Saturday, March 28, 2020

Nhân bài viết về giáo dục CĂM THÙ trong chương trình cho tiểu học của ng CS , đăng bởi một FBer .
- Không dối trá và tàn nhẫn không phải là ng CS .
Theo truyền thống , gần như người Mỹ nào cũng biết 3 D và 1 P : Dactylo (đánh máy chữ) , Drive (lái xe) , Dance (khiêu vũ) , và Photography (chụp ảnh) . (Họ lái xe còn giỏi hơn đi xe đạp) . Do vậy , trong chiến tranh VN , mỗi lính Mỹ cũng là 1 phóng viên tài tử . Phần lớn các ảnh về sinh hoạt của dân miền Nam đều do lính Mỹ chụp và rất trung thực , không có sự chỉ đạo từ TUYÊN GIÁO như các ảnh do miền Bắc XHCN hay MTGPMN thực hiện . Tôi xin post 3 hình do lính Mỹ chụp và 2 tấm do tuyên giáo CS thực hiện (do các văn công diễn xuất , ko thể lầm lẫn được , nhìn là biết liền) .
Hàng triệu thanh niên nam nữ của miền Bắc bị "nướng" trong cuộc chiến "giải phóng" miền Nam do bị động viên bởi các ảnh - được dàn dựng công phu bởi tuyên giáo - như tấm ảnh 4 và 5 .






NHẠC SĨ VŨ THÀNH AN : ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN

- Ở đời sống phải có lập trường .

Tài Trần : Như nhà báo Phạm Ngọc Đình của hãng Reuter trước 75 , dù chịu ơn của Phạm Xuân Ẩn khi y giúp vợ và các con ông di tản sang Mỹ trước 30.4 , nhưng sau này khi biết Ẩn là một đại tá tình báo CS , ông Đình đã tẩy chay ko giúp đở y , khiến y ko được đi Mỹ .
Nay qua bài báo này tôi lại biết nhạc sĩ nổi tiếng VŨ THÀNH AN , lại là một an-ten (tay mắt của CA trong tù để báo cáo việc làm của các bạn tù) và nay về VN thường xuyên để giúp đở VC .


". . . Trước 1975, Vũ thành An , sau khi nhập ngũ, được bổ về Tiểu Đoàn 5 Quân Cảnh , đường Lý Thái Tổ Saigon, sau biệt phái về làm Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi Tỉnh Gia Định . . . "
====

Chúng tôi được biết hiện nay Vũ Thành An đang làm " thầy sáu " phụ giúp cho Tòa Giám Mục ở Portland. Vũ thành An còn đảm nhận chức chi hội trưởng Hội từ thiện " Thérèsa " , trụ sở chính ở Virginia, kêu gọi mọi người đóng cho " hội " 3 Đôla để giúp người già ở Việt Nam. Nhưng kỳ thực không ai kiểm soát được số tiền đóng góp đó được dùng vào việc chi chỉ biết là Vũ thành An đi về Việt Nam thường xuyên. Nhắc lại lúc mới sang Mỹ , Vũ thành An không tìm được chổ để sống ở Cali sau khi làm Antenne trong trại tù CSVN như bài viết dưới đây cho thấy. Sở dĩ Vũ thành An trôi dạt đến Portland là vì y được giới thiệu với Linh mục " quạ đen " Cao đăng Minh . Tên nầy tìm cách gởi gấm Vũ thành An cho Tòa Giám Mục và giáo xứ Portland. Con " quạ đen " Cao đăng Minh có vợ "tùm lum " và liên hệ với CSVN. Hiện nay, Cao đăng Minh về ở Việt Nam, có gia đình , và dạy anh văn cho các trường trung học để kiếm sống và tìm cách làm áp phe với " băng đảng " của y còn sót lại ở Portland trong đó có Vũ thành An .
Trước 1975, Vũ thành An , sau khi nhập ngũ, được bổ về Tiểu Đoàn 5 Quân Cảnh , đường Lý Thái Tổ Saigon, sau biệt phái về làm Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi Tỉnh Gia Định , lúc đó Đoàn hữu Định làm Giám Đốc Bộ Chiêu Hồi. Vũ thành An, học trường Yersin Đà lạt, cũng là bạn học với Hoàng Đức Nhã. Một chi tiết khác cũng hay, hồi ở Việt Nam, vợ chồng Nguyễn thành An đều theo đạo Phật, nhưng khi sang Mỹ thì Vũ thành An theo đạo thiên chúa , còn bà vợ theo Tin Lành. Thôi thì đạo nào cũng là đạo !

