Sau khi CSBV thanh toán Miền Nam, Khờ-Me Đỏ tấn công Kampuchia, Kampuchia kêu cứu thế giới thì chẳng ma nào can thiệp, "Sống chết mặc bay!"
Tuy nhiên, Cộng Sản Việt Nam KHÔNG làm ngơ mà đem quân vào đánh bật Khờ-Me Đỏ ra, và giải phóng cho dân tộc Kampuchia khỏi nạn diệt chủng.
Và trong thời gian Khờ-me Đỏ còn kiểm soát Kampuchia, hơn 100 người của Hoàng gia Cam Bốt vào xin tỵ nạn trong Tòa Đại sứ Pháp, Khờ-me Đỏ bao vây tòa Đại Sứ yêu cầu giao những người tỵ nạn đó cho họ, nếu không họ sẽ pháo vào nát tòa Đại sứ.
Thế là nguyên cả Hoàng gia bị đẩy ra khỏi tòa Đại sứ.
Chính phủ Pháp, đại diện là tòa Đại sứ đã không tuân thủ quy ước quốc tế về quy chế tỵ nạn chính trị.
(Vụ Tòa Đại sứ Pháp đẩy toàn thể Hoàng gia Kampuchia ra khỏi Tòa Đại sứ đã bị một người của Hoàng gia sống sót kiện lên Tòa Án Quốc tế. Có lẻ chính phủ Pháp phải thương lượng với Bà này để Pháp khỏi mất thể diện với thế giới.)
Vậy mà bây giờ người Kampuchia vẫn mở rộng vòng tay nhân ái với nhân loại.
Thử hỏi người Kampuchia nhân đạo hơn hay người Pháp nói riêng, thế giới nói chung nhân đạo hơn???
Và trong thời gian Khờ-me Đỏ còn kiểm soát Kampuchia, hơn 100 người của Hoàng gia Cam Bốt vào xin tỵ nạn trong Tòa Đại sứ Pháp, Khờ-me Đỏ bao vây tòa Đại Sứ yêu cầu giao những người tỵ nạn đó cho họ, nếu không họ sẽ pháo vào nát tòa Đại sứ.
Thế là nguyên cả Hoàng gia bị đẩy ra khỏi tòa Đại sứ.
Chính phủ Pháp, đại diện là tòa Đại sứ đã không tuân thủ quy ước quốc tế về quy chế tỵ nạn chính trị.
(Vụ Tòa Đại sứ Pháp đẩy toàn thể Hoàng gia Kampuchia ra khỏi Tòa Đại sứ đã bị một người của Hoàng gia sống sót kiện lên Tòa Án Quốc tế. Có lẻ chính phủ Pháp phải thương lượng với Bà này để Pháp khỏi mất thể diện với thế giới.)
Vậy mà bây giờ người Kampuchia vẫn mở rộng vòng tay nhân ái với nhân loại.
Thử hỏi người Kampuchia nhân đạo hơn hay người Pháp nói riêng, thế giới nói chung nhân đạo hơn???
Bây giờ những người giàu có, tiền dư của để dong chơi trên du thuyền, không ai cho cập bến. Kampuchia lại mở lượng hải hà.....
Những dân tộc tự cho là văn minh gặp lúc khốn khổ mới thấy ai khốn nạn, ai nhân ái nhỉ?
Những dân tộc tự cho là văn minh gặp lúc khốn khổ mới thấy ai khốn nạn, ai nhân ái nhỉ?
Hầu như một số đông người Việt ta nhìn người Kampuchia với con mắt không đựợc trọng nể lắm thì phải. Nhưng qua hành động này của họ, có ai thay đổi cái nhìn không?
"Tàu MS Westerdam cập cảng hôm thứ Năm 13/2 sau khi bị Nhật Bản, Đài Loan, Guam, Philippines và Thái Lan từ chối - bất chấp việc không có hành khách nào trên tàu bị ốm."
"Sau nhiều tuần lênh đênh, tàu Westerdam đã được phép cập cảng ở Campuchia"
Nhân tiện nói đến lòng nhân đạo của người Kampuchia, nhớ lại một chuyến đi vượt biên qua đó.
Ký ức ngắn ngủi về Xứ Chùa Tháp.
Vào khoãng cuối thập niên 80, sau khi nộp đơn xin đi Mỹ theo diện ODP mà đợi khá lâu, vì lúc đó Mỹ ngưng nhận người theo diện ODP 2 năm, nên vợ chồng tôi quyết định để một mình tôi vượt biên trước, dự định qua Úc, vì Úc cho bảo lãnh vợ con rất nhanh.
