Friday, October 16, 2020

Trại LLĐB Polei Krong bị tấn công và tràn ngập đêm 4/7/1964. 


Trại LLĐB này cách thị xã Kontum 17 km về phía tây, gần đó là làng Trung Nghĩa với nhiều dân Công giáo, xem bản đồ. Trại đc bảo vệ bởi toán A-122 LLĐB Mỹ, khoảng 12 người, do đ.úy William Johnson chỉ huy, và một toán LLĐB VN, 6 thông dịch viên, và khoảng 74 lính biệt kích (strike force soldier) khi VC tấn công lúc 0200 ngày 4/7/1964. 

http://www.rjsmith.com/Polei_Krong_Cropped.html



       
Trại LLĐB Polei Krong, bên dưới phải là sông. 

Trại hình vuông có một mặt nằm kế sông, nhưng việc bảo vệ ba mặt còn lại rất tồi. Không có mật mã, cỏ cao che khuất tầm nhìn, và chỉ có 11/21 vọng gác có người. Vắng mặt hai đ.đ. biệt kích - vì họ đã đc phép ngủ qua đêm với gia đình bên kia sông sau một chuyến tuần tiểu. (Theo sách Special Forces at War của Stanton mà tôi có, một trại LLĐB biên phòng phải có ít nhứt bốn đ.đ. để hai đ.đ. có thể hoạt động bên ngoài cả tuần. Trại này chỉ có mặt 74 biệt kích quân, khoảng 1 đ.đ., dù cộng thêm hai đ.đ. ngủ bên kia sông, tổng cộng chỉ có BA đ.đ., dưới mức yêu cầu trên đây. Người Mỹ đã tính toán một trại có thể đi tuần hiệu quả trong bán kính 10-dặm, nghĩa là trại này cách trại kia 20-dặm.-- Tài Trần). Thiếu úy Tấn của LLĐB VN ko nghe lời khuyên của Johnson về việc đặt các tiền đồn vào ban đêm để phát hiện địch tới gần trại. Trong trại đầy những kẻ bán hàng rong (peddler), phụ nữ, và công nhân dân sự.

Cuộc tấn công đã bắt đầu khi một thông dịch nghe nhiều giọng nói gần nhà bếp. "Một VC gọi ra, "Người Mỹ ở đâu? Dẫn chúng tôi tới họ." Viên thông dịch trả lời bằng cách bắn 1 băng đạn 30 viên vào VC, và trận đánh bắt đầu. Lúc đó đã có 1 số VC đã vào trong trại. Chúng khai hỏa với cối và súng ko giật, khi chúng đã đào hố, hoàn toàn ko bị phát hiện, ở rìa của sân bay, chỉ cách chu vi phòng thủ khoảng 250 yard hay 228 m - sân bay nằm bên ngoài trại. Quả cối đầu tiên đã trúng ngay giữa nhà của toán LLĐB Mỹ, làm bị thương nặng TS Broyles và Swald và hai TS khác bị thương nhẹ. 

Sau đó một lúc, VC đã tấn công hàng rào phía nam và cho nổ bộc phá bangalore để phá hàng rào. Các ổ súng liên thanh lộ thiên, ko có nắp che, đc bảo vệ bởi những bao cát rách (delapidate), đã bị hủy diệt rất sớm. VC đã nhanh chóng có thể tiến sát các ổ súng này, vì các lính điều khiển súng cộng đồng đã ko có lựu đạn để bảo vệ xạ trường (lựu đạn đã để trong kho đạn). VC đã nhanh chóng quay súng liên thanh và cối bắn vào lính trong trại. 

Đ.Ú. Johnson chạy khỏi nhà của toán trong khi VC bắn từ 3 phía và đạn cối bắt đầu trúng các nhà chánh của trại. Ông hạ một VC khi tên này vừa phá hủy máy phát điện và chạy về nhà khác với bộc phá. TS Seymour cũng chạy nhanh để bắn 1 đám VC chung quanh kho đạn. Nhiều VC đã tiến sát, buộc toán cố vấn Mỹ phải chiến đấu trong tuyệt lộ (last-ditch fight) từ phòng tuyến của họ. Kho tiếp liệu bốc cháy đã soi sáng dãy nhà của cố vấn, và lính Mỹ và Nùng đã có thể bắn trả VC với M-79 và súng tự động. TS Wallets và 1 lính Nùng đã đẩy lui hai tiểu đội VC đang vây quanh phía đông của dãy nhà của toán. TS Price giữ liên lạc truyền tin cho tới khi an-ten bị hư vì súng cối. 

Lính Mỹ nghĩ rằng họ đã thua. Lính biệt kích ko còn chiến đấu. Trong khi nhiều kẻ ko chịu chiến đấu, những kẻ khác bị đánh gục trong phòng hay bị giết khi chạy ra giao thông hào. Lính Nùng đã chiến đấu ngoan cường nhưng sắp hết đạn. Đạn thì đầy trong kho nhưng ko thể đến gần. Chiến tuyến cuối cùng là một ổ súng liên thanh của lính Thượng ở góc tây nam. Họ tiếp tục bắn trong 40 phút, với hàng chục xác lính VC chung quanh vị trí trước khi ổ súng nổ tung bởi lựu đạn và bộc phá gắn trên gậy, còn gọi là mìn bangalore. 

Lính Mỹ và Nùng rút ra bờ sông bằng cách lần lượt phá vòng vây. Cuộc rút lui trở nên lẩn lộn và ko trật tự. Một số lính Mỹ và Nùng bị thương nặng và què quặt ko đc mang theo và tự lết (drag themselves) một cách đau đớn tới bờ sông. Lính phòng thủ hoặc là hết đạn hay bắn tới băng đạn cuối cùng. Máy truyền tin bị hư. Những can xăng trống rỗng đc cột phía dưới kẻ bị thương để giúp họ vượt sông. Một số kẻ bị thương hoảng loạn (hysterical), và nhiều kẻ ko biết bơi. Một lính Nùng đi kiếm ghe và cho biết tất cả đã bị gài mìn. May mắn là VC ko đuổi theo họ tới bờ sông. 

Lúc 0315, trại đã lọt vào tay VC. Họ đã ở trong trại âm ỉ cháy trong 2 giờ để chăm sóc thương binh,tìm tù binh, và chùi súng. Họ đã cố gắng hủy diệt trại ko hệ thống và rời trại lúc trời sáng. Người Mỹ đã vào trại với hai đ.đ. biệt kích khác. Họ đã tìm thấy số lượng đáng kể những khối chất nổ chưa nổ của VC và ba xác VC trên kẻm gai. 

Bóng ma của nội tuyến vc quá rõ. Một xác VC mang giấy tờ chứng nhận y là nhân viên của hãng thầu và một sơ đồ các vị trí đặt súng. Vài trung sĩ LLĐB VN bị giết trong chu vi phòng thủ hay trong hầm trú ẩn với cổ bị bẻ gãy. Việc đồn Polei Krong bị tràn ngập là một biến cố bi thảm trong lịch sử của LLĐB Mỹ

Tổng kết: 

Chết: 46 lính biệt kích, 3 lính LLĐB VN gồm thiếu úy Tấn.

Bị thương: 27 biệt kích quân, 3 lính LLĐB VN, 5 LLĐB Mỹ, 5 lính Nùng, 6 thông dịch.

Tổn thất VC ko rõ, nhưng các phi công Mỹ tấn công quân VC khi họ rút lui đã ước lượng 105 - 175 VC chết, kể cả vài tên trên kẻm gai

No comments:

Post a Comment