BẢN ĐỒ TỉNH ĐỊNH TƯỜNG TRƯỚC 1975 .
Đây là một tỉnh - mà tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH , mà tôi phục vụ - đã hành quân nhiều nơi trong tỉnh này . Và ngày 10/03/1975 , tiểu đoàn tôi , đã tan hàng khi lọt vào ổ phục kích , giửa ban ngày , trên đường tiếp cứu cho đồn Ngả Sáu , đã thất thủ đêm trước .
Trên bản đồ , bạn thấy tỉnh lộ đi từ quốc lộ 4 , ngang qua làng Cái Nứa và dẫn tới quận lỵ Hậu Mỹ . Trước đây , nơi này là khu trù mật (agroville) Hậu Mỹ , thành lập từ thời cố TT Ngô đình Diệm để định cư những ng công giáo di cư 1954 . Người CS đã nhiều lần tấn công khu này và sau này , lúc chúng tôi đi qua chỉ còn trơ trọi khung sườn thép (có lẽ là phần còn lại của nhà lồng chợ hay ngôi giáo đường ?) . Chúng tôi đã đi lại trên tĩnh lộ này 2-3 lần và lần chót là để giải cứu cho đồn Ngả Sáu . Ngày hôm đó , chúng tôi được đoàn xe quân vận đổ xuống gần làng Cái Nứa ; chúng tôi đi bộ một quảng và sau đó vượt qua con kinh , nằm bên trái của TL này . TĐ chia làm ba mủi , tiến về hướng tây ; địa thế rất trống trải , lúa đã được gặt , ruộng chỉ xâm xấp nước . Và TĐ tôi đã lọt vào ổ phục kích của mấy trung đoàn CSBV và gần như bị tan hàng . Sau đó , TĐ về Đồng tâm "hấp lại" và hành quân lai rai cho tới ngày 30/4/75 . Tôi đã có vài bài nói về trận này trên blog này , trong đó có bài của một SQ của CSBV tham gia trận đánh đồn Ngả Sáu .
===
Bản đồ vùng Cẩm Sơn và Bàn Long , tỉnh Định tường
Người viết bài này đã nhiều lần hành quân ở khu vực này . Đây là vùng mà trước 1975 có địa danh là "Ba Dừa" , là thủ đô trái cây của cả tỉnh Định tường , cung cấp cho Sài gòn . Vì vậy mà người cs lúc đó đã quyết tâm bám giử mảnh đất này kể cả chịu đựng các đợt oanh tạc của B-52 . Trước đây , máy bay này chỉ oanh tạc các nơi dân cư thưa thớt của vùng 1 , 2 và 3 CT . Thế mà do vùng này chịu áp lực mạnh của địch nên B-52 được xử dụng . Ta thấy con sông Sầm Giang nối xã Vĩnh kim , quận Sầm giang với xã Long trung , quận Cai lậy . Ngày xưa , lính tráng của tđ tôi khi thấy xe từ QL 4 quẹo phải vào quận Sầm giang đều buồn , vì vùng nầy đối phương rất lì lợm , quyết tâm bám đất . Tóm lại , đây là vùng đất dữ dằn , lính tráng của hai bên đã chết rất nhiều vì mảnh đất phì nhiêu , đầy hoa thơm trái ngọt này . Có 1 lần tđ hành quân vào vùng này (hình như là xã Long trung) . Khi dừng quân là trời tối mịt , sáng dậy tôi mới biết là mình đã đóng quân trong 1 vườn cây ăn trái đang chín rộ : đầu võng này cột vào 1 cây mận , đầu kia cột vào 1 cây dâu . Tôi đã có một buổi ăn sáng toàn là trái cây . Tóm lại , trước đây , ở đây có dân , nay chiến tranh về , họ phải ra các quận lỵ (như Cai lậy , Cái bè hay Sầm giang) an ninh hơn để sống . còn xã nào , ít nguy hiểm hơn thì chỉ có người già , đàn bà và trẻ em ở lại . Hỏi đàn ông đi đâu , họ chỉ vào 1 tấm hình trên bàn thờ và nói đã đi lính Cộng hòa ? đã chết rồi . Nhà nào củng có hầm tăng-xê/trancée (hầm trú ẩn , đào âm xuống đất , trên che đậy bởi 1 lớp đất dầy để chịu đựng được pháo) .
Theo website của tỉnh ủy Tiền giang thì : " . . .tỉnh Mỹ tho là một trọng điểm của khu 8 trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1972. Vì vậy từ cuối năm 1971, bộ chỉ huy tiền phương của quân khu 8 đã xuống chiến trường Mỹ tho để trực tiếp chỉ đạo. Đầu năm 1972, bộ chỉ huy tiền phương quân khu chuyển sang xã Long trung huyện Cai lậy nam. Căn cứ tỉnh ủy Mỹ tho từ xã Long trung chuyển sang xã Long tiên tiếp tục chỉ đạo chuẩn bị cho các cuộc tiến công và nổi dậy trong tỉnh. . . "
Nhận xét : như các bạn đã thấy , các xã "dữ dằn" hầu như nằm trong quận Cai lậy , một số ít thuộc Sầm giang hay Cái bè . Các quận còn lại như Giáo đức , Bến tranh , Chợ gạo hay Châu thành thì rất an ninh . TĐ tôi ít khi hành quân ở các quận này vì ở đấy địa thế trống trải , phần lớn trồng lúa , ko có vườn tược sum sê rậm rạp như 3 quận kể trên . Người cs phải dựa vào địa hình để sinh tồn và chiến đấu .
====
No comments:
Post a Comment