Tuesday, August 11, 2020



– Tháng giêng. Đội biệt động thị xã Biên Hòa tấn công “Trung tâm chiêu hồi Biên Hòa” diệt 17 tên.
(2 - 1) Chiến sĩ biệt động Nguyễn Phú Huỳnh (16 tuổi) mang bí số ĐF 66 tấn công địch ở đường Hồng Thập Tự thị xã Long Khánh, diệt 1 tên cảnh sát và làm bị nhiều tên khác bị thương vào lúc gần trưa. Đến 23 giờ đêm, ĐF 66 lại dùng lựu đạn ném vào cuộc họp của tên trưởng ấp và 4 bảo an: diệt 7 tên, tên trưởng ấp Canh bị thương nặng.
(6 - 1) Chiến thắng Phước Long. Phước Long là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn giải phóng ở miền Nam. Chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng mới trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Paris, làm bộc lộ thế suy yếu và những khó khăn to lớn của Mỹ ngụy, thế và lực của quân và dân ta ở miền Nam mạnh hơn bao giờ hết.
(9 - 1) Hội nghị Quân ủy Trung ương khẳng định tầm quan trọng của việc đánh chiếm Tây nguyên, đặc biệt là Buôn Mê Thuộc. Chiến dịch Tây nguyên được mang tên “chiến dịch 275”. (Đến 25 - 2 Bộ Tư lệnh Tây nguyên họp thông qua phương án đánh chiếm Buôn Mê Thuộc).
(18 - 1) Nữ biệt động Hồ Thị Hương, Nguyễn Thị Thận (Đội biệt động Long Khánh) tấn công địch ở quán Viễn Đông; nơi bọn cảnh sát ngụy thường tụ tập ăn nhậu. Do phải qua nhiều trở ngại mới lọt được vào điểm đánh nên vừa đến trong quán mìn đã nổ: Đồng chí Hồ Thị Hương hy sinh. (Chị được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
* Lực lượng vũ trang và nhân dân Tân Phú phối hợp với trung đoàn 14 Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) tấn công chi khu Định Quán, làm tan rã 3.600 tên địch, làm chủ chi khu Định Quán, nhiều đoạn trên lộ 20.
(26 - 1) 18 đoàn thể thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp cùng ký chung một tuyên bố đòi Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự, đòi Thiệu phải từ chức. Đây là phong trào đấu tranh chống Mỹ ngụy ở đô thị phát triển mạnh mẽ và có chất lượng mới so với những năm trước.
(29 - 1) Từ 20 - 1 đến 25 - 1 địch tổ chức 3 cuộc càn lớn vào Lòng Chảo, nên đến 29 - 1, đại đội 2 Đoàn 10 và tiểu đoàn 240 được lệnh trừng trị bọn giặc đi càn. Đêm 29, từ trận địa pháo ở đồng Ông Trúc, đồng Mu Rùa, quân ta nả đạn vào sở chỉ huy của địch: phá hủy toàn bộ khu nhà lính, kho tàng, 13 tên chết và nhiều tên bị thương, bao vây tấn công chốt dã ngoại của địch ở Vườn Điều, địch bỏ chạy ra lộ 19, rút về chỗ cụm quân, bỏ lại 23 xác địch.
* Khánh thành Công ty Hóa chất Đồng Nai tại Khu kỹ nghệ Biên Hòa sau 3 năm xây dựng. Số vốn đầu tư của Công ty: 50 triệu bạc Việt Nam. Diện tích xây dựng 11.500 m2. Năng suất khoảng 7.000 tấn sulfate, 5.000 tấn Amonium cloride - năm. Tổng Giám đốc: Ông Lê Văn Kim.
Đây là Công ty độc nhất tại Việt Nam sản xuất hai loại sản phẩm trên để thay thế hàng nhập khẩu cung cấp cho kỹ nghệ bột giặt, tôn tráng kẽm và pin đèn.
