Tuesday, March 3, 2020

"Cuộc đời sắc sắc không không
trăm năm còn lại tấm lòng từ bi".
Cuộc đời này, sống và chết, còn 

hay mất, xảy ra như trở bàn tay
Cái còn lại là tấm lòng từ bi. Do 
đó chúng ta nên đối xử với nhau
tử tế, bằng tình thương  chân
thật trong mùa dịch bịnh này.
Chuyện tâm linh : Chiếc Vespa Định Mệnh
Tài Trần : một phi công trực thăng H-34 viết về một chiếc Vespa mà bốn người chủ của nó đều gặp nạn
=====
Tháng 11 năm 1968 về trình diện phi đoàn 219 tại hậu cứ Đà Nẵng tôi bắt đầu làm quen với chiến trường cũng như làm quen với các anh em trong phi đoàn . Đối với phi đoàn 219, dùng chữ chiến trường không còn mấy đúng nghĩa bởi tất cả các phi vụ đều âm thầm và không số . Thời điểm đó , PĐ 219 là phi đoàn có số thương vong cao nhất trong các phi đoàn Không quân . Và ngay tuần lễ đầu tiên về phi đoàn, tôi được cử đi gác quan tài Đ/U Hướng văn Năm thuộc phi hành đoàn Minh- Năm - Thân . Cho đến nay tôi vẫn tự hỏi là tỷ số thương vong của PĐ 219 mà trong đó có một số phi công trực thăng đầy kinh nghiệm nhưng thiếu may mắn thuộc PĐ 219 có mật hệ gì với chiếc Vespa ? Một huyền thoại !
Giữa năm 1969, trong một lần biệt phái hành quân tại Kontum , tôi ngồi hoa tiêu phó cho Đ/U Nguyễn quý An biệt đội trưởng của 4 phi hành đoàn . Đ/U An số 1 , Tr/U Sinh số 2 ,Tr/U Cung số 3 , Tr/U Thắng số 4 . Ngày hôm ấy phi hành đoàn số 1 nghỉ .Tôi cùng Đ/U An đang nhâm nhi cà phê ngoài phố Kontum , một chiếc xe jeep của biệt kích Lôi Hổ thắng gấp trước cửa tiệm mang đến cho chúng tôi tin không lành : Chiếc H-34 của số 2 bị bắn , đâm vào núi bốc cháy , PHĐ Tr/U Sinh tử nạn.
Chúng tôi bàng hoàng , hối hả trở về trại B-15 , hậu cứ của biệt kích Lôi Hổ vùng cao nguyên Pleiku- Kontum mà PĐ 219 làm việc với họ .
Lúc bấy giờ tôi không biết Tr/U Sinh là chủ một chiếc xe Vespa mà tôi không ngờ sau này chiếc xe của anh đi vào huyền thoại của PĐ 219.
Trở về Đà Nẵng ,tôi lại tiếp tục các chuyến biệt phái Phú Bài , Quảng Trị , Đông Hà .
Một hôm , tôi đang ngồi trong phòng trực phi đoàn , Đ/U Ngô viết Vượng một trưởng phi cơ kỳ cựu của phi đoàn bước vào ,anh nhờ tôi đưa anh ra phi đạo để chuẩn bị cất cánh đi biệt phái Kontum . Anh dùng chiếc Vespa của anh chở tôi ra phi đạo và muốn tôi giúp anh đem chiếc Vespa về cất tại phi đoàn .Trên đường ra phi đạo , anh cho biết là đã mua lại chiếc Vespa này từ gia đình cố Tr/U Tôn thất Sinh . Anh bắt tay cảm ơn tôi với đầy tin tưởng là tôi sẽ cất xe cho anh chu đáo ,
Chỉ vài ngày sau , tôi sửng sốt nhận hung tin từ biệt đội Kontum : Thời tiết xấu, 2 phi hành đoàn tử nạn vì bị “vertigo” , PHĐ số 1 gồm Đ/U Vượng , Tr/U Sang ,Tr/Sĩ Truật - PHĐ số 2 có Đ/U Cung , Th/U Đạt , Tr/Sĩ Liên . Buổi chiều tôi nhận tiếp báo cáo từ biệt đội : Cơ phi chiếc số 2 là Tr/Sĩ Liên , em ruột Đ/U Long sống sót và chỉ bị thương nhẹ . Riêng Đ/U Trần văn Long bay chiếc số 3 đã quay trở lại Kontum đáp nên thoát nạn .
Đầu tháng 10 /1971 biệt phái Quản Lợi , Đ/U Thắng bay số 1 là biệt đội trưởng , Tr/U Sâm bay số 2 và tôi bay số 3 , Quản Lợi chỉ cách Sài gòn khoảng hơn 1 giờ bay , và vì lý do an ninh chúng tôi mổi tối đều về Sài Gòn ngủ . Đặc biệt trong lần biệt phái này Đ/U Thắng đã mua lại chiếc Vespa của cố Đ/U Vượng và anh đã đem chiếc Vespa này về Sài Gòn làm phương tiện di chuyển .
Sáng hôm ấy trời còn mờ sương , tôi chuẩn bị sẵn sàng chờ Đ/U Thắng đến đón đi bay . Vừa tính bước ra cửa quyển lịch treo ngay đầu cầu thang đập vào mắt tôi :9 tháng 10 -1971 . Tôi thầm nghĩ còn đúng 1 tháng nữa là mình lên 25 tuổi rồi .
Anh Thắng và tôi lúc này thân nhau như anh em nên anh không ngần ngại lái Vespa từ Phú Nhuận sang Khánh Hội đón tôi , rồi ngược vào căn cứ KQ Tân Sơn Nhất . Dọc đường anh ghé phở Công Lý bao tôi một chầu ăn sáng .Vui miệng , anh đã tâm sự về chiếc Vespa anh đang sử dụng .Anh cho biết chiếc Vespa khởi thuỷ là của một vị Đ/U nhảy dù .
