CHƯƠNG 6 - TQLC Mỹ đã tịch thu 37 đại bác phòng không 37 ly, 16 đại bác 122 ly khi vượt biên giới Lào-Việt tháng 2/1969
Lời nói đầu: vì tôn trọng sự trung lập của Lào và Kampuchia, ấn định bởi HĐ Geneva 1954, liên quân Việt-Mỹ chỉ phép vượt biên giới trong những tình hình nghiêm trọng nhứt. Lợi dụng lịnh này, CSBV đã lập nhiều căn cứ tiếp vận lớn lao nằm trên biên giới - như căn cứ 611 ở biên giới Lào-Việt, phía tây Huế và gần trại LLĐB A Shau. Từ căn cứ tiếp vận chiến lược này, hàng đoàn công voa, có tháng tới 1.000 chiếc ra vào, để chuyển hàng tiếp tế theo đường HCM vào nam hay xuôi theo xa lộ 922, chạy vào thung lũng A Shau hay theo tỉnh lộ 547 đến Huế. Do địa thế hiểm trở và VNCH ko đủ quân để kiểm soát thung lũng A Shau và vùng phụ cận hiểm trở này, nên sau khi trại lọt vào tay CS từ năm 1966, khu vực này hoàn toàn do CS kiểm soát. Đầu năm 1969, nhờ quân Mỹ có mặt dồi dào (khoảng 50 ngàn) ở QK 1, các TL Việt-Mỹ đã tìm cách giải quyết "khối u" này để tránh cho Huế bị tấn công lần thứ hai - mà nguồn vũ khí và người đều xuất phát từ thung lũng này.
Sau đây là phần chuyển ngữ từ quyển Hamburger Hill (Đồi Thịt Bầm) của Samuel Zaffiri.
=======
...
Để cắt bỏ "khối u" A Shau phải làm một con đường. Đó là quyết định mà tướng Richard Stilwell đã có, chỉ trong thời gian ngắn sau khi làm TL Quân đoàn XXIV, được thành lập ngày 12 tháng 8 1968 để chỉ huy mọi đv chiến thuật của Mỹ tại QK 1 của Việt Nam. Stilwell lập luận rằng để cắt khả năng chuyển hàng tiếp liệu của địch vào và ra khỏi thung lũng A Shau một cách hiệu quả, sự có mặt thường trực của lực lượng đồng minh tại đó là điều cần thiết. Những cuộc tấn công, như HQ Delaware hay Somerset Plains, đơn giản ko thể làm được việc này. Dù họ có thể tạm thời làm gián đoạn tiếp liệu của địch, nhưng khả năng của họ chỉ tới như vậy. Do vậy, vấn đề ko phải chỉ xây dựng và điều hành những căn cứ lớn trong thung lũng hay phát động những HQ lùng-và-diệt-địch lớn lao, nhưng là tái tiếp tế cho hai hình thức này. Trong khi hỏa lực phòng không dày đặc của địch trong thung lũng là một vấn đề mà cuối cùng quân Mỹ phải giải quyết, khó khăn lớn nhứt mà đồng minh đã gặp ở A Shau là THỜI TIẾT. Để giữ thung lũng lâu dài, tướng Stilwell đã kết luận, sẽ đòi hỏi một nguồn tiếp tế lớn và đều đặn. Và để bảo đảm điều này, phải cần xây một con đường có thể hoạt động trong mọi thời tiết và đường bắt đầu từ căn cứ của sđ 101 Dù tại TRẠI EAGLE, ở 7 km đông nam Huế và 9 km tây sân bay Phú Bài, xuyên qua các bình nguyên ven biển, đi qua núi non và thẳng vào trung tâm của thung lũng. Làm một con đường như vậy là một nhiệm vụ (undertaking) đầy tham vọng, nhưng đó là chọn lựa duy nhứt để thung lũng này khỏi lọt vào tay Bắc quân.
Thật là lạ lùng, con đường này - mà những lính công binh Mỹ đã làm xuyên qua rừng ba từng (triple-canopy) và thường chạy dọc theo rìa của núi cao hay những vách đá dốc đứng - lại là phần dễ nhứt của công việc mở lại A Shau. Người Mỹ chỉ giỏi có một thứ, đó là làm đường. Trong chưa tới BA THÁNG, bằng cách dùng những xe ủi đất (bulldozer) khổng lồ nặng 15 tấn và hàng đoàn máy san đất (grader) và dumper (xe có thùng có thể lật nghiêng để đổ những thứ trong đó), các lính công binh của sđ 101 đã làm xong con đường hai làn chạy gần 20 dặm, khoảng 32 km, từ trại Eagle tới phía đông của thung lũng A Shau. Đó là một công trình ko thể tưởng tượng trong một thời gian ngắn và băng qua địa thế hiểm trở như vậy, nhưng vẫn còn thiếu bảy dặm mới hoàn tất - nhưng là 7 dặm hay hơn 11 km chạy ngang lòng địch. Do đó để hoàn tất con đường, thung lũng phải được tấn công và giữ an ninh.
