TRẠI LLĐB PLEI DJERENG - LỆ MINH THẤT THỦ NGÀY 22/9/1973
Lời nói đầu: Phần chuyển ngữ này nhằm vinh danh các chiến sĩ của TĐ 80 BĐQ đã anh dũng hy sinh tại trại này, cũng như giúp các bạn thấy sđ 22 và 23 VNCH trong thế bị động khi phải dàn quân nhiều nơi để giành dân giữ đất, xem bản đồ, sau HĐ Paris 1973. Trong khi đó lợi dụng quân viện cho VNCH bắt đầu bị cắt giảm, và do ko còn không quân Mỹ, đặc biệt là B-52, CSBV đã chuyển quân ồ ạt từ Bắc vào Nam ngang qua vùng rừng núi phía tây của tỉnh Kontum và Pleiku, gần như công khai trong mùa mưa, để chuẩn bị đánh lớn sau này mà mục tiêu mới nhứt của họ trong tháng 9/1973 là trại LLĐB Plei Djering với tổn thất của BĐQ là 200 chết và bị bắt trên quân số 293 người lúc nổ súng. Trước đó 15 ngày, trung đoàn 42 sđ 22 VNCH đã tái chiếm làng Công giáo Trung Nghĩa và Polei Krong gần đó - làng này ở 17 km phía tây tỉnh lỵ Kontum, mà tôi đã viết trong bài trước.
Sau ngày 30.4.75, muốn nghiên cứu về quân sử của VNCH, đặc biệt là giai đoạn sau khi ký kết HĐ Paris 1973, người ta phần lớn phải dựa vào quyển From cease-fire to capitulation của cựu ĐT Mỹ Le Gro thuộc DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự) vì cơ quan này có nhiệm vụ quản lý quân viện cũng như đúc kết tình hình chiến sự do phòng 3 BTTM VNCH gửi qua và ông đã mang về Mỹ trước ngày 30.4. Cựu ĐT Cao văn Viên trong quyển The Final Collapse chỉ mô tả chiến sự kể từ khi Phước Long thất thủ đầu năm 1975 -- người dịch).
======
Trại Plei Djereng/Lệ Minh
Đã có cảnh báo quá rõ về một tấn công sẽ xảy ra. Một trung sĩ nhứt của một đ.đ. trinh sát csbv đã hồi chánh tại quận Thanh An, tỉnh Pleiku, NGÀY 16/9/1973 và nói rằng trung đoàn 26 của mặt trận (MT) B-3 sẽ tấn công trại Plei Djereng trước cuối tháng 9/73. Thông tin này rất đáng tin cậy vì hiểu biết của y về trận liệt (order of battle) của trung đoàn 26 đã xác nhận những thông tin đã thu thập trước đây.
Với tin tình báo này, chỉ huy trại đã tăng cường các cuộc hành quân lục soát quanh trại. Ngày 22/9, chỉ có một đ.đ. ở trong trại với vài gia đình binh sĩ; hai đ.đ. khác hành quân bên ngoài, dù ko đi quá xa. Vào khoảng trưa, trung đoàn 26 đã bắt đầu tấn công với đại bác 122 và 130 ly, súng cối, hỏa tiển và cả nhiều T-54. Trong khi trận chiến ác liệt suốt buổi trưa, liên lạc truyền tin với trại đã bị gián đoạn, và TĐ trưởng trúng đạn tử thương. Mưa và tầm nhìn hạn chế nên ko thể không yểm vào lúc đó. Quân đoàn 2 ko thể gửi quân tiếp viện, dù hai toán viễn thám của BĐQ đã được đưa bằng trực thăng vào chiến trường để tái lập truyền tin và tập hợp những tay súng trong trại. Do quân csbv quá đông áp đảo nên nhiệm vụ của họ ko kết quả. Lính viễn thám báo cáo thấy sáu T-54, trong khi phi công VNCH báo cáo đã đếm được 10 xe tăng và bắn cháy 3 chiếc - nhưng bất hạnh thay điều này chỉ xảy ra hai ngày sau đó vì lúc trận chiến xảy ra, mưa và tầm nhìn hạn chế đã ngăn ngừa không yểm. Trong 293 lính BĐQ có mặt khi trận đánh bắt đầu, 200 bị giết hay bị bắt trong trận đánh ngắn và dữ dội này.