Trên đường ra miền Trung công tác , chiếc C-47 chở vị Đ/U nhảy dù này lâm nạn đâm vào núi bốc cháy , Không biết trong một liên hệ nào , chiếc Vespa được chuyển qua cho Tr/U Tôn thất Sinh . Một thời gian sau , Tr/u Sinh tử nạn trong một phi vụ gần Dakto , phi cơ bị bắn đâm vào núi bốc cháy . Kế tiếp người sử dụng chiếc Vespa là Đ/U Ngô viết Vượng .Trong phi vụ liên lạc Kontum - Đức Cơ do anh hướng dẫn , phi cơ của anh bị “vertigo” đâm xuống đất .Kể đến đây , anh Thắng muốn tỏ cho tôi biết anh không hề kiêng kỵ khi mua lại chiếc Vespa của gia đình Đ/U Vượng . Rồi anh cười hỏi đùa tôi “ Sao chú muốn mua chiếc Vespa của tôi không ?“ .
Chúng tôi vào đến Tân Sơn Nhất trời đã sáng và sương chưa tan hẳn .Lúc này tôi được biết vì lý do kỹ thuật , chiếc số 2 cần sửa chữa nên Tr/U Sâm nghỉ bay hôm đó ,chỉ có Đ/U Thắng và tôi số 3 lên trực hành quân tại Quản Lợi .
Trên phi trình tới Quản Lợi , chúng tôi bình phi ở cao độ 2.500 bộ , Vừa qua khỏi Chơn Thành khoảng 15 phút , thình lình số 1 giảm cao độ thật nhanh và xà vào một bìa rừng . Anh Thắng gọi tôi trên tầng số FM : “ Số 2 xuống đi ,heo rừng nhiều lắm “ . Trời ơi ! tôi thầm kêu khổ. Anh đã từng biết tôi không thích bắn nai , bắn heo ... Lúc còn ở quân trường ,các bạn cùng khoá hay cười tôi vì tối tối trước khi đi ngủ , tôi bắt từng con muỗi trong mùng bỏ ra ngoài cửa sổ , bây gió bảo bắn heo làm sao tôi dám .
Tôi từ chối , anh tỏ ra giận dữ , đe doạ :” Thôi chú về Sài Gòn đi , mai anh gửi chú ra Đà Nẵng “ Vì đã khá thân và cả nể , tôi chiều ý anh , cắt ga xà xuống rồi tính nói người cơ phi xạ thủ của tôi đừng bắn gì cả . Hởi ơi Tr/Sĩ Cần , người xạ thủ của tôi đã lanh tay nỗ hàng loạt đại liên trên đàn heo đang chạy tứ tung , 2 con nằm tại chỗ .Trong khoảnh khắc ,Cần đã chuyển 2 con heo xấu số lên tàu rồi cùng nhận lệnh từ anh Thắng đến “pick-up” luôn 6 con heo anh đã bắn được .
Vì mãi bắn heo gần 9 giờ sáng chúng tôi mới đáp Quản Lợi .Anh em biệt kích và cố vấn Mỹ chờ sẵn ngoài phi đạo ,Đ/U Miller , cố vấn trưởng tỏ ra bực tức và hơi to tiếng với anh Thắng vì sự chậm trể của chúng tôi . Hắn đã nhanh tay rút ra chiếc máy ảnh nhỏ đưa lên chụp liên tiếp chiếc H-34 của tôi với 8 con heo còn nằm chình ình bên trong .Tôi thầm nghĩ : Thôi rồi . chuyến này thế nào tôi cũng bị vài củ ... trọng cấm ,
Chúng tôi đưa toán biệt kích lên Lộc Ninh trực hành quân .Vì nhu cầu khẩn thiết . 1 chiếc H-34 được điều động tăng cường cho chúng tôi và Đ/U Trần văn Long từ biệt đội Ban Mê Thuộc đã về Lộc Ninh xế trưa hôm đó trên 1 chiếc H-34 với người cơ phi là Tr/Sĩ Trần văn Liên , em ruột của Đ/U Long . Đây là lần đầu tiên 2 anh em Đ/U Long cùng chung một phi hành đoàn . Phi vụ rước toán hoàn tất và 3 chiếc H-34 về đáp an toàn tại Quản Lợi . Khoảng 8 giờ tối , chúng tôi cất cánh rời Quản Lợi để về Sài Gòn với đội hình :
- Số 1 : Thắng - An - Mai
- Số 2 : Long - Thành - Liên
- Số 3 : Hoàn - Kim - Cần
Bình phi ở 2 ngàn bộ chúng tôi trực chỉ Sài Gòn . 10 phút sau tôi nghe giọng Đ/U Thắng trên tầng số FM 41.0 : “Kingbee 2-3 nghe Kingbee Lead ? “
Anh Thắng cho biết thời tiết xấu , có mưa cẩn thận trong lúc bay hợp đoàn . Chúng tôi đã bay dưới cơn mưa khá nặng hột trong đêm tối , chẳng khác nào “ đục mây “ như Đ/U Vượng ngày trước .Quả nhiên chỉ 5 phút sau tôi không còn thấy gì ngoài bức màn đen trước mặt . Tôi bắt đầu chăm chú bay phi cụ và cảm thấy lo sợ trước viễn ảnh một thảm nạn “vertigo” .Tôi bấm máy gọi Đ/U Thắng để báo anh biết là tôi không còn thấy anh và số 2 . Không nghe anh trả lời ,tôi đã thực sự toát mồ hôi , mặc dầu mưa lạnh hắt vào người vì cửa sổ không đóng .
Tôi chợt nghĩ có lẽ anh đang hốt hoảng trong trạng thái “Vertigo” quái ác kia nên không còn trả lời tôi được . Nhưng còn Đ/U Long thì sao ?cũng cùng tâm trạng chăng ? Một sự im lặng đến sợ hãi . Tôi biết tôi phải chiến đấu với tử thần “Vertigo” và tôi phải tự quyết định mọi chuyện vào lúc này .Tôi dự định giảm độ cao nhưng tôi cũng kinh nghiệm rằng đang bay phi cụ mọi thay đổi trạng thái của phi cơ rất dể làm cho hoa tiêu bị “ Vertigo” nên tôi lại tiếp tục bình phi .Không đầy 2 phút sau , tôi phát hiện ánh đèn pha ( landing light) vừa được bật lên trong khoảng cách chưa đầy nửa dặm phía bên phải của tôi .
