TRẬN ĐÁNH GIỮA SĐ 10 CSBV VÀ LỮ ĐOÀN 3 NHẢY DÙ TẠI ĐÈO M'DRAK CUỐI THÁNG 3.75
- "Không có trung đoàn tồi, chỉ có đại tá tồi" và "Trong chiến đấu, tinh thần của quân sĩ gấp ba lần sức mạnh của đơn vị". -- Hoàng đế Napoléon của Pháp.
Lời nói đầu: Vừa rồi tôi đã giới thiệu KỲ TÍCH của SĐ 22 bộ binh VNCH, có thể nói là ko thể tưởng tượng, trong cuộc quyết chiến ko cân sức kéo dài 25 ngày của tháng 3/75 với sđ 3 CSBV và các đv địa phương của CS, để bảo vệ QL-19 và QL-1, trên đường rút quân về tỉnh lỵ Qui Nhơn của Bình Định. Dù bị thiệt hại nặng, đặc biệt là trung đoàn 47, họ đã thể hiện tinh thần chiến đấu cao, bất chấp khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm như trung đoàn 47 đi bộ 45 km! (vì ko xe chuyên chỡ) hay cả SĐ chỉ được cấp một máy bay L-19 ba giờ mỗi ngày hay bốn tiểu đoàn trưởng của TĐ 2/47 tử trận trong chín ngày... ĐT Lê Cầu trung đoàn trưởng, dù bị thương vì dẫm phải mìn, bảo lính bỏ mặc ông, nhưng họ vẫn mang ông đi, cuối cùng cả toán bị bắt. ĐT Nguyễn Hữu Thông của tr.đ. 42, sau khi lính đã lên tàu, ông ở lại bãi biển Qui Nhơn và tự sát.
Hôm nay tôi xin giới thiệu trận đánh của lữ đoàn 3 Dù tại Đèo M'Drak. Ngày 29/3, sđ 10 csbv bắt đầu tấn công bằng pháo. Trận đánh tái tục bằng bộ binh ngày 30/3: TĐ 5 Dù ở đầu đèo phía tây và TĐ 6 Dù ở giữa đèo còn đứng vững nhưng TĐ 2 ở đầu đèo phía đông bị bao vây chia cắt và thiệt hại nặng. Tối hôm đó lữ đoàn trưởng là trung tá Phát xin rút nhưng tướng Phú ko cho và hứa sẽ gửi viện quân. Sáng ngày 31/3, ba trung đoàn của sđ 10 csbv đã tấn công dứt điểm ba tđ Dù...
Sau đây là chuyển ngữ từ trang 335-40 của quyển Black April (Tháng Tư Đen) của tác giả George J. Veith.
....
"Sau khi cùng các sđ khác của CSBV tấn chiếm thành công tỉnh lỵ Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac, sau vài ngày nghỉ ngơi, sđ này được lịnh tiến về phía đông, dọc theo QL-21, con đường đi từ Ban Mê Thuột tới Nha Trang.
SĐ 10 csbv, còn gọi là sđ F10, có ba trung đoàn (tr.đ.) bộ binh cơ hữu, gồm các tr.đ. 24, 28, và 66, cùng với các đv xe tăng T-54, phòng không, pháo, hợp lực với tr.đ. 25 - vừa mới tăng phái. Nhưng chiếm đèo M'Drak ko phải là việc dễ dàng. Đèo này chạy ngang một nhánh của rặng Trường Sơn chia cách quận lỵ Khánh Dương với quận Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa ở bờ biển. Địa thế rất hiểm trở, vì đường đèo có nhiều chỗ quẹo cua rất gắt khi chạy qua các hẻm núi (canyon) và nhiều cầu và cống nước (culvert). Để trì hoãn bước tiến của Bắc quân, trung tá Lê văn Phát, chỉ huy lữ đoàn 3 Dù VNCH, đã chỉ thị cấp dưới phải phá các cầu trên QL-21, ở phía tây của Đèo sau khi đv cuối cùng của VNCH qua cầu. Tuy nhiên, ông Phát đã ko tính tới khả năng vượt bực về xây dựng cầu đường của công binh csbv. Quân sử của sđ 10 sau này đã viết, "các đv công binh và trinh sát đã nhanh chóng hoàn tất một con đường ở phía TÂY của đèo này... đồng thời mở rộng một ĐƯỜNG MÒN (footpath) từ Khánh Dương phía tây ... để xe tải có thể dùng. Tr.đ. 24, đã được lịnh chiếm một vị trí ở ĐÔNG của đèo để án ngử, đã dùng con đường hoàn thành trước đó bởi công binh."
