Thursday, December 31, 2020

Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi.  Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm.  Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi.  Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt.  Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình.  Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu.   Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn.  Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp.

https://dongsongcu.wordpress.com/2016/11/02/tieu-doan-60-bdq-duong-chinh-chien/


 






 Ai bảo đời tôi khổ như chó , hảy xem hình này .

Nguồn : Tin Đa Chiều .



Wednesday, December 30, 2020

 Nhà Nước Pháp Quyền thời Cổ Hy Lạp .

(Đọc để thấy cách đây trên 2.500 năm , nhà nước pháp quyền đã được áp dụng tại vùng đất nay là Hy Lạp ; có những điều mà VN ngày nay chưa thể áp dụng vì sợ mất đặc quyền đặc lợi của giai cấp cầm quyền .-- Tài) .
Tạm dịch từ trang 5-7 của :
http://worldjusticeproject.org/…/history_and_importance_of_…
. . .
" Bằng chứng đầu tiên về 1 xã hội Âu Châu cai trị bởi luật - nghĩa là một xã hội trong đó luật lệ dưới dạng (ascribe) văn bản lâu bền/vĩnh cữu và công khai - đã có từ thời cổ Hy Lạp (HL) ở cuối TK thứ bảy và đầu TK thứ sáu trước công nguyên (cách đây khoảng 2016 + 600 = 2.616 năm . -- Tài) . Một khi được viết ra giấy và mọi người dễ dàng truy cập (publicly accessible) , luật lệ của HL không còn là đối tượng của diển dịch tùy tiện (arbitrary) bởi một giai cấp có đặc quyền (giống như ĐCSVN .-- Tài) . Một khi luật đã được viết xuống , người HL đặt ra những trở ngại đáng kể cho những ai muốn thay đổi luật , và các tòa án HL bị buộc phải áp dụng các văn bản về luật ngay cả đứng trước sự đối kháng/xung đột của những cân nhắc có vẻ hợp lý , ngang ngữa (even in the face of countervailing equitable considerations) .
Ít nhứt về lý thuyết , người HL đã tin rằng luật pháp nên phổ thông và tổng quát (universal and general) . Solon được nói đã lập 1 nhà nước tại Athens cung cấp " bình đẳng về luật pháp cho mọi hạng người," và nhà nước này được quản lý/cai trị bằng cách áp dụng những luật quen thuộc .
Mô tả một nhà nước Athens sau đó , Pericles nói rằng, "về mặt luật pháp , mọi người đều có địa vị như nhau đối với những tranh cải (dispute) riêng tư/cá nhân ." Cuối cùng , người HL ít nhứt đã công khai cấm đoán việc ban bố những luật lệ nhắm vào những cá nhân đặc trưng (specific individual) (giống như điều 88 của luật hình sự đối với các nhà hoạt động dân chủ tại VN .-- Tài) .
Vừa hảnh diện và tuân thủ những luật lệ của họ , Herodotus đã khẳng định , "mặc dù tự do , người HL đã ko tự do trong mọi thứ : họ có một ông chủ , đó là luật pháp ," khiến họ sợ luật pháp hơn dân Ba-Tư sợ vị vua độc tài Xerxes của họ." Sự tuân thủ/tôn trọng này đã bắt nguồn từ tư duy thực tế của người HL rằng pháp quyền là cần thiết để thiết lập một xã hội thịnh vượng và công bằng . Plato đã mô tả một xã hội trong đó luật lệ trở nên bất lực khi đối diện sự suy đồi/thoái hóa (đang xảy ra tại VN ngày nay .-- Tài) , tương phản với những điều tốt đẹp dành cho những xã hội trong đó "các quan tòa là đầy tớ của luật pháp" (chỉ có ở những nhà nước pháp quyền.-- Tài) . Demosthenes , nhấn mạnh sự nối kết giửa an ninh cá nhân của quan tòa , và thiện ý của họ nhằm duy trì luật lệ nhân danh kẻ khác .
Aristotle còn nhấn mạnh rằng trong khi một thế giới hoàn hảo ko cần luật pháp , trong 1 thế giới ko hoàn hảo , công lý "chỉ có thể tồn tại giửa những con người mà quan hệ qua lại của họ điều tiết bởi luật pháp." Người HL đã tin rằng mục đích chính của luật pháp nhằm thăng tiến điều tốt phổ quát (common good) (áp dụng cho mọi người-- Tài) , mặc dù họ đã công nhận rằng luật lệ , khi thực hành/áp dụng , thay vào đó , cũng thường được viết để đem lợi ích (advantage) cho những giai cấp có đặc quyền của xã hội .
Các định chế chính trị của HL đã giúp hổ trợ pháp quyền . Ít nhứt , trong các đô thị dân chủ (democratic city) , luật pháp đã xuất phát từ sự đồng thuận của người dân (popular consent) . Dựa vào luật thành văn đã được ban bố rộng rãi trong dân , người HL đã áp dụng để điều hành nhà nước. Hơn nữa , họ còn dựa vào một chính phủ liên hiệp (mixed) (trong đó quyền lực phân chia giửa những nhóm đại diện cho những giai cấp khác nhau của quần chúng) để tránh sự tập trung tất cả quyền lực vào một thực thể , (một đảng hay một nhóm hay một phe phái .-- Tài) và chận trước sự chuyên chế (absolutism) . Nếu điều đó ko đạt được , người HL công nhận tính CHÍNH ĐÁNG (legitimate) của việc chống đối sự chuyên chế (tyranny) . (Nghĩa là dân có thể nỗi dậy chống lại chính quyền .-- Tài)
. . .
Aristotle nhấn mạnh rằng , vì những sai lầm ko thể tránh khỏi (inevitable infirmity) của người cầm quyền; luật pháp là tối hậu/tối cao : "Chúng ta ko cho phép một người nào đó cai trị dân ngoài luật pháp."
Lý thuyết của Aristotle về luật pháp rằng "luật pháp , chứ ko phải là người," đã đòi hỏi các quan tòa phải có một cá tính như sau - tính tình kiên định để hành động công bằng và theo đúng luật pháp . (Điều này khó áp dụng cho quan tòa dưới chế độ CS-- Tài)" .
. . .
Ngày 29/12/16 .
Ảnh 1 : Đế quốc La Mã thừa kế những gì người Hy Lạp để lại .
Hình 2-3 : mô hình của thành phố La Mã thời đế quốc La Mã .
Hình 4 : chú thích về các đền đài và lăng tẫm thời đó .
Hình 5 : sân vận động Colosseum , xây vào thời hoàng đế Vespasian 72 sau công nguyên và hoàn thành năm 80 sau CN dưới thời Titus . Sức chứa từ 50 tới 80.000 khán giả , dùng làm nơi thi giác đấu (gladitorial test) , tái phục các trận thủy chiến , trình diễn các vở kịch thần thoại cổ điển , v.v... Dù bị hư hại nhiều do động đất hay kẻ trộm tháo gở gạch đá , Colosseum vẫn là biểu tượng của La Mã thời Đế Quốc .




Trận Thường Đức 1974 - Nấm Mồ Tập Thể 1062 | Quân Sử VNCH Chiến Tranh Vi...

Tuesday, December 29, 2020

 A/ Cách dùng viên thuốc Clorox Bleach & Blue--khử trùng và tạo màu xanh cho toa-lét. Dùng được 8 tháng.

1. Dùng kéo cắt bao bì. Không nên trực tiếp rờ viên thuốc.

2. Giựt nước. Khi mực nước trong thùng xuống thấp, bỏ viên thuốc trong góc phải và phía sau của thùng, xem hình. Khi viên thuốc đã tan, thay bằng viên mới. Viên thuốc nên được dùng ở toa-lét giựt nước mỗi ngày. Nếu ko, màu nước có thể thay đổi. 

B/ Ở viên thuốc Clorox Bleach thì công dụng hơi khác: mỗi viên tẩy trùng nước trong toa-lét trong 5 phút và kéo dài 6 tuần hay 6 tháng. Hữu hiệu cho tới 10 lần giựt nước mỗi ngày. 

C/ Viên thuốc Bowel Fresh Blue plus Bleach--không để thời hạn công hiệu.

Bước 1 và 2: giống như trên.

Bước 3: Không giựt nước trong 20 phút để viên thuốc có thể dính vào đáy của thùng. 

Bước 4: Khi nước ko còn màu xanh, thay bằng một viên mới. 

D/ Cẩn thận cho cả ba loại thuốc: gây ngứa mắt. Không nên để viên thuốc tiếp xúc với mắt, da, hay quần áo. Nếu viên thuốc đụng vào mắt: rửa với nước lã trong 15 phút. Nếu ngứa ko giảm, gọi bác sĩ. Nếu viên thuốc đụng vào da: rửa kỹ với nước. Nếu lỡ nuốt viên thuốc: uống 1 ly nước lã. Gọi bác sĩ hay đi cấp cứu. 

* Không nên dùng hay trộn lẩn với sản phẩm khác, vì khí độc có thể xảy ra. 


Monday, December 28, 2020

TỪ NGỬA TAY ĐI XIN THÀNH NƯỚC CẤP VIỆN NHỜ CÓ TỔNG THỐNG PHÁC- CHÍNH-HY

(Trước đó, Mỹ và đồng minh đã ghé vai nuôi dưỡng và phát triển một Hàn Quốc gần như điêu tàn này sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1953. Lúc đó, đất nước gần như toàn ĂN XIN . . . thập niên 1960 GDP đầu người khoảng 67 đô, còn tệ hơn VNCH bấy giờ, hình 1).
Đến năm 1981, Đoàn Hòa Bình (Peace Corps của Mỹ) đã hoàn tất công tác tại Nam Hàn (họ đến Hàn vào năm 1966), gần 2.000 thành viên đã sống và làm việc với dân Hàn. Họ đã phổ biến những giá trị quan trọng đối với xã hội Mỹ, như sự cần thiết của quyền làm người, dân chủ, và chính quyền trong sạch - và giá trị của việc thiện nguyện.
Cuối cùng thành công đã đến.
Phép lạ kinh tế của Hàn quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của TT họ Phác * trong TN 1960 và 1970 là 1 câu chuyện của sự thay đổi đất nước một cách độc đáo (dazzling) từ giàu thành nghèo.
Cao điểm của thành tựu này là TVH Seoul 1988, nơi mà dân Hàn bày tỏ khả năng đăng cai (host) thành công một sự kiện tầm cỡ thế giới.
Đường xá ko còn tấp nập nhờ ở quyết tâm hạn chế lái xe của dân Seoul. Đường sạch và các cây đầy hoa trang điểm trước nhà và cửa hàng. Ngay cả những người dân cộc cằn nhứt (roughest) của Seoul tấp nập (bustling) cũng nở nụ cười với du khách nước ngoài. Điều quan trọng mà khách có thể thấy là sự biến đổi xảy ra trong con tim và khối óc của dân Hàn, mà họ gọi là tinh thần "chúng tôi có thể làm được điều ấy".
Sự biến đổi hướng nội và hướng ngoại này của xã hội Hàn là bước đi đầu tiên và lớn nhứt tiến tới sự tham dự toàn diện trong cộng đồng quốc tế.
. . .
Hiện Đoàn Hòa Bình Made-in-South Korea với khoảng 3.000 thành viên hoạt động tại hơn 40 nước và lên tới 10,000 ng trong những năm tới.
* Hàn quốc có được ngày hôm nay là nhờ người hùng (strong man) Phác chính Hy, hình 2. Với bàn tay sắt và tầm nhìn xa, ông đã biến nước này thành cường quốc, khi chết chỉ để lại một va-li toàn quần áo cũ.



NAM HÀN TÁI SINH: TỪ NGỬA TAY NHẬN VIỆN TRỢ TRỞ THÀNH NƯỚC CẤP VIỆN.

Tài Trần: một phát hiện thú vị khi ta biết Hàn Quốc và Mỹ đã ký hiệp ước hữu nghị từ năm 1882, nên ta sẽ ko lấy làm lạ khi Mỹ đã nhanh chóng đưa vấn đề ra LHQ và cầm đầu đội quân 16 nước đổ vào Nam Hàn chỉ sau vài ngày khi quân Bắc Hàn vượt VT 38 năm 1950.


