Sunday, November 29, 2020

Nhìn bằng trái tim



 Chuyện nước Mỹ

- Tinh thần quyết định tất cả
Dưới cái nhìn của một người rất tin vào luân hồi nhân quả, tôi có thể chia xã hội loài người thành hai thành phần: những người may mắn và những người kém hay ko có may mắn.
Hơn nữa, nhờ LTS, tôi biết thêm khái niệm về TRẢ NỢ DỒN: đây là những ai đã có nợ nần trong nhiều kiếp mà ko trả, nay y quyết định sẽ TRẢ HẾT hay TRẢ DỨT ĐIỂM trong kiếp này nên đã chọn ra đời trong các ngày 4, 8, 13, 17, 22, 26, và 31 hay có tên cộng lại bằng bảy số này. Trong gđ tôi, có một đứa cháu, có ngày sanh và tên cộng lại bằng số 13. Ở tuổi 13, y đã bị một tai nạn xe cộ khiến đầu biến dạng từ đó khiến y nói ngọng, đi đứng ko được bình thường, v.v... Do gđ của y lúc đó sa sút nên ko thể trị đến nơi đến chốn - bằng cách qua Singapore như cô gì trong clip này: Nhìn bằng trái tim - YouTube.
Một bạn trẻ quen tôi, có ngày sanh và tên cộng lại bằng 31. Y hiện nay bị anh em cha mẹ ruồng bỏ. Qua Mỹ lúc 9 tuổi, sau khi học hết high school, y bắt đầu đi bui đời, nghĩa là đã sống homeless. Cũng có lúc làm hãng Mỹ như Wal-Mart như ko bền vì ko thể chịu đc nhịp độ làm việc . Hơn nữa, y bị trầm cảm rất nặng, nhưng ko chịu chữa trị.

 Tai Tran : Hello ! BạnTài Trần ! Bạn dịch rất đủng . Spec 4 = E 4 ( Corporal ) . Tổ chức QĐ Mỹ 🇺🇸 ( Army ) như sau : EM ( enlisted men ) recruit E 1 ( private pvt E1 ) : tân binh , Pvt E 2 ( binh nhì ) Pfc ( private first class ) E 3 ( binh nhứt ) , E4 Corporal = hạ sĩ ( tương đương Spec 4 ) —- NCO : E 5 = buck Seargent = spec 5 ( E5 của 🇺🇸 được xem như NCO ( non- commissioned officers ) trong khi QĐ/ VN thì là Hạ Sĩ Nhứt , hàng binh sĩ chớ chưa phải à HSQ ) E 6 = Staff Seargent = Trung Sĩ , E 7 = Sgt First Class = Trung Sĩ Nhứt , E 8 = Master Seargent = Thượng Sĩ .. Nếu E 8 mà giữ chức vụ thường vụ DĐ hoặc Pháo Đội ( Battery ) thì gọi là First Sgt ( slang gọi là “ TOP “. Hải Quân gọilà “ chief “ . E 9 = Seargent Major = Th / Sĩ I , làm thường vụ Tiểu Đoàn , Trong chiến tranhVN có thêm Command Sgt Maj , cũng E 9 nhưng có hai cành olive chu ng quanh .

Rồi tới ngạch Chuẩn Uỷ gồm : WO 1 , WO2 , WO 3 and WO 4 ( or Chief Warrant Officer ) Company Officers ( SQ Cấp Ữy ) : gồmcó : 2 nd Lieutant O 1, ( Thiếu Ữy ) First Lt O 2( Trung Uý ) , Captain ( CPT ) O3 = Đại Ữy .( SQ Cấp Ữy ) Field Grade Officers ( SQ cấp Tá )) : O4 = Major ( Th / Tá ) , O5 = Lieut enant Colonel ( LTC ) : Tr / Tá , O6 = Colonel ( hoặc Full Colonel , Bỉrd Colonel ) = ĐạiTá . Generals : Brigadier Gen = Chuẩn Tướng Major Gen = Thếu Tướng ( 2 Sao ) Lieutanant Gen = Trung Tướng ( 3 🌟 ) General = Đại Tướng ( 4 Sao 🌟) Gểnerai of the ARMY = Thống Tướng ( 5 Sao ) tương đương với MARÉCHAL của Pháp 🇫🇷) OK 👍 !?

 Hàn Quốc và VNCH năm 1961

H.1 . TT Phác chính Hy, người hùng tuy độc tài nhưng yêu nước, và có tầm nhìn xa, đã đưa một đất nước lạc hậu thành một cường quốc ở Á châu.
H2. Nếu ko có chú thích, ta tưởng đây là khu nhà ổ chuột dọc theo kinh Tàu Hủ, Sài Gòn của thập niên 1960 hay 1970.
H3 . Khu trung tâm của Seoul.
H4 . Khách sạn Caravelle ở đường Tự Do , Saigon.
Khoảng năm 1968-69, ng dân VN, trong đó có tôi, chỉ biết Hàn quốc qua các sđ Mãnh Hổ, Thanh Long, các món đồ hộp dùng trong quân đội, kim chi và sâm cao ly: chỉ có vậy thôi - hàng hóa ở Sài gòn phần lớn là sản xuất tại Mỹ hay Nhật.




KHU NHÀ Ổ CHUỘT TẠI SEOUL NĂM 1961


Khu trung tâm của Seoul.




Khách sạn Caravelle ở đường Tự Do, Saigon.



Friday, November 27, 2020

 TƯỞNG RẰNG BỊ UNG THƯ NÃO, CUỐI CÙNG LÀ DO SÁN DÂY TỪ THỊT HEO.

. . .

Sau nhiều xét nghiệm bằng MRI và loại trừ mọi khả năng, ung thư là giải thích thích hợp nhứt cho những triệu chứng ko bình thường mà Rachel Palma đã trải qua bắt đầu từ tháng Giêng 2018.

"Tôi đã có những cử động vô ý thức với tay phải, khiến tôi đã để rớt đồ vật," người cư dân của TP Middletown bang New York nói. "Những triệu chứng tệ hại nhứt là ảo giác (halluciation). Và tôi đã ko định hướng (orient) về thời gian và địa điểm."

Có một lần, Palma đã khóa mình trong nhà và lần khác, trong TK ngân hàng của mình.

"Tôi đã ko còn có thể xử lý thực tế là khóa dùng để mở cửa. Màn hình máy tính có vẻ hoàn toàn khác -- nó hoàn toàn xa lạ với tôi," ng phụ nữ nay đã 42 tuổi nói. "Điều mà tôi nhận thức đã khác với điều mà tôi đáp ứng -- nếu ai đó hỏi tôi một cây viết, tôi sẽ đưa họ, ví dụ, một chìa khóa."

