Tuesday, November 3, 2020

 ANH DŨNG TRONG TUYỆT VỌNG : HY SINH BỊ QUÊN LẢNG CỦA SƯ ĐOÀN 22 VNCH TẠI BÌNH ĐỊNH TRONG THÁNG 3.1975.

....

Tôi chuyển ngữ bài này từ quyển Black April của George Veight để ghi ơn các chiến sĩ của sđ 22 đã hy sinh, bị thương, bị mất tích, bị bắt sống trong khi chiến đấu trên QL-19 hay trên đường rút lui về Qui Nhơn để lên tàu hải quân.

"Sáng 30/3, lính đpq bảo vệ Phù Cát tan hàng mà ko chiến đấu nên buổi trưa, lực lượng vc địa phương tấn công. Lực lượng KQ phòng thủ đã chống trả và cầu cứu không đoàn 92 ở Phan Rang. 

ĐT Thảo của không đoàn 92 tập hợp khoảng 40 A-37 cất cánh tấn công. Dù A-37 không trang bị để đánh đêm nhưng nhờ huấn luyện trước đó nên làm được. Ông đã cho 40 chiếc ném bom cùng một lượt vào vị trí tập trung của địch, sát nách sân bay. Mỗi chiếc chỉ mang hai bom 250 cân Anh. 

Tuy nhiên đến bình minh, sđ 2 KQ vội vả bỏ Phù Cát, chỉ mang đc 32 chiếc và để lại hơn 50 chiếc. Sân bay thất thủ vào chiều 31/3."

Sau đây là phần chuyển ngữ: 


...


"CHIẾN DỊCH BẮT ĐẦU

Trung tá Lê Cầu (gần cuối trận đánh ông mới được thăng đại tá), chỉ huy trung đoàn (tr.đ.) 47 sđ 22 VNCH mệt mỏi ngả người xuống ghế bố tại BCH nhẹ của ông ở phía đông của ĐÈO AN KHÊ trên QL-19 của tỉnh Bình Định. Lúc đó là gần khuya của NGÀY 3 THÁNG 3 1975. Trong 10 giờ, ông đã leo những đồi đá dốc đứng (steep, rocky hill) và đi thăm binh sĩ, duyệt xét những vị trí phòng thủ. Từ ngày bắt được người tù binh csbv với bản đồ, tr.đ. của ông đã bảo vệ đèo này. Sau sáu tuần hành quân và trực chiến 24/24 liên tục, ông Cầu và binh sĩ của ông kiệt sức. 

Ông đã được giao sứ mạng này bởi ông quen thuộc (familiarity) với khu vực này; ông đã chiến đấu ở đây trong những ngày khó khăn của cuộc tổng tấn công 1972. Ông đã biết sđ 3 csbv muốn chiếm đèo này, nhưng ông ko biết ngày giờ. Dựa vào tin tình báo rằng sđ 3 csbv sẽ tấn công đèo, ông Cầu và TL của ông, chuẩn tướng Phan Đình Niệm, đã tin tưởng rằng sđ 3 sẽ theo khuôn mẫu sau: một tr.đ. sẽ chiếm đèo trong khi phần còn lại của sđ sẽ tấn công vùng bờ biển phía bắc Bình Định. Vì hai bên đã từng đụng độ ác liệt tại vùng này từ tháng 12/74, và vì tướng Phú sợ rằng lữ đoàn 52 csbv chiếm cảng Sa Huỳnh, tướng Niệm đã để hai tr.đ. tại vùng này, một tr.đ. khác làm trừ bị. Ông có thể tăng viện cho ông Cầu một liên đoàn ĐPQ tân lập.