- "Vai trò trung tâm của gia đình trong xã hội NH và cha mẹ coi trọng việc giáo dục của con cái. Sự tôn trọng cổ truyền của KHỔNG GIÁO đối với giáo dục (traditional Confucian respect for education) dẫn đến kết quả các thày giáo hầu như được kính trọng mọi nơi và hỗ trợ của xã hội".
. . .
"Khi thế chiến 2 chấm dứt năm 1945 với thất bại của Nhật, hầu như Hàn Quốc bị chia cắt bởi VT 38 giữa những kẻ chẳng-bao-lâu-trở-thành chiến binh của chiến tranh lạnh (Mỹ và LX). Cũng sẽ có tổng tuyển cử nhưng Bắc Hàn (BH) đã liên minh với LX và TC để tung ra một cuộc xâm lăng bất ngờ Nam Hàn (NH) vào ngày 25/6/1950.
Một nước Mỹ dù mệt mỏi vì chiến trang (war-weary) nhưng vì TÔN TRỌNG HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ ký kết với NH dân chủ (the democratic South) vào NĂM 1882 nên đã kêu gọi (summon) sự giúp đỡ của LHQ qua 15 nước khác để đảo ngược bước tiến của Bắc Hàn. Sau khi lịnh đình chiến LHQ 1953 đc ký kết, một hòa bình đầy lo âu (uneasy peace) đc lập và duy trì. HQ là một nước trong lịch sử 5.000 năm chưa từng xâm lăng nước khác và từng tự hãnh diện là một "vương quốc đóng kín/ẩn tu" (hermit kingdom) nay lại bị chia cắt.
Sau chiến tranh, NH đã tranh đấu để tự tái tạo và tái sinh (rebuild and rebirth) trước khi cuối cùng vươn lên như chuyện "kẻ nghèo mạt rệp thành đại gia" (rags to rich tale). NH từng là nước rất thiếu thốn (needy) đến độ ko chỉ nhận viện trợ và giúp đỡ đáng kể từ Mỹ, nhưng cũng từ Phi và Thái Lan (từng gửi quân tham chiến năm 1950 trong đoàn quân LHQ - Tài). Từ 1950-53, HN là một trong những nước NGHÈO NHỨT thế giới với GDP đầu người chỉ 67 đô. Chỉ trong chưa tới sáu thập niên, GDP của họ đã lên gần 30 ngàn đô. Nếu dựa trên khả năng mua sắm (in terms of purchasing power), NH ngày nay có điểm cao hơn bình quân của các nước EU.
Vậy điều gì đã xảy ra để tạo nên điều gọi là "Phép Lạ Sông Hàn" -- tên một con sông chảy quanh Seoul. Các chuyên gia về sử và văn hóa đã cho rằng kỳ tích này có được một phần do sự HIỆN ĐẠI HÓA được mang đến bởi các binh sĩ Đồng Minh đã đến từ khắp thế giới khi mà kinh tế NH đang xáo trộn nặng nề (shambles) và các TP như Seoul và Pusan (ở phía tây) chỉ còn là những ngôi nhà xập xệ/nhếch nhác (mere shantytown), xem hình 1-3.
Theo bộ ngoại giao, NH ngày nay ko chỉ đứng hàng THỨ TÁM về kinh tế, cũng đứng thứ bảy trên thế giới (sau Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý, và Anh) trong "CLB 20--50". Những nước trong CLB này phải có GDP đầu người ít nhứt 20 ngàn đô và dân số trên 50 triệu. CND của bạn
Khanh Freedom King VuDuc
ko được vào CLB vì dân số chỉ 37.797.496 (sl quý 3/2019, dù GDP đầu người, sl 2019, là 46.213 đô, hàng thứ 18 --Tài).
NH cũng hãnh diện đc xem như một nước hoàn toàn dân chủ (a full democracy) trong cộng đồng đa dạng các nước trên thế giới. Bản xếp hạng hàng năm của báo Economist đã xếp NH đứng hàng 20 về dân chủ trên 167 nước đã được khảo sát, và CAO NHỨT ở Á châu. Tương phản với chế độ chuyên quyền (despotism) ở BH, đồng minh QUAN TRỌNG NHỨT (foremost) của Mỹ ở khu vực này đã trở thành một mô hình phổ biến cho các nước dân chủ mới nổi lên để họ hy vọng xóa được khoảng cách giữa các nước đang phát triển và phát triển (developing and developed countries).
Từ một nước ko ai biết đến trở thành một nước có vai vế trong sân khấu thế giới, từ một đống gạch vụn (rubble) thời chiến trở thành một cổ máy toàn cầu (global powerhouse), nước sốt bí mật của NH cho thành công này là hổn hợp của nhiều thứ - và có thể tượng trưng bởi món ăn đặc sản của Seoul, bi bim bop. Món ăn cổ truyền này của Hàn gồm cơm nóng trộn với rau quả và thịt - hai món này đã được ướp gia vị và áp chảo (seasoned and sautéed) - và thêm bột ớt gochujang. Một trứng chiên bỏ lên trên đã tạo nên một hổn hợp gồm nhiều thành phần đầy mùi vị và hợp sức khỏe - tương tự như nhiều phẩm chất văn hóa đã tạo nên thành công ngày nay của NH.
Có vị cay (spicyN? Vâng. Cách nói chuyện say mê (passionate) và cách thương lượng của dân Hàn đã khiến họ được xem như đân "Ái Nhỉ Lan" và "Ý" của Á châu. Thông minh? Có. Điểm thi của sinh viên NH liên tục đc xếp hạng cao nhứt trong các nước phát triển, và 80/100 dân NH có học vị ĐH (achieve a university degree). Siêng năng (hardworking)? Dân Hàn nổi tiếng nghiện làm việc (legendary workaholic). Sự thành công của họ trong GD và phát triển KT gây sửng sốt (staggering) là hai yếu tố đóng góp cho một xã hội muốn làm nhiều hơn mỗi tuần hơn bất cứ nước nào. Học sinh các lớp cao trung (middle and high school) học sáu ngày một tuần (Mỹ chỉ có 5 ngày --Tài) và nhiều em thuê gia sư. Các thương gia làm 6 hay 7 ngày/tuần. Ngay cả viên chức CP trở lại VP vào buổi tối, như các nhân viên của bộ ngoại giao đã làm sau khi dự tiệc tối mà tôi đã dự tiệc mới đây tại Seoul.
NH cũng giỏi về bắt chước (modeling) và cải tiến dựa trên thành công của đối thủ. Lấy một ví dụ, hãy xem cuộc chiến chia xẻ thị phần ác liệt (fierce market-share battles) giữa các ĐTTM Samsung Galaxy của đại gia điện tử Samsung và iPhone của Apple. Đối với một cty bắt đầu từ một doanh nghiệp chuyên buôn bán (mercantile business) với chỉ 35 nhân viên để phát triển tới tầm cở ngày nay là 325.00 người trên toàn cầu là một thành tựu đáng nể (remarkable).
Đất nước nhỏ bé và nông nghiệp này, TỪNG ĐƯỢC CỨU SỐNG BỞI SỰ HY SINH CAO CẢ (salvaged by the ultimate sacrifice) của hơn 33.000 quân nhân nhân Mỹ trong điều đã được đặt tên "cuộc chiến lãng quên" của nước Mỹ (has been dubbed as America "Forgotten War"). Dù thật sự bị lãng quên bởi nhiều người Mỹ, nhưng đất nước này đã ko quên công ơn của họ khi tôn vinh sự trở lại Hàn quốc của các CCB Mỹ từng tham chiến ở đây. Bộ cưu chiến binh Nam Hàn sẽ trả mọi chi phí và phân nửa phí chuyên chở cho năm ngày cho các CCB Mỹ muốn thăm NH.
Trong chuyến thăm mới đây, tôi đặc biệt ngạc nhiên bởi hai điều: vai trò trung tâm của gia đình trong xã hội NH và cha mẹ coi trọng việc giáo dục của con cái. Sự tôn trọng cổ truyền của KHỔNG GIÁO đối với giáo dục (traditional Confucian respect for education) dẫn đến kết quả các thày giáo hầu như được kính trọng mọi nơi và hỗ trợ của xã hội. HIỆN ĐẠI HÓA, cũng đc tìm thấy trong lớp học ngày nay. Bộ KH và KT gần đây đã SỐ HÓA (digitized) toàn bộ sách giáo khoa cấp tiểu học, và học sinh có thể đọc mọi thứ trên laptop của chúng.
Được hỏi liệu cô có quan tâm về ảnh hưởng của Tây phương hiện đại đối với đứa con trai đang học trung học phổ thông (middle-school gồm các lớp 6, 7, và 8 tại Mỹ -- Tài), người hướng dẫn du lịch của tôi, cô Lee nói, " Tôi ko quan tâm về những thứ như ma túy. Sự "nghiện ngập" duy nhứt của con tôi là đọc đi đọc lại sách Harry Potter mới nhứt."
NH đã từng hưởng sự giúp đỡ hậu hỉ và khuôn mẫu (example) từ nước Mỹ. Nhân dân NH hình như luôn luôn nhớ và trân trọng điều đó, trong khi cũng đi theo con đường riêng của mình và tìm căn cước/bản sắc (identity) riêng của họ. Gia đình, giáo dục, và làm việc siêng năng hà hơi tiếp sức (energize) cho các cộng đồng từ vùng quê núi xanh đến các làng đánh cá tới Seoul, thủ đô.
Đã hơn 130 NĂM TRẢI QUA từ khi ký kết hiệp ước hữu nghị giữa Mỹ và Hàn quốc. Nhiều thứ đã thay đổi, nhưng tình hữu nghĩ vẫn còn.
Bài của Pat Hickey , lãnh sự danh dự của Đài Hàn Dân Quốc ở bang Nevada.













ĐỌC THÊM:
Hiệp ước Hoa Kỳ-Hàn Quốc năm 1882
Một hiệp ước hữu nghị và thương mại bất bình đẳng đã được Hoa Kỳ áp đặt đối với Hàn Quốc. HĐ được ký ngày 22 tháng 5 năm 1882 tại Inchon. Đây là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai, sau Hiệp ước Nhật Bản - Hàn Quốc năm 1876, rằng các quốc gia tư bản áp đặt lên Triều Tiên vào phần thứ ba cuối cùng của thế kỷ 19 (in the last third of the 19th century). Các cảng Pusan, Inchon và Wonsan được mở cho thương mại của Mỹ và Hoa Kỳ được trao quyền tối huệ quốc. Hiệp ước giới hạn thuế chỉ 10/100 trên giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ, cung cấp quyền tài phán lãnh sự cho công dân Hoa Kỳ và cho người Mỹ quyền thuê đất ở Hàn Quốc, xây nhà và thành lập doanh nghiệp tại các cảng mở. Hiệp ước trở nên không hiệu lực vào năm 1905, sau khi Nhật Bản bảo hộ Hàn Quốc.

(United States-Korean Treaty of 1882
an unequal friendship and trade treaty imposed by the USA on Korea. It was signed on May 22, 1882, in Inchon. It was the second unequal treaty, after the Japanese-Korean Treaty of 1876, that the capitalist states imposed on Korea in the last third of the 19th century. The ports of Pusan, Inchon, and Wonsan were opened to American trade, and the USA was given most-favored-nation rights. The treaty limited duties on American imports to 10 percent of the cost of the goods, provided for consular jurisdiction for US citizens, and granted to Americans the right to lease land in Korea, to build houses, and to establish enterprises in open ports. The treaty became inactive in 1905, after the establishment of the Japanese protectorate over Korea.
REFERENCE
Opisanie Korei: Sokrashchennoe pereizdanie. Moscow, 1960. (Appendix II, pp. 502–506, full text of treaty in English.)
G. D. TIAGAI)

Saturday, December 26, 2020

LIÊN ĐOÀN 15 BĐQ, SĐ 1 BỘ BINH, TQLC ĐÃ CHIẾN ĐẤU ÁC LIỆT Ở PHÍA NAM HUẾ TỪ 19/3 ĐẾN 22/3/75 

Nguồn: chuyển ngữ từ trang 290-298 của quyển Black April.

LỜI NÓI ĐẦU: 

Là một cựu quân nhân thuộc sđ 7 bộ binh VNCH, tôi luôn luôn nhớ ơn những người lính đã hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Do vậy, dù ở tuổi 73, tôi vẫn tìm hiểu về những trận đánh ác liệt nhưng dễ rơi vào quên lãng, đặc biệt trong tháng 3 và 4 năm 1975. Tôi mong rằng, các bài chuyển ngữ của tôi, sẽ giúp người nghe, đặc biệt giới trẻ, sẽ biết những hy sinh của cha ông của họ và lý do nào họ đã có mặt tại đất nước tạm dung này--dù đó là Mỹ, Canada, Úc, v.v... 

- "Do quân viện cắt giảm mạnh sau hiệp định Paris 1973, TĐ 60 BĐQ của thiếu tá Đỗ Đức Chiến, là điển hình (typical) của những đv bđq năm 1975. Lúc đầu BĐQ được thiết kế như những đv bộ binh gọn nhẹ và ưu tú, nhằm mục đích thám sát và viễn thám. Giờ đây họ là lực lượng trừ bị cấp quân đoàn canh giữ các vị trí cố định. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi họ ở tầng cuối cùng (bottom) của hệ thống tiếp vận của vnch về bổ sung quân số và vỏ khí. (Nói thêm: dù quân số của một liên đoàn bđq bằng một trung đoàn bộ binh nhưng họ ko có một tđ pháo 105 ly cơ hữu như một trung đoàn bộ binh. Khi tăng phái cho các trung đoàn bộ binh hay tiểu khu, họ được yểm trợ về pháo của đv xử dụng họ). Xin nói rõ hơn, tđ của thiếu tá Chiến chỉ có 200 ngươi, và phần lớn sq đã chết hay bị thương trong trận đánh ác liệt ở núi Mỏ Tàu năm ngoái. Ông nhận các sq mới làm đ.đ. trưởng nhưng các trung đội trưởng đều là trung sĩ, thay vì sq. Tình hình vũ khí còn tệ hơn. Chỉ có 30/100 súng phóng lựu M-79 còn xài được, và nhiều binh sĩ đã chết vì nổ nòng súng do ko được thay thế. Rất thiếu pin cho máy truyền tin nên ảnh hưởng nghiêm trọng việc chỉ huy và liên lạc. Trong tình trạng như vậy, TĐ 60 bđq được lịnh trấn giữ Đồi 312, ở vùng núi Mõm Cùn Sắc, phía tây và cách QL1 khoảng 1,6 km--đồi này khống chế đoạn QL-1 giữa Lương Điền, nơi đặt bch của LĐ 15 BĐQ, và quận lỵ Phú Lộc, nằm ngay ngã ba QL-1 và đường vào Núi Bạch Mã, xem bản đồ. Đơn vị của ông đã phải chống lại một đv địch gấp năm lần về quân số--lại còn hỗ trợ bởi pháo binh". Nguồn: sách đã dẫn, trang 292. 

Sau đây là phần chuyển ngữ.