Như ĐT TQLC Sullivan đã viết năm 1966 sau khi trại LLĐB A Shau thất thủ, để vô hiệu hóa các hoạt động địch trong thung lũng, phải cần nhiều cuộc HQ hay đột kích (foray) với tham dự của 2 TĐ hay hai lữ đoàn. Các thất bại của các HQ trong quá khứ ko phải vì lập kế hoạch dở nhưng vì thiếu quân, tiếp vận, và hỏa lực. Muốn phá vở "khối u" trên đây, phải có HQ toàn diện - kiểu đã áp dụng trong đệ nhị thế chiến. Đầu tháng giêng 1969, ban tham mưu của QĐ XXIV đã có kế hoạch như vậy. Họ định tổ chức 4 cuộc HQ riêng lẻ, một tấn công Căn Cứ 611, và ba nhắm vào thung lũng.
TQLC Mỹ đã dự định phát động HQ Dewey Canyon, một HQ cấp trung đoàn từ căn cứ Vandergrift tiến về nam, xuyên qua thung lũng Da Krong và vào trung tâm của căn cứ khổng lồ 611 của csbv. Nằm trải dài hai bên của biên giới Lào-Việt, 611 từ lâu là CÁI GAI vào hông của đồng minh. Hàng tiếp tế từ đường mòn HCM sẽ chứa ở đây, rồi chuyển tiếp theo đường này, hay thông thường, theo xa lộ 922 trong A Shau. Dù luôn luôn là điểm nóng (hotbed) của hoạt động tiếp vận, chỉ trong tháng qua, số lượng xe tải chung quanh 611 đã gấp hai lần khoảng 1.000 xe ngày. Đây là con số đáng kinh ngạc (stagger) và hơn nữa gần đây có bốn trung đoàn csbv đã được nhận thấy trong khu này đã khiến các nhà tình báo suy nghĩ: csbv đang chuẩn bị người và vũ khí để đánh Huế lần nữa. Dù ko có cách nào để kiểm chứng điều này, nhưng phe đồng minh vẫn phải sớm thực hiện HQ Dewey Canyon, dù chỉ mới thai nghén trên giấy tờ vài tuần.
Cuộc tấn công vào 611 với ba TĐ: 1, 2, và 3 của tr.đoàn 3 TQLC. Tiến quân thành ba mủi từ sáng sớm ngày 20 tháng 1, với pháo binh dọn đường, họ bắt đầu tiến vào giữa của thung lũng Da Krong. Như TQLC trông đợi, địch đã ko có ý bỏ rơi kho tiếp liệu và kho súng khổng lồ tại thung lũng mà ko chiến đấu, cả ba TĐ chẳng bao lâu đã chạm súng đẫm máu với những đv cấp trung đội địch.
Tuy nhiên, theo thông lệ, TQLC đã lập các căn cứ hỏa lực (CCHL) trong khi tiến quân để làm sao bất cứ lúc nào họ cũng đc yểm trợ bởi pháo binh. Mỗi khi gặp 1 vị trí địch, họ kêu pháo binh, và sau đó cho bộ binh lục soát. Những trận đánh tuy nhỏ, nhưng đến cuối tuần đầu ở Da Krong, họ đã giết hơn 400 ĐỊCH QUÂN và khiến hàng trăm tên phải chạy về căn cứ 611 hay A Shau.
Khi lính Mỹ tới gần biên giới, Bắc quân đã đánh trả với đại bác dã chiến 122 ly - đây là một võ khí tốt nhứt của Nga trong đệ nhị thế chiến, có tầm bắn xa hơn và tác hại hơn là 105 ly của Mỹ. Họ đã đặt súng ở hang sâu bên phía Lào, và xạ thủ rất giỏi. Thay vì bắn vào các đv bộ binh di chuyển liên tục, họ bắn vào các CCHL của Mỹ, và bắn liên tục ngày đêm. Tại một CCHL, một quả trúng hầm chỉ huy giết 5 lính Mỹ, và tại một CCHL khác, toàn bộ một khẩu đội 105 đã chết hay bị thương. Dù xạ thủ TQLC đã cố gắng nhiều, nhưng họ ko thể câm họng chúng vì chúng đặt trong hang sâu.
Tuy vậy, ba cánh quân của TQLC vẫn tiến tới biên giới. Cuộc chiến đã dữ dội hơn và 2 ngày sau, cả 3 tđ đã sát gần biên giới và đã vào một phần của căn cứ 611 nằm trên biên giới của Nam VN. Họ đã ngừng ở đây, dù nhiều lính Mỹ, giận dữ vì bị pháo 122 ly, đã muốn vượt biên giới để phá tan chúng. Một yêu cầu được tấn công đã đi theo hệ thống quân giai của TQLC Mỹ và tới tay tướng Abrams TL quân Mỹ tại VN. Tướng quân lúc đó giống như cầm củ khoai tây nóng. Dù thông cảm với TQLC Mỹ, nhưng chính sách đã nói rõ rằng các đại đội ko đc vượt biên trừ những tình huống nghiêm trọng nhứt. Tướng Abrams nói với TQLC ông sẽ nghiên cứu đề nghị và trả lời sau.
