Thursday, March 19, 2020

Tiếp viên Việt bật khóc khi đi cách ly

Nguồn: vnexpress
Vali chuẩn bị cho kỳ nghỉ thành vali đi viện, Hương vừa xếp đồ, vừa rơi nước mắt. Cô nghĩ đến điều tệ nhất là nằm viện cả tháng.

Phạm Hương về Việt Nam trên một chuyến bay không hành khách vào tối 3/3. Đó cũng là chuyến cuối của hãng bay đưa cô cùng phi hành đoàn về Hà Nội, ít nhất đến hết tháng 3.
Là tiếp viên, Hương không phải đi cách ly khi qua kiểm dịch, nếu không ho sốt và đã khai y tế đầy đủ. Cô an tâm về nhà và chuẩn bị đồ cho chuyến đi chơi Buôn Mê Thuột cùng bạn ngày 5/3, đã đặt hết vé máy bay và trả tiền khách sạn, háo hức về một kỳ nghỉ đúng mùa hoa cà phê nở.
Chiều tối 4/3, Hương bắt đầu ho nhiều và đau tức ngực dù không sốt. Bình thường, cô tự tin vì có sức đề kháng cao, bởi không bao giờ ốm vặt dù lịch bay dày, song cô vẫn hoang mang có thể đã nhiễm nCoV khi một ngày gặp biết bao hành khách. Cô gọi ngay đường dây nóng ca Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 tại Đông Anh, thì được khuyên chuẩn bị tinh thần đi cách ly ngay.
Vali đi du lịch Buôn Mê Thuột thành vali đi viện, Hương vừa xếp lại đồ, vừa lã chã nước mắt. Một phần bất ngờ vì phải huỷ chuyến đi chuẩn bị từ lâu với người bạn hiếm có thời gian rảnh, một phần cô đơn vì không có người thân bên cạnh trấn an trong cơn hoang mang. Cô khóc suốt một tiếng khi đợi xe của bệnh viện đến đón mới lấy lại bình tĩnh.
Phạm Hương, thứ hai từ phải qua, trong thời gian cách ly. Ảnh: NVCC.
Phạm Hương (giữa) trong thời gian cách ly. Ảnh: NVCC.
Vào viện, một mình tới khoa cấp cứu, Hương tự ký đại diện cho gia đình vì người thân định cư nước ngoài. Hoàn thành thủ tục khai báo, cô được đưa vào phòng áp lực âm vì thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao và được xét nghiệm ngay trong đêm.
Hàng ngày, cô được theo dõi thân nhiệt, bệnh viện cung cấp ba bữa ăn, cơm canh thay đổi liên tục. "Ở ngoài đôi lúc bận làm mình quên cả ăn, nay vào viện đến giờ có cơm ăn, thấy mừng", cô tiếp viên chia sẻ.
Những ngày trong viện cứ thế trôi qua, cho đến khi bệnh nhân số 17 cạnh phòng của Hương có kết quả dương tính nCoV. Cả đêm bệnh viện náo loạn vì những ca có nguy cơ cao cứ tăng dần, Hương phải chuyển phòng đến sáu lần trong bốn ngày vì kết quả xét nghiệm hai lần âm tính. Đến phòng nào cô cũng lau dọn hết cả tiếng và đóng, dỡ vali liên tục, có khi vừa ngồi chưa đầy hai tiếng lại phải chuyển đi, có hôm nhân viên bệnh viện gõ cửa lúc 3h30 sáng và báo chuyển phòng ngay sau vài phút.