Thế rồi ánh đèn pha đó bổng quay cuồng ,nhảy múa trước mặt , chẳng khác nào một chiếc đè pin bật lên trong đêm tối và được cầm trong tay một đứa bé đang tập đi . Tôi hốt hoảng dán mắt vào ánh đèn pha và trong giây lát , ánh đèn lao vút xuống đất theo chiều thẳng đứng đối với chiếc phi cơ của tôi . Rồi một tia lửa loé lên . Tôi định thần trở lại ,đúng là chiếc H-34 của chúng tôi vừa chạm mặt đất nổ tung , lửa bốc lên cuồn cuộn . Từ cao độ 2 ngàn bộ cách mặt đất , tôi bám chặt lấy đốm lửa và cắt ga , giảm dần độ cao. Cách đốm lửa khoảng 500 bộ , tôi bắt đầu bớt tốc độ và chuẩn bị bay đứng một chổ ( hovering ).
Tôi bật đèn đáp (landing light) ánh đèn phản chiếu những hạt mưa làm tôi loá mắt .Liếc sang bên phải , tôi đã nhìn thấy những ngọn cây và mưa rào lớn lắm nhưng trời ơi !! Định thần lại thì ngọn cây vẫn còn li ti phía dưới , như vậy phi cơ tôi còn cao lắm chưa thể bay đứng được . Tôi rùng mình vội đẩy cần lái (cyclic stick) về phía trước với mục đích cất cánh trở lại .Đột nhiên nghe tiếng người cơ phi hét lên trong máy : “de, de ,de” Thì ra trong phút hốt hoảng , tôi không đẩy cần lái về phía trước mà còn kéo thêm vào người , phi cơ bắt đầu bay lùi và mất độ cao .Tôi đã thực sự bị “ Vertigo” May mắn tiếng thét của người cơ phi đã kéo tôi ra khỏi cơn mê và với tất cả sức mạnh (power) của chiếc H-34 , tôi đã giử được phi cơ đứng trên ngọn cây .Tôi vừa thoát chết trong gang tấc .
Dùng bàn đạp ( pedals) tôi xoay con tàu một vòng để tìm lại đốm lửa và di chuyển phi cơ tới gần hơn . Lửa vẫn cuồn cuộn , bao trùm chiếc H-34 mặc dầu mưa như trút nước .Tôi tìm bãi đất trống và đặt phi cơ xuống để quan sát . Không hy vọng có người sống sót trong chiếc H-34 lâm nạn , tôi quyết định rời khỏi vùng bằng cách bay xà trên ngọn cây với tốc độ chậm và nhắm hướng 180 độ để tìm thành phố gần nhất . Đêm đó chúng tôi ngủ lại Chơn Thành . Sáng hôm sau Tr/U Sâm , phi hành đoàn số 2 của biệt đội Quản Lợi đến đón tôi vì phi cơ tôi đã bị “overtorque” phải chờ toán kỹ thuật từ Biên Hoà lên kiểm máy lại .
Sau gần 3 tiếng đồng hồ tìm kiếm, tôi được biết chiếc số 1 bị cháy , chiếc số 2 cũng lâm nạn , phi cơ đâm xuống vùng sình lầy , cách chiếc số 1 khoảng hơn nửa dặm .
••••
Bước vào nhà quàn thuộc Tử Sĩ Đường căn cứ KQ Tân Sơn Nhất , tôi không khỏi ngậm ngùi nhìn 6 chiếc quan tài phủ quốc kỳ xếp thẳng hàng . Nhất là khi nhìn 2 chiếc quan tài của anh em Đ/U Long mà năm trước đã một lần thoát nạn thật kỳ diệu .
Hôm đó gặp chị Cúc , phu nhân Đ/U Thắng , tôi giúp chị tìm người mở khoá chiếc Vespa để đem về nhà chị . Tôi rùng mình nghĩ lại “giai “ thoại của chiếc xe . Cả bốn người chủ xe đều bị chết cháy trong tai nạn phi cơ !!!
Thêm một điều làm tôi phải ngẫm nghĩ khi mở bản đồ tìm kiếm phi cơ lâm nạn : cùng là khu vực mà Đ/U Thắng đã xà xuống bắn heo rừng buổi sáng cùng ngày .
Hồi ký
Tưởng nhớ thảm hoạ
ngày 09/10/1971
California 12/01/2010
Nguyễn Hải Hoàn
Ảnh có tính minh họa .
https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1308020259224718
Ðọc ‘Across the Fence’ để thương biệt kích Lôi Hổ
July 19, 2012
Hà Giang/Người Việt
“Trời nhập nhoạng tối. Toán lính Bắc Việt ngày càng đến gần hơn, vừa chĩa súng bắn chúng tôi, vừa nhắm lên chiếc trực thăng Kingbee mà nhả đạn xối xả.”
Cuốn “Across the Fence – The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG Hoa Kỳ, kể lại thời gian chiến đấu cùng VNCH. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Sáu và Hiệp bắn cản đường cho chúng tôi bò về hướng trực thăng trong tuyệt vọng. Phải mất hơn 10 phút chúng tôi mới đi hết được 9 mét cuối, đến gần được đến chiếc Kingbee đang bay lởn vởn cách mặt đất chừng 3 mét.”
“Kiểm nhanh lại vũ khí, tôi thấy mình chỉ còn một quả lựu đạn, một lựu đạn khói và hai băng đạn 15 viên. Nếu không thoát được, thì quả lựu đạn cuối cùng này tôi sẽ dành cho chính mình, vì tôi không thể chấp nhận số phận một tù binh, nhất là sau khi toán trinh sát ‘Idaho’ đã giết biết bao nhiêu là lính Bắc Việt. Nếu phải rút chốt để tự kết liễu đời mình, tôi sẽ cố gắng gây tổn thất tối đa cho kẻ địch.”
“Cuối cùng chúng tôi cũng đứng được ngay dưới bụng chiếc Kingbee. Wolken tiến lên, đứng đối mặt với tôi, lưng quay về đầu máy bay. Khi Davidson đến gần, Wolken và tôi nắm lấy anh rồi ném vào chiếc trực thăng vẫn đang bay là đà. Tiếp đó, chúng tôi đẩy Hiệp và Sáu vào. Vừa lọt vào bụng Kingbee, họ nhào ngay cạnh thủ xạ đang đứng cạnh cửa sổ máy bay, tiếp lấy vũ khí, nhắm vào đám lính Bắc Việt phía dưới mà xả đạn. Phước tiến đến, Wolken và tôi túm lấy rồi ném Phước vào trong.”