(31 - 1) Hội nghị Khu ủy miền Đông (từ 31 - 1 đến 8 - 2) xác định tính chất quan trọng và vị trí chiến lược của thị xã Long Khánh: “Thị xã Long Khánh là nơi ta dứt điểm cuối cùng, nơi Đảng bộ miền Đông hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của mình”.
(4 - 2) Lực lượng Đoàn 10 bao vây tấn công đồn Phước Thọ, đồn Phước Long. Địch cho tiểu đoàn 340 từ ngã ba đường ủi xuống giải vây. Khi đến miểu Ông Thiện thì đám quân tiếp viện lọt vào ổ phục kích của ta nên phải rút. Hôm sau, địch tăng viện bằng chiến đoàn cơ giới 318 cùng tiểu đoàn 258 biệt động quân, nhưng đều bị đánh bật ra. Địch 7 lần phản kích đều không giải vây được. Địch phải tiếp tế bằng trực thăng cho đồn Phước Long, Phước Thọ. Sang tháng 3, địch đưa quân về thêm, nhưng lại rơi vào thế bị bao vây. Sau 22 ngày càn vào Lòng Chảo, địch chết 102 tên, 15 xe tăng phị phá hủy.
– Tháng 3. Đầu tháng 3, nội ô thị xã Biên Hòa thành lập được 5 chi bộ mật với 28 đảng viên; 3 chi đoàn với 12 đoàn viên; phát triển 300 cơ sở nòng cốt là hội viên các đoàn thể, tự vệ mật, an ninh mật. Xây dựng được 14 lõm chính trị ở Hiệp Hòa, Bửu Hòa, Tân Vạn, Bình Đa, An Hảo, Lân Thành, Khu 1, Khu 5, Núi Đất... với 394 gia đình; tổ chức được 9 nhóm, tổ chống bắt lính; có 78 thanh niên được bố trí, xây dựng được 15 cơ sở nội tuyến; 3 cơ sở binh vận trong sân bay, trong căn cứ Long Bình, Bộ chỉ huy sư đoàn 18, Toà hành chánh Biên Hòa, Ty cảnh sát Biên Hòa, Liên hiệp nghiệp đoàn Biên Hòa. Ngoài ra, cốt cán là nắm được 11 toán với 200 phòng vệ dân sự của địch.
(4 - 3) Chiến dịch Tây nguyên đại thắng, kể từ 4 – 3 - 1975, chỉ trong 19 ngày toàn bộ Tây nguyên đã được giải phóng (Đắc Lắc với thị xã Buôn Ma Thuột 11 - 3, Kon Tum 17 - 3, Gia Lai 18 - 3, Phú Bổn 19 - 3; và đã dẫn đến thắng lợi giải phóng các tỉnh miền biển Trung bộ: 24 - 3 giải phóng tỉnh Quảng Đức; 1 - 4 Bình Định; 2 - 4 Lâm Đồng; 3 - 4 Khánh Hòa; 4 - 4 Tuyên Đức.
* Thường vụ Khu ủy miền Đông ra nghị quyết: “Khu ta có khả năng phát động quần chúng khởi nghĩa với tinh thần ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, chi khu; tỉnh giải phóng thị xã, tiểu khu, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân”.
(8 - 3) Chiến dịch Huế – Đà Nẵng từ ngày 8 - 3 đến 25 – 3 - 1975 đã giải phóng các tỉnh Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
(10 - 3) Giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
(15 - 3) Giải phóng yếu khu Túc Trưng.
(16 - 3) Giải phóng Kiệm Tân.
(17 - 3) “Chiến dịch lộ 3” bắt đầu. Lực lượng vũ trang Xuân Lộc cùng sư đoàn 6 bộ binh (E33 và E4), các tiểu đoàn đặc công và pháo binh quân khu đánh chiếm 3 mục tiêu của địch ở ngã ba Ông Đồn, núi Chứa Chan, đồi 52.
(20 - 3) Giải phóng hoàn toàn tỉnh Tân Phú.