Đôi khi cô có những ngày hạnh phúc (blissful), ko triệu chứng gì cả. Và không cảnh báo, việc rớt đồ đạc, ảo giác, ko định hướng lại trở lại.

Sau tháng Giêng, những triệu chứng của cô "tiến triển khá nhanh," cô nói, ước chừng cô đã đến phòng cấp cứu, gọi tắt là ER, ít nhứt 10 lần. "Nhưng ngay khi họ ko cho là xuất huyết não, tôi đc xuất viện (I was discharged). Dù tôi có thể nguy hiểm cho bản thân và có thể cho người khác, họ vẫn cho tôi xuất viện," cô nói.

. . .

Cô hiểu tại sao, vì ko ai có thể nhận dạng điều gì xảy ra với cô. "Họ nói, nếu bạn thực sự ko xuất huyết não, đó thực sự ko phải là cấp cứu,' "cô nói. Một rối loạn về co giật (seizure) cũng đã được tìm hiểu và nhanh chóng bị loại bỏ (dismiss).

Trên một hình chụp não (bằng MRI), bác sĩ gia đình của Palma đã phát hiện một tổn thương (lesion) nhỏ trong thùy trái trước (left front lobe) của não và nhanh chóng gửi cô đến bs Jonathan Rasouli, thường trú trưởng của khoa ngoại thần kinh tại bv Mount Sina tại TP New York, và những đồng nghiệp của ông này. 

"Chúng tôi đã quyết định cách tốt nhứt cho cô ta là lấy một mẫu sinh thiết ở tổn thương này," Rasouli nói, dựa vào thực tế là cô này khỏe mạnh và trẻ và có những triệu chứng mà ông nghĩ có liên quan trực tiếp với vị trí (location) của tổn thương này. Hơn nửa, cô ta ko có các yếu tố nguy cơ cho điều gì khác có thể giải thích sự hiện diện của một tổn thương não. Rasouli đã giải thích cặn kẻ những khả năng cho bịnh nhân. 

"Tôi đã đc nói rằng đó có thể là một u ác tính sẽ cần xạ trị và hóa trị ngay cả sau khi mổ," Palma nói.

Ca mổ này có thể nhiều rủi ro vì vị trí của "khối u" rất gần với vùng não điều khiển ngôn ngữ, xem hình.

Rasouli nói với đài CNN, "Hôn phu của cô vừa cầu hôn với cô và họ đang tính chuyện sẽ sống chung và rồi đột nhiên cô ta được chẫn đoán có u não. Bạn có thể tưởng tượng điều gì xảy ra?

Tuy nhiên Palma đã tin tưởng rằng phải nên mổ, vì các bs "đã nghĩ rằng đó là một u ác tính, nên tôi chấp nhận rủi ro."

Ca mổ đầu tiền, được gọi là mổ dò đường, thực hiện ngày 10/9/18. Ca mổ thứ hai để lấy khối u tình nghi thực hiện hai ngày sau. 

"Chúng ta lấy đi một miếng nhỏ của mô não và điều mà chúng tôi thấy là một tổn thương bọc rất kỹ có hình quả trứng (a very well encapsulated, firm lesion that was ovoid), Rasouli nói. "Nó giống như một trứng cút (quail egg): cùng cở, cùng hình dáng, và ko mềm nhủn (firm), xem hình.

"Chờ một giây, đây rõ ràng ko phải là một u não,"ông nhớ lại đã nói như vậy lúc đó.

Được hỏi một u não giống cái gì, ông cười: "Nó ko giống một trúng cút. Phần lớn u não rất mềm, như trái cây chín rục (mushy), nó ko dễ định hình, nó dễ xâm nhập (infiltrative).

Nhanh chóng, Rasouli đặt mẫu sinh thiết dưới một kính hiển vi và mở mẫu sinh thiết.

"Hóa ra là một con sán dây con (baby tapeworm)," ông nói.

Làm thế nào ông kết luận như vậy?

Neurocysticercosis là một thuật ngữ y khoa để chỉ một sán dây con của heo tìm đường lên não, Rasouli nói. "Nếu bạn sống tại Mỹ, điều này ít xảy ra."

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bịnh tật CDC ước lượng khoảng 1.000 nhập viện mỗi năm vì neurocysticercosis tại Mỹ.

Bịnh này gây ra khi một người nuốt trứng của sán dây tìm thấy trong phân (feces) của ai đó có sán dây trong ruột. Trứng của sán dây sẽ lan truyền trong thực phẩm, nước hay bề mặt đã bị nhiễm bẩn (contaminate). Người có sán dây có thể tự lây nhiễm (infect) cho mình và người khác với neurocysticercosis và trong vài trường hợp, sự lây nhiễm này lan tới não, như đã xảy ra với Palma.

"Hoàn toàn ko có lời giải thích làm thế nào tôi đã mắc bịnh này," Palma nói. Tôi ko bao giờ ra khỏi nước Mỹ và cũng ko ăn rau hay thịt sống, ít nhứt là ko cố ý, cô nói. 

"Nếu chúng tôi có bất cứ nghi ngờ nào rằng cô đã phơi nhiễm (expose) với sán dây của heo hay chúng tôi đã nghĩ rằng đây chắc chắn là một ký sinh trùng, chúng tôi sẽ nghĩ rằng tốt nhứt đối với cô là dùng trụ sinh hơn là mổ xẻ."

Ngày nay, Palma ko còn triệu chứng và cảm thấy khỏe mạnh. Cô cám ơn bs Rasouli và các bs ở bv Mount Sina đã cứu cô. Nếu con sán đây này ko đc lấy ra (hay diệt bằng trụ sinh), nó sẽ tạo ra TBMN hay làm cô chết.

Dich từ : https://www.cnn.com/2019/06/07/health/tapeworm-brain-trnd/index.html










Thursday, November 26, 2020

 Văn hóa Mỹ 

Khi nào dùng boyfriend, significant other, partner hay lover?

Giả dụ bạn sống chung ko cưới hỏi với một người đàn ông tên John ba năm. Nếu bạn giới thiệu y như sau với người quen hay bạn bè.

- Boyfriend (bạn trai): bạn có vẻ trẻ con (childish).

- Significant other (người có ý nghĩa/quan trọng khác): bạn đã dùng uyển ngữ hay mỹ từ pháp (euphemistic).

- Partner (đối tác): bạn có thể gây hiểu lầm là y là người hùn hạp làm ăn .

- Lover (người tình): bạn rất suồng sả vì quá khiêu dâm (steamy).

Đơn giản nhứt, bạn nên giới thiệu y với người khác bằng tên. Ví dụ mẹ bạn tên Debbie, bạn nói, "Debbie, I'd like you to meet John. John, this is Debbie" (Debbie, con xin muốn giới thiệu John. John , đây là Debbie).

Khi cuộc nói chuyện kéo dài, mọi người sẽ tìm hiểu nhau hơn nếu họ muốn.