=====

"Trở về Đà Nẳng chiều ngày 19/3, Trưởng đã nhận một cuộc gọi khẩn từ trung tướng Thi. Ông này báo cáo rằng lúc 3 giờ sáng, quân csbv đã vượt sông Thạch Hản. Dù Thi và những ng khác nghĩ rằng đó là sđ 308, nhưng thực tế chỉ có một tđ đặc công địa phương đã vượt sông, trong khi ba tđ địa phương của Quảng Trị tấn công từ phía núi. Hai TĐ BĐQ vnch (có lẽ thuộc LĐ 14 BĐQ-- người dịch) đã nhanh chóng tan rả sau cuộc ác chiến. Lúc bình minh, một đv khác của csbv và bốn T-54 của lữ đoàn 203 thiết giáp đã tiến về phía nam dọc theo bờ biển mà ko bị phát hiện và đã tới một vị trí 6 dặm hay 9,6 km sau phòng tuyến vnch. Một đv đpq đã phát hiện, báo cáo, và rút lui. Những đv đpq của Quảng Trị cũng làm như vậy. Vì khi gia đình của họ và TQLC đã ra đi, làng mạc chung quanh ko còn bóng người, họ ko còn gì để bảo vệ. Không gặp chống đối, Bắc quân tiến về quận lỵ Hải Lăng, nằm trên QL-1, phía nam tp Quảng Trị. BCH của liên đoàn 14 bđq đặt tại Hải Lăng, có thể bị tràn ngập, nếu thiết giáp CSBV tiến tới.

Đại tá Nguyễn thành Trí, TLP của tqlc và TL của Mặt Trận Tây Bắc của Huế, đã yêu cầu không yểm để chận thiết giáp, nhưng ko được đáp ứng. Lúc 4 giờ chiều, bắc quân đã chiếm bch cũ của lữ đoàn 258 tqlc, cách Hải Lăng hai dặm. Trong khi đó, chỉ huy của liên đoàn 14 bđq báo cáo đã mất liên lạc với những đv đóng dọc theo sông Thạch Hản, và bắc quân đã chiếm tp Quảng Trị. Với cạnh sườn bị sụp đổ, Trí ra lịnh cho bđq và đpq Quảng Trị rút lui và lập phòng tuyến dọc sông Mỹ Chánh. Ông cũng ra lịnh TĐ 7 tqlc thuộc lữ đoàn 258--đang đóng ở cảng Thuận An để chờ tàu vô Đà Nẳng--ngừng triển khai. TĐ tqlc này sẽ hỗ trợ phòng tuyến của đpq dọc sông Mỹ Chánh ở phía đông QL-1.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong trận chiến 1972, bắc quân đã tốn bao sinh mạng và ba tháng mới chiếm tp Quảng Trị; nay chỉ trong một ngày họ đã chiếm TP này.

...

Tại Sài Gòn, Phó ĐS Mỹ Wolfgang Lehman đã quan sát vấn đề người tị nạn ngày càng gia tăng ở Đà Nẳng. Ngày 18 tháng 3, ông gọi Washington và khuyến cáo rằng "ko quá sớm để nghĩ về việc di tản bằng tàu cho một số lớn người" khỏi Quân khu 1. Nếu bắc quân tấn công Huế, số người di tản về Đà Nẳng sẽ gia tăng, làm nghiêm trọng thêm tình hình này. Lehman đã viết: "Trong tình hình diển biến như vậy (in such a contingency), tôi đã nghĩ nên dùng tàu hải quân Mỹ để chỡ người di tản, và có thể dùng tàu từ nước khác..." Cùng lúc, Lehman ra lịnh di tản những ng Mỹ ko cần thiết khỏi QK1. Các viên chức Mỹ ở các tỉnh này, mỗi tối phải về ngủ ở Đà Nẳng. 

...

Trong khi phó đại sứ Lehman đang tìm mọi cách để dò đoán ý định của Thiệu, NGÀY 17 THÁNG BA, VNCH đã nhận một tin tình báo giá trị. Một hồi chánh viên của sđ 325 csbv đã khai rằng hai trung đoàn của sđ y sẽ tấn công quận lỵ Phú Lộc trên QL-1 gần đầu phía bắc của Đèo Hải Vân. Ngay lập tức Trưởng đã đưa TĐ 8 thuộc lữ 258 TQLC tới tp này. Ông cũng cho oanh kích và dùng đại bác tầm dài 175-ly để tấn công các địa điểm nghi ngờ có sđ 325 hầu trì hoãn cuộc tấn công này. Sự hiện diện của sđ 304 tại Thường Đức đã khiến Trưởng phải giữ một lữ đoàn TQLC ở tây Quảng Nam. Ông chẳng còn đv nào làm trừ bị.

Tin tình báo rất chính xác: theo kế hoạch, Mặt Trận B-4 sẽ tấn công TQLC đang giữ Sông Bồ ở tây bắc Huế trong khi đồng thời cho quân vượt Sông Mỹ Chánh. Phía nam Huế, sđ 324 csbv sẽ lại tấn công Núi Bông, Núi Mỏ Tàu và Đồi 224. Cùng lúc đó, sđ 325 sẽ cắt QL-1 để ngăn quân vnch rút về Đà Nẳng. Tướng CSBV Nguyễn Hữu An nhận lịnh từ Hà Nội phải cắt QL-1 giữa Huế và Đà nẳng NGÀY 21 THÁNG BA, bằng mọi giá. Ông lập tức giao cho sđ 325 làm nỗ lực chính, sđ 324 chỉ lo yểm trợ hỏa lực và tiếp vận. Sau khi thanh tra việc chuẩn bị của 325, ông ra lịnh phải tấn công vào ngày kể trên.

Sđ này đã bỏ ra gần một tháng để bí mật đặt pháo tại các điểm cao gần các ngọn đồi Mõm Cùn Sắc. Họ sẽ dùng pháo binh để dập nát tuyến phòng thủ của BĐQ trước khi dùng bộ binh. Lính bộ binh của sđ này đã chuyển 24 khẩu pháo và gần 3.000 đạn lên các sườn dốc đầy cây cối đến 8 vị trí đặt súng khác nhau. Sau ba tuần lao động cật lực, QL-1 và những vị trí quan trọng của vnch đã nằm trong tầm pháo. Sau khi được pháo binh bắn dọn đường (prepping), bộ binh bắc quân sẽ tấn công TĐ 60 và 61 thuộc liên đoàn 15 đang giữ những đồi này. Một khi các đồi bị tràn ngập, QL-1 sẽ còn cách đó 1.6 km. Huế sẽ bị cắt, hàng trăm ngàn lính VNCH, TQLC, và dân thường sẽ bị kẹt lại. 

Hai vị trí chánh của BĐQ tại rặng Mõm Cùn Sắc là Đồi 560 và Đồi 312. Hai TĐ của trung đoàn 18 sđ 325 csbv sẽ tấn công TĐ 61 bđq tại Đồi 560 và  sau khi chiếm sẽ cắt QL1. Hai TĐ khác của trung đoàn 101 sẽ tấn công TĐ 60 BDQ tại đồi 312. Sau khi diệt TĐ này, trung đoàn 101 sẽ xâm nhập vùng đồng bằng và tấn công bch liên đoàn 15 trên QL1 tại làng Lương Điền. Đây là phòng tuyến cuối cùng của vnch nhằm bảo vệ cầu Sông Truồi. Không có bất cứ đv nào của VNCH giữa cầu này và lối vào phía nam của Huế. 

..

Sau 10 phút trì hoãn do sương mù, lúc 5:50 sáng NGÀY 21 THÁNG BA, bắc quân đã mở màn cuộc tấn công bằng pháo binh. Hàng loạt đạn đại bác đã nổ trên các hầm trú ẩn và giao thông hào của bđq. Sau một giờ, pháo csbv đã chuyển xạ vào các căn cứ pháo của vnch và những mục tiêu từ Phú Lộc tới tàu hải quân trên biển. Khi dứt pháo, bộ binh địch xung phong. Chỉ trong 1 giờ, Bắc quân đã chiếm vài trọng điểm gần Đồi 560, nhưng đồi này vẫn trong tay BDQ. Dù bị pháo nặng, BDQ vẫn giữ vị trí và dùng cối và đại liên M60 bắn trả. Các pháo đội VNCH dọc QL1 đã phản pháo vào đội hình địch. Dù thiệt hại nặng, địch quân vẫn quyết chiếm đồi 560. Sau khi vượt qua chu vi phòng thủ, họ đã tới các hầm của bđq. Cận chiến đã xảy ra, và dù bị áp đảo về quân số, BĐQ đã đẩy lui địch. Vì tấn công bị bẻ gẫy (stymie), quân csbv đã rút lui để đánh giá lại tình hình.

Họ đã thấy một điểm yếu trong phòng tuyến bđq. Phía tây của đồi này rất là dốc, và do ko đủ quân nên chỉ gài mìn ở khu vực này. TL của Bắc quân đã có quyết định táo bạo: lợi dụng rừng núi rậm rạp, họ đã bí mật tháo gở các mìn này để tấn công thẳng vào dốc núi gần như thẳng đứng này.

Lúc 2:00 chiều, họ đã sẵn sàng. Bằng cách trèo lên dốc núi, họ đã tấn công mặt sau của bđq. Họ đã tràn ngập bch của tđ và bắt sống TĐ trưởng. BĐQ phải rút chạy nhưng Bắc quân đã chết 40 và 100 bị thương để chiếm đồi 560. 

Cùng lúc, các đv của trung đoàn 101, sđ 325 csbv tấn công tđ 60 bđq tại đồi 312, nhưng lính của thiếu tá Chiến đã đẩy lui bằng hỏa lực của cối. Dù bị tấn công nhiều đợt nhưng lính của ông vẫn giữ vững phòng tuyến. Nhưng liên đoàn trưởng đã báo với Chiến rằng TĐ 61 bđq đã bị tràn ngập, và ra lịnh cho Chiến phải rút về bch liên đoàn ở Lương Điền. Trong 500 binh sĩ bđq trấn giữ rặng núi Mõm Cùn Sắc, chỉ có khoảng 300 sống sót. 

Trong khu vực trách nhiệm của sđ 1 bộ binh vnch, sđ 324 csbv đã tấn công đồi 224 và 303, và Núi Bông và Núi Mỏ Tàu. Chỉ trong thời gian ngắn, đồi 224 bị chiếm, nhưng đồi 302 đã đẩy lui bắc quân. Tại Núi Bông, một tđ của trung đoàn 1 sđ 1 đã đẩy lui địch dù thiệt hại nặng, nhưng một tđ VNCH khác đã phản công với thiệt hại nhẹ. Trận chiến ác liệt đã tiếp tục khắp Núi Bông và ngọn đồi ĐỔI CHỦ NHIỀU LẦN. Cuối cùng, vào buổi sáng NGÀY 22 THÁNG BA, trung đoàn 1 đã kiểm soát núi này. Tại Núi Mỏ Tàu, các đv của trung đoàn 54, sđ 1 bộ binh, đã đẩy lui nhiều đợt xung phong. Một tù binh cho biết tổn thất Bắc quân rất cao, và một tđ đã gần như tan hàng. Dù sđ 1 bộ binh đã kiểm soát tình hình nhưng cuộc tấn công của sđ 324 đã khiến sđ 1 ko thể bảo vệ cạnh sườn cho liên đoàn 15 bđq. 

...

Vào xế chiều NGÀY 22 THÁNG 3, tướng CSBV Nguyễn Hữu An đã ra lịnh cho pháo đang yểm trợ sđ 325, bắt đầu pháo vào QL1 để ngăn cản mọi xe cộ. Chỉ trong vài phút, đạn pháo bắt đầu rơi trên con đường đông nghẹt người và xe cộ này. Nhiều xe nổ tung và nhiều dân thường chết vì pháo kích. Trong khi một số ít tiếp tục di chuyển, phần lớn đã hoảng loạn và trở lại Huế. Chánh quyền VNCH đã bắt đầu chỡ dân thường tới cảng Thuận An để được di tản bằng tàu. Chỉ trong vài giờ, người ta đã thấy những biểu lộ của "hội chứng gia đình" bắt đầu xảy ra, khi một số lính của sđ 1 đã bỏ đv để tìm gia đình. Các đv ĐPQ/NQ và hậu cứ cũng bắt đầu tan rả (melt away). Điều này đã bắt đầu chậm chạp, nhưng chỉ trong vài ngày, hiện tượng này đã lan tràn hầu như mọi đv trừ TQLC.

SĐ 325 đã rời những đồi trên đây và cắt QL1. Họ cho 3 TĐ đi suốt đêm dưới mưa để phong tỏa QL1. Bắc quân đã tới vùng đồng bằng vào bình minh của NGÀY 22 THÁNG BA. Lính ĐPQ ở gần đó đã trông thấy và nổ súng, nhưng Bắc quân đã nhanh chóng đánh tan các vị trí ĐPQ và chiếm một khoảng dài 3.2 km trên QL1. 

Khi biết đồi 560 đã mất, tướng Thi đã lập tức gọi Trưởng và xin dùng TĐ 8 TQLC tại Phú Lộc để tái chiếm đồi này. Ông cũng ra lịnh cho Chuẩn tướng Nguyễn văn Điềm, TL sđ 1, cũng là TL mặt trận phía nam của Huế (ĐT Trí của TQLC là TL mặt trận tây bắc của Huế-- người dịch), mở một cuộc tấn công nghi binh để giúp TQLC. Ông cũng gửi trừ bị cuối cùng là tđ 94 BDQ thuộc LĐ 15. Nhưng thay vì tấn công để tái chiếm những đồi Mõm Cùn Sắc, TQLC và BĐQ giờ đây đã phải đối phó với sự xuất hiện đột ngột của bắc quân trên QL-1. Chiến sự ác liệt đã diển ra suốt ngày khi BĐQ và TQLC tấn công địch ở hai bên của QL1. Dù tấn công nhiều đợt và có máy bay yểm trợ, cuộc phản công đã thất bại. Kiệt sức, cả hai phía đã đào hầm hố khi trời tối.