ANTENNA VÀ CON NGƯỜI - Trần Trung Chính -

Niên khóa 1966-1967, trong giờ "Thème" của môn Pháp văn, giáo sư Nguyễn Huy Đương (nhạc phụ của nhà giáo Nguyễn Kim Dũng - được nhiều người biết với danh hiệu Thế Uyên - người sớm giác ngộ "đạo đức cách mạng cộng sản" đã viết bài phản tỉnh từ trại Katum vào Noel 1975 trên báo Đứng Dậy của linh mục nằm vùng Nguyễn ngọc Lan) đã cho dịch câu nói của cô Mai trong tác phẩm "Nửa Chừng Xuân" của Khái Hưng, đoạn nói về bà Án, mẹ của Lộc - đang dụ dỗ cô Mai về làm vợ lẽ cho Lộc vì bà Án cần đứa cháu trai. Cô Mai từ chối và trả lời như sau : " Bẩm thưa bà, nhà tôi không có mả đi lấy lẽ."
Toàn thể lớp đệ nhị B2 của tôi không một ai dịch nổi nhóm từ "mả đi lấy lẽ". Giáo sư Nguyễn Huy Đương gợi ý nên chuyển câu nói ấy qua một dạng khác thì người ngoại quốc (Âu Mỹ) mới có thể hiểu được :
" Bẩm thưa bà, truyền thống giáo dục của dòng họ tôi không có dạy tôi đi làm vợ lẽ người ta !!"
Năm 1976, nghĩa là 10 năm sau, oái oăm thay khi thiếu tá Trần Văn Thảo đưa cho tôi tờ Đứng Dậy đọc bài phản tỉnh của Thế Uyên, tôi lại nhớ đến câu thoát dịch của giáo sư Nguyễn Huy Đương và tự hỏi sao Thế Uyên lại không trả lời được như cô Mai (ghi nhận là Thế Uyên uyên bác hơn cô Mai rất nhiều), đáng lẽ Thế Uyên phải nói : " Thưa ông cán bộ, (có thể là Thế Lữ hay trưởng trại cải tạo), nhà tôi không có mả giác ngộ chính quyền cách mạng, nhất là hiện nay tôi không có tự do."
Tiếc thay Thế Uyên không có cái dũng cảm như cô Mai nên bài phản tỉnh ra đời. Kết quả hiện thực là Thế Uyên được rời trại cải tạo rất sớm. Trong quá trình hành tội những kẻ thua trận dưới dạng từ hoa mỹ "học tập cải tạo tốt" , người cộng sản luôn luôn đòi hỏi "phạm nhân" phải "giác ngộ chính sách và đường lối". Rất nhiều người hiểu sai chữ "giác ngộ" của cộng sản : "giác ngộ" của cộng sản dùng không giống một chút nào với "giác ngộ" trong Phật giáo. Thước đo của sự giác ngộ là tố cáo một cách thành khẩn những tội lỗi hay ý nghĩ của những người xung quanh mình để "dâng" lên đảng cộng sản và chính quyền của nhân dân ! Giá trị của thước đo càng lớn thì "cải tạo viên" mới được về với gia đình (tôi không dùng "được trả lại tự do" ). Thế Uyên được trả về sớm quá nên tôi không rõ mức độ " giác ngộ" của Thế Uyên ra thế nào, có lẽ không nhỏ.
Nhưng tôi ngạc nhiên biết bao khi tháng 6/1984, trở lại Sài Gòn với gia đình, tôi vẫn chưa thấy ông cựu Trưởng Ty Dân Vận Chiêu Hồi tỉnh Gia Định là nhạc sĩ Vũ Thành An được trả về với gia đình. Mãi đến năm 1987, trước khi tôi vượt biên vài tháng, tôi mới được tin Vũ Thành An được rời trại tù và tạm cư ở cư xá Thanh Đa. Nhắc đến Vũ Thành An, nếu lấy 100 diểm làm thước đo cho cuộc thi mức độ "giác ngộ" thì Vũ Thành An đạt 100/100 với lời khen tặng của Ban Giám Khảo !!
Người bạn của tôi, cựu đại úy Trần Văn Chính, nguyên khóa 4 Biên Tập Viên Cảnh Sát, ở tù chung với tôi trong Nam, nhưng khi bị chuyển ra Bắc lại ở chung trại với Vũ Thành An, đã nói rằng Vũ Thành An là antenna nguy hiểm nhất, đã từng hại rất nhiều chiến sĩ của ta. Có người lại bảo Vũ Thành An đâm sau lưng chiến sĩ, nhưng anh Trần Văn Chính lại bảo rằng "hắn đâm đàng trước nhiều hơn đâm sau lưng. Tôi thì góp ý như sau :" Bố mẹ đặt tên là Vũ Thành An, nhưng sau mười mấy năm tù với thành tích ác ôn, ta phải gọi là Vũ Thành An-ten-na mới đúng". Vậy từ đây trở về sau, tên được gọi là Vũ Thành An và tên gọi được là Vũ Thành An-ten-na !!
Con người hiện hữu luôn luôn bao hàm hai phần : tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên là phần trời cho, hậu thiên là phần ảnh hưởng bởi môi trường sinh sống. Vũ Thành An có phần tiên thiên khá tốt : mắt sáng, nguòi cao (cỡ 1.85m), tài hoa (có khoa bảng và làm nhạc có hồn), nhưng có lẽ phần hậu thiên không khá mấy, vì không có một ông thầy nào cũng như không có một chương trình giáo dục nào của người quốc gia dạy con người đi làm antenna hại người thân, bạn bè và chiến hữu cả (cộng sản thì có : đó là chính sách căn bản cho sự đấu tranh giai cấp). Vậy thì chỉ còn giáo dục gia đình là có ảnh hưởng, chả lẽ "dòng họ của Vũ Thành An có mả đi làm antenna ?" Xin Vũ Thành An minh xác về điểm nghi vấn này của tôi.
Tự điển Webster định nghĩa về antenna như sau :
a movable segment organ of sensation on head of insects, myriapods and crustaceans (tạm dịch : cơ quan về cảm giác có nhiều đoạn khúc có thể chuyển động được, ở trên đầu các loài côn trùng, loài đa túc và loài giáp xác).
a usual metalic device (as a rod or wire) for radiating or receiving radio waves (tạm dịch : thiết bị bằng kim loại thường dùng cho các làn sóng bức xạ hay nhận làn sóng vô tuyến - có thể là một thanh sắt hay bằng dây).
Đại đa số anh em tù nhân chính trị và nhân dân miền Nam hiểu về antenna qua định nghĩa thứ hai, ít ai để ý đến định nghĩa thứ nhất, ngoại trừ những chuyên viên nông nghiệp và các giáo sư dạy môn vạn vật. Thật vậy hầu hết các loài côn trùng đều có antenna mà chúng ta thường gọi là "râu" như các loài bướm, cào cào, châu chấu, dán, dế...Các loài đa túc như kiến, cuốn chiếu, rết... cũng có antenna. Loài giáp xác như tôm, cua... cũng có antenna. Chúng dùng antenna để truyền thông cho nhau, trong khi thiết bị bằng kim loại ỏ định nghĩa thứ hai hoặc chỉ là phát sóng hoặc chỉ nhận sóng chứ không vừa phát vừa nhận như antenna của sinh vật.