* Chiến dịch đường 20 bắt đầu. Lực lượng vũ trang Tân Phú phối hợp sư đoàn 7, quân đoàn 4 tấn công làm chủ chi khu Phương Lâm, La Ngà, Núi Tràn, cao điểm 112.
(20 - 3) Ta giải phóng chi khu Định Quán.
(21 - 3) Bằng lực lượng tại chỗ, thị xã Long Khánh giải phóng 4 ấp phía Bắc thị xã: Bảo Vinh A, Bảo Vinh B, Suối Chồn. Đồng thời, bộ đội tỉnh tấn công giải phóng Suối Cát, ngã ba Ông Đồn đến Trà Tân (lộ 3), đồn điền cao su Ông Quế, bứt rút đồn Nam Hà, Mai Thọ Bích, tua Mã Thắng; bộ đội khu giải phóng Định Quán, làm chủ lộ 20. Việc giải phóng các xã, ấp, đồn điền vùng ven thị xã Long Khánh đã tạo bàn đạp đứng chân cho lực lượng Quân đoàn 4. Mặc khác, nhân dân thị xã Long Khánh đã đưa vào kho dự trữ 7.500 tấn gạo, 17.000 ống thuốc cầm máu, 43.000 lọ thuốc kháng sinh, 4.000kg bột ngọt, hàng chục triệu đồng và hàng hóa khác để phục vụ chiến dịch.
(24 - 3) Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam họp đưa ra chủ trương: Tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa (tháng 5 - 1975).
(28 - 3) Tướng Mỹ Uây-en sang Việt Nam để bàn việc cứu nguy cho chế độ Sài Gòn: Quyết định xây dựng tuyến phòng thủ mới chốt tại Phan Rang kéo dài đến Xuân Lộc làm căn cứ trung tâm và xã Tây Ninh là chốt phía Tây bắc. Địch tập trung lực lượng xây dựng “Tuyến phòng thủ thép Xuân Lộc” với sư đoàn 18, lữ đoàn dù số 1, liên đoàn 7 biệt động quân, lữ đoàn 3 thiết giáp.
(31 - 3) Bộ Chính trị họp quyết định: Nắm vững thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4.
– Tháng 4. Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền chủ trương sử dụng toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4 phối hợp với Quân khu 7 và các lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Xuân Lộc. Bộ chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc gồm các đồng chí Thượng tướng Hoàng Cầm, Phạm Lạc, Phạm Văn Hy, Hồng Lâm, Lê Văn Ngọc.
(1 - 4) Giải phóng Nha Trang, Bình Định.
(2 - 4) Tiểu đoàn 240 (Long Thành) kết hợp với bộ đội huyện bao vây tấn công địch ở ngã ba đường ủi Thái Lan. Địch đóng ở đây có 600 tên, nhưng vừa mới chết 20 tên, chúng đã bỏ tháo chạy về quận lỵ do tinh thần suy sụp.
 * Nói chung, tình hình địch ở Long Thành, Nhơn Trạch có quân số tăng đông, nhưng địch bị cô lập trong đồn, không dám bung ra càn quét, khám xét như trước. Vùng giải phóng mở rộng, dân chúng đi lại dễ dàng, các tuyến giao liên, vận chuyển đều thông suốt.
* Tàn quân địch đổ về Biên Hòa ngày càng nhiều, tạo nên tình trạng hỗn loạn. Trong lúc đó, ta tổ chức tấn công liên tục. Trong 4 ngày trên các lộ 25, 15, 17, 19 ta chận đánh địch, rải truyền đơn kêu hàng.
(4 - 4) Đội biệt động và trinh sát vũ trang thị xã Long Khánh đã bí mật dẫn đường cho trinh sát sư đoàn 1, sư đoàn 7 (thuộc Quân đoàn 4) vào thị xã điều nghiên, nắm tình hình địch và lên phương án tác chiến.
(6 - 4) Truyền đơn cách mạng được rải khắp các nẻo đường Xuân Lộc. Binh lính ngụy hoang mang cực độ, số đông đã bỏ ngũ, trà trộn vào dân ra vùng giải phóng.
