm 2 nghề khác nhau cho phép Mike trở lại Đại Học lấy xong bằng Kỹ Sư Điện Tử.
Mike rất vui mỗi lần nhắc lại giai đoạn này:
tôi sướng như Ông Trời con, ngày ngày đi học, còn Liên cực lắm, hy sinh vừa đi làm vừa lo cho tôi còn hơn Ba Má tôi ngày xưa, dĩ nhiên tôi yên tâm học xong rất nhanh.
Bên Mỹ này anh muốn học là phải được, muốn học gì cũng được, muốn lấy bằng gì cũng có, chỉ cần anh có ý thích và có ý chí. Anh có thể học toàn thời gian, bán thời gian, học hàm thụ hay học ngay cả trên online. Không có tiền thì Chánh Phủ hoặc một cơ sở, một công ty hay một tổ chức nào đó ứng tiền cho mượn nếu đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi nộp đơn xin việc làm, người chủ chỉ căn cứ một phần trên bằng cấp, còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm việc làm đã qua và sự giới thiệu, phê bình của các chủ cũ.
Tôi là cựu chiến binh, gần lấy xong bằng Kỹ Sư thì hãng Điện Tử Intel đã nhận trước rồi.
Năm đầu tiên tôi đi làm Liên chỉ còn làm một nghề, đến năm thứ hai Liên nghỉ việc hoàn toàn để đi học ngành Y tá. Đó là lý do chúng tôi chậm có con và chỉ có hai đứa.
Bên Mỹ này nghe nhà nào có 3,4 con là thiên hạ lắc đầu, le lưỡi liền. Có bầu, sanh con thật dễ dàng nhưng khó nhất, đau đầu nhất là vấn đề giáo dục, không dạy dỗ con được thì lại đổ thừa “cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh”, chưa chắc vậy đâu !
Có rất nhiều gia đình nuôi con đến 18 tuổi là bắt nó phải tự lập, nghĩa là đẩy nó ra ngoài xã hội, xét cho cùng điều này cũng có phần tốt.
Vì vậy, cũng rất công bằng khi bố mẹ già yếu, đến phiên chúng nó sẽ đẩy bố mẹ vô nhà hưu dưỡng thôi!
- Mai Lan ơi, ra chào chú đi con, Mike gọi.
Một cô gái Mỹ đẹp như tài tử điện ảnh Hollywood tươi cười bước ra, hai tay khoanh trước ngực, đầu cúi xuống, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn:
– Cháu tên Mai Lan, cháu chào chú.
Tôi đứng dậy, Mai Lan bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay:
– Chú tên là Long, Chú rất hân hạnh được biết cháu, được quen biết gia đình cháu, một gia đình tuyệt vời, cháu là một cô gái tuyệt vời. Cháu có về VN lần nào chưa?
– Dạ, cám ơn lời khen của Chú. Cháu đã về VN hai lần. Năm rồi cháu đi VN miễn phí.
– Sao vậy?
– Cháu có hai người bạn, hai chị em, bố mẹ họ là người Việt, hai bạn cháu không rành tiếng Việt nên bao cháu đi chung về VN để làm thông ngôn. Vui quá chừng. Bà con chòm xóm dưới quê cứ nhìn cháu chằm chằm: sao kỳ quá hè, Mỹ nói tiếng Việt còn Việt đặc thì bù trất, kỳ hén!
Lại nữa, Mỹ thì tên Việt còn Việt lại lấy tên Mỹ, ngộ ghê!
Cháu dịch lại cho hai đứa bạn nghe, tụi nó mắc cỡ quá, về đến Mỹ bắt đầu học tiếng Việt ngay.
Ba má tụi nó kèm riết, cháu cũng dạy thêm, bây giờ nói được hơi nhiều rồi. Hè năm nay tụi cháu lại về VN nhưng lần này cháu phải trả tiền vé máy bay vì bạn cháu không cần thông ngôn nữa, thông ngôn thất nghiệp rồi !
Ông bà ngoại cùng gia đình mấy Cậu, mấy Dì thương cháu lắm. Cũng có thể sẽ có anh Liêm đi cùng.
– Liêm là ai?
– Anh Hai cháu. Ảnh tên là Uy Liêm.
– Có phải đó là phiên âm tiếng Việt của chữ William không?
– Dạ đúng
– Thế anh cháu thích tên nào?
– Cả nhà cháu thích tên Uy Liêm hơn vì đa số tên riêng của Mỹ không có ý nghĩa gì hết, thường được bắt chước từ trong Kinh Thánh. Còn tên VN có lồng nghĩa trong đó, có khi mang cả ước vọng của cha mẹ đặt ở người con.
– Vậy Uy Liêm nghĩa là sao? Tôi giả vờ hỏi.
– Uy là uy phong, uy nghi, uy quyền, uy lực… còn Liêm là liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm.
Người có quyền uy thì phải liêm chính. Người ta khi có chút quyền chức thường hay sanh tật xấu, rồi tham nhũng, rồi phách lối.
Ba má cháu muốn anh Hai khi nào có địa vị lớn thì phải sống thanh liêm.
– Anh hai cháu đã có địa vị lớn chưa?
– Dạ ảnh chỉ mới là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Iraq. Còn 4 tháng nữa ảnh sẽ xong nghĩa vụ, khi trở lại Mỹ, được nghỉ phép, anh Hai sẽ theo tụi cháu về thăm Ngoại.