Nguồn: Reader's Digest Dec 2017 .

Wednesday, November 25, 2020

LỮ ĐOÀN 3 DÙ CHỈ CÒN 1/4 QUÂN SỐ CHỈ SAU HAI NGÀY ÁC CHIẾN, CHỐNG LẠI BA TRUNG ĐOÀN CSBV CÓ PHÁO BINH VÀ XE TĂNG HỖ TRỢ

- Trong chiến tranh, tinh thần của quân sĩ bằng ba lần sức mạnh của đơn vị. Và ko có trung đoàn tồi mà chỉ có Đại Tá tồi.-- Hoàng đế Napoléon 

Lời nói đầu: Ngày 30.3.75, sđ 10 csbv đấu pháo với lữ đoàn 3 dù, ngày kế bao vây TĐ 5 Dù, gây thiệt hại 80/100. Ba pháo đội (18 khẫu 105 ly) của lữ đoàn 3 dù, rút về phía sau, về gần Buôn A Thi, đã khiến các đv tiền tiêu, ám chỉ của TĐ 5 Dù mất sự yểm trợ vì ngoài tầm đạn pháo binh. Sự sụp đổ của Dù diển ra nhanh chóng. Sau khi bỏ qua các vị trí của Dù trên đèo, sđ 3 csbv tấn công TĐ 6 Dù.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách From Ceasefire to Capitulation: 

"Cuộc phản công sư đoàn 23 VNCH từ Phước An đã thất bại khi tướng Dũng điều sđ 10 csbv từ tỉnh Quảng Đức. Tàn quân của sđ 23, ĐPQ và dân thường trốn thoát từ tỉnh Darlac đổ xô về hướng đông tràn qua cao nguyên dọc QL-21. Lính tráng tập hợp ở Khánh Dương, quận cuối cùng của Darlac trước khi xa lộ này uốn khúc vượt Đèo Cao hay Đèo M'Drak tới các đồi núi duyên hải và bình nguyên của tỉnh Khánh Hòa.

Đèo M'Drak dĩ nhiên là phòng tuyến để bảo vệ Nha Trang, nơi đặt BTL QK2, BCH Vùng 2 Duyên Hải và sđ 2 KQ. Nha Trang còn có trường HSQ, và gần đó là TTHL Lam Sơn. Ở bắc Nha Trang, QL-21 gặp QL-1 ở Ninh Hòa. Phía tây Ninh Hòa, giữa đường từ bờ biển và quận Khánh Dương, là TTHL BĐQ Dục Mỹ và Trường Pháo Binh. Do vậy, với tập trung về quân sự và dân số, khu vực Nha Trang - Ninh Hòa là cứ điểm quan trọng cuối cùng tại QK2. Nếu ko giữ được, việc tái chiếm cao nguyên là ko khả thi, và nếu giữ được, có thể ngăn các sđ CSBV theo QL-1 để tiến về Sài Gòn. 

Phần lớn kẻ sống sót từ Darlac đã đi ngang Khánh Dương bằng đường bộ hay trực thăng, lính BDQ thì tới Dục Mỹ để tái tập hợp, sđ 23 tới Cam Ranh TTHL Lam Sơn. Một BTL tiền phương của sđ 23 đặt tại Khánh Dương để chỉ huy những lực lượng bảo vệ đèo này gồm: lữ đoàn (LĐ) 3 Dù, xuống tàu ở Nha Trang sau khi chỡ từ Đà Nẳng, và bch và hai TĐ của trung đoàn 40, sđ 22 bộ binh, đến từ tỉnh Bình Định.

Sau khi chiếm Phước An, sđ 10 csbv tiếp tục đuổi theo họ và tới gần Khánh Dương. Trung đoàn 40 VNCH từ Khánh Dương tiến về hướng tây để chận sđ 10 csbv. LĐ 3 chiếm các cao điểm trong đèo, sau lưng của trung đoàn 40. NGÀY 22 THÁNG 3, các TĐ dẫn đầu của sđ 10 csbv, với tăng hỗ trợ, tấn công Khánh Dương và hai TĐ của trung đoàn 40 buộc phải rút lui, xuyên qua phòng tuyến của Nhảy Dù.     

                                   



Một mạng lưới những đường xe chỡ gỗ (logging road) xuyên qua những khu rừng dầy đặt và dốc đứng của phía tây tỉnh Khánh Hòa. Nếu bị ngăn cản bởi LĐ 3 Dù trên đèo này, quân csbv có thể gửi một lực lượng lớn đi về phía nam, vòng quanh Nhảy Dù, và đến gần Nha Trang từ hướng tây qua quận Diên Khánh. Để ngăn ngừa đe dọa này, trung đoàn 40 rút về Dục Mỹ, rồi tiến về nam tới đông Diên Khánh để chuẩn bị các vị trí dọc hai bên tỉnh lộ (TL) 420, chạy về hướng đông tới Diên Khánh và vào Nha Trang. Trung đoàn 40 được tăng cường bởi một TĐ ĐPQ và một khẫu 155 ly và hai khẫu 105 ly.

Các toán viễn thám (VT) được gửi tới rừng phía nam của Khánh Dương để cố gắng phát hiện mọi lực lượng đáng kể của địch xuôi nam về Diên Khánh. Không phát hiện lực lượng nào hết dù vài dấu hiệu bất thường (ominous) về di chuyển tấp nập gần đây được báo cáo, nghĩa là trước đó có đông người di chuyển qua đó. 

Tại Đèo Cao hay Đèo M'Drak, với những vị trí tiền tiêu ở Núi Chu Kroa, một đỉnh núi nổi bật hơn 3.100 feet hay 945 mét, các chiến sĩ của LĐ 3 Dù trong các công sự chờ đợi sđ 10 csbv, mà trung đoàn 28 và xe tăng đã có mặt tại Khánh Dương. Một TĐ ĐPQ đóng trên đèo này và sau lưng LĐ 3 Dù. TĐ 34 BĐQ thuộc LĐ 7 BĐQ, vừa mở đường máu khi di tản trên QL-7B, được lịnh bảo vệ Đèo Cả ở phía bắc Ninh Hòa. 

Với Nhảy Dù vẫn còn cố thủ trên QL-21, tướng Phú đã thông báo NGÀY 29 THÁNG 3 các trách nhiệm mới về chỉ huy tại phần còn lại của QK 2. Tướng Niệm, chỉ huy sđ 22, từng trách nhiệm tỉnh Bình Định và Phú Yên. Nay Qui Nhơn, tỉnh lỵ của Bình Định, đã mất ngày 2 THÁNG TƯ. Ông cũng chỉ huy trong giai đoạn ngắn TĐ 96 BĐQ, thuộc LĐ 21, từng chiến đấu ở Ban Mê Thuột, nay tập hợp để chiến đấu ở Tuy Hòa Phú Yên.