Tuy nhiên, lần này sđ 3 csbv đã thay đổi cách đánh. Là một phần trong chiến dịch Cao Nguyên, nhiệm vụ của họ rất quan trọng. Trong quân sử của sđ này sau 1975 đã viết: "để tiêu diệt một phần đáng kể của lực lượng địch và ... cắt Đường 19 trong một thời gian lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi cho phép cuộc tấn công đầu tiên ở cao nguyên nhằm tiêu diệt địch và nhằm tạo một khoản trống ở phía đông để hỗ trợ phong trào địa phương của chúng ta tại Bình Định. Sự khác biệt trong lần này là QUY MÔ của trận chiến, thời gian mà đường 19 bị cắt, và những mục tiêu của chiến dịch này HƠN RẤT NHIỀU (all much greater than) so với những gì của tổng tấn công năm 1972. Trong năm 1972, sđ chỉ cắt QL-19... để giúp các đv đạt chiến thắng... Lần này sđ được lịnh tiêu diệt lực lượng địch để chúng ta có thể cắt đường này trong thời gian dài."

Ngăn chặn đường này vô hạn định sẽ bóp nghẹt (strangle) Kontum và Pleiku về quân sự và kinh tế, và ngăn quân VNCH rút về duyên hải. QL- 19, dài gần 125 dặm hay 201 km, là đường huyết mạch chánh của cao nguyên. Hàng tiếp tế cho Kontum và Pleiku đc chỡ bằng xe tải từ cảng Qui Nhơn, tỉnh lỵ của Bình Định và tp lớn THỨ TƯ của nam VN. QL-19 bắt đầu từ QL-1 gần Qui Nhơn, tại một nơi có tên AN NHƠN. Đường sẽ đi ngang các ruộng lúa và đồi thấp (foothill) để tới Đèo An Khê rất nguy hiểm (treacherous) và kế đó là Đèo Mang Giang nổi tiếng, nơi mà năm 1954, chiến đoàn 100 của Pháp đã bị phục kích và gần như bị tiêu diệt. Kế đó QL-19 đi vào tỉnh Pleiku và tiếp tục đi về hướng tây, chấm dứt tại Đức Cơ gần Cambodia. 

Để đánh lừa tướng Niệm, các đv của sđ 3 csbv "đã rêu rao với dân rằng chúng tôi sẽ giải phóng bắc Bình Định...Buổi tối nhiều đv đã tới sát chu vi phòng thủ của các đồn bót VNCH, và sau đó rút lui nhưng cố tình để lại dấu vết. Máy kéo và xe ủi đất thuộc ủy ban canh nông của tỉnh? đã được lịnh chạy về phía bắc với đèn pha bật sáng và động cơ mở lớn, và để lại dấu vết giống xích xe tăng. Làm sao để địch nghĩ rằng chúng tôi sẽ tấn công họ ở phía bắc, dù cho cả sđ của chúng tôi đã im lặng chuyển về phía nam."

NGÀY 2 THÁNG 3, tướng Phú  gặp trung tá Cầu để duyệt xét tình hình. Phú đã nhấn mạng với Cầu rằng QL-19 giữa Pleiku và Qui Nhơn phải thông thương bằng mọi giá. Cầu đã trả lời rằng bảo vệ cả con đường này là điều ko thể được (impossible), vì có quá nhiều cầu, địa thế khó khăn vì nhiều đèo, và lực lượng của ông ko đủ để có mặt mọi chỗ. Không thám ko giúp đc nhiều vì quá ít: Không quân (KQ) chỉ cung cấp một quan sát cơ L-19 BA GIỜ MỖI NGÀY CHO CẢ SĐ! Tuy nhiên, Cầu đã hứa với Phú là sẽ thông đường lại nếu bị CS cắt. 

