Monday, October 26, 2020

 TRẬN PLEI RINH, TRÊN LTL-7, NGÀY 22/3/1954 


                 

SƠ ĐỒ TRẬN PHỤC KÍCH TẠI KM 15 NGÀY 4/4/54

https://dictionary.reverso.net/english-french/lowlanders+who+were+more+at+a+loss+in+the+jungle

...

Tháng ba đã trở nên một ác mộng của chiến đoàn 100 của quân đội Pháp tại Đông Dương, nhưng vì một lý do hoàn toàn khác. Lần này, Việt Minh CS, thay vì theo đuổi thuận lợi rõ ràng của chúng quanh Pleiku, lại lần nữa đã tan biến trong rừng núi. Dù binh sĩ đau chân và mệt mỏi, thường xuyên bị quấy rầy (plague) bởi muổi và vắt, lại phải đẩy và kéo theo các đại bác, chiến xa và xe tải, nhưng chiến đoàn (CĐ) lại được lịnh phải yểm trợ cho liên đoàn 3 Dù (gồm 3 TĐ và pháo binh và các đv cơ hữu) - đã được thả dù xuống ngày 1/3 để bao vây trung đoàn 803 hay 108 VMCS, trước giờ luôn tìm cách né tránh đụng độ với quân Pháp. CĐ sẽ tiến theo hướng đông dọc theo QL-19 để đến làng Pleibon. (Nói thêm: Theo bản đồ của hội Địa lý Quốc gia Mỹ in tháng 2 NĂM 1967, làng này nằm trên một hương lộ hay đường làng bắt đầu từ QL-19, đi về phía bắc; trước khi tới làng Kon Mahar, sẽ thấy núi Kon Lak khá cao tới 5643 ft hay 1720 m ở bên phải. Tới làng này, hương lộ quẹo trái sẽ tới làng Kon Bah, nằm rất gần và ở đông nam của Kontum -- người dịch). Sau vài ngày mưa gió, con đường rất xấu tới Pleibon đã trở nên đầy bùn tới-mắt-cá-chân khiến các xe cộ của CĐ giống như chạy trong vũng lầy (quagmire) ko đáy. 

Trong cái nóng ẩm ướt cháy da (searing), các người lính tiếp tục tiến tới với sức mạnh của tuyệt vọng - khi nghĩ rằng địch sẽ phải ở đâu đó! Nhưng nhật ký hành quân của TĐ 1 Korea vào ngày 1/3, đã ghi ngắn gọn (tersely), "Cảm giác trống không tiếp tục." Đây chính là điều đã được Bộ Tổng Tham Mưu của Pháp tại Đông Dương đặt tên là "cuộc chiến của những khoảng trống vĩ đại" -- hoàn toàn ko giống cuộc chiến mà họ đã dự trên những đồng bằng và ruộng lúa với những nông dân - ở vùng quê Nam phần. Ở đây, có thể cả một ngày trời họ ko thấy một bóng người; thật tình mà nói (to be sure), thì vẫn có vài túp lều, nhưng ko có ai. Vì những dân thiểu số trung thành với Pháp giờ đây sống trong đồn hay trại, và những kẻ khác thì theo VM rút vào những đồi núi chỉ cách đường vài km. 

Cuộc đột kích cuối cùng của lữ đoàn nhảy dù này vào phía bắc của (làng) DÉ  KYENG hay DE KIENG phía đông nam Kontum, hỗ trợ bởi một pháo đội của CĐ 100, ko mang lại kết quả, ngoài việc tìm thấy vài vị trí đóng quân của VM đã có người ở trước đó 3 tới 5 ngày - và ở phía bắc của Dé Kyeng bắt đầu là vùng đánh dấu màu vàng trên bản đồ. Ngày 14/3, cuộc HQ kết thúc, vì lính Dù phải rút ra để được thảy vào Điện Biên Phủ và CĐ 100 được chỉ định nhiệm vụ bảo vệ đoàn công-voa hàng tháng chạy từ Pleiku đi An Khê, dài 100 km. Một lần nữa, kẻ thù đã né tránh đụng độ, và một lần nữa, CĐ đã mệt đứt hơi (dead-tired) này phải di chuyển trở về Pleiku, sau đó theo QL-14, đi về hướng nam tới ngã ba Mỹ Thạnh, và quẹo trái vào LTL-7. Họ đã vượt qua 130 km trong hai ngày để đối diện một đe dọa mới từ kẻ thù cũ của họ, đó là trung đoàn 803, mà theo tin tức đang ở gần làng DO DAK BOT, nằm trên hương lộ đi từ TL-7 tới Ql-19. 