Tỉnh Tuyên Đức và lâm Đồng thuộc trách nhiệm của thiếu tướng Lâm Quang Thơ, chỉ huy trường Võ bị Đà Lạt. Ngoài ĐPQ, tướng Thơ còn có tàn quân của LĐ 24 BĐQ đã di tản xuyên rừng sau khi mất Quảng Đức. 

Chuẩn tướng Lê văn Thân, TL phó của QK2, được gửi tới Cam Ranh. Ông sẽ bảo vệ đặc khu Cam Ranh, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ông cũng tái thành lập sđ 23 bộ binh từ 4.900 người tập hợp (muster) ở Cam Ranh. 

Nhiệm vụ quan trọng nhứt, bảo vệ tỉnh Khánh Hòa, thuộc về chuẩn tướng Trần văn Cẩm, khi ông chỉ huy LĐ 3 Nhảy Dù, trung đoàn 40 bộ binh, TĐ 34 BĐQ, và ĐPQ. Nhưng trước khi tướng Cẩm di chuyển từ tỉnh Phú Yên, nơi ông kiểm soát đầu phía đông của cuộc di tản trên LTL-7B, sđ 10 csbv đã tấn công LĐ 3 Dù tại Đèo M'Drak NGÀY 30 THÁNG BA. NGÀY 31 THÁNG BA, hỗ trợ bởi trung đoàn 40 pháo binh và hai đội đội xe tăng, các thành phần của trung đoàn 28 và 66 đã bao vây TĐ 5 Nhảy Dù, lúc đó chỉ còn 20/100 quân số

LĐ 3 Nhảy Dù đã triển khai theo chiều sâu từ Núi Chu Kroa và chiếm các cao điểm kéo dài khoảng 15 km dọc hai bên đèo. Pháo binh địch đã bắn cháy 5 trên 14 thiết vận xa M-113 tăng phái cho lữ đoàn, và ba pháo đội 105 ly (18 khẫu) đã rút về phía sau, đóng gần Buôn A Thi, và bất hạnh thay, họ không thể yểm trợ cho các tiền đồn của dù vì quá tầm. Sự sụp đổ của Nhày Dù đã diển ra nhanh chóng. (TRONG KHI ĐÓ, nhờ có phối hợp nhịp nhàng, trong vòng 25 NGÀY của tháng 3/75, ba trung đoàn 41, 42, và 47 của sđ 22 vnch, dù bị thiệt hại nặng, đã thay phiên nhau dành đi chiếm lại các cao điểm trên Đèo An Khê của QL-19 - đã bị sđ 3 csbv chiếm trước đó -- người dịch). Tại Buôn A Thi, các thành phần của sđ 10 csbv đã đi vòng các vị trí của Nhảy Dù trên QL-21 và tấn công TĐ 6 Dù. Dù lính Nhảy Dù bắn cháy ba T-54, họ ko thể giữ được. Lữ đoàn bị cắt làm hai ở Buôn A Thi và buộc phải rút lui nhanh chóng để bảo toàn lực lượng. 

Lữ đoàn 3 Dù, chỉ còn chưa tới 1/4 quân số, đi bộ ngang qua Dục Mỹ và Ninh Hòa và ngừng ở một đèo hẹp nơi QL-1 chạy dọc theo bãi biển dưới Núi Hòn Sơn, phía bắc Nha Trang.

SĐ 10 csbv bám sát phía sau. NGÀY 1 THÁNG 4, xe tăng csbv chạy ngang Dục Mỹ và Ninh Hòa và hướng về Nha Trang. Tổng lãnh sự Mỹ và nhân viên rời Nha Trang bằng máy bay về Sài Gòn, bộ tham mưu của QK2  chuyển bằng đường bộ về Phan Rang, tàn quân của dù, BĐQ, ĐPQ, và trung đoàn 40 đi theo. Không quân VNCH di tản khỏi sân bay Nha Trang lúc 1500 và các máy bay khả dụng đều cất cánh. NGÀY 2 THÁNG 4 xe tăng csbv vào thành phố. 

Mức tiến quân vũ bão của csbv đã khiến việc phòng thủ ở Cam Ranh là ko khả thi (feasible). Nhận thức được điều này, BTTM đã ra lịnh di tản lập tức mọi thành phần còn lại của QK 2 ra khỏi cảng này, và NGÀY 2 THÁNG 4, di tản toàn diện (full swing)". 

Dịch từ: trang 163-164 từ quyển From Ceasefire to Capitulation của ĐT Le Gro thuộc cơ quan DAO. 







Từ Hà Nội đến Sài Gòn: Từ Di Cư 1954 - Đến Di T

  • Từ Hà Nội đến Sài Gòn: Từ Di Cư 1954 - Đến Di Tản 1975






    Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

    Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.

    Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên tiếp. Khi đã chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 còn trống nhiều chỗ để đi Hà Nội.

    Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng 6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả chìm trong không gian đen thui, nhưng lại cựa mình mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.




    Đường phố Hà Nội, hình chụp vào tháng 7 năm 1954


    Gia đình tôi lúc ấy đang ở một căn cư xá công chức nơi mẹ tôi làm việc. Lúc 7 giờ sáng, một anh lính tống thư viên người Pháp vào sở đưa một giấy báo di chuyển, ghi đúng số người thuộc quyền sở này và gia đình nhân viên kể cả 4 gia đình ở cư xá. Tất cả mau lẹ tập trung đợi xe. Sau đó chừng 15 phút, một tiểu đội Bảo Chính Đoàn dẫn 4 xe vận tải trưng dụng của tư nhân đến nơi và cho biết đúng 8 giờ kém 15 mọi người phải có mặt đầy đủ trên xe.

    Việc di tản có vẻ đã được chuẩn bị nhiều tuần lễ trước đó. Số người ngồi trên xe thoải mái rộng rãi vì không ai mang theo đồ đạc gì nhiều ngoài một vài chiếc valise và túi xách tay gọn nhẹ.

    Lệnh di chuyển cho biết đoàn xe này phải qua trạm kiểm soát phía bắc hướng đi Phủ Lý-Hà Nội vào khoảng giờ nhất định mà tôi nhớ là sau 8 giờ và trước 8 giờ 10 phút. Lệnh này cũng cảnh cáo nếu xe nào đến sớm quá hay muộn quá theo giờ ấn định sẽ bị ủi ra khỏi mặt đường để tránh nhiễu loạn giao thông.



    Hồi đó tôi còn là học trò. Vội vàng xếp quần áo, hình ảnh, giấy tờ cần thiết, cuống cuồng không biết phải mang theo gì và phải bỏ lại món nào. Lúc còn chừng 25 phút, tôi xin phép mẹ tôi chạy ra phố nói là để chào mấy thằng bạn. Cô ruột tôi , người nuôi nấng tôi từ nhỏ không chịu vì sợ tôi chậm trễ e sẽ kẹt lại. Nhưng mẹ tôi hiểu ý, mỉm cười can thiệp nói, “Chị cứ cho nó đi, nó không dám về muộn đâu”.

