Khác nhau giữa chiến tranh VN và Mã Lai (Malaya, nay gọi là Malaysia)
Chiến tranh tại Mã Lai và VN đã được nhiều lần so sánh và đã đc các sử gia đặt câu hỏi làm thế nào một lực lượng lính Anh chỉ có 35.000 ng lại thành công trong khi hơn 1/2 triệu lính Mỹ lại thất bạo trên một khu vực nhỏ hơn. Hai cuộc chiến khác nhau ở các điểm sau .
1/ Trong khi MNLA, tên tắt của tên tiếng Anh của Quân đội Dân tộc Giải phóng Mã lai, chỉ có hơn 8.000 du kích, quân CS Bắc Việt có hơn 250.000 người, cộng thêm khoảng 100.000 du kích Việt cộng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của LX và CHND Trung Hoa đã cung cấp một lượng lớn vũ khí mới nhứt, yểm trợ hậu cần, người và huấn luyện cho Bắc VN.
Hơn nữa, Bắc VN, cùng chung biên giới với đồng minh TQ, cho phép sự giúp đỡ và tái tiếp tế liên tục.
Trong khi đó, lực lượng MNLA bị cô lập và ko có sự giúp đỡ từ bên ngoài (external supporter).
Lực lượng này đã cô lập về chính trị với phần lớn người dân. Như đã nói ở trên, đây là một phong trào chính trị hầu như CHỈ CÓ Hoa kiều tham gia; sự hỗ trợ từ người Mã Lai theo Hồi giáo và các bộ lạc nhỏ hơn thì rải rác. Người Mã Lai ủng hộ người Anh vì được hứa sẽ độc lập trong một nhà nước Mã Lai; một chiến thắng của MNLA sẽ bao hàm (imply) một nhà nước khống chế bởi Hoa kiều, và có thể là một nhà nước bù nhìn của Bắc kinh hay Moscow.
Nước Anh chưa bao giờ xem cuộc chiến chống Mã Cộng là chiến tranh qui ước và nhanh chóng thực thi một kế hoạch hữu hiệu gồm: 1/ tình báo (lãnh đạo bởi nghành CS Đặc Biệt của Mã Lai để chống lại nhánh chánh trị của phong trào du kích này) và 2/ "dân vận và chiêu hồi" (hearts and minds).
Nhiều ng Mã Lai đã chiến đấu với người Anh chống lại Nhật trong Thế Chiến 2, gồm Chin Peng, lãnh đạo của MNLA. Tương phản với Đông Dương khi các viên chức Pháp ko chiến đấu chống Nhật, điều này đã kích động người VN theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Pháp. Yếu tố về lòng tin này giữa dân địa phương và đế quốc Anh đã giúp Anh có thuận lợi hơn Pháp và sau này, Mỹ tại VN, đã ko có sự tin tưởng như vậy từ người VN?
Về mặt thuần túy QS, lính Anh nhìn nhận rằng trong một chiến tranh cường độ thấp (low-intensity war), kỹ năng và chịu đựng của cá nhân người lính thì quan trọng hơn là hỏa lực áp đảo (pháo binh, máy bay, v.v...). Dù cho nhiều lính Anh là lính quân dịch (conscripted), kỹ năng và thái độ (attitude) cần thiết lại được dạy thêm ở trường chiến tranh rừng núi, (nơi đây) cũng đã áp dụng những chiến thuật tối ưu dựa trên kinh nghiệm chiến trường.
Tại VN, người và vũ khí đươcc chuyển qua nước thứ 3 như Lào và Cambodia trong khi quân Mỹ ko được phép vào 2 nước này. Điều này cho phép lính CSVN có chỗ núp an toàn đối với mọi tấn công của Mỹ. Phe MNLA chỉ có biên giới Thái, nơi mà họ đã trú ẩn lúc gần kết cuộc chiến.
Dịch từ Wikipedia. Ảnh minh họa từ NAT GEO tháng 11 1963.
Cập nhựt ngày Sep 28 2022
No comments:
Post a Comment