Bọn Việt Cộng ( Việt Nam Cộng Sản) - dù là kẻ chiến thắng - vẫn bị thua trận và nhân dân miền Nam coi là "loài sâu bọ lên làm người", sự miệt thị này không phải xuất phát từ sự ghen tức mà chính là sự quá ngu dốt của tập đoàn lãnh đạo CSVN từ thượng tầng trung ương đến hạ tầng cơ sở. Phạm vi bài viết này không phải chỗ để liệt kê các ngu dốt ấy, mà nếu liệt kê thì chắc phải dùng đến một quyền dầy cỡ tự điển mới đủ. Điều tôi muốn nói ở đây là chỉ có bọn "sâu bọ lên làm người" mới truyền thông được với bọn "côn trùng học lên làm người" như Vũ Thành An-ten-na, Cung Củ Đậu, Nguyễn Minh Đăng...
Chính miệng Vũ Thành An đã phát biểu để minh chứng cho nhận xét của tôi. Tôi không hề bầy đặt và gán cho thân phận của Vũ Thành An là "côn trùng học làm người". Chúng ta hãy đọc lại đoạn hồi ký sau đây của đại úy Trần Văn Chính (tôi cũng liệt kê vào đây một số nhân chứng như cựu dân biểu Trương Vị Trí, cựu phó tỉnh trưởng Trần Huỳnh Thanh, cựu Trung Tá Nguyễn Lô - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 nhảy dù, cựu thiếu tá Văn Hiệp Vân - trưởng F Cần Thơ, cựu thiếu tá Trần Văn Hên - khóa 19 trường Võ Bị QGVN, cựu thiếu tá Nguyễn Văn Tăng - trưởng F Vũng Tàu...) :
[Trích đoạn]..." Đêm 30 tháng 12 năm 1980, trong không khí lạnh lẽo của núi rừng tỉnh Bắc Thái, trại tù Phú Sơn tổ chức đón giao thừa. Sân khấu được dựng trong sân trại tù. Phía dưới sân khấu khoảng trên 2,000 tù nhân thuộc thành phần quân, cán, chính của VNCH ngồi lặng lẽ trên sàn đất. Phía sau đó, xa hơn một chút, 22 vị linh mục bị cô lập ngồi co ro vì lạnh. Sau chót là những hàng ghế dành cho bọn công an coi tù đang chễm chệ (chú thích của tôi : chắc anh Trần Văn Chính bị mất kính cận thị nên không trông rõ, chứ bọn công an Việt Cộng ít kẻ biết ngồi chễm chệ, đa số hay ngồi kiểu nước lụt - nghĩa là cho cả 2 chân lên ghế !!).
Tiếng đàn nổi lên cùng giọng sáo của Tô Kiều Ngân thì Vũ Thành An xuất hiện, quỳ gối, đôi tay giang rộng, thành kính kêu mừng : " Ôi tôi không hiểu hạnh phúc này hôm nay vì sao mà tôi có. Đó là nhờ công ơn trời biển của Bác và Đảng, nhờ công ơn của cách mạng mà tôi mới được thành người !"[Ngưng trích]
Vũ Thành An dường như đậu cử nhân Văn Khoa (cũng có người cho biết Vũ Thành An tốt nghiệp QGHC), không rõ ban nào, tuy nhiên sau này được chuyển về Tổng Ủy Dân Vận và đảm trách chức vụ Trưởng Ty Thông Tin Dân Vận tỉnh Gia Định, chắc trình độ lý luận cũng không đến nỗi kém. Vậy xin hỏi mãi đến năm 1980, An mới biết "được thành người" . Thế thì từ lúc được bà mẹ sinh ra năm 1942 đến năm 1972 là lúc làm Trưởng Ty Dân Vận, Vũ Thành An có biết mình là cái gì không ? Hay là tuổi của Vũ Thành An là tuổi con gián, không nằm trong thập nhị chi ?
Hỏi tức là trả lời : trước năm 1980, Vũ Thành An là "côn trùng học làm người", nhờ được giáo dục bởi bọn "sâu bọ lên làm người" nên đêm giao thừa năm 1980 mới thành kính kêu mừng "tôi mới được thành người". Tuy nhiên, phút biến hình đó ngắn quá (có một đêm so với 38 năm tính từ năm 1942 đến năm 1980) nên antenna của cốt côn trùng vẫn còn dính trên đầu của Vũ Thành An.
Trong tác phẩm "Người đàn bà bên kia vĩ tuyến", nhà văn Doãn Quốc Sỹ có viết về một người đàn bà tên Diễm - qua lời phát biểu của trung úy Luận :" Tao thấy elle có tiếng kêu siêu âm của loài cái đang mời gọi loài đực".
Nhưng theo giáo sư Tôn Thất Trình - nhà nông học nổi tiếng của miền Nam, hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông - loài côn trùng khi đến giai đoạn sinh trưởng, giống cái tiết ra mùi quyến dụ giống đực đến để làm công tác truyền giống, chớ côn trùng không phát ra tiếng kêu siêu âm. Giáo sư Tôn Thất Trình gọi mùi quyến dụ của côn trùng giống cái là "nhục tình hương". Và để bắt mùi được "nhục tình hương" của giống cái, những con côn trùng giống đực đã dùng tối đa khả năng cảm nhận của chúng là antenna.
Hai con vật khác nổi tiếng trong lãnh vực khứu giác là con chó và con cá mập : lỗ mũi của chó thật siêu đẳng, nó có thể bắt được mùi của ma túy khi bất cứ chất này được gói dấu kỹ cỡ nào ; con cá mập cũng ghê gớm không vừa gì, chỉ cỡ 1/50 của giọt máu rơi xuống đại dương trong vòng bán kính 3 miles, các con cá mập đã đánh hơi được để lao tới kiếm ăn rồi. Tuy nhiên 2 con vật này không có antenna, do đó những bọn làm antenna như Vũ Thành An, Nguyễn Minh Đăng, Cung Củ Đậu... chỉ đáng ở cấp độ sâu bọ, côn trùng... chứ chưa đủ cấp độ để bước lên hàng thú vật !!
Trong quyển sách Nông Học Đại Cương, chương Bảo Vệ Mùa Màng, tác giả Tôn Thất Trình có đề cập nhiều phương pháp diệt côn trùng, phương pháp nào cũng có mặt yếu mặt mạnh ; phương pháp hóa học thì rất hữu hiệu nhưng lại làm thay đổi sinh thái và ảnh hưởng lưu độc đến sức khỏe của con người, đo đó các nhà nghiên cứu phải thay đổi phương pháp hoặc kết hợp, hoặc luân phiên...
Người ta đã tổng hợp được một số "nhục tình hương" của một số côn trùng, để phết chất "nhục tình hương tổng hợp " này nhằm bắt giết những côn trùng bằng bẫy, ít gây độc hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên giá cả của "nhục tình hương tổng hợp" còn cao, nên chỉ có nông gia nhà giàu như Hoa Kỳ, Nhật Bản... mới đủ khả năng xài...
Trong kỹ nghệ "trại cải tạo", bọn "sâu bọ lên làm người" là Cộng Sản Việt Nam cũng có "nhục tình hương" là các chức vụ đội trưởng, thi đua, văn-thể-mỹ, học tập cải tạo tiên tiến...đã quyến dụ được những tên "côn trùng học làm người" sử dụng antenna để tấu trình mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của các bạn đồng tù cho bọn công an cai tù.