    Mẹ tôi thừa biết tôi đi đâu. Tôi đạp xe với tốc độ không thua các tay đua vòng quanh Đông Dương, xẹt qua trước nhà cô bạn mà tôi thương vụng nhớ thầm từ năm 17 tuổi và chưa hề mở lời yêu đương.Nàng đang ngồi chải tóc ở cửa sổ trên lầu. Không rõ nàng có nhìn thấy tôi hay không, nhưng tôi vội vàng đánh bạo thu hết can đảm hôn gió trên bàn tay phải ném về phía cửa sổ rồi lao xe như gió về nhà, trước giờ xe chạy khoảng 10 phút. Ở miền Bắc hồi ấy trai gái còn nhút nhát, phải can đảm lắm mới dám làm như thế vì tôi linh cảm chuyến đi này sẽ lâu lắm., có thể là cả đời. Sau này trong đời lính chưa bao giờ tôi phải vận dụng can đảm cao độ như vậy dù gặp nhiều tình thế rất khó khăn nguy hiểm.

    Quân cảnh Pháp thi hành đúng giờ giấc như quy định. Tại trạm kiểm soát Cổng Hậu, từng đoàn xe gồm năm mười chiếc có lính hộ tống được cho khởi hành. Một vài xe đến muộn phải đậu một bên đường chờ giải quyết sau. Trên đường đi, tại mỗi cây cầu đều có một toán Công Binh đặt sẵn chất nổ. Một trung sĩ Công Binh Việt Nam cho biết họ phải phá nổ các cầu này khi đơn vị cuối cùng đi qua.

    Buổi trưa đoàn xe chúng tôi đi đến Hà Nội. Gia đình tôi về ở nhà người thân. Đêm hôm ấy thị xã Phủ Lý bị một sư đoàn Việt Minh tấn công. Thành phố đã hư hại sẵn nay lại chịu tàn phá gần hết những gì còn lại.

    Cuộc rút lui này tuy tiêu biểu cho việc Pháp thua trận nhưng lại là cuộc rút lui thành công. Dựa vào tài liệu của Pháp và thực tế quan sát thấy tại chỗ, cho thấy Đại Tá Vanuxem chỉ huy trưởng Phân Khu Nam đã điều động cuộc rút lui mau lẹ, có trật tự với tổn thất nhẹ không đáng kể. Đoàn quân rút lui vượt qua nút Phủ Lý trước khi bị địch đánh chận.

    Kế hoạch tỉ mỉ do bộ tham mưu Pháp bí mật soạn thảo, trong đó chỉ có các sĩ quan từ đại úy mới được cho tham dự. Mọi việc đánh máy, chuyển nhận công điện, văn thư tài liệu đều do các cấp sĩ quan từ đại úy trở lên đích thân thi hành. Bí mật được giữ đến phút chót. Chỉ có một điều đáng tiếc là nhiều đội dân quân tự vệ ở nhiều làng mạc các tỉnh vùng này kể cả quanh những trung tâm chiến lược như Phát Diệm, Bùi Chu bị Pháp bỏ rơi. Nhiều dân quân chạy không kịp bị Việt Minh bắt và giết hại.

    Hà Nội vốn yên tĩnh, lúc đó đang sống thanh bình không nghe tiếng súng. Những vũ trường, hàng quán sang trọng và độc đáo với những thắng cảnh nổi tiếng đầy bóng dáng người đẹp thướt tha. Cuộc di tản 4 tỉnh phía Nam làm cho đường phố Hà Nội đông người thêm nhưng vẫn không mất vẻ mỹ lệ của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

    Lúc ấy hội nghị Geneve bắt đầu họp. Ai cũng thấy phe Cộng Sản đang nắm ưu thế. Những người có quan tâm đều lo ngại không biết sẽ đình chiến kiểu nào. Có thể là hai bên ngưng bắn xen kẽ mà sau này năm 1972-73 người ta gọi là “giải pháp da beo.” Cũng có thể là chia đôi đất nước thành hai miền Nam và Bắc. Người ta cũng bàn tán gay go về ranh giới đình chiến sẽ nằm ở vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến 13, 16 hay 19?

    Đầu tháng 7, ông Diệm ra Hà Nội. Một số đông đảo dân chúng chào đón ông, và nhiều người hy vọng vị nhân sĩ này sẽ cứu vãn tình hình. Sau đó ngày 7 tháng 7 năm 1954 ông Diệm chính thức nhậm chức thủ tướng. Ông thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Các đoàn thể, đảng phái chống Cộng đều ủng hộ đường lối này. Nhiều sĩ quan, binh sĩ cũng sẵn sàng tham gia việc phòng thủ lãnh thổ phe quốc gia đang nắm giữ. Một số đông đảo đặt niềm hy vọng lớn lao vào sự trợ giúp củHoa Kỳ thay thế người Pháp.

    Nhóm chúng tôi là đảng viên Đại Việt và Quốc Dân Đảng đều hăng hái tham gia tuyên truyền vận động ủng hộ chủ trương giữ Bắc Việt. Đêm đêm, chúng tôi đi ném truyền đơn ở khu Hồ Tây, Cổ Ngư, Ngọc Sơn và nhiều nơi khác kể cả những nơi có lính Pháp lui tới. Hà Nội bắt đầu có không khí căng thẳng và phảng phất mùi chiến tranh.

    Đường phố Hà Nội về khuya lần đầu tiên có những bóng dáng cảnh sát võ trang súng trận Mas-36 và quân phục tác chiến đi tuần tiễu. Nhưng các cơ sở dân sự cơ yếu và doanh trại quan trọng của Quân Đội Quốc Gia đều thấy có lính Maroc hoặc da đen canh gác, rõ ràng là Pháp đang phòng ngừa chính biến chống lại họ.Ngày 14 tháng 7, quân đội Pháp tổ chức diễn binh ờ Bờ Hồ phía Tòa Thị Chính. Thông cáo và bích chương của Pháp vẽ hình nắm đấm được thấy khắp nơi. Pháp giải thích rằng rút 4 tỉnh phía Nam là bàn tay trước kia xòe ra nay nắm lại để đánh mạnh hơn. Tất nhiên ít ai tin vào luận điệu này.

    Đám học sinh chúng tôi từ Nam Định chạy về nhiều đứa tình nguyện vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị và lục tục lên đường khoảng trước ngày 15 tháng 7 năm 1954. Phần còn lại thường tìm gặp nhau trao đổi tin tức và bàn luận về tình hình đất nước.