Vì thấy rằng địa thế rất hiểm trở, một cuộc tấn công trực diện trên đường đèo rất khó, do đó sđ 10 csbv dự định sẽ đi vòng bên hông của Nhảy Dù. SĐ sẽ gửi tr.đ. 24 đi vòng quanh (loop) Nhảy Dù để CHẶN phía đông của đèo. Một tr.đ. thứ hai sẽ tấn công đầu đèo phía tây - đang trấn giữ bởi TĐ 5 Dù. Tr.đ. thứ ba sẽ đi về phía bắc và sau đó QUAY ĐẦU để tấn công giữa đèo.
Dù lính Nhảy Dù đã đào hầm hố và chờ đợi, trung tá Phát, nhờ những toán viễn thám, đã sớm biết rằng ông đang đối diện những đv CSBV ưu thế hơn đang cố gắng bọc sườn Nhảy Dù từ HAI hướng. Và khả năng của ông rất ít. Vì ba tiểu đoàn của ông ko thể kiểm soát ngọn đèo dài 14.50 km này và cũng ko thể kiểm soát cạnh sườn của lữ đoàn. Khi một đoàn công-voa tiếp tế của Dù bị phục kích NGÀY 28 THÁNG BA ở phía ĐÔNG của đèo, ông biết rằng một tấn công toàn diện của địch là hiển nhiên. Nhận biết rằng ko thể để Bắc quân cắt đường rút lui, ông đã ra lịnh TĐ 2 Dù, đang đóng ở GIỮA đèo, tiến về cuối đèo để kiểm soát con đường đến trung tâm huấn luyện BĐQ tại Dục Mỹ. TĐ 5 Dù vẫn tiếp tục giữ đầu đèo phía tây, trong khi TĐ 6 Dù làm đoạn hậu của TĐ 5.
Trực giác của Phát đã đúng. LÚC 3:00 sáng NGÀY 29 THÁNG 3, sđ 10 csbv tấn công ồ ạt bằng pháo binh. TRONG GẦN 6 GIỜ, các pháo đội Nhảy Dù đã pháo chiến với pháo binh csbv - phần lớn là đại bác cũ của VNCH bị chiếm ở Ban Mê Thuột, cùng với những xe tải chỡ đầy đạn lấy từ kho đạn Mai Hắc Đế cũng ở BMT.
LÚC 9:30 SÁNG NGÀY KẾ TỨC NGÀY 30/3, 3 trung đoàn Bắc quân đồng loạt 3 TĐ Dù. Ác chiến diển ra cả ngày, nhưng TĐ 5 và 6 Dù, nhờ nhiều đợt ném bom của không quân (KQ), vẫn giữ được vị trí. Tuy nhiên, ở đầu đèo phía ĐÔNG, TĐ 2 Dù bị thiệt hại nặng. Một đv lớn của bắc quân đã tấn công bộ chỉ huy TĐ này, bảo vệ bởi 30 lính Dù: với lực lượng nhỏ như vậy, thiếu tá Trần Công Hạnh, TĐ trưởng, khó mà giữ được. Trong khi ông cố gắng đẩy lui cuộc tấn công đầu tiên này, chẳng bao lâu ông nghe loa phóng thanh (bullhorn) kêu gọi đầu hàng. Ông từ chối, và với đám lính chuyên về tiếp vận ở BCH TĐ, ông liều mạng phá vòng vây xuyên qua phòng tuyến địch (mad dash through ennemy line). VC đã đuổi toán của ông trong 8 KM. Cuối cùng, ông đã liên lạc qua máy truyền tin với trung tá Trần đăng Khôi, chỉ huy phó Lữ đoàn, và ông và đồng đội được trực thăng cứu. Các đại đội tác chiến của TĐ 2 Dù, đóng đơn độc trên những ngọn đồi chung quanh, đã lần lượt bị tấn công riêng lẻ bởi các TĐ csbv và bị thiệt hại nặng.
