Wednesday, November 25, 2020

LỮ ĐOÀN 3 DÙ CHỈ CÒN 1/4 QUÂN SỐ CHỈ SAU HAI NGÀY ÁC CHIẾN, CHỐNG LẠI BA TRUNG ĐOÀN CSBV CÓ PHÁO BINH VÀ XE TĂNG HỖ TRỢ

- Trong chiến tranh, tinh thần của quân sĩ bằng ba lần sức mạnh của đơn vị. Và ko có trung đoàn tồi mà chỉ có Đại Tá tồi.-- Hoàng đế Napoléon 

Lời nói đầu: Ngày 30.3.75, sđ 10 csbv đấu pháo với lữ đoàn 3 dù, ngày kế bao vây TĐ 5 Dù, gây thiệt hại 80/100. Ba pháo đội (18 khẫu 105 ly) của lữ đoàn 3 dù, rút về phía sau, về gần Buôn A Thi, đã khiến các đv tiền tiêu, ám chỉ của TĐ 5 Dù mất sự yểm trợ vì ngoài tầm đạn pháo binh. Sự sụp đổ của Dù diển ra nhanh chóng. Sau khi bỏ qua các vị trí của Dù trên đèo, sđ 3 csbv tấn công TĐ 6 Dù.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách From Ceasefire to Capitulation: 

"Cuộc phản công sư đoàn 23 VNCH từ Phước An đã thất bại khi tướng Dũng điều sđ 10 csbv từ tỉnh Quảng Đức. Tàn quân của sđ 23, ĐPQ và dân thường trốn thoát từ tỉnh Darlac đổ xô về hướng đông tràn qua cao nguyên dọc QL-21. Lính tráng tập hợp ở Khánh Dương, quận cuối cùng của Darlac trước khi xa lộ này uốn khúc vượt Đèo Cao hay Đèo M'Drak tới các đồi núi duyên hải và bình nguyên của tỉnh Khánh Hòa.

Đèo M'Drak dĩ nhiên là phòng tuyến để bảo vệ Nha Trang, nơi đặt BTL QK2, BCH Vùng 2 Duyên Hải và sđ 2 KQ. Nha Trang còn có trường HSQ, và gần đó là TTHL Lam Sơn. Ở bắc Nha Trang, QL-21 gặp QL-1 ở Ninh Hòa. Phía tây Ninh Hòa, giữa đường từ bờ biển và quận Khánh Dương, là TTHL BĐQ Dục Mỹ và Trường Pháo Binh. Do vậy, với tập trung về quân sự và dân số, khu vực Nha Trang - Ninh Hòa là cứ điểm quan trọng cuối cùng tại QK2. Nếu ko giữ được, việc tái chiếm cao nguyên là ko khả thi, và nếu giữ được, có thể ngăn các sđ CSBV theo QL-1 để tiến về Sài Gòn. 

Phần lớn kẻ sống sót từ Darlac đã đi ngang Khánh Dương bằng đường bộ hay trực thăng, lính BDQ thì tới Dục Mỹ để tái tập hợp, sđ 23 tới Cam Ranh TTHL Lam Sơn. Một BTL tiền phương của sđ 23 đặt tại Khánh Dương để chỉ huy những lực lượng bảo vệ đèo này gồm: lữ đoàn (LĐ) 3 Dù, xuống tàu ở Nha Trang sau khi chỡ từ Đà Nẳng, và bch và hai TĐ của trung đoàn 40, sđ 22 bộ binh, đến từ tỉnh Bình Định.

Sau khi chiếm Phước An, sđ 10 csbv tiếp tục đuổi theo họ và tới gần Khánh Dương. Trung đoàn 40 VNCH từ Khánh Dương tiến về hướng tây để chận sđ 10 csbv. LĐ 3 chiếm các cao điểm trong đèo, sau lưng của trung đoàn 40. NGÀY 22 THÁNG 3, các TĐ dẫn đầu của sđ 10 csbv, với tăng hỗ trợ, tấn công Khánh Dương và hai TĐ của trung đoàn 40 buộc phải rút lui, xuyên qua phòng tuyến của Nhảy Dù.     

                                   



Một mạng lưới những đường xe chỡ gỗ (logging road) xuyên qua những khu rừng dầy đặt và dốc đứng của phía tây tỉnh Khánh Hòa. Nếu bị ngăn cản bởi LĐ 3 Dù trên đèo này, quân csbv có thể gửi một lực lượng lớn đi về phía nam, vòng quanh Nhảy Dù, và đến gần Nha Trang từ hướng tây qua quận Diên Khánh. Để ngăn ngừa đe dọa này, trung đoàn 40 rút về Dục Mỹ, rồi tiến về nam tới đông Diên Khánh để chuẩn bị các vị trí dọc hai bên tỉnh lộ (TL) 420, chạy về hướng đông tới Diên Khánh và vào Nha Trang. Trung đoàn 40 được tăng cường bởi một TĐ ĐPQ và một khẫu 155 ly và hai khẫu 105 ly.

Các toán viễn thám (VT) được gửi tới rừng phía nam của Khánh Dương để cố gắng phát hiện mọi lực lượng đáng kể của địch xuôi nam về Diên Khánh. Không phát hiện lực lượng nào hết dù vài dấu hiệu bất thường (ominous) về di chuyển tấp nập gần đây được báo cáo, nghĩa là trước đó có đông người di chuyển qua đó. 