Ngay từ khi nhập trại Long Thành, Vũ Thành An đã tỏ ra một tên "đầu hàng giai cấp", đã đem tâm huyết ca tụng Hồ chí Minh và đảng Cộng Sản. Vũ Thành An có học nên nên trình độ làm antenna cao cấp hơn, khéo léo hơn. Trên chuyến tàu chuyển tù nhân từ Nam ra Bắc, bác sĩ dân biểu Trần Cao Đễ đã mắng Vũ Thành An về cái tội làm tay sai và làm antenna (bác sĩ Trần cao Đễ hiện mở phòng mạch tại ở Orange County).
Ra đến trại Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái, Vũ Thành An được bọn Việt Cộng cho làm đội trưởng đội cờ đỏ (đội 1). Cựu dân biểu Trương Vị Trí - tốt nghiệp Học viện QGHC, người dân biểu trẻ tuổi nhất của Hạ Nghị Viện VNCH thời bấy giờ, đại diện đơn vị bầu cử số 5 tại Sài Gòn, - ở đội nhà bếp, là người cân đo cơm, khoai, sắn cho các anh em tù bị nghiêm giam. Ông thường cân nhiều hơn tiêu chuẩn bình thường, Vũ Thành An đã báo cáo hành vi của ông cho bọn việt cộng cai tù, cải tạo viên Trương Vị Trí bị bắt quả tang về tội cho tù nghiêm giam hưởng tiêu chuẩn cao hơn người lao động, nên bị thi hành kỷ luật và sau đó bị tống ra khỏi đội nhà bếp. (cựu dân biểu Trương Vị Trí hiện định cư ở tiểu bang Florida).(*)
Cựu thiếu tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, nguyên dân biểu đơn vị Nha Trang, người cùng với anh hùng Phạm Phú Quốc năm 1962 đã oanh tạc Dinh Độc Lập của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng phi cơ Skyraider AD-6, đã bị Vũ Thành An báo cáo thêu dệt và chèn ép đủ điều, vì ngoài chức vụ thiếu tá và dân biểu, Vũ Thành An có biết thiếu tá Cử hoạt động trong VNQDĐ - là đảng khắc kỵ với đảng CSVN. Thiếu tá Nguyễn Văn Cử hiện cư trú tại 4270 Albany Dr # 214 - San Jose - CA 95129, nếu Vũ Thành An cho rằng tôi hiểu sai hành vi của An, xin cứ thư cho thiếu tá Nguyễn Văn Cử ở địa chỉ trên.
Sau một thời gian lập công, bọn Việt Cộng cất nhắc Vũ Thành An lên làm "thi đua". Đây là chức vụ tương đương với Tổng Đội Trưởng. Vũ Thành An đã câu kết và điều khiển một số đội trưởng ác ôn khác thi hành những sáng kiến của y như là thi đua lao động trong ngày nghỉ, thi đua học tập và kiểm điểm thành tích mỗi đêm. Nhóm tay sai dưới trướng Vũ Thành An có thể kể - cựu dân biểu Nguyễn Minh Đăng, cựu bác sĩ dân biểu Nguyễn Văn Ngân, cựu nghị sĩ Khiếu Thiện Kế... (tên Khiếu Thiện Kế tỏ ra xu nịnh một cách hèn hạ, nhưng không làm đội trưởng).
Đại Tá Sơn Thương khi còn là Tiểu Đòan Trưởng Biệt Động Quân đã nổi tiếng ở miền Trung vào năm 1964 tại trận Ba Gia và Thạch Trụ, sau này lên Trung Tá ông về làm Tiểu khu phó tỉnh Vĩnh Bình và chức vụ sau chót khi ông lên Đại Tá là Giám Đốc Nha Miên Vụ. Ở trại Phú Sơn 4, thiếu dinh dưỡng, nên ông thường khai bệnh để nghỉ; khi thiếu tá Đặng Hữu - công an việt cộng làm phân trại trưởng - cho phép mọi người được trích từ tiền lưu ký để mua thêm 1kg sắn (trại tù bán cho người tù tính bằng tiền của tù, chứ không cho không) thì Vũ Thành An và Nguyễn Minh Đăng không cho đại tá Sơn Thương mua vì chúng nói rằng ông không có đi lao động.
Đã thế chúng còn tập họp kiểm điểm hàng đêm đem đại tá Sơn Thương ra đấu tố, nào là ông không có tinh thần giác ngộ, nào là ông có tinh thần chống đối lao động, đi ngược với chính sách khoan hồng của đảng cộng sản, nào là ông nghỉ bệnh nhiều quá nên đội mất điểm tiên tiến, không đạt đuọc danh hiệu "cờ đỏ" khiến ảnh hưởng đến quá trình cải tạo của người khác...v...v...
Một phần vì là gốc người Khmer, một phần là chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, đại tá Sơn Thương không đủ ngôn từ để đáp lại bọn "mồm loa mép giải" Vũ Thành An và Nguyễn Minh Đăng, cho nên bị quá căng thẳng, ông đã tự vẫn. Còn tên bác sĩ dân biểu Nguyễn Văn Ngân, lúc đầu bọn Việt Cộng cho làm "y vụ", hắn ăn cắp thuốc tiêu chuẩn của trại cấp để chữa trị cho tù nhân, đem mua bán đổi chác hay dâng làm quà cho bọn việt cộng, bị bắt quả tang, bị mất chức "y vụ" nhưng được lên làm đội trưởng (giống Quế tướng công, mất chức tư lệnh sư đoàn 2 vì chặt rừng bán quế cho ngoại quốc cũng như bị tố cáo hiếp dâm, thì lại lên chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, sau chuyển về làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3).
Tên đội trưởng Ngân này đã ăn cắp một gói sữa bột của một người trong đội và ăn cắp nhiều món đồ vật khác của anh em. Bị phát hiện, nhưng có sự bao che của Vũ Thành An nên tên Ngân vẫn làm đội trưởng mà không có bị cảnh cáo hay bị khiển trách gì. Trong khi đó, chúng tiếp tục gia tăng sự báo cáo với bọn cai tù : chuyện đói trong trại tù cộng sản là điều hiển nhiên, nên anh em đi lao động thường hay ăn sắn sống (không luộc được), bọn Vũ Thành An cũng báo cáo không sót một ai. Bác Đăng - anh ruột của bộ trưởng Cao Văn Tường - bộ trưởng đặc trách liên lạc quốc hội - nhiễm trùng trong tai, ném bông gòn ra đường cũng bị Khiếu Thiện Kế đấu tố hết mấy đêm.
Khi chuyển trại từ Phú Sơn về trại Thanh Phong tỉnh Thanh Hóa, Vũ Thành An sợ bị anh em đầu độc nên xin với bọn quản giáo việt cộng được ăn riêng : Vũ Thành An tự biết mình là VIP quá quan trọng !!! Tại trại Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái, "côn trùng học làm người" Vũ Thành An cho biết ý kiến thế nào về cái chết tự vẫn của đại tá Sơn Thương ? Ý kiến thế nào về những nhục hình, những lăng mạ, những trừng phạt... của bọn cai tù đối với một số bạn đồng tù (một số đã chết, một số còn lại ở Việt Nam, một số đã qua Hoa Kỳ diện H.O.). Những đau đớn kéo dài về thể xác và tinh thần của những cải tạo viên không thể hóa giải một cách nhẹ nhàng như lời phát biểu nhẹ như lông vịt của Vũ Thành An ở Nam Cali khi con côn trùng này ra mắt những thính giả yêu những "bài ca không tên" : "Tôi xin lỗi các anh em, trong những lúc yếu lòng..."