– Anh Hai có biết tiếng Việt không?
– Hết sẩy Chú ơi, dù dở nhứt nhà nhưng cũng gần ngang tầm với Ba cháu …
Mike ngồi nghe tôi khảo hạch cô con gái, miệng cứ tủm tỉm cười.
Tôi thật sự cảm động, nếu không nói là choáng váng, cứ ngây người ra. Giả sử có ai đó kể tôi nghe về một gia đình như thế này, về một cô gái Mỹ thế này, về một Đại Úy Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ như vậy… chắc chắn tôi không thể tin vì tôi đã phải chứng kiến nhiều hoàn cảnh trái ngược.
Có lần, vừa bước vô nhà một người bạn VN, ngay tại phòng khách treo một tấm bảng bằng carton với chữ: “No Vietnamese!” tôi ngập ngừng, hơi tái mặt, rồi lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng bước ra ngoài. Chủ nhà chạy theo đon đả.
Tôi nuốt nước miếng cho dằn cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng rồi chậm rãi: có phải ông không muốn tiếp khách người VN hay ông không cho phép ai ngồi trong phòng đó nói tiếng Việt?
Anh ta phân bua: tôi chỉ muốn bà Xã và các cháu luyện tiếng Anh cho thật nhuyễn để mau thành dân Mỹ thôi !?!?
Vậy nếu ông vào một nhà hàng, một công viên, lên máy bay, xe lửa, xe buýt hay vô nhà một người Mỹ nào đó, ông thấy hàng chữ này, ông hiểu nó thế nào?!?!
Cách đây vài chục năm, khi tình trạng kỳ thị chủng tộc còn tồn tại trên đất nước Mỹ, người ta thường thấy trên xe buýt hay công viên có đeo bảng: No dogs and negroes (cấm chó và người da đen). Đến thập niên 60 mới chấm dứt. Bây giờ ông treo “No Vietnamese” trong phòng khách nghĩa là làm sao?!?!
Ông ta gỡ bảng xuống liền.
Ông bà này nghe nói qua Mỹ có mấy năm đã về VN xum xue, bà con bên nhà ngạc nhiên thấy ông và gia đình lột xác nhanh quá, sức mạnh một đại cường quốc có khác. Bên này cả hai ông bà đi làm vệ sinh, quét dọn trường học, về VN khoe làm trong ngành giáo dục nên rất ít nói tiếng Việt.
Riêng dân Mỹ hay người VN tại Mỹ chỉ nghe âm Mít đặc, không cần nhìn, đều biết ngay ông chánh gốc là “dân địa phương” Alaska vì, mười câu hết chín, ông đều nhắc đến tên một thành phố lớn của Tiểu Bang này: Du nô.
Nhưng thôi, đây là đất nước tự do mà! Tự do dân chủ với lưỡng đảng đàng hoàng.
Mike thường nói đùa với tôi “coi dzậy chứ hổng phải dzậy mà còn quá cha dzậy nữa” khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ hiện nay.
Cứ nhìn vô gia đình Thống Đốc Tiểu Bang California: Ông chồng Schwarzenegger thuộc đảng Cộng Hòa trong khi bà vợ lại theo Dân Chủ. Khi làm việc, hai đảng kiểm soát lẫn nhau như vợ theo dõi chồng, như chồng để ý coi chừng bà vợ.
Nhưng khi có những sự kiện trọng đại liên quan đến an ninh đất nước, đến sự tồn vong của quốc gia, đến sự sống còn của dân tộc Hoa Kỳ thì hai đảng chỉ là một như sau vụ 9/11 mấy năm trước đây. Hình như có một thứ siêu chính quyền đâu đó quyết định tất cả, tương tự ảnh hưởng nội ngoại trên hai vợ chồng giữ cho hạnh phúc lứa đôi bền vững, từ đó nuôi dạy con cái thành công, kinh tế gia đình thịnh vượng, cho nước Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc đã tiến lên bá chủ hoàn cầu. Nước Mỹ đang đứng nhất trên toàn thế giới về mọi phương diện nhưng rất tiếc, nhất luôn về vô luân thường, vô đạo lý và nhất luôn về cả lãnh vực tội phạm!
Đấy, Mike hướng dẫn cho tôi nhiều, rất nhiều điều, nhiều chuyện.
Chúng tôi ngày càng thân hơn khi biết tôi ngày xưa cũng có một thời gian đi dạy học. Vợ chồng Mike và cháu Lan lại thích tìm hiểu sâu xa tiếng Việt hơn qua những từ ngữ Hán Nôm mà tôi đã được Ông Ngoại, một Cử Nhân Hán Văn, khoa thi cuối cùng, dạy dỗ.
Nhờ vợ chồng Mike, tôi thực sự hội nhập vào xã hội Mỹ lúc nào không hay. Từ sự nhiệt tình giới thiệu của Mike, tôi được một chân Technician trong hãng Merix ở Forest Grove. Một năm sau, Mike khuyến khích và hướng dẫn vợ chồng tôi mua một cơ sở kinh doanh riêng ngay trung tâm thành phố Tigard đến nay đã tròn 12 năm.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh như những áng mây ngoài khung trời rộng. Thênh thang như giấc mơ Hoa Kỳ của gia đình tôi liên tiếp nở hoa.
