Pages

Friday, November 20, 2020

 Tôi viết thư này để trả lời một cựu SV tranh đấu dưới chế độ cũ tại Đà Lạt (đến năm 1968 vào rừng theo VC) .

Chào anh ,
Như đã nói nhiều lần với anh , với một CƠ CHẾ (hay MÁY CÁI) đầy khuyết tật như hiện nay , chúng ta đừng bao giờ hay hy vọng có được sản phẩm tốt và cách tốt nhứt là THAY bằng một máy cái tốt hơn .
Thế tại sao 'họ' không bắt chước Myanmar ?
Bởi vì các lẽ :
1/ Sẽ mất quyền lợi (tham quyền cố vị) .
2/ Nếu nhìn qua lăng kính tâm linh , dân VN đang chịu một cái NGHIỆP (karma) rất nặng . Chiến tranh từ 1945-54 , sau đó CT 'giải phóng miền Nam' - xin được dùng từ của người CS . Sau 1975 , hòa bình được vài năm thì cuộc chiến ở phía Nam và sau đó ở phía Bắc kéo dài đến 1988 . Sau đó , bình thường hóa với nước - trước đó chưa đầy 10 năm là kẻ thù của mình .
(Sau 1975 , có lúc ông Lê Duẩn muốn bình thường hóa với Mỹ , nhưng lại đòi bồi thường chiến tranh , Mỹ ko chịu ; lúc VN bỏ yêu cầu này , thì Mỹ đã bắt tay với TQ .
Theo ông Trần Quang Cơ , nếu VN đừng đòi hỏi quá đáng , 2 nước đã bình thường hóa vì TT Carter muốn giải quyết vấn đề MIA , như đã hứa lúc tranh cử . Đây là trớ triu của lịch sử) .
Như đã viết trong thư trước , Myanmar đã chịu ơn TQ rất nhiều , nhưng họ không 'mắc nợ' TQ - như VN đã làm trong quá khứ . Nếu họ Mao không làm chủ Hoa lục năm 1949 thì VN làm sao có thể mở các chiến dịch như đường số 4 hay trận Điện biên Phủ . Hay phát động Cải cách Ruộng đất năm 1956 , mà nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn thị Năm - người đã nuôi dưỡng , dấu diếm các lãnh đạo CS trong nhà . Họ đã làm theo lịnh của cố vấn TQ Trần Canh .
Trong cuộc chiến giải phóng miền Nam , TQ đã giúp VN rất nhiều (ngoài chiến cụ , đạn dược , xăng dầu , cả những vật dụng cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân miền Bắc, TQ cũng cung cấp . . .Thời tôi đi tù ở miền Bắc , cái quần lót - mà chúng tôi mặc cũng do TQ sản xuất . . . CA thì mặc áo lạnh 2 lớp của TQ (lớp có bông cho mùa lạnh , lớp láng cho mùa mưa) . . .máy nông cụ gần như là sản xuất ở TQ . . . Nhưng điều quan trọng là lệ thuộc về CHÍNH TRỊ , nhứt là sau Hội nghị Thành đô .
Xin hỏi thật anh một câu : thời anh tranh đấu chống chế độ 'Mỹ Ngụy' , anh có nghĩ rằng ngày nay nó như thế này không ?
Không biết anh nghĩ như thế nào chứ Huỳnh ngọc Chênh , Hà đình Nguyên , hay Lê hiếu Đằng , và nhiều cựu SV đã từng tranh đấu trước 1975 đã dám nói lên cảm nghĩ cũa họ .
Đặc biệt là HNC là con nhà CS nòi vì cha mẹ đều là CS (cha là bí thư chi bộ của một làng ở Quảng nam) ; nhưng ngày nay ông đã công khai đề cao và luyến tiếc nền giáo dục đã đào tạo ông , mà ko chút phân biệt đối xử .

No comments:

Post a Comment