Saturday, March 21, 2020

**** CƯỚI VỢ TRẺ ****

Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và c...ó gia đình nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65 nhưng vẫn còn tráng kiện và khoẻ mạnh.
Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, hơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!
Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối!
Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night, Asia.. cho cô coi. Khuya, ông chỉ tay vào một căn phòng và nói:
- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy" thì mới...mò sang! Hix!
Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú nhân)... Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
Ở cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.
Cô chỉ biết vâng dạ.
Những đêm xa nhà, xa quê hương một mình nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già. Nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại thôi.
Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.
Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đã pass (đậu).
Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.
Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đình, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đã nhoè lệ và kêu lên sung sướng:
- Ông Thầy!
Thì ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. Còn "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ, thuộc cấp của ông.
Hai thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị . các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.
Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đã phải đạp xích lô nuôi gia đình bữa no bữa đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đình ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.
*****
Ông bùi ngùi nói với tôi:
- Chú Hòa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái tình nghiã mà người lính dành cho mình. Chính cái tình nghiã ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.
Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)
*****
Tôi hiểu câu chuyện, thì ra ông về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đã cưu mang giúp đỡ ông và gia đình sau 1975.
Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:
- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
Ông mỉm cười:
- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.
Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ý tưởng, tôi nói:
-Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?
- Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghiã là vui lắm rồi, cần gì òm ĩ...
Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:
- Anh Hòa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy !
Tôi thấy mắt Hằng long lanh !
ĐNH
Chẳng lẽ thần may mắn luôn ở về phía CSVN ?
- VNCH giống như một người tử tế nhưng quá tin tưởng vào 1 đồng minh - ko đáng tin , trong khi kẻ thù (CSBV) thì đang tìm cách hại mình ; hậu quả là sự sụp đổ vào ngày 30.4.75 .
- Sau HĐ Paris 1973 , một chiến binh chỉ cần 2 tuần * để đi từ miền bắc vào nam , thay vì 6 tháng như trước kia .
* Cuối năm 1974 , chúng tôi đã bắt được tù binh CSBV mới xâm nhập gần Mộc Hóa ( tỉnh Kiến Tường) thì họ khai : Từ miền bắc vào nam nay chỉ 2 tuần ; vì sau HĐ , KQ Mỹ đã rút đi và KQ VNCH thì ko còn đủ bom để ném xuống xa lộ HCM , dành ưu tiên để yểm trợ các đồn bót hay các đv VNCH bị tấn công hay đụng trận . Do vậy họ di chuyển giửa ban ngay , ko lo sợ gì hết ; bên cạnh xa lộ này là đường ống dẫn dầu . Bài viết dưới đây lấy từ mạng . -- Tài .
=========
. . .