Bắt được đường dây đã đưa người thành công, tôi đi.
Sau khi xuống Cần Thơ, qua biên giới Việt Miên bằng nhiều phương tiện khác nhau, vừa xe thồ, vừa đi ghe, vừa đi bộ, vừa đi xe ôm, xe hơi....
Vào khoãng cuối thập niên 80, sau khi nộp đơn xin đi Mỹ theo diện ODP mà đợi khá lâu, vì lúc đó Mỹ ngưng nhận người theo diện ODP 2 năm, nên vợ chồng tôi quyết định để một mình tôi vượt biên trước, dự định qua Úc, vì Úc cho bảo lãnh vợ con rất nhanh.
Bắt được đường dây đã đưa người thành công, tôi đi.
Sau khi xuống Cần Thơ, qua biên giới Việt Miên bằng nhiều phương tiện khác nhau, vừa xe thồ, vừa đi ghe, vừa đi bộ, vừa đi xe ôm, xe hơi....
Sáng sớm đến thủ đô Nam Vang, thuê nhà trọ nghỉ lại một đêm để sáng mai đi chuyến sớm. Chiều hôm ở lại Nam Vang, được "Tour Guide" dẫn đi vòng quanh kinh đô, đường sá vắng vẽ, nhưng nhà cửa xây cất có trật tự, không lồi ra lõm vào, cao thấp khác nhau như Saigon.
Tối hôm đó, thay vì ngủ trên giường, người dẫn đường thuê phim ... mát mẻ coi cho quên thời giờ. Lần đầu tiên được coi phim....mát mẻ, hi! hi!
Sáng hôm sau, vào khoãng 8 giờ, theo xe tải đi đến 2 giờ chiều tới một làng hẻo lánh, giống như làng chài ở Nha Trang, nghĩa là vô ra chỉ một đường duy nhất.
Đêm hôm sau, chúng tôi một nhóm khoãng 6, 7 người được đưa lên một ghe nhỏ thôi, vì dự tính đi dọc theo bờ biển Miên Thái đến sáng hôm sau sẽ đến.
Khi xuống bờ lên ghe, vào khoãng một tiểu đội lính Miên cầm súng dàn hai bên, nghĩ bụng, sao vượt biên mà trang trọng ri hè, còn sang hơn ngày xưa "Ông già" đi "cứu nước".
Ghe thì nhỏ, mà nước rò rỉ nên chúng tôi phải tát cả đêm. Có gàu đâu mà tát, phải dùng cái bao ny-long đựng dép của một thiếu niên tát, chỉ có 5 đứa tụi tui là đàn ông thanh niên, nhưng 2 người trai trẻ thì nhỏ, ngủ không, còn lại 3 đứa thay nhau tát.
Đi được nữa đêm, tài công quay về, nói là "láp công" không đi được.
Thực ra, họ không dám đi nữa, vì Thái Lan đã đóng cửa tiếp người tỵ nạn. Nếu tài công tấp vô thì sẽ bị bắt nhốt.
Vậy là quay về, đến trưa thì tắp vô một hòn núi, rồi đi bộ lên sườn núi ngồi xem có ghe nào đi qua thì xin đi tiếp. Đi dọc theo mé biển, hàng triệu con hàu bám vô đá, đau chưn muốn chết!
Thấy xa xa có vài ghe nhỏ, nhưng họ không tấp vô. Đến khi gặp một ghe lớn như cái nhà, nghĩ bụng ghe này mà đến Thái Lan thi khỏi sợ bão.
Họ rước lên ghe hẳn hòi, mừng qúa, ghe đi một hồi lâu, tưỡng gần tới nơi, té ra trở về Miên lại, và bị nhốt vô một cái nhà kho nhỏ khoãng 2 mét rưởi mỗi bề dùng để chứa lưới đánh cá.... Bỏ bu!
Đêm hôm sau, chúng tôi một nhóm khoãng 6, 7 người được đưa lên một ghe nhỏ thôi, vì dự tính đi dọc theo bờ biển Miên Thái đến sáng hôm sau sẽ đến.
Khi xuống bờ lên ghe, vào khoãng một tiểu đội lính Miên cầm súng dàn hai bên, nghĩ bụng, sao vượt biên mà trang trọng ri hè, còn sang hơn ngày xưa "Ông già" đi "cứu nước".