Cho đến một ngày… Tin như sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng Mike vừa qua đời trong một tai nạn xe! Cháu Lan gọi báo cho tôi bằng tiếng được tiếng mất, tức tưởi, nghẹn ngào.
Một anh Mễ nhập cư bất hợp pháp say rượu lái xe vào đường cấm ngược chiều. Xe Toyota Camry của vợ chồng Mike nằm bẹp dí dưới gầm chiếc xe tải F350 chở đầy đồ nghề làm vườn cắt cỏ.
Toán cấp cứu phải cưa xe mới đem được hai người ra nhưng cả hai đều đã tắt thở vì sức va chạm quá mạnh và vì vết thương quá nặng…
Lại thêm một nhức nhối của người Mỹ trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp… lại thêm một vết đen tệ nạn say rượu, say xì ke lái xe DUI ngày càng nhiều…
Tang lễ thật đơn giản gồm đa số người quen gia đình, bạn bè làm chung Intel với Mike và đồng nghiệp trong bệnh viện của Mai Liên.
Cháu Uy Liêm được thông báo từ Iraq về để vừa kịp nhìn cha mẹ lần cuối trước khi đóng nắp quan tài.
Trời Oregon chiều nay mưa buồn day dứt. Nghĩa trang Finley Sunset Hills với những dốc thoai thoải quay về hướng Tây, về hướng Thái Bình Dương mà tận cùng bên kia bờ có một vùng đất mang tên VN, quê hương yêu dấu của Mike và Mai Liên suốt cả đời người. Gió buốt miên man như xoáy sâu vào tận xương tủy. Như chưa bao giờ.
Vài tia sáng yếu ớt long lanh trên những ngọn cỏ đầm đìa. Mắt tôi nhạt nhòa trong cái lạnh tái tê. Cũng xong một kiếp trong vô lượng luân hồi. Một chút gì đó có lẽ hai người đang hài lòng là vẫn còn được đi chung với nhau, vẫn còn được tay trong tay, cùng qua một thế giới khác, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.
Ít nhất về vật chất bây giờ xác hai người vẫn còn được nằm bên nhau, hai ngôi mộ song song, cùng nhìn về quê hương VN tít mù xa thẳm cuối chân trời.
Riêng tôi lòng trĩu nặng mối ân tình chưa thanh thỏa.
Trong suốt cuộc đời còn lại, dù còn sống trên đất Mỹ này, hay giang hồ đó đây, hình ảnh tươi vui khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, gương mặt dễ thương, cử chỉ ân cần, lời nói nhã nhặn nhiệt tình và đặc biệt ân nghĩa của vợ chồng Mike đã dành cho gia đình tôi chắc chắn sẽ khó phai mờ.
Cám ơn Michael Erickson. Cám ơn Mai Liên Trần. Xin tạm biệt.
Nguyễn Thế Thăng
Trong Nỗi Khốn Cùng
21/06/2008
Tác giả: Nguyễn Thế Thăng
Bài số 2332-16208309-vb7210608
Lời nói đầu: Nguyễn Thế Thăng là tác giả vào chung kết viết về nước Mỹ 2008 với bài viết “Người Việt gốc Mỹ. Ông định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregan. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregan, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/ Interpreters Team/X.O).
Tại Việt Nam, trước 1975, Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/ DH/CTCT, Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Sau tháng Tư-1975, ông cùng các chiến hữu vào mật khu tiếp tục chiến đấu chống cộng. Tháng 10-1975, sau nhiều nỗ lực chống trả, mật khu chống cộng bị chiến xa cộng sản tràn ngập, tác giả bị thương rồi bị bắt với vũ khi trên tay, bị mang “triển lãm” tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Bài viết sau đây là hồi ký về những ngày tháng khốn cùng kể trên.
Câu chuyện không liên quan tới nước Mỹ, nhưng bản Anh ngữ của bài viết -do chính tác giả dịch- đã được chọn đăng trong tập san "War, Literature Art" cua Học Viện Quân Lực Hoa Kỳ (USAF Academy). Phải chăng tờ tạp chí này coi đây như một phần ký ức cần soi sáng của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Hình trên: Ông bà Nguyễn Thế Thăng và trưởng nữ, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Tiến sĩ Dược Khoa hạng danh dự tại OHSU (Oregon Health... Science University). Trong họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ ngày 28-6 sắp tới, các thân hữu sẽ có dịp gặp gia đình Nguyễn Thế Thăng và nghe cô dược sĩ tân khoa nói tiếng Việt, coi tử vi, xem tướng...
=====
"Suốt cuộc đời tôi trên mảnh đất quê hương bất hạnh, có lẽ mùa Đông 1975 là một cái Đông lạnh lẽo nhất. Không biết có phải vì miền Nam VN vừa trải qua một cuộc đổi đời khủng khiếp, hay vì lúc ấy tôi đang bị cùm tại Trại A9 Long Thành (Ngã Ba Thái Lan) trong một dãy nhà tôn vách gỗ mà không hề có lấy một tấm mền mỏng che thân" Ban ngày ngủ, ban đêm phải thức trắng ngồi xoa bóp liên tục khắp cả người cho ấm. Ôi đêm dài vô tận trong cái lạnh thấu xương cộng thêm vết thương trên người còn tươi máu. Chính từ chuỗi ngày đêm nơi tầng cuối địa ngục này lại trở thành một phước duyên cho tôi tập tễnh bước vào Thiền để sống sót và tồn tại đến ngày nay.