Trước trận Lệ Minh, tướng Nguyễn văn Toàn, đã nổi tiếng là một TL quân đoàn năng nổ (forceful), dù ko sáng chói (brillant). TT Thiệu, khi thăm Pleiku ngày 1/10/73 với đại tướng Cao văn Viên để kỷ niệm 16 năm ngày thành lập QK 2 đã nghiêm khắc quở trách (harshly rebuke) tướng Toàn vì ko hành động sau khi nhận tin tình báo trên đây của hồi chánh viên để tăng quân cho trại hay ít nhứt cũng cung cấp yểm trợ pháo binh đầy đủ cho trại. Đối với tướng Toàn, mà nhiều quan sát viên cảm thấy ông sẽ được ba sao (lúc đó ông là thiếu tướng -- người dịch) nhân dịp TT thăm viếng, lời quở mắng (reprimand) này là một kinh nghiệm chua xót (shattering). Dù cuối cùng ông cũng có 3 sao và đã dùng các lực lượng (LL) với một tài năng đáng kể (considerable) trong lúc cầm quân. Phản ứng ko đúng mức (lapse) của ông tại Lệ Minh, theo quan điểm của TT Thiệu, đã khiến tin tưởng của TT vào ông đã giảm sút mà kết quả là ông mất chức 11 tháng sau đó. (Đây là quan điểm cá nhân của ĐT Mỹ Le Gro, vì việc ông Toàn mất chức là do tố cáo tham nhũng từ Phó TT Hương, khiến TT Thiệu phải làm, chứ ko do việc điều quân kém cỏi -- người dịch).
Trong bất kỳ tình huống nào, Toàn đã hình như đã phục hồi nhanh chóng và kịp thời lập kế hoạch để tái chiếm Lệ Minh. Tuy nhiên những hành động sau đó của ông cho thấy, ông ko quan tâm việc tái chiếm bằng việc đánh tan sđ 320 csbv (sđ này tháng 3/75 đã đánh Ban Mê Thuột -- người dịch). TT Thiệu đã ra lịnh cho ông dùng bất cứ phương tiện nào nếu cần để ngăn địch tập trung và đe dọa nghiêm trọng các LL hay lãnh thổ của Nam VN tại QK 2. Tướng Toàn, với vài lý lẽ (justification), đã xem một sđ khác của cs tại cao nguyên, sđ 10, ko phải là đe dọa chánh vì sđ này đã bị thiệt hại nặng trong trận làng Trung Nghĩa tháng 9/73 - làng này ở tây thị xã Kontum. Vì vậy ông đã quyết định nhắm vào sđ 320, mà ông tin tưởng rằng có thể đánh lớn vào đầu 1974, nếu sđ ko bị thiệt hại nặng lúc này.
Kế hoạch của ông, bắt đầu thực hiện giữa tháng 10/73, gồm việc xây dựng và chiếm các các cứ điểm (strong point) dọc theo tỉnh lộ (TL)-509, đi từ Pleiku về phía tây tới Lệ Minh, để làm BẪY hầu dụ sđ 320 csbv tập trung vào nơi trống trải để ông có thể hủy diệt bằng không quân và pháo binh. Ông cũng lập một cứ điểm vững chắc nơi một đường (được dùng bởi csbv để vào mật khu 701), cắt ngang TL-6C khoảng 10 km phía bắc và trong tầm pháo từ trại Pleime. (Năm 1974 trại này bị vây nhiều ngày nhưng ko bị mất, do thiếu tá Vương mộng Long của TĐ 82 bđq chỉ huy -- người dịch). Cứ điểm trên đây tương đối trống trải, và tướng Toàn, với gốc thiết giáp, sẽ phòng thủ nó bằng một chiến đoàn gồm một TĐ chiến xa M-48, một trung đội trinh sát, bốn khẩu đội 155-ly, và một TĐ ĐPQ, và ông hy vọng rằng sđ 320 sẽ "cắn câu". Tuy nhiên, sđ 320 tiếp tục áp lực vào quận Thanh An, nằm trên QL-19, và các tiền đồn ở tây Pleiku dọc theo TL-509. Các cuộc tấn công thường xuyên và dữ dội, suốt mùa hè và SĐ 320 ko bao giờ bị thiệt hại nặng. Dưới che chỡ của sđ 320, đoàn 470 hậu cần đã chuyển từ Cambodia vào Đức Cơ.