Hương không kêu ca một lời, vì nghĩ đến những y bác sĩ trong viện đang phải đón thêm hàng chục người mới vào cách ly trong đêm. "Nhớ nhất anh bác sĩ dẫn mình đi chuyển phòng bảo chúng tôi cũng muốn khóc. Mình biết có chị hộ lý ở lại viện không dám về nhà sau khi đón mấy chục ca vào đêm qua, sự hy sinh của các anh chị là quá lớn và cần được xã hội ghi nhận", cô bày tỏ.
Đón 8/3 trong viện, những tưởng sẽ yên vị trong căn phòng có nhiều cửa sổ cùng vài người bạn mới quen, Hương lại nhận thông báo chuyển viện ngay chiều hôm đó, vì không còn đủ giường cho người cách ly mới. Cô và bạn cùng phòng lại tất tả dọn đồ, song phải đợi nhiều giờ đến tối muộn mới có xe cấp cứu đưa sang Bệnh viện Bắc Thăng Long.
Lúc này, tâm trạng ai nấy đều chán nản, đến nhận giường lại thấy một dãy phòng 20 người ở chung cả nam lẫn nữ, Hương bật khóc. Cô vốn quen sống trong không gian riêng, lại chưa từng đi quân sự, nghề tiếp viên cũng cho phép cô nghỉ trong những khách sạn 4-5 sao theo chế độ của hãng bay - một người một phòng. Do vậy những hạn chế về cơ sở vật chất của khu cách ly dường như quá sức chịu đựng của Hương vào thời điểm ấy.
Nhưng nhìn vào mọi người xung quanh - từ viên chức nhà nước cho đến du học sinh gia đình khá giả, đều chung điều kiện sống, Hương tự nhủ phải tạo cho mình những niềm vui để vượt qua khó khăn này. Cô tiếp viên xốc lại tinh thần, bắt đầu đi cọ nhà vệ sinh, dọn dẹp, lau sàn để giữ phòng ốc sạch sẽ nhất có thể. Sau vài ngày sắp xếp, bệnh viện đã bố trí phòng nam nữ riêng biệt, tạo điều kiện thoải mái nhất có thể cho người cách ly.
Phạm Hương tự tìm cho mình những niềm vui trong thời gian cách ly với thú cắm hoa, đọc sách, múa hát... Cô vẫn duy trì công việc kinh doanh riêng. Ảnh: NVCC.
Phạm Hương tự tìm cho mình niềm vui trong thời gian cách ly với thú cắm hoa, đọc sách, múa hát... Cô vẫn duy trì công việc kinh doanh riêng. Ảnh: NVCC.
"Một ngày trong viện không dài như bạn nghĩ nếu biết cách lấp đầy nó với những thứ có ích, hay những việc mà ở ngoài bạn không đủ tĩnh tâm để làm", cô cũng coi thời gian đi cách ly như một khóa thiền.
Từ ngày đi tập trung, cô sinh hoạt vô cùng điều độ: đọc sách, tập thể dục quanh phòng, còn biết thêm môn đá cầu - cả khu chơi chung một quả cầu do ai đó tới thăm người thân đem cho. Từng là thành viên của một vũ đoàn, cô lại tập hợp các chị em để tập múa hát mỗi chiều, lập "tổ văn công" mà khán giả chính là những người đang cách ly, bảo vệ, y bác sĩ... Hương hy vọng màn biểu diễn văn nghệ tại khu cách ly sẽ truyền đi thông điệp về niềm tin yêu cuộc sống, khơi dậy tinh thần lạc quan của mọi người giữa không khí căng thẳng vì dịch bệnh.
Video Player is loading.