"Để có thể kết thúc chiến trường một cách nhanh chóng, kế hoạch của Cộng Quân là đánh thẳng vào đầu não của miền Nam ở Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Muốn vậy, phải đưa quân vào Phước Long và Bình Long. Muốn đưa quân vào hai tỉnh này, công việc đầu tiên mà Bắc Việt phải làm là hoàn thành con đường Đông Trường Sơn, khúc từ Đông Hà (Quảng Trị) đến Phước Long. Hà Nội cho biết nếu phải vận chuyển bằng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào, từ Nghệ Tĩnh vào đến Pleiku, quân đội Bắc Việt phải mất ít nhất 6 tháng. Trái lại, nếu vận chuyển bằng đường Đông Trường Sơn trên lãnh thổ miền Nam, chỉ mất có một tháng. Vì thế, Hà Nội phải cho làm con đường Đông Trường Sơn bằng mọi giá. Trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” xuất bản năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng đã viết:”Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét...
”Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường...”
KHÁI LƯỢC VỀ ĐÔNG TRƯỜNG SƠN
Ngày xưa, sau khi chiếm Đông Dương, Pháp đã cho thiết lập một quốc lộ đi nép chân phía đông dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, gọi là Quốc lộ 14. Quốc lộ này có tổng chiều dài là 1.380km và đi qua 10 tỉnh: Từ Nghệ An qua Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Kon Tum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Bình Phước. Khi lập con đường này, Pháp nhắm các mục tiêu sau đây:
(1) Bảo vệ an ninh lãnh thổ,
(2) Hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu,
(3) Khai thác lâm sản
(4) Khai triển và xử dụng các sắc tộc thiểu số.
Trong chiến tranh Việt - Pháp từ 1945 đền 1954, con đường này bị bỏ phế vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ. Sau Hiệp Định Genève 1954, khi vừa ổn định xong miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nghĩ ngay đến việc làm lại Quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ. Công việc này được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên Đoàn 4 Công Binh phu trách. Liên đoàn này do Trung Tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần Tổng Thống đã đích thân đến xem xét tại chỗ. Nhưng khi làm đoạn Kontum - Gia Vực, công việc cứ cù nhầy hoài, Trung Tá Kha bị cất chức. Chuyện xây dựng đường 14 chưa hoàn tất thì Tổng Thống Diệm đã bị Mỹ giết.
Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, quân đội Mỹ đã cho thiết lập các đồn bót trên con đường 14, từ Khe Sanh ở Quảng Trị đến Ban Mê Thuột, để ngăn chận sự di chuyển của Cộng quân. Vì không thể xử dụng con đường này, Cộng quân phải làm con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để chuyển quân. Tiếc thay, sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, các nhà lãnh đạo quân sự VNCH không nhận ra được tầm quan trọng của con đường 14 và cũng không có đủ phương tiện để bảo vệ, nên Cộng quân đã biến con đường này thành con đường chiến lược xâm chiếm miền Nam!
Đại khái, lộ trình con đường Đông Trường Sơn do Cộng quân làm lại như sau: Khởi đầu từ Khe Cát thuộc huyện Bố Trạch ở Quảng Bình, vượt sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba Lòng ở Quảng Trị vào Thừa Thiên, qua A Lưới, A Shau rồi đi nép theo biên giới Việt - Lào phía sau đèo Hải Vân vào Quảng Nam, khi đến Khâm Đức thì vòng lên Ngọc Hồi thuộc Kontum. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê Thuột đang do quân đội VNCH trến giữ nên Cộng quân phải làm con đường thứ hai lấy tên là đường 14A đi sát biên giới Việt - Lào qua các tỉnh Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột. Tại đây, hai đường Trường Sơn Tây và Trường Sơn Đông gặp nhau rồi đổ xuống Lộc Ninh, Chơn Thành, Bình Long và Phước Thành.
Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy nhiều khúc đường 14 từ Thừa Thiên đến Ban Mê Thuột đang được Cộng quân sửa chửa hoặc chuyển quân. Cạnh con đường đó, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt. Biệt kích đã được thả xuống nhiều nơi để thám sát hoặc phá vỡ. Các phi cơ A.37 được gọi đến để oanh tạc những đoàn xe đang chạy trên đường 14 hoặc các toán nhân công đang làm đường, nhưng phá xong thì chỉ ít lâu sau, Cộng quân đã làm lại. Chỉ có B.52 mới có thể phá sập những hệ thống đường và ống dẫn dầu rộng lớn. Nhưng lúc đó B.52 không còn!"
. . .
Đọc thêm về xa lộ HCM ở : https://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0…
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=3330.0

