Wednesday, January 29, 2020

Trương Điện Thắng - "Ông Gìa Hâm" Thanh Tịnh
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019 | 2.1.19

Những ngày dự Hội nghị các nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 3 vào cuối tháng 12 năm 1985, hôm nào bọn chúng tôi ở miền Nam ra cũng được các nhà thơ, nhà văn đàn anh đến thăm và nói chuyện ở khu nhà khách của Tổng cục Chính Trị. Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh của thời Xuân Thu nhã tập, nhà văn Bùi Hiển tác giả Nằm Vạ, Vũ Cao của Núi Đôi...Nhưng có lẽ nhà văn Thanh Tịnh là người để lại ấn tượng mạnh nhất với tôi lúc đó. Mỗi lần đến nhà khách, ông cũng nói chuyện tới khuya, dù trời Hà Nội đêm cuối năm rét căm căm...
Một hôm, sau lễ tang nhà thơ Xuân Diệu, ông đến chơi cùng chúng tôi ở phòng số 9 đến khuya. Dường như ông cố che giấu nỗi buồn mất bạn, nên cứ ngồi kể chuyện tiếu lâm ta, tiếu lâm Tây, rồi tiếu lâm cổ làm cho cả phòng rộn tiếng cười.Từ chuyện tiếu lâm, ông lại nói về Kim Thánh Thán, về văn hoá Ấn Độ, rồi quay lại Tuồng Việt Nam lúc nào không hay...Trong tấm áo dày và chiếc khăn quàng cổ đã thẩm màu, nhưng trông ông không có vẻ gì yếu đuối. Là nhà văn đi nhiều, đọc nhiều, rất tâm huyết với giới trẻ và lại cũng là lần đầu tiên sau hoà bình, những người viết trẻ cả nước tụ họp ở đây, nên như lời ông nói : “là một cơ hội hiếm có để một ông già như tớ tâm sự, cả những chuyện trong lẫn ngoài trang viết...”
Vào lúc ông dừng lại uống nước, tôi nhìn thẳng vào ông và đọc: "Mỗi năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rơi rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc...", rồi nói với ông đó là bài học thuộc lòng của bất cứ học sinh tiểu học nào ở miền Nam trước đây.Ông hết bắt tay tôi lại bắt tay các bạn ngồi bên, ra vẻ rất cảm động. Ông kể một hôm sang chiến trường Campuchia cũng đã một lần chảy nước mắt khi nghe một anh lính trẻ đọc lại bài văn đó. “Hạnh phúc của người viết là thế đấy, các cậu ạ!”, ông nói. Chúng tôi tranh thủ lúc đó để xin ông ký tên và viết lưu bút làm kỷ niệm. Thanh Tịnh viết cho tôi ngay trên mặt sau tấm giấy mời dự hội nghị. Đó là hai câu: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong...( Bút tích này sau tôi đưa nhà văn Đoàn Thạch Biền mượn, không biết anh còn giữ không!)
Thấy chúng tôi ngơ ngác,ông giải thích:
-“Vào những năm sau năm 1954 ở ngoài Bắc, tớ được phân công viết ca dao để tuyên truyền chính sách. Nhân việc phổ biến chính sách thu mua lương thực cho cách mạng, tớ đã viết những câu này. Khi viết xong bài tớ đưa cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đọc. Anh Thanh chê câu: Dân no thì lính cũng no và cho rằng đó là ý của Lênin (?), nhưng không rõ sao sau đó anh lại trình cho Bác xem. Rồi trong một lần nói chuyện đi thăm cơ sở, Bác đã nhắc lại hai câu đó nên ai cũng tưởng là của Bác. Sau này Đại tướng Hoàng Văn Thái đã trả lại nó cho chính tác giả là tớ rồi...Chứ hồi đó dễ gì được gặp Bác...”.
Từ chuyện ca dao,Thanh Tịnh lại nói chuyện du lịch.
Ông kể :
-“Tớ đi nhiều nơi, cũng từng được tháp tùng nhiều đoàn đi các nước, thấy ở đâu cũng có các nền văn hoá hai, ba ngàn năm cả chứ không riêng gì ở ta. Do vậy, khó mà hiểu biết hết.Tốt nhất, nếu được ra nước ngoài, các bạn nên tranh thủ làm 3 việc: thăm bảo tàng lịch sử, nghe vài câu ca dao tục ngữ,vài làn điệu dân ca và cuối cùng là nên...đi chợ. Chợ là nơi diễn ra cuộc sống văn hoá, kinh tế của mỗi cộng đồng rõ nhất. Ở chợ, cái ăn cái mặc của từng dân tộc được biểu lộ rất chân thật ...”
Đến đây, một người trong chúng tôi hỏi: “Thế còn ở ta, bác từng viết ăn Bắc, mặc Kinh chắc cũng vì mục đích quảng bá du lịch Việt Nam?”.