“Từ dưới đất ngước lên, tôi kinh ngạc khi thấy nét mặt người đại úy phi công Việt Nam tên Thịnh thật bình tĩnh, thản nhiên, như không hề thấy sự hỗn loạn phía dưới, và đám lính Bắc Việt đuổi sắp đến nơi. Chúng tôi đã chạm địch cả giờ đồng hồ, ai cũng nhếch nhác bẩn thỉu, mồ hôi vã như tắm, và gần như kiệt sức, thân máy bay mang đầy vết đạn, thế mà trông Thịnh vẫn bình chân như vại, như anh đang đón chúng tôi đi một cuộc du ngoạn. Hình ảnh này đã khắc ghi như in trong tâm trí tôi cho đến nhiều năm sau. Tôi nhớ đã thầm phục là không hiểu sao ngay trong khi lửa đạn đang trút xuống như mưa, cái chết gần trong gang tấc, mà Thịnh vẫn có thể vững vàng, thản nhiên, chăm chú điều khiển máy bay như thế.”
“Cuối cùng thì chỉ còn Wolken và tôi ở dưới đất. Vì là chỉ huy, Wolken là người cuối cùng được lên máy bay. Wolken vừa đẩy tôi vào, thì một lằn đạn nữa bắn gần đến rát cả màng tang. Tôi cúi rập người, nắm lấy chiếc áo khoác ngoài của Wolken và cố nhấc thân hình nặng hơn 100 kg của anh kéo vào khoang máy bay với mình. Bóng tối chợt ập xuống. Tôi nhả nguyên một băng đạn về hướng lính Bắc Việt đang bám theo sát nút.”
“Không để phí một giây, đại úy phi công, tên Thịnh, đưa chiếc Kingbee bay vụt lên, trong khi Hiệp và Sáu chăm chú bắn từ cửa sổ bên trái, Phước và Davidson bắn xuống từ bên phải, Wolken và tôi nhả những băng đạn cuối cùng vào bóng hàng chục, không, hàng trăm, bóng quân lính Bắc Việt nhấp nhô bên dưới.”
“Tôi ném lựu đạn khói vào kẻ thù. Khói trắng bay lên làm sáng một vùng rừng xanh thẳm phía sau và những lằn đạn lửa dọc ngang chi chít bầu trời trông như một cây Giáng Sinh thắp đèn rực rỡ. Wolken và Hiệp la lên mỗi khi nghe một tràng đạn bắn vào, rồi chỉ vào những lỗ thủng chi chít trên thân máy bay. Tôi như không nghe thấy gì nữa vì tai đã ù đi. Rồi máy bay vút đi, bỏ lại đám lính Bắc Việt lố nhố phía dưới.”
“Khi chiếc Kingbee chở chúng tôi biến vào đám mây, tôi cảm thấy lạnh. Hơi lạnh như lời chào mừng chiến thắng. Không có tiệc liên hoan, không có lời reo hò cổ vũ, cũng không có vòng tay thân nhân đón người sống sót trở về. Vẫn chỉ có Ðại Úy Thịnh vẫn chăm chú điều khiển chiếc Kingbee, nhưng hình như có một nụ cười mỉm rất mong manh trên môi anh. Không biết Thịnh mừng vì điệp vụ thành công, hay mừng là chúng tôi lại một lần nữa thoát chết.”
“Tôi nhìn trái lựu đạn cuối cùng trong tay mình, và rùng mình nghĩ nếu Thịnh không kịp đưa chúng tôi thoát hiểm, thì tôi đã ôm trái lựu đạn này và rút chốt. Thoát chết, có nghĩa là sáng mai lại nhìn thêm được một bình minh nữa, lại không biết có phải đó là bình minh cuối cùng trong đời mình không, và lại bắt đầu một điệp vụ mới.”
Ðó là vài đoạn trong cuốn “Across the Fence – The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG (Studies & Observation Group) Hoa Kỳ, kể lại thời gian cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong đội “Idaho,” một nhóm trinh sát sáu người (Mỹ và Việt Nam) cùng nhau vào sinh ra tử với nhiệm vụ len lỏi qua Cambodia, Lào và Bắc Việt, để theo dõi hành tung của lính Bắc Việt dọc đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách dài hơn 300 trang, tác giả John Stryker Meyer kể lại một cách rất sống động sự nguy hiểm, đau đớn, giận dữ, tình huynh đệ và hoạt động bí mật của những người lính biệt kích Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian từ năm 1968 đến 1970.
Với lối kể chuyện thật xuất sắc qua những chi tiết rõ ràng, và cách viết tỉ mỉ, tác giả đưa người đọc vào trận chiến, cùng ông sống những giây phút nghẹt thở, trái tim đập thình thình trong lồng ngực vì hồi hộp, lo sợ. Trong cuộc chiến bí mật này, John và những đồng đội biệt kích Lôi Hổ Việt Nam, là những anh hùng không tên tuổi, những chiến sĩ vô danh, không mặc quân phục, không đeo số quân, và nếu rủi ro phải hy sinh, xác họ trở thành những tử thi vô chủ. Họ sống sót vì tận tụy với nghĩa vụ, vì can đảm và hy sinh để bảo vệ nhau, và bằng những khả năng không học ở trường lớp.
Trong phần đề tặng (dedication) của cuốn sách, tác giả John Meyer cho biết ông viết cuốn sách này để riêng tặng cho thành viên các đội trinh sát thuộc lực lượng biệt kích Lôi Hổ SOG Hoa Kỳ và Việt Nam, những phi đoàn yểm trợ, đặc biệt là phi đoàn 219, đã ngày đêm sát cánh với ông và đồng đội, lăn lóc dưới đất, phía bên kia hàng rào, trong cuộc chiến bí mật của Mỹ.
Trong “Across the Fence – The Secret War in Vietnam,” tác giả John Meyer không chỉ tả lại một cách tỉ mỉ và sống động một cuộc chiến khốc liệt, mà còn bầy tỏ cảm tình và sự trân quý dành cho những đồng đội Việt Nam, mà ông cho là can đảm, kiêu hùng và gan dạ.
Ðọc “Across the Fence – The Secret War in Vietnam” để hiểu, để thương, để không bao giờ lãng quên những người anh dũng bỏ mình trong cuộc chiến, và để hãnh diện về những người lính VNCH, đặc biệt là nhóm biệt kích Lôi Hổ và phi đoàn 219.