Quân sử của quân đoàn 2 csbv gọi việc cắt đứt QL 1"một cú đấm hiệu quả nhứt của toàn chiến dịch." Dù lính của sđ 325 đã thức trắng trong 48 giờ, tướng Giáp ra lịnh ko được trì hoãn (no respite). Trong điện gửi cho sđ này trưa ngày 22/3, Giáp đã viết "thắng lợi này sẽ bị triệt tiêu nếu sđ để địch mở lại con đường. SĐ phải giữ vững khúc đường đã chiếm (dài 3.2 km), bằng mọi giá." Trong đêm 22/3, TL của sđ đã chuyển gần hai trung đoàn tới QL1, chỉ để một tđ giữ Mõm Cùn Sắc.

Nhận lịnh mới của Giáp, và vì sđ 324 ko thể chiếm đồi 560, vào trưa 22/3, tướng An ra lịnh cho sđ 324 đi vòng qua sđ 1 vnch và tiến thẳng xuống đồng bằng. Cùng lúc sđ 325 tiếp tục cuộc tấn công và gửi một trung đoàn tiến đánh bch liên đoàn 15 tại Lương Điền. Một khi Lương Điền bị chiếm, trung đoàn này sẽ tấn công sân bay Phú Bài để phối hợp với sđ 324. Một trung đoàn khác của sđ 325 sẽ đánh Phú Lộc. Trong đêm 22/3, sđ 324 chỉ để một trung đoàn cầm chân sđ 1 và gửi 2 trung đoàn khác tấn công Huế từ phía nam.

...

Tướng Thi, trong khi đó, đã biết rằng ông cần chận đứng mủi tấn công của bắc quân vào vùng đất ko được bảo vệ phía nam Huế. Hậu quả, trong đêm 22 THÁNG Ba, ông thu hẹp chu vi phòng thủ: ông cho liên đoàn 15 bđq rút khỏi sông Truồi, trong khi trung đoàn 1 và 54 của sđ 1 bỏ các đồi núi và rút về gần phòng tuyến tây nam của Huế. Hai trung đoàn còn lại của sđ tiếp tục bảo vệ mặt tây của Huế.

Buổi chiều hôm đó, Trưởng nhận một lịnh đau khổ (distressing) khác từ bộ TTM. Thiệu đã đổi ý. Viên đã lập lời cảnh báo trước đây rằng Sài Gòn chỉ có thể giữ được một NỘI PHẬN (enclave-- một vùng đất còn lại trong một khu vực do địch quân kiểm soát-- người dịch). "Vì lý do này, bằng mọi phương tiện khả dĩ, nhanh chóng, và khi tình hình cho phép, hảy lập một nội phận tại Đà nẳng. Trong giai đoạn đầu, sđ 1 bb, sđ 3 bb, và sđ tqlc sẽ chuyển về nội phận Đà nẳng. Ở giai đoạn 2, sđ 2 bb sẽ chuyển vào nội phận này. Khi toàn sđ 2 bb đã tới, ông sẽ lập tức hoàn trả sđ tqlc về Sài Gòn."

Đây là cú đấm cuối cùng vào QK1. Bất chấp ý định của Thiệu, ngay khi nhận lịnh này, Trưởng ra lịnh cho TĐ 8 TQLC ngừng: 1/ mọi nỗ lực mở lại QL1, và 2/ thiết lập các vị trí gần đèo Hải Vân hơn. Dù các lịnh trước đó của Thiệu là bảo đảm QL 1 phải thông suốt để sđ 1 có thể dùng để rút, lịnh mới của Thiệu đã khiến Trưởng ko thể thực hiện. Có tin nói rằng Trưởng đã từng nói rằng một khi QL1 bị chận, ông hy vọng binh sĩ sẽ ngưng đào ngũ, vì "họ ko có giải pháp nào ngoài việc chiến đấu." Trưởng đã sai. Thay vì giữ vững tay súng ở chu vi phòng thủ, những người lính cảm thấy bị bỏ rơi. Mức đào ngũ gia tăng, và các TL chẳng bao lâu đã bắt đầu ko kiểm soát được cấp dưới. "

NÓI THÊM VỀ TĐ 8 TQLC: Theo yêu cầu của tác giả của quyển Black April, ĐT Nguyễn thành Trí đã yêu cầu TĐT của tđ 8 tqlc, trung tá Nguyễn đăng Hòa, và lữ đoàn trưởng của lđ 468, ĐT Ngô văn Định, rằng TẠI SAO TĐ 8 KO CHIẾM NÚI VĨNH PHONG (núi này khống chế cửa Tư Hiền). Hòa nói rằng ông đã ko nhận lịnh chiếm núi Vĩnh Phong, trong khi Định nói ông ko nhớ nhiều về các sự kiện ở đèo Hải Vân. Trí phỏng đoán rằng hoặc lịnh đã đến quá trể với bch lữ đoàn 468, hay BTL QĐ 1 đã hủy lịnh khi biết rằng hải quân ko thể hoàn tất cầu đi ngang cửa Tư Hiền. Trí cũng nghi rằng Trưởng cũng muốn bắt đầu chuyển tqlc về bảo vệ Đà Nẳng. Nguồn: trang 525 của Black April của George Veith.

NÓI THÊM VỀ TĐ 60 BĐQ: 
1/ Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi.  Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm.  Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi.  Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt.  Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình.  Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu.   Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn.  Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp. Đọc đầy đủ ở: Cuối tháng ba 1975, tiểu đoàn chiến đấu ác-liệt bảo vệ mặt tây nam thành phố Huế, khi rút ra biển không có tầu vào đón, biết bị bỏ rơi.  Thiếu-tá Đỗ-đức-Chiến tập họp tiểu đoàn lại, cho binh sĩ tuỳ quyền trở về với gia đình, những ai ở lại với đơn vị ông vẫn còn trách nhiệm.  Tình thế thật là đau thương, tuyệt vọng, phần còn lại của tiểu-đoàn 60/BĐQ kéo nhau đi dọc theo bờ biển bị địch bám theo săn đuổi.  Cửu-Long suýt trúng đạn nhờ một người lính đi gần hứng giùm viên đạn ác-nghiệt.  Những người lính của tiểu đoàn sau hơn một tuần lễ chiến đấu đã gần như kiệt sức, không còn muốn ra l ệnh cho ai, đích thân vị tiểu-đoàn trưởng cõng xác người lính của mình.  Mấy quân nhân khác xúm lại can, ông không chịu.   Nó đã cứu mạng cho tôi, để tôi trả ơn.  Cho đến khi hết hy-vọng và sức người có hạn.. . Cửu-Long đau lòng phải để xác người lính lại và tự tay ông đào hố chôn người quân nhân thuộc cấp.
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/11/02/tieu-doan-60-bdq-duong-chinh-chien/
2/ Muốn tìm hiểu thêm về trận Mõm Cùn Sắc, nên nghe: TRẬN ĐÁNH MÕM CÙN SẮC CỦA TIỂU ĐOÀN 60/BĐQ TH 3-1975 - YouTube

. . . 

Tạm dịch từ trang 290-298 của Black April của George Veith.

San Jose ngày 26/12/2020.

Tài Trần



                                     

                                                          

                                          




 Mỹ giúp Israel trong chiến tranh Yom Kippur 1973 giữa Israel và khối Á rập.

. . .
"Israel, cũng như Mỹ và phần lớn thế giới, đã bị bất ngờ vào ngày 6/10/73 khi Ai cập và Syria lần lượt tấn công Israel từ bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. LX đã giúp Ai cập và Syria hơn 600 phi đạn đất đối không tối tân, 300 máy bay MiG-21, 1.200 tăng, và hàng trăm ngàn tấn chiến cụ. Thấy tình hình nguy ngập của Israel, Henry Kissinger, bộ trưởng NG kiêm cố vấn về ANQG của TT và TT Nixon sắp xếp để hãng hàng không El Al nhận một số chiến cụ, gồm đạn dược, "sản phẩm kỹ thuật cao" và phi đạn AIM-9 Sidewinder ở một cc hải quân ở Virginia. Một cố gắng khiêm nhường sắp bắt đầu, nhưng Kissinger vẫn hy vọng giữ sự dính líu này ở mức tối thiểu. Ngày 8/10, TT Israel Golda Meir cho phép ráp ba mươi đầu đạn hạt nhân 20-kiloton cho phi đạn Jerricho và F-4, đang chuẩn bị tấn công mục tiêu Syria và Ai cập. Kissinger biết điều này sáng 9/10. Cùng nay, bà Meir phát đi lời kêu gọi cá nhân để trợ giúp quân sự, nhưng các nước Âu châu từ chối. Tuy nhiên Nixon, ra lịnh bắt đầu chiến dịch Nickel Grass, để thay thế tất cả những tổn thất của Israel. Có tin đồn Kissinger nói với TT Ai cập rằng Mỹ phải giúp Israel vì nước này sắp phát động "chiến tranh nguyên tử". Tuy nhiên, những phỏng vấn sau này với Kissinger, James Schlesinger, và William Quandt cho thấy viễn ảnh chiến tranh hạt nhân ko phải một yếu tố chính trong quyết định tiếp tế cho Israel. Họ cho biết sự tiếp tế của LX cho khối Á rập và từ chối ngưng bắn của TT Ai cập là nguyên nhân của chiến dịch này.
Vào ngày 12/12, Nixon quyết định ko thể trì hoản nửa, và ra lịnh không quân sẽ 'gửi những gì mà họ chở được'. Trong vòng 9 giờ, các máy bay C-141 và C-5 lên đường tới Israel.
Các nước Âu châu hầu như ko muốn máy bay Mỹ ghé qua, trừ Bồ đào nha - cho phép Mỹ dùng sân bay Lajes trên đảo Azores. Các máy bay C-135 của KQ chiến lược Mỹ rời căn cứ Pease, bang New Hampshire đêm 13/10; các máy bay này (chỡ các máy bay A-4 Skyhawk và F-4 Phantom mới xuất xưởng) đã bay ko nghỉ từ nhà máy ở St Louis, Missouri tới phi cảng Ben Gurion của Israel. Để tuân thủ các yêu cầu của các nước Âu châu khác, hàng tiếp liệu của Mỹ có sẵn ở Âu châu đc chuyển tới sân bay Lajes của BDN, và chẳng bao lâu mỗi ngày hơn 30 máy bay di chuyển qua Lajes.
. . .
Từ sân bay Lajes , máy bay phải bay ở giữa Địa trung hải để tới Israel. Các chiến đấu cơ của hạm đội 6 hộ tống chúng tới cách Isreal 240 km, sau đó máy bay Israel hộ tống tới sân bay Ben Gurion. Chiếc C-5 A Galaxy đầu tiên tới sân bay Lod của Israel lúc 18.30 giờ địa phương ngày 14.10.73. Cùng ngày trận Sinai kết thúc với thắng lợi của Israel. Một mũi tấn công lớn của Ai cập đã ngưng lại do nhiều tăng bị hủy diệt, và Israel giờ đang thắng cuộc chiến này.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến Yom Kippur, một số đáng kể máy bay Israel bị hủy diệt vì hỏa tiển đối không SA-6 của LX. Do đó ít nhứt 100 F- 4 Phantom đc gửi tới Israel. Chúng bay tới sân bay Lod, nơi mà chúng đc giao lại cho phi công Israel. Sau khi gở huy hiệu của KQ Mỹ và thay bằng của Israel, máy bay đc tiếp xăng và ra ngay mặt trận, thường chỉ vài giờ sau khi đến Israel. Một số chiếc còn màu ngụy trang của KQ Mỹ, trừ huy hiệu của Israel. 9 ngày sau khi bị tấn công, Israel đã phản công. 36 máy bay A-4 Skyhawk, xuất phát từ Lajes đã đc tiếp dầu bởi các KC-135A của KQ chiến lược của cc không quân Pease, New Hampshire và máy bay tiếp dầu từ mẫu hạm John F. Kennedy ở tây Eo biển Gibratar. Họ tiếp tục bay tới mẫu hạm Franklin D. Roosevelt ở tây nam đảo Sicily nơi họ ở qua đêm, sau đi tiếp tới Israel sau khi tiếp dầu bởi máy bay của mẫu hạm Independence ở nam đảo Crete. 12 máy bay C-130 E Hercules cũng được chuyển tới Israel, đầu tiên của loại máy bay này giao cho KQ Israe.
Khi nghị quyết ngưng bắn lần thứ ba cuối cùng đc thực thi ngày 24/10, cuộc không vận lập tức chậm lại. Thêm một số chuyến bay đc thực hiện để giúp Israel có đc sức mạnh trước cuộc chiến, và chiến dịch chấm dứt ngày 14/11, đã chở 22.325 tấn chiến cụ tới Israel. Ngoài ra, Mỹ đã chở 33.210 tấn bằng đường biển. Cùng lúc đó, LX đã không vận 12.500-15.000 tấn tiếp liệu, hơn phân nửa tới Syria; họ cũng gửi 63.000 tấn khác bằng đường biển.
Trong chiến dịch này, C-5 đã chở 48/100 tổng số hàng hóa trong 145 chuyến bay trên 567 chuyến. C-5 có thể chở tăng M-60, đại bác M-109, hệ thống ra đa mặt đất, trực thăng CH-53 Sea Stallion, và máy bay A-4 Skyhawk.
Chủ tịch bộ tham mưu liên quân (JCS), tướng George Brown bị buộc từ chức vì đã nói rằng Israel nhận quân viện vì dân Israel kiểm soát hệ thống ngân hàng".
Hình 1-3: máy bay C-5 chở một chiếc C-130 đã tháo cánh. H4: thực thăng CH-53, và H5: tăng M-60.

02 Tháng Tư không ánh mặt trời - Huy Tưởng

Friday, December 25, 2020

 Chương 9 - Cuộc hành quân lục soát đầu tiên


- "Xin đừng để con tôi bị thương. Làm ơn, làm ơn, chăm nom nó. Nó là tất cả của tôi."-- Thư của bà mẹ của một binh nhứt gửi trung đội trưởng của y.

- Hai trực thăng Cobra, do lầm lẩn, đã tấn công bằng hỏa tiển vào BCH của TĐ 3/187, gây hai chết và trên 10 bị thương nặng nhẹ. 