Phân tích câu nói của Vũ Thành An, tôi thấy có một số khúc mắc : thứ nhất, lỗi không phải của anh em cho nên Vũ Thành An không thể xin về cho mình được. Cho rằng vì quen miệng nên nói sai, ý của Vũ Thành An là "xin các anh tha lỗi cho tôi", thì các anh em nạn nhân của antenna đã có ai lên tiếng đồng tình tha lỗi cho Vũ Thành An chưa ? (theo học giả Nguyễn Hiến Lê, đồng ý và đồng tình khác nhau : đồng ý là bằng mặt chưa bằng lòng. Còn đồng tình là vừa bằng mặt vừa cả bằng lòng ) . Cho rằng một số anh em ở Hoa Kỳ đồng ý tha lỗi cho Vũ Thành An đi nữa, thì còn lại số khuất mặt (bao gồm người chết, người còn ở Việt Nam, những người ở các quốc gia khác ) tính làm sao ?
Điểm thứ hai, Vũ Thành An nói :"...trong những lúc yếu lòng " là Vũ Thành An không thành thật. Trong luật pháp, một hành vi phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài và lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, có bài bản thì bị kết án với trường hợp gia trọng là có cố ý . Nếu chấp nhận lời nói của Vũ Thành An thì hóa ra từ khi "đi cải tạo" tháng 6- 1975 đến tháng 6-1987, Vũ Thành An yếu lòng đến 12 năm !!! Thế lúc nào là lúc vững lòng ? Có phải Vũ Thành An vững lòng khi "được trở lại đạo" và được sự che chở của các vị linh mục ?
Vũ Thành An đã tự sát sinh mệnh lịch sử của mình khi cam tâm đem thân làm tay sai cho lũ "sâu bọ lên làm người". Các vị linh mục lúc nào cũng rộng lượng, bác ái, bao dung...mở rộng vòng tay đón nhận mọi con cái của Chúa. Công trạng hay tội lỗi chỉ được minh xử bởi Chúa Trời vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Chúng tôi - những cựu tù nhân chính trị- một số là giáo dân, một số là tín đồ các tôn giáo khác, lên tiếng với linh mục Nguyễn Huy Tưởng, chính xứ nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland -Texas, nhân dịp ngày 11- 11 sắp tới đây- kỷ niệm Lễ Ngân Khánh của ngài, Vũ Thành An sẽ trình diễn văn nghệ. Vì luật pháp Hoa Kỳ, vì tình Bác Ái của Ki Tô, vì chúng tôi không muốn trồng "nhân" xấu cho "nghiệp" của mình... chúng tôi tạm "forget" những hành vi của Vũ Thành An trong quá khứ, nhưng chúng tôi không bao giờ "forgive" cho động cơ thúc đấy Vũ Thành An gây nên tội phạm ấy.
Những tên tội phạm khác - tội lừa thầy phản bạn, một số chịu ở lại Việt Nam, một số khác qua Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada... đều im hơi lặng tiếng để sống hết kiếp, để dành thời gian còn lại trong quãng đời ăn năn hối hận. Chúng tôi cũng chấp nhận "forget " họ. Nhưng một số linh mục có thể không phân biệt sinh mệnh nhục thể với sinh mệnh lịch sử nên đã cho phép Vũ Thành An dùng tài năng âm nhạc để xuất đầu lộ diện trở lại, nhằm làm hồi sinh "sinh mệnh lịch sử đã chết của Vũ Thành An". Xin các linh mục hãy suy nghĩ cho kỹ về ý kiến của chúng tôi. Tôi tin rằng quý vị linh mục chỉ muốn bao dung chấp nhận sinh mệnh nhục thể chủa Vũ Thành An, chứ quý vị không muốn phục sinh "sinh mệnh lịch sử đã chết của Vũ Thành An".
Nữ ca sĩ Thanh Lan khi mới đến Hoa Kỳ, hớ hênh tuyên bố có lợi cho cộng sản, bị Ủy Ban Chính Nghĩa Quốc Gia và các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ phản đối. Sau đó, Thanh Lan xin tỵ nạn và được cộng đồng chấp nhận vì từ 30-4-1975 trở về sau, cô không có làm antenna cho bọn Việt Cộng. Trong khi đó, Vũ Thành An là một tên phản bội, tay sai rõ ràng của cộng sản Việt Nam - sắp sửa đến trình diễn tại vùng Dallas - Texas thì lại không thấy Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại lên tiếng gì cả.
Các ông các bà trong Ban Đại Diện đang bận ngủ hay đang bận đấu đá nhau nên quên "dịch côn trùng Vũ Thành An" sắp kéo đến vùng Dallas hay sao ? Xin quý vị thức tỉnh để làm việc chung cho đồng bào ?
TẮT MƯỜI TÍNH NĂNG KHÔNG CẦN THIẾT TRÊN WINDOWS 10 , GIÚP MÁY CHẠY NHANH HƠN .
Thông thường rất nhiều ng thích xài trình duyệt Chrome hay Firefox nhưng trình duyệt Microsoft Edge (của hệ điều hành Windows 10) tiếp tục xuất hiện trên taskbar (thanh tác vụ) .
Muốn trình duyệt này ko xuất hiện hay biến đi , bạn làm như sau .
Gỏ Control Panel , chọn Uninstall a program , Turn Windows features on or off , xem hình 1 . Khi vào Windows Features , bạn có thể uncheck (bỏ chọn) các feature (tính năng) sau đây :
.NET Frame 3.5 và .NET Frame 4.6 , INTERNET EXPLORER (tên cũ của Microsoft Edge) ; khi một hộp thoại hiện ra , bạn chọn Yes .
Bạn tiếp tục bỏ chọn các tính năng khác như Microsoft Print to PDF , Print and Document Services , Remote Differential ... , Windows Powershell 2.0 , Work Folder Client , XPS Services và XPS Viewer .
Tổng cộng là MƯỜI tính năng . CHÚ Ý : NÊN GIỬ LẠI MEDIA FEATURE (GIÚP BẠN XEM DVD) , sau đó nhấp OK , hình 2 ; kế đó chọn Restart now .
Vừa rồi bạn đã vô hiệu hóa (disable) 10 tính năng ko cần thiết của Microsoft , mà vẫn ko ảnh hưởng đến hệ điều hành Windows 10 . Điều này sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn .
Khi mở máy , bạn sẽ thấy trình duyệt Microsoft Edge ko còn nằm trên taskbar nữa .