*
Trước và sau ngày 30/4/75 tôi đã không hề có ý định chạy ra nước ngoài. Khoảng đầu tháng 6/75 tôi lên Trà Cổ (Hố Nai) rồi từ đó vào rừng gia nhập Liên Đoàn 5 của Đại Úy Lê Đình Thạch SĐ5 (gồm một số Biệt Kích Dù, Biệt Động, Cảnh Sát, Địa Phương Quân..).Chúng tôi sống trong các mật khu cũ của VC vùng Sông Buông, Sông Mây (đầu Chiến Khu D). VC tràn ra thành phố, bỏ ngỏ mật khu của họ với đầy đủ chòi, lán, vọng gác trên cây, bếp với nồi niêu xoong chảo, nương khoai, vườn rau và một số rất lớn lựu đạn chày chỉ còn được dùng để đánh cá vì hệ thống kích hoả bị hư đến hơn 60%. Chúng tôi thường tấn công những kho gạo Tân Bình, Tân Bắc, Trà Cổ...trước khi vác gạo về mật khu, chúng tôi dọn sạch kho đem bỏ từng bao trước cửa mỗi nhà dân. Dân địa phương và gia đình cũng tiếp tế cho chúng tôi rất nhiều thực phẩm khác. Vũ khí cũ như M16, M79 dần dần hết đạn, chúng tôi phải đánh VC để lấy AK, B40...
Đến khoảng tháng 9/75 lực lượng chúng tôi đã có khoảng 80 người. Biết không thể chống cự nổi bọn CS đang say men chiến thắng, chúng tôi dự trù sẽ đi đường bộ băng ngang Kampuchia đến vùng biên giới Kampuchia-Thái Lan để dưỡng quân rồi tuỳ cơ ứng biến. Trong vùng còn có một lực lượng Biệt Kích 81 hoạt động độc lập dưới sự chỉ huy của một người tên Wòng A Cẩu. Chúng tôi cũng đang liên lạc để sát nhập với một lực lượng khác do Thiếu Tá Tam (Thiếu Tá Nguyễn Phước Trường) chỉ huy. Có một Linh Mục tham gia tên Trần Học Hiệu (LM Hiệu sau này đã bị giết chết trong tù).
Khoảng tháng 10/75, VC đưa 2 Trung Đoàn có 4 chiến xa yểm trợ tấn công đơn vị chúng tôi và đơn vị của Thiếu Tá Tam. Chúng tôi trải quân ra thật rộng với từng tổ tam tam chế, đóng chốt trên tất cả những yếu điểm, kể cả những chòi trên ngọn cây, bình tĩnh xử dụng thật tiết kiệm từng viên đạn một. Chiến đấu trong hơn 4 ngày đêm, chúng tôi đã mất hơn nửa quân số.
Sau khi Anh Thạch hy sinh, chúng tôi phải xé lẻ tan hàng. Ba người theo tôi đi về Phước Long. Đến 10g sáng, chúng tôi lọt ổ phục kích gần Xã Vĩnh Cửu. 1 Trung Đội VC nằm dài theo bụi tre cách khoảng 15-20m bắn xối xả vào chúng tôi đang di chuyển giữa đồng trống, quần áo tôi bị thủng nhiều lỗ, một viên AK xuyên qua đầu gối (đang ở thế ngồi chồm hổm để bắn lại) làm tôi ngã vật ra sau nhưng vẫn tiếp tục bắn đồng thời ra lệnh 3 thuộc cấp thoát thân. Chuẩn Uý Nguyễn Thạch Điệp nhất định liều chết để lôi tôi đi, tôi hét lên, Điệp vẫn không buông tôi ra, tôi phải chĩa súng vào người Điệp gằn giọng nếu không chạy đi, tôi phải bắn chú. Điệp rớm nước mắt "dạ" rồi vọt, cùng lúc với đợt xung phong xáp lá cà của địch, một tên dùng nguyên khẩu súng với trái đạn B40 đập lên đầu tôi, tôi né qua một bên, bị trúng vào gáy rồi ngất đi.
Hình như một tên chỉa AK vào đầu tôi định bóp cò, một tên khác la lên : đừng bắn, thằng này cấp cao, tài liệu sống, đem nó về. Lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên võng vải nylon, máu me ướt sũng lưng, bọn VC thay nhau khiêng tôi đi. Ngang qua một số dân địa phương đang làm rẫy, tôi thoáng nghe vài tiếng kêu "Giê-Su Ma".
VC đưa tôi về Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, nhốt tôi trong một căn nhà không có nóc (bị pháo kích sập, chỉ còn 4 bức tường với các cửa đóng kín bằng những tấm ván lớn chéo nhau). Tôi được đặt trên một bao tải cũ, gối đầu trên một cục gạch thẻ, trên người chỉ còn một quần lót dính đầy máu đã khô, đầu gối được bó lại bằng chính cái áo trận của tôi. Đêm đó trời mưa như trút, cả người tôi ướt như chuột nằm chịu trận suốt mấy giờ.Vết thương đau nhức khủng khiếp, máu vẫn tiếp tục loang loang theo nước mưa. Sau cùng vì quá lạnh, sức đã kiệt, tôi lên tiếng kêu gọi Bộ Đội xin chuyển tôi đi nơi khác, không nghe tiếng trả lời, tôi ráng lết vào sát chân tường để núp. Nếu lúc đó cửa có mở tôi cũng không thể trốn đi vì đầu gối chân phải đã bị bắn xuyên từ bên này sang bên kia, xương bánh chè bị vỡ nát.