Khoảng 6:20 sáng NGÀY 4/3, sương mùa dầy đặc che phủ mặt đất, bao phủ các đỉnh núi. Đột nhiên, một tiếng nổ làm rúng động BCH của Cầu. CẦU SỐ 13, là một cống nước gần đó, bảo vệ sơ sài bởi một trung đội nghĩa quân, đã bị đánh sập bởi đặc công. Con đường huyết mạnh của Phú bị cắt. Lúc 6:35 sáng, sương mù tan, hai hỏa châu được bắn lên trời. Pháo binh địch lập tức bắt đầu bắn vào các vị trí của ĐPQ và của tr.đ. 47 của Cầu. Cuộc "Tổng Tấn Công Mùa xuân" đã bắt đầu.

           1. Đèo An Khê với Đèo Mang ở bên trái 


ĐÓNG SẬP BẪY

Cùng lúc với tấn công của sđ 3 csbv tại Đèo An Khê, tr.đ. 95 A CSBV tấn công các vị trí của ĐPQ và NQ trên QL-19 ở phía tây của ĐÈO MANG GIANG thuộc tỉnh Pleiku. Sau trưa một chút, CS đã chiếm một đoạn dài. Vì phần lớn quân VNCH phải bảo vệ Kontum và Pleiku, Phú chỉ có thể gửi MỘT TĐ của lực lượng trừ bị của QĐ, liên đoàn 4 BĐQ, cùng với một số ít chiến xa, nhằm đẩy lui (dislodge) tr.đ. 95A. Ông phải giữ phần còn lại của LĐ 4 BĐQ để làm trừ bị. Phú cũng ra lịnh cho TRUNG ĐOÀN 42, sđ 22 bộ binh (do ĐT Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, sau này đã tự sát ngày 2/4 tại bãi biển Qui Nhơn vì ko muốn di tản .-- Người dịch), chuyển từ bắc bình Định tới TP nhỏ có tên BÌNH KHÊ nằm phía đông của đèo An Khê để bảo vệ TP trước địch quân.

            

    
2. QUỐC LỘ 19 VÀ BÌNH KHÊ


3-4:  KHU VỰC PHÍA ĐÔNG BÌNH KHÊ VỚI              MỘT ĐỊA DANH TÊN PHÚ AN 




Dù cho nhật ký tìm thấy ngày 5 THÁNG BA trên tù binh csbv là chỉ dấu rõ ràng nhứt là quân csbv đang bao vây Ban Mê Thuột, có vẻ điều này bị coi thường (overlook) khi cùng ngày đó, tr.đ. 25 csbv đã tấn công và cắt QL-21, chạy từ Ban mê thuột đi Nha trang. Bây giờ giờ Phú có bốn ĐÁM CHÁY cùng một lúc: hai trên QL-19, đã kể ở trên, thứ ba tại quận lỵ Thanh An, và thứ tư trên QL-21. Phú đã tổ chức một lực lượng lớn để mở lại QL-21 tại một vị trí bị địch ngăn chặn ở đông Ban Mê Thuột - gần ranh giới của 2 tỉnh Darlac và Khánh Hòa. Được thành lập từ các đv ĐPQ thuộc các tỉnh duyên hải, đv này có nhiệm vụ mở lại QL-21. Chỉ huy bởi tỉnh trưởng Khánh Hòa (ĐT Lý Bá Phẩm), các cuộc phản công của ĐPQ bắt đầu NGÀY 7 THÁNG 3. Dù được yểm trợ bởi không, pháo, và thiết giáp, ĐPQ ko thể đẩy lui các lực lượng CSBV đang giữ các cao điểm trên QL-21.

Khi các cuộc tấn công xảy ra, tướng Phú gần như ăn ở tại BTL QĐ. Trong quá khứ, ông đã từng ra sát tuyến đầu để chỉ huy binh sĩ. Nhưng làm TL một QĐ, ko chỉ cần có can đảm. Lề lối làm việc của Phú có thể đúng trong quá khứ, nhưng năm 75, chiến tranh hoàn toàn khác xa. Quân csbv đã dùng những đv lớn hơn, cơ động hơn, với ưu thế về hỏa lực và tiếp vận, tất cả đều ĐỒNG BỘ bởi sự tiên liệu vượt trội và kiểm soát chặc chẻ của các TL CSBV - luôn luôn đi trước mọi bước tiến của Phú. Tình hình này đòi hỏi một TL có thể đồng thời phản ứng và tiên liệu (planning). 