––
SẼ CÓ THÊM ĐỊA CHỈ DOMAIN NAME
Trước đây bạn chỉ cần gỏ địa chỉ domain name (tên miền) .com để vào 1 địa chỉ mạng . Tuy vậy tổ chức trách nhiệm về địa chỉ internet đang gia tăng các suffix về domain name .
VD : công cụ tìm kiếm có thể xếp loại 1 địa chỉ vào nhóm 'hẹn hò trai gái' (dating) vì nó có chử .dating . Trước đây , nó sẽ dẫn nhiều link và cho kết quả bao gồm thảo luận về dating !
Cũng vậy , CCTK sẽ đưa bạn tới các nhà hàng ở Berlin nếu nó có chữ .berlin - khi bạn tìm kiếm nơi ăn (ở TP này) , thay vì các blogger nói về họ đã ăn gì khi thăm Berlin .
Các cty sẽ có có những địa chỉ tách biệt như sales.samsung và repairs.samsung , để khách hàng ko phải vào website của Samsung để tìm .
Các nhà hàng , tiệm bán hoa , VD sẽ dùng .berlin hay .tokyo thay vì dùng .com
Khoảng 1000 domain name được đồng ý , đã áp sụng hay chờ HĐ giửa ng ủng hộ và ICANN .
Trong đó , sẽ áp dụng vào tháng 4 , có .dating , .berlin , .tokyo , .cab , .ceo , .dance , .futbol , .mango , .sexy . Riêng Samsung có .samsung tiếng Hàn .
Tạm dich từ báo SJMN ngày 3 March 2014 .
“Gián điệp Dân Chủ”
Trịnh Hữu Long
Theo thông tin công khai thì Bộ Công An Việt Nam hiện nay có hai Tổng cục an ninh, đó là Tổng cục an ninh I (đối ngoại) và Tổng cục an ninh II (nội địa). Riêng Tổng cục an ninh I gồm có tới 5 Cục bảo vệ chính trị, đó là A35, A36, A37, A38, A39. Chính các đơn vị thuộc Cục bảo vệ chính trị nói trên, và Tổng cục an ninh II là những đơn vị trực tiếp đàn áp các nhà đấu tranh trong nước, đồng thời phá rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Cơ quan công khai của các đơn vị này đóng ở 15 Trần Bình Trọng, 44 Yết Kiêu, 58 B Trần Nhân Tông (đều ở Hà Nội), và nằm trong sở công an các tỉnh thành, cũng như nhiều địa chỉ bí mật khác trên toàn quốc…Sau năm 1975, hàng loạt các viên tình báo (gián điệp) chiến lược gạo cội nổi tiếng của Miền bắc Việt Nam đã công khai lộ diện như: Ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), ông Ba Quốc (Đặng Trần Đức), ông Sáu Trí (Nguyễn Đức Trí), ông Tư Cang (Nguyễn Văn Tào), ông Mười Nho (Nguyễn Xuân Mạnh), ông Ba Minh (Nguyễn Văn Minh), ông Ba Lễ (Nguyễn Văn Lễ) và một số người khác. Nhưng những người thận trọng hơn thì cho rằng, còn có nhiều những nhân vật quan trọng giấu mặt khác vẫn đang hoạt động trong lòng cộng đồng người Việt hải ngoại dưới vỏ bọc là quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa di tản, tị nạn…
Câu chuyện gián điệp ở Việt Nam đã có từ rất xa xưa, điển hình là chuyện Trọng Thủy – Mỵ Châu thời An Dương Vương. Đó có lẽ là một truyền thuyết, nhưng những hậu quả bi thương của vụ án “ăn cắp nỏ thần” mãi mãi là một bài học lớn đối với những ai không biết cảnh giác với đối phương.
Đối với Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ Việt Nam, khi mà phong trào vẫn chỉ đang ở giai đoạn hình thành. Nhưng rất nhiều nhà đấu tranh đã bị bắt bớ, bị thủ tiêu bí mật, cũng như bị xử tù, mà họ không hề biết rằng: Họ đã bị những chiếc “vòi bạch tuộc” an ninh Cộng Sản, dùng những viên gián điệp giấu mình dưới đủ mọi hình dạng vỏ bọc để tấn công khủng bố họ.
Hầu hết các thành viên đấu tranh trong nước đều vì lý do bị chế độ ngược đãi mà đứng lên đấu tranh, một số khác từng là dân oan đi đòi quyền lợi, lâu dần trở thành nhà đấu tranh lúc nào không hay. Chỉ một số ít nào đó là những người xuất phát từ ý thức về trách nhiệm của cá nhân mình trước vận mệnh của đất nước, hiểu rõ bản chất thối nát tàn bạo của chế độ Cộng Sản mà lên tiếng. Vì vậy họ không phải là những nhà đấu tranh chuyên nghiệp, hoặc còn lâu mới đến độ chuyên nghiệp. Thế nhưng họ vẫn đang phải đối mặt với một lực lượng công an hùng hậu, trang bị hiện đại, huấn luyện bài bản, sẵn sàng ra tay với những đòn xảo quyệt. Đó là một khó khăn vô cùng lớn đối với những thành viên đấu tranh ôn hòa.
Để đàn áp Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Ngoài việc công an dùng các gián điệp công nghệ, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nghe lén, phá sóng điện thoại, dùng Hacker tấn công các trang báo phi Cộng Sản trên mạng Internet, xâm nhập các máy tính cá nhân, mở trộm Email vv.., ta có thể liệt kê thêm những dạng gián điệp khác của họ như sau:
Hàng ngày các nhân viên an ninh mặc thường phục được tỏa đi khắp nơi để theo dõi, canh gác và trực tiếp trấn áp, bắt bớ các nhà đấu tranh. Họ sẵn sàng tiếp xúc, dụ dỗ, kết thân, hòng lung lạc tinh thần các nhà đấu tranh. Đó là những loại gián điệp nửa công khai “đแnh gần”. Lực lượng này chủ yếu sử dụng nhân viên công an an ninh cấp Huyện, Quận và Tỉnh, Thành phố.