Current Time 0:09
/
Duration 3:26
Loaded: 0%
Progress: 0%

Hương mượn phục trang từ một vũ đoàn để biểu diễn ngay trong sân bệnh viện. Video: NVCC.
"Sau đợt này mình càng thấm thía, khả năng thích nghi của con người là vô hạn, có những điều trước đây nghĩ mình không làm nổi nhưng hoàn cảnh bắt buộc thì cũng đâu vào đó hết", Hương tâm sự.
Bản thân là người di chuyển rất nhiều và đã quen với những chuyến đi, cả chục năm nay cô chưa từng ở yên một chỗ quá một tuần. Trong thời gian cách ly, cô phải ở yên trong viện và không bao giờ bước quá khoảng sân được quây lại bằng những dải đỏ - đó thực sự là cực hình. Cô lại tự nhủ có khi đi ra ngoài còn nguy hiểm hơn, cách ly là khoảng thời gian để tranh thủ nghỉ ngơi. 
Tuy nhiên, có lẽ điều đáng sợ nhất với Hương là thái độ xa lánh của những người xung quanh. Bởi rất nhiều người đi cách ly cùng cô không dám thông báo cho họ hàng ở quê nhà hay đồng nghiệp, lo ngại bị kỳ thị là người mang bệnh.
Ngay cả hàng xóm cũng có những lời lẽ không hay khi biết tin cô đi cách ly - dù là tự nguyện. "Tại sao mọi người không thấy những người như mình đã có ý thức tự đi cách ly để không ảnh hưởng đến ai, nếu có khả năng lây nhiễm? Nếu xã hội còn định kiến như vậy, quả là thiệt thòi cho những cá nhân tự nguyện đi cách ly", cô nói.
Hương cho rằng điều quan trọng nhất cần chuẩn bị cho quá trình cách ly tập trung là tinh thần phải vững, vì 14 ngày sẽ dài hơn 14 ngày ở ngoài rất nhiều. Cô không bao giờ khẳng định đi cách ly là trải nghiệm vui thích, mà đó là việc cần làm.
"Giường bệnh viện sẽ không êm như giường của bạn, tắm giặt cũng không sạch sẽ như nhà của bạn, cơm có thể không theo khẩu vị của bạn. Bạn không thể muốn chạy đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, bởi bạn đang ở khu vực cách ly đặc biệt để tránh nguy cơ lây lan cho cộng đồng", cô nhận định.
Chiều 17/3, cầm giấy xuất viện, cô tiếp viên phải đeo khẩu trang và găng tay kín, đi thật xa khỏi cổng bệnh viện để tìm taxi vì sợ không ai chịu chở. Về nhà, cô lại chuẩn bị một vali khác để sẵn sàng lên đường đi cách ly bất cứ lúc nào, bởi không thể biết khi nào cô có thể tiếp xúc với ai đó nhiễm virus ngoài đường.
Phạm Hương là tiếp viên của một hãng hàng không quốc tế từ năm 2015. Hiện chưa rõ lịch trình bay cụ thể do diễn biến khó lường của Covid-19, cô sẽ tạm thời ở nhà để giữ sức khoẻ sau thời gian cách ly.  Ảnh: NVCC.
Phạm Hương là tiếp viên của một hãng hàng không quốc tế từ năm 2015. Hiện chưa rõ lịch trình bay cụ thể do diễn biến khó lường của Covid-19, cô sẽ tạm thời ở nhà để giữ sức khoẻ sau thời gian cách ly.  Ảnh: NVCC.

Cách người Mỹ tự cách ly ở nhà

Nguồn: vnexpress
Hãy ở nhà trừ khi phải gặp bác sĩ. Không đi làm, đi học hay mua sắm. Đeo khẩu trang nếu phải ra khỏi phòng và không dùng chung khăn mặt.