Phú giỏi về phản ứng nhưng kém về tiên liệu.  Ông đã đối phó với việc QL-21 bị cắt bằng cách ra lịnh TĐ  3/53 thuộc sđ 23 phải bỏ Đức Lập để về Ban mê thuột. Ông cũng ra lịnh cho một đv pháo binh và TLP của sđ 23, ĐT Vũ thế Quang về Ban Mê Thuột. Ông này sẽ coi mặt trận Quảng đức và Ban mê thuột. Đoàn xe này đã bị sđ 320 phục kích, hư 10 xe. Dù ĐT Quang thoát được nhưng một thiếu tá tù binh VNCH đã khai với sđ 320 rằng 1 TĐ của tr.đ. 45 sẽ tới Thuần Mẫn để tìm kiếm sđ 320 nên TL sđ này đã xin cắt QL-14 để ngăn tr.đ. 45 tiến về nam. 

...

TRÊN QL-19, các chiến sĩ của tr.đ. 47 đã chống cự những đợt tấn công dữ dội của bộ binh và pháo binh của sđ 3 csbv. Các chiến sĩ này được phân tán thành trung hay đại đội để giữ các vị trí hai bên đường GẦN đèo. Trận chiến ác liệt diển ra ở trên nhiều đỉnh đồi. Pháo binh csbv mở đường, theo sau là tấn công biển người. Mỗi khi một vị trí nào bị mất, tr.đ. phải phản công để chiếm lại. Thường thường, ông phải đích thân chỉ huy binh sĩ để chiếm lại các vị trí đã mất. Trong khi những cố gắng can đảm của ông đã gây thiệt hại nặng cho bắc quân, thương vong của lính ông cũng cao. Với tỉ lệ ba đánh một, quân csbv đã chậm chạp đẩy lui quân của ông ra khỏi các vị trí. Vào cuối chiều ngày 5 tháng ba, chỉ còn một cứ điểm của VNCH ở đầu đèo phía đông. Nếu nó bị mất, đèo này lọt vào tay địch. Bây giờ lính của ông chỉ có thể cố thủ và chờ viện quân.

Được hỗ trợ tốt bởi không yểm, tr.đ. 42 tại Bình Khê đã cản được (stymie) các cố gắng của csbv. Vì tr.đ. 47 ko thể đánh bật (dislodge) quân cs ra khỏi đèo, tướng Niệm đã gửi tr.đ. 41 đến thế tr.đ. 42, để tr.đ. này có thể giúp tr.đ. 47 của đt Cầu. Điều này khiến tướng Niệm chỉ còn một tr.đ. và DPQ/NQ để bảo vệ hàng trăm dặm vuông dọc theo bờ biển đông dân này. 

Với tr.đ. 41 chiếm Bình Khê, ngày 7 tháng ba, tr.đ. 42 đã tiến quân để giúp tr.đ. 47 tái chiếm những vị trí đã mất. Tr.đ. 42 đã tấn công để quét sạch mặt bắc của phía đông đèo, nhưng chẳng bao lâu sa lầy (bog down) trên địa thế khó khăn này. Trước nỗ lực mới này của sđ 22, ngày 8 tháng ba, sđ 3 đã tấn công để tiêu diệt các vị trí còn lại của tr.đ. 47. Các vị trí này đã ĐÃ ĐỔI CHỦ NHIỀU LẦN, nhưng sau hai ngày chiến đấu dữ dội, trung đoàn 47 vẫn giữ được. (Xin nhắc lại: chỉ trong chín ngày từ 4-13/3/75, có bốn TĐ trưởng của TĐ 2/47 tử trận -- Người dịch). 