TQLC ko thể chờ: ngày 2 tháng 2, một đ.đ. của tđ 2 đóng trên đỉnh một núi khống chế xa lộ 922, đã thấy một đoàn công voa lớn chạy chậm dọc theo phía biên giới thuộc Lào. Pháo binh được gọi, và hỏa lực này đã tan biến (dissipate) trong rừng núi dầy đặc, và đoàn công voa biến dạng. Đối với lính TĐ 2 TQLC, đây là giọt nước tràn ly: họ đã tức giận vì phải ngồi yên để thấy địch quân di chuyển hàng tiếp liệu cách họ vài trăm mét, nên đã xin cấp trên cho tấn công. Dù biết phạm luật, ĐT Barrow TĐT vẫn cho phép. Tối đó, đạị đội H của TĐ vượt biên, lập một vị trí phục kích trên xa lộ 922, và chiều hôm sau đã đụng độ với một đoàn công voa lớn. Vì sợ ở lâu trên đất Lào sẽ vi phạm luật, đ.đ. này đã trở lại VN. Sau đó, họ biết rằng ĐT Abrams, sau khi tranh luận với bộ tham mưu, đã cho phép TQLC có thể HQ cấp TĐ xuyên biên giới để đập tan các khẫu 122 ly.
Không trể một giây, đại đội đã cùng phần còn lại của tđ lại vượt biên giới. Dù họ ko phá đc khẫu 122 nào, nhưng qua các cuộc chạm súng dữ dội, họ đã giết vài chục bắc quân và khiến những đv canh gác căn cứ vĩ đại này phải rút chạy. Nhờ vậy, TQLC đã tiến quân vô sự và đã bắt đầu khám phá vài kho vũ khí trong số những kho vũ khí lớn nhứt chiến tranh.
Khi HQ Dewey Canyon chấm dứt cuối tháng 2, họ đã tịch thu 37 SÚNG PHÒNG KHÔNG, 16 ĐẠI BÁC DÃ CHIẾN 122 LY, gần 1.000 AK-47, hàng trăm lựu đạn và rocket, hơn 1.000.000 đạn súng nhỏ và liên thanh, và 250.000 cân Anh hay khoảng 113 tấn gạo. Tuy nhiên, thiệt hại nghiêm trọng nhứt của đối phương, vẫn là con người: gần 1.700 quân thiện chiến của csbv chết, và số bị thương gấp ba lần. Đây là những tổn thất mà họ không bao giờ có thể hoàn toàn thay thế. Phe TQLC có 130 chết và hơn 900 bị thương.
Có những bàn tán (understatement) rằng phe đồng minh đã vui sau HQ Dewey Canyon, nhưng là niềm vui ko trọn vẹn (hesitant). Các TL từ tướng Abrams trở xuống đã biết rõ rằng địch quân, như con chim Phượng Hoàng (Phoenix) huyền thoại, đã có một khả năng kỳ lạ (uncanny) là hết lần này đến lần khác sống lại từ đống tro tàn của thất bại và tự nó phục hồi. Như họ đã làm trong quá khứ, các TL phải tiếp tục mở các cuộc HQ để đẩy lui địch ra khỏi căn cứ của họ.
Dịch từ trang 47-51 của Hamburger Hill.
Ngày 2 Dec 2020.
=====
ĐỌC THÊM:
VÀI HÀNG VỀ SĐ 1 KHÔNG KỴ
Biệt danh: First Team
- Đơn vị đầu tiên đc triển khai cả sđ tới VN và đv cấp sđ hoạt động lâu nhứt tại VN.
Quân số: 16.000 ng.
Thương vong: nhiều nhứt trong các sđ của Lục quân Mỹ với 5.464 chết (14/100 của số chết của Lục quân); bị thương: 26.592.
1/ Hệ thống vũ khí:
- Pháo binh cơ hữu: 105 ly, pháo binh 155 ly của đv tăng phái.
- Trực thăng tấn công: UH-1 gunship (có đại liên M-60 và hỏa tiển); trực thăng AH-1 Cobra với đại liên, rocket và phóng lựu 40 mm.
2/ Tổ chức:
- Các lữ đoàn không kỵ: 3 LĐ.
- Pháo binh của sđ: TĐ trực thăng quan sát OH-6 Loach, TĐ trực thăng Cobra, và ba TĐ pháo 105 ly.
- Về không lực: hai TĐ trực thăng tấn công, còn gọi là gunship UH-1 Iroquois, một TĐ trực thăng Chinook CH-47.
- Thành phần yểm trợ: truyền tin, quân cụ, quân y, hành chánh, v.v... trong năm TĐ hay hai đ.đ.
- Hai TĐ, hai đ.đ. và một phân đội về công binh, quân cảnh, quân báo, v.v...
https://www.historynet.com/a-valley-soaked-in-rain-blood.htm
No comments:
Post a Comment