- Trực thăng C and C của tướng Smith, phụ tá hành quân của sđ 101 Dù đã xuống bãi đáp trong lúc bị pháo kích bởi cối csbv để tải thương.  

===

Phần trước: Sau khi đổ quân xuống gần Động Ấp Bia, đ.đ. Bravo của đại úy Littnann được lịnh của trung tá Honeycutt, TĐ trưởng của TĐ 3/187, phải chiếm đỉnh núi này để ông dời BCH TĐ lên đó. Ở phần đầu của đoạn đường 1.000 mét này, Bravo đã chạm địch và bị thương mấy người. Sau khi kêu hai máy bay Skyraider oanh tạc, đốt cháy khoảng 100 mét của đường mòn, đ.đ. đã dừng quân và nghỉ qua đêm. 

Sau đây là phần kế.

================.

. . . 

ĐẠI ĐỘI BRAVO CỦA ĐẠI ÚY LITTNANN TIẾP TỤC LỤC SOÁT

"Trung tá Honeycutt đã ko coi trọng cuộc chạm súng nhỏ này. Dù ông ko có cách nào để biết chắc chắn, ông đã giả định rằng quân CSBV mà đ.đ. Bravo đã đụng là một toán trinh sát (trail watcher) nhỏ. Honeycutt đã đoán chừng (figure) rằng những lính csbv này, khi thấy trực thăng, đã quyết định chạy xuống núi và dọ thám bãi đáp. Tuy nhiên, họ đã đụng đầu với trung đội dẫn đầu của đ.đ. Bravo. Đó chỉ là một giả thuyết, nhưng ông ko có lý do nào để giả định điều khác. Dù gì đi nữa, ông vẫn muốn BCH của ông có mặt trên Động Ấp Bia vào giờ đầu của buổi chiều và gọi máy ra lịnh cho đại úy Littnann tiếp tục tiến lên núi. 

Đại đội Bravo của đại úy Littnann đã di chuyển một giờ rưởi sau bình minh, với trung đội 1 của trung úy Boccia đi đầu, kế đó là trung đội 4, và BCH đ.đ., và cuối cùng là trung đội 2. Binh nhì Terry Gann là khinh binh 1 của trung đội 1, và Boccia đi thứ ba. //Nói thêm: Theo kỹ thuật viễn thám Mỹ, mỗi toán dò đường (pathfinder) thường là 6 người: người đi đầu là point man (tạm gọi khinh binh 1), người kế là slack man (tạm gọi khinh binh 2), kế đó là trưởng toán, kế đó là người mang máy, kế đó là một người mang M79, người đi cuối cùng là toán phó--có nhiệm vụ xóa mọi dấu vết và có cấp bậc chỉ thua toán trưởng. Dù ko phải là viễn thám nhưng trung đội của Boccia khi được lịnh dẫn đầu đại đội cũng sắp xếp như vậy--người dịch)//. Lúc 0747 giờ, khinh binh Gann đã đi xuống một yên ngựa và đang bắt đầu đi lên bằng cách bò từ từ. Con đường mòn trước mặt đầy các mảnh vỡ như--cây cối đứt gẫy (splintered), những mảnh vỡ của tre gẫy, lá cọ (palm frond), và giây leo (tangled vine) - và mùi khó thở của thuốc súng (gagging smell of cordite) vẫn còn vương vấn trong không khí. 

Gann từ từ bò qua các mảnh vỡ này. Có nhiều lổ lớn ở tán lá (canopy), và các tia nắng buổi sáng chiếu qua các lổ này. Gann đã bò khoảng 50 m, nhưng cuối cùng đã ngừng vì một bụi tre lớn, do trúng bom đã nằm vắt ngang con đường. Y đẩy một số mảnh vỡ này sang một bên và đã thấy rằng cây tre khi ngả đã lộ ra một đường hầm đi xuống giữa tâm của đường mòn. Y nhìn cửa hầm và nhìn lại Boccia: "Ông muốn tôi làm gì?"

Boccia tiến lên cạnh khinh binh 2. "Hãy kiểm tra nó."

Gann bò và lát sau gọi vọng về, "Tôi thấy vài xác ở đây."

Boccia kêu sáu binh sĩ tiến về trước và canh giữ hai bên của đường mòn, và bò theo khinh binh Gann.

Có ba xác CSBV nằm cách cửa hầm khoảng 5 mét và gần đó có thêm một xác. Tất cả đều trẻ, mặc đồng phục mới tinh, ko có quân hàm, với tóc ngắn, kiểu tân binh. Nằm gần họ là hai AK47, một phóng lựu B40 và sáu đạn phóng lựu.

Boccia quan sát kỹ lưỡng các xác này. Y giả định rằng họ mới đến khu rừng núi này vì ko có vết cắt do cây rừng hay tre. Họ đều bị bắn vào lưng bởi đại bác 20 ly, có lẽ trong khi cố gắng chạy lên núi thì bị máy bay Skyraider tấn công bằng đại bác 20 ly. 

Trong túi áo của một người, có vẻ là một sĩ quan, Boccia thấy một ảnh của người này và vợ và một xấp tài liệu. Trong ba-lô của một kẻ khác, Boccia thấy một xấp những thư chưa gửi. Dĩ nhiên đây là thư gửi về gia đình, và Boccia cảm thấy buồn mang mác khi biết rằng gia đình của người này sẽ ko bao giờ nhận thư. Lúc đầu Boccia có ý nghĩ sẽ giữ các thư này và ngày nào đó sẽ gửi đi, nhưng cuối cùng y cột chung với các tài liệu trên đây và gửi về bch của TĐ.

Sau khi nghỉ một lát, Boccia cho chuyên viên bậc 4 Phil Nelson đi khinh binh 1 và binh nhứt Nate Hyde đi khinh binh 2. Gann là một khinh binh giỏi nhưng Nelson và Hyde là hai kẻ dò đường (tracker) kinh nghiệm nhứt của trung đội. Cả hai đều lớn lên ở khu vực nông thôn, Nelson ở bang Virginia và Hyde ở Louisiana, và trong thời gian qua đã có khả năng lạ lùng (uncanny) là thấy vật trong rừng mà người khác ko làm được.

Lúc 0913 giờ, Nelson bắt đầu trèo lên dốc núi 25 độ này. Ở một khoảng ngắn từ khu đã bị ném bom trước đó, y đã khám phá một số vết máu, tất cả đều hướng lên núi. Một lát sau, y lại thấy một đống băng cứu thương nằm giữa đường mòn này, rồi dấu chân người, và cuối cùng, xa hơn một chút, một đống băng cứu thương khác. 

Nelson và Hyde ngừng lại để xem xét, và Boccia bò lên.

"Trung úy, hãy nhìn xem," Hyde nói. "Chúng đã chỉ đường cho chúng ta."

"Có điều gì đó bất thường ở đây, trung úy, " Nelson nói thêm.

Họ đã nói đúng, Boccia suy nghĩ. Boccia đã nhiều lần biết rằng, ngay cả khi kéo nhiều xác chết và bị thương, Bắc quân ko để lại dấu vết gì kể cả một nhánh cây gẫy.

Lúc đó hiệu thính viên gọi y. Đó là đại úy Littnan trên máy. "Tại sao anh ko thể đi nhanh hơn?

- Tôi đã cố gắng đi nhanh.

- Nhưng tôi thấy anh đi rất chậm.

- Tôi đi chậm vì tôi nghĩ có gì đó ở đây.

- Tiểu đoàn trưởng (TĐT) ở sau lưng tôi. Ông ta muốn biết tại sao anh đi chậm. 

- Tôi đã cố gắng hết sức.

- Tôi hiểu. Nếu anh ko chắc chắn điều gì phía trước thì cứ từ từ tiến lên. Nhưng tôi cho anh biết TĐT đang theo dỏi.

- Tôi hiểu.

Nelson lần nữa di chuyển rất chậm (at a creep) và lần nữa nhích từng tấc trên đường mòn chật hẹp vì đầy mảnh vỡ cây rừng. Y đã vượt 100 m trong một giờ. Tới rìa của một đồi nhỏ (knoll), y ra dấu cho trung đội đứng lại và ra dấu kêu Boccia. Có một KHOẢNG TRỐNG NHỎ trên đỉnh của đồi nhỏ này, và ngay giữa nó, là một ba-lô đầy cơm vắt (rice ball), một súng AK47 mới tinh còn trong túi da, một chồng kẹp đạn, và hai lựu đạn TC. 

Boccia suy nghĩ rất nhiều: "Tại sao Bắc quân, luôn luôn cẩn thận với trang bị của họ, nay để lại những thứ này để làm gì?"

CÁC TÀI LIỆU NÓI GÌ?

Trong khi đó, tại bch TĐ, Honeycutt và đại úy Charles Addison, ban 2, đang quì gối cạnh các máy truyền tin và đọc các tài liệu - mà trước đó đã lấy từ xác một cán binh.

Honeycutt cho gọi Vinh, một cựu hồi chánh viên nay làm thám báo (Kit Carson Scout) của TĐ. Khi y đến, ông đưa tài liệu và nhờ y đọc.

Honeycutt ko thích Vinh hay chánh sách dùng cựu cán binh CSBV làm thám báo. Theo ông, kẻ đã phản bội đất nước của y cũng sẽ phản bội nước khác. Tuy nhiên, vì muốn biết tài liệu nói gì trước khi gửi về lữ đoàn, ông đã gọi Vinh.

Vinh bắt đầu đọc rất chậm. Khi được khoảng nửa trang giấy đầu tiên, mắt y mở to với kích động. Ở trang hai, y đọc to bằng tiếng Việt, và tới trang ba, y đã nói lảm nhảm trong kích động (babble excitely) với Honeycutt và Addison.

"Chuck, y nói cái gì?"

Addison dùng rất ít tiếng Việt mà ông biết để hỏi Vinh, nhưng tên cựu HCV này có vẻ ko đáp ứng. Mặt y xám lên (ashe) vì sợ, y ko trả lời Addison và tiếp tục lảm nhảm bằng tiếng Việt, trong lúc lắc đầu liên tục. 

"Chuck, thằng này nói gì?"

"Tôi ko biết."

"Bảo nó bình tỉnh lại."

Addison lại hỏi Vinh và khuyên y lấy lại bình tỉnh và cuối cùng Vinh nói, nửa Mỹ nửa Việt.

Addison nhanh chóng thông dịch. "Y nói rằng những kẻ mà chúng ta đã giết là lính của trung đoàn 29 csbv - có biệt danh là Niềm Tự Hào của HCM. Có thể họ là một trong những trung đoàn giỏi nhứt của quân csbv. Vinh cũng nói rằng 'họ là dũng sĩ diệt Mỹ' và chúng ta nên rút ra khỏi khu này vì cả trung đoàn đang ở chung quanh đây. Y nói 'Nhiều, nhiều cán binh khắp nơi. Hàng trăm cán binh.' "

"Nói với thằng chó đẻ này rằng tôi rất vui khi biết họ chung quanh đây. Nói với y rằng tại sao chúng ta đến đây-- là để giết bọn csbv-- và nếu chúng ở quanh đây, chúng đã cho chúng ta một cơ hội tốt." Honeycutt nói. 

Khi Addison dịch lại câu nói của Honeycutt, Vinh nhìn trung tá một cách nghi ngờ, chỉ vào tài liệu, và lại bắt đầu nói lảm nhảm.  

HYDE LÀM KHINH BINH

Ở trên đường mòn, đại úy Littnan cho đ.đ. ngừng 15 phút ăn trưa, và lại chờ thêm 15 phút vì một cơn mưa đột ngột. Tuy nhiên, lúc 1220 giờ, đ.đ. lại di chuyển, lần này Hyde làm khinh binh. Khi y dẫn đ.đ. từ từ lên núi, địa thế bắt đầu thay đổi từ từ. Rừng tre từng bám sát hai bên đường mòn nay từ từ biến dạng. Thay vào đó, những cây gỗ teak khổng lồ, nhiều cây cao hơn 100 feet hay 30 m, bắt đầu xuất hiện khắp nơi. Những cây này to lớn, thô tháp (gnarled), có thân và ngọn đan với nhau trên đường mòn, tạo nên một mái vòm (vaulted ceiling). Tầm nhìn trước đây chỉ nhìn trên dưới một mét nhưng nay, ở nhiều chỗ, từ đường mòn, Hyde có thể nhìn xa hơn 50 m. 

Hyde tiếp tục bò, tốc độ như sên. Bực bội vì quá chậm, đại úy Littnann gọi Boccia và bảo trung đội ngừng lại. Theo sau bởi trung úy Denholm, Littnann chạy nhanh lên đường mòn tới khi gặp Frank Boccia.

"Frank, anh phải nhanh lên," Littnann nói. "Chúng ta phải nhanh hơn."

"Thưa sếp, như tôi đã nói, tôi đang cần thời gian. Ông đã thấy đường mòn. Ông đã thấy những gì chúng tôi vừa thấy. Tôi cảm thấy rằng sẽ ko thoải mái nếu tiến nhanh hơn."

"Tôi ko cần biết anh cảm thấy gì, Frank," Littnann nói, ko dấu sự giận dữ. "Anh phải tiến nhanh hơn vì TĐT sau lưng tôi, và ổng nói chúng ta phải ở núi này lúc 15:30 giờ. Anh nghe tôi nói ko?"

"Vâng, thưa sếp."

"Vậy tiến lên."

Nghe lịnh của Littnan, hiệu thính viên của Boccia, đang ngồi dựa gốc cây, vụt đứng dậy và lấy máy truyền tin. Tuy nhiên, trong khi đeo máy vào người, một dây đeo bị đứt và máy rớt xuống đất. Vì thấy anh lính truyền tin ko sửa được dây đeo, đại úy Litnann nói với Boccia, "Frank, tôi ko thể chờ anh," và quay sang trung úy Denholm, "Trung đội của anh thế trung đội của Boccia."