Bị bắt tại trận với vũ khí trên tay thế này chắc chắn 100% là chết, nếu lỡ sau này có sống sót, có lành cũng thành phế nhân, tôi đành quyết định chọn con đường tự sát. Ráng đập đầu vào tường nhưng sức không còn. Thử cắn lưỡi thì thú thật đau quá, không đủ can đảm. Có lẽ phải nhờ VC giết giùm thôi. Tôi bắt đầu la lên chửi rủa CS, chửi đích danh HCM khan cả tiếng. Tôi tiếp tục chửi tất cả những tên đầu não CS lúc bấy giờ mà tôi nhớ được như Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ... rồi không biết ngất đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy toàn thân tê tái, tê như đóng băng, đầu vẫn gối trên cục gạch, thân vẫn nằm trên cái bao tải ướt sũng, trên người gần như trần truồng được đắp lại bằng....một tấm tôn! Ngoài kia gió vẫn rít gào, trời vẫn vô tình mưa rả rích, nước mưa vẫn gõ nhịp đều đặn trên tấm tôn lạnh lùng....
Sáng hôm sau VC triệu tập một cuộc mít tinh dân chúng Huyện Thống Nhất để triển lãm mục đích răn đe với khoảng hơn 40 xác những "tên ác ôn" đã "đền tội". 11 người bị bắt (tất cả đều bị thương). Số còn lại trốn thoát. Chúng khiêng tôi ra đặt nằm phía sau một chiếc xe Jeep mui trần cho bà con xem. Rất nhiều tiếng đả đảo từ những tay cò mồi. Không ít những giọt nước mắt nghẹn ngào. Vẫn vỏn vẹn một chiếc quần lót đẫm máu, tôi ngồi thẳng người, bình tĩnh nhếch mép cười khi nghe những tiếng hô đòi tử hình kẻ "tội phạm". Lúc đó đối với tôi hai tiếng "tử hình" nghe không còn ghê rợn nữa mà thật bình thường vì đó chính là điều tôi mong đợi và chấp nhận như một sòng phẳng tất nhiên. Một cô trung niên, mặt khá xinh, người nhỏ nhắn, có vẻ rất hung hăng, vừa xô đẩy những Bộ Đội giữ trật tự, vừa hô to: đả đảo những tên "xâm lăng" (") khốn nạn, hoà bình không muốn chỉ muốn chiến tranh, những tên mặt người dạ thú, giả nhân giả nghĩa, giết hại dân lành... hãy để cho tôi nhổ vào mặt nó, đập vào mặt nó, tôi mới hả dạ. Tôi nghĩ mụ này là "VC cái" giả dạng thôi, lòng tôi thanh thản đến lạ lùng. Hãy để chúng trổ tài bịp bợm. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi cõi đời ô trọc bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ cách nào, dù xấu nhất. Tôi mỉm cười nhìn thẳng vào mắt mụ khi mụ vung nắm đấm. Mụ không nhổ vào mặt tôi. Mụ cũng không đập vào mặt tôi. Mụ luồn tay vào bụng tôi làm như đấm tôi vậy, miệng vẫn tiếp tục chửi rủa. Tôi cảm thấy cái gì đó nằng nặng trên bụng, liếc nhanh, thì ra đó là một quả quít nhỏ, tôi vội lấy tay che lại, nụ cười thành trơ trẽn biến mất, nhường chỗ cho sự ngạc nhiên đầy lý thú và cảm thông rất nhanh. Đôi mắt diễn viên trong một thoáng lạc đi rồi trở lại ngay với vở kịch còn dang dở. Cô ấy trạc tuổi tôi hoặc nhỏ hơn chút ít. Đến bây giờ, tôi vẫn hằng ước mong có đưọc một dịp tái ngộ người ân nhân tuyệt vời này (không phải vì đơn thuần quả quít mà vì giá trị khích lệ trong một hoàn cảnh quá hy hữu).
Những ngày và đêm tiếp theo là thủ tục hỏi cung. Bộ Đội Chánh Quy từ Miền Bắc t ương đối nhẹ tay, một vài người nói và làm như miễn cưỡng, một người đã lén pha cho tôi một ly sữa sau lần tôi bị ngất đi vài giờ. Những tay Giải Phóng thì thật tàn bạo. Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến 6-7 tiếng.Tôi đã nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên mình dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, hình như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quãng đời đã qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài lòng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là "toà phán xét" theo giáo lý đạo Thiên Chúa. Có thể đó chính là niết bàn và địa ngục theo Phật Giáo chăng" Tôi đã nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đã thấy những con cá giành ăn và nghe chúng cãi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại còn mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rõ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đã thoát ra và ngắm nhìn cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ. Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những gì bên kia cửa tử, tôi khẩn khoản một cách chân tình, một cách rất bình thản: các Anh thấy tôi đã chết nhiều lần, tôi đã được qua thế giới bên kia, đẹp lắm, bình yên lắm, tôi thề sẽ không bao giờ oán hận các Anh, tôi hứa sẽ mang ơn nếu các Anh cho tôi một viên đạn vào đầu để tôi được đi luôn, không phải trở lại cõi đời này. Thật bất ngờ, kể từ hôm đó, họ không hề đụng chạm đến tôi nữa. Một lần, một tay Cán Bộ bắt tôi nhận diện những đồng ngũ đã hy sinh qua những tấm hình chụp trắng đen. Anh Thạch nằm chết bên cạnh khẩu M60 không còn một viên đạn. Mắt Anh một nhắm, một mở. Miệng Anh như mỉm cười. Tôi lặng người, nước mắt lưng tròng. Tay Cán Bộ giả vờ nhìn đi chỗ khác. Tôi cố tình tìm nhưng không nhìn thấy xác Chuẩn Úy Vũ Thế Cường là Anh Họ của tôi (Anh ruột Mẹ tôi là Vũ Thế Nghiệp tức nhà báo Thần Phong hai năm sau đó bị xử bắn tại Thủ Đức). Vĩnh biệt các Anh và hẹn ngày gặp lại, tôi khẽ thì thầm.