Thứ hai, đó là những loại gián điệp nằm vùng. Loại này trực thuộc các Tổng cục an ninh, dưới vỏ bọc làm công việc cụ thể nào đó ngoài ngành công an, chuyên thu thập tin tức mới từ địa phương. Phương thức này chủ yếu họ áp dụng trong các ngành “nhạy cảm” như Du Lịch, Ngoại Giao, Văn Hóa, Truyền Thông. Loại gián điệp này nếu như được lệnh, sẽ sẵn sàng tuyên bố “đấu tranh dân chủ” sau đó gia nhập các tổ chức đấu tranh trong nước nhằm phá hoại từ bên trong…
Thứ ba, Một lực lượng gián điệp (tạm gọi là lực lượng Hòa Nhập), được “đแnh” vào các nước Âu, Mỹ, sang các nước láng giềng như Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan. Điều này thì chắc chắn nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm từ ngay sau ngày 30/04/1975. Những nhân viên gián điệp này, dưới vỏ bọc là làm những công việc, ngành nghề chính thức cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam và cho cả tư nhân. Họ sẽ móc nối với những tên chỉ điểm, cò mồi mà công an Việt Nam tuyển dụng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất là từ tù hình sự, có mức án nhẹ, hợp lý hồ sơ rồi giả dạng làm người tị nạn, người lao động. Hai dạng gián điệp này sẽ cùng nhau xâm nhập vào các tổ chức đấu tranh chống Cộng ở nước ngoài.
Những viên công an chính hiệu, và cả những tên “chim mồi” chỉ điểm hiện nay đang lén lút xâm nhập, tham gia đấu tranh và phá rối Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ, chính là những tên gián điệp dân chủ. Chúng đang hiện diện cả ở trong nước và nước ngoài, giữa cộng đồng người Việt.
Sẽ có người ngỡ ngàng vì cụm từ “Gián điệp Dân Chủ”. Đây là một loại hình gián điệp không mới, nó chỉ mới đối với những ai bàng quan mất cảnh giác, thiếu thận trọng trong việc kết bạn quan hệ đấu tranh.
Chuyện công an Việt Nam bắt bớ hàng loạt nhà đấu tranh ở Hà Nội, Hải Phòng, treo biểu ngữ hồi tháng 07 và tháng 08/2008. Rồi chuyện họ bắt cóc các nhà hoạt động đấu tranh chính trị từ Cam Pu Chia đem về Việt Nam xét xử như các vị nhà sư Tim Sakhom, Thích Trí Lực, gần đây là vợ chồng anh chị Phạm Bá Huy, Phạm Thị Phượng tại Bang Kok – Thái Lan, đặc biệt là vụ mất tích tại Phnompenh năm 2007 của Lê Trí Tuệ – Thành viên Khối 8406, đảng viên Đảng Thăng Tiến – Là các nạn nhân trực tiếp điển hình của những tên gián điệp dân chủ.
Vậy làm cách nào để đề phòng và kịp thời phát hiện được những kẻ luôn xưng là anh em đấu tranh dân chủ, nhưng lại sẵn sàng cầm dao đâm lén sau lưng chúng ta? Đây là một việc vô cùng khó, nhưng không phải là không làm được. Chính xác hơn là các nhà đấu tranh không thể không làm…
Đối với những nhà đấu tranh đang còn hoạt động bí mật thì họ sẽ biết những nguyên tắc căn bản nhất, đó là: Hoạt động theo nhóm, chỉ nên biết những người trực tiếp có trách nhiệm quan hệ và liên lạc với mình, chỉ tiếp xúc làm việc với người thứ ba khi được một đồng đội đủ tín nhiệm giới thiệu vv…
Đối với những nhà đấu tranh công khai. Khi đã quyết định công khai hóa hoạt động đấu tranh của mình, một nhà đấu tranh công khai trong nước và cả ở hải ngoại muốn cho sự lên tiếng của mình có sức mạnh thuyết phục, họ cần phải công khai họ tên, địa chỉ Email, bút danh (nếu có), thậm chí là cả địa chỉ nơi mình sinh sống. Nhiều người sẽ nói: Như thế thì sẽ rất nguy hiểm cho người đấu tranh, khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, Điều đó đúng, nhưng đấu tranh chống Cộng không hề là một trò chơi, tham gia đấu tranh là chấp nhận hy sinh mất mát, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vậy việc công khai danh tính chỉ là chuyện hết sức bình thường…
Đối với những nhà đấu tranh ở hải ngoại đang khá an toàn trong sự bảo vệ của xã hội dân chủ, lại không dám công khai danh tính, thậm chí viết bài cũng phải dùng hết bút danh này đến bút danh khác (xin hiểu đây không phải là một lời chỉ trích). Những người ấy rõ ràng là không được sự tín nhiệm của cộng đồng. Nếu họ đấu tranh thật, thì những việc làm của họ cũng sẽ không đem lại bất cứ một hiệu quả đáng kể nào…
Ở trong nước, chính sự công khai tên tuổi mình của các nhà đấu tranh, lại là việc trang bị cho họ một chiếc “áo giáp” bảo vệ hữu hiệu. Khi một người đã công khai danh tính thì các đài phát thanh, các báo và các thành viên đấu tranh người Việt sẽ biết đến họ. Nếu họ bị bắt bớ, đánh đập, hay khủng bố tinh thần thì ngay lập tức công luận sẽ lên tiếng đấu tranh bảo vệ lẽ phải cho họ, đó là điều hết sức quý báu.
Một ai đó tự nhận mình là người đấu tranh công khai, cái gì cũng tỏ ra hiểu biết, gặp nhà đấu tranh nào cũng thân mật trao đổi sôi nổi. Nhưng họ lại không hề có một hành động đấu tranh gì trên thực tế, như đấu tranh trực diện với chính quyền địa phương mình sinh sống, viết bài, phát biểu trên các đài phát thanh, thì hẳn là những đối tượng ấy “có vấn đề”.
Nhưng ngay cả trong trường hợp ai đó có một vài bài viết ở dạng “nửa nạc nửa mỡ” vô thưởng vô phạt, và cũng có đôi lần phát biểu trên các đài phát thanh hải ngoại theo những dạng bài viết nêu trên, thì chúng ta cũng cần phải có thời gian kiểm chứng. Vì báo chí tự do trên mạng Internet có thể đăng bất cứ bài viết nào, của bất cứ ai gửi đến cho người biên tập. Tương tự, các đài phát thanh tiếng Việt ở hải ngoại cũng có thể phát đi lời phát biểu mang tính chung chung của một ai đó, là chuyện bình thường. Dư luận sẽ không vì những bài viết và lời phát biểu như vậy làm thước đo đánh giá một người có thực sự dấn thân đấu tranh hay không.