Dù bị thiệt hại nặng, bắc quân ko bỏ cuộc (relent). NGÀY 10 THÁNG BA, nhận lịnh từ Văn Tiến Dũng là phải tăng cường chiến đấu và trói chân (tie up) sđ 22 VNCH, Bắc quân đã tung nguyên một tr.đ. tấn công tr.đ. 47. TĐ 2/47 ĐÃ BỊ TRÀN NGẬP và TĐ trưởng chết. Tướng Niệm ko còn chọn lựa: ông rút tr.đ. 41 khỏi Bình Khê và nhanh chóng cho tr.đ. này thay thế tr.đ. 47. Tr.đ. 47 đã thiệt hại 40/100 khi bảo vệ đèo này. Sau đó tướng Niệm đã gửi tr.đ. 47 về bảo vệ bắc Bình Định và bổ sung quân số và ông đã thăng cấp đt cho Cầu. 

====

Tại Bình Định, TL của sđ 22 VNCH đã ra lịnh tr.đ. 41, của đt Thiều, tấn công sđ 3 csbv - trước đó đã bị thiệt hại nặng, đang ngăn chặn QL-19. NGÀY 16/3, tr.đ. đã tiến tới đầu phía đông của đèo An Khê. Tuy nhiên vì cuộc rút quân ở cao nguyên đã bắt đầu, tr.đ. 41 và 42 lui về phòng thủ ở Bình Khê. Trong khi đó, tr.đ. 47 đã tiếp tục bảo vệ QL-1 gần ranh giới Quảng Ngải để ngăn lữ đoàn 52 csbv tiến về nam. Tr.đ. 40 và DPQ Bình Định bảo vệ sân bay Phù Cát và bắc QL-1 và nam của tỉnh lỵ Qui Nhơn. Tin tưởng rằng sđ 22 đã ổn định tình hình trên QL-19, Phú đã rút tr.đ. 40 trừ (vì để lại một tđ cho tướng Niệm) để tăng phái cho quận lỵ Khánh Dương.

...

Cùng lúc Phú đang cố gắng ngăn cản bước tiến csbv trên QL21, ông vẫn quyết tâm giữ 2 tuyến khác: một tại Bình Khê và một tại Củng Sơn trên LTL-7. 

... SĐ 2 không quân ở Phù Cát đang yểm trợ sđ 22 và cố gắng phá hủy trang bị và hàng núi đồ tiếp tế bỏ lại Pleiku vì di tản vội vàng. Sđ 6 KQ, đặc biệt là không đoàn 92 của đt Lê văn Thảo tại Phan Rang, đang oanh kích trên LTL-7 và QL-21...

Tại phía đông Bình Định, do ko có tr.đ. 40 VNCH, quân địa phương của vc thành lập 2 tr.đ. tân lập. Hai tr.đ. này đã gây thiệt hại nặng cho các đv đpq/nq bảo vệ QL-1. Chỉ trong một tuần, cs đã đánh tan phần lớn các vị trí VNCH ở bắc và nam Qui Nhơn, và uy hiếp tỉnh lỵ này. Tr.đ. 47 đột nhiên thấy rằng họ bị khóa đuôi bởi quân địch. Một tr.đ. của sđ 3 csbv lại ở sau lưng hai tr.đ. VNCH tại Bình Khê, khiến họ ko thể rút và Phù Cát bị đe dọa. Hy vọng giờ đây là sđ 22 rút được về Qui Nhơn và lập phòng tuyến mới...

RÚT RA BIỂN (A RETREAT TO THE SEA)

Với ko còn chọn lựa nào khác, Phú gặp phó đề đốc (chuẩn tướng hải quân/commodore) Hoàng cơ Minh tại BCH vùng 2 duyên hải tại Cam Ranh để thảo luận việc di tản sđ 22 tại Qui nhơn và đưa về Nha trang...