*
Quay trở về Mùa Đông 1975 tại Trại A9 Long Thành. Trại nằm ngay tại Ngã Ba Thái Lan gồm nhiều dãy nhà tôn vách ván nơi đang tập trung học tập các cựu viên chức hành chánh VNCH. Chúng tôi khoảng 50 người gồm nhiều thành phần bị nhốt trong dãy nhà ngang cuối cùng có hàng rào kẽm gai quây kín. Tất cả tù nhân bị cùm 2 chân, xiềng một tay vào ban đêm, ban ngày chỉ xiềng một tay vào một chân.
Cùng Trại có môt người tên là Phan Xuân Hạ, bị bắt vì nghi ngờ Cụ là Sĩ Quan Cao Cấp VNCH đang trốn tránh. Cụ rất hiên ngang, dõng dạc. Nghe cái tên quen quen, tôi hỏi Cụ có liên hệ gì với với một người Bạn cùng Khoá là Phan Xuân Mai không, Cụ chỉ mỉm cười: con cháu trong nhà thôi. Bà Minh Đăng (không biết tên thật, chủ đại bài gạo Minh Đăng Biên Hoà) người phụ nữ duy nhất bị bắt vì tiếp tế nguyên một xe gạo vào rừng, đã dùng sợi dây xích làm xâu chuỗi , không biết Bà đã đọc bao nhiêu kinh mà sợi xích sáng bóng như i nốc vậy. Nguyễn Văn Chi, người bị đánh hội đồng nhiều nhất trong suốt hơn hai tháng vì bị nghi ngờ là Thiếu Úy Trần Văn Chi (Th/Úy Chi bị một viên đạn xuyên qua vai phải, trốn thoát, hiện đang ở San Jose California), Ngô Đình Chiến bị bắn xuyên qua bả vai trái, tay trái bị liệt. Nguyễn Văn Cân bị ghẻ toàn thân chỉ trừ hai con mắt, Nguyễn Y người Bình Định (trông giống hệt hình Quang Trung Đại Đế), Trịnh Văn Thương bị bắn xuyên qua đùi, Phạm Văn Thận với chiếc Jacket với hàng chục lỗ đạn....
Cũng trong Trại này có một người lính cũ của tôi, Đào văn Lành, không biết bị bắt bao giờ và về tội gì. Anh được làm trong nhà bếp, phụ giúp nấu cơm cho Trại. Một lần đem cơm cho tù nhân, Anh nhận ra tôi nhưng không dám nói, chỉ ra hiệu. Tôi thì vẫn muôn đời Lục Quân Việt Nam, cứ bô lô ba la, cứ vui trước đã, đằng nào cũng chết, vui ngay cả với tử thần như một thân hữu đang đợi trông.
Cơm ngày hai bữa trưa và chiều, mỗi người được hơn một chén cơm với thịt cọp. Thịt cọp có nghĩa là muối hột, khi nhai kêu cọp cọp. Tôi chỉ ăn một nửa muối, phần còn lại dùng pha nước để tự rửa vết thương. Thỉnh thoảng được một chút canh nấu bằng lá cải già hay bí rợ với muối. Một hôm Lành lén trao cho tôi một lon sữa bò trong đó có phân nửa chất nước đen đen, quẹo quẹo mà Lành nói là nước cá kho. Chao ơi, nó ngon làm sao. Mỗi bữa ăn, tôi chỉ dám chan một muỗng cà phê trên chén cơm hẩm mà tưởng như đang thưởng thức món cá cao lâu ngày nào. Khoảng hơn mười ngày sau, khi vắng bóng người, Lành hỏi nhỏ : nước cá kho tôi cho Ông có ngon không" Cám ơn Lành, đang thiếu thốn mà được như thế không gì so sánh bằng. Lành thật thà: Ông biết không, tụi nó kêu tôi rửa cá khô, nguyên cả kí lô cá khô tôi rửa bằng một tô nước thôi, nước đó tôi cô lại còn nửa lon cho Ông xài đỡ. Ráng sống, ráng nhịn cho qua nghe Ông!