Trong khi TĐ 2 Dù ở đầu phía đông đèo BỊ BAO VÂY CHIA CẮT, quân Dù của hai TĐ 5 và 6 đã chận đứng cuộc tấn công đầu tiên. Dù được (notwithstanding) không quân hỗ trợ dồi dào, Phát đã biết rằng ông ko thể chống đỡ nếu ko có VIỆN QUÂN. Ba tù binh csbv cho biết toàn thể mọi binh sĩ của sđ 10 csbv đã hạ quyết tâm rằng cùng với chiến xa, họ sẽ chiếm cho bằng được đèo này, nên TỐI 30 THÁNG 3, Phát đã gọi QUÂN ĐOÀN 2 xin được rút quân. Tướng Phú từ chối, và hứa sẽ gấp rút tìm viện quân cho Phát.
Đơn vị kỹ thuật của sđ 10 csbv đã nghe được cuộc gọi này nên sđ 10 csbv lập tức tấn công. SÁNG SỚM NGÀY 31/3, một trung đoàn có tăng T-54 yểm trợ đã tấn công TĐ 5 Dù ở đầu đèo phía tây. Trung đoàn thứ hai, từ phía bắc tấn công TĐ 6 Dù, trong khi trung đoàn 24 từ trên núi tràn xuống và CHIẾM QL-21, cắt đường rút lui của lữ đoàn 3 Dù. TĐ 72 BĐQ thuộc Liên đoàn 21 BĐQ, đang bổ sung quân số tại TTHL Dục Mỹ sau khi rút lui từ Ban Mê Thuột, đã cố gắng PHÁ VÒNG VÂY và cứu Nhảy Dù. Trung tá Lê Quí Dậu, LĐ trưởng, đã xác nhận rằng "Tôi được lịnh phải đặt TĐ 72 BĐQ dưới quyền LĐ 3 Nhảy Dù, nhưng đã quá trể trong tình hình này, dù cho chúng tôi đã cố gắng hết mức. Phần lớn các tiền đồn của Nhảy Dù đã bị cắt đường rút lui. Trong cuộc hành quân này, TĐ 72 BĐQ đã bị thiệt hại đáng kể vì không có yểm trợ nào ngoài vũ khí cơ hữu của TĐ, trong khi tinh thần của địch thì cao và tiếp tế dối dào."
Quân sử của sđ 10 csbv sau này, đã xác nhận mô tả của Dậu, khi viết: "Lúc bình minh, địch đã tập trung pháo... để tấn công các vị trí án ngữ của tr.đ. 24. Pháo địch đã phối hợp chặc chẻ với oanh kích dữ dội của không quân địch... Các máy bay A-37, hết chiếc này tới chiếc khác, đã ném bom thường và napalm vào các vị trí của tr.đ. 24. Bộ binh địch đã quyết tử (death-defying charge) trong cố gắng đẩy lui tr.đ. 24 để mở đường rút lui." SĐ 10 đã ra lịnh cho một tr.đ., đang cùng với 4 xe tăng T-54 tấn công TĐ 6 Dù, phải tăng viện cho tr.đ. 24.
KQ VNCH đã diệt bốn xe tăng này và Bắc quân gửi thêm bốn thiết vận xa M-113 chiếm được của VNCH. Quân tăng viện này đã giúp Bắc quân giữ được đầu đèo phía đông. Lữ đoàn 3 Dù bị cắt đường rút lui và có nguy cơ BỊ TRÀN NGẬP.
