QK 4 VẪN ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU CHO TỚI KHI CÓ LỊNH ĐẦU HÀNG OAN NGHIỆT
Lời nói đầu: Trong tinh thần LUÔN LUÔN NHỚ ƠN các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống bây giờ, hôm nay tôi xin gửi đến các bạn bài chuyển ngữ về các chiến công anh dũng của quân đoàn 4 và của tỉnh Long An thuộc quân đoàn 3 khi đánh trả và gây thiệt hại nặng cho quân xâm lăng CSBV gồm các sđ 5, sđ 303, sđ 4, và sđ 8; đặc biệt tại tỉnh lỵ Tân An, quận lỵ Thủ Thừa và Tân Trụ, các đv ĐPQ và NQ tại đây đã chống trả ngoan cường trước các đợt tấn công và gây thiệt hại nặng cho địch...
Sau đây là phần chuyển ngữ.
...
Quân Khu 4 VNCH Giữ Vững Tay Súng
"Sau khi tướng CSBV Trần văn Trà nhận lịnh mới từ tướng Võ nguyên Giáp, ông đã gửi sđ 5 csbv tới tỉnh Long An. Sau ba ngày vất vả vượt qua (tramp) những kinh đào và ruộng lúa, một trung đoàn (tr.đ.) của sđ này đã tới khu vực tập trung gần Tân An, tỉnh lỵ của tỉnh Long An. Tr.đ. thứ hai sẽ tấn công Thủ Thừa, phía bắc của Tân An. Tr.đ. thứ ba làm trừ bị gần Tân An. Đoạn đường này của quốc lộ 4 (QL-4) nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Một mạng lưới các kinh cắt ngang vùng đất này. Nếu quân csbv chiếm được TÂN AN và những cây cầu trên QL-4 bắt ngang hai sông Vàm Cỏ này, họ sẽ cắt đứt (sever) Sài Gòn từ vùng Châu Thổ và khó đánh bật (dislodge) họ.
Để hỗ trợ những cuộc tấn công chánh vào Xuân Lộc và dọc theo QL-4 này, vào hừng đông của NGÀY 7 THÁNG 4 1975, sđ 303 csbv đã mở một loạt tấn công NGHI BINH (diversionary) gần Mộc Hóa, nhưng chỉ gây ảnh hưởng nhỏ bé. Tại quân khu 3, đặc công đã pháo kích sân bay Biên Hòa bằng hỏa tiển 122 ly ngày 8/4, chỉ gây thiệt hại nhẹ. Tại Tây Ninh, quân csbv tấn công Lữ đoàn 3 thiết kỵ của chuẩn tướng Trần quang Khôi, cũng chỉ gây thiệt hại nhẹ. Dù khẳng định (conviction) của Trà rằng mọi tấn công sẽ khiến nam VN sụp đổ, QLVNCH đã dễ dàng đẩy lui những đột kích yếu ớt này.
Sau khi đã tới vị trí đã định, sáng sớm NGÀY 9 THÁNG TƯ hai tr.đ. của sđ 5 csbv đã tấn công lực lượng ĐPQ giữ Thủ Thừa và Tân An. Một thành phần csbv khác tạo chướng ngại trên QL-4 (có lẽ là thuộc quận Bến Tranh tỉnh Định Tường -- Người dịch) gần ranh giới giữa hai tỉnh Long An/Định Tường để ngăn viện quân của sđ 7 VNCH tiến lên từ phía nam. Mục tiêu của cs tại Tân An là chiếm sân bay và tiến nhanh vào tp này. Khi bình minh ló dạng, các đv của cs đã xuất hiện và chiếm một phần nhỏ của sân bay nhưng phải ngừng lại vì DPQ chống trả QUYẾT LIỆT. Vì bị kẹt ở giữa đồng trống và ko thể tiến lên, các đv csbv này đã phơi mình cho pháo binh nên phải nhanh chóng rút lui. Đơn vị ĐPQ đã phản công, và vào giữa chiều (midafternoon) bắc quân đã bị thiệt hại nặng, để lại 100 XÁC TẠI TRẬN.
SĐ 7 của VNCH đã nhanh chóng đáp trả cuộc tấn công này. Tăng cường bởi chi đoàn M-113 và đại đội trinh sát của sđ, tr.đ. 12 của sđ 7, chỉ huy bởi ĐT Đặng Phương Thành, đã nhanh chóng di chuyển từ một vị trí trong tỉnh Định Tường ở phía nam để đến Tân An. Vượt qua biên giới giữa hai quân khu 3 và 4 là chuyện hiếm xảy ra, nhưng theo tham mưu trưởng (TMT) của sđ 7, "Vì Long An gần sđ 7 hơn là đv chủ quản của họ là quân khu 3 tại Biên Hòa, nên chúng tôi đã đc phép trước là phối hợp và cung cấp hỗ trợ cần thiết cho tỉnh này."
