Hai đặc tính sau đây khiến nước Mỹ khác các nước khác.
. . .
1/ Liên tục sáng tạo (continuous reinvention) qua việc thay đổi nghề nghiệp.
Họ có thể hôm nay là luật sư/ký giả nhưng ngày mai lại trở thành ký giả tự do (freelancer- ko làm cho báo nào.-- Tài) hay GS đại học cộng đồng. VD : người đang làm cây cảnh (gardener) cho tôi trước kia là cảnh sát của thành phố. Đối với ông, lương ít hay nhiều ko thành vấn đề - điều quan trọng là ông có thỏa mãn với công việc của mình ko.
2/ Giúp đỡ tha nhân. "Sự giúp đỡ người khác của dân Mỹ ko nước nào bì được," ký giả Jeff Jacoby của tờ Boston Globe viết. Chỉ trong năm 2014, họ hiến tặng 360 tỉ đô, con số kỷ lục. Các sáng hội tư nhân (private foundation) và các cty chỉ chiếm 19/100 tiền hiến tặng, còn lại từ cá nhân. Thống kê này ko bao gồm tám tỉ giờ phục vụ cộng đồng của 63 triệu ng Mỹ. Họ làm việc tại viện bảo tàng lịch sử, thư viện, công viên tiểu bang và cả bịnh viện; họ làm thiện nguyện với sự khiêm nhượng thực sự (truly humbling). (Nếu bạn vào bất cứ BV nào ở Mỹ, bạn sẽ thấy những ng mặc quần áo màu hồng (pink), đây là các thiện nguyện viên, họ sẽ hướng dẫn hay giúp đỡ những ai lần đầu tiên đến BV. Ở các thư viện, cũng có những ng thiện nguyện, họ làm việc chung với nhân viên ăn lương của TV, nhờ những ng này mà bộ máy chánh quyền tại Mỹ ko cồng kềnh và phải trả lương nhiều. Tôi rất rành vì thường đến hai chỗ này.-- Tài) .
Mỗi người Mỹ giống như một miếng vá nhỏ (batch) trong một tấm chăn (quilt) khổng lồ - đã thành hình trong lịch sử năm thế kỷ của đất nước này.
Lịch sử này bao gồm ham muốn được độc lập, làm việc chăm chỉ, sáng tạo cá nhân, đóng góp thời gian và tiền bạc cho cộng đồng và xã hội, và trên tất cả, việc đeo đuổi một mục tiêu cao cả (lofty goal) .
. . .
Tạm dịch từ bài "The Pursuit of Happiness This July" trên nguyệt san India Currents tháng 7/2017.
No comments:
Post a Comment