Giờ đây, hai trung đoàn VMCS tại khu vực cao nguyên (plateau) trung tâm đã chuẩn bị chiến thuật của họ đến từng chi tiết: ko vướng bận (unhamper) bởi chiến cụ nặng, cũng ko ràng buộc phải bảo vệ mấy trăm km đường xá, VM đã luôn luôn có thể di chuyển nhanh hơn bất cứ đv cơ giới nào - luôn luôn phải dựa vào hệ thống đường xá để di chuyển. (Tình hình này đã lập lại trong cuộc chiến từ 1954-75 -- người dịch). Với sự khéo léo của một cao thủ dày dặn (seasoned), trung đoàn 108 sẽ thu hút CĐ 100 về phía nam nơi ko có đường xá; trong khi chủ lực của trung đoàn 803, tức hai TĐ 39 và 59, nhanh chóng tiến về phía nam dọc theo sông Dak Ya-Ayun (chảy từ bắc xuống nam) sẽ đến ngã ba trên đây khoảng HAI NGÀY trước CĐ bắt đầu hành quân. Vào lúc mà BCH CĐ dựng trại đóng quân chung quanh làng Plei Rinh, nằm trên LTL-7, VM lại lần nữa giương bẫy. Bẩy sẽ căng ra ngày 22/3 lúc 0245. 

CĐ đã hạ trại chung quanh 1 đồn nhỏ ở làng này, đồn gồm một ngôi nhà với kẽm gai bao quanh được thiết kế để cung cấp chỗ trú ẩn trong mùa mưa cho một trung đội lính địa phương nhằm thu thuế hơn là một cứ điểm quân sự. CĐ lập tuyến phòng thủ theo hình bán nguyệt, tựa lưng vào sông Dak Ya-Ayun. BCH, pháo và xe tăng ở giữa và 3 TĐ ở chung quanh. Thung lũng hơi bằng phẳng cung cấp xạ trường tốt dù vài chỗ bị vướng các bụi cây (clump of brush). Các tiền đồn ở trước phòng tuyến chánh (military line of resistance hay MLR) đã báo ko gì khả nghi cho tới khoảng 0245, khi một khu vực của TĐ 2 Korea báo cáo có vài chuyển động ở gần sông Dak Ya-ayun .

Lúc 0245, toàn khu vực của CĐ bị tấn công bởi hỏa lực cực kỳ dữ dội của súng cối, và hầu như ngay sau đó bởi hỏa lực chính xác và tập trung của các súng trường và vài súng đại và trung liên. BCH và tđ 2 Korea gần như lập tức trúng vài quả cối, và vào khoảng 0330, những tiếng hét gây kinh hải (dread scream) "Tiến lên" đã vang dội trong khu vực của TĐ 2 Korea trong khi lính VM trong bộ đồ đen xung phong vào vị trí của đ.đ. 5 của TĐ 2 Korea, làm bị thương và bắt sống đại úy Charpentier. 

cùng lúc, cuộc tấn công nghi binh bởi súng không giựt của vm, vào trung đội lính địa phương ở đồn plei rinh, đã làm cháy đồn, và soi sáng chiến trường, và sau đó vài phút là hai xe GMC của tđ 2 Korea cũng bị cháy vì trúng đạn cối. Ánh lửa đã tạo thuận lợi cho lính Pháp vì các xe tăng của thiết đoàn có thể can thiệp dễ dàng, bằng cách xông vào khu vực của TĐ 2 Korea để cứu đ.đ. 5 khỏi bị tiêu diệt; những kẻ sống sót của đ.đ. đã phản công và cứu đ.u. Charpentier. 

Một số lính VM đã tới gần BCH CĐ, nhưng bị bắn vào phút chót bởi lính của đ.đ. chỉ huy. Tới 0430, tr.đoàn 803, nhanh chóng như lúc xuất hiện, đã tan biến vào rừng gần đó. Các oanh tạc cơ và L-19, đến vào lúc bình minh, dĩ nhiên, ko thấy gì hết. Sau đó, một toán trinh sát của TĐ 1 Korea đã tìm thấy một BCH và doanh trại trống rổng của tr.đoàn 803. Một số lớn băng cứu thương dẫm máu chứng tỏ rằng VM cũng bị tổn thất. Ba mưới chín VM bỏ xác tại trận và 2 bị thương. 