    Chiều 21 tháng 7 năm 1954 khi bọn tôi đang tụ họp thì có tin trên đài Con Nhạn (Hirondelle) của quân đội Pháp vang lên lời loan báo “Hiệp Định Đình Chiến đã được ký kết.” Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn. Mọi người bàng hoàng dù biết trước thế nào việc này cũng sẽ đến. Báo này cho hay đất nước phân chia ở sông Bến Hải, Vĩ Tuyến 17.Tân Thủ Tướng Pháp Mendès-France nhậm chức ngày 17/6/54, đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu không đạt được thỏa hiệp trước ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì thế hiệp định Geneve về Đông Dương được ký lúc sáng sớm ngày 21 nhưng nhà cầm quyền Pháp đã cho đồng hồ ngưng chạy từ đêm trước để làm như lúc ấy vẫn còn là ngày 20. Tại Việt Nam thời điểm này là trưa ngày 21.

    Hà Nội liền thay đổi rõ rệt. Niềm hy vọng giữ Bắc Việt lịm tắt dần và dân chúng nóng lòng về tin tức sẽ có cuộc di cư. Một số bài trên báo chí đang từ thái độ chống cộng quay dần sang ủng hộ Việt Minh. Người các tỉnh đổ về Hà Nội đông đảo. Cán bộ Việt Minh cấp thấp ra vào Hà Nội dễ dàng. Đồ chơi trẻ em bày bán trước dịp Trung Thu có những chiếc máy bay, xe thiết giáp, xe chở lính, tàu thủy được sơn cờ đỏ sao vàng. Các cơ quan an ninh chẳng ai thèm để ý.

    Một số cán bộ Việt Minh quen biết gia đình tôi đến thăm và khuyên gia đình tôi nên ở lại nhưng mẹ tôi và tôi đã dứt khoát ra đi. Sau đó 4 tháng, chúng tôi gặp lại vài người trong số cán bộ này ở Sài Gòn. Chính họ cũng đã mau chóng nhận rõ thực chất của Cộng Sản và kịp thời ra đi trước khi cảng Hải Phòng đóng cửa tháng 3 năm 1955.

    Những gia đình chuẩn bị di cư đem đồ đạc bày bán dọc bờ hồ Thiền Quang làm thành một thứ chợ trời. Một buổi sáng sớm khi những người đầu tiên đang lục tục khuân đồ đạc đến chợ thì thấy có một lá cờ đỏ sao vàng treo trên tàng cây cao chừng ba bốn mét. Một thanh niên nổi nóng trèo lên giật lá cờ ném xuống đất.



    Một Trung Tá người Pháp đi bộ ngang qua hung hăng can thiệp, lớn tiếng đại ý nói đó là quốc kỳ của một nhà nước, không được xúc phạm. Ông ta không ngờ những người bán chợ trời đều không ưa lá cờ máu ấy. Thế là xô xát xẩy ra, kết quả viên trung tá bị trọng thương vì gạch đá gậy gộc cho đến lúc xe quân cảnh Pháp cấp cứu.Tin tức về di cư được loan báo chính thức vào đầu tháng 8. Nhiều nhà giầu đã đi vào Nam bằng phương tiện riêng. Đại đa số còn lại đợi ghi danh di cư bằng phi cơ và tàu biển. Trong nhóm chúng tôi từ Nam Định lên, phần đi Khóa 5 Thủ Đức, số còn lại một phần tham gia đoàn cán bộ xã hội được gửi vào Nam để phụ trách các trại tiếp cư do Bộ Xã Hội thiết lập. Tôi ở trong số này. Buổi chiều ngày 11 tháng 8 năm 1954 bốn đứa bọn tôi đi bộ thăm tất cả các di tích và thắng cảnh quanh Hà Nội lần cuối.


    Sau những giờ bay dài phi cơ đến Tân Sơn Nhất, cảnh những con rạch đỏ ngầu giữa hai hàng dừa xanh làm chúng tôi tươi vui hơn. Được đưa về nhận việc tại trại Bệnh Viện Bình Dân dưới quyền Bộ Xã Hội, ngày hôm sau chúng tôi được phân phối đi các trại tiếp cư khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Đợt đầu tiên đồng bào di cư bằng cầu vận chuyển của chính phủ và các nước trợ giúp đã vào Sài Gòn từ đầu tháng 8 năm 1954.Nhờ vào dịp hè, các trường học vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định được trưng dụng để đón nhận người di cư đến bằng phi cơ quân và dân sự, các quân vận hạm Mỹ như Marine Serpent và Marine Addler, các mẫu hạm Anh và Pháp. Trại tiếp cư lớn nhất vùng Sài Gòn là trại Phú Thọ Lều (sát trường đua Phú Thọ, gồm hàng trăm lều vải lớn mỗi lều chứa bốn năm gia đình do quân đội Mỹ dựng. Gọi là Phú Thọ Lều để phân biệt với trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ ở gần kế đó. Trại Phú Thọ Lều chứa trên 10 ngàn người.

    Trợ cấp tiền mặt một ngày cho mỗi người lớn 12 đồng, trẻ em 6 đồng, dư để ăn ba bữa tươm tất. Lúc ấy một bát phở hay một tô hủ tiếu giá 3 đồng, một bữa cơm ở quán ăn xã hội hai món canh và mặn giá 5 đồng. Chai bia 3 đồng kể cả nước đá, một gói thuốc lá Ruby 8 đồng. Lương giáo viên tiểu học khoảng hơn 4,000 đồng, lương trung sĩ 2,200 đồng, lương cán bộ ngang lương thấp là 1,500 đồng. Một căn nhà gỗ lợp tôn 4×20 mét ở mặt đường khoảng chợ Hòa Hưng giá chừng 30,000 đồng.

    Đời sống trong các trại tiếp cư rất đa dạng. Sống chật chội chung đụng và ồn ào, làm nảy sinh nhiều vui buồn, đụng chạm, kết bạn, rã bạn, tạo ra những mối tình ái lăng nhăng xấu tốt đủ cỡ đủ kiểu. Những cảnh âu yếm giao tình nặng nhẹ bên bờ bụi gần trại trong đêm khuya vắng vẻ của trai gái, vợ chồng đủ lứa tuổi, là những nét sinh hoạt rất sống động có đủ vui, buồn, yêu, giận, phát khóc và nực cười.Từ tháng 8 năm 1954, mỗi ngày có trung bình hàng ngàn người từ Hà Nội và Hải Phòng vào Sài Gòn bằng đường hàng không và nhiều ngàn người mỗi tuần bằng tàu chiến. Công việc định cư được tiến hành song song và khẩn thiết. Phủ Tổng Ủy Di Cư lúc ấy đã thay thế bộ Xã Hội trong nhiệm vụ chuyên biệt này.