Ghe thì nhỏ, mà nước rò rỉ nên chúng tôi phải tát cả đêm. Có gàu đâu mà tát, phải dùng cái bao ny-long đựng dép của một thiếu niên tát, chỉ có 5 đứa tụi tui là đàn ông thanh niên, nhưng 2 người trai trẻ thì nhỏ, ngủ không, còn lại 3 đứa thay nhau tát.
Đi được nữa đêm, tài công quay về, nói là "láp công" không đi được.
Thực ra, họ không dám đi nữa, vì Thái Lan đã đóng cửa tiếp người tỵ nạn. Nếu tài công tấp vô thì sẽ bị bắt nhốt.
Vậy là quay về, đến trưa thì tắp vô một hòn núi, rồi đi bộ lên sườn núi ngồi xem có ghe nào đi qua thì xin đi tiếp. Đi dọc theo mé biển, hàng triệu con hàu bám vô đá, đau chưn muốn chết!
Thấy xa xa có vài ghe nhỏ, nhưng họ không tấp vô. Đến khi gặp một ghe lớn như cái nhà, nghĩ bụng ghe này mà đến Thái Lan thi khỏi sợ bão.
Họ rước lên ghe hẳn hòi, mừng qúa, ghe đi một hồi lâu, tưỡng gần tới nơi, té ra trở về Miên lại, và bị nhốt vô một cái nhà kho nhỏ khoãng 2 mét rưởi mỗi bề dùng để chứa lưới đánh cá.... Bỏ bu!
Sáng ngày hôm sau lên đồn. Dọc đường đi khát nước, sẳn lu nước bên vệ đường, mà nước đục ngầu, uống luôn, khát quá mà. Vậy mà chẳng đau bụng chi cả.
Vô gặp công an Kampuchia, có một ông đại úy già nói tiếng Việt. Họ đối xử với tụi tui dể thương, hỏi han học vấn .... Sau đó đưa về .... nhốt trong đồn sau khi đã rà soát coi có đem vàng không. Cứ một hai ngày có một bác sĩ người Miên gốc Hoa nói tiếng Việt xuống hỏi thăm sức khỏe, học vấn ...
Trong thời gian ở đây, tui thấy mình ăn tốn cơm họ, e họ không vui, thế là tui nói với mấy thanh niên đồng hành, mình ra làm cỏ sân bóng chuyền, xách nước cho họ để họ vui. Nước thì xách từ dưới suối lên, hơi vất vã. Làm cỏ được một tý, anh bác sĩ ra biểu tụi tui "anh không lam nhiêu" (làm nhiều).
Trong thời gian ở đây, công an Kampuchia đối với tụi tui khá dể chịu, không nhốt, không bắt lao động gì.
Chỉ có điều, hôm trước tui bán cái áo lạnh cho lính công an 400$ Kampuchia trong đồn (bên nhà vợ ở Mỹ gởi cho), để có tiền ăn, uống cà phê sáng, nhưng đêm đó có một anh công an đến đứng nhìn vào nơi tui ngủ mả tui sợ. Một lát anh ta bỏ đi.
Sau khi ngủ hai đêm trong đồn, tui "được" phân bố ngủ bên cạnh ụ súng đại liên, cũng sợ muốn chết, nếu Khờ-me đỏ tấn công, họ sẽ tấn công nơi đật súng đại liên này trước, chúng tôi được cho về.
Vô gặp công an Kampuchia, có một ông đại úy già nói tiếng Việt. Họ đối xử với tụi tui dể thương, hỏi han học vấn .... Sau đó đưa về .... nhốt trong đồn sau khi đã rà soát coi có đem vàng không. Cứ một hai ngày có một bác sĩ người Miên gốc Hoa nói tiếng Việt xuống hỏi thăm sức khỏe, học vấn ...
Trong thời gian ở đây, tui thấy mình ăn tốn cơm họ, e họ không vui, thế là tui nói với mấy thanh niên đồng hành, mình ra làm cỏ sân bóng chuyền, xách nước cho họ để họ vui. Nước thì xách từ dưới suối lên, hơi vất vã. Làm cỏ được một tý, anh bác sĩ ra biểu tụi tui "anh không lam nhiêu" (làm nhiều).
Trong thời gian ở đây, công an Kampuchia đối với tụi tui khá dể chịu, không nhốt, không bắt lao động gì.
Chỉ có điều, hôm trước tui bán cái áo lạnh cho lính công an 400$ Kampuchia trong đồn (bên nhà vợ ở Mỹ gởi cho), để có tiền ăn, uống cà phê sáng, nhưng đêm đó có một anh công an đến đứng nhìn vào nơi tui ngủ mả tui sợ. Một lát anh ta bỏ đi.