Nhưng phe Pháp cũng nặng ko kém - 36 chết, gồm 1 đ.u.; 177 bị thương, gồm thiếu tá Kleinman, TĐ trưởng của TĐ 2 korea, và 13 sq khác; và 8 mất tích. Ngoài ra, CĐ đã gần hết đạn và dụng cụ cứu thương. CĐ, như một võ sĩ, vẫn có thể chiến đấu, dù đã mất máu nhiều do thương tích (maul). 

Trong một nhật lịnh, đt Barrou đã khen lính của ông về can đảm và đã khiến cho "trung đoàn 803 VM bất khả chiến bại và luôn né tránh, phải nhục nhả trong trận này khi bỏ người chết và bị thương tại chiến trường."

"Cho phép tôi bày tỏ tới các chiến hữu," ông nói tiếp, "niềm hãnh diện, sự trìu mến của tôi và tin tưởng của tôi vào tương lai và vào chiến thắng của chúng ta."

Nhưng những ngày qua vẫn còn là khó khăn với CĐ 100 khi TĐ 1 Korea quân số từ 834 trong tháng 12 chỉ còn 532. May mắn là TĐ 2 korea và TĐ khinh chiến của trung đoàn 43 thuộc địa chỉ bị thiệt hại nhẹ (hardly less severe) - và điều xấu nhứt vẫn chưa đến. 

Với người bị thương đc di tản gần hết và đạn dược và xăng dầu đc thay thế gần hết, một tình trạng khẩn cấp khác chung quanh An Khê đã khiến CĐ lại lên đường. Cho tới nay, An khê đã đc xem như một khu vực tương đối yên tỉn, dù có bị xâm nhập/nội tuyến, nhưng ko đến mức sắp bị VM tràn ngập. Việc phòng thủ trong tay của CĐ 11, (tác giả Trần ngọc Nhuận của "Ký ức đời quân ngũ" đã từng phục vụ trong TĐ 1 của trung đoàn này -- người dịch),  gồm toàn lính VN gốc Kinh (Vietnamese lowlander). BCH của VM ko để cơ hội này tuột mất. 

NGÀY 30/3/54, hai TĐ độc lập của "Liên-Khu 5" đã tấn công đv VN bảo vệ ĐÈO MANG, có nhiệm vụ kiểm soát đường tiến sát phía đông của An khê. Khi bình minh xuất hiện đồn này đã bị hủy diệt và trang bị của cả một TĐ bộ binh và 4 khẫu 105 ly lọt vào tay vm. Cùng lúc, tình báo cho biết việc tái xuất của TĐ 39 và TĐ vũ khí nặng của tr.đoàn 803 vm ở vài km nam QL-19, trong một hành động có vẻ định cắt An khê từ hướng tây. 

NGÀY 1/4/1954, toàn CĐ - gồm xe tải, tăng, pháo - lại lần nữa đã vượt hơn 140 km để tới QL-19 hầu đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ bán-tỉnh (semi-static) cho toàn khu vực cao nguyên trung tâm này, với đt Barrou làm TL vùng An khê và khu vực bộ lạc Bahnar, để giảm nhẹ gánh nặng của CĐ 11 ko còn tinh thần chiến đấu. Một lần nữa, cđ chuyển quân từ Plei Rinh trên LTL-7 ngược về Pleiku với không khí miền Viễn Tây, nơi mà vài chủ đồn điền trà người pháp còn lại tụ họp mỗi tối tại "Bar Embuscade" với súng Colt bên hông và xe jeep xích vào một cái trụ để khỏi bị trộm. CĐ đã ko ngừng và tiếp tục chạy trên QL-19, đi ngang nơi đóng quân cũ của TĐ 1 Korea và ngã ba nơi mà những người của Dak Doa đã đánh trận cuối cùng. (Trên QL-19, có một ngã ba để vào làng Dak Doa ở phía tây bắc của ngã ba này và một trận ác chiến đã xảy ra ở ngã ba này giữa CĐ 100 và VM -- người dịch). Và lần nữa, họ lại vượt sông dak ya-ayun, nơi mà tháng trước đây, họ đã truy đuổi vô ích tr.đoàn 108 tới một khu rộng lớn ở phía bắc làng Plei Bon, và bây giờ cđ đang tiến về đèo Mang Yang và căn cứ phòng thủ kiên cố kế nó, ở cây số 22, nghĩa là cách An khê đúng 22 km. 