Trận SUỐI LÒNG (Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân) và Cái chết của Tướng cộng sản Bắc Việt Nguyễn Chí Thanh

Trần Lý
Trong lịch sử có những trận đánh mà kết quả đã đưa đếnsự thay đổi toàn diện của cuộc chiến như trận Waterloo với sự thay đổi của cả Âu châu, như trận Midway với sự khởi đầu cho cuộc phản công của Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương (Thế chiến thứ 2). Cái chết của Người cầm quân cũng ảnh hưởng đến diễn biến của lịch sử : Nếu Vua Quang Trung không mất sớm thì lịch sử Việt Nam đã khác hẳn và nếu Đô đốc Yamamoto còn sống (bị chết trong một cuộc tấn công của Không quân Hoa Kỳ, bắn cháy chiếc phi cơ chở Ông khi đang đáp xuống một phi trường) thì chiến tranh Mỹ Nhật sẽ có thễ đã đổi khác (?)..
Cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam cũng không thoát khỏi những cái..nếu kễ trên !

Cái chết của Tướng Bắc Việt Nguyễn Chí Thanh:
Nguyễn Chí Thanh là một trong hai Đại tướng của Quân đội Cộng sản Bắc Việt Nam (1960), tưóng kia là Võ Nguyên Giáp. Thanh đã được bổ nhiệm thay thế Giáp từ 1960 để trực tiếp chỉ huy Quân đội miền Bắc và đặc trách chỉ đạo công cuộc xâm lấn Miền Nam. Giáp được giữ nguyên chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (BV).
Nghị quyết của Đại Hội Đảng CS lần thứ 3 (Tháng 9-1960) đã quyết định dùng võ lực để tiến chiếm miền Nam và đưa ra việc thành lập cái Mặt trận trá hình 'giải phóng Miền Nam' (tháng 12-1960).
Thanh, duới bí danh là Trường Sơn, trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tại miền Nam, tại Bộ Tư lệnh gọi là Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN), đặt tại vùng đồn điền cao-su Mimot trên phần lãnh thổ Cao Miên trong vùng biên giới Miên-Việt tại Khu Lưỡi câụ Trong khi đó trụ sở của Mặt trận bịp GPMN thì đặt tại khu từng Tanot kế cận và Chính phủ ma lại đặt tại Xóm Giữa..Tất cả tập trung trong một vùng bà Tình báo Mỹ gọi là Base Area 353, vớt mật danh 'Breakfast'. Thanh được sự trợ giúp của Trần Độ (bí danh Cửu Long) để thực hiện chính sách mở rộng chiến tranh với sự tham dự của nhựng đơn vị cộng quân xâm nhập từ miền Bắc. Thanh cũng là người trực tiếp chống lại các ý kiến của Giáp trong kế hoạch thôn tính Miền Nam : Thanh chủ trương áp dụng chiến tranh toàn diện và cũng là người mà Hồ Chí Minh tin cậy và dự trù sẽ hoàn toàn thay thế Giáp. Thanh đã từng đại diện Hồ đến khiển trách Giáp vì kiểu sống 'tiểu tư-sản' khi 2 vơ chồng Giáp sử dụng trực thăng riêng và cho các cận vệ đuổi dân ra khỏi một vùng bãi biển để dành riêng chỗ tắm cho 2 vợ chồng (Phillip Davidson- Viêt Nam at War-trang 306) .
Sự mâu thuẫn và tranh dành quyền lực giữa Thanh và Giáp đã đưa đến chỗ có nhiều nghi vấn và những câu hỏi về vai trò của Giáp trong cái chết của Thanh.
Cứ theo 'chính sử' của BV, ghi trong tiểu sử của Thanh thì Tướng Nguyễn Chí Thanh chết lúc 9 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Viện Quân Y 108 (Hà Nội) vì bệnh tim. (Theo Sử gia Douglas Pike thì ngày, giờ và địa điểm nêu trên không chính xác vì truyền thống của Hà Nội là loan tin..giả, tùy theo nhu cầu chính trị..Ngay như ngày và giớ chết của Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi thông lệ này- Xem People's Army of VietNam, trang 350). Thật ra Thanh đã chết trong một trường hợp đầy nghi vấn trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1967.
Theo tin tức của Tình báo Mỹ thì Thanh chết trong một trận không tập của B-53, đánh trúng hầm trú ần của y trong vùng Mỏ Vẹt, gần biên giới Miên-Việt, trận không tập này có thễ liên hệ đến trận Suối Lòng của TĐ 52 BĐQ (xem phần dưới)
Tuy nhiên, một bản báo cáo 'mật' của Toán Cố vấn Mỹ, hoạt động tại Tỉnh Bình Long, về những diễn biến trong thời gian chấm dứt vào ngày 31 tháng 7 năm 1967, lại cho rằng Thanh đã bị các thuộc hạ thanh toán (?) : ' Một phúc trình đáng tin cậy nhận được vào tháng 7 cho biết, ngày 30 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Chí Thanh, Tướng Cộng sản BV, Tư lệnh Trung Ương Cục Miền Nam, đã bị các thuộc hạ giết tại Sóc Tà thiết (tọa độ XU 618005) trong Tỉnh Bình Long. Thanh bị phe thân Nga thanh toán vì bị cho là thân Trung cộng' Tin tức này do nhóm Tình báo 149 MI cung cấp (Xem MACORDS Advisory team 81- Special Narrative Report on Revolutionary Development. Binh Long Province 31 July 1967-US Army Center of Military History Washington DC).

Ngày, giờ , nơi chỗ và lý do về cái chết của Thanh đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Theo Bùi Tín (cựu Đại tá CSBV đào thoát0 thì Thanh được triệu hồi về Hà Nội để dự cuộc bàn thảo chiến lược tháng 6-1967, từ cuộc bàn thảo này đạ đưa đến quyết định 'Tổng Công kích Mậu thân 1968', và theo Bùi Tín thì sau buổi họp, Thanh ..đã ăn quá nhiều đến nỗi chết vì ..tim ngưng đập (!?). Theo Dương Đình Lôi, một nhà văn hồi chánh, trong tập sách 'Về R', thì Thanh chết vì B-52 thả trúng hầm, gây sụp hầm và một thanh đà gỗ đã rơi và đâm trúng đầu Thanh!. Hoàng văn Hoan, vốn là một nhân vật thân Trung cộng, tuy xem các chi tiết về cái chết của Thanh là những trò hỏa mù theo nhu cầu tuyên truyền, nhưng Hoan cũng không giải thích gì về cái chết của Thanh (Xem Hoàng văn Hoan-Giọt nước trong biển cả- Hòi ký xuất bản tại Bắc Kinh, 1988)

Tuy nhiên, nếu cái chết của Thanh được vui nhận, thì không phài là VNCH nhưng lại là một người khác, đó là Giáp và nếu Giáp có nhúng tay vào cái chết này thì cũng là chuyện có thể xẩy ra, vì trong quá khứ Giáp đã từng tiêu diệt hơn 10 ngàn người Quốc gia chống Cộng sau khi bọn chúng cướp chình quyền năm 1945. Giáp cũng là người ra lệnh thanh toán Nguyễn Bình, Tư lệnh Việt Minh tại Nam bộ trong thời gian chống Pháp, như chính Giáp sau này đã thú nhận (Pike trong PAVN trang 341)