(8 - 4) Tại Bàu Hàm, đồng chí Lê Đình Nhơn, phó Bí thư Khu ủy miền Đông phổ biến nghị quyết của Khu ủy cho các đồng chí trong ban Thường vụ Thị ủy Biên Hòa và thông qua kế hoạch giải phóng thị xã Biên Hòa. Bộ chỉ huy giải phóng thị xã Biên Hòa gồm: Đồng chí Lê Thành Nhơn, phụ trách chung; đồng chí Nguyễn Việt Hoa (phó Tư lệnh Quân khu), phụ trách quân sự; đồng chí Phan Văn Trang (Bí thư Thị ủy) phụ trách lực lượng quần chúng nổi dậy và chỉ đạo công việc tiếp quản thị xã.
* Ngày “N – 1”: các sư đoàn chủ lực đã đến vị trí tập kết cách thị xã Long Khánh từ 4 – 10 km. Đêm 8 - 4, các cánh quân triển khai chung quanh thị xã chuẩn bị tấn công “phòng thủ thép” của giặc.
(9 - 4) 5 giờ 30 sáng: Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu: Sau các loạt pháo cấp tập vào các mục tiêu của địch, quân ta nổ súng tấn công vào thị xã Long Khánh theo hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Sau 1 giờ chiến đấu, ta chiếm được căn cứ biệt động quân, trụ sở tình báo của Mỹ, Tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, tiểu khu ở nội ô thị xã. Trên hướng tây của thị xã, sư đoàn 6 làm chủ quốc lộ 1 từ đèo Mẹ Bồng Con. Ở phía Nam, Tiểu đoàn 455 bộ đội địa phương và K8 (bộ đội huyện) đánh tan liên đoàn 936 tại Bình Phú, Suối Cát, bắt sống 117 tên.
(10 - 4) Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch dự trữ 100 tấn lương thực và thông báo mỗi gia đình chuẩn bị 60 lít gạo để đón bộ đội trên về.
* Tấn công chi khu Dầu Giây: sư đoàn 1 và biệt động thị xã Long Khánh chặn đánh địch phản kích ở khu nhà thờ, ngã tư đường sắt. Hướng Nam: ta chặn đánh, chia cắt địch ở Tân Phong, Suối Cát; pháo kích vào chỉ huy sở tiểu đoàn 3 (chiến đoàn 48) ở Tân Phong và các tiểu đoàn bảo an Bình Phú, Suối Cát.
(11 - 4) Địch tăng cường viện binh, dốc toàn bộ phi pháo yểm trợ, dùng trực thăng chuyển vận lữ đoàn 2 dù đổ xuống Tân Phong... Chúng ném toàn bộ “con ách chủ bài” của chúng vào Long Thành.
(11 đến 13 - 4) Lực lượng du kích và bộ đội địa phương bao vây căn cứ Núi Thị, giải phóng các xã và đồn điền cao su: Hàng Gòn, Cẩm Mỹ, Suối Râm....mở rộng bàn đạp cho quân chủ lực.
(12 - 4) Địch cho máy bay oanh kích dữ dội xuống các vị trí nội ô của thị xã Long Khánh và khu vực phía Bắc chi khu Tân Phong. Lữ đoàn dù số 1 của ngụy được máy bay đổ xuống ngã ba Tân Phong để phối hợp với sư đoàn 18 bên trong đánh ra nhằm giải tỏa áp lực của quân ta, nhưng tất cả đều thất bại. 14 giờ, giặc cho ném 2 quả bom CBU 55 xuống vị trí cách thị xã Xuân Lộc 800 mét về hướng Bắc.
(14 - 4) Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch tổng công kích giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Đoàn pháo binh Biên Hòa từ trận địa pháo 130 ly đặt tại Hiếu Liêm đã bắn từng đợt vào phi trường Biên Hòa: phá hủy nhiều kho chứa bom, máy bay và đường băng. Máy bay từ sân bay này không còn khả năng cất cánh yểm trợ cho mặt trận Xuân Lộc và Phan Rang.
* Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B phối hợp với du kích tấn công và đập tan chiến đoàn 58 sư 18 ngụy: diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo, 1 chi đoàn cơ giới, 2 tiểu đoàn bộ binh, thu 12 pháo; giải phóng Kiệm Tân.
(15 - 4) Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo tập trung hỏa lực mạnh, sử dụng pháo binh bắn cấp tập vào các cứ điểm bên trong thị xã Long Khánh để kéo địch ra ngoài thị xã từ cổng ngã ba Dầu Giây lên giáp Lâm Đồng.
* Tại Biên Hòa, lực lượng vũ trang tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch. Trận địa pháo ở Hiếu Liêm (Chiến Khu Đ) pháo kích vào sân bay Biên Hòa. Căn cứ địch ở Trảng Bom, Bàu Cá, Suối Sâu bị tấn công.
(16 - 4) Đưa đưa bộ chỉ huy Quân đoàn 3 lên Trảng Bom để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa, nhưng các mũi ứng cứu của địch đều bị đập tan.
 Tự vệ du kích phối hợp với công nhân nổi dậy giải phóng sở cao su Bình Lộc.
(17 - 4) Giặc sử dụng phi pháo yểm trợ cho chiến đoàn 8, sư 5 ngụy và thiết đoàn 315 phản kích dọc theo đường sắt Hưng Nghĩa, Hưng Lộc. Sau 1 ngày chiến đấu, bộ đội sư đoàn 6 cùng du kích địa phương đã đánh tan chiến đoàn 8, thiết đoàn 315, diệt gọn 1 tiểu đoàn, tiêu hao nặng một tiểu đoàn khác.
* Tỉnh Tân Phú được giải phóng.
(18 - 4) Lữ đoàn dù số 1 ngụy được lệnh rút chạy về phía Nam chi khu Tân Phong để yểm trợ cho hướng lộ 2. Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư 18 ngụy ra lệnh “tùy nghi di tản”.
(19 - 4) Ấp Suối Tre được giải phóng.
* Tàn quân địch từ Xuân Lộc chạy xuyên rừng Cẩm Đường trốn. Du kích cùng lực lượng 207 phát hiện bắt 42 tên, thu 36 súng. Ta giáo dục và tha ngay tại chỗ, một số xin ở lại phục vụ trong lực lượng vũ trang, một số chạy vào dân hỏi đường về quê.
(20 - 4) Ấp và sở cao su An Lộc, Cốc Rang được giải phóng.
* 20 giờ, hơn 220 xe quân sự ngụy chen nhau chạy về hướng lộ 2. Quân ta tổ chức chốt chặn và truy kích, bắt sống tên đại tá tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc và đám tùy tùng.
(21 - 4) Long Khánh được giải phóng hoàn toàn. Tuyến phòng thủ Xuân Lộc của địch bị phá hủy. Chiến dịch Xuân Lộc toàn thắng và tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh với hai quân đoàn: Quân đoàn 2, từ lộ 2 Xuân Lộc tiến về Long Thành, Nhơn Trạch để về Sài Gòn: dứt điểm cứ điểm Suối Râm, Nước Trong, một phần kho Long Bình, chi khu Long Thành, Nhơn Trạch. Quân đoàn 4, từ sở Bình Lộc, dứt điểm địch tại ngã ba Dầu Giây, Sông Thao, chi khu Trảng Bom, đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn 3, Tổng kho Long Bình và đưa bộ phận xe tăng, pháo binh và bộ binh tiến về Sài Gòn.
(22 - 4) Trinh sát đặc công đoàn 113 đánh vào kho bom Bình Ý: 250.000 tấn bom đạn bị hủy.
 (26 - 4) Từ 17 giờ, quân ta mở cuộc tiến công lớn trên hướng Đông và hướng Tây – Nam Sài Gòn, tiêu diệt đại bộ phận địch ở tuyến phòng thủ vòng ngoài, bao vây chia cắt và hoàn toàn cô lập quân địch ở Sài Gòn – Gia Định.