Đó là những khuyến cáo được Roni Caryn Rabin, biên tập viên về y tế của New York Times, viết trong bài đăng hôm 8/3, hướng dẫn hàng nghìn người Mỹ đang phải tự cách ly tại nhà do có nguy cơ nhiễm nCoV. Rabin cho biết đây là những quy tắc tự cách ly cần thiết mà giới chức y tế địa phương cùng Trung tâm Phòng ngừa Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị.
Theo Rabin, tự cách ly khác với tự cô lập. Tự cách ly dành cho hầu hết những người khỏe mạnh nhưng có nguy cơ bị lây nhiễm nCoV, trong khi biện pháp thứ hai được áp dụng cho những người đã nhiễm bệnh.
Ở nhiều bang của Mỹ, công dân được yêu cầu tự cách ly trong nhà nếu vừa trở về từ Trung Quốc hoặc Iran, hoặc có triệu chứng sốt hoặc ho khan và từng đến quốc gia khác hoặc ở trên du thuyền, hay ốm mà không rõ nguồn lây nhiễm.
Kate Mannle, gần đây từng tới Hàn Quốc, đang tự cách ly ở nhà tại thành phố Seattle, bang Washington sau khi bị ho và sốt. Ảnh: NY Times.
Kate Mannle, gần đây từng tới Hàn Quốc, đang tự cách ly ở nhà tại thành phố Seattle, bang Washington sau khi bị ho và sốt. Ảnh: NY Times.
Nhiều người vẫn chọn cách tự cách ly ngay cả khi không ốm, bởi họ lo có thể từng tiếp xúc với nguồn bệnh và không muốn gây nguy hiểm cho người khác. Bang California có tổng cộng 5.500 người tự cách ly, trong khi thành phố New York có hơn 2.700 người.
Đây nghe có vẻ giống kỳ nghỉ, khoảng thời gian tuyệt vời để đắm chìm với các chương trình trên Netflix hay ngủ nướng, nhưng thực tế việc cách ly bản thân khỏi gia đình và bạn bè không phải chuyện dễ dàng. Họ phải đối mặt với những thách thức thực tiễn và hậu cần, cũng như sự bất nhất trong các khuyến cáo chính thức càng làm cho chuyện cách ly trở nên khó khăn hơn.
Cách ly tại nhà có thể gây khó chịu trong khoảng hai tuần, thời gian ủ bệnh của virus. Việc này đặc biệt khó khăn nếu bạn có trẻ con hoặc người thân già yếu cần chăm sóc, hoặc sống trong các căn phòng chật chội với nhiều người, nhưng Rabin cho rằng những người tự cách ly tại nhà cần thực hiện tốt các quy tắc cơ bản.
Cách ly. Nếu bạn có khả năng nhiễm bệnh, việc tách mình khỏi vợ chồng, bạn cùng nhà, con cái, người thân cao tuổi là điều rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn, bạn thậm chí không nên chăm sóc chó, dù không biết chúng có khả năng lây nhiễm nCoV sang người hay không, theo CDC. Bạn không nên tiếp khách và đứng cách xa người khác khoảng 1-2 m. Đừng đi xe buýt, tàu điện ngầm hay thậm chí taxi.
Đeo khẩu trang. Nếu ở cạnh người khác, ở nhà, ngồi trên xe ô tô tới gặp bác sĩ sau khi đặt lịch khám, bạn nên đeo khẩu trang và tất cả những người khác cũng nên như vậy. Nhưng trước tiên, bạn hoặc bạn bè, người thân của bạn phải tìm mua khẩu trang vì nó đã cháy hàng ở hầu hết mọi nơi. Nếu không tìm được, bạn có thể dùng tạm khăn hoặc quần áo.
Giữ vệ sinh. Nếu ho hoặc sổ mũi, bạn nên dùng khăn giấy che lại và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác, sau đó lập tức rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây hay sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay bằng xà phòng vẫn được khuyến khích hơn.
Ngay cả khi không ho hoặc sổ mũi, bạn vẫn nên rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay sạch.
Khử trùng. Bạn không nên dùng chung đĩa, ly uống rượu, cốc nước, bát đũa, khăn hay giường ngủ với bất kỳ ai hoặc với thú cưng. Rửa sạch mọi vật dụng sau khi dùng.
Mặt bàn, tay nắm cửa, đồ dùng nhà tắm, nhà vệ sinh, điện thoại, bàn phím, máy tính bảng và bàn cạnh giường là những bề mặt tiếp xúc nhiều nên phải thường xuyên dùng chất tẩy rửa lau dọn. Thường xuyên lau dọn bề mặt có thể bị dính bẩn dịch cơ thể, như máu và chất thải cơ thể.