Nhà văn Thanh Tịnh cười, kể:
-“ Năm ngoái, báo Nhân Dân đặt tớ viết một bài về Thủ đô ngàn năm văn vật.Trong bài, tớ nhắc đến 5 cái ăn của người Hà Nội: ăn nói, ăn mặc, ăn làm, ăn học và ăn ở. Riêng ăn mặc thì tớ viết ma mặc áo vàng, quan mặc áo xanh, thường dân mặc áo đen, con gái mặc áo trắng, nhưng con gái chưa chồng thì mặc áo tím...Không ngờ sau đó hơn nửa tháng, một anh bạn đại tá đã gởi cho tớ một lá thư trách rằng nhà văn không biết 5 cái ăn đó giờ đã thay đổi; hoặc là biết nhưng không dám viết vì sợ bài không được đăng! Rồi anh ta kể ra 5 cái ăn mới là: ăn trộm, ăn cắp, ăn xin, ăn gian và ăn...hối lộ! Lá thư ấy làm tớ mất ngủ và nghĩ đến một anh bạn khác từng tập kết ra Bắc hồi năm 1954. Sau khi trở về Nam năm 1975, anh ta trở lại Hà Nội vài lần thăm bạn cũ.Gặp nhau, anh ta đã nói với tớ: “Cái gì trước đây là bình thường thì bây giờ bị cho là lập dị, cái gì trước đây là lập dị thì bây giờ lại bình thường.Và anh ta ví dụ: Ngày trước, ra đường thấy vòi nước ai mở bỏ quên, ta đến đóng lại. Bây giờ việc đó bị bọn trẻ gọi ngay là ông già hâm. Thấy cụ già hay phụ nữ lên xe buýt đã hết chỗ, ta đứng dậy mời họ ngồi vào chỗ mình, cũng bị cho là hâm tuốt!”
Bất ngờ nhà văn Thanh Tịnh đứng dậy, nhìn đồng hồ rồi bắt tay từng người:
- Thôi tớ về nhé! Không chừng tớ cứ nói lung tung thế này cũng sẽ bị các cậu coi là ông già hâm mất!
Và ông mở cửa, bước nhanh ra ngoài không chờ chúng tôi đứng lên tiễn. Nhà văn Thanh Tịnh (năm ấy bảy mươi tuổi) đã đi rồi, nhưng chúng tôi cứ ngỡ tấm lòng nhiệt huyết, trẻ trung của ông vẫn ở mãi bên chúng tôi.
Trương Điện Thắng
Hà Nội- Đà Nẵng, 1986
Về nhà văn Thanh Tịnh:
1. Thanh Tịnh có truyện ngắn nổi tiếng “Tôi đi học”. Ông từng đoạt giải nhất cuộc thi Thơ do Hà Nội Báo tổ chức năm 1936.
Năm 1941 ông sáng tác hai bài thơ nổi tiếng "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng". Năm 1942 thơ ông cùng với thơ của 43 thi sĩ tên tuổi khác vinh dự được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong “Thi nhân Việt Nam”.
2. Thời tập kết ở Miền Bắc nhà văn Thanh Tịnh thường nói: “Thống nhất sớm tôi về Văn Lâu (Phu Văn Lâu – Huế), thống nhất lâu tôi về Văn Điển” (nghĩa trang ở Hà Nội).
3.Thanh Tịnh là người dường như suốt đời gắn bó với việc ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi đợi chờ trên đất Bắc mong ngày sớm trở lại quê hương để gặp mặt gia đình và người thân, vậy mà năm 1975 khi trở về Huế do cuộc đời đưa đẩy và trớ trêu, ông đã không thể gặp lại người vợ và đứa con trai thân yêu của mình. Thất vọng não nề ông đành phải quay ra miền Bắc tiếp tục cuộc đời ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân. Thật buồn cho một phận người ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.
4. Hai câu thơ của Thanh Tịnh nhưng rất nhiều người nhầm là của cụ Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Dân no thì lính cũng no” của nhà thơ Thanh Tịnh, được sáng tác vào năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Nguyên văn bài thơ như sau:
Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến than
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công.
* Bài đăng trên tạp chí Đất Quảng năm 1986 và mới đăng trong tập "Bẻ đôi củ khoai..." mới xuất bản.
(FB Trương Điện Thắng)
Vài nét về NH Nông nghiệp của VNCH để nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam .
- Nông dân dưới chế độ VNCH , dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo GS Võ tòng Xuân) .
Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc . (Dưới đây tôi nói về điều mắt thấy tai nghe ở vùng 4 vì từng hành quân ở nhiều tỉnh của vùng này) .
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Có vài lần đi hành quân ở tỉnh Vỉnh Bình , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng đóng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn .
Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên dân đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , dân vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gữi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi nghánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la .
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục !
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hửu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền .
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân" . Mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !
Những con người đang có quyền lực tại VN , còn TỆ HƠN các con thú hoang dã này !
Hình 1 : Đàn sói và gấu trẻ đang chia xẻ bửa ăn (một con nai sừng tấm Alaska) ; khi đã có phần (để khỏi chết đói) chúng không đấu đá nhau như con người (vì lòng tham của con người VÔ ĐÁY) . Sau khi no căng bụng một con sói bỏ đi , hình 2 .
NHẬN XÉT : Sống ở công viên quốc gia Daneli lạnh và cằn cỗi thuộc bang Alaska , để sinh tồn , các thú dữ phải giết con yếu hơn để ăn thịt ; đó là qui luật của thiên nhiên . Chúng ko độc ác hay tham lam như đảng viên các cấp của ĐCSVN , đang dựa QUYỀN LỰC để lấy sạch của cải của kẻ khác , bất chấp sự oán than cao ngất trời . . .
Càng thấy sự LẠM QUYỀN và THAM NHŨNG của họ , tôi càng yêu quí loài vật , kể cả thú dữ : vì chúng chỉ giết con vật khác giống khi đói , ko tham lam , tích trử của cải như con người , v,v... Chúng tôn trọng công bằng : để kiếm ăn chúng đều lao động như nhau , ko có con mập như cha con ông Phùng q. Thanh , Nguyễn x. Phúc , Nguyễn Hòa Bình , v.v... ko có con ốm trơ xương như dân nghèo Quảng Ngải ! . . . Khi về già và bịnh nặng , chúng sẽ lủi vào xó xỉnh nào đó để chết , ko cần lăng tẩm như các quan CSVN , v.v... (Ngoài HCM có lăng , rất nhiều người cũng có mộ phần vĩ đại như Võ Nguyên Giáp , Phạm văn Đồng,v.v... làm bằng tiền thuế của dân) .