Vì gián điệp của công an Việt Nam rất giỏi trong việc phá hoại, nếu các nhà đấu tranh dân chủ mất cảnh giác và không đầu tư tìm hiểu về các thủ đọan tinh vi của an ninh công an Việt Nam, thì dễ mắc mưu của họ. Trong trường hợp này, người viết thích mượn câu: Benefit of the doubt (lợi ích của sự nghi ngờ), nhưng theo nghĩa thuần tiếng Việt. “Lợi ích của sự nghi ngờ” không phải là đi đâu, gặp ai ta cũng lo lắng, ngờ vực. Nghi ngờ để tồn tại, nghĩa là biết đặt câu hỏi: Tại sao?
“Lợi ích của sự nghi ngờ” như vậy không phải là sự đa nghi như tính cách của nhân vật Tào Tháo. Chính “lợi ích của sự nghi ngờ” giúp cho một nhà đấu tranh dân chủ có sự nhận biết chính xác hơn về nhiệt huyết và những nỗ lực của các đồng đội đấu tranh cùng với mình.
Con người không thể sống thiếu lòng tin. Nhưng đối với một người đấu tranh, khi tin một cách vô thức, thì đồng nghĩa với việc họ vô ý thức, thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn của chính bản thân mình, kế đến là cho đồng đội của mình nữa. “Lợi ích của sự nghi ngờ” chính là biết chọn nơi chính xác để mình gửi gắm lòng tin. Lòng tin vì vậy, cần phải có sự kiểm định.
Một viên gián điệp dân chủ bình thường, sẽ không bao giờ dám lên tiếng đấu tranh dõng dạc mạnh mẽ với nhà cầm quyền CSVN, kẻ đó sẽ không dám thẳng thắn vạch ra những bất công của xã hội Cộng Sản, tuyên bố chế độ Cộng Sản là thối nát, phản dân chủ. Người đó sẽ không bao giờ dám xưng tên họ thật, đăng hình ảnh cá nhân công khai kèm theo các bài viết đấu tranh (nếu có) của mình. Đó chính là một điểm dễ nhận thấy ở những kẻ đội lốt đấu tranh.
Có hai mục tiêu mà công an an ninh của CSVN chú trọng dùng gián điệp đội lốt “đấu tranh” tấn công. Mục tiêu thứ nhất đó là đánh vào “diện”, tức là tập trung vào mặt trận tuyên truyền nhằm hạ uy tín của các tổ chức đấu tranh chống Cộng chân chính và có thực lực. Điều này thì những cây bút khoác áo chống Cộng của họ ở hải ngoại thực hiện là tốt nhất, vì ít có ai sẽ đặt vấn đề nghi ngờ một vài nhân vật tị nạn Cộng Sản, với những hàm là sĩ quan, thậm chí tướng tá hoặc nhân viên cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Mục tiêu thứ hai là họ sẽ đánh vào “điểm”. Gián điệp dân chủ sẽ chỉ tập trung tấn công vào những tổ chức nào thực sự chống Cộng, đặc biệt là tổ chức đó có thể tạo ra những mối đe dọa lâu dài cho chế độ CS ở trong nước. Cũng trong kỹ xảo đánh “điểm” nhằm vào cá nhân, gián điệp của công an sẽ chỉ tìm cách bắt cóc thủ tiêu, đầu độc, hoặc dùng báo chí bôi nhọ thanh danh của những nhà đấu tranh có nhiều nhiệt huyết, có trình độ học vấn, có kiến thức chuyên môn tốt. Chính vì vậy mới có chuyện những nhà đấu tranh như Lê Trí Tuệ (bị bắt cóc thủ tiêu), Tim Sakhom, Thích Trí Lực, gần đây chúng ta biết thêm các ông Huỳnh Bửu Châu, Lý Thara, Đỗ Văn Nhàn vv.., bị bắt cóc đem về Việt Nam cầm tù, trong khi hàng chục, hàng trăm người tị nạn khác vẫn sống bình an tại Campuchia từ vài năm đến hàng chục năm trời là một ví dụ điển hình. Như vậy rất cần cảnh giác với một ai đó xưng mình là người đấu tranh, cứ lăng xăng phô trương là đã giúp đỡ người tị nạn này người tị nạn khác, đó chỉ là màn kịch của những viên gián điệp dạng chỉ điểm “chim mồi”, nhằm bịt mắt những người nhẹ dạ cả tin. Một người thực tâm giúp đời, giúp người thì sẽ không bao giờ khoe khoang công trạng của cá nhân mình…
Có lẽ nhân đây cũng phải kể đến một đòn ly gián khác mà công an an ninh Việt Nam thực hiện ở trong nước. Họ chỉ cần làm một “thao tác” vô cùng đơn giản bằng cách đàn áp một nhà đấu tranh N nào đó thật nặng nề tàn bạo, có thể tống giam và kết án thật cao. Nhưng đối với một vài người khác, họ lại chỉ theo dõi, ngăn cản, hoặc gọi hỏi thẩm vấn chiếu lệ. Như vậy, nếu chỉ nhận định một cách sơ sài, nhiều người sẽ cho rằng anh A, chị B có thể “có vấn đề” vì tại sao công an lại không đàn áp họ nặng nề như những người đấu tranh khác…
Thủ đoạn của công an an ninh Việt Nam thực sự là khó lường!
Trở lại chuyện gián điệp dân chủ. Gián điệp của công an Việt Nam cũng đều là con người cả. Họ đã có những thành công trong việc “chui sâu, leo cao” vào chế độ VNCH, một phần cũng là vì đặc thù của thời chiến, nên VNCH dễ mắc sai lầm trong khâu tuyển chọn nhân sự. Chính sự dễ dãi ấy, đã vô tình nâng cao tầm vóc của những viên gián điệp bình thường lên thành những siêu nhân thượng thừa. Thực tế, trên bình diện tình báo quốc tế, cơ quan phản gián của Việt Nam nói chung, chưa được xếp hạng, chưa có tên tuổi…
Điều đặc thù trong lĩnh vực đấu tranh chính trị giai đoạn hiện nay có tính chất hoàn toàn khác thời chiến, cho nên gián điệp dân chủ của công an không dễ gì chui vào hàng ngũ đấu tranh lâu dài mà không bị phát hiện vì lý do sau: Đã là người tham gia đấu tranh Dân chủ thì nhất thiết là phải làm việc, phải lên tiếng. Chính từ những việc làm, lời phát biểu, bài viết của một người, người ta rất dễ dàng nhận ra họ có phải là người đấu tranh thật sự hay không. Đó là trở ngại lớn không dễ gì vượt qua được của một viên gián điệp Dân chủ.