    Thời gian tạm cư kéo dài đến cuối năm 1954 và các trường học được trả lại cho học sinh. Trại Phú Thọ Lều giải tán. Người di cư theo nhau đi định cư khắp nơi, ở nhà tư hoặc ở các trại định cư khắp các tỉnh. Tính đến chuyến tàu sau cùng tháng 3 năm 1955 có khoảng 950,000 người từ bắc Vĩ Tuyến 17 di cư vào Nam.

    Nếu tính theo giấy tờ, con số này có thể lên tới hơn 1 triệu vì có sự gian lận sổ sách của một số viên chức cán bộ lợi dụng thủ tục khai và lãnh tiền trợ cấp dễ dàng. Và không phải 90% người di cư là tín đồ Công Giáo như nhiều người nhận định. Số đồng bào Công Giáo di cư có lẽ chỉ chiếm khoảng 70% tổng số.

    Một điểm đáng ghi nhận là đáng lẽ số người di cư còn cao hơn nữa nhưng vì vụ tướng Nguyễn Văn Hinh chống ông Diệm và những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955 ở Sài Gòn nên nhiều người Bắc không dám vào Nam. Tin tức về vụ này làm một số rất nhiều người đã định ra đi nhưng vì e ngại loạn lạc mà đổi ý.



    Nói chung, sự xuất hiện của ông Ngô Đình Diệm và thái độ can dự của người Mỹ đã gây được tin tưởng trong một số đông đảo người miền Bắc khiến họ yên tâm vàoNam. Đại đa số thành phần trí thức, chuyên viên cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên trung cấp, thợ giỏi, đã rời bỏ đất Bắc khiến chính quyền ông Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong mục tiêu xây dựng một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà họ cho là xương sống của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Xã Hội Chủ Nghĩa.

    Cuộc di cư năm 1954 tạo ra những thay đổi sâu rộng trong lịch sử Việt Nam. Xin ghi lại một vài sự kiện nổi bật xảy ra và những nét đặc biệt của cuộc di cư sau Hiệp Định Geneve 1954 điển hình tại vùng thủ đô Sài Gòn.

    Trước hết phải nhìn nhận cuộc di cư đã giúp hàn gắn những chia cách đáng buồn giữa hai miền trong nước. Tình trạng chia rẽ do hậu quả của những năm dài dưới chế độ thuộc địa Pháp đã tiêu tan mau chóng. Những dị biệt về phong tục, ngôn ngữ vì ngăn cách, lâu ngày được san bằng gần hết. Những ngăn cách và hiểu lầm còn lại không gây hậu quả nào nghiêm trọng. Về mặt chính trị và xã hội, sau nhiều biến chuyển và chiến tranh, cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã góp phần thay đổi bộ mặt bề ngoài cũng như nếp sống của dân chúng đến chỗ tốt đẹp, phong phú hơn.

    Trước tháng 10 năm 1954, chính quyền địa phương còn gần y nguyên như thời Pháp Thuộc. Văn thư, giấy tờ, tên công sở, phố xá còn dùng tiếng Pháp. Từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm nắm toàn quyền sau những âm mưu đảo chánh bất thành, luật lệ được thi hành nghiêm chỉnh. Nhiều cải cách hành chánh đã làm giảm hẳn nạn giấy tờ nhiêu khê. Văn thư, giấy tờ đều bắt đầu dùng tiếng Việt. Xin Tư Pháp Lý Lịch bây giờ chỉ mất một tuần thay vì đợi 3 tháng. Xin chứng nhận bản sao đợi lấy ngay hay sau vài giờ thay vì một tuần lễ. Các cuộc cải tổ mạnh mẽ được tiến hành có kết quả tốt nhờ phần nào ở sự ủng hộ tích cực của đồng bào di cư đối với chính phủ.

    Cuộc đổi tiền Đông Dương thành tiền Việt Nam năm 1955 trong 3 ngày không giới hạn số lượng là một đòn bất ngờ vô hiệu hóa hàng tỷ bạc Đông Dương mà chính quyền Hồ Chí Minh thu gom được ở miền Bắc vì họ không kịp chuyển vào Nam để đổi lấy tiền miền Nam mới. Đợt đổi tiền này cũng chấm dứt luôn thói quen tiêu dùng coi nửa tờ giấy bạc 1 đồng như 5 cắc (hào). Khi cần xài hay trả lại 5 cắc, chỉ cần xé đôi tờ giấy bạc một đồng. Đành rằng tập tục này không áp dụng cho những giấy bạc mệnh giá trên một đồng.


    Lúc ấy ảnh hưởng tuyên truyền của Cộng Sản rất mạnh ở nam phần ngay tại Sài Gòn. Nhiều người mở đài Hà Nội công khai mà không ai bắt bớ. Nhiều người miền Nam ít hiểu biết về thực tế Cộng Sản đã thật thà hỏi mấy đồng bào di cư mới gặp gỡ rằng “Ngoài Bắc đã độc lập rồi, mấy thầy cô dô đây làm chi?” Do đó đã xẩy ra một số đụng chạm nhỏ trong tháng đầu. Dần dần đồng bào miền Nam mới nhìn đồng bào di cư một cách có thiện cảm hơn.

    Trong bối cảnh ấy, lực lượng học sinh di cư đã dẫn đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni (đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình biến thành bạo động, gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn nhưng không có thương vong quan trọng. Những hành vi cương quyết của quần chúng khiến bọn thân Cộng Sản không còn nhởn nhơ tuyên truyền bán công khai như trước.

    Người di cư tiếp xúc, trao đổi với dân chúng địa phương mau chóng tạo ra những hiểu biết và thông cảm. Về kinh tế thương mại, người Bắc vào Nam đã mở mang thương trường, ra các cửa hàng nhất là hàng ăn. Năm 1954 hầu hết cửa tiệm ăn do người Hoa kinh doanh, và họ dành độc quyền ngành lúa gạo cũng như các sạp thịt ở mọi chợ. Đời sống dễ dàng ở miền Nam khiến người Việt ít muốn cạnh tranh, ngay như ngành công chức cũng không hấp dẫn nhiều người. Bà con lao động xích lô kiếm đủ tiền tiêu trong ngày nhiều khi đẩy xe lên lề dưới bóng cây làm một giấc, khách gọi mấy cũng từ chối. Cách biệt giầu nghèo ở Nam Việt lúc ấy rất ít.

    Các tầng lớp dân di cư cần cù chịu đựng tham gia thị trường lao động đã làm cho đời sống kinh tế miền Nam lên cao nhưng lại buộc mọi người phải làm ăn chăm chỉ hơn. Một số người địa phương không hài lòng vì nếp sống thong thả lè phè cũ đã mất đi không còn trở lại.


    Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư
    với hàng trăm căn lều.

    Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư.