*
Rồi cũng qua một Mùa Đông. Một mùa Đông tang thương, thê lương trên khắp nẻo đường đất nước. Cả miền Nam biến thành một trại tù khổng lồ. Bốn tháng sau tôi bị chuyển về giam tại Xã Ngãi Giao, Quận Đức Thạnh. Chỉ cùm 2 chân ban đêm nhưng ban ngày vẫn phải đeo xiềng vô một chân để đi lao động (mục đích giữ tù không chạy trốn). Từng đoàn tù với xiềng xích kêu loảng xoảng trên đoạn đường gần làng Bình Giả, tôi lẩm bẩm hát bài Việt Nam Quê H ương Ngạo Nghễ thật thấm thía: ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người, nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi, nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi, bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian!!! Trung Úy Nguyễn Văn Tài lúc nào cũng chỉ một câu vọng cổ trong "Chuyện tình Lan và Điệp": Em tên là Nguyễn Thị Lan(g), xác còn nằm đó mà hồn tan(g) lâu rồi!! Ở đây tuy ấm hơn nhưng rất khó ngủ vì hàng sư đoàn rệp tấn công suốt đêm.
Cũng tại nơi này, hai thằng em tôi là Đồng Quang Nhường và Nguyễn Văn Hiển bị đánh chết. Hai em trốn trại bị bắt lại. Chúng trói hai tay hai chân rồi treo lên xà nhà như đang khiêng hai con heo. Đích thân thằng Trại Trưởng dùng búa gỗ (một khúc cây tròn đường kính cỡ 15cms, dài khoảng 30-40cms, đục một lỗ ở giữa tra cán vào, cán dài khoảng 1m, dùng để đập tôn cho bằng). Nó vung thẳng cánh đập một nhát vào đầu Đồng Quang Nhường nghe bộp như đập một quả dừa. Nguyễn Văn Hiển ngoái đầu qua nhìn, thuận tay nó vớt một búa ngay quai hàm của Hiển, quai hàm trẹo lặt qua một bên, máu vọt ra có vòi. Tôi nhắm mắt lại kêu Trời. Cố bịt miệng để khỏi la thành tiếng. Cả hai xác Nhường và Hiển co giật vài lần rồi buông thỏng. Vài phút sau, chúng cắt giây thả hai xác xuống. Tôi và 3 người nữa tình nguyện đi chôn. Cả hai xác còn nóng hổi được đặt nằm trên tấm gỗ dài cỡ 1m8, rộng 25 phân, hai cánh tay đong đưa theo nhịp bước, nhất là theo cái cà thọt khấp khểnh chân què của tôi. Hiển máu vẫn còn chảy toong toong trên đường. Cái đầu của Nhường ọp ẹp như quả cà chua úng, hai mắt lồi lên, mặt sưng tím bầm. Đất tổ ong mà dụng cụ đào chỉ là mấy cái cuốc xẻng cũ sứt sẹo. Trung Úy Tài nhỏ con nhất nhưng là người khoẻ nhất, hăng hái nhất: mấy ông ráng đào sâu sâu cho hai đứa nó. Cố gắng mãi đến tận mặt trời lặn cũng chỉ đào xuống được khoảng 7 tấc. Cả hai xác đều bị chôn nguyên trạng, không áo quan, không poncho hay chiếu bó lại. Tôi ráng gom vài mảnh báo cũ phủ mặt cho hai em. Xếp vài cục đá xung quanh đầu rồi lấp đất nhè nhẹ như sợ hai đứa đau.
Đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Khoảng nửa khuya, dưới ánh đèn heo hắt, tôi nhìn thấy thật rõ ràng: Nguyễn Văn Hiển đang đứng bên cửa sổ phòng giam, không nói gì, đôi mắt thật buồn nhìn về xa xăm. Tôi nói thầm: Hiển ơi, thôi em hãy đi đi, đừng luyến tiếc gì cõi đời giả tạm này, nghiệp báo em đã trả xong, đừng oán ghét, đừng hận thù, hãy để cho lòng thanh thản mà siêu thoát....
Tôi cứ nói như thế, lặp đi lặp lại, dỗ dành, van lơn, lâu lắm, bóng Hiển tan dần rồi biến mất. Hình như có tiếng người trở mình bên cạnh, tôi xoay qua. Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra Đồng Quang Nhường. Hai anh em như đang nằm trên một toa xe lửa, dưới lưng cái gì bầy hầy như phân trâu bò. Tôi hỏi nhỏ: chúng nó đưa anh em mình đi đâu đây" Chúng nó sẽ đưa Anh ra Bắc nhưng Anh đừng lo (Nhường lúc nào cũng lạc quan) mọi việc sẽ rất tốt đẹp, rồi Anh sẽ vinh quang nơi xứ người. Tôi cười khẩy: mẹ kiếp, miền Bắc chính là xứ người, không phải xứ của anh em mình, nhưng cái thân tàn tật tù tội trên đất cáo Hồ thì vinh với quang cái khỉ khô gì. Nhường cười. Hai anh em cùng cười với nhau. Tôi bừng tỉnh. Chơ vơ. Thì ra đó chỉ là một ác mộng.