Boccia cho lính tạt ngang hông đường mòn để lính của Denholm vượt qua trong im lặng. 

TRUNG ĐỘI TRƯỞNG DENHOLM CHO STEVENS LÀM KHINH BINH

Denholm cho binh nhứt Stevens làm khinh binh 1 và chuyên viên bậc 4 Rosenstreich làm khinh binh 2, kế đó là chuyên viên bậc 4  McCarrell và kế đó là y. Dù tới phiên Stevens làm khinh binh, Denholm rất ngần ngại khi để Stevens làm như vậy. Anh lính trẻ này thường xuyên sợ sệt và lo âu và có lúc đã phản ứng vụng về lúc chạm địch. Hơn nữa, Denholm đã nhận thư của mẹ của anh chàng này vài ngày trước, trong đó có câu "Xin đừng để con tôi bị thương. Làm ơn, làm ơn, chăm sóc nó. Nó là tất cả của tôi."

Denholm biết rằng y ko thể để tình cảm xen vào công việc chỉ huy trung đội, nhưng y cũng ko thể ko bị tác động bởi lá thư này. Tuy nhiên, vì công bằng, y ko có chọn lựa nào khác là để Stevens làm khinh binh khi tới phiên nó. 

Đó là một quyết định mà Denholm đã hối tiếc gần như tức thời. Stevens đã tiến một cách ngập ngừng, và sau khi bò được 10 m đã ngừng. Y nhìn ngược lại Denholm, vẻ mặt đầy sợ hãi, nhưng Denholm ra dấu cho y tiến lên. Stevens bò thêm khoảng 5 hay 10 m rồi quì xuống. Lần này y ko nhìn ra sau.

Denholm vội bò tới y. "Cái gì vậy?"

"Tôi sợ lắm," Stevens nói lắp bắp (mumble).

"Lấy lại bình tình," Denholm nói, vừa đặt tay lên vai Stevens. "Chúng ta ko vội vả. Không có gì phải sợ." Denholm xô nhẹ y về phía trước. "Đi. Chúng ta tiếp tục di chuyển."

Denholm trở về phía sau và Stevens bắt đầu bò về phía trước. Tuy nhiên, mới chỉ vài mét, một tên bắn sẻ ở đâu đó nổ súng vào trung đội. Ba hay bốn viên cắt ngang ngọn cây, và mọi người nhào xuống hai bên đường mòn.

Rosenstreich và McCarrell đã phản ứng nhanh chóng. Chỉ sau vài giây, cả hai đã dùng M16 bắn vào cây rừng 2 bên. Họ thấy tên bắn sẻ từ gốc cây ven đường, chạy nhanh lên núi. 

Denholm gọi máy cho Littnann và nghe lịnh: "Tiếp tục di chuyển!"

Stevens, lại lần nữa ngần ngại (balk) khi được lịnh tiến lên. "Tôi ko thể," y nói, tay y rung, hơi thở giật từng cơn. 

"Anh phải tiến lên," Denholm quát to. "Hãy tiến lên!"

Nét mặt Stevens nhăn nhó và có vẻ sắp khóc , nhưng cuối cùng nó quay chung quanh và bắt đầu tiến lên. Tên bắn sẻ nổ súng nhưng ko trúng.

Stevens nhảy khỏi đường mòn và núp sau một khúc cây, trong khi Rosenstreich và McCarrell nổ súng vào hàng cây. Tên bắn sẻ ngừng bắn lập tức.

Denholm bò tới và thúc dục Stevens. "Hãy tiến lên, Billy."

"Tôi ko thể tiến thêm. Tôi sợ quá. . . Tôi ko thể. . . ", Stevens nói.

ROSENSTREICH THAY THẾ STEVENS

Rosenstreich nói với Denholm. "Để tôi làm khinh binh."

"OK, Rosey," trung úy Denholm nói. Y nhìn Stevens rất lâu và cuối cùng nói với giận dữ, "Đi ra đằng sau."

Stevens vụt chạy về sau (scamper) như con chó bị quất roi, và Denholm đặt tay lên vai Rosenstreich. "Cẩn thận, Rosey."

"Đừng lo cho tôi, trung úy, tôi biết tôi phải làm gì."

"Tôi biết."

Rosenstreich đã bắt đầu tiến lên lúc 13:00 giờ: khi thì bò khi thì đi và trong 30 phút được 100 m. Gần một cây teak lớn, y ngừng và dấu cho trung đội ngừng. Y chui vào bên cạnh đường mòn, dùng tay sờ soạng một nhúm tre và giây leo cho tới khi đụng cái gì đó, y ra dấu cho McCarrell và Denholm bò tới.

"Hãy nhìn," Rosenstreich nói, trong lúc cầm một dây điện có vỏ dầy, "nếu có dây điện thoại chạy qua đây, trên kia phải có đơn vị lớn của địch."

Denholm quan sát kỹ sợi dây và thấy dây gắn với một cây nhỏ bằng một miếng cách điện. Y thấy dây chạy về phía đông bắc tới đỉnh của Động Ấp Bia và thẳng về về phía tây xuống một thông thủy (draw) lớn ở bên phải của đường mòn và hướng tới Lào. Denholm gọi Littnann và Littnann nói sẽ lên xem.

Trong khi Litnann đi theo đường mòn để xem dây điện thoại, trung tá Honeycutt đang chờ đại úy Fredericks, sq tình báo của lữ đoàn, với bản dịch đầy đủ của tài liệu đã kể ở trên. 

"Đại úy, anh thấy điều gì?" Honeycutt hỏi.

"Thưa trung tá," Fredericks nói, "có nhiều cộng quân ở nơi nào đó trong khu vực này -- to chuyện rồi!"

"Tôi đã nghĩ tới điều đó. Nhưng chúng ở đâu?

"Tôi ko biết. Tài liệu ko nói. Chúng chỉ nói đv hoạt động ở khu này là trung đoàn 29 csbv."

"Vinh đã nói điều đó."

"Theo tôi ước tính, chúng khoảng 1.200 đến 1.800 tên, tăng cường bởi vũ khí nặng. Chúng rời Hà Nội gần đây và có lịnh rõ ràng là tấn công một vài đv Mỹ trong vùng núi này. Sau đó, chúng có thể xâm nhập xuống đồng bằng và tấn công Huế. Tài liệu ko nói NƠI và KHI NÀO chúng sẽ tấn công, nhưng điều rõ ràng là chúng sẽ đánh lớn."

"Tốt," Honeycutt trả lời. "Đấy là điều tôi cũng đang trông chờ-- một trận đánh lớn!"

ĐẠI ĐỘI ALPHA 

Trong khi đ.đ. Bravo lục soát về hướng đông nam tới đỉnh của Động Ấp Bia, đ.đ. Alpha cũng đi theo cùng sống núi nhưng hướng ngược lại, theo hướng tây bắc tới biên giới Lào và Sông Trung Phạm. Khi sống núi này hạ thấp cao độ khi tới thung lũng Sông Trung Phạm, đ.đ. Alpha chia thành từng trung đội và bắt đầu tiến tới biên giới theo ba mủi. Một trong các mủi này là trung đội 1 của trung úy Frank McGreevy. Họ bắt đầu đi xuống thung lũng của sông này lúc 08:00 giờ, và ngay từ lúc bắt đầu tiến quân đã khó khăn. Vì sợ phục kích, vị trung úy 24 tuổi này đã tránh những đường mòn và cho trung đội băng đồng, với khinh binh mở đường bằng dao rựa. Vì vậy, họ phải tốn khoảng 4 giờ để đi từ sống núi xuống thung lũng của sông này. Tới đây trung úy cho trung đội đổi về hướng bắc và bắt đầu lại băng đồng xuống giữa thung lũng này. 

Trung đội di chuyển khoảng 3 giờ vô sự, cho tới khoảng 14:00 giờ, khi khinh binh, trong lúc chặt một cụm dây leo và lách qua một bụi tre dầy (stand of bamboo), đã lọt ngay giữa một con đường lớn của bắc quân. 

SIÊU XA LỘ

McGreevy, khinh binh 1 và 2 quan sát con đường. Lính Mỹ gọi nó là "siêu xa lộ" và dù ở Việt Nam 11 tháng nhưng McGreevy chưa thấy một con đường như vậy. Mặt đường nện rất cứng và rộng đủ cho xe tải chạy. Phía trên, cây rừng đan vào nhau tạo thành mái che, khiến ko thể thấy từ trên không. 

McGreevy cảm thấy một cơn lạnh chạy dọc xương sống và nghĩ: "Chúng ta đang trên đất của chúng. Phải có nhiều người mới làm con đường như vậy. Phải có nhiều người!"

Đi theo con đường, họ thấy nó chạy thẳng hướng tây tới Sông Trung Phạm và hướng đông tới phía rìa phía đông của Động Ấp Bia. McGreevy đặt mỗi tiểu đội ở một bên của siêu xa lộ này và một tiểu đội đi theo con đường, và cả trung đội đi về hướng tây tới sông này. Con đường đi thẳng vào một cụm các túp lều và ở phía sau các lều là một hầm trú ẩn hay bunker có nhiều gà con, quần áo và đạn dược. Lửa còn cháy trong bếp chứng tỏ ai đó đã ở đây và vội vả rút lui. 

Chỉ huy bởi trung úy Daniel Bresnahan, trung đội 3 của đ.đ. Alpha đã lục soát xuống Sông Trung Phạm, xa hơn về phía nam. Trong khi McGreevy lục soát siêu xa lộ, trung đội 3 tiến về phía bắc dọc theo một đường mòn song song với sông này. Cũng như McGreevy, họ cũng ý thức rằng họ đang ở giữa một căn cứ địch. Dù chưa chạm súng, nhưng có nhiều dấu hiệu địch có mặt khắp nơi. 

KHINH BINH JAMES MAYNARD

Khoảng 14:20 giờ, trung đội 3 đã quẹo về hướng tây và bắt đầu hướng về con sông này. Chuyên viên bậc 4 James Maynard làm khinh binh 1, chuyên viên bậc 4 Michael Vallone làm khinh binh 2. Khoảng 50 mét sau đó, Maynard đột nhiên la lên "VC", và một loạt súng liên thanh cắt ngang cây tre và cỏ voi ở hai bên của trung đội.

Mọi người trong trung đội 3 đều nằm sát đất trừ khinh binh 2 Vallone: y đã bò về phía phải khoảng 20 mét để bọc suờn kẻ đã bắn. Khi y nhìn lên ngọn của vài cây tre, y đã thấy một lính địch đang đưa khẩu B40 lên vai. Vallone lập tức nổ súng. Tên địch ngả về phía trước và viên đạn nổ ngay chân y. Một tiếng nổ vang dội và Vallone thấy các phần của tên này rải rác khắp nơi. 

Cùng lúc, Maynard và hai người khác xung phong vào vị trí địch ở xa hơn trên đường mòn. Hai lính CSBV nhảy khỏi vị trí và bỏ chạy. Maynard đã quạt một loạt đạn M16, nhưng một tên đã chạy thoát vào rừng. Trung đội 3 theo dấu máu trong khoảng năm phút, nhưng, do sợ phục kích, cuối cùng ngừng lại và trở lại đường mòn. 

Vài phút sau đó, trung úy Bresnahan cho trung đội 3 lục soát đường mòn khác, hướng về sông này. Lần này Maynard và Vallone ko còn làm khinh binh của trung đội; Vallone đã lo lắng (rattle by) vì cuộc đụng độ vừa rồi, và y đã nghĩ rằng đi ở cuối hàng quân sẽ giúp y có sự an bình. Y đã lầm. Trung đội 3 đã di chuyển khoảng 100 mét, và khi nhìn xuống một đường thông thủy ko sâu lắm ở phía trái, y đã thấy một lính csbv ở khoảng cách 20 mét. Tên này đang quỳ gối một chân và đang lắp đạn cho khẩu B40. Nhắm kỹ, Vallone bắn năm tới bảy viên. Đạn trúng túi đạn và làm 2 hay 3 viên B40 nổ một lúc. Và tên lính bắc quân này đã tan xác.

Nửa giờ sau, trung đội 3 đã tới sông này. Cũng như trung đội 1, họ đã khám phá một số lều và có lẽ là trạm trung chuyển (way station), nhưng địch đã nhanh chóng bỏ chạy.

Trên núi, đại úy Littnan đã kiểm tra dây điện thoại và gửi một tiểu đội từ trung đội 2 đi theo dây này, dây chạy theo đường thông thủy để xem nó đi tới đâu. Lúc 14:00 giờ khinh binh Rosenstreich lại bắt đầu leo dốc. Y di chuyển thận trọng. Khác với Stevens, y rất chuyên nghiệp. Y đã sợ, nhưng y đã học cách làm chủ nỗi sợ hãi. Y di chuyển chừng bước, kiểm tra từng tảng đá, từng lá cọ, từng cành lá thấp, từng khúc gỗ mục nát. Thỉnh thoảng y ngừng lại và gọi McCarrell hay Denholm để cùng y quan sát và bàn luận với hai người này, nhưng sau đó y lại tiếp tục tiến bước. 

Lúc 15:00 giờ, tên bắn sẻ lại nổ súng. Đường đạn đi cao và Rosenstreich đã đáp trả bằng cách quét một băng đạn vào những cây phía trước. Y lại lắp đạn và tiếp tục bắn. Để súng ở bán tự động, y đi bộ chầm chậm và bắn từng phát một (snap off shots) ở các vị trí như - bụi cây, bụi tre, hay cỏ voi, tất cả những gì mà một người có thể núp. 