Sau khi phá bỏ chướng ngại đã kể trên QL-4, tr.đ. 12 đã tiếp tục tiến về phiá bắc và giao chiến với hậu quân của sđ 5 csbv. Trong VÒNG BỐN NGÀY, quân VNCH đã đánh nhiều trận với HAI TR.Đ. của sđ 5 csbv, và hoàn toàn đánh tan (shatter) một tr.đ. .
Tổn thất của cs rất cao: BỐN ĐẾN NĂM TRĂM TÊN BỊ GIẾT, 30 BỊ BẮT SỐNG và nhiều vũ khí bị tịch thu. Lính csbv phần lớn là CHƯA TỚI 18 TUỔI (teenager), vừa mới xâm nhập vào nam VN. Sợ hãi, chưa quen với địa thế, và huấn luyện sơ sài, họ đã làm mồi cho các lực lượng đpq Long An và chánh qui VNCH. Nhưng chiến thắng nào cũng phải trả giá: tr.đ. 12 của sđ 7 có 37 chết và 90 bị thương.
Kết quả cũng như vậy tại THỦ THỪA. TP quan trọng này chỉ bảo vệ bởi Nghĩa Quân (NQ). Nghĩ rằng đây là mục tiêu dễ dàng, CS chỉ gửi một đv nhỏ đặc công cho cuộc tấn công đầu tiên. Đặc công tiến vào trước bình minh, xâm nhập qua chợ quận và cố gắng tràn ngập bch chi khu bằng một cuộc đột kích. Họ đã canh giờ để tránh đại đội (đ.đ.) giang thuyền của tỉnh Long An - thường chỉ trở về căn cứ sau lúc mặt trời mọc, sau khi tuần tiểu đêm. Nhưng xui cho họ, sáng hôm đó, đoàn tàu đã về sớm hơn. Bắt gặp các đặc công giữa đồng trống, đại liên trên các tàu đã hạ gần hết các đặc công, trừ vài tên lọt vào tp, nhưng bị cảnh sát đẩy lui. Sau trận này, tiểu khu trưởng tăng cường cho Thủ Thừa hai TĐ ĐPQ.
NGÀY KẾ, vị chi khu trưởng đã ra lịnh cho các tàu này phải dấu kín trong một kinh nhỏ gần đó, trong khi ông dùng ĐPQ để hành quân tìm kiếm quân cs. Khi họ lục soát những cánh đồng ruộng khô nứt, đột nhiên họ bị tấn công dữ dội bởi một đv lớn của cs. Đó là tr.đ. TRỪ BỊ của sđ 5 csbv. ĐPQ rút ra bờ kinh, nhưng họ bị ghìm chặc (pin down) bởi hỏa lực địch và chờ hủy diệt. Chi khu trưởng đã nhanh chóng dùng các tàu kể trên phản công, ông kể lại:
Sau khi bắn dọn đường bằng vũ khí nặng, cộng quân bắt đầu tấn công chúng tôi. Họ xuất hiện đầy đặc khắp cánh đồng mênh mong để tấn công biển người... Khi tôi ra lịnh, các giang thuyền của chúng tôi... đã hăm hở nhập cuộc (enter the fray). Tôi đã ra lịnh rõ ràng: "Di chuyển tới lui trên sông và bắn liên tục." Sáu tàu tuần giang với 3 đại liên mỗi tàu, mỗi khẩu có thể bắn 350 viên một phút. Các tàu này đầy đủ đạn dược. Sáu tàu đổ bộ khác với 18 đại liên và bắn gần 6.000 viên phút. Đ.đ. giang thuyền xung phong được lịnh rằng nếu tàu nào bị chìm do B-40 thì bỏ luôn. Không tàu được ngừng để cứu nó. Mỗi tàu phải tiếp tục bắn tới khi địch bị đẩy lui. Địch quân lúc đầu tưởng đã thắng lợi, nào ngờ đột nhiên bị tấn công dữ dội bởi đoàn tàu này. Bọn chúng đã phản ứng nhanh chóng bằng cách bắn B-40 và B-41 và súng cối các loại vào các tàu, tạo những cột nước trên sông. Rất may các tàu đều di chuyển nên ko chiếc nào trúng đạn và đoàn tàu đã ngăn được cuộc tấn công ồ ạt này vì họ đã tạo một bức tường lửa... Một số địch quân sống sót, rút ra xa. Họ đã ko thể thu hồi xác của đồng chí, nằm rải rác trên cánh đồng ruộng khô.
