Monday, August 24, 2020

Cơ chế khiến máy bay F-35 có thể cất cánh thẳng đứng .
Máy bay này là xương sống của không quân các nước NATO (trong đó có Nhật), có phiên bản dùng cho mẫu hạm. Những phần quan trọng đc sản xuất ở Mỹ, còn lại do các đồng minh. Riêng máy bay F-22 chỉ được không quân Mỹ dùng, ko bán cho đồng minh. Hiện nay chưa có máy bay nào của Nga hay TQ là đối thủ với F-22 vì khả năng tàng hình cũng như nhiều đặc điểm khác của nó .
Hệ thống đẩy LiftSystem cho F-35 gồm 4 phần chánh:
- Quạt nâng.
- Động cơ chánh.
- Ống (nozzle) thoát khí thải (của động cơ) có thể chuyển hướng.
- Hai ống bên hông để chống lật ngang (roll post).
Sắp xếp của hệ thống đẩy của F-35 hơi giống một động cơ cánh quạt (turboprop) được đặt nằm ngang giữa thân máy bay. Ống thoát ở cuối động cơ, có thể đổi chiều (swivel) lên/xuống và có 3 vòng bi (bearing)-giúp đưa khí thải, đã bị đốt, từ động cơ hoặc đi thẳng về phía sau để giúp máy bay tiến về trước, hoặc chuyển hướng xuống đất giúp máy bay cất cánh thẳng đứng.
Ở chế độ "cất cánh", 29.000 mã lực/HP từ tuabin áp lực thấp (low-pressur turbine) của động cơ chánh được chuyển về phía TRƯỚC qua một ổ trục (drive shaft), kế đó là một khớp ly hợp (clutch) và một hộp số xiên gốc (bevel-gearbox) để tới một QUẠT NÂNG có chân vịt quay ngược chiều (contra-rotating lift fan) đặt nằm ngang và phía trước của động cơ chánh. Không khí KHÔNG nóng vận tốc thấp (low-velocity unheated air) từ Quạt Nâng này sẽ thoát ra ngoài qua ỐNG THOÁT BÊN DƯỚI (có thể đổi hướng) của máy bay, do đó cân bằng với lực nâng tạo ra bởi ống thoát ở cuối động cơ. Để có ổn định ngang và tránh bị lật nghiêng (roll control), không khí từ động cơ sẽ đi tới hai ỐNG BÊN HÔNG (roll post) (1) trên cánh nhỏ ở hai bên của thân máy bay. Lực tạo từ quạt nâng và từ ống cuối của động cơ đc tính toán để tuabin có tốc độ ko đổi.
Việc tránh bay trệch (yaw) đc thực hiện bằng cách đổi hướng của ống thoát sau. Tiến về trước, và ngay cả thụt lùi được thực hiện bằng cách nghiêng ống này và lổ thoát (outlet) không khí của quạt nâng.
Cũng như quạt nâng, những kết cấu vừa kể của hệ thống đẩy của phi cơ là TRỌNG LƯỢNG CHẾT khi bay, nhưng thuận lợi của việc dùng hệ thống giúp máy bay cất cánh đã giúp cân bằng với trọng lượng chết. Hơn nữa, khí mát dư thừa từ quạt nâng giảm thiểu ảnh hưởng nguy hiểm của không khí nóng và vận tốc cao gây ra đối với nền của phi đạo trên mặt đất hay boong của mẩu hạm .
Dịch từ Wiki .
(1) : Nhiều máy bay loại VTOL của LX, Nga và Pháp bị tai nạn do mất ổn định ngang hay lật ngang do chỉ có Ống Bên Dưới và Ống Thoát Sau Động Cơ và dựa vào các cánh nhỏ (flap) trên cánh. Ống Thoát Bên Hông (roll post) của F-35 là bước đột phá đáng kể, và có thể nghiêng/đổi hướng, xem hình 5.
Nhận xét: dù vốn liếng về các thuật ngữ KHKT khá nhiều, tôi cũng rất vất vã khi dịch bài này vì có nhiều kỷ thuật QUÁ MỚI về khí động học (aero-dynamics). Từ lâu tôi biết các phản lực chiến đấu cơ của LX hay Nga đổi hướng hay nhào lộn nhanh chóng nhờ ống thoát khí thải đổi hướng đc (swivel exhaust nozzle), nhưng với sắp xếp của động cơ này, lại có thêm không khí mát và ấm giúp máy bay cất cánh. Đã vậy, không khí này còn bị giảm tốc để không gây nguy hiểm cho người hay máy bay đậu dưới đất. (Các loại cất/hạ cánh thẳng đứng/VTOL trước đây vừa tỏa ra hơi nóng và lại thổi đất đá vào ng dưới đất và hay làm hư hỏng boong tàu)




   

      

No comments:

Post a Comment