Trong khi Rosenstreich đang bắn, một lính bắc quân xuất hiện ở một hố cá nhân ở giữa đường mòn và, với khẩu AK47 để tự động, đã bắn trúng ngực anh khinh binh này. Loạt đạn đã khiến Rosenstreich ngả vật xuống đường mòn. Cùng lúc một lính Bắc quân xuất hiện từ một bunker xa hơn trên đường mòn và bắn B40. Quả đạn đã trúng ngực McCarrell, nổ tung, và làm nổ quả mìn claymore mà khinh binh thứ hai này để trong túi vãi đeo vai. Tiếng nổ đã phá nát thân thể của McCarrell và khiến Denholm văng xa 10 feet. Denholm bị ù tai, ngả quỵ (tumble to his feet) và bất tỉnh, sau đó bò về phía trước. Y biết rằng y đã trúng nhiều miểng B40, nhưng ko thấy đau. Bằng trực giác, y la lên,"Lấy khẩu 60 ly!"

Vừa bò, Denholm tiến về phía trước, vừa nghĩ rằng, "Tôi phải làm điều gì. Điều gì. Bất cứ điều gì."Tai y vẫn còn ù, và y đã cảm thấy giống như đầu bị đập bởi một gậy bóng dã cầu (ball bat). Đại liên M60 quét đạn vào hàng cây, và B40 bắn trả. Mọi thứ gần như điên cuồng. Denholm bò qua nơi mà McCarrell và Rosenstreich đã gục ngả. Rosenstreich đang dựa vào một cây lớn ở bên trái của đường mòn. Y đang thở hổn hết và chết từ từ. Denholm cố gắng tháo ba-lô khỏi lưng của Rosenstreich để y có thể nằm ngửa trên mặt đất nhưng ko được. Y phải rút con dao Bowie, một loại dao đi rừng, để cắt dây đai của ba-lô. Y để Rosenstreich nằm cạnh cây này, và sau đó vài giây đã qua đời. Viên trung úy đặt tay lên đầu Rosenstreich và suy nghĩ trong giận dữ: Chúng đã giết lính tôi! Bọn khốn kiếp!

Trong cảnh hổn độn này, y lại hét lên, "Lấy khẩu 60 nhanh lên!"

Nghe lịnh, chuyên viên bậc 4 Terry Larson phóng nhanh về phía trước, bắn vài quả. Chuyên viên bậc 4 Donald Mills, xạ thủ M60, vừa chạy theo y vừa bắn. Cách đó 10 mét, tên Bắc quân đã giết Rosenstreich lại xuất hiện và bắn trúng ngực Mills. Mills ngả xuống sau một khúc cây, nằm đó vài giây, sau đó đứng dậy và hét lên,"Thằng chó đẻ đã bắn tôi, thằng chó đẻ chết tiệt này đã bắn tôi!" Mills đã nhặt lại khẩu M60, nhưng khám phá rằng súng kẹt đạn. Y chụp khẩu M16 của Larson và tiến lên đường mòn, và dù gần 10 vết thương trên ngực, đã đi tới hố cá nhân của tên bắn sẻ và bắn một loạt đạn vào tên này."Tên khốn kiếp nhầy nhụa này (You slimy bastard)", y vừa bắn vừa hét. Khi súng hết đạn, y ném súng và loạng choạng đi trở lại. 

Đằng sau một cây gần Rosenstreich, Denholm có một túi lựu đạn và ném liên tục vào các vị trí địch. Sau đó y thấy trung sĩ nhứt William Murtiff của đại đội, và trung sĩ Louis Garza của trung đội 4, và một toán lính đang cố gắng tiến lên, dọc theo phía phải của sống núi. Họ vừa bắn và tiến chậm chạp. Ở bên phải của đường mòn, có 2 hay 3 người bị thương. Một y tá chạy đến cứu họ nhưng bị trúng đạn. Denholm chạy nhanh tới giữa đường và nằm xuống, sau đó bò tới một kẻ bị thương khi một lính Bắc Việt đột ngột xuất hiện từ một hố cá nhân ở bên phải của đường mòn. 

Tên lính bắn một loạt AK47 và bỏ chạy: một viên trúng nón sắt và viên khác làm bể kính cận của Denholm. Denholm chuyển nhanh về bụi cỏ voi bên phải. Y ném hai quả về hố cá nhân này nhưng ko kết quả. 

Denholm vừa bò vừa kiếm hố này.

Cách đó chưa tới một mét, núp kỹ trong một bụi cỏ tranh, tên lính csbv này lại xuất hiện từ một hố cá nhân. Tên này nhìn xuống đường mòn để tìm mục tiêu, đạn đã lên nòng. Denholm định giết tên này, nhưng sựt nhớ rằng ko biết bỏ súng ở đâu; nhưng y đã nhanh chóng rút dao Bowie và đâm mạnh vào họng tên lính bắc quân. Dù bị thương nặng, tên lính này đã biến mất. Denholm bò trở lại trung đội.

Ở 50 mét phía dưới đường mòn, đại úy Littnann đang đứng kế hiệu thính viên hay RTL. Trong năm phút, y nghe súng nổ ở phía trên nhưng ko biết điều gì xảy ra. Y đang quay số để nói chuyện với trung đội trưởng Denholm thì thấy một binh sĩ lùn và mập (stocky) mang kiếng cận, chạy nhanh theo đường mòn về phía bch của đại đội. Người binh sĩ, là Stevens đã kể ở trên, chạy qua, Littnann định bắt lại nhưng ko kịp nên la to, "Ai đó chận tên này!"

Sau đó hai binh sĩ khác đã chận tên này và đè y xuống đất. Tên lính vẫn hoảng loạn, la hét và cố gắng vùng vẫy (squirm) khỏi hai người lính.  

"Điều gì đã xảy ra?" Littnann hỏi.

Tên lính ko còn chống cự. Y nhìn Littnann và có vẻ định nói điều gì, và bắt đầu khóc, ngực nhấp nhô, thở hổn hển. Littnann nhìn xuống người lính và suy nghĩ: Trời ơi, chúng ta đã gặp điều gì ở đây?

Sau đó Littnann đã biết tại sao người lính này khóc. Stevens, đã đứng cách McCarrell khoảng một mét khi quả B40 trúng ngực của McCarrell.

Trên đường mòn, trung đội 4 đang rút lui. Garza giữ đoạn hậu. Trước nhứt y gửi một tiểu đội để bắt tay với Denholm ở bên phải của đường mòn, và một tiểu đội ở bên trái. Trong khi hai tiểu đội này áp đảo hỏa lực địch, y cho từng nhóm 2 hay 3 người chạy nhanh về phía trước để bắt đầu kéo ba xác chết và bảy người bị thương từ giữa đường mòn.

Đây là một việc khó khăn. Lính csbv chứng tỏ rất gan lỳ vì khi hai tiểu đội lính Mỹ bắn họ, họ cũng trả đủa. Lúc 1645, cả trung đội đã đi khỏi yên ngựa.

Trung úy Boccia, mà trung đội ở hàng thứ hai trong đội hình, đã đứng giữa đường mòn và nghe súng nổ nhưng ko biết điều gì xảy ra. Nay y thấy những lính bị thương đi về bch TĐ, kế đó các kẻ khiêng cáng, và sau đó là trung úy Denholm.

Denholm đầy máu và đi loạng choạng như kẻ say rượu. Hai tay buông thỏng (hang limsy), và mắt nhìn xa xăm.

"Chuck. . . điều gì đã xảy ra?"

Denholm trống rổng nhìn Boccia và lẩm bẩm, "Rosey ở đâu? McCarrell và Larson ở đâu. . . ?"

Boccia ko biết phải trả lời cách nào. Y định chào nhưng Denholm đã chập choạng đi qua. 

GỌI PHÁO BINH VÀ COBRA

Với trung đội 4 đi hết (down off) đường mòn, tiền sát viên của đ.đ. Bravo đã bò khá xa trên đường mòn, đủ để xác định các vị trí của địch, rồi gọi pháo binh. Trong 15 phút, pháo đã dập khu vực này. Khi pháo dứt, tiền sát viên đã bò về phía trước và đánh dấu vị trí của y với lựu đạn khói, rồi gọi hai trực thăng Cobra để tấn công các vị trị địch với hỏa tiển nổ cao hay HE.

MÁY BAY BẮN LẦM VÀO BCH CỦA HONEYCUTT

Điều gì xảy ra tới đây sẽ ko bao giờ có thể giải thích đầy đủ. Ở BCH TĐ, Honeycutt đã ko biết về yêu cầu trên đây của tiền sát viên. Khi hai chiếc này hover trên Động Ấp Bia, trung tá quay qua đại úy Addison,"Chuck, bọn này sắp làm gì ở đây? Bọn chúng đang bay vào tầm đạn pháo binh. Chúng có điên ko?"

Trong khi Honeycutt nói, hai chiếc này, có vẻ đang hướng về đỉnh của Động Ấp Bia, đột nhiên đổi hướng và nhắm vào bch của TĐ. "Trời ơi, những thằng hề này đang bắn chúng ta," Honeycutt la lên.

Honeycutt cầm ống liên hợp (handset) của một trong những máy truyền tin và đã cố gắng trong vô vọng để nói chuyện với phi công qua tần số không lực. Đó là một việc làm vô ích, vì một chiếc đã nghiêng mình (bank) và phóng một loạt hỏa tiển.

"Nằm xuống!" Honeycutt la lên cho gần 15 người đang đứng gần BCH. "Pháo kích! Pháo kích!"

Hỏa tiển đã nổ ở ngọn cây, và miểng đã rơi như mưa xuống một khu vực 30-mét. Vài người đã gục xuống, chồng lên nhau, và những người khác nhanh chóng tản mác để tìm chỗ núp ở rìa của vị trí này. Honeycutt đã bị một miểng hỏa tiển bằng ngón tay cái ở lưng. Ông đã ngả gục xuống và khi đứng dậy, ông thấy hai chân đều bị tê. Ông đi khó khăn tới dàn máy truyền tin và chụp ống liên hiệp. Trong khi ông quay số, chiếc Cobra thứ hai lại phóng hỏa tiển. Bốn hay năm hỏa tiển đã nổ trên ngọn cây, và miểng văng khắp BCH, làm hai hay ba người gục ngả. 

Honeycutt la to trong ống liên hợp ,"Ngừng bắn! Các anh đã bắn lầm! Ngưng ngay!"

Khi cuối cùng phi công nhận ra lỗi lầm, họ cố gắng xin lỗi, nhưng ĐT từ chối. "Các anh đi chỗ khác. Các anh nghe ko? Nếu ko tôi sẽ bắn rơi máy bay."

. . . Hỏa tiển đã giết 2 người, làm bị thương 35 người khác. Trung sĩ thường vụ TĐ Bernie Meehan, sĩ quan liên lạc pháo binh James Deleathe; và 10 người khác giữ vai trò quan trọng trong BCH đều bị thương nặng, cần di tản gấp. BCH TĐ bây giờ giống như trạm cứu thương sau một trận đánh lớn. 

Đã vậy, cối 120 ly của csbv, dấu bên kia biên giới, lại bắn 5 hay 6 quả vào bch TĐ. 

Cùng lúc đó, trong khi cối địch còn rơi, 5 cán binh csbv xuất hiện từ đường thông thủy phía nam BCH TĐ, tấn công bằng AK47. Đại úy Addison nhanh chóng phản ứng. Ông quạt một băng đạn M16 khiến 3 tên ngả gục, hai tên còn lại chạy xuống thông thủy. Đại úy đuổi theo, nhưng sau đó trở về bch TĐ.

. . . Sau khi cơn giận dữ nguội dần (vent), Honeycutt nghĩ cách giải quyết trường hợp của Bravo. Lúc đầu, ông chỉ muốn tạm thời rút đ.đ. này để giao mục tiêu cho pháo, trực thăng võ trang và oanh tạc cơ giải quyết. Sau khi đã dần mềm mục tiêu này, ông muốn đại úy Littnann gửi một trung đội vào mục tiêu và-- trong khi quân csbv bấn loạn vì bị không kích-- sẽ nhanh chóng tràn ngập các hầm trú ẩn và hố cá nhân chung quanh hai đồi nhỏ. 

Nay với bch tan tác, ông nghĩ rằng ko thể nào tổ chức một tấn công như vậy. Nếu đại đội Bravo gặp một đơn vị địch mạnh hơn mà họ vừa gặp mới đây, ông ko còn viện quân để giúp họ hay phối hợp không và pháo yểm cho họ. Do vậy ông gọi đại úy Littnann rút đ.đ. về phía sau 100 mét và đào hầm hố phòng thủ qua đêm. 

Trong khi ông quì gối kế bên các máy truyền tin--chung quanh ông các y tá chăm sóc thương binh--ông buộc phải có những kết luận nhanh và lấy lại tinh thần. Lúc đầu ông đã nghi ngờ Động Ấp Bia chỉ được bảo vệ bởi một toán thám báo nhỏ hay có thể một nhóm những tên bắn sẻ. Khám phá dây điện thoại của đ.đ. Bravo, kết hợp với đụng độ của đ.đ. này, giờ đây đã thuyết phục ông rằng ở đó phải có ít nhứt là một trung đội cộng, hay có thể là nguyên một đ.đ. Ông đã nghi ngờ họ thuộc trung đoàn 29 csbv , nhưng ko có cách chứng minh điều đó.

Ông định tìm một cách chính xác điều gì ở Động Ấp Bia-- và ko chỉ với một đ.đ., chỉ có thể lục soát một khu vực giới hạn, nhưng với ba đ.đ., mỗi đ.đ. tiến lên núi theo một hướng khác nhau. Nếu có hơn một trung đội địch trên núi này, ông hy vọng sẽ biết điều đó trong vài ngày.

Ông liền gọi đại úy Dean Johnson chỉ huy đ.đ. Charlie, và nói y ngừng hành quân dọc sông Trung Phạm và bắt đầu một lục soát cấp đ.đ. theo hướng đông thăng tới Động Ấp Bia. Họ phải tiến lên một sống núi lớn bắt đầu gần bờ sông và từ từ tới một giao điểm nơi sống núi này gặp Động Ấp Bia, nằm giữa Đồi 900 và 937. 