Vào đầu tháng 10/73, tướng Toàn ra lịnh cho tỉnh trưởng Bình Định phải lo an ninh cho tỉnh, chỉ để trung đoàn 40 sđ 22 ở lại tỉnh này. Tướng Phan đình Niệm của sđ 22 bb, dù bị thương hơn chục lần, đã dời BTL về quận Thanh An. Trung đoàn 47 của ông ở tây Pleiku với LĐ 21 BĐQ đang tiến về Plei Djering trên TL-509. Giữa tháng 10, trung đoàn 40 được không vận từ Bình Định lên Pleiku và được lịnh hành quân ở tây Pleiku, thường thường dọc theo TL-565. Trung đoàn 41, với thiết đoàn 21, tiến về Thanh Giao trên QL-19; trung đoàn 42, sau chiến thắng ở Trung Nghĩa, làm trừ bị.
Sđ 23, vẫn trách nhiệm HQ ở tỉnh Kontum và trung đoàn 44 (chỉ huy bởi trung tá Ngô Văn Xuân -- người dịch), cùng với ĐPQ, canh giữ những đường tiến sát tây bắc hướng về TP này, trong khi hai trung đoàn 45 và 53 đang tiến gần ĐỒI 727, ở tây Kontum - đồi này là một căn cứ lớn của địch ở đông sông Krong Bolah. LĐ 22 bđq cùng lúc cũng tiến về đồi 727 từ Plei Mrong. Tuy vậy (thus), trong khi chiến thắng ở làng Trung Nghĩa đã phục hồi phần nào ổn định cho khu vực tây bắc của thị xã Kontum và giảm đe dọa cho pháo binh, các căn cứ tiếp vận và không quân chung quanh tp này, tình hình tại tây Pleiku vẫn CHƯA ổn định. Căn cứ KQ và các căn cứ pháo binh trong tỉnh vẫn bị pháo kích, và sđ 320 đã đối phó với việc mở rộng các đồn trên TL-509 của tướng Toàn bằng cách chuyển quân ra khỏi căn cứ Plei Djereng để tướng Toàn phải rút bỏ các đồn. Khai thác cơ hội này, tướng Toàn đã không vận sđ 22 bằng C-130 tới Pleiku.
Trong khi các phần tử của trung đoàn 48, SĐ 320 csbv quấy rối tiền cứ (advanced base) VNCH tại Plei Bong 3, gần Pleiku, TĐ 2/40 VNCH đã đụng độ ác liệt một TĐ địch có năm T-54, ở tây nam Plei Bong 3 vào trưa 23/10/73. Hai bên đều thiệt hại nặng. Dù có những chạm súng đẫm máu tiếp theo, tướng Toàn đã ko còn cơ hội để trả đủa như ông đã làm với sđ 10 csbv tại Trung Nghĩa, đã viết trong bài trước. Tại phía tây tỉnh Pleiku, sđ 320 csbv rất rảnh tay vì không phải dành dân giữ đất như sđ 10 tại Trung Nghĩa. Tuy nhiên, với quyết định ko tấn công nữa và trở lại với việc bảo vệ các đồn trong một phòng tuyến hẹp ở tây Plei Ku, đã giúp tướng Toàn nhẹ gánh để lo cho tình hình mới ở Quảng Đức./.
Dịch xong chỉ trong buổi sáng ngày 22 Oct 2020 từ trang 54-56 của sách From cease-fire to capitulation của ĐT Le Gro, thuộc cơ quan DAO.
No comments:
Post a Comment