Sau khi ngủ hai đêm trong đồn, tui "được" phân bố ngủ bên cạnh ụ súng đại liên, cũng sợ muốn chết, nếu Khờ-me đỏ tấn công, họ sẽ tấn công nơi đật súng đại liên này trước, chúng tôi được cho về.
Nghe nói mỗi người được chuộc ra với giá 1/2 chỉ vàng. Khi vô trú, mỗi người phải trả cho chủ nhà 1/2 chỉ. Nhưng "tour guide" không chịu đút tiền cư ngụ bất hợp pháp, nên tối đầu tiên một tiểu đội dân quân tự vệ được hướng dẫn bỏi một phụ nữ Việt Nam làm phó ấp an ninh đến xét giấy tờ. Đặc biệt phụ nữ Việt ấy chỉ mặc duy nhất một cái áo choàng bằng voan mỏng .... hơn vải mùng. Lúc đó sợ muốn chết, nếu không, bà ấy đã ..... chít với tui. Hi! Hi!
Sau khi được thả ra, chúng tôi ở lại khoãng 2 tuần đợi người dẫn mối đem về VN, nhưng đợi lâu quá, tôi thuê một ông cựu chiến binh VNCH dẫn về, với giá 2 chỉ vàng với điều kiện về đến nhà thì đưa vàng, vì ở bển vàng đa nộp cho công an rôi, lấy đâu mà trả, chi phí dọc đường mình chịu (để họ khỏi hà tiện không cho mình ăn uống đầy đủ).
Trước khi về VN, ở lại Nam Vang một đêm, ông dẫn đường về dẫn đi chợ Olympia, chợ Ô-Xây. Tại chợ Olympia mua được cái dù Thái làm kỷ niêm, giá 500 "Ria".
Trước khi về VN, ở lại Nam Vang một đêm, ông dẫn đường về dẫn đi chợ Olympia, chợ Ô-Xây. Tại chợ Olympia mua được cái dù Thái làm kỷ niêm, giá 500 "Ria".
Khi vừa đến đây được 2 ngày mà nghe đã có hai vụ cướp và một vụ cháy chùa tại khu nhà người Việt, và hung thủ cũng là dân Việt.
Khi ở đây có làm quen với một anh tài công bản xứ, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Anh ta kể một câu chuyện nghe rùng rợn, e không nên kể ra, vì sau khi nghe xong, tôi nỗi da gà, mồ hôi vã ra, và thấy bủn rủn làm sao ấy ....vì nhân vật cốt lỏi trong chuyện là một người đàn bà Việt mới ghê!
Phần đông người Việt ta qua đây để đi mà không đi được, có người làm y tá, sống cũng được. Có người làm nghê mót củi trên rừng, gánh nước thuê dưới suối, cũng sống được. Còn phụ nữ có người phải làm gái, thấy cũng tội.... Vì hầu hết nếu đã qua rồi mà không đi được, về cũng khó, vì người dẫn mối không chịu dẫn về, sợ không ai đi tiếp, mà ở lại biết làm gì sống, nên đành phải "nhắm mắt đưa chân" vậy.
Trong thời gian ở tại nơi xuất phát đi Thái, cái làng này có hai khu vực, khu vực người Miên và khu vực người Việt, đều toàn là nhà sàn, lợp tôn hoặc tranh, vách tre, cau rừng, hoặc ván gỗ.
Tại khu vực người Miên, nhà cửa rất sạch sẽ, không có cái nhô ra lấn vào mất trật tự, không có rác rưởi dơ bẩn như bên khu nhà người mình.
Còn bên khu nhà người Việt thì ôi thôi, dưới sàn phân người cả đống, rác rưởi, mất vệ sinh và thiếu trật tự.
Tại khu vực người Miên, nhà cửa rất sạch sẽ, không có cái nhô ra lấn vào mất trật tự, không có rác rưởi dơ bẩn như bên khu nhà người mình.
Còn bên khu nhà người Việt thì ôi thôi, dưới sàn phân người cả đống, rác rưởi, mất vệ sinh và thiếu trật tự.
Công an Kampuchia đối xử với chúng tôi, người vượt biên Việt Nam, lể phép, dễ dãi không hạch xách bạc đãi (như công an Việt đối với người Kampuchia (theo lời một người Kampuchia kể lại khi bị công an Việt bắt.)
Oái ăm thay, vậy mà dân Việt lại nhìn người Kamphuchia với con mắt làm ra điều ta đây!
Oái ăm thay, vậy mà dân Việt lại nhìn người Kamphuchia với con mắt làm ra điều ta đây!