Trận Suối Lòng và cái chết của Nguyễn Chí Thanh:
BIET DONG QUAN VI DAN QUYET CHIEN..jpg
Trận Suối Lòng là một trong nhựng trận đánh nổi tiếng nhất của Tiểu đoàn 52 BĐQ (ngày 27 tháng 6 năm 1967). Do trận đánh này TĐ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên dương công trạng (Presidential Unit Citation) lần thứ nhì. (Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1965 trong trận Đèo Mẹ bồng con tại Phước Tuy).
TĐ 52 BĐQ, vào năm 1967, do sự giúp đỡ rất tận tình của các Đại Úy Cố vấn Al Shine (Cố vấn trưởng) và Keith Nightingale (Phó), đã là TĐ BĐQ đầu tiên trang bị một số súng M-16 (trong khi các đơn vị bộ binh khác của QL VNCH còng đang sử dụng súng Carbin M1/M2 và Garant..) TĐ còn có thêm 11 Trung liên M-60 và 9 đại liên.50 cal, cùng 3 súng cối 81 ly và đặc biệt hơn là 1 cối 4.2 inch. Cũng qua sự can thiệp khéo léo của Đ/u Nightingale, TĐ có được 10 máy truyền tin PRC-25 (rất hiếm ở vảo thời gian 1967 này). Với cấp số là 658 quân nhân, TĐ thường xuất trận với quân số khả dụng 450 người, chia thành 4 đại đội tác chiến và 1 đơn vị chỉ huỵ
TĐ 52 (1967) được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Nguyễn Hiệp, một sĩ quan tốt nghiệp Trường Võ bị Đà lạt, đã từng chiến đãu trong Quân đội Pháp và được tặng thưởng huy chương Croix de Guerre của Pháp. Th/t Hiệp cũng đưọc ân thưởng một số huy chương đủ loại của QL VNCH.
Ngày 27 tháng 6 năm 1967, TĐ 52 BĐQ được lệnh mở cuộc hành quân vào một khu vực bị nghi ngờ là có một trại tập trung của Cộng quân cấp đại đội, tin tức được cung cấp do một hồi chánh viên. Khoàng 4 giờ chiều trên 40 trực thăng UH-1 (gồm cả các UH-1 của KQ Tân Tây Lan) đã đổ TĐ, chia thành 2 cánh, xuống một khu rừng thưa gần Suối Lòng (Khu Mỏ Vẹt). Cánh quân thứ nhất gồm 2 ĐĐ và Đơn vị chỉ huy, khoảng 260 binh sĩ đi cùng với Th/t Hiệp và Đ/u Shine Cố vấn trưởng, hồi chánh viên củng ở trong cánh quân nàỵ Cánh thứ nhì, 2 ĐĐ đi cùng Đ/u Nguyễn Công Thông, TĐ Phó và Cố vấn Đ/u Nightingalẹ Hai cánh quân di chuyển cách nhau khoảng 100m. Sau khoảng hơn 1 giờ di hành, trên một quãng đường 900 m, TĐ đã tiếp cận mục tiêu và nổ súng tấn công. Căn cứ này được ngụy trang rất kỹ, che phủ bởi các tàng cây rậm rạp nên không ảnh không thễ tìm được dấu vết, và được bảo vệ bằng 3 lô cốt đào sâu dưới đất, trang bị với đại liên Trung cộng 12 ly 67.cùng các giao thông hào hình chữ chi..Đây là một căn cứ cấp Tiểu đoàn của CQ. Th/t Hiệp ra lện tấn công ngay lập tức..
Do yếu tố bất ngờ, BĐQ hoàn toàn làm chủ tình thế, chỉ sau 10 phút đã chiếm ngay được 2/3 chu vi phòng thủ của CQ, quân số cấp Tiểu đoàn, hạ sát được viên TĐ trưởng CS ngay đợt nổ súng đầu tiên, tịch thu được nhiều súng cá nhân và cộng đồng, kể cả súng cốị Các chiến sĩ TĐ 52 đã sử dũng ngay các giao thông hào của CQ để tổ chức phòng thủ. Pháo binh 175 ly của Hoa Kỳ đã yểm trợ khá hữu hiệu cho cuộc tấn công, nhưng vì cận chiến nên đạn pháo cũng đã gây tổn thất cho tiểu đội xung kích. Đ/u Nightingale đã phải yêu cầu ngưng pháo yểm trợ. Pháo yễm trợ cũa Pháo binh VNCH không được sử dụng vì ngoài tầm bắn..
Th/t Hiệp không nao núng, ra lệnh cho các chiến sĩ BĐQ sửa soạn lại vị trí phòng thủ, chờ cuộc phản công của Cộng quân vì Ông đoán chắc họ sẽ phản kích để lấy lại số võ khí bị mất và phục hận. Ông xin thêm viện binh nhưng chưa được chấp thuận ngay..TĐ 52 sẽ phải chiến đãu đơn độc, chỉ có thể được sự tăng viện của một đơn vị nhỏ Điạ phương quân/ Nghĩa quân ở gần đó. Th/t Hiệp cũng không biết rằng Căn cứ Cộng quân này là một tiền đồn phòng thủ cho nơi đặt một Bộ Tư lệnh quan trọng của CSBV và phía sau căn cứ là một giòng sông. Lợi dụng đêm tối và sương mù VC đã chuyển vận bằng thuyền hơn 2 Tiểu đoàn quân chính quy, vượt s6ng để tổ chức cuộc phản công. Toán trinh sát của TĐ 52BĐQ ghi nhận được sự chuyển quân nhưng không ước lượng được quân số của địch, họ cũng thấy 5 người Âu di chuyển cùng với Bộ chỉ huy CS (?), có thể là các Cố vấn Nga hoặc các nhà báo Đông Âu đang có mặt trong vùng này (?).
Khi trời gần sáng, lúc 5 giờ 30 , Th/t Hiệp ra lệnh xung phong thanh toán mục tiêu và Ông không biết rằng cũng chính lúc này 1500 Cộng quân được lệnh tấn công BĐQ ! Mỗi Đại đội BĐQ phải phụ trách một vùng từ 70 đến 100m diện địa và phải chống trả những đợt tấn công biển người, từng đợt tiến sau nhau chừng 40m..chẳng bao lâu BĐQ gần như bị tràn ngập. Nhưng đúng lúc này, trực thăng vũ trang xuất hiện (lúc 6 giờ 15 sáng) và xóa sạch đợt tấn công của Cộng quân bằng rocket và đại liên minigun. Với ý chí quyết thắng và lợi dụng cơ hội Cộng quân còn đang lo tái tập trung, Th/t Hiệp ra lệnh tiếp tục tiến công nhưng với tỷ lệ 1 chống 6,7 BĐQ phải lui trở lại các vị trí phòng thủ ban đầụ VC tiếp tục pháo kích vào các vị trí của BĐQ bằng súng cối, như Đ/u Nightingale đã xác định được các vị trí của các khẩu đội cối VC, và nhờ sự trợ giúp của L 19 võ trang đã dẹp tan các khẩu cối này..CQ tiếp tục tấn công, chu vi phòng thủ của TĐ 53 thu hẹp dần chỉ còn 100m trước mặt và khoảng 50m phía sâụ Tuy sắp có viện binh, nhưng Th/t Hiệp biết rằng cần phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Để bảo vệ cho cuột rút quân, ĐĐ 2 do Tr/u Tang chỉ huy đã chấp nhận hy sinh bằng cách bung lên tấn công Cộng quân và ĐĐ này đã gần như bị mất hoàn toàn. VC tái tập trung và tung thêm trận công kích mới, nhưng trên 300 tên đã bị phi cơ B-57 tiêu diệt bằng bom 1000 lb nổ chậm, thả thạt sát với toán BĐQ bảo hậụ 2 tiểu độ BĐQ rút sau cùng cũng bị thiệt hại trong trận mưa bom nàỵ (Trong vòng 45 phút, các phi cơ ngoài B-57 còn có các F-4 và các Skyraiders A-1E của KQ VNCH, đã bay yểm trợ đến 45 phi suất thả đủ loại bom từ napalm đến bom chùm, bom nổ các cỡ 250, 500, 750 và 1000lbs)
Đến khoảng 10 giờ sáng, các TĐ 35 và 43 BĐQ đã được đưa đến để thay thế cho TĐ 52. Kiểm điểm quân số, tổn thất của TĐ 52 được ước lượng là 40 hy sinh, 100 bị thương và hơn 100 còn thất lạc. Trong quân số khởi đầu cuộc hành quân chỉ còn 50 người nguyên vẹn.
Lực lượng Đồng minh sau đó đạ chiếm được Căn cứ CQ này vào giữa trưa sau khi CSBV đã rút khỏi trận địạ Hôm sau Lữ đoàn 11 Thiết kỵ Hoa Kỳ đã tiến vào căn cứ mà không gặp kháng cự.
Trong 2 ngày sau đó, TĐ 52 trở lại lục soát khu vực để tìm kiếm các binh sĩ thất lạc và gặp lại từng nhóm 2-3 ngườị Các binh sĩ sống sót này đã đưa con số tổn thất còn 28 hy sinh, 82 bị thương và 12 mất tích..