Theo dõi. Luôn theo dõi sức khỏe bản thân và gọi bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc khi tình trạng nặng hơn. Bạn phải thông báo với nhân viên y tế rằng mình có nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Người sống cùng nhà có thể đi làm hoặc tới trường, nhưng họ cũng cần có đủ nhu yếu phẩm, thuốc, chăm sóc người bị cách ly và giữ cho nơi ở sạch sẽ. Họ sẽ phải lau chùi tay nắm cửa, mặt bàn bếp, giặt đồ và rửa tay. 
Thành viên trong gia đình hoặc người sống cùng nên theo dõi triệu chứng của người bệnh và gọi dịch vụ y tế nếu thấy tình trạng bệnh xấu đi.
Khi ở gần người bệnh, các thành viên sống cùng nhà nên đeo khẩu trang, găng tay nếu phải tiếp xúc với dịch cơ thể của người đó. Sau khi dùng xong hãy lập tức vứt đi và không được tái sử dụng.
Những người già trong nhà và những người có tiền sử bệnh mạn tính có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, nếu bị nhiễm nCoV. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng rất dễ gặp nguy hiểm, dù chưa có bằng chứng rõ ràng. Đây là những người cần hạn chế tiếp xúc với người bị cách ly. 
Tại Trung Quốc, 70-80% ca lây nhiễm xảy ra trong gia đình, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chính quyền địa phương ở đó buộc phải thiết lập các khu cách ly hàng nghìn giường trong các phòng tập gym, sân vận động để chăm sóc cho người sống một mình hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao cho gia đình. 
Thành viên gia đình nên theo dõi sức khỏe bản thân, gọi cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV như ho, sốt hoặc khó thở.
Alexander Lee tự cách ly trong căn phòng thuê ở ngoại ô New York sau khi trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Boston Globe. 
Alexander Lee tự cách ly trong căn phòng thuê ở ngoại ô New York sau khi trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Boston Globe. 
Những vấn đề chưa được giải quyết
Không ai trả tiền cho bạn để tự cách ly. Không có khoản bồi hoàn cho những sản phẩm bạn cần mua và không có nhân viên của chính quyền ghé qua để giúp đỡ. Tự cách ly là một việc khó khăn, cả về tinh thần và tài chính, đối với cả người có gia đình hoặc sống một mình.
Không phải ai cũng có thể làm việc từ xa. Hai tuần nghỉ việc có thể làm mất một khoản thu nhập đáng kể đối với những người làm công ăn lương theo giờ, phải chấm công ở công ty để tính lương, hoặc những người làm việc tự do. 
Rất nhiều người Mỹ có cuộc sống không mấy dư dả khi chỉ biết sống dựa vào tiền lương. 
"Chúng ta phải có sự can thiệp xã hội để khuyến khích và hỗ trợ việc cách ly, nếu không chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến này", Arthur Caplan, giáo sư về đạo lý sinh học tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, cho biết.
Những người không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm chi trả ít hoặc không có bác sĩ gia đình sẽ miễn cưỡng đi khám khi có triệu chứng, bởi họ sợ chi phí tốn kém. Những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ cũng tránh khám chữa bệnh vì họ sợ bị phát hiện và trục xuất khỏi Mỹ. 
"Tôi không thấy chính quyền liên bang có sự chuẩn bị cho những vấn đề này", giáo sư Caplan nói.
Lawrence Gostin, giáo sư ngành luật tại Đại học Georgetown và giám đốc Trung tâm Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu, đơn vị hợp tác với WHO, cho biết việc hỗ trợ cho những người tự cách ly là việc vô cùng quan trọng.
"Chúng ta nên có một thỏa thuận xã hội như thế này: Nếu bạn bị ốm, dù nhiễm nCoV hay không, bạn nên cách ly bản thân với xã hội. Đó là trách nhiệm của bạn trong thỏa thuận này, bạn làm điều đó vì gia đình, hàng xóm và cả cộng đồng. Đổi lại, quốc gia sẽ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho bạn như thuốc men, chăm sóc y tế, thực phẩm và tiền lương trong thời gian cách ly", giáo sư Gostin cho hay.