                                                         


Lưu danh thiên cổ , lưu xú vạn niên (tiếng thơm ngàn năm, tiếng xấu ngàn đời).
Mới đây tôi gặp 1 anh bạn trước 75 ở SĐ 23, đóng ở Ban Mê Thuột, cho biết : cựu chuẩn tướng Lê Trung Tường, TL sư đoàn này đã ở lại VN sau khi đi tù CS và chết năm 2009. Ổng ở lại cũng là phải vì nếu qua Mỹ sẽ bị các chiến hữu chửi bới do quá ích kỷ như sau:
Hồi xảy ra trận đánh BMT vào thượng tuần tháng 3 (khoảng 10-11/3/75), liên đoàn 21 BĐQ của trung tá Lê quí Dậu, từ Buôn Hô tiến vào để giải cứu BMT nhưng được lịnh của tướng Tường kéo về sân vận động BMT để bảo vệ sân này hầu trực thăng bốc vợ con của ông, việc này khiến lính tráng bất mãn.
Trước đó , ngày 9/3/75, khi tướng Phú về BMT họp với các tỉnh trưởng (trong đó có ĐT Phạm văn Nghìn của Quảng Đức), và các trung đoàn trưởng của SĐ 23; sau khi nghe ĐT Nghìn thuyết trình CS đang tấn công quận Đức Lập của Quảng Đức (do trung tá Nguyễn cao Vực chỉ huy), tướng Phú đã nói với ĐT Vũ thế Quang, TL mặt trận BMT "anh coi chừng VC sẽ tấn công BMT". Sau đó ĐT Quang thuyết trình về bố trí lực lượng tại BMT, tướng Phú đồng ý và lên máy bay DC-3 Dakota về lại Pleiku. ĐT Quang nói với tướng Tường nỗi lo ngại của ông về tình hình BMT, lúc đó có phụ tá lãnh sự Mỹ, tướng Tường dùng gậy chỉ huy gỏ vào mông mình và nói với người Mỹ này" Don't worry " và lên trực thăng đi.
Sáng sớm ngày 10/3, pháo 130 ly của CSBV đã pháo như mưa vào BMT, mở đầu cho sự sụp đổ dây chuyền của các tỉnh thành VNCH, sau đó chiến xa T-54 đã tiến vào BMT từ hướng Tây. . .
Trước đó cả tháng trời, các toán thám kích đã ghi nhận dấu bánh xe xích của T-54 cũng như bắt được tù binh CSBV tại khu vực này. Họ khai được học tập để đánh trong thành phố nhưng ko biết lúc nào. Sau đó một hồi chánh cho biết sẽ tấn công vào ngày 10/3 nên mới có phiên họp vào ngày 9/3 ở trên và lịnh báo động cũng như giới nghiêm từ 9g tối - 6g sáng.
Bản đồ trận BMT: số 1, do VC vẽ.


                                    
                                     




Trận Ban Mê Thuột tháng 3/1975 .
. . .
"Vào đêm 10/3 , quân CSBV đã làm chủ trung tâm của Ban mê Thuột , trong khi vẫn còn một số các đv bộ binh , thiết giáp và ĐPQ giữ vững những vị trí ở đông , tây và nam thành phố . Đại đội 2 , tđ 225 ĐPQ cố thủ ở đồi 559 , và đ.đ. 4 tđ 242 ĐPQ cố thủ ở kho đạn Mai hắc Đế , phía tây BMT . Ở 1 đồn điền cà phê tây BMT phần lớn binh sĩ của tđ 1 trung đoàn 53 , và BCH và chi đoàn 3/8 thiết giáp vẫn còn giữ vững tay súng . Đ.đ. 4 của tđ 243 vẫn cố thủ tại đồi 491 ở nam BMT . Một số đv nhỏ của tr.đ. 53 và ĐPQ vẫn còn chiến đấu trong TP , nhưng cuộc chiến ác liệt xảy ra tại sân bay Phụng Dực . Tại đây , BCH tiền phương của sđ 23 cùng chiến đấu với BCH của tr.đ. 53 và chi đoàn 3/8 thiết giáp . Những tàn quân của BCH tiểu khu Darlac và một số đv BĐQ hoạt động ở phía tây sân bay này .
Cuộc chiến ác liệt tiếp tục sang ngày 11/3 . Phe VNCH ước lượng 400 csbv phơi xác , tịch thu 50 súng , 13 tăng bị bắn cháy và quân bv đã dùng súng phun lửa". Còn tiếp .
Dịch từ : From cease-fire to capitulation của William Le Gro , trang 150 .
Bản đồ về sự sụp đổ của QK 2 từ 8/3 - 2/4/1975 . Theo đó có 3 sđ CSBV tấn công BMT trong khi ở đây chỉ có trung đoàn 53 trừ (vì 1 TĐ bị kẹt ở quận Đức Lập) . Ở quận Buôn Hô có liên đoàn 23 BĐQ , ở Khánh Dương có trung đoàn 40 bộ binh và lữ đoàn 3 dù ; tại Pleiku có 3 liên đoàn BĐQ và Kontum có 3 liên đoàn BĐQ . Ngày 15/3 , các đv còn lại của sư đoàn 23 được chở tới Phước An , nằm trên QL-21 . Sư đoàn 22 bộ binh hoạt động trên QL 19 bị tấn công bởi trung đoàn 95 B và sư đoàn 3 Sao Vàng của CSBV .