Cuộc tấn công này đã gây thiệt hại nặng cho bắc quân. Cơ quan tùy viên quân sự của Mỹ hay DAO báo cáo 120 QUÂN CSBV bị giết, nhưng địch quân ko rút lui. Họ đã bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ của NQ chung quanh quận lỵ Thủ Thừa, trong khi dùng đại bác để tấn công lực lượng phòng thủ của quận lỵ này. Dù quyết tâm sắt đá của DPQ/NQ Long An, vòng vây của quân csbv đã từ từ siết chặt chung quanh quận lỵ Thủ Thừa.
Bắc quân cũng định mở các cuộc tấn công lớn để chiếm Cần Thơ, thủ phủ của vùng Châu Thổ (còn gọi là Hậu Giang) và cũng là nơi đặt BTL quân khu 4 (QK-4), nhưng tình báo VNCH đã khám phá những kế hoạch này. NGÀY 1 THÁNG 4, tình báo QK-4 đã bắt được mật điện rằng bắc quân sẽ tấn công trong tháng tư. NGÀY KẾ, vnch còn biết thêm rằng một tr.đ. quân địa phương sẽ phối hợp với ba tr.đ. của sđ 4 csbv tấn công Cần Thơ và chiếm tp này. Sau đó vnch đã phát hiện sđ này chuyển từ Rừng U Minh. Một mật điện khác ra lịnh cho QK-9 của CS phải tấn công ko trể hơn NGÀY 8 THÁNG TƯ.
Dựa vào tin này, TL QK-4, tướng Nguyễn khoa Nam, ra lịnh cho sđ 21, đang hành quân dọc theo rìa của Rừng U Minh, lập tức rút về bảo vệ Cần Thơ. SĐ này có ba tr.đ.: 31, 32, và 33. SĐ cũng có Thiết đoàn 9 cơ hữu, gồm toàn M-113. Nam đã tăng phái cho SĐ này tr.đ. 11 của sđ 7, và tr.đ. 63 bộ binh MỚI THÀNH LẬP, lấy từ lính ĐPQ của tỉnh An Giang. Tất cả pháo binh gần đó và pháo binh diện địa (ý nói pháo binh của tiểu khu), đều đc lịnh phải hỗ trợ hỏa lực cho sđ 21.
ĐT MẠCH VĂN TRƯỜNG, TL sđ 21 là một trong những cán bộ đầu tiên khi lập sđ vào 1959, ông từng chỉ huy tr.đ. 8 của sđ 5 VNCH tại An Lộc 1972, và từng là tỉnh trưởng Long Khánh. Trường làm TL của sđ 21 tháng 10/74 khi tướng Lê văn Hưng làm TL phó QK-4.
Để chặn bước tiến của địch, Trường đã bố trí tr.đ. 32 cơ hữu và hai trung đoàn tăng phái là 11 và 63, cùng với các lực lượng DPQ, tại các phòng tuyến vững chắc DỌC THEO XA LỘ đi vào Cần Thơ, mà CS gọi là ĐƯỜNG VÒNG CUNG (Arc Road). Ông giữ một tr.đ. thứ hai làm trừ bị, và kết hợp Thiết đoàn 9 và tr.đ. 33, đều thuộc sđ 21 thành Lực lượng Đặc Nhiệm 933. Ông đã đặt lực lượng (LL) này nằm ngoài các phòng tuyến của ông như là một LL CƠ ĐỘNG có thể tấn công vào HẬU QUÂN của địch và ngăn chận viện quân từ bên ngoài vào khu vực. Theo Trường, "VÀO TỐI 8 THÁNG 4, sđ 4 csbv đã tới Đường Vòng Cung và bí mật vượt sông (họ phải vượt sông từng người, nên chỉ có thể mang theo vũ khí nhẹ). Họ đã tấn công NGAY TRƯỚC BÌNH MINH. Từ phòng tuyến vững chắc đã mô tả ở trên, các đv của chúng tôi đã chống trả dữ dội, kết hợp với những tác xạ tiên liệu của pháo binh đã ngăn những tấn công của csbv. Kế đó trực thăng võ trang và oanh tạc cơ của KQ từ sân bay Trà Nóc và Bình Thủy đã ném bom và bắn phá khu vực này. Ở bên ngoài Đường Vòng Cung, LL Đặc Nhiệm 933 đã ngăn chận mọi viện quân của csbv. Địch quân đã đào hầm hố và chống cự suốt CẢ NGÀY dưới hỏa lực liên tục của pháo binh và KQVNCH... Họ đã bị thiệt hại nặng. NGÀY 10 THÁNG TƯ, Phòng 2 (Tình báo) của QK-4 đã bắt được mật điện từ Trung Ương Cục Miền Nam và QK-9 ra lịnh cho sđ 4 CSBV rút lui."