Ngay từ lúc này, các nhà đấu tranh Dân chủ cũng cần có kế hoạch để đoán nhận và sáng suốt nhận diện những tổ chức, và đảng phái “ma” của chế độ CSVN do lực lượng công an trực tiếp thiết kế sắp được ra đời. Nếu việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992 thành hiện thực, thì có thể chế độ Đảng trị ở Việt Nam sẽ tung ra hàng loạt những tổ chức chống Cộng rởm, thành lập các đảng “đối lập” bù nhìn, hòng lũng đoạn môi trường chính trị của Việt Nam. Hiện tượng này đã xảy ra trong mấy chục năm ở Việt Nam, và chỉ chấm dứt vào năm 1988, khi hai đảng bị ép làm bù nhìn là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội tuyên bố giải thể. Có lẽ, ĐCSVN đã có kế hoạch “Đa nguyên, Đa đảng”, nhưng bên cạnh những tổ chức, đảng phái của người Việt đấu tranh chống Cộng ôn hòa chân chính, sẽ có những đảng phái “ma” xuất hiện, và chúng vẫn là cánh tay biến hình của ĐCSVN…
Nếu công an Việt Nam, dưới sự chỉ đạo “tài tình”, “sáng suốt” theo kiểu Mafia của ĐCSVN, tức là sẽ lập ra các đảng (tạm gọi là vệ tinh) của họ, họ sẽ phải đối diện với việc “lộng giả thành chân” của các đảng vệ tinh ấy. Chuyện quyền lực, nhất lại là quyền lãnh đạo ở cấp chính phủ, sẽ là một sự cám dỗ khó lòng cưỡng nổi của một đảng phái. Trong lịch sử Việt Nam đã từng xảy ra nhiều lần, cảnh người thân ruột thịt trong gia đình các triều đại Phong kiến giết hại nhau để giành ngai vàng. Vậy một đảng chống Cộng mà các vị trí lãnh đạo vẫn là các đảng viên ĐCSVN giấu mặt, hoặc giả dạng trở cờ, thì với bản chất tham quyền cố vị, họ sẽ sẵn sàng loại bỏ ĐCSVN (thật) để lên nắm quyền. Như vậy, nếu công an Việt Nam “chế tạo” ra các đảng phái đối lập, thì các đảng đó sẽ là chiếc “thòng lọng” mà ĐCSVN tạo ra để tự thắt cổ chính mình.
Một đúc kết từ quá trình sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Đông Âu cho ta thấy: Trong quá trình tiếp xúc để đánh phá, đàn áp các nhà đấu tranh ôn hòa chống chế độ, có nhiều những cán bộ công an an ninh của Cộng Sản đã quay sang bí mật hợp tác với các lực lượng đấu tranh, hoặc họ cố tình làm trái lệnh cấp trên để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh. Đây sẽ là một quy luật tất yếu sẽ xảy ra đối với trường hợp Việt Nam. Chính vì vậy, việc đấu tranh tuyên truyền giác ngộ chính lực lượng công an an ninh của Cộng Sản là điều nên làm. Chúng ta kiên quyết, nhưng mềm dẻo, thay vì quyết liệt đối đầu với cá nhân mỗi viên công an, vô tình biến họ thành kẻ thù trực tiếp của bản thân mình.
Chúng ta luôn xác định rằng: Không bao giờ, và mãi mãi không bao giờ ĐCSVN chịu hoàn trả quyền lực về lại cho người chủ của đất nước, là nhân dân Việt Nam. Mọi nỗ lực theo phương châm “hòa hợp hòa giải” chỉ là sự hài hước hiện đại, vì ai đó đã mắc lừa ngón đòn chính trị ranh ma của ĐCSVN. Chỉ khi nào sức mạnh đấu tranh của toàn dân Việt Nam biến ĐCSVN trở thành thiểu số không còn được phép nắm quyền, hoặc họ hoàn toàn bị nhân dân loại bỏ, thì đất nước Việt Nam mới có thể bắt tay vào việc xây dựng một nền chính trị Đa nguyên Đa đảng đúng nghĩa.
Vì những điều trên, nếu bất kỳ ai đang tham gia đấu tranh ôn hòa chống chế độ độc tài CSVN mà mất cảnh giác với lực lượng công an an ninh Việt Nam, thì chắc chắn họ sẽ bị công an trấn áp, lung lạc, và làm “mờ mắt” với những đòn tinh vi xảo quyệt mà nhiều người sẽ không hình dung ra được!
Hy vọng rằng bài viết này cũng là một tiếng nói cảnh báo kịp thời cho những nhà đấu tranh nào đang xem thường năng lực đàn áp, phá hoại, khủng bố giấu mặt của tình báo gián điệp, dưới tên gọi rất thân thiện: An ninh nhân dân Việt Nam.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
PHẢI DIỆT SẠCH NHỮNG TÊN CHÓ CỘNG
+++ Những tên cẩu tặc như Ngô kỷ và Hà Lu cùng đồng bọn sẽ bi nghiêm phạt sau đám tang Việt Dzũng .Kể cả tên Kim Âu, CIA trained commando!
+++ Cẩu tặc Kim Âu Hà Văn Sơn và đồng bọn trên Chính Nghỉa và Phố Nắng diễn đàn là tay sai của Đảng Cướp và Nhà Nươc Ăn Cướp Cộng Sản Việt Nam .
+++Chó cộng Kim Âu Hà Văn Sơn đã duợc phủ cờ máu ! Xin ông bà và anh chị em tránh xa xác thối của tên chó ngoan của Hù Chó Mèo .
+++Cẫu tặc Ngô Kỷ va Ha Lu đã đụọc phủ cờ máu ngày anh hùng Việt Dzũng lìa trần .



https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10201535941422360&id=1291745477