Tại Bình Định, NGÀY 27/3, tướng Niệm ra lịnh tr.đ. 41 và 42 tiếp tục bảo vệ QL-19. Ông cũng ra lịnh cho đt Cầu rút tr.đ. 47 ở phía bắc Bình Định về lập tuyến phòng thủ trên QL-1 gần Qui Nhơn. Lính của tr.đ. 47, do ko có xe, ĐÃ ĐI BỘ 28 DẶM HAY 45 KM để tới vị trí mới! Vì thấy khó kiểm soát khi lính lẩn lộn với dân di tản, đt Cầu ra lịnh cho lính ko đi trên đường...

Để cắt đuôi tr.đ. 41 và 42, sđ 3 đã cho một TĐ chặn đường của hai tr.đ. này và chiếm một cầu trên QL-19. Tr.đ. 42 đã đánh trả dữ dội và gây thiệt hại nặng cho địch...

Cùng lúc, ba tr.đ. địa phương tân lập của vc đã tấn công các vị trí DPQ ở bắc Qui Nhơn và cắt QL-1, chận đường rút của tr.đ. 42 trên QL này. Sđ 968 csbv đã tới 1 khu vực tập hợp gần Bình Khê trên QL-19 ngày 27/3, và sđ 3 tăng viện cho TĐ đang đánh sau lưng tr.đ. 42.

Vì tình hình Bình định suy sụp, lúc 8:00 tối ngày 30/3, tướng Niệm gọi Phú. Niệm báo cáo hầu như mọi đv DPQ đã đào ngũ, đặc công csbv đã vào Qui nhơn và tp sắp mất. Phú gọi về BTTM để báo cáo nhưng ko được gì hết. Ông định rút sđ 22 về Qui nhơn.. để bảo vệ quân cảng... chờ tàu HQ để về Phú Yên và Khánh Dương, nhưng tướng Tất phản đối, nói rằng nếu bỏ Qui Nhơn, Nha Trang còn mất nhanh hơn! Vì lý do này, Phú đã bỏ lịnh di tản khỏi Qui nhơn và đưa sđ 22 trở lại trong tối 30/3.

Sự trì hoãn này đã trả giá, vì nó cho phép sđ 3 csbv tiến gần đến phía sau các tr.đ. của VNCH trên QL-19. Những cuộc tấn công thêm nữa ở Bình định vào khuya hôm đó đã buộc Phú hành động. Lúc 11:00 sáng ngày 31/3 ông ra lịnh cho Niệm rút về Qui Nhơn và bảo vệ tp này. Niệm nhanh chóng cho hai tr.đ. này, đang ở QL-19 rút lui nhưng bẫy đã giăng ra. Một tr.đ. của sđ 3 tấn công từ phía đông và sđ 968 từ phía tây. Đt Thiều của tr.đ. 41 kể lại những gì xảy ra khi tr.đ. của ông rút về hướng đông:

"Tôi dùng tđ 2 và 3 tấn công làm hai mủi về phía đông để bắt tay với tr.đ. 42 của đt Thông, tđ 1 làm trừ bị. Khi tr.đ. 41 tới tp Phú An trên QL-19, đã đụng độ với địch. Hai TĐ đã phối hợp và sau nửa gìơ đã đánh tan địch ở Phú An. Tuy nhiên, khoảng 5:00 chiều, khi sắp bắt tay với tr.đ. 42, chúng tôi đụng với sđ 3. Trong khi tđ 3/41 cố gắng chọc thủng phòng tuyến địch nhưng thất bại, tđ 1/41 giữ đoạn hậu đã bị sđ 968 tấn công, và pháo địch đã bắt đầu điều chỉnh vào khu vực mà bs của tr.đ. dừng lại... Chúng tôi phải cho trung đội M-113 mở đường với bộ binh đi sau M-113 và bung rộng hai bên đường, nhưng vẫn bị thiệt hại đáng kể. Khi trời tối, tiếng súng thưa dần, các đv của tr.đ. 41 tiếp tục tiến về phía đông để bắt tay với tr.đ. 42."

Trong khi tr.đ. 41 chiến đấu để tiến về phía đông, tình hình tại Qui nhơn tệ hại hơn. Sáng 30/3, lính đpq bảo vệ Phù Cát tan hàng mà ko chiến đấu nên buổi trưa, lực lượng vc địa phương tấn công. Lực lượng KQ phòng thủ đã chống trả và cầu cứu không đoàn 92 ở Phan Rang. 

ĐT Thảo của không đoàn 92 tập hợp khoảng 40 A-37 cất cánh tấn công. Dù A-37 không trang bị để đánh đêm nhưng nhờ huấn luyện trước đó nên làm được. Ông đã cho 40 chiếc ném bom cùng một lượt vào vị trí tập trung của địch, sát nách sân bay. Mỗi chiếc chỉ mang hai bom 250 cân Anh. 

Tuy nhiên đến bình minh, sđ 2 KQ vội vả bỏ Phù Cát, chỉ mang đc 32 chiếc và để lại hơn 50 chiếc. Sân bay thất thủ vào chiều 31/3. 

Trong khi đó, tr.đ. 47 của đt Cầu, di chuyển về nam theo QL-1, đánh tan các nút chận của du kích địa phương và hướng về Qui nhơn. Vì có dân thường lẩn lộn, tr.đ. bị tấn công lần 2. Lúc đó, tr.đ. có khoảng 1/2 quân số bị chết hay bị bắt. Số còn lại xé lẻ thành từng toán nhỏ và tiếp tục rút về phía nam, nhưng tr.đ. 47 ko còn đủ sức tác chiến

Chiều 31/3, Thiệu ra lịnh Phú phải bảo vệ Qui nhơn. Để giúp chuẩn tướng hải quân hay phó đề đốc (commodore) Hoàng cơ Minh, phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, TL hải quân vùng 1, vào sáng ngày đó, đã được lịnh của đô đốc Chung Tấn Cang, TL mới của HQ, "chỉ huy các đv HQ tại mặt trận Qui nhơn". Các tàu HQ đang đón người tị nạn ở Đà Nẳng đc lịnh kéo về Qui Nhơn ngay lập tức...

Lúc trưa ngày 31/3, một trung đoàn địa phương vc tiến vào từ phía bắc, quét sạch đpq bảo vệ bên ngoài Qui Nhơn. Lúc 6:30 chiều họ chiếm BCH tiểu khu và trung tâm tp... Tr.đ. 47 tan rả, HAI TR.Đ. CÒN LẠI VÀ THIẾT GIÁP CỦA SĐ 22 vẫn còn trên QL-19, và bị kẹt giữa quân địa phương VC đang chiếm Qui Nhơn với quân chánh qui Bắc Việt từ hướng tây đánh tới. Với tp đã mất và sợ rằng các đv này sẽ bị tiêu diệt, vào buổi chiều tướng Niệm bay ra tàu HQ và ngất xỉu.  

Hy vọng đã xuất hiện lúc 9:00 tối khi hạm đội của phó đề đốc Hoàng cơ Minh đến cứu sđ 22. Minh nói với Phú rằng Niệm ngất xỉu. Thiệu đã chỉ định Minh làm TL mặt trận Bình Định lúc 2:00 sáng ngày 1/4 và ra lịnh phải giữ tp và giúp sđ 22 rút lui. 

Minh đã khó khăn để tiếp xúc với cấp chỉ huy của sđ 22. Cuối cùng ông nói chuyện đc với một sq tiếp liệu gần bờ biển khi ông này đang theo dỏi tần số của BTL sđ. Ông này sau này viết rằng, Minh "...đã đc BTTM chỉ định làm quyền TL SD 22. Ông nhờ tôi nói lại với TLP của sđ rằng đúng 12:30 trưa ông sẽ gửi năm LCM, mỗi chiếc có thể chở 500 lính. Yêu cầu lính phải bỏ súng và quân trang xuống biển." Vì bến tàu (pier) ko đáp ứng nên phải bốc bs tại bãi biển.

Sau khi di chuyển SUỐT ĐÊM trên QL-19, sáng sớm ngày 1/4, hai tr.đ. này và thiết giáp của sđ đã tới giao điểm của QL-1 và đường địa phương đi Qui nhơn. Lúc 11:00 sáng, họ đc lịnh tới bờ biển và lên tàu. Tr.đ. 42 và thiết giáp lên trước, kế đó là pháo, và tr.đ. 41 đoạn hậu.

Khi các thành phần của sđ tới ngoại ô của Qui nhơn, vc địa phương ở hai bên phố nổ súng chặn đường. Đt Thiều cho một đại bác 105 ly bắn vào các vị trí vc. VC rút lui. 

Trước khi đến bãi biển, họ đã tiêu diệt thêm hai vị trí địch, nơi mà họ thiết lập tuyến phòng thủ để lên tàu. Họ đã lên tàu nhưng lúc 7:00 tối, họ phải ngừng vì hỏa lực địch mạnh. Lúc 9:00 tối, chiếc LSM Ninh Giang đã cố gắng đến sát bờ nhưng bị trúng nhiều B-40 nên rút ra. Khi chiếc thứ hai vào gần đó, cũng bị bắn. Minh ra lịnh cho các tàu tuần duyên nhỏ vào rước lính. Vào hừng đông 2/4, vì hỏa lực địch bắn vào tàu, lịnh ra là bs của sđ 22 phải lội ra tàu. Việc di tản kéo dài đến 11:00 sáng. Khi hoàn tất, chỉ có khoảng 1/2 của hai tr.đ. lên đc tàu. Con số thay đổi từ vài ngàn đến 7 ngàn. Trong khi đó tp này đã mất.

Dù cho sđ 22 ít đc nhà báo Tây phương biết đến, họ đã hoàn tất một kỳ công về chiến đấu (feat of arms) trong những ngày tháng ba 75. Họ đã duy trì sự toàn vẹn (integrity) suốt trong HAI MƯƠI LĂM NGÀY chiến đấu ác liệt và gây thiệt hại nặng cho địch. Trong lúc rút quân, chẳng những họ đã phá tan ba nút chặn (roadblock) để tới bờ biển, họ còn ko hoảng loạn hay đào ngũ. Thiếu tướng Howard Smith viết, "sđ 22 đã chiến đấu quả cảm với kiên trì cao (great perseverance) chống lại những tấn công mạnh mẻ và quyết tâm của csbv. Bị đánh vào sườn (outflank), thiếu vũ khí, và cuối cùng bị khóa đuôi, sđ 22 đã chiến đấu để đến bãi biển...'" ĐT Nguyễn hữu Thông, sau khi người cuối cùng lên tàu, đã chào vĩnh biệt và đến một nhà gần đó để tự sát. ĐT Lê Cầu, đang di chuyển với đ.đ. trinh sát thì dẫm phải mìn. Ông bảo cấp dưới để mặc ông nhưng họ ko nghe. Họ đã khiên ông, nhưng sau đó bị bao vây và phải đầu hàng. Chỉ có ĐT Nguyễn Thiều của tr.đ. 41 lên đc tàu. Khi sđ đổ bộ lên Vũng Tàu, ông đã giúp biến đổi số tàn quân này thành hai tr.đoàn".

Dịch từ: Black April của George Veight




QUÂN CSBV TẤN CÔNG VÀ PHẢN CÔNG CỦA VNCH TẠI QUÂN KHU II TỪ 5-11/3/1975 

       QUÂN CSBV CHIẾM QUÂN KHU II  TỪ 12/3 - 3/4/1975 


No comments:

Post a Comment