Những trận tấn công nghi binh của CSBV vào SĐ 22 và ĐPQ trên QL-19 nhằm hỗ trợ cho mặt trận Ban Mê Thuột.
"Để chiếm Ban Mê Thuột (BMT), ban lãnh đạo quân csbv tại Mặt trận B-3 - dưới quyền của tướng Văn Tiến Dũng - đã dựa vào bất ngờ và lực lượng áp đảo (overwhelm). Yếu tố bất ngờ đã đc nâng cao bởi những tấn công mạnh mẻ nhưng nghi binh tại Kontum, Pleiku và trên QL-19 tại Bình Định; một khi đạt được điều này, lợi thế của tập trung lực lượng, được gia tăng khi buộc chân các lực lượng khác của VNCH ko thể tiếp cứu BMT. Những tấn công nghi binh và hỗ trợ này đã bắt đầu trong khi ba sđ csbv tham gia Chiến dịch Darlac-Quảng Đức là 10, 316 và 320 đang hướng về mục tiêu ban đầu của họ, ý nói BMT.
Những phát súng mở màn của Chiến Dịch 275 đã vang rền dọc theo QL-19, con đường huyết mạch đi từ Qui Nhơn tới cao nguyên, trong sáng sớm NGÀY 4 THÁNG 3. Những cuộc tấn công đồng loạt đã cắt xa lộ này ở đoạn từ Đèo Mang Yang trong tỉnh Pleiku tới tỉnh Bình Định. Đặc công địch đã giựt sập CẦU 12 đông nam của TP BÌNH KHÊ thuộc tỉnh Bình Định, và bộ binh địch tấn công các đv ĐPQ đóng trên các cao điểm để bảo vệ Đèo An Khê và đv ĐPQ tại giao điểm TL-3A. Sau đó ít lâu một vị trí pháo binh yểm trợ cho TĐ 2/47 bộ binh, tại bắc Bình Khê, bị tràn ngập. Một cuộc tấn công mạnh mẻ của trung đoàn (tr.đ.) 12 của sđ 3 csbv, gần sân bay An Khê, bị đẩy lui, trong khi sân bay Phù Cát bị tấn công bằng hỏa tiển và thiệt hại nhẹ, xem bản đồ.
Trong khi ĐPQ của tỉnh Bình Định và tr.đ. 47 của sđ 22 bộ binh cố gắng hết mức để giữ những vị trí của họ chống lại cơn mưa pháo (withering) của pháo binh, bộ binh, và đặc công csbv, thì các lực lượng (LL) nam VN ở tỉnh Pleiku bị tấn công nặng nề bởi hỏa tiển, súng cối, súng không giựt dọc theo QL-19 từ LỆ TRUNG, 15 km đông tỉnh lỵ Pleiku, cho tới những đèo hẹp của Đèo Mang Yang. Các căn cứ hỏa lực (CCHL) 92 (ở đông Lệ Trung), 93 (gần Suối Đôi), và 94 (ở bắc của đồi 3045), đều bị pháo kích, trong khi một số tiền đồn của họ BỊ TRÀN NGẬP. HAI CẦU và một CỐNG NƯỚC LỚN trên QL-19 giữa CCHL 93 và 94 bị đặc công phá sập. Tướng Phú, TL QK2, phản ứng bằng cách gửi hai TĐ của liên đoàn (LĐ) 4 BĐQ cùng với các thành phần của Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ, để cố gắng thông thương (clear) một số đoạn trên QL-19, đi xa tới CCHL 95, phía đông Đèo Mang Yang thuộc tỉnh Bình Định. Nhưng trước khi cuộc hành quân (HQ) này bắt đầu, CCHL 94 đã bị tràn ngập. Trong khi đó hỏa tiển của csbv đã bắn vào sân bay Pleiku; dù sân bay còn hoạt động nhưng khu vực bảo hành bị THIỆT HẠI NẶNG.