Ba ngày sau trận đánh, TĐ 52 tìm được một Trung sĩ thuộc ĐĐ2 (ĐĐ đã hy sinh để bảo vệ cuộc rút lui cho TĐ). Viên Trung sĩ này đã di chuyển 15 km, cõng theo một đồng đội bị thương và còn dìu thêm một chiến binh khác. Anh ghi rõ được tọa độ tập trung cũa một đơn vị đặc biệt của CSBV, bảo vệ cho một người Chỉ huy cao cấp, mà Anh nghĩ là một Tướng Tư lệnh Chiến trường (?)

Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng quyết địng dùng B-52 để không tập toạ độ đặc biệt này và đã đánh trúng vào Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) ..và sau đó Tướng Nguyễn Chí Thanh được công bố là chết vì..bệnh tim tại Hà Nội..!
Ỉ Vài chi tiết về TĐ 52 BĐQ
TĐ 52 BĐQ được thành lập vào đầu năm 1964 tại Mỹ Tho, quy tụ các Đại đội BĐQ biệt lập 347, 348, 351 và 352. Đây là TĐ được thành lập sau cùng (thứ 20) trong 20 TĐ BĐQ nguyên thủỵ
Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là Đ/u Vòng Sĩ Dầu, TĐ Phó là Đ/u Võ văn Sáng. TĐ được tập huấn tại Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Trung Hòa (Củ Chi). Sau khi được huấn luyện TĐ trở thành lực lượng trừ bị cho Khu Chiến thuật Tiền Giang va đã hành quân trong khu vực Bà Bèo, Ấp Bắc, Cai lậy..Vĩnh Kim…
Tháng 8-1964 : TĐ đã chiến thắng trong cuộc đụng độ với TĐ 512 VC tại Hàm Luông.
Cuối năm 1964, do tham gia cuộc đảo chánh của Tướng Lâm văn Phát, TĐ 52 bị sát nhập vào Quân đoàn 3, TĐ trưởng thứ nhì là Đ/u Nguyễn Thành Nguyên (K18 VBĐL). Đ/u Nguyên hy sinh trong trận Thanh Lợi (tháng 12/1964).
TĐ trưởng thứ 3 là Đ/u Hoàng Thọ Nhu, TĐ phó là Tr/u Nguyễn Hiệp : trong giai đoạn này TĐ đã dùng các chiến lợi phẩm tịch thu được của CQ để trao đổi lấy các vũ khí mới cũa HK (chưa có trong cấp số của QL VNCH như M-16, Trung liên M-60.. TĐ 52 đã tham dự trận Đồng Xoài (tháng 12/1965) và sau đó trở thành TĐ trừ bị của TTMnên đã tham dự nhiều chận đánh tại Vùng 2 CT như Pleiku, KonTum, DaktoẨ
Tháng 10/1965 TĐ 52 BĐQ được biệt phái cho Tiểu Khu Phước Tuy và đã tạo một chiến thắng lẫy lừng vào ngày 11 tháng 11 năm 1965 tại đèo Mẹ Bồng con và được TT Johnson tuyên dương công trạng…
Đầu năm 1966, TĐ 52 được tăng phái cho SĐ 10 BB. Đây là giai đoạn 'đi xuống' của TĐ, các sĩ quan nồng cốt lần lượt bị thuyên chuyển. Một số sĩ quan BB từ SĐ 10 BB được bổ nhiệm làn TĐ trưởng như các Đ/u Riệu, Pháp.. TĐ trở thành một đơn vị địa phương bảo vệ các vùng rừng gỗ quý trong vùng Cẩm tâm, Cẩm My..cho các 'Ông lớn'..
Mãi đến tháng 9, 1966 Đ/u Nguyễn Hiệp sau khi tốt nghiệp Khóa Chĩ huy Tham mưu tại Đà lạt mới được trở về chỉ huy TĐ cùng với sự phụ tá của Đ/u Nguyễn công Thông.. TĐ 52BĐQ tái hoạt động, thường được chỉ định hành quân phối hợp với Lữ đoàn 11 Thiết Kỵ Hoa Kỳ, truy lùng các đơn vị CQ trong vùng trách nhiệm của SĐ 10 BB.
Tháng 7, 1967 với Chiến thắng Suối Lòng TĐ đã được TT Hoa Kỳ tuyên dương lần thứ 2.
Trong Trận Tổng Công Kích Mău Thân, TĐ 52 hoạt động tại Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và sau đó phối hợp với các TĐ 31 và 36 để thành lập LĐ 3 BĐQ (do Th/t Phạm văn Phúc chỉ huy) để bảo vệ vòng đai Sài gòn. TĐ trưởng của TĐ là Đ/u Nguyễn văn Niên và sau đó là Đ/u Lê Quý Dăụ
Vị TĐ trưởng thứ 9 và cũng là sau cùng, là Th/t Trẩn đình Nga..
(Riêng Th/t Nguyễn Hiệp đã chết trong Trại tù (cải tạo) CS )
Trần Lý