Mấy tháng sau tôi nhận được lệnh : "tha thụ hình, cho phép đi cải tạo". Tôi bị chuyển qua Trại Lê Lợi. Nơi đây tuy không bị còn bị cùm hay xiềng nhưng ở trong khu cách ly. Bên kia hàng rào nhìn thấy Ngô Bá Lai, Nguyễn Hữu Tạo và một số rất đông bạn bè khác, nhận ra nhau trong ánh mắt thật ngỡ ngàng, tủi nhục, chua xót, đắng cay. Ngô Bá Lai nháy mắt bảo tôi ra nhà vệ sinh, hai đứa trật quần ra ngồi bên nhau trao đổi tin tức. Lai ân cần hỏi tôi thiếu thốn gì không. Một tháng sau chuyển qua trại Long Giao. Tôi vào trại với hai cổ tay và cánh tay bị trói chặt ra sau lưng bằng giây điện thoại, hai chân trần với vỏn vẹn một bộ đồ trên người và một túi vải nhỏ đeo trước ngực. Phạm Văn Bông nhận tôi về tổ, trong cùng tổ có Trần Ngọc Hoàn. Cùng đội, cùng trại có Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Nhự, Chung Gia Phong, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Thành An, Đặng Kim Cương, Trương Hội, Phạm Đức Thịnh,....trại bên có Nguyễn Đức Phương...bạn bè chia sẻ cho tôi thật nhiều đồ dùng và thực phẩm. Phạm Tuế tặng tôi một chiếc quần treillis còn khá mới.
Ngày 23/5/1977 chuyển ra miền Bắc trên chuyến tàu Sông Hương. Nằm trong toa xe lửa trên đoạn đường từ Hải Phòng lên bến phà Sông Hồng với toàn phân trâu phân bò, tôi cứ mãi miên man nghĩ về từng chiến hữu trong chiến khu, nghĩ thương hai thằng em bị thảm sát trong tù, về thân phận mình, về dân tộc và quê hương cơn quốc nạn..... đôi mắt cay cay chiều xót xa.
Nguyễn Thế Thăng
=====
.
Ý kiến bạn đọc
22/08/201318:27:56Nguyen ThongKhách
Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến 6-7 tiếng.Tôi đã nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên mình dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, hình như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quãng đời đã qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài lòng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là "toà phán xét" theo giáo lý đạo Thiên Chúa. Có thể đó chính là niết bàn và địa ngục theo Phật Giáo chăng" Tôi đã nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đã thấy những con cá giành ăn và nghe chúng cãi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại còn mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rõ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đã thoát ra và ngắm nhìn cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ. Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những gì bên kia cửa tử,
Anh đã viết rất thật những điều mà chỉ có những người vượt thoát CỬA TỬ mới chiêm nghiệm được./."
Chuyện hi hữu:
Từ một kẻ tử tù* trở thành một trung tá trong lực lượng vệ binh quốc gia bang Oregon.
*TÀI TRẦN: Sau ngày 30.4, thay vì trình diện để đi tù như bao kẻ khác, ông Nguyễn thế Thăng, một trung úy khóa 2 CTCT đã vào rừng để tham gia Phục Quốc. Khoảng tháng 10/75, nhóm tàn quân này bị CS đánh tan, nhiều chiến hữu bị giết, bị thương nặng và bị bắt: ông bị bắn NÁT ĐẦU GỐI, ko được chữa trị, ông dùng nước muối để chùi rửa vết thương. Tuy lành nhưng chân thấp chân cao. Sau 8 năm tù, ông được tự do, lấy vợ trẻ hơn ông 10 tuổi và có 2 con nhỏ trước khi đi Mỹ theo đợt HO 13 . Hai ông bà đều ở Oregon vì làm chung hãng điện tử; sau này mở một cửa hàng sửa chữa hộp số (gearbox) với 6 công nhân đều là Mỹ. Sau đó ông mua vài chục mẫu đất để trồng cỏ cung cấp cho trại bò sữa. Khoảng năm 2.000, BCH quân sự bang này tuyển thông dịch viên, ông thi đậu và mang cấp đại úy, hiện ông là TRUNG TÁ trong lực lượng vệ binh quốc gia (National Guard) của bang.
I/ Dựa vào LTS , tôi phân tách .
NGUYỄN = 53 61 55 = 25 = 7
THẾ = 455 = 14 = 5
THĂNG = 45153 = 18 = 9
Cộng lại : 7 5 9 = 21
Sau đây là ý nghĩa của số này
Ý Nghĩa Của Số 21
Vuơng Miện Của Nhà Thông Thái (The Crown of the Magi )
21 đuợc tuợng trưng (is pictured) bởi “Vũ trụ": và còn đuợc gọi là “Vuơng miện của nhà Thông thái”. Nó hứa hẹn sẽ có thành công tổng quát , và bảo đảm sẽ có sự thăng tiến, danh dự/kính trọng (honours), phần thuởng, và địa vị cao một cách chung chung (general elevation) trong cuộc sống và nghề nghiệp. Nó cho thấy sẽ thắng lợi sau một cuộc tranh đấu lâu dài (it indicates victory after long struggle), bởi vì “Vuơng miện của nhà Thông thái” chỉ có đuợc sau nhiều thử thách về tinh thần cũng như những thử thách khác về quyết tâm của họ (for the “Crown of the Magi” is gained only after the long initiation, much soul testing and various other tests of determination). Tuy nhiên , nguời hay thực thể này được ban phúc/phù hộ bởi (blessed with) số 21 sẽ chắc chắn có được thắng lợi cuối cùng sau khi vuợt qua mọi thử thách và chuớng ngại (may be certain of final victory over all odds and all opposition). Đây là số rất may mắn do tạo được nhiều nghiệp tốt trong những kiếp truớc (it's a most fortunate vibration – a number of karmic reward).
Dịch từ sách Linda Goodman's Star Signs nơi trang 258.
Subscribe to:
Posts (Atom)