QL-19 ko còn an toàn cho mọi thứ trừ các đoàn công-voa có hộ tống, và chuyến đi của ĐT Barrou tới An Khê cũng là một cuộc HQ. Với đ.đ. 1 và 4 của TĐ 1 Korea và hai đ.đ. của tđ thuộc tr.đoàn 43 thuộc địa, CĐ mở đường tới CÂY SỐ 11 trong khi CĐ 11 gửi ba đ.đ. từ An Khê tới cây số 11 để hộ tống ĐT và đoàn xe chỡ xăng tới cứ điểm An Khê. Sau khi đã tới An Khê vô sự, đoàn xe quay về và tới 1445, ĐT Barrou và các xe chỉ huy và những xe bồn ko còn xăng đã vượt cây số 11 để vào vùng bảo vệ bởi các toán tiền tiêu của tiểu đoàn 43 và tđ 1 Korea. 

Giờ đây họ bắt đầu chuyển quân như sau: mỗi đv bộ binh đều có pháo binh đi kèm. Khi đv đầu tiên bắt đầu di chuyển từ A tới B thì đv thứ 2 cùng vẫn ở tại B với đại bác sẵn sàng tác xạ. Khi đv đầu tiên đã tới B thì báo cho đv thứ 2 biết để đv này di chuyển và đại bác của đv đầu tiên phải sẵn sàng để bảo vệ đv thứ 2. Họ phải lần lượt làm như vậy tới lúc đến vị trí an toàn mới thôi. Và tđ 1 korea đã chuyển quân an toàn.

Lúc 1520, lịnh từ BCH ở cây số 22: "Đoàn xe đã tới an toàn. rút quân." Hai đ.đ. của tđ 43 bắt đầu đi bộ về phía tây vì họ ở gần bch, với đ.đ. 1 của đ.u. Léouzon đi kế.

Đoàn quân bắt đầu di chuyển trong tiếng lách cách của trang bị và súng đạn và họ rất mệt. Một tiểu đội dưới quyền chỉ huy của trung sĩ li-som, người miên (phần lớn tđ 43 thuộc địa là lính miên) dẫn đầu. Lúc này là 1530, mặt trời vẫn còn cao và tđ 43 thuộc địa ỏ khoảng 2 km tây của cây số 15.

Đột nhiên, Li-som đứng lại. "Cái gì vậy, Li-som," đại úy Léouzon của đ.đ. 1 nói. "Ông thấy cái gì?" mọi người của CĐ bây giờ đều biết, một trong phục kích tệ hại nhứt đã xảy ra vào lúc cuối một cuộc chuyển quân vô sự.

"Không, đích thân," Li Som nói, mặt y nhăn nhó, "Súng liên thanh. TĐ 1 korea đã đụng rồi."

Giờ mọi người trong đ.đ. 1 của TĐ 43 đều nghe: súng liên thanh và súng không giựt của VM nổ rền trời. Đây là một cuộc phục kích lớn, và cái giá xứng đáng để bỏ ra - hai đ.đ., 10 xe tải và một trung đội thiết giáp. Đ.đ. của Léouzon ko cần ai ra lịnh. Khoảng 1530, họ bắt đầu đi ngược về cây số 15, sau đó năm phút là trung đội 4 của chi đoàn 5 thiết giáp, chỉ huy bởi đ.u. Doucet.

Mọi thứ đã bùng nổ ở cây số 15. Đ.đ. 4 của tđ 1 Korea vừa vượt qua đ.đ. 1 của tđ và bắt đầu bố trí khi, ko có một tiếng động của cảnh báo trước, mọi xe tải của đ.đ. này bị hỏa lực của liên thanh và súng trường từ lề nam của đường. trước khi các binh sĩ có thời giờ để ngừng xe, xe tải đi đầu đã nổ tung và bốc cháy, và gây cản đường khi xe tải thứ hai vừa tới. Giây lát sau, lần nữa tiếng hô "Tiến lên" và lính chính quy VM (TĐ 19 của trung đoàn 108 và TĐ độc lập 30 của liên-khu 5 đã bắt đầu xung phong từ các bụi rậm (thicket).