Trong khi những tấn công này trên QL-19 đc Phú xem như chỉ dấu mạnh mẻ rằng nỗ lực chánh của csbv nhắm vào Pleiku, Cộng quân cũng cắt đứt QL-21 bằng cách giựt sập HAI CẦU giữa ranh giới tỉnh Darlac và Khánh Dương của tỉnh Khánh Hòa, và một tiền đồn ĐPQ gần ranh giới tỉnh...
ĐT Trịnh Tiếu, phòng 2 QĐ, đã trình báo với tướng Phú rằng: Ban Mê Thuột (BMT) sẽ là mục tiêu chánh, khi Cộng quân đã chiếm Buôn Hô ở bắc và Đức Lập ở tây của BMT. Có những chỉ dấu rằng các thành phần của sđ 10 và 320 csbv đã di chuyển về phía nam hay ít nhứt đã thám sát trong tỉnh Quảng Đức và Darlac, nên những tấn công ở Kontum, Pleiku, hay QL-19 chỉ là NGHI BINH, mục đích chánh là giữ chân các đv lớn VNCH tại Bình Định, Kontum và Pleiku. Tuy nhiên, tướng Phú vẫn nghĩ Pleiku là mục tiêu chánh vì CS đã tấn công tr.đ. 44 sđ 23 ở quận Thanh An của Pleiku và BĐQ ở bắc Kontum. Vì chỉ có HAI tr.đ. đang giữ mặt tây của Pleiku, ông ko thể dùng họ để tăng viện cho BMT nơi ko có hoạt động đáng kể của địch...
TL-487 chạy ngoằn ngèo xuyên qua rừng núi của tây nam tỉnh Phú Bổn đi từ tỉnh lỵ Cheo Reo và gặp QL-14 ở một nơi cách BMT khoảng 60 km về phía bắc. Giao điểm này gọi là BUÔN BLECH, quận lỵ của quận Thuần Mẩn. NGÀY 8 THÁNG 3, các thành phần của tr.đ. 9 sđ 320 csbv đã tấn cộng bch chi khu Thuần Mẩn và đ.đ. 23 trinh sát của sđ, một đv thiện chiến, khiến họ phải rút lui. Trong khi đó tr.đ. 45 sđ 23 trên QL-19 gần Thuần Mẩn báo cáo đụng địch. Giao tranh tiếp tục suốt ngày, nhưng cuối cùng QL-14 bị cắt.
NGÀY KẾ TỨC 9 THÁNG 3, sđ 10 csbv đồng loạt tấn công nhiều nơi ở Quảng Đức: ở quận Kiến Đức họ bị BĐQ đẩy lui, và ĐPQ ở Đức Lập cũng giữ vững vị trí. Nhưng ở nam Đức Lập, ngã ba Dak Song, bị pháo kích nặng nề và bộ binh csbv đã tràn ngập vị trí phòng thủ của TĐ 2/53 bộ binh vào lúc trưa.
Tới lúc này, tướng Phú mới nhận ra rằng tỉnh Darlac là chiến trường CHÁNH và ông cần viện quân lập tức. Ông xin BTTM viện quân nhưng bị từ chối vì chỉ còn rất ít đv trừ bị và đe dọa đối với Sài Gòn và Tây Ninh ngày càng cao. Buộc lòng Phú phải rút TĐ 72 và 96 của LĐ 21 BĐQ từ Đèo Chu Pao và Kontum và trực thăng vận họ tới Buôn Hô; sau đó họ đi xe tải 35 km tới BMT. Ông ra lịnh cho đ.đ. 45 trinh sát tại Bản Đôn trở về BMT.
Lúc 2:00 sáng giờ Hà Nội ngày 10.3.75, đạn pháo binh và hỏa tiển rơi vào BMT, và đạn cối rơi vào sân bay Phụng Dực ở đông của BMT. Sau đó là bộ binh và đặc công tấn công kho đạn (có lẽ là kho đạn Mai Hắc Đế -- Người dịch) ở TL-1 phía tây của TP; đ.đ. 2 TĐ 225 ĐPQ tại đồi 559 tây bắc của tp, và bch chi khu tại sân bay Phụng Dực. Mọi tấn công đều bị đẩy lui và địch thiệt hại nặng, Ngay trước 4:00 sáng TĐ 3/53 bộ binh tại sân bay bị tấn công mạnh và xe tăng csbv đc thấy ở tây bắc của BMT.