* 16 giờ 30 phút, Quân đoàn 2 xuất phát từ Bình Sơn: sư đoàn 304 theo đường 15B tiến về căn cứ Nước Trong; sư đoàn 325 theo liên lộ 25 qua Lộc An tiến vào quận lỵ Long Thành:
- Sư đoàn 304 tấn công Trường thiết giáp, Trường sĩ quan lục quân, Trường cảnh sát quốc gia Quân khu III...
- Sư đoàn 325 đặt pháo ở đồng Sở Hoàng nả đạn vào chi khu Long Thành và dinh quận.
* Hướng Nhơn Trạch, trung đoàn 101, trung đoàn 95 trợ chiến, có tăng hỗ trợ tến vào lộ 17, tấn công chi khu Nhơn Trạch, kho Thành Tuy Hạ.
* Các hướng khác, lực lượng vũ trang, chủ lực, du kích đều bắt đầu tiến công địch giải phóng các xã ấp...
(27 - 4) Long Thành giải phóng.
(28 - 4) Đêm 28 rạng 29 - 4, các binh đoàn chủ lực tinh nhuệ của ta đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt công kích từ nhiều hướng, tiêu diệt các tập đoàn phòng ngự cuối cùng của địch ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Đồng Dù, Hậu Nghĩa, Tân An.
(29 - 4) Sư đoàn 320B hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Tân Uyên, Dĩ An, Lái Thiêu (nay thuộc tỉnh Bình Dương).
          * Lực lượng biệt động và an ninh kết hợp với các bộ phận vũ trang đánh giải phóng 4 xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Long Bình (từ 23 đến 29 - 4)
          * Ban công vận thành phố tiếp quản Khu kỹ nghệ Biên Hòa.
* Bọn địch ở các cứ điểm quan trọng, các cơ quan đầu não như Quân đoàn III, tiểu khu Biên Hòa, chi khu Đức Tu rút chạy.
* Ta đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch và kho bom Thành Tuy Hạ lúc 8 giờ 10 phút. Cánh cửa hướng Đông Nam Sài Gòn  đã mở, Quân giải phóng theo hướng xa lộ Biên Hòa, phà Cát Lái và bến Phước Khánh tiến về Sài Gòn.
(30 - 4) 6 giờ sáng, nữ đồng chí Trương Thị Sáu cắm cờ Tổ quốc ở Tòa hành chánh Biên Hòa; kế đó cờ giải phóng cũng được cắm ở dinh Tướng Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Nha Cảnh sát miền Đông, Quân đoàn III, Ty cảnh sát Biên Hòa, quận Đức Tu.
* 10 giờ 30 Sở chỉ huy tiền phương và lực lượng vũ trang Trung đoàn 5 và lực lượng chính trị chiếm Tòa hành chánh Biên Hòa; sư đoàn 6 chiếm giữ sân bay, quân đoàn III; Ban an Ninh T1 chiếm giữ Nha cảnh sát miền Đông, Ty cảnh sát Biên Hòa, Ban an ninh Biên Hòa chiếm giữ quận Đức Tu. Lực lượng trung đoàn 5 triển khai chốt các ngã ba và Khu kỹ nghệ Biên Hòa... Thành phố Biên Hòa hoàn toàn giải phóng. Nhân dân xuống đường reo mừng với cờ hoa rực rỡ chào đón đoàn quân giải phóng.
(1 - 5) Toàn bộ lãnh thổ đất liền miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng.
(5 - 5) Mitting trọng thể chào mừng chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam tại Biên Hòa, hơn 1 vạn người dự.
(15 - 5) Cả nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau tưng bừng mở hội mừng chiến thắng.
(31 - 5) Nhà máy không quân A 42 Biên Hòa thành lập (Sân bay Biên Hòa)
(2 - 6) Thành lập Công ty Cao su Đồng Nai.

No comments:

Post a Comment