Sự chống trả mãnh liệt này của VNCH đã khiến hơn 400 QUÂN CS CHẾT VÀ BỊ THƯƠNG. Tài liệu nội bộ của CSBV đã nhận định, "việc chúng ta gửi một lực lượng lớn xuyên qua phòng tuyến Đường Vòng Đai và sau đó rút họ về đã tạo một ảnh hưởng xấu đối với sức chiến đấu của các chiến sĩ... các vị trí pháo binh của địch đã pháo liên tục các tr.đ. của sđ 4. Dự trữ đạn dược của chúng ta xuống thấp và chúng ta ko thể khống chế hỏa lực pháo binh của địch (vào lúc này kho đạn của QK-9 chỉ còn 10 tấn đạn cho mọi loại súng). NGÀY 15 THÁNG 4, ... Đảng Ủy QK đã họp để đánh giá tình hình. Đảng ủy đã kết luận... rằng địch đã quyết tâm giữ Cần Thơ và chúng ta chưa thể phối hợp cuộc tấn công Cần Thơ... với tấn công chiếm Sài Gòn... NGÀY 18 THÁNG 4, QK-9 nhận lịnh từ Trung Ương Cục ngưng tấn công cho tới 26 THÁNG TƯ."
Trước các thất bại (setback) của sđ 4 và 5, QK-8 của cs đã mở nhiều cuộc tấn công để thu hút quân vnch ra xa QL-4. NGÀY 13 THÁNG TƯ, hai tr.đ. của sđ 8 csbv và hai TĐ địa phương của Long An đã tấn công TÂN TRỤ, một quận lỵ quan trọng ở đông của tỉnh lỵ Tân An nơi mà sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông gặp nhau. TRONG BỐN NGÀY nghĩa quân anh dũng ở đây, yểm trợ bởi nhiều phi xuất của KQ và một tiểu đoàn DPQ của Long An, đã đẩy lui cộng quân. Để hỗ trợ NQ, tướng Nguyễn văn Toàn đã ra lịnh cho các thành phần của sđ 22 bb, vừa mới gửi tới, giúp bảo vệ Tân Trụ. Dù sđ 22 chỉ còn là cái bóng của chính nó, một trong những tr.đ. tân lập của sđ này đã nhanh chóng đẩy lui quân csbv. Sau khi ko thể chiếm được phần đất nào của Long An, sđ 8 bỏ cuộc và rút về phía bắc, tới nơi tập trung quân gần Sài Gòn NGÀY 25 THÁNG TƯ.
Dù cho bắc quân bị thiệt hại nặng, cuộc chiến trên QL-4 chưa hết. Để giúp lực lượng vnch tại vùng Châu Thổ, Đô đốc Chung Tấn Cang đã ra lịnh cho LL Đặc Nhiệm 99 di chuyển về phía nam để kiểm soát các thủy lộ của khu vực Tiền Giang. NGÀY 16 THÁNG 4, hải quân ĐT Nguyễn hữu Dõng, TL của LL này cho đoàn tàu hướng về tỉnh Long An. Đoàn tàu đã giúp đẩy lui quân cs tại Tân Trụ, nhưng chiến thắng lớn nhứt đã đến NGÀY HÔM SAU. Khi chạy trên sông Vàm Cỏ Tây tới kinh Thủ Thừa, LL đã tình cờ gặp (stumble onto) MỘT ĐV LỚN CỦA CS ĐANG TẮM TRÊN SÔNG. Các tàu của Dõng lập tức tấn công. Hỏa lực của đại liên đã phun ra (spurt) từ sàn tàu, quét mạnh trên sông, nhưng bọn CS trên bờ đã nhanh chóng bắn trả. Đạn B-40 và cối bắt đầu rơi xuống nước. Và Dõng ra lịnh cho hai tàu phun lửa, có biệt danh là Zippo: khạc ra lửa, hai tàu này đã thiêu cháy hàng chục Bắc quân. Bọn còn sống trốn chạy trong hoảng loạn, để lại hàng chục xác chết cháy đen nổi trên sông. TRONG TUẦN KẾ, LL của Dõng đã chiến đấu mỗi ngày, đã hạn chế nghiêm trọng mọi cố gắng tiếp tế của bắc quân, và ngăn ngừa chúng chuyển quân dễ dàng dọc theo các kinh rạch ở đây. Sau những thất bại liên tục này, quân csbv đã quyết định NGỪNG CÁC CUỘC HÀNH QUÂN ở QK-4 cho tới cuộc tấn công chánh vào Sài Gòn. Thiết kế của tướng Trà để cắt Sài Gòn với vùng Châu Thổ đã thất bại thảm hại. QL VNCH đã giữ vững vùng Châu Thổ Sông Cửu Long.
...
Chuyển ngữ từ trang 402-407 của quyển Black April (Tháng Tư Đen) của tác giả George Veith.
Dịch xong ngày thứ 5 12 Nov 2020.
No comments:
Post a Comment