Trong khi đó, các tấn công ở Quảng Đức vẫn tiếp tục khi TĐ 259 ĐPQ đẩy lui địch trên TL-12 giữa Dak Song và Đức Lập và BĐQ vẫn giữ vững ở Gia Nghĩa và Kiến Đức. Tuy nhiên, ngày 15.3, lực lượng bảo vệ Kiến Đức cuối cùng bị tràn ngập.
Tại Bình Định, tướng Niệm của sđ 22, tăng cường cho tr.đ. 42 ở quận BÌNH KHÊ với hai TĐ của tr.đ. 41 và BCH tr.đ., nhưng QL-19 vẫn bị cắt ở Lệ Trung và Bình Khê. BĐQ ko thể tiến lên tại CẦU 31 giữa CCHL 93 và 94 thuộc tỉnh Pleiku. Dù sân bay Pleiku bị pháo nặng bằng hỏa tiển ngày 10 THÁNG BA nhưng chỉ gián đoạn hoạt động vài giờ. Dân Kontum ồ ạt xuôi nam qua đèo Chu Pao vì TP này bị pháo kích hàng ngày và nguy cơ bị tấn công. Người dân xếp hàng rồng rắn trước đại lý Air Vietnam ở Kontum để mua vé đi Pleiku hay Nha Trang hay Sài Gòn. QL-14 bị cắt ngày 10 THÁNG BA khi CS tấn công các đồn ĐPQ trên núi, gần biên giới giữa tỉnh Pleiku và Darlac...
Tại sân bay Phụng Dực, TĐ 3/53 BB bắt đc hai tù binh của tr.đ. 25 độc lập và TĐ 401 đặc công...
VÀO TỐI 10 THÁNG BA, CSBV kiểm soát trung tâm của BMT, nhưng một số nơi vẫn còn trong tay quân chánh phủ (CP) như: Đ.đ. 2/225 ĐPQ giữ đồi 559, và đ.đ. 4 TĐ 242 ĐPQ vẫn còn giữ kho đạn chánh. Tại một đồn điền cà phê ở tây BMT, phần lớn của TĐ 1/53 BB và BCH và chi đoàn 3/8 Thiết Kỵ vẫn giữ vững vị trí. Đ.đ. 4 của TĐ 243 ĐPQ vẫn giữ đồi 491 ở nam BMT. Những đv nhỏ của tr.đ. 53 BB và ĐPQ vẫn còn chiến đấu trong TP, nhưng trận chiến lớn nhứt diển ra ở sân bay Phụng Dực. Nơi đây BCH tiền phương của SĐ 23 BB đã chiến đấu cùng với BCH của tr.đ. 53 (của trung tá Võ Ân) và chi đoàn 3/8 thiết kỵ. Tàn quân của bch tiểu khu và vài đv BĐQ (có lẽ thuộc TĐ 72 và 96 BĐQ -- Người dịch) ở phía tây sân bay Phụng Dực.
ĐỤNG ĐỘ NẶNG TIẾP TỤC NGÀY 11 THÁNG 3. Quân trú phòng ước lượng 400 địch chết, 50 súng bị tịch thu, 13 tăng bị cháy, và tr.đ. 53 ở sân bay báo cáo địch đã dùng súng phun lửa. Những cụm kháng cự nhỏ vẫn còn, dù ĐT Luật tỉnh trưởng bị bắt".
...
Dịch từ trang 147-150 của quyển From Ceasefire to Capitulation (Từ ngưng bắn đến đầu hàng) của ĐT Le Gro.
No comments:
Post a Comment