Đ.đ. 4 gồm toàn lính dày dặn (seasoned); những ai còn sức chiến đấu nhảy khỏi xe tải và hướng về lề đường cao hơn bên phải. Lúc 1525, đúng vào lúc trung sĩ Li-som nghe tiếng súng đầu tiên, những kẻ sống sót của đ.đ. 4, bây giờ chỉ huy bởi các hạ sĩ (corporal) - vì các tất cả các sq và trung sĩ của đ.đ. đều chết hay bị thương, đã chiến đấu cho trận cuối cùng của cuộc đời. Thực tế, họ đã tập hợp lại đủ để tung ra hai cuộc phản công dù ko hiệu quả để chống kẻ thù với hy vọng cứu một số kẻ bị thương khỏi chết cháy trong các xe đang cháy hay giúp họ khỏi bị VM dùng làm khiêng đỡ đạn khi vm tiến qua đường. Hơn nữa, một yêu cầu gửi tới BCH, và những đv khả dụng của CĐ trên đường tới cây số 15. Đ.đ. 1 của tđ 43 thuộc địa tuy ko nhận được yêu cầu này nhưng cũng quay về địa điểm phục kích.

Đv đầu tiên tới địa điểm là đại đội đoạn hậu, với hai chiến xa nhẹ và chiếc half-truck  chạy hết tốc lực (hell-for-leather) xông thẳng vào trung tâm của chỗ phục kích, với hy vọng sự xuất hiện của thiết giáp ít nhứt sẽ khiến lính vm sợ hãi (startle) và tạo cơ hội cho đ.đ. 4 tập hợp lại. Nhưng lính vm cũng dày dạn. Chiếc half-truck có tên Dingo (theo truyền thống của quân Pháp, mọi xe thiết giáp đều được đặt tên) đã ngừng hẳn vì một đạn không giựt trúng vào trục trước; trong khi trên chiếc thứ hai, trung sĩ Lem trưởng xa và hạ sĩ Trần văn Srey bị thương. Một số lính trên các xe tăng khác cũng bị thương và vm bắt đầu trèo lên các xe này. 

Vị cứu tinh đã giúp đv này khỏi bị hủy diệt là đ.u. Doucet chỉ huy trung đội tăng số 4. Các xe tăng của ông đều bắn vào địch quân đã giúp giúp các xe bọc sắt hay half-truck khác tạo thành một hình vuông để giúp những kẻ sống sót của các đ.đ. có chỗ ẩn núp. Điều này đã làm chậm bước tiến của vm một lúc. Từ 1600 đến 1700, họ đã bốn lần tấn công các xe tăng, có vẻ bất chấp tổn thất về phía họ. Hai lần họ đã trèo lên hai xe tăng có tên Diable và Dingo, để rồi bị đánh bật bằng cận chiến bởi lính thiết giáp, và có một lúc hình như là giờ phút cuối của các xe tăng khi đạn sắp hết sau gần 90 phút tác xạ.

Điều lạ lùng là đại bác của cđ vẫn yên lặng. "Đại bác ở đâu?" Doucet gọi về bch CĐ. "Không thể can thiệp," là câu trả lời, "có một L-19 đang bay trên đầu bạn." Trong lúc đánh nhau, ko ai để ý chiếc máy bay này, nhưng bây giờ ng ta mới nghe nó. Liền sau đó là các oanh tạc cơ B-26, do Mỹ sản xuất, từ Nha Trang bay tới. VM bắt đầu rút lui vào rừng nhưng ko kịp. Lấy các xe bị cháy của đ.đ. 4 làm mốc, chúng bay sát ngọn cây, ném những bom màu đen. Đó là những bom napalm sẽ thiêu đốt đến chết cho những ai bị trúng bom. 

Đ.đ. 3 của tđ 1 Korea vừa tới với một xe chở đạn cho xe tăng đã thêm sức mạnh của quân Pháp. Vì vm lo đối phó với B-26, lính Pháp đã phản công lần cuối lúc 1715. 


No comments:

Post a Comment