Kế đó ông gọi đại úy Gerald Harkins và ra lịnh cho y phải ngừng hành quân gần sông Trung Phạm và theo sống núi lớn để về bảo vệ BCH TĐ, thay thế đ.đ. Delta. Và đ.đ. Delta, vào buổi sáng, sẽ phải đi xuống một khe núi lớn ở phía đông bắc của bch và bắt đầu một cuộc lục soát khác lên sườn bắc của Đồi 937. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, Honeycutt sẽ có ba đ.đ. vào vị trí vào buổi sáng của NGÀY 13 TÂY để phối hợp tiến lên núi này.

Từ vị trí phòng thủ đêm hay NDP (night defensive position) ở phía nam của yên ngựa sâu này, lính của đ.đ. Bravo đã thấy một Skyraider gầm thét (growl) bay qua đầu và chúi xuống những vị trí địch ở trên họ 200 mét. Những quả bom 500-cân Anh rời cánh và lao xuống rừng núi. Tiếng nổ sắc gọn, và lính tráng bị xóc nảy lên (jolt) vì chấn động. Hai cuộn khói nâu bốc lên từ khu rừng. Sau 30 phút bắn phá các vị trí địch, chiếc Skyraider cuối cùng của 4 chiếc, quay đầu về hướng đông để ra biển. 

Ở BCH, một lát sau khi ném bom, đ.u. Littnann được lịnh của Honeycutt phải báo cáo tình trạng của đ.đ. Littnann do dự một lát và báo cáo ko có thương vong nhưng có hai M60 bỏ lại trên đồi. 

"Anh biết nó ở đâu?"

"Chúng tôi biết khu vực mà hai khẩu M60 bỏ lại."

"Anh gửi người lên đó bây giờ, và mang súng về. Và ngay bây giờ! Vì chúng ta ko thể bỏ súng như vậy."

Littnann đã gặp khó khăn khi chon người cho một nhiệm vụ nguy hiểm như vậy và rất vui khi trung úy Marshall Eward và 2 người thuộc trung đội 2 tình nguyện. Chờ trời tối, ba người, ko nón sắt và súng, đã rời vị trí phòng thủ đêm và im lặng đi lên đường mòn.

Chỉ sau 30 phút chờ đợi, cả ba trở về, mang theo hai khẩu M60, và đ.u. Littnan cảm thấy nhẹ nhỏm.

Thở một cách nặng nề và đầy lo lắng, trung úy Eward ngồi trên một khúc cây và nói, "Địch quân có mặt khắp nơi, thưa đ.u. Chúng ko phải là bọn dò đường mà là lính chính quy Bắc Việt. Tôi đã nghe họ nói và đi lại trên đó. Trời ạ, tôi ko muốn làm một lần như vậy nữa."

Khám phá của Eward ko là một sự kiên riêng lẻ, vì quân csbv, sau gần 48 giờ thu mình tránh né, nay đang ra mặt khắp nơi ở bắc A Shau và sẵn sàng tấn công. Đó cũng là một thực tế mà TĐ 1/506 cũng thuộc sđ 101 nhảy dù sắp khám phá.

BÃI ĐÁP CỦA TĐ 1/506 BỊ PHÁO CỐI

Cũng như TĐ 3/187 của trung tá Honeycutt, hai ngày qua họ đã lục soát bắc A Shau. Khu vực hành quân của họ ở ngay phía bắc của làng Bou Ải Ha và phía đông của Sông Trung Phạm. Trung tá John Bowers, chỉ huy TĐ, đặt bch của ông trên đỉnh một đồi nhỏ khoảng 500 mét đông của giới Lào Việt. Từ đồi này, bốn đ.đ. của ông đã lục soát vừa hướng về biên giới và vừa vào thung lũng.

Được lịnh canh gác chu vi phòng thủ của tđ vào tối NGÀY 11 TÂY là trung úy Ian Schumaker và ba trung đội của đ.đ. Charlie. Do đ.u. William Stumiest, đ.đ. trưởng bị thương vào buổi sáng nên Schumaker làm đ.đ. trưởng.

Vị sĩ quan 22 tuổi này đã đi phục kích đêm vào tối NGÀY 10 TÂY gần biên giới và trong ngày kế đã lục soát dọc theo bờ sông Trung Phạm, nơi trung đội đã khám phá và đốt một trang trại lớn của địch. Y chỉ tới bch TĐ vào xế trưa, nhưng bị sốc với những gì y thấy. Đầu tiên y sốc vì biết rằng TĐ đã ở hai đêm liên tiếp tại cùng một vị trí, nghĩa là mời gọi một cuộc tấn công bằng cối. Y chắc chắn rằng, các xạ thủ csbv đã có tọa độ của vị trí này và có thể đã hướng nòng súng vào đó. 

Nhưng Schumaker còn sốc vì tình trạng của bãi đáp. Hai trung đội bộ binh canh gác vị trí này vào NGÀY 10 TÂY vẫn chưa củng cố chu vi phòng thủ có hình thuôn dài (oblong). Chỉ có vài người đào hố chiến đấu, nhưng quá cạn. Và trong khi một số mìn claymore rải rác chu vi phòng thủ, ko ai buồn để cài một lựu đạn chiếu sáng. 

Viên trung úy đã dùng thời gian còn lại của buổi chiều để củng cố chu vi. Y ra lịnh mỗi lính trên chu vi phải đào một hố sâu ít nhứt sáu bộ Anh, phải có nắp che và một đống lựu đạn kế bên. Và phải cài lựu đạn chiếu sáng khắp vị trí. Dù rất xa lý tưởng, nhưng chỉ trong hai giờ, chu vi phòng thủ có thể chấp nhận được.

Nhưng có những kẻ, chống đối việc đào hố. Như trung đội súng cối, nại lý do rất bận rộn với nhiệm vụ nên ko có thời giờ. Lúc đầu Schumaker định báo với trung tá Bowers nhưng sau đó bỏ ý định này. Y còn nhiều việc phải lo cho đ.đ. của y.

Y cũng khuyên một phóng viên của báo Stars and Stripes, tương tự như báo Tiền Tuyến của VNCH-- người dịch, đã ở lại đêm nay tại bãi đáp. Là một người béo lùn (pudgy) với tóc che cổ áo, y đã cười trước lời khuyên của Schumaker.

"Cái gì? Đào một cái hố? Anh muốn tôi đào một cái hố?"

"Vâng. Tôi nghĩ rằng anh nên làm như vậy. Chúng ta có thể bị pháo bằng cối tối nay."

"Nếu điều đó xảy ra, hãy để tôi tự lo."

Khi Schumaker cố gắng thuyết phục, phóng viên đã phản ứng," Trung úy, anh ra lịnh cho tôi? Anh hãy lo cho lính anh, và để tôi tự lo. OK?" 

"OK"

"Tốt"

Schumaker bỏ đi trong giận dữ. Sau đó ông tập họp ba trung đội trưởng và kể lại vụ này."Nếu chúng ta bị tấn công đêm nay--hãy nói cho lính tráng điều này--trong mọi tình huống ko ai được phép cho tên khốn kiếp này nhảy vào lổ của mình. Đây là lịnh."

Trận tấn công bằng cối đã xảy ra như sĩ quan này trông đợi. Ngay trước khi trời tối, trong khi y đang đứng gần bch ở trung tâm của bãi đáp, y đã nghe những tiếng nổ từ những ngọn đồi chung. Trong chớp nhoáng, 15 đến 20 viên đạn cối đã rơi trúng những ổ súng lộ thiên, hạ gục nhiều pháo thủ. Trong chưa tới một phút, phân nửa của 30 pháo thủ đã bị thương vong vì miểng pháo. Sau đợt pháo đầu tiên, các xạ thủ địch đã ngưng một lúc, sau đó bắt đầu rải đạn cối từ đầu đến cuối của bãi đáp. Trong ánh chớp của tiếng nổ, Schumaker đã nhìn thấy nhiều người bị tung lên khỏi mặt đất và gục ngả rải rác quanh các ụ súng. Ngay lúc đó hàng chục tiếng rên la vì đau đớn và gọi y tá. Một số ít ko bị thương đã hướng súng về vị trí đặt cối của địch và bắn trả.

Schumaker đã bắt đầu chạy vòng quanh chu vi phòng thu để kiểm tra tình hình, kêu gọi lính tráng coi chừng bộ binh địch tấn công. Và bây giờ, địch pháo khắp bãi đáp. Trong khi di chuyển trong bãi đáp, Schumaker đã hai lần té ngả vì pháo. Y nhìn thấy đạn cối nổ khắp nơi.

Khi trở về bch của y, viên trung úy đã thấy một kẻ rên rỉ cách y mười bộ Anh và đang hấp tấp đào đất bằng tay. Y đã quì xuống bên cạnh để giúp người này, và nhận ra đó là anh phóng viên. Quần áo anh này rách bươm và cháy xém, và lại còn bị trúng vài mảnh cối. 

"Tôi có băng cá nhân," Schumaker nói. "Anh muốn tôi băng bó cho anh?"

"Không," người này nói, trong khi vẫn đào. "Tôi cũng ko muốn biết tôi đã bị thương như thế nào."

Schumaker trở lại bch và lấy một cái xẻng và mang lại cho anh phóng viên. "Thử cái này. Tôi nghĩ anh sẽ làm tốt hơn."

Schumaker mong rằng sẽ tìm được một an ủi nào đó trên gương mặt anh nhà báo này, nhưng y ko thấy. Tình hình tại bãi đổ quân quá thảm. Người bị thương khắp nơi, và pháo kích ngày càng gia tăng.

Schumaker cảm thấy rằng y phải làm điều gì để ngừng việc này và đã quyết định thử một mẹo mà y đã học từ một trung sĩ già tại Fort Benning về làm thế nào để đo (gauge) hướng và khoảng cách của một vị trí cối của địch. Đứng ở trung tâm của bãi đổ quân, y đã thấy hai quả cối rơi trúng và lấy ngay địa bàn đo đạt; sau đó chạy đến bch tđ để cung cấp thông tin này cho sĩ quan phối hợp hỏa lực. Tuy nhiên, người này ko đếm xỉa đến y và vẫn cứ núp trong hố.

"Trở về đ.đ. của anh," một sĩ quan khác trong bch la lên. ""Anh đang kéo pháo về chúng tôi."

Giận dữ vì lời quở trách (rebuff) này và cảm thấy minh khờ dại thế nào đó, y đã trở lại bch của mình. Đi được 5 mét y đã gục ngả hai lần bởi miểng cối, nhưng ko bị thương.

TƯỚNG JIM SMITH ĐẾN BÃI ĐÁP TRONG LÚC PHÁO KÍCH 

Trên đường đi, y đã dừng ở một vị trí đặt cối, lúc đó đang hoảng loạn. Chỉ có một khẩu còn bắn, nhưng bàn tiếp hậu (base plate) đã lún sâu một bộ Anh. Trong khi y đứng ở đó, một trực thăng đã đáp xuống ngay phía bắc của các ụ súng này. Đó là một trực thăng C-and- C của tướng Jim Smith, phụ tá tư lịnh của sđ 101 Nhảy Dù. 

Trong khi các y tá đưa thương binh lên trực thăng của tướng Smith, Schumaker đã cố gắng thông báo (apprise) tình hình cho tướng quân. Nhưng tướng ko cần. Vào lúc đó, một hỏa châu, bắn đi từ một căn cứ hỏa lực ở phía đông của thung lũng, nổ trên đầu. Dưới ánh sáng này, tướng Smith đã thấy điều ông muốn thấy. Với ánh mắt ko có thần (blankly), ông đã nhìn ba pháo thủ nằm nghiêng, chân cẳng cong quẹo do trúng pháo, rồi ông nhìn người bị thương khắp nơi và nói,"Đây là một tấn công bằng đạn cối mà tôi chưa bao giờ thấy." Ngay cả trong lúc tướng Smith nói, hai hay ba quả cối đã rơi gần máy bay của ông làm máy bay trúng miểng. 

May mắn cho bãi đổ quân này, một máy bay Hỏa Long AC-47 Spooky đã tới kịp thời. Nó bay vòng rất chậm trên bãi đáp này, hai động cơ kêu o o như ong kêu. Schumaker kêu hiệu thính viên và nói chuyện với phi công góc phương vị (azimuth) và tầm đạn, mà y đã tính khoảng 3.000 mét.

Máy bay quat về phía bắc và chẳng bao lâu đã ở trên vị trí địch. Thật lạ lùng, dù thấy máy bay Hỏa Long, các xạ thủ địch đã ko bỏ chạy, mà còn tiếp tục bỏ đạn vào nòng. Sau chưa tới một phút trên khu vực, phi công đã nhận ra tia chớp từ các nòng súng. Y lướt xuống trả thù bằng những khẩu minigun 6-nòng. Hai mươi giây sau đó, máy bay đã bắn trúng nơi chứa đạn cối khiến một tiếng nổ vang dội đã xé nát khu rừng chung quanh, xóa tan (oblirate) vị trí này và những người trên đó.

Khi nghe tiếng nổ và sau đó nói chuyện với phi công Hỏa Long, Schumaker đã cảm thấy nhẹ nhỏm, nhưng y ko có gì hãnh diện. Bãi đáp của TĐ chỉ còn là đống đổ nát và sĩ quan này nghĩ rằng nếu bộ binh địch đã phối hợp nhịp nhàng với tấn công bằng cối, chúng có thể giết hay làm bị thương mọi người ở bãi đáp này. Y đã cảm thấy một luồng hơi lạnh chạy khắp xương sống. 

Dịch từ trang 75-98 của Hamburger Hill hay Đồi Thịt Bầm của Samuel Zaffiri.

San Jose ngày 25 tháng 12 năm 2020

Tài Trần