Những người trú ẩn giữa rừng đề phòng đại dịch

Nguồn: vnexpress
MỸCon đường mòn nhỏ ở Tây Virginia, gần chân núi Appalachia, dẫn tới một khu trại giữa rừng của nhóm người theo chủ nghĩa sinh tồn.

Họ đã bắt đầu chuẩn bị cho sự sụp đổ của nền văn minh từ rất lâu trước khi nCoV xuất hiện và khiến thế giới chao đảo.
Với những chiếc thùng đựng đầy hộp thức ăn đủ cho cả gia đình, những chiếc túi đựng đồ ăn sấy khô cấp đông có hạn sử dụng tới 25 năm cùng gạo và bột mỳ, những người này không cần phải chờ đến khi làn sóng mua sắm điên cuồng diễn ra khắp nước Mỹ do lo sợ nCoV. Đồ ăn của họ đã xếp ngay ngắn trong một boongke được xây từ bêtông cốt thép, nằm sâu một mét dưới lòng đất.
Một boongke của Fortitude Ranch ở Mathias, bang West Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP
Một boongke của Fortitude Ranch ở Mathias, bang Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP
Luôn trong tư thế sẵn sàng, những người thuộc cộng đồng sinh tồn Fortitude Ranch thậm chí còn có nguồn dự trữ dồi dào giấy vệ sinh và khẩu trang, hai mặt hàng đang được tìm kiếm nhiều nhất ở Mỹ hiện nay.
"Bây giờ chúng rất đáng giá!", người quản lý Steve Rene nói đùa, giới thiệu khu trú ẩn 40 hecta mà ông quản lý và xem nó như một trại nghỉ dưỡng. 
Phương châm của Fortitude Ranch luôn là "Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất và tận hưởng hiện tại!". Mỗi năm, các thành viên có 2 tuần để vui chơi trong khu nghỉ dưỡng ở vùng nông thôn này, tận hưởng thiên nhiên, đi bộ đường dài hoặc câu cá hồi ở con sông được đặt tên là Lost. Nhóm cũng có một chi nhánh khác tại bang Colorado. 
Ren, với tính cách thân thiện và nhạy bén, ngay từ đầu đã cố gắng xua tan định kiến quanh những người theo chủ nghĩa sinh tồn.
"Đây không phải là một nhóm người điên rồ với suy nghĩ rằng ngày mai thế giới sẽ chấm hết", ông nói. "Chúng tôi không quân phiệt. Chúng tôi không có quan hệ gì với dân quân hay bất cứ lực lượng nào như thế", ông khẳng định, dù từng phục vụ trong quân đội, tham chiến ở Vùng Vịnh năm 1991.
Tuy nhiên, ở cả 4 góc của khu trại đều có tháp canh và trong phòng khách là một khẩu súng trường cỡ nòng lớn, nhằm chứng minh với những thành viên tiềm năng rằng cả nhóm hoạt động rất nghiêm túc.
"Những người tuyệt vọng thì làm những thứ tuyệt vọng", Rene nói.
Steve Rene tại kho trữ thực phẩm của Fortitude Ranch ở Mathias, bang West Virginia, Mỹ hôm 13/3. Ảnh: AFP
Steve Rene tại kho trữ thực phẩm của Fortitude Ranch ở Mathias, bang Tây Virginia, Mỹ hôm 13/3. Ảnh: AFP
Nhóm sinh tồn xem mối đe doạ chính đối với họ không phải là những kẻ ngoại xâm, mà là những người Mỹ hoảng loạn đổ xô đến cướp thực phẩm nếu xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học, một cuộc nổi dậy chính trị, một đại dịch hay tất cả những điều trên.
"Rõ ràng những điều đó rất khó xảy ra, nhưng vẫn có khả năng", Rene nói. "Nếu bạn không sẵn sàng, bạn sẽ không biết đi đâu, làm gì cả. Mọi người tranh giành nhau và nhiều thứ vuột khỏi tầm tay".
Một ủy ban 5 người, bao gồm Rene, trong trường hợp khẩn cấp sẽ quyết định liệu có tuyên bố một "kịch bản thảm hoạ" hay không. Khi đó, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ được mời đến nghỉ tại khu trại được bảo vệ nghiêm ngặt này. Ai muốn vào phải đọc đúng mật khẩu.
Trong trường hợp xảy ra đại dịch, mỗi người mới đến sẽ được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trong và tận hưởng miễn phí hệ sinh thái tự cung tự cấp, bao gồm giếng đào, pin mặt trời, thiết bị vô tuyến, các nhà kính, gà, dê và bò tự nuôi và một con mương, nơi thiêu hủy thi thể những người nhiễm bệnh.
Một chỗ ngủ dưới hầm ở Fortitude Ranch có giá ít nhất 1.000 USD/năm cho gói cơ bản là
Một chỗ ngủ dưới hầm ở Fortitude Ranch có giá ít nhất 1.000 USD/năm. Ảnh: AFP
Người sáng lập Fortitude Ranch là Drew Miller, một cựu chuyên gia tình báo quân sự, tốt nghiệp đại học Harvard. Ông muốn lập ra hơn chục khu nghỉ dưỡng như thế trên khắp nước Mỹ.
Trái với những boongke trú ẩn xa xỉ mà giới siêu giàu tự xây dựng, Miller hướng đến tầng lớp trung lưu. Mỗi người chỉ trả ít nhất 1.000 USD/năm cho gói cơ bản là một giường ngủ dưới hầm.
"Đây giống như một chính sách bảo hiểm trọn đời, thứ thực sự bảo vệ cho cuộc sống của bạn, chứ không phải loại chính sách bảo hiểm chi tiền để trang trải phí mai táng cho bạn", Rene nói. Ông nhấn mạnh khu trú ẩn của mình có thể chứa tới 500 người ở những toà nhà khác nhau được bố trí khắp khuôn viên, cách thủ đô Washington chỉ hai giờ lái xe.
Rene gần đây nhận được ngày càng nhiều yêu cầu và email khi nCoV lây lan khắp nước Mỹ. Những người lo lắng về dịch bệnh và từng nghĩ tới chủ nghĩa sinh tồn đang cân nhắc nhu cầu của mình, ông cho hay.
Chiếc laptop bên cạnh Rene đang hiển thị bản đồ cho thấy sự lây lan của nCoV theo thời gian thực. Không có chấm đỏ nào nằm gần trang trại của nhóm ông. Đến hôm 16/3, Tây Virginia là bang cuối cùng của Mỹ chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm nCoV, dù nước này đã có hơn 4.700 ca nhiễm và 93 ca