    Trang phục phụ nữ hai miền khác nhau, nổi rõ nhất là giới nữ sinh trung học tuổi đôi tám. Nữ sinh Hà Nội làm dáng sớm hơn, quần hẹp, áo dài nở vòng số một. Nữ sinh Sài Gòn vận quần trắng rộng, áo bà ba trắng nhiều hơn áo dài được may vòng số 1 tương đối phẳng phiu có lẽ vì đó là cách tỏ ra là con nhà nghiêm túc. Sau hơn một năm các cô hai miền tự nhiên hòa hợp cách ăn mặc, bọn thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi không còn phân biệt được gốc gác các cô qua y phục nữa. Điều quan trọng và dễ thương hơn hết là những câu chuyện tình Bắc duyên Nam đã nhiều khi hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn văn hóa chính trị.

    Các trường phía Bắc di chuyển vào Sài Gòn giữ gần y nguyên ban giám hiệu và tổ chức riêng. Từ Hà Nội vào, Chu Văn An tiếp tục tại cơ sở cạnh Petrus Ký. Trưng Vương học chung cơ sở nhưng khác giờ với Gia Long… sau hai ba năm mới ra học ở các cơ sở riêng trước Thảo Cầm Viên. Mấy năm sau nữa thì học sinh gốc hai miền dần dần pha trộn.

    Chuyện đáng nhớ là năm 1955 học sinh Bắc vào Nam và các bạn gốc miền Nam mở chiến dịch phá bỏ tên đường tiếng Pháp. Nhờ đó mà việc đặt tên đường mới, vốn là việc mất nhiều công sức, đã được Tòa Đô Chánh Sài Gòn thực hiện trong vòng khoảng một tháng.


    Về mặt văn hóa và báo chí, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ Bắc vào Nam đã hòa hợp với đồng nghiệp miền Nam tạo ra sinh khí mới, lối viết và văn phong, sắc thái trong sáng, có sức truyền đạt hơn. Sau một thời gian ngắn người đọc chỉ có thể nhận thấy một số khác biệt ít ỏi giữa bài vở sách báo do các tác giả gốc từ các miền khác nhau viết ra.

    Đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên sau. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc kịch cải lương cũng gia tăng nhiều.

    Về mặt ăn chơi, sự thay đổi rõ rệt hơn. Sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, khu mại dâm Bình Khang bị đóng cửa đầu năm 1955. Giữa năm 1954 cả Sài Gòn hình như chỉ có 2 hay 3 tiệm phở Bắc. Chỉ sau vài tháng số tiệm phở tăng đến hàng chục. Các quán cà phê cũng lục tục ra đời cùng với các ngành buôn bán khác. Các xuất gọi là phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim chính ra đời dần dần tiến đến những buổi trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp gọi là “nhạc hội” giúp vào việc phổ biến âm nhạc sâu rộng hơn. Trước đó hoạt động âm nhạc chỉ được biết qua các chương trình ca nhạc và các cuộc thi hát, tuyển lựa ca sĩ của các đài phát thanh quốc gia, đài quân đội và đài Pháp Á cùng hai đài Huế và Hà Nội.

    Ngôn ngữ hai miền sau cuộc di cư cũng thay đổi và pha trộn về từ ngữ tuy vẫn giữ những nét độc đáo của từng vùng mà không lai giọng. Điểm đáng lưu ý là sau nhiều năm gia đình gốc gác miền Bắc di cư có con cái đứa thì nói giọng địa phương (Nam hay Trung), đứa thì nói giọng Bắc, đứa thì nói cả hai ba giọng tùy theo môi trưởng xóm giềng và trường học. Nhưng không mấy ai nói lẫn lộn cùng một lúc các giọng khác nhau.


    Về mặt đời sống xã hội, người di cư dần dần và chậm chạp chịu ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng, chân thật, thẳng thắn của dân miền Nam. Sau một thế hệ, tính nết người Bắc di cư khác hẳn tính nết của đồng hương của họ còn ở lại quê nhà. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 người ta càng thấy điều này rõ rệt hơn khi gặp đợt Bắc Kỳ mới vào Nam.

    Trong đời sống tinh thần, có hai sự kiện đáng nhớ trong thời gian ấy. Một là trước ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội thì chùa Một Cột, di tích quý báu nhất của Việt Nambị kẻ vô danh phá bằng chất nổ. Rất may chùa chỉ hư hại một góc. Nghe tin ấy chúng tôi đều hết sức buồn phiền. Hai là giữa lúc nhịp độ di cư đang lên cao thì Hoàng Dương, em nhạc sĩ Hoàng Trọng cho ra đời ca khúc Hướng Về Hà Nội với lời ca tha thiết “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi… mái trường phượng vĩ dâng hoa, dáng chiều ủ bóng tiên nga… biết đâu ngày ấy anh về.” Ca khúc này khiến lứa tuổi 18, 19 chúng tôi cảm thấy rõ điều mà các văn thi nhạc sĩ gọi là “tan nát cõi lòng”.


    Dĩ nhiên trong ngót một triệu người Bắc di cư có đủ mọi thành phần tốt xấu kể cả đầu trộm đuôi cướp, quan lại tham nhũng, trọc phú bất lương, tay sai thực dân và nội tuyến Cộng Sản. Nhưng so với số các phần tử tinh hoa của xã hội, số người yêu nước, chuyên viên giỏi các loại, các nhân sĩ, trí thức, chiến sĩ quốc gia chân chính, thì những phần tử xấu xa nói trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé.

    Một số người cho rằng người miền Bắc di cư đã là chứng nhân lịch sử khiến đồng bào miền Nam hiểu rõ bản chất của chế độ Cộng Sản. Điều đó có thể đúng một phần nhỏ. Phần quan trọng hơn là chính vì thực tế những đường lối mà Cộng Sản thi hành tại miền Nam tại nông thôn từ khoảng năm 1961 trở đi. Từ đó họ đã thấy rằng chế độ Cộng Sản đi ngược lại quyền lợi và sự an hòa của nhân dân ta nhất là giai cấp nghèo khổ ở nông thôn.

    Tôi và các bạn cùng lứa tuổi di cư vào ở miền Nam gần 40 năm tính đến năm 1990 qua di trú sang Hoa Kỳ. Tuy sinh ra trên đất Bắc nhưng chỉ ở Bắc dưới 20 năm trong đó mới biết chuyện đời được dăm ba năm. Vì thế chúng tôi có hai miền quê quán. Quê quán thứ nhất ở miền Bắc còn ở trong tim nhiều hơn. Quê quán thứ hai ở miền Nam sau ngày di cư năm 1954 mới thực sự chứa đựng nhiều vui buồn, yêu thương, giận dỗi, vinh quang và tủi nhục vì trải qua quãng đường đời dài 40 năm với biết bao nhiêu là kỷ niệm.


    Lữ Tuấn