Suốt ngày Phát đã gọi quân đoàn 2 để xin viện binh và Phú đã cố gắng TRONG TUYỆT VỌNG để tìm kiếm viện quân. Vào sáng sớm NGÀY TRƯỚC ĐÓ (TỨC 30 THÁNG 3), chuẩn tướng Trần đình Thọ, trưởng phòng 3 TTM gọi Phú và hứa rằng "SĐ TQLC sẽ đổ bộ lên Vịnh Cam Ranh bằng tàu LST vào BUỔI CHIỀU. Và một Lữ Đoàn sẽ lập tức đc tái tổ chức và tái trang bị để tăng viện cho mặt trận Khánh Dương. Tướng Phú đón nhận tin này với hân hoan tột độ (great jubilation)." Tuy nhiên, niềm lạc quan này của Phú đã vụt tắt khi Tướng Niệm, TL SĐ 22 bộ binh, bay đến vào buổi TRƯA báo cáo Phú rằng tình hình Bình định NGUY NGẬP (critical). Dù 3 trung đoàn của ông vẫn còn làm chủ tình hình (hold sth at bay), nhưng quân VC địa phương đã đột ngột tấn công hậu quân của ông GẦN Qui Nhơn cũng như các đv ĐPQ rải rác. Phú bảo Niệm cố giữ quân cảng Qui Nhơn và bảo vệ TP.
Cùng CHIỀU 30/3, Phú bay tới Cam Ranh gặp tướng Trưởng, vừa mới tới từ Đà Nẳng. Trưởng từng là xếp của Phú năm 1972 khi Phú chỉ huy SĐ 1 bb. Phú muốn Trưởng cho TQLC lên bờ nhưng Trưởng ko nói chuyện với ông. Đây là một hành động LẠ LÙNG NHỨT của Trưởng vì nếu ko có TQLC, Phú ko còn cơ may nào hết, để cứu LĐ 3 Dù. Lý do chánh mà Trưởng nổi giận với Phú vì cuộc rút quân thảm hại tại Cao Nguyên, gây ảnh hưởng xấu khiến QĐ 1 sụp đổ theo.
Tuy nhiên, Trưởng, lúc đó cũng rất suy sụp (depressed). Theo một báo cáo của CIA, ông cần "tiêm tỉnh mạch và khổ sở vì đau dạ dầy; ông cũng có vẻ chán nản (deject) và xuống tinh thần vì mất QĐ 1." Khi BTTM ra lịnh cho TQLC đổ bộ lên Cam Ranh và nói Trưởng phải về Sài Gòn một mình, ông đã từ chối. Ông nhờ hạm trưởng "gọi BTTM để yêu cầu TQLC cùng về SG với tôi để dưỡng quân. Nếu yêu cầu này bị từ chối, tôi sẽ ở lại Cam Ranh với TQLC và tôi sẽ chiến đấu với họ." Trưởng có lẽ sợ rằng nếu trở về một mình, ông sẽ bị Thiệu bắt giam vì để mất QĐ 1. Ông muốn ở lại với TQLC vì họ sẽ bảo vệ ông. Trưởng ko phải là kẻ hèn nhát, nhưng cũng phải là kẻ ngu. BTTM nhanh chóng hủy bỏ (rescind) lịnh này và nói TQLC lên tàu và về SG. NGÀY KẾ 31/3, tàu HQ chỡ TQLC ra khơi và hy vọng cuối cùng của Phú về viện quân từ bên ngoài QĐ 2 đã tan biến!
Tướng Phú ngày càng hoảng loạn trong khi tuyệt vọng tìm kiếm viện quân. Ông chỉ còn tr.đ. 40 TRỪ (vì một TĐ ở lại Bình Định) thuộc sđ 22, nhưng họ phải giữ ngoại ô phía tây của Nha Trang. Dù cho Nhảy Dù ngăn ko cho Bắc quân tiến qua đèo M'Drak, CS vẫn có thể đi vòng bằng cách dùng đường xe be (logging road) cũ tới thẳng tp này.
Phú gửi Tướng Trần văn Cẩm, TLP QĐ 2 tới Tuy Hòa để tổ chức bảo vệ TP này. Ông này phải bảo vệ quốc lộ 1 đoạn từ Tuy Hòa tới Đèo Cả, ở 29 km nam của tp. Ngọn đèo rất quan trọng này dài hơn 11 km, một bên là núi đá rất dốc, bên kia là biển. Một đv phòng thủ, nếu được hỗ trợ bởi không và hải pháo sẽ dễ dàng giữ đèo dù địch đông cở nào. Nếu Cẩm giữ được Tuy Hòa và Đèo Cả, CSBV sẽ ko thể tiến về phía nam. NGÀY 30 THÁNG 3, Phú đã nói với một phóng viên Việt Tấn Xã rằng BĐQ đã biến Đèo Cả thành "một tuyến phòng thủ mạnh mẻ."
Đó chỉ là tưởng tượng: vì chỉ có TĐ 34 BĐQ giữ đèo, dù đã quá kiệt sức do vừa rút lui trên LTL-7B. Dù có lịnh của Phú, những BĐQ sống sót sau cuộc KHỔ NẠN trên LT-7B đã ko được tái tổ chức. Một số được gởi tới TTHL Dục Mỹ, nhưng vị chỉ huy trưởng vẫn lo cho những đv của TTHL hơn là tái tổ chức đám tàn quân này thành những đv bảo vệ vùng này.
Việc tái tổ chức những tàn quân của sđ 23 cũng khá chậm chạp. Họ đc tập hợp tại một trại LLĐB cũ trên QL-1 gần Cam Ranh. Mặc dù nhiều cố gắng của ĐT Lê Hữu Đức quyền TL sđ 23, (thay thế chuẩn tướng Lê trung Tường bị thương), để biến đám tàn quân của sđ 23 thành một đv có thể chiến đấu nhưng họ chỉ là một đám người hỗn tạp (disorganized rabble). Hơn nữa, phần lớn các nguồn lực của tỉnh Khánh Hòa còn phải lo cho hơn 13.000 dân thường đang ở trại tị nạn ở cách Nha Trang gần 5 km. Nhưng dù bất cứ lý do gì khiến QLVNCH không thể tái tổ chức những binh sĩ đã sống sót sau cuộc rút lui thảm hại trên LTL-7B hay Ql-21 - như mất tinh thần, thiếu thời gian và nguồn lực, hay cả hai - sự thất bại này sẽ là TAI HỌA cho nam VN.
Mọi cố gắng của Phú để giữ bờ biển này, ý nói Nha Trang, đã bắt đầu tan rã (desintegrate) vào SÁNG 31 THÁNG BA khi hỏa tiển csbv rơi vào TTHL Dục Mỹ, khiến một số doanh trại của tân binh bị cháy. Cảm thấy sự thất bại của Nhảy Dù là hiển nhiên, và hy vọng bảo vệ các tân binh, chỉ huy TTHL đã quyết định bỏ chạy. Chuyển thực phẩm lên vài xe tải, hàng trăm cán bộ và tân binh của TTHL đã lên đường trong TỐI ĐÓ và bắt đầu đi bộ về Nha Trang, nơi mà họ đến vào sáng 1 THÁNG TƯ. Họ đã gặp một tp đang nhanh chóng tan rã. Vì vào xế chiều HÔM TRƯỚC tức ngày 31/3, bạo loạn đã diển ra khi lính tráng - đổ xuống từ các tàu di tản từ QĐ 1 - đã bắt đầu hôi của và cướp bóc dân thường. Nay khi thấy đoàn lính BĐQ từ Dục Mỹ tràn xuống, hàng ngàn dân tị nạn trong trại vừa kể cũng bắt đầu đổ vào tp. Nhiều cố gắng để chấm dứt HỖN LOẠN và xử tử những binh sĩ vô kỷ luật tại chỗ, nhưng cảnh sát chỉ có thể ổn định một phần của tp Nha Trang. Mọi cơ may để ngăn ngừa một "Đà Nẳng thứ hai" ở Nha Trang đã tuột khỏi tầm tay.
...
SJ ngày 11 Nov 2020.
Người dịch Tài Trần.
No comments:
Post a Comment