Tại Đèo Cao hay Đèo M'Drak, với những vị trí tiền tiêu ở Núi Chu Kroa, một đỉnh núi nổi bật hơn 3.100 feet hay 945 mét, các chiến sĩ của LĐ 3 Dù trong các công sự chờ đợi sđ 10 csbv, mà trung đoàn 28 và xe tăng đã có mặt tại Khánh Dương. Một TĐ ĐPQ đóng trên đèo này và sau lưng LĐ 3 Dù. TĐ 34 BĐQ thuộc LĐ 7 BĐQ, vừa mở đường máu khi di tản trên QL-7B, được lịnh bảo vệ Đèo Cả ở phía bắc Ninh Hòa. 

Với Nhảy Dù vẫn còn cố thủ trên QL-21, tướng Phú đã thông báo NGÀY 29 THÁNG 3 các trách nhiệm mới về chỉ huy tại phần còn lại của QK 2. Tướng Niệm, chỉ huy sđ 22, từng trách nhiệm tỉnh Bình Định và Phú Yên. Nay Qui Nhơn, tỉnh lỵ của Bình Định, đã mất ngày 2 THÁNG TƯ. Ông cũng chỉ huy trong giai đoạn ngắn TĐ 96 BĐQ, thuộc LĐ 21, từng chiến đấu ở Ban Mê Thuột, nay tập hợp để chiến đấu ở Tuy Hòa Phú Yên.

Tỉnh Tuyên Đức và lâm Đồng thuộc trách nhiệm của thiếu tướng Lâm Quang Thơ, chỉ huy trường Võ bị Đà Lạt. Ngoài ĐPQ, tướng Thơ còn có tàn quân của LĐ 24 BĐQ đã di tản xuyên rừng sau khi mất Quảng Đức. 

Chuẩn tướng Lê văn Thân, TL phó của QK2, được gửi tới Cam Ranh. Ông sẽ bảo vệ đặc khu Cam Ranh, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ông cũng tái thành lập sđ 23 bộ binh từ 4.900 người tập hợp (muster) ở Cam Ranh. 

Nhiệm vụ quan trọng nhứt, bảo vệ tỉnh Khánh Hòa, thuộc về chuẩn tướng Trần văn Cẩm, khi ông chỉ huy LĐ 3 Nhảy Dù, trung đoàn 40 bộ binh, TĐ 34 BĐQ, và ĐPQ. Nhưng trước khi tướng Cẩm di chuyển từ tỉnh Phú Yên, nơi ông kiểm soát đầu phía đông của cuộc di tản trên LTL-7B, sđ 10 csbv đã tấn công LĐ 3 Dù tại Đèo M'Drak NGÀY 30 THÁNG BA. NGÀY 31 THÁNG BA, hỗ trợ bởi trung đoàn 40 pháo binh và hai đội đội xe tăng, các thành phần của trung đoàn 28 và 66 đã bao vây TĐ 5 Nhảy Dù, lúc đó chỉ còn 20/100 quân số

LĐ 3 Nhảy Dù đã triển khai theo chiều sâu từ Núi Chu Kroa và chiếm các cao điểm kéo dài khoảng 15 km dọc hai bên đèo. Pháo binh địch đã bắn cháy 5 trên 14 thiết vận xa M-113 tăng phái cho lữ đoàn, và ba pháo đội 105 ly (18 khẫu) đã rút về phía sau, đóng gần Buôn A Thi, và bất hạnh thay, họ không thể yểm trợ cho các tiền đồn của dù vì quá tầm. Sự sụp đổ của Nhày Dù đã diển ra nhanh chóng. (TRONG KHI ĐÓ, nhờ có phối hợp nhịp nhàng, trong vòng 25 NGÀY của tháng 3/75, ba trung đoàn 41, 42, và 47 của sđ 22 vnch, dù bị thiệt hại nặng, đã thay phiên nhau dành đi chiếm lại các cao điểm trên Đèo An Khê của QL-19 - đã bị sđ 3 csbv chiếm trước đó -- người dịch). Tại Buôn A Thi, các thành phần của sđ 10 csbv đã đi vòng các vị trí của Nhảy Dù trên QL-21 và tấn công TĐ 6 Dù. Dù lính Nhảy Dù bắn cháy ba T-54, họ ko thể giữ được. Lữ đoàn bị cắt làm hai ở Buôn A Thi và buộc phải rút lui nhanh chóng để bảo toàn lực lượng. 

Lữ đoàn 3 Dù, chỉ còn chưa tới 1/4 quân số, đi bộ ngang qua Dục Mỹ và Ninh Hòa và ngừng ở một đèo hẹp nơi QL-1 chạy dọc theo bãi biển dưới Núi Hòn Sơn, phía bắc Nha Trang.

SĐ 10 csbv bám sát phía sau. NGÀY 1 THÁNG 4, xe tăng csbv chạy ngang Dục Mỹ và Ninh Hòa và hướng về Nha Trang. Tổng lãnh sự Mỹ và nhân viên rời Nha Trang bằng máy bay về Sài Gòn, bộ tham mưu của QK2  chuyển bằng đường bộ về Phan Rang, tàn quân của dù, BĐQ, ĐPQ, và trung đoàn 40 đi theo. Không quân VNCH di tản khỏi sân bay Nha Trang lúc 1500 và các máy bay khả dụng đều cất cánh. NGÀY 2 THÁNG 4 xe tăng csbv vào thành phố. 

Mức tiến quân vũ bão của csbv đã khiến việc phòng thủ ở Cam Ranh là ko khả thi (feasible). Nhận thức được điều này, BTTM đã ra lịnh di tản lập tức mọi thành phần còn lại của QK 2 ra khỏi cảng này, và NGÀY 2 THÁNG 4, di tản toàn diện (full swing)". 

Dịch từ: trang 163-164 từ quyển From Ceasefire to Capitulation của ĐT Le Gro thuộc cơ